1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận - Chủ nghĩa xã hội khoa học - Thực trạng và giải pháp phát huy dân chủ ở việt nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

30 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Và Giải Pháp Phát Huy Dân Chủ Ở Việt Nam Trong Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 51,28 KB

Nội dung

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có các thiết chế nhà nước, xã hội đượcxác lập, vận hành và từng bước hoàn thiện nhằm đảm bảo thực hiện trên thực tế, ngày càng đầy đủ các quyền lực chính trị

Trang 1

TIỂU LUẬNMÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY DÂN CHỦ

Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ

NGHĨA XÃ HỘI

Trang 2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 4

1.1 Khái niệm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 4

1 2 Cấu trúc của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa 7

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI .8

2.1 Thực trạng phát huy dân chủ ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH 82.2 Phương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy quyền dân chủ của nhân dân ở nước ta hiện nay 14

KẾT LUẬN 23 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp của nhân dân, không

có sự đoàn kết, sáng tạo của quần chúng nhân dân thì sự nghiệp xây dựng chủnghĩa xã hội sẽ thất bại Dân chủ chính là biểu hiện quan điểm giá trị cốt lõicủa chủ nghĩa xã hội, là nhân tố tạo ra sự ổn định, phát triển và thịnh vượng

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa có các thiết chế nhà nước, xã hội đượcxác lập, vận hành và từng bước hoàn thiện nhằm đảm bảo thực hiện trên thực

tế, ngày càng đầy đủ các quyền lực chính trị của giai cấp công nhân, của cácgiai cấp và các tầng lớp nhân dân khác và của toàn xã hội Cũng như mọi nềndân chủ khác trong lịch sử, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa trải qua một quátrình phát triển lâu dài với các giai đoạn từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiệnđến ngày càng hoàn thiện Sự khác biệt căn bản trong tiến trình phát triển từthấp lên cao ấy giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa với nền dân chủ tư sản là ởchỗ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phát triển, từng bước hoàn thiện tương ứngvới các giai đoạn phân kỳ trong quá trình phát triển của hình thái kinh tế - xãhội cộng sản chủ nghĩa, từng bước trở thành dân chủ tự tiêu vong

Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nền dânchủ xã hội chủ nghĩa được xác lập, từng bước phát triển với tính cách là mộthình thức nhà nước, thể chế chính trị mà trong đó các phương tiện, công cụcùng với một hệ thống các tổ chức thiết chế chính trị - xã hội của nền dân chủđược xác lập nhằm đảm bảo quyền lực chính trị thuộc về tất cả các công dântrong xã hội của tất cả các giai cấp mà trước hết là của giai cấp công nhân, cácgiai cấp và các tầng lớp nhân dân khác có lợi ích căn bản thống nhất, phù hợpvới lợi ích của giai cấp công nhân; quyền lực đó được thiết lập, được thựchiện trên thực tế ngày càng đầy đủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội

Trang 5

Sau hơn 30 năm đổi mới, Đảng ta đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơntầm quan trọng và vai trò của xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa,khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lựccủa công cuộc đổi mới; đồng thời, nhận thức đầy đủ hơn về tính khách quanthực hiện dân chủ, nhất là các hình thức dân chủ trực tiếp trong tình hình mới.Tuy vậy, nó vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; nhận thức về vấn đề dânchủ và phát huy dân chủ trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền vẫncòn nhiều vấn đề chưa được giải đáp một cách thấu đáo Thực tế đó đòi hỏiĐảng phải tiếp tục bổ sung những nhận thức mới, đề ra những giải pháp đểthúc đẩy nhanh hơn nữa quá trình dân chủ hóa ở nước ta.

Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp phát huy

dân chủ ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” làm đề tài

tiểu luận kết thúc học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học để đi tìm hiểu về thựctrạng phát huy dân chủ ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Từ đó đề xuất các phương hướng phát huy dân chủ ở Việt Nam trong thờigian tới

2 Mục tiêu

Trên cơ sở khái quát thực trạng, nội dung thực trạnghuy dân chủ ở ViệtNam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, đề tài sẽ góp phần đề xuất cácphương hướng cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm phát huy quyền dân chủ củanhân dân ở nước ta hiện nay

3 Nhiệm vụ

- Nghiên cứu, làm rõ các khái niệm liên quan đến đề tài

- Đi sâu nghiên cứu nội dung thực trạng phát huy dân chủ ở Việt Namtrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

- Đưa ra một số vấn đề, đề xuất, góp phần phát huy dân chủ ở ViệtNam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

4 Kết cấu:

Trang 6

Tiều luận này gồm 02 chương, 4 tiết.

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn

Chương 2: Thực trạng và giải pháp phát huy dân chủ ở Việt Nam trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Trang 7

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 Khái niệm nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

1.1.1 Định nghĩa

Khi diễn đạt hệ thống quyền lực của bộ phận dân cư trong các nướccộng hòa Hy Lạp cổ đại và La Mã cổ đại, người ta đã dùng cụm từDemoskratos để chỉ hệ thống đó Demokratos gồm hai từ ghép lại: Demos làdân chúng, kratos là quyền lực Như vậy, Demos Kratos có nghĩa là “quyềnlực thuộc về nhân dân” hay dân quyền và hiện nay chúng ta quen gọi là dânchủ Vậy, dân chủ là dân quyền, tức là quyền lực của cộng đồng người đượcnhà nước công nhận là dân (nhân dân) - quyền lực thuộc về nhân dân (trongcác nước cộng hòa đó, nô lệ không được công nhận là dân, không có quyềnlực nào mà chỉ là “công cụ biết nói” của chủ nô) Thuật ngữ Demoskratos(dân quyền, dân chủ) vẫn được loài người (các giai cấp, các cộng đồng) tiếptục sử dụng cho đến ngày nay nhưng với những quan điểm khác nhau

Dân chủ là khái niệm được sử dụng để chỉ hình thức tổ chức thiết chếchính trị của xã hội dựa trên việc thừa nhận nhân dân là nguồn gốc của quyềnlực, thừa nhận nguyên tắc của bình đẳng và tự do Với tính cách là hình thức

tổ chức thiết chế chính trị của nhà nước, dân chủ xuất hiện cùng với sự xuấthiện nhà nước So với các hình thức khác của thiết chế nhà nước, trong thiếtchế dân chủ, quyền của đa số, quyền bình đẳng của mọi công dân, tính tối caocủa pháp luật nhà nước được thừa nhận; các cơ quan cơ bản của nhà nướcđược lập ra thông qua bầu cử Dân chủ được thực hiện thông qua hai hìnhthức cơ bản: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện

Quan niệm về dân chủ thực sự khoa học lần đầu tiên được các nhà kinhđiển của chủ nghĩa Mác-Lênin nêu ra, làm sáng tỏ bản chất giai cấp của dân

Trang 8

chủ Theo đó, các thiết chế dân chủ, quyền công dân của nền dân chủ tư sảnđược thừa nhận là sự the hiện, phản ánh lợi ích chính trị cơ bản của giai cấp

tư sản, quyền lực chính trị cơ bản nằm trong tay giai cấp tư sản Cũng cầnhiểu rằng một số nguyên tắc dân chủ, quyền dân chủ, thiết chế dân chủ có tínhchất tiến bộ của dân chủ tư sản là kết quả của cuộc đấu tranh của các giaicấp và tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội Nhưng về cơ bản, một sốnguyên tắc dân chủ, quyền dân chủ, thiết chế dân chủ có tính chất tiến bộ được thừa nhận ấy hoàn toàn không thể vượt quá cái giới hạn có thể, cần duytrì, bảo vệ những lợi ích chính trị và quyền lực chính trị cơ bản của giai cấp tưsản Dưới góc độ tổ chức chính trị - xã hội, dân chủ là một hình thức tổ chứcnhà nước với hệ thống chính trị tương ứng mà đặc trưng cơ bản là thừa nhậnquyền lực chính trị của nhân dân, quyền tự do bình đẳng của công dân, thựchiện nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số nhằm phục vụ cho lợi ích của giaicấp thống trị - giai cấp nắm tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội Trong nội

xã hội có giai cấp, trên thực tế, vai trò chủ thể quyền lực chính trị thuộc vềgiai cấp nắm tư liệu sản xuất chủ yếu trong xã hội Trong chế độ chiếm hữu

nô lệ, nô lệ không được thừa nhận là một bộ phận nhân dân, chủ nô có toànquyền quyết định số phận của họ Trong chế độ phong kiến địa chủ, quyền lực

xã hội được tập trung cao độ vào một ông vua (quân chủ) và được vua banphát cho các đẳng cấp với những quyền lực rất khác nhau (quân quyền, quanquyền và quyền của thần dân là rất ít ỏi) Trong chủ nghĩa tư bản, mọi côngdân đều được thừa nhận là có quyền ngang nhau nhưng thực chất, quyền lựcchính trị lại thuộc giai cấp tư sản - giai cấp nắm tư liệu sản xuất chủ yếu trong

xã hội, quyền lực của nhân dân lao động luôn bị cắt xén, bị lừa gạt và không

có cơ sở kinh tế để thực hiện một cách triệt để trong thực tế Chỉ có trong chủnghĩa xã hội, khi tư liệu sản xuất chủ yếu đã thuộc về xã hội thì quyền lực củanhân dân lao động mới được thực hiện trên thực tế ngày càng đầy đủ trên mọilĩnh vực của đời sống xã hội

Trang 9

Dân chủ xã hội chủ nghĩa (dân chủ vô sản) là hình thức tổ chức nhànước của giai cấp công nhân với hệ thống chính trị tương ứng mà đặc trưng

cơ bản là thừa nhận quyền lực chính trị của giai cấp công nhân, của quảng đạiquần chúng nhân dân lao động Trong tương quan với các hình thức tổ chứcnhà nước đã từng xuất hiện, đang tồn tại của xã hội loài người, dân chủ xã hộichủ nghĩa được xác lập nhằm thực hiện quyền tự do bình đẳng của mọi côngdân chứ không phải là của thiểu số giai cấp thống trị trong xã hội; thực hiệnnguyên tắc thiểu số phục tùng đa số trên thực tế, ngày càng đầy đủ nhằm đápứng cho lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và tiến tới là củatoàn xã hội; tương ứng và phù hợp với một nền sản xuất phát triển ngày cànghiện đại, tiên tiến, dựa trên nền tảng của một chế độ sở hữu xã hội ngày cànghoàn toàn và đầy đủ đối với các tư liệu sản xuất chủ yếu

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một tập hợp (hệ thống) các thiết chếnhà nước, xã hội được xác lập, vận hành và từng bước hoàn thiện nhằm đảmbảo thực hiện trên thực tế, ngày càng đầy đủ các quyền lực chính trị của giaicấp công nhân, của các giai cấp và các tầng lớp nhân dân khác và của toàn xãhội Cũng như mọi nền dân chủ khác trong lịch sử, nền dân chủ xã hội chủnghĩa trải qua một quá trình phát triển lâu dài với các giai đoạn từ thấp lêncao, từ chưa hoàn thiện đến ngày càng hoàn thiện Sự khác biệt căn bản trongtiến trình phát triển từ thấp lên cao ấy giữa nền dân chủ xã hội chủ nghĩa vớinền dân chủ tư sản là ở chỗ, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa phát triển, từngbước hoàn thiện tương ứng với các giai đoạn phân kỳ trong quá trình pháttriển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa, từng bước trở thànhdân chủ tự tiêu vong

Trong thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, nền dânchủ xã hội chủ nghĩa được xác lập, từng bước phát triển với tính cách là mộthình thức nhà nước, một chế độ chính trị (thể chế chính trị) mà trong đó cácphương tiện, công cụ cùng với một hệ thống các tổ chức thiết chế chính trị -

Trang 10

xã hội của nền dân chủ được xác lập nhằm đảm bảo quyền lực chính trị thuộc

về tất cả các công dân trong xã hội (không bao gồm những người mất quyềncông dân) của tất cả các giai cấp mà trước hết là của giai cấp công nhân, cácgiai cấp và các tầng lớp nhân dân khác có lợi ích căn bản thống nhất, phù hợpvới lợi ích của giai cấp công nhân; quyền lực đó được thiết lập, được thựchiện trên thực tế ngày càng đầy đủ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hộithông qua một hình thức nhà nước thích hợp nhằm quản lý một cách có hiệuquả quá trình cải tạo xã hội cũ, xây dựng thành công xã hội mới xã hội xã hộichủ nghĩa, tiến lên chủ nghĩa cộng sản và nhằm thực hiện thắng lợi sứ mệnhlịch sử của giai cấp công nhân

1.1.2 Đặc trưng cơ bản của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang tính lịch sử

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ mang ban chất giai cấp của giai cấp công nhân, đồng thời là nền dân chủ đại chúng, dân chủ cho đại

đa số

- Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ có tính chất dân tộc, đồng thời lại mang tính nhân loại

Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ cuối cùng trong lịch sử

-là nền dân chủ tự tiêu vong

1 2 Cấu trúc của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

a Chủ thể quyền lực của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là toàn thể nhân dân, trước hết là giai cấp công nhân, các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động

Trang 11

b Hệ thống các tổ chức, thiết chế đại diện cho chủ thể của dân chủ xã hội chủ nghĩa bao gồm đảng cộng sản, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

và các đoàn thể chính trị - xã hội

c Hệ thống cơ chế, công cụ, phương tiện thực thi dân chủ, bảo đảm

sự thống nhất giữa quan hệ trao quyền lực với nhận quyền lực, giữa thực thi quyền lực với giám sát thực thi quyền lực

Trang 12

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY DÂN CHỦ Ở VIỆT NAM

TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

2.1 Thực trạng phát huy dân chủ ở Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên CNXH

Khi xác định đường lối đối mới nói chung, Đảng ta vẫn khẳng địnhrằng, nền tảng tư tưởng lý luận của cách mạng nước ta vẫn là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh chính trị, phát huy dân chủ ở Việt Nam hiệnnay, Đảng ta luôn căn cứ vào những nguyên lý cơ bản mà chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng đảng vô sản nói chung và đảngcầm quyền nói riêng; về thiết lập và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa; về xây dựng và phát huy vai trò của đoàn thể nhân dân; về nângcao ý thức và năng lực thực hành dân chủ của nhân dân và về mối quan hệgiữa các bộ phận cấu thành nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, đồng thời tiếp thunhững thành tựu khoa học của nhân loại về cuộc đấu tranh cho dân chủ hiệnnay trên thế giới nhằm làm cho quyền lực chính trị của nhân dân được thựchiện ngày càng đầy đủ trong thực tiễn

2.1.1 Thành tựu

Căn cứ vào thực trạng đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị, phát huydân chủ ở Việt Nam trong hơn hai mươi năm đổi mới vừa qua Đại hội đạibiểu toàn quốc lần thứ XI (2011) của Đảng đã tổng kết, đánh giá những thànhtựu và hạn chế chủ yếu của quá trình đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị,phát huy dân chủ ở Việt Nam trong hơn hai mươi năm đổi mới vừa qua:

Một là, dân chủ xã hội chủ nghĩa có tiến bộ, sức mạnh đại đoàn kếttoàn dân tộc được củng cố

Trang 13

Đảng và Nhà nước tiếp tục đề ra nhiều chủ trương, chính sách nhằmphát huy hơn nữa quyền làm chủ, bảo đảm lợi ích của nhân dân, vai trò giámsát của nhân dân đối với hoạt động của các tổ chức đảng, cơ quan nhà nước,cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức Công tác dân vận của hệ thốngchính trị có nhiều đổi mới cả về nội dung và hình thức Các cấp ủy đảng,chính quyền lắng nghe, tăng cường đối thoại với các tầng lớp nhân dân, tôntrọng các loại ý kiến khác nhau Dân chủ trong Đảng, trong các tổ chức và xãhội được mở rộng, nâng cao; quyền làm chủ của nhân dân được phát huy tốthơn Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, xử lý các hành vi

vi phạm pháp luật được coi trọng

Hai là, việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa được đẩymạnh, hiệu lực và hiệu quả hoạt động được nâng lên

Quốc hội tiếp tục được kiện toàn về tổ chức, có nhiều đổi mới, nângcao chất lượng hoạt động Hệ thống pháp luật được bổ sung Hoạt động giámsát đã tập trung vào những vấn đề bức xúc, quan trọng nhất của đất nước.Việc thảo luận, quyết định kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngânsách nhà nước, các dự án, công trình trọng điểm quốc gia có chất lượng vàthực chất hơn Ủy ban Thường vụ Quốc hội Hội đồng Dân tộc, các ủy bancủa Quốc hội có nhiều cải tiến về nội dung, phương pháp công tác: đề caotrách nhiệm của đại biểu Quốc hội

Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Chính phủ được sắp xếp, điều chính, giảmđầu mối theo hướng tổ chức các bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực Quản lý,điều hành của Chính phủ, các bộ năng động, tập trung nhiều hơn vào quản lý

vĩ mô và giải quyết những vấn đề lớn quan trọng Cải cách hành chính tiếptục được chú trọng, đã rà soát, bước đầu tổng hợp thành bộ thủ tục hành chínhthống nhất và công bố công khai Việc thực hiện thí điểm đổi mới về tổ chức

Trang 14

bộ máy chính quyền địa phương (không tổ chức hội đồng nhân dân quận,huyện, phường) được tập trung chỉ đạo để rút kinh nghiệm.

Tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp có một số đổi mới Việctăng thẩm quyền cho tòa án cấp huyện, nâng cao chất lượng tranh tụng tạiphiên toà, đề cao vai trò của luật sư trong tó tụng được thực hiện bước đầu cókết quả Việc thực hiện các thủ tục tố tụng ngày càng tốt hơn, hạn chế đượctình trạng diều tra, truy tố, xét xử oan, sai hay bỏ lọt tội phạm Chất lượnghoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án được nâng lên

Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 khóa X về tăng cường sự lãnhđạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và LuậtPhòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được chỉđạo tích cực, đạt một số kết quả Nhiều vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử.Trên một số lĩnh vực, lãng phí, tham nhũng từng bước được kiềm chế

Ba là, công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng được tăng cường đạt một sốkết quả tích cực

Công tác lý luận đã chủ động nghiên cứu nhiều vấn đề lý luận và thựctiễn của công cuộc đổi mới, diễn biến mới của tình hình thế giới; công táctuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng có đổi mới Coi trọng hơn nhiệm vụxây dựng đạo đức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân; tập trung chỉ đạo cókết quả bước đầu cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức HồChí Minh”, gắn với nhiệm vụ xây dựng, chỉnh đốn Đảng; chủ động hơn trongdấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, bác bỏ các quan điểm sai trái luận điệutuyên truyền của các thế lực thù địch; công tác tổ chức, cán bộ được triển khaithực hiện tương đối đồng bộ; tổ chức bộ máy các cơ quan đảng, nhà nước cáccấp được sắp xếp, kiện toàn theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả Đã xâydựng, bổ sung các quy định về chức năng, nhiệm vụ, phương thức hoạt động

Trang 15

cơ quan trong hệ thống chính trị; nhiều chủ trương, quan điểm, giải pháp lớn

về công tác cán bộ được thể chế hóa, cụ thể hóa thành các quy chế, quy định.Việc củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng,chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên đạt được một số kết quả; chú trọng hơnxây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở những vùng, lĩnh vực trọng yếu, cónhiều khó khăn Công tác phát triển, quản lý, nâng cao chất lượng đảng viênđược quan tâm chỉ đạo, số lượng đảng viên mới kết nạp hàng năm đều tăng;

đã có nhiều đảng viên trước đây công tác ở các cơ quan đảng, nhà nước, tổchức chính trị - xã hội, lực lượng vũ trang, doanh nghiệp nhà nước, tham giaphát triển kinh tế tư nhân để làm giàu chính đáng cho bản thân, đóng góp tíchcực vào phát triển kinh tế - xã hội Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đượccoi trọng, chất lượng, hiệu quả được nâng lên Phương thức lãnh đạo củaĐảng tiếp tục được đổi mới, vừa bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, vừa phát huytốt hơn tính chủ động, sáng tạo của các tổ chức trong hệ thống chính trị Việc

mở rộng, phát huy dân chủ trong Đảng được chú trọng; đã thí điểm chủtrương đại hội đảng bầu trực tiếp ban thường vụ, bí thư, phó bí thư Phongcách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo đảng từ Trung ương đến cơ sởtiếp tục được cải tiến theo hướng sâu sát cơ sở, gần gũi nhân dân, tăng cườngđôn đốc, kiểm tra, giám sát

Bốn là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân phát huytốt hơn vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm thựchiện có hiệu quả vai trò giám sát nhân dân và phản biện xã hội đối với hoạtđộng của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

Khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp côngnhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng tiếptục được mở rộng và tăng cường trên cơ sở thống nhất về mục tiêu dân giàu,nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh

Ngày đăng: 13/03/2024, 09:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w