1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài ẩm thực ngày tết ba miền

14 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhưng đó là sự đa dạng trong thống nhất, tức dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, những món ăn khác nhau, cách chế biến cũng có thể không giống nhau, song đều hướng về những giá trị văn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ-TIN HỌC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA NGOẠI NGỮ

BỘ MÔN: CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAMGIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ĐỖ NGUYÊNĐỀ TÀI: ẨM THỰC NGÀY TẾT BA MIỀN

Trang 2

I.Khái quát chung

Văn hóa Việt Nam vốn được biết đến là có sự đa dạng giữa các dân tộc anh em, giữa các vùng miền với nhau Ẩm thực ngày Tết cũng vậy Nhưng đó là sự đa dạng trong thống nhất, tức dù có nhiều cách thể hiện khác nhau, những món ăn khác nhau, cách chế biến cũng có thể không giống nhau, song đều hướng về những giá trị văn hóa truyền thống chung của đất nước.

Sự khác nhau giữa các món ăn ngày Tết của 3 miền.

Mâm cổ ngày Tết tại các tỉnh thành Việt Nam mỗi nơi một nét, tùy văn hoá, địa lý hay ẩm thực của mỗi vùng miền.

VD: Bánh cổ tuyền

+ Miền Bắc có món bánh chưng vuông vắn với màu xanh nổi bật của lá dong

+ Khác với miền Bắc, người miền Nam có kiểu gói bánh chưng riêng Bánh chưng miền Nam được gọi là bánh tét, cho nên mới có câu thành ngữ: “Bánh chưng miền Bắc, bánh tét miền Nam” Nếu ở miền Bắc, chiếc bánh vuông vức như trong “Sự tích bánh chưng bánh giầy” thì ở miền Nam, người ta gói bánh theo hình trụ dài.

Trang 3

+ Đất miền Trung có cả bánh chưng lẫn bánh tét Bánh chưng miền Trung thường bé và ít nhân hơn bánh chưng ngoài Bắc Bánh tét thì giống như của miền Nam nhưng chỉ dùng để ăn trong nhà, không dùng làm quà biếu như trong Nam Bởi ở miền Trung, “đòn bánh tét” nghe như “đòn roi” nên họ không dùng để tặng.

Dẫu có nhiều khác biệt, song ẩm thực ngày Tết của người Việt vẫn có sự thống nhất Chẳng hạn, màu xanh và màu đỏ được chọn làm màu sắc chủ đạo vì tượng trưng cho may mắn, tài lộc; mâm cỗ thường nhất quán có 4 đĩa – 4 món hoặc 6 đến 8 đĩa – 8 món tượng trưng cho bốn mùa hoặc vạn lộc, ngăn chặn những điềm không may trong năm mới.

Ý nghĩa.

Thể hiện tấm lòng thành kính đến ông bà, tổ tiên Mang ý nghĩa đoàn viên, sum vầy.

Tượng trưng cho niềm mong ước một năm mới sung túc và đủ đầy.

Trang 4

II ẨM THỰC BA MIỀN

1 Văn hóa ẩm thực ngày Tết miền Bắc:

- Mâm cỗ ngày Tết của miền Bắc Việt Nam thường sẽ có tám món bao gồm bốn bát và bốn đĩa (không bao gồm các bát, đĩa đựng nước chấm) tượng trưng cho tứ trụ, bốn mùa và bốn phương.

Đối với mâm cỗ lớn thì sẽ có sáu bát và sáu đĩa hoặc tám bát và tám đĩa tượng trưng cho sự phát lộc, pháp tài.

Đặc biệt, mâm cỗ lớn thì sẽ có thể xếp cao lên thành hai hoặc ba tầng ý nghĩa gắn liền lời tục rằng: “Mâm cao cỗ đầy”.

- Những món ăn đặc trưng trong mâm cỗ ngày tết:

Trong mâm cỗ ngày Tết ở phía Bắc nước ta không thể thiếu những món ăn đắc trưng như: bánh chưng, dưa hành, xôi gấc, gà luộc, chả giò, thịt đông, Ngoài các món đặc trưng đó thì ta còn có thể có các món như miến gà, nem rán,

1.1 Bánh chưng:

Những chiếc bánh chưng vuông vức được đặt trên bàn thờ tổ tiên Bánh chưng đã có từ xa xưa, theo quan điểm từ lâu đời bánh chưng tượng trưng cho Đất và mang ý nghĩa thể hiện sự biết ơn trời đất đã cho mưa thuận gió hòa để mùa màng bội thu, đem lại cuộc sống ấm êm cho người dân.

Ngoài ra, chiếc bánh chưng cũng được người dân Việt Nam xem như một món quà của đất trời, có thể đem đi biếu mọi người Có thể nói, chiếc bánh chưng đã đi sâu vào trong đời sống tinh thần của dân cư Bắc Bộ Việt Nam Thế nên, ta câu là “ Thấy bánh chưng là thấy Tết” Trong kho tàng văn học Việt Nam, cũng có câu ca dao nói về các nguyên liệu để làm nên chiếc bánh chưng:

Trang 5

“Thịt mỡ, dưa hành câu đối đỏ Cây nêu ngày tết, bánh chưng xanh”

1.2 Xôi gấc:

Có màu đỏ đặc trưng của những trái gấc chín tươi, là màu tự nhiên của đất trời, mang đến sự may mắn.

Theo tư tưởng đa ăn sâu vào trong đời sống tinh thần của dân cư Bắc Bộ, cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, ai cũng mong muốn cả năm đều trở nên tốt đẹp, may mắn và màu đỏ của những trái gấc chín tươi đồng thời là đại diện cho sự may mắn, phúc

lành, sắc xuân tươi mát cho tình yêu, cho hạnh phúc viên mãn.

1.3 Thịt gà luộc:

Là một món ăn không thể thiếu trong các dịp đặc biệt.

Bởi người dân Việt Nam tin rằng gà luộc sẽ mang đến một khởi đầu thuận lợi.

Trang 6

1.4 Thịt đông:

Đây cũng là một món không thể trong mâm cỗ Tết cổ truyền Việt Nam, khi cả gia đình được đoàn tụ, quanh quần bên nhau Trong cái không khí se se lạnh của miền Bắc thì làm sao ta có thể bỏ qua món thịt đông với sự hòa quyện của các nguyên liệu đơn giản như nấm tai mèo, thịt và phần mỡ đặc trưng của dân cư Bắc Bộ

Phần thịt trong như thạch núng nính thể hiện cho sự an lành, trong trẻo cả một năm Sự liên kết, hòa quyện tuyệt vời ấy có lẽ còn tượng trưng cho sự hòa thuận, gắn kết và như một lời chúc phúc gửi đến các cặp đôi đang yêu nhau, gia đình hòa thuận.

1.5 Giò chả:

Khi sắp đến Tết nguyên đán, tất cả các thành viên trong gia đình sẽ cùng tham gia vào công đoạn làm nên những chiếc giò chả thơm ngon Có

lẽ vì thế mà giò chả mang biểu tượng ý nghĩa cho sự đoàn kết, gắn kết tình

cảm gia đình.

Trong ngày lễ Tết cổ truyền, chả giò là món ăn quen thuộc đối với mọi thế hệ trong gia đình Sau này, chả

giò luôn là món ăn được chọn để dâng lên ông bà tổ tiên với ý nghĩa cầu mong “ trong ấm ngoài êm” Ý nghĩa “ trong ấm ngoài êm” của món chả lụa được hình thành cũng là bí quyết công thức chính tạo nên món giò chả ngon.

Trang 7

Miếng giò chả trông có vẻ giản dị nhưng lại là biểu tượng cho sự phú quý, sang trọng, trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà Ngoài những món đặc trưng trên, mâm cổ miền Bắc vẫn còn rất nhiều món ăn như nem rán, miến gà, bánh giày, hạt dưa, hạt bí, mứt, v.v

2 Các món ăn ngày Tết ở miền Nam

- Mâm cỗ ngày Tết của người miền Nam được ứng dụng theo triết lý của ngũ hành âm dương: Kim - Mộc – Thủy – Hỏa – Thổ Theo đó, mỗi món ăn ngày Tết trong mâm cúng đều mang một tính chất thể hiện một trạng thái ngũ hành, giúp cân bằng năng lượng trong cơ thể.

2.1 Thịt kho Tàu:

Món ăn này có nguồn gốc từ Trung Quốc vì đất nước ta từ chịu sự đô hộ 1000 năm dưới thời nhà Hán, người Hán đã mang món ăn này vào Việt nam nên món ăn rất phổ biến trong ẩm thực Việt.

Trong món ăn này, người miền Nam còn vận dụng linh hoạt nguyên lý hài hòa âm dương với trứng vịt tròn tượng trưng cho dương, khối thịt tròn tượng trưng cho âm Với hương vị đậm đà, màu sắc bắt mắt, sự kết hợp hài hòa giữa các nguyện liệu thể hiện sự hòa thuận, yên vui, ấm cúng sum vầy của các thành viên trong gia đình.

2.2 Củ kiệu ngâm

Theo nguyên lý ngũ hành, món thịt kho trứng có vị mặn ứng với hành Thủy, còn củ kiệu ngâm có vị chua, ứng với hành Mộc Ăn hai món

Trang 8

này cùng nhau sẽ tạo nên sự hài hòa, không quá mặn, không quá ngấy, không quá chua, đúng với nguyên tắc ngũ hành là Thủy và Mộc là 2 nguyên tố bổ trợ cho nhau

Củ kiệu ngâm là món ăn đặc trưng ngày Tết của người miền Nam, tượng trưng cho sự vinh hoa phú quý, tiền bạc trong năm mới 2.3 Canh khổ qua nhồi thịt

Vị đắng của khổ qua ứng với hành Hỏa, ăn món này trong năm mới cũng là một cách chơi chữ của người miền Nam với ước mong mọi khó khăn khổ ải trong năm cũ sẽ qua đi, nhân thịt bên trong ngụ ý hạnh phúc tràn trề no đủ để đón chào một năm mới tốt đẹp

2.4 Bánh mứt

Món ăn này cho ta vị ngọt ứng với hành Thổ, ăn những món ăn ngọt vào năm mới hy vọng mọi điều ngọt ngào, may mắn sẽ đến.

Trang 9

3 Các mon ăn ở miền Trung

- Những món ăn ngày Tết miền Trung chẳng thua kém gì 2 miền Bắc Nam về độ hấp dẫn, đặc sắc Dẫu quanh năm khó khăn, người dân nơi đây vẫn mong muốn có cái Tết sung túc để cầu một năm “mưa thuận gió hòa” Dưới đây là những món ngon ngày Tết của đồng bào miền Trung.

3.1 Bánh Tét:

Bánh có nguồn gốc từ Cầu Ngang (Trà Vinh) Khi nhìn thấy bánh tét Trà Cuôn, chỉ có thể dùng 2 từ “chất lượng để diễn tả” Bánh Tét Trà Cuôn nặng và to Vỏ bánh được làm từ gạo nếp hảo hạng và có màu xanh đậm của lá ngót rất bắt mắt.

Bánh tét có lớp mềm và dẻo được bao bọc bởi nhiều lớp lá chuối, nhìn rất giống hình ảnh người mẹ đang ôm lấy con của mình Bởi lẽ vì thế mà bánh tét mang ý nghĩa sum vầy, mang đậm giá trị tình thân.

3.2 Dưa món:

Trong ngày Tết, nếu như người miền Bắc có món dưa hành, người miền Nam có củ kiệu thì với người miền Trung, dưa món là thứ không thể thiếu để ăn kèm với bánh tét.

Món ăn này là sự kết hợp của cà rốt, đu đủ, dưa leo, củ cải, củ kiệu… được ngâm chua mặn, có vị giòn sật sật rất ngon, mang đến hương vị rất riêng của ngày Tết miền Trung.

Trang 10

3.3 Mức gừng:

Có xuất xứ từ Huế vốn thơm nồng và có vị cay nhiều hơn mứt gừng các địa phương khác Điều này có được là nhờ mứt gừng xứ Huế được làm từ củ gừng Tuần – Loại gừng này được trồng trên vùng đất ở ngã ba Tuần, nơi hai nhánh Tả và Hữu của sông Hương gặp nhau.

Mứt gừng được ưa thích bởi hương vị thơm ngon đặc trưng và vị nồng ấm Vì thế mứt gừng có ý nghĩa cho một cuộc sống đầm ấm, hạnh phúc trong năm mới Hơn nữa, đây là loại mứt rất tốt cho sức khỏe, có tác dụng làm ấm người, kích thích tiêu hóa, giải độc, chống nôn mửa, bụng đầy trướng, đau bụng do ăn uống không điều độ.

3.4 Tôm chua:

Mắm tôm chua hay còn được gọi ngắn gọn là tôm chua hoặc mắm tôm Đây là một loại món ăn dân dã, gắn liền với những vùng quê yên bình của miền Trung và Tây Nam Bộ Loại mắm này có nguồn gốc từ vùng Gò Công, Tiền Giang Nó đã được Nam Phương Hoàng Hậu mang ra Huế và phát triển trở thành một đặc sản Cố Đô như hiện nay.

Khi trộn, vị thanh mát của tôm quyện với vị nồng của ớt, màu sắc tươi tắn của các nguyên liệu, gia vị tạo nên một món ăn thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ của người

Huế Cũng có người cho rằng tôm chua Huế hội tụ vẻ đẹp của sông nước, thời tiết, khí hậu.

Ngày đăng: 23/04/2024, 16:29

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w