1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận tâm lý xã hội đề tài các thực nghiệm bàn về các hiện tượng tâm lý nhóm nhỏ

11 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các thực nghiệm bàn về các hiện tượng tâm lý nhóm nhỏ
Tác giả Lê Thị Yến Nhi
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Phương Trang
Trường học Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Tâm lý học
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 429,67 KB

Nội dung

Đối với khoa học tâm lý, nhóm chủ yếu được xem xét và phân tích trên phương diện tâm lý, những động thái, hành vi, tính cách, sở thích chung giống nhau giữa các cá nhân thành viên của nh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐHĐN KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

TIỂU LUẬN TÂM LÝ XÃ HỘI

Tên đề tài:

CÁC THỰC NGHIỆM BÀN VỀ CÁC HIỆN TƯỢNG TÂM LÝ NHÓM NHỎ

…………

Đà Nẵng, tháng 12 năm 2023

Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Trang Sinh viên thực hiện: Lê Thị Yến Nhi

Mã sinh viên: 3200222056

Lớp: 22CTL

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

CÁC THỰC NGHIỆM 4

I Các cá nhân tạo thành một nhóm như thế nào? 4

II Quyết định của nhóm phụ thuộc vào yếu tố bên trong hay bên ngoài nhóm? 5

III Nhận thức về tính đồng nhất của nhóm 6

IV Quyết định nhóm 7

V Sự đa dạng của các thành viên trong nhóm sẽ dẫn tới thành công 8

VI Các phong cách lãnh đạo trong nhóm 9

KẾT LUẬN 11

MỞ ĐẦU

Trang 3

Nhóm là gì? Đối với khoa học tâm lý, nhóm chủ yếu được xem xét và phân tích trên phương diện tâm lý, những động thái, hành vi, tính cách, sở thích chung giống nhau giữa các cá nhân thành viên của nhóm Chẳng hạn, tâm lý thói quen, sở thích, đặc trưng hoạt động của nhóm trí thức khác với nhóm công nhân, nông dân Tâm lý của nhóm Ông chủ khác với tâm lý của nhóm thợ, tâm lý của nhóm người giàu khác với tâm lý của nhóm người nghèo Theo cách tiếp cận tâm lý học, nhóm xã hội có các đặc trưng tâm lý nhóm và các cá nhân gắn kết với nhau chủ yếu bằng các mối liên hệ và hành vi tâm lý Tâm lý học nghiên cứu tâm lý của nhóm và tâm lý các cá nhân là thành viên trong nhóm

Nhóm là khâu trung gian nổi giữa các cá nhân và xã hội Các cá nhân tạo thành nhóm và các nhóm tạo nên xã hội Xã hội quản lý cá nhân thông qua nhóm Hoạt động của các cá nhân luôn trong môi trường nhóm và bị kiểm soát bởi các quy tắc chuẩn mực nhóm Chính vì vậy, nghiên cứu các hiện tượng tâm lí trong xã hội thực chất là nghiên cứu các hiện tượng tâm lí của các nhóm xã hội cụ thể

Nhóm nhỏ là nhóm có số lượng các thành viên không nhiều, các thành viên này liên kết với nhau bởi một hoạt động xã hội chung, giao tiếp với nhau một cách trực tiếp Điều này là cơ sở để xuất hiện các mối quan hệ mang tính chất cảm xúc, các chuẩn mực và các quá trình nhóm

Để hình thành và duy trì nhóm cần có những điều kiện cơ bản: Các thànhviên có chung mục đích và cùng chia sẻ trách nhiệm để đạt mục đích đó; Giữa cácthành viên có mối quan hệ tác động qua lại - sự tương tác thông qua giao tiếp, sinhhoạt và hành động; Nhóm sinh hoạt theo những qui tắc, tiêu chuẩn do nhóm tựthống nhất

đề ra hoặc do phải tuân theo (quy định, điều lệ của tổ chức, cơ quan,đơn vị, nhà trường, chuẩn mực đạo đức, pháp luật…); Mỗi thành viên có vị trí, vaitrò nhất định trong suốt quá trình tồn tại, hoạt động nhóm, trong từng giai đoạn vàở từng nhiệm

vụ, hoạt động cụ thể

CÁC THỰC NGHIỆM

I Các cá nhân tạo thành một nhóm như thế nào?

Trang 4

1 Tác giả: Insko và đồng nghiệp (1988)

2 Mục tiêu thực nghiệm: Xác định xem những điều gì là bằng chứng cho các cá nhân gắn kết với nhau với tư cách là một nhóm

3 Cách tiến hành: Các nhà thực nghiệm đã lựa chọn các đối tượng sinh viên nam,

nữ gồm 6 người tham gia chơi những trò chơi do họ lựa chọn Trong mỗi lần thua cuộc, hợp tác hoặc đua tranh với nhóm khác, những người chơi lại chia lại nhóm

Cứ 6 người chơi chia thành 2 tốp, mỗi tốp 3 người tham gia chơi với 3 trường hợp

- Trong trường hợp 1: Các thành viên không có sự phụ thuộc vào nhau Các thành viên của mỗi nhóm ngồi trong phòng riêng và họ có thể không nhìn thấy những người khác trong nhóm Những người chơi trong mỗi đội được cùng chơi với đối thủ của một đội khác với tư cách cá nhân Họ chỉ biết nhiệm vụ của mình

- Trường hợp 2: Có sự giao tiếp Các thành viên trong cùng một nhóm được xếp vào trong cùng một phòng đơn vì vậy họ có thể nhìn thấy người khác Tuy nhiên họ

bị yêu càu cấm nói chuyện trong suốt cuộc chơi Ở đây, các cá nhân chơi với tư cách cả đội mình đấu với đội bạn, tuy nhiên từng người có nhiệm vụ của mình

- Trong trường hợp 3: Thảo luận Các đối tượng được hướng dẫn để thảo luận về trò chơi Trong trường hợp này, các thành viên sẽ tụ tập cả đội và chơi với tư cách

là đối thủ của nhau

- Đối với trường hợp 3, Insko và đồng nghiệp đã quan sát thái độ của những người thi đấu trong suốt trận đấu đồng thời cũng cho họ hoàn thành một bảng các câu hỏi khác nhau

4 Kết quả: Cuộc thực nghiệm đã chỉ ra rằng: Khi các cá nhân là một phần của nhóm, họ có tinh thần quyết đấu với đối thủ hơn khi họ chơi với tư cách cá nhân Thêm vào đó, khi cá nhân cố kết thành nhóm, giữa các thành viên trong nhóm có sự

cố kết tình cảm nhiều hơn Ngoài ra kết quả thực nghiệm cũng cho thấy mức độ đồng nhất của các đối tượng với nhóm trong các trường hợp có ảnh hưởng đến sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm với nhau Trong trường hợp 3, mức độ hiểu biết giữa các đối tượng trong nhóm là nhiều nhất cho nên họ có sự hợp tác nhiều nhất và cố gắng đánh bại các đối thủ Vậy, điều gì tạo nên nhóm?

Như chúng ta thấy, ở trường hợp 3, tất cả nhóm hành động cùng nhau tạo nên một nhóm thực sự Đồng thời kết quả cũng chỉ ra mức độ hợp tác thấp hơn trong các trường hợp 1 và 2 Tương tự, các cá nhân trong các trường hợp 1 và 2 cũng nói rằng họ có rất ít sự kiểm soát thông tin về nhau

5 Bình luận: Những phát hiện được trình bày bởi Insko và đồng nghiệp đã cho thấy sự phù hợp với những nội dung trình bày trong phần định nghĩa nhóm đã nói ở

Trang 5

phần lý thuyết: Chỉ khi các cá nhân có cơ hội được tiếp cận, giao lưu với nhau, cùng chia sẻ mục đích với nhau và họ nhận thức được rằng số phận của họ phụ thuộc vào nhau thì họ sẽ cùng phối hợp với nhau để đạt mục đích trong hoạt động

II Quyết định của nhóm phụ thuộc vào yếu tố bên trong hay bên ngoài nhóm?

1 Tác giả: L.A Kyrbatoua

2 Mục tiêu thực nghiệm: Chỉ ra quyết định của nhóm phụ thuộc vào yếu tố bên trong hay bên ngoài nhóm?

3 Cách tiến hành: Các nhóm phải quyết định mức độ phức tạp khác nhau của các bài tập cần thực hiện Trong trường hợp thứ nhất – Các nghiệm thể được thông báo rằng một nhóm khác mà họ không biết cũng đang tham gia thực hiện bài tập như vậy và kết quả làm việc của hai nhóm sẽ được so sánh (sự có mặt của các nhóm khác chỉ là sự thông báo, thực tế không có nhóm nào khác) Trường hợp thứ hai thì

có sự tương tác liên nhóm trong thực tế Hai nhóm làm việc cạnh tranh với nhau và giữa họ có những quan hệ hợp tác hoặc quan hệ cạnh tranh

4 Kết quả: Thực nghiệm cho thấy: Sự có mặt của nhóm khác như một sự cạnh tranh tiềm năng, nó đã làm tăng mức độ kỳ vọng của nhóm Nhóm lựa chọn những bài tập có mức độ khó hơn và điều chủ yếu là nó làm tăng hiệu quả hoạt động chung của cả nhóm Kết quả thực nghiệm còn cho thấy mối quan hệ có tính chất hợp tác đã làm giảm mức độ kỳ vọng của nhóm, còn mối quan hệ cạnh tranh thì ngược lại, làm tăng mức độ kỳ vọng đó

5 Bình luận: Việc đưa ra quyết định không chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong nhóm, mà còn phụ thuộc vào những yếu tố bên ngoài trong quan hệ liên nhóm

III Nhận thức về tính đồng nhất của nhóm

1.Tác giả: Linville, Fischer và Salovey

2.Mục tiêu thực nghiệm: Chứng minh rằng giữa các nhóm đang tồn tại quan điểm cho là nhóm trong thường phức tạp hơn nhóm ngoài, hay nhóm ngoài thường có tính đồng nhất cao hơn nhóm trong

3 Cách tiến hành: Thực nghiệm tập trung đo nhận thức của nhóm người cao tuổi

và sinh viên cao đẳng Mỗi nhóm được yêu cầu đánh giá nhóm của mình và nhóm khác ở một vài tiêu chuẩn (sự thân thiện, động cơ hoạt động, tính cách điển hình, sự hấp dẫn…) Đối tượng đánh giá của mỗi nhóm là 100 người xếp theo thứ tự từ sinh viên cao đẳng đến người cao tuổi (Ví dụ, ở phần đánh giá sự thân thiện, khách thể chỉ rõ có bao nhiêu người trong một trăm người thuộc từng thứ hạng: rất không

Trang 6

thân thiện, không thân thiện, hơi chút không thân thiện, trung lập, hơi chút thân thiện, thân thiện và rát thân thiện)

4 Kết quả: Thực nghiệm ủng hộ mạnh mẽ xu hướng nhận thức về thành viên những nhóm ngoài là thuần nhất hơn nhiều so với nhóm của mình Những sinh viên cao đẳng nhận biết người cao tuổi là ít thay đổi và giống nhau hơn là những sinh viên cao đẳng Và ngược lại đối với những người cao tuổi Họ nhận thức những sinh viên cao đẳng là thuần nhất hơn nhiều so với những công dân cao tuổi

5 Bình luận: Nhìn chung, các cá nhân thường cho rằng nhóm của mình có những vấn đề phức tạp hơn các nhóm khác Quan niệm này cũng được tìm thấy trong nhận thức về các quốc gia trên thế giới Một thực nghiệm tương tự trên những sinh viên cao đẳng ở Mỹ và Ireland được thực hiện nhằm đánh giá nhau theo một vài chỉ tiêu chung nhất cũng cho thấy rằng sinh viên ở mỗi nước nhận thức về những người ở quốc gia kia là ít khác biệt hơn so với những công dân nước mình! Điều gì khiến con người thường có quan niệm như vậy? Linville và những cộng sự của bà đề xuất rằng câu trả lời chủ yếu là do mức độ quen thuộc khác nhau Chỉ đơn giản là hầu hết mọi người thân quen với những thành viên trong nhóm mình hơn là người ở nhóm ngoài Như thế, họ nhận thức được sự khác biệt giữa các thành viên trong nhóm họ nhiều hơn so với việc hiểu vấn đề của các nhóm khác Vì vậy họ dễ đánh giá chủ quan cho rằng nhóm mình phức tạp hơn so với nhóm khác

6 Những nghiên cứu bổ sung khác: Liệu có một bằng chứng nào cho lý thuyết mức độ thân thiện khác biệt? Thực tế là có Trong một thực nghiệm bổ sung, Linville, Fischer và Salovey đã yêu cầu thành viên của một lớp cao đẳng đánh giá thành viên khác của nhóm theo một vài tiêu chuẩn (sự dễ thương, kết quả đánh giá học lực, tính cách điển hình, sự thân thiện…), trong một vài thời điểm: mới bắt đầu học kỳ, giữa kỳ và gần cuối ỳ Các nhà thực nghiệm lý luận rằng nếu sự thân thiện khác biệt đóng vai trò chủ chốt trong việc nhận thức sự đồng nhất ngoài nhóm (và

sự khác biệt trong nhóm), việc đánh giá các bạn cùng lớp của các sinh viên sẽ thay đổi tùy thuộc vào sự tăng dấu hiệu khác biệt khi họ có nhiều tiếp xúc hơn Kết quả chỉ ra đúng như vậy Trong suốt khóa học, sinh viên trong lớp càng ngày càng nhận thấy sự khác biệt và sự đa dạng ở những người khác

IV Quyết định nhóm

1 Tác giả: Johnson

2 Mục tiêu thực nghiệm: Tìm hiểu xem làm thế nào mà các nhóm có thể quyết định một vấn đề mà chính các cá nhân trong nhóm cũng cảm thấy khó khăn và liệu nhóm có đưa ra “lời giải tập thể” khi gặp tình huống khó khăn?

Trang 7

3 Cách tiến hành: Ông cho xây dựng một mê cung, sau đó lần lượt cho từng cá nhân trong nhóm đi vào mê cung Lần đầu đi qua, mọi người chỉ đi loanh quanh giống như việc bạn đi tìm một quán cafê cụ thể nào đó trong một thành phố chưa bao giờ đặt chân đến Mỗi khi đến một lối rẽ mà Johnson gọi là “nút", họ có thể chọn ngẫu nhiên một đường đi tiếp sang phải hoặc sang trái Do đó, một số người

đã ngẫu nhiên tìm được lối ra nhanh chóng, số khác thì chậm hơn Sau đó, Johnson cho mọi người vào mê cung lần thứ hai, nhưng lần này ông đề nghị mọi người sử dụng thông tin kinh nghiệm có được từ chuyến đi thứ nhất, như thể ở lần đó họ đã rắc vụn bánh mì để làm dấu vết tìm đường về Vấn đề lúc này là mọi người đã sử dụng thông tin kinh nghiệm tốt tới mức nào để đưa ra giải pháp tốt nhất khi đi trong

mê cung

4 Kết quả: Các cá nhân thật sự đã vận dụng kinh nghiệm đi lần đầu cho lần thứ hai một cách hết sức thông minh Người trung bình lần đầu phải đi mất 34,3 bước mới tìm thấy lỗi ra, nhưng ở lần hai chỉ mất có 12,8 bước Đường đi của cả nhóm trung bình chỉ dài có 9 bước, không những ngắn hơn con đường của một cá nhân trung bình (12,8 bước) mà còn ngắn hơn con đường người thông minh nhất có thể chọn được Điều này cho thấy trong hoạt động chung, nhóm có thể vận dụng tối đa kinh nghiệm của từng cá nhân để đưa ra những giải pháp tối ưu trước những vấn đề khó khăn của nhóm Thực nghiệm này nói lên rằng quyết định của nhóm thường tối

ưu hơn của cá nhân và trước một vấn đề khó khăn, nhóm thường đưa ra quyết định mang tỉnh tập thể

5 Bình luận: Vấn đề then chốt trong thực nghiệm là ở chỗ Johnson đã lấy kết quả của tất cả các lượt đi của mọi người qua mê cung và sử dụng chúng để tìm ra cái ông gọi là “lời giải tập thể” Về cơ bản, ông đã thực hiện việc này bằng cách tìm xem đa số mọi người trong nhóm đã làm gì ở mỗi “điểm nút" trong mê cung và sau

đó, xây dựng một đường qua mê cung từ thông tin đó Nếu nhiều người rẽ sang trái hơn sang phải ở một “điểm nút đã cho thì đó là hướng đi mà ông coi là cả nhóm đã

đi Đó là một lựa chọn ngẫu nhiên giống như việc lấy ý kiến của đại đa số thành viên trong nhóm Nói cách khác, cả nhóm đã tìm được đường ra một cách tối ưu dựa trên kinh nghiệm của nhiều người

V Sự đa dạng của các thành viên trong nhóm sẽ dẫn tới thành công

1 Tác giả: Scott Page

2 Mục tiêu thực nghiệm: Chứng minh giả thiết cho rằng khi ở trong nhóm các thành viên có sự đa dạng về thành phần thì hoạt động chung dễ thành công hơn

Trang 8

những nhóm có sự đồng điệu về khả năng, ngay cả khi trong nhóm toàn những người được cho là thông minh nhất

3 Cách tiến hành: Đầu tiên ông làm một bảng đánh giá về năng lực khác nhau của họ thông qua trò chuyện và bảng câu hỏi Như vậy, xét về mặt cá nhân một số nghiệm thể được đánh giá là người có năng lực, họ giải quyết vấn đề rất giỏi Số khác giải quyết vấn đề kém hiệu quả hơn Sau đó, ông lập nhiều nhóm gồm 10 hoặc

20 nghiệm thể Một số nhóm toàn những người thông minh, tháo vát, còn một số nhóm khác có lẫn người thông minh và người kém thông minh hơn

4 Kết quả: Số liệu thực nghiệm lại cho thấy những nhóm gồm một số nhân viên thông minh và một số nhân viên không mấy thông minh hầu như luôn giải quyết vấn đề tốt hơn những nhóm gồm toàn những nhân viên thông minh Quan điểm của Page là bản thân sự đa dạng đã có một giá trị Do đó, sự thật đơn giản là nếu như làm cho một nhóm trở nên đa dạng thì gần như đã tự động làm cho nó có khả năng giải quyết vấn đề tốt hơn Nghĩa là ở cấp độ nhóm, chỉ riêng trí thông minh thôi thì chưa đủ, vì một trí thông minh không thể đảm bảo cho bạn có được nhiều cách nhìn khác nhau về một vấn đề Page thấy rằng nếu tập hợp những người thông minh lại với nhau sẽ không có hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ chung, vì họ có xu hướng giống nhau trong những việc họ có khả năng làm Còn những điểm dở của

họ lại là những điểm dở của người khác Như vậy, đây là nhóm đồng điệu Các cá nhân không phát huy tối đa được những mặt tốt của mình Nếu bổ sung vào nhóm một số người hiểu biết ít hơn nhưng có nhiều đặc điểm đa dạng khác thì thực sự sẽ nâng cao được hiệu suất làm việc của nhóm

VI Các phong cách lãnh đạo trong nhóm

1 Tác giả: Lewin, Lippitt và White

2 Mục tiêu thực nghiệm: Đánh giá hiệu quả của các phong cách Lãnh đạo nhóm ảnh hưởng lên kết quả hoạt động nhóm

3 Cách tiến hành: Sử dụng câu lạc bộ sở thích sau giờ tan học của các học sinh nam, các nhà thực nghiệm (1939) nghiên cứu những hiện tượng sinh hoạt nhóm trong bốn nhóm học sinh với mục đích làm sáng tỏ hiệu quả của các phong cách lãnh đạo khác nhau (các em không biết mục đích thực nghiệm) Mỗi nhóm gồm 5

em trai 10 tuổi Việc tạo dựng các nhóm làm sao có thể so sánh với nhau theo góc

độ cương vị, tri thức, thực thể và kinh tế xã hội, đặc điểm nhân cách, quan hệ giữa các thành viên Các câu lạc bộ họp thành đôi trong cùng một phòng lớn Đề nghị các thành viên làm những hoạt động khác nhau: làm các mặt nạ diễn kịch, tranh treo tường, nặn tượng bằng xà phòng, làm mẫu máy bay nhỏ Từng phút một ghi lại

Trang 9

những gì diễn ra: đối thoại, thay đổi trong cấu trúc nhóm thành nhóm nhỏ; ghi tốc

ký các cuộc nói chuyện; ghi các hoạt động những dữ liệu này được các nghiệm viên thu thập và quay phim Hơn nữa, thu thập những tin tức ngoài các phiên họp bằng nói chuyện với các em, với bố mẹ và thầy giáo của các em

Trong điều kiện so sánh tác dụng của những "bầu không khí xã hội” khác nhau do người lãnh đạo mỗi nhóm tạo ra, các hoạt động nhóm phải đảm bảo rằng mọi kết quả bất kỳ đều không phải đơn thuần chỉ là do thành viên trong nhóm tạo nên, mà vai trò lãnh đạo là rất quan trọng, nó phải được hiển thị Lãnh đạo được luân phiên trong 7 tuần, sau đó mỗi nhóm đều làm việc với từng loại lãnh đạo khác Những người lãnh đạo nhóm giữ một trong ba thái độ sau:

- Chuyên chế chỉ mình người lãnh đạo quyết định, chủ yếu là chọn các hoạt động

kỹ thuật, phân chia hoạt động, thành phần các nhóm nhỏ Người lãnh đạo khuyến khích hoặc chỉ trích từng thành viên của nhóm, không tham gia các hoạt động Người lãnh đạo độc đoán luôn ra lệnh và giám sát các em chặt chẽ

- Dân chủ: Tập thể quyết định, người lãnh đạo chỉ nhận xét việc làm tham gia các hoạt động Người lãnh đạo dân chủ, luôn chuyện trò và thảo thuận công việc với các em - Tùy tiện: Người lãnh đạo không can thiệp, không lựa chọn, không bình luận, không tham gia các hoạt động Người lãnh đạo để mặc các em tuỳ ý hành động, ai muốn làm gì thì làm

Như vậy, mỗi nhóm lần lượt trải qua ba bầu không khí Các nhà tâm lí học – người lãnh đạo lần lượt giữ ba thái độ khác nhau Khi so sánh kết quả, có thể kiểm tra trong chừng mực nào đó nhân cách khác nhau của các em trai và của các nhà tâm lí học (người điều khiển các phong cách lãnh đạo nhóm)

4 Kết quả: So sánh quan sát về mặt biểu hiện hung tính, nhìn chung bầu không khí “chuyên chế” gây hụt hẫng, làm tăng các ứng xử hung tính Trong bầu không khí này, hung tính hoặc mạnh, hoặc gần như vô cảm khi người lãnh đạo quá trấn áp các thành viên

Trong bầu không khí “tùy tiện", hung tính cũng cao: Những em trông cậy vào sự giúp đỡ của người điều khiển bị hụt hẫng

Trong bầu không khí "dân chủ", biểu hiện hung tỉnh ít, hung tính giải tỏa đều đều

và bầu không khí này là có hiệu quả nhất

Lewin, Lippitt và White đặc biệt quan tâm đến các mẫu năng động và hợp tác Các

em trong nhóm có lãnh đạo độc đoán thường làm việc độc lập và ganh đua với nhau Các em không giúp người khác Các em chỉ làm việc chăm chỉ khi nào có mặt lãnh đạo Khi lãnh đạo ra khỏi phòng các em ngừng làm việc,Các em trong

Trang 10

nhóm có lãnh đạo dân chủ làm việc khá xuyên suốt hơn, không chăm chỉ như các

em ở nhóm có lãnh đạo chuyên chế, nhưng làm việc đều hơn Ngoài ra, các em quan tâm đến việc mình đang làm, vui vẻ và rất hợp tác

Còn các em trong nhóm có lãnh đạo tùy tiện luôn hiếu động, gây gỗ, nói chung không làm được nhiều Kết quả thực nghiệm được Lewin, Lippitt và White kết luận là: lãnh đạo dân chủ là lãnh đạo hiệu quả nhất

5 Bình luận: Trong ba phong cách lãnh đạo cổ điển được Lewin đưa ra thì lãnh đạo dân chủ luôn được đánh giá là có hiệu quả Tuy nhiên, với cách nghiên cứu mở rộng các phong cách lãnh đạo gắn với những lĩnh vực hoạt động cụ thể thì quyết đoán là một phong cách được nhiều người nhắc đến trong kinh doanh Phong cách này “mềm mòng" hơn so với phong cách lãnh đạo chuyên chế, nhưng nó lại “rắn” hơn so với phong cách dân chủ

KẾT LUẬN

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:11

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w