1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận chủ nghĩa xã hội khoa học - Thực trạng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

28 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Nền Văn Hóa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Hiện Nay
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Chủ Nghĩa Xã Hội Khoa Học
Thể loại tiểu luận
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 51,27 KB

Nội dung

Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hìnhthành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xácđịnh nên đặc tính riêng của mỗi dân tộc.Theo nghĩa hẹp, văn hóa

Trang 1

TIỂU LUẬNMÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Đề tài:

CÂU 16: THỰC TRẠNG NỀN VĂN HÓA XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY

Trang 2

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG 5

1.1 Một số khái niệm liên quan 51.2 Nội dung nền văn hóa xã hội chủ nghĩa - Nội dung tiên tiến của văn hóa

KẾT LUẬN 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Văn hoá là sản phẩm sáng tạo của con người Văn hóa có vai trò đặcbiệt quan trọng đối với sự phát triển của con người và xã hội loài người Vănhóa là nền tảng tinh thần của xã hội, định hướng cho sự phát triển bền vữngcủa xã hội Văn hóa thấm sâu vào các lĩnh vực của đời sống xã hội và mọihành vi của con người, điều chỉnh suy nghĩ và hành vi của con người Vì thế,

sự phát triển văn hoá của mỗi quốc gia, dân tộc đều mang đậm dấu ấn củacộng đồng dân tộc đó Đặc biệt, văn hoá có mối quan hệ chặt chẽ với kinh tế

và chính trị Nền văn hoá của thể chế chính trị nào cũng chịu ảnh hưởng đậmnét của thể chế chính trị đó Nền văn hóa XHCN là nền văn hóa của dân, dodân, vì dân Xây dựng văn hóa XHCN là một lĩnh vực trong sự nghiệp chungcủa giai cấp công nhân và cả dân tộc ta Phát triển văn hóa vì thế gắn liền vàphục vụ sự nghiệp xây dựng CNXH, phát triển con người và lợi ích của nhândân lao động Điều này phản ánh, củng cố và thống nhất biện chứng với nềnkinh tế và nền dân chủ XHCN Do vậy, với tính ưu việt của nền chính trị xãhội chủ nghĩa (XHCN), nền văn hoá Việt Nam cũng có những ảnh hưởng sâusắc, với đầy tinh thần dân chủ và nhân văn Bên cạnh đó, nền văn hóa của bất

kỳ dân tộc nào cũng phát triển theo quy luật kế thừa Tính kế thừa là biểu hiện

cụ thể của quy luật phủ định của phủ định trong văn hóa Nếu không kế thừa

sẽ không có sự phát triển của văn hóa

Nền văn hóa XHCN không hình thành và phát triển một cách tự phát,trái lại, nó phải được hình thành và xây dựng một cách tự giác trong điềukiện có sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước XHCN Mọi sự coinhẹ hoặc phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng cộng sản và vai trò quản lý củaNhà nước XHCN đối với đời sống tinh thần của xã hội, đối với nền văn hoáXHCN đều sẽ tạo ra nguy cơ mất phương hướng chính trị cho nền văn hoá -nền tảng tinh thần của xã hội

Trang 5

Vì vậy, việc củng cố nền tảng tư tưởng của Đảng, chấn chỉnh quanđiểm lệch lạc trên lĩnh vực văn hóa trở thành tiền đề cho việc phát huy nhữngđặc trưng văn hóa XHCN Việt Nam trong tình hình mới là vấn đề hết sức

quan trọng Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Thực trạng nền văn hóa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần Chủ

nghĩa xã hội khoa học

2 Mục tiêu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn việc thực trạng nền văn hóa xã hội chủnghĩa Việt Nam hiện nay, tiểu luận đề xuất các phương hướng và giải pháp cơbản trong chiến lược xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

3 Nhiệm vụ

- Làm rõ một số cơ sở lý luận và thực tiễn việc thực trạng nền văn hóa

xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

- Phân tích việc thực trạng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Namhiện nay

- Đề xuất những giải pháp cơ bản và kiến nghị góp phần nâng caohiệu quả việc thực trạng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong thờigian tới

4 Kết cấu:

Tiều luận này gồm bao nhiêu chương, 5 tiết

Chương 1: Cơ sở lý luận chung

Chương 2: Thực trạng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay

Trang 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Một số khái niệm liên quan

1.1.1 Khái niệm văn hóa và nền văn hóa

Văn hóa là thuật ngữ đa nghĩa có ngoại diễn rất rộng được xem xét từnhiều khía cạnh khác nhau Thuật ngữ văn hóa theo tiếng Latinh (cultura) từchỉ hoạt động, nói lên sự quan tâm của con người đến một cái gì đó lâu dài.Văn hóa liên quan mật thiết đến lao động, là sản phẩm của hoạt động sáng tạocủa con người nhằm thỏa mãn nhu cầu của con người Văn hóa được coi làthước đo trình độ phát triển của con người Văn hóa được hiểu theo hai nghĩa

Theo nghĩa rộng, “văn hóa là tổng thể nói chung những giả trị về vậtchất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử”

Nguyên Tổng thư ký UNESCO Phederio Mayor thì cho rằng: Văn hóa

là tổng thể sống động, các hoạt động sáng tạo của cả nhân và cộng đồng,trong quá khứ và trong hiện tại Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hìnhthành nên hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xácđịnh nên đặc tính riêng của mỗi dân tộc

Theo nghĩa hẹp, văn hóa là sản phẩm tinh thần của con người, văn hóatinh thần bao gồm các lĩnh vực: văn hóa nghệ thuật, khoa học giáo dục, triếthọc, đạo đức, quan điểm thẩm mỹ

Điểm tương đồng của những định nghĩa trên đây là coi văn hóa là hệthống các giá trị vật chất, tinh thần được sáng tạo, tích lũy trong lịch sử nhờquá trình hoạt động thực tiễn của con người Các giá trị này được cộng đồngchấp nhận vận hành trong đời sống xã hội và được trao chuyền cho thế hệ sau.Văn hóa thể hiện trình độ phát triển và những đặc tính riêng của mỗi dân tộc

Trang 7

1.1.2 Khái niệm nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là một tập hợp các phương thức cơ chế,

tổ chức và thiết chế xã hội trong hoạt động sáng tạo nhằm đáp ứng ngày càngtốt hơn nhu cầu tinh thần của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và toàn

xã hội trên cơ sở hệ tư tưởng Mác-Lênin chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, nềnkinh tế xã hội chủ nghĩa Theo nghĩa đó, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa ra đời,tồn tại và phát triển là sự phủ định biện chứng đối với các nền văn hóa đã xuấthiện trong lịch sử, đối với các giá trị văn hóa và nền văn hóa của từng quốcgia dân tộc, mà ở đó diễn ra cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Sự ra đời, pháttriển của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, theo đó, còn là sản phẩm của quá trìnhtiếp biến sáng tạo đối với các giá trị văn hóa chung, phổ biến của nhân loạihướng vào mục đích xây dựng, phát triển nền văn hóa xã hội chủ nghĩa và củachế độ xã hội chủ nghĩa nói chung… trong mỗi quốc gia dân tộc trong côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của quốc gia dân tộc đó

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, theo tiếp cận hệ thống - cấu trúc, sẽ baogồm các thành tố cơ bản: thứ nhất, tổng thể các giá trị văn hóa tinh thần có thể

và cần phải duy trì, bảo tồn và sáng tạo nhằm thỏa mãn các nhu cầu tiêu dùngcủa xã hội; thứ hai, tập hợp các thiết chế nhà nước, thiết chế văn hóa xã hộicùng một hệ thống phương tiện, công cụ, chuẩn mực được xác lập, vận hànhnhằm điều chỉnh các hoạt động sáng tạo, tiêu dùng các giá trị văn hóa và thứ

ba, toàn bộ các cộng đồng người, các giai cấp và tầng lớp xã hội cơ bản là chủthể của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

- Đặc trưng cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

Một là, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác Lênin làm nềntảng tư tưởng V.I.Lênin từng cho rằng, thế giới quan mácxít là biểu hiện duynhất đúng đắn các lợi ích, các quan điểm của nền văn hóa của giai cấp vô sảncách mạng Nền văn hóa này đặt dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản, sự quản

Trang 8

lý của nhà nước xã hội chủ nghĩa Xây dựng nền văn hóa xã hội chủ nghĩa làmột bộ phận hữu cơ của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội là nội dung củacách mạng xã hội chủ nghĩa.

Hai là, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa mang tính chất giai cấp côngnhân, phục vụ lợi ích giai cấp công nhân và nhân dân lao động phục vụ đắclực cho sự nghiệp cải tạo xã hội cũ xây dựng xã hội mới góp phần xây dựngdân tộc xã hội chủ nghĩa, tình đoàn kết hữu nghị giai cấp công nhân và nhândân lao động các nước và tình đoàn kết giữa các dân tộc xã hội chủ nghĩa

Ba là, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa của nhân dân, donhân dân sáng tạo ra và phục vụ lợi ích của nhân dân Dưới chủ nghĩa xã hộinhân dân lao động không chỉ là người làm chủ tập thể mọi giá trị văn hóa màcòn là người sáng tạo ra các giá trị văn hóa nhằm phục vụ con người, hướngcon người tới chân - thiện - mỹ

Bốn là, nền văn hóa xã hội chủ nghĩa là nền văn hóa giàu bản sắc dântộc Bản sắc dân tộc của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa thể hiện trước hết ởchỗ, nó bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên tất cả các lĩnhvực Những giá trị văn hóa truyền thống này được hình thành, phát triển quathời gian lâu dài vừa với tính cách là kế thừa, tiếp nối các giá trị trong longquốc gia dân tộc, vừa là sản phẩm của sự tiếp biến các giá trị văn hóa của cácdân tộc, các cộng đồng người khác trong mỗi khu vực và trên phạm vi thếgiới Tổng thể của những sự phát triển này (kế thừa và tiếp biến) đã dần tạonên những bản sắc văn hóa của mỗi quốc gia dân tộc cả về nội dung các giátrị văn hóa, cho đến những hình thức, cách thức và phương thức thể hiện, tồntại các giá trị văn hóa ấy

1.1.3 Các chức năng cơ bản của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa

- Chức năng nhận thức

Trang 9

Nền văn hóa xã hội chủ nghĩa trang bị cho nhân dân lao động và toàn

xã hội những tri thức về lý luận Mác-Lênin, tri thức về khoa học và thực tiễnnói chung, đáp ứng các yêu cầu của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp côngnhân và nhân dân lao động để nhận thức hiện thực, phản ánh hiện thực từnhững nhận thức mà văn hóa đem lại, con người tiến hành cải tạo tự nhiên,cải tạo xã hội và cải tạo chính bản thân mình Chức năng nhận thức của vănhóa còn định hướng cho con người nhận thức được điều hay lẽ phải, biết hànhđộng vì sự nghiệp xây dựng đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân

- Chức năng giáo dục

Chức năng giáo dục của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa đóng vai tròquan trọng trong việc hình thành con người xã hội chu nghĩa Nền văn hóa xãhội chủ nghĩa có nhiệm vụ giáo dục đạo đức xã hội chủ nghĩa, tư tưởng tìnhcảm, định hướng giá trị hướng lý tưởng, đạo đức, thẩm mỹ trên lập trườngcủa giai cấp công nhân Giáo dục giai cấp công nhân và nhân dân lao độngnhững nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực đạo đức cộng sản, giáo dục công dânbiết cống hiến vì sự giàu mạnh của tổ quốc xã hội chủ nghĩa, vì hạnh phúc củanhân dân, biết gắn lợi ích của cả nhân với lợi ích của cộng đồng và xã hội,biết giữ gìn và phát huy những truyền thống quý báu của dân tộc, của quêhương và của gia đình mình

- Chức năng điều chỉnh hành vi đạo đức

Chức năng này có nhiệm vụ điều chinh hoạt động của con người hướng

về xã hội và cộng đồng hướng về những điều tốt đẹp Thực tế cuộc sống rất

đa dạng và phức tạp, trong xã hội có người tốt kẻ xấu, người đạo đức ke bấtlương, người cao cả kẻ thấp hèn những tác phẩm văn học nghệ thuật vănhóa xã hội chủ nghĩa góp phần điều chỉnh ý chí, hành vi của con người.hướng con người tới những điều nhân ái tốt đẹp cao thượng hướng về cộngđồng, hình thành lối sống “mình vì mọi người mọi người vì mình”

Trang 10

- Chức năng dự bảo, nối tiếp lịch sử

Cũng như các nền văn hóa nói chung, văn hóa xã hội chủ nghĩa có chứcnăng phát hiện ra các vấn đề của xã hội, dự báo những vấn đề có thể xảy ratrong tương lai và nêu lên các giải pháp để giải quyết các vấn đề đó trong thựctiễn Chức năng dự báo, nối tiếp lịch sử của nền văn hóa thể hiện tập trung ké

sự thừa các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp biến các giá trị văn hóa nhân dâncác dân tộc, hình thành và phát triển các giá trị văn hóa hiện đại đáp ứng vàphù hợp với những yêu cầu cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa và xâydựng chủ nghĩa xã hội

Nền văn hóa nào cũng kế thừa nền văn hóa truyền thống, đó là một quyluật phát triển của văn hóa Văn hóa xã hội chủ nghĩa cũng kế thừa nền vănhóa truyền thống nhưng kế thừa có chọn lọc có phê phán, kế thừa một cáchtriệt để V.I.Lênin từng cho rằng để xây dựng nền văn hóa của mình giai cấpcông nhân phải tiếp thu, kế thừa có chọn lọc văn hóa của các chế độ trước đó

mà trực tiếp và trước hết là nền văn hóa tư sản trong quá trình xây dựng nềnvăn hóa xã hội chủ nghĩa Người coi đó là cơ sở, là nền tảng cho sự phát triểnnền văn hóa của giai cấp công nhân V.I.Lênin viết: Nền văn hóa vô sản phải

là sự phát triển hợp quy luật của tổng số những kiến thức mà loài người đãsáng tạo ra dưới ách thống trị của xã hội tư sản của xã hội địa chủ và quanliệu và: Cần phải dành lấy toàn bộ nền văn hóa mà chủ nghĩa tư bản để lại vàxây dựng chủ nghĩa xã hội bằng nền văn hóa ấy Cần phải dành lấy toàn bộnền khoa học kỹ thuật toàn bộ tri thức nghệ thuật Không có những thứ đóchúng ta không thể nào xây dựng cuộc sống của xã hội cộng sản được

- Chức năng giải trí Giống như các nền văn hóa nói chung, nền văn hóa

xã hội xã hội chủ nghĩa cũng có chức năng giải trí Văn hóa xã hội chủ nghĩađem đến quần chúng niềm vui, sự động viên, chia sẻ, khích lệ khát vọng, say

mê làm cho con người yêu cuộc sống, hàm thích hoạt động vui chơi sáng tạo

Trang 11

Các chức năng trên đây của văn hóa xã hội chủ nghĩa có mối quan hệgắn bó khăng khít qua lại lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau, tạo nên động lựccho sự phát triển xã hội.

Trên đây là các chức năng cơ bản, nói chung của toàn bộ nền văn hóa

xã hội chủ nghĩa Các chức năng ấy tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ vớinhau Trong từng hoạt động sáng tạo, tiêu dùng mỗi hình thái giá trị văn hóa

cụ thể, sự thể hiện, thực hiện các chức quản lý, tạo ra những điều kiện thuậnlợi để công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nâng cao năng suất lao động.Văn hóa xã hội chủ nghĩa có nhiệm vụ nâng cao giác ngộ chính trị, xây dựngthế giới quan Mác-Lênin, nhân sinh quan cộng sản cho nhân dân lao động,thay đổi đời sống tinh thần của xã hội, có tác dụng quyết định trong việc nângcao dân trí, là điều kiện cơ bản để xây dựng con người mới, lối sống mới, làcông cụ đắc lực để chống lại những thói quen, những tư tưởng lạc hậu đangcản trở bước tiến của xã hội, đồng thời làm cho lối sống xã hội chủ nghĩa dầndần đi vào cuộc sống hàng ngày của nhân dân

Như vậy, văn hóa xã hội chủ nghĩa có tác dụng to lớn và toàn diện, nótrở thành động lực cho sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Khẳng định vaitrò động lực của văn hóa, Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về xây dựng vàphát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc đã khẳngđịnh:

“Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là độnglực thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội”

1.2 Nội dung nền văn hóa xã hội chủ nghĩa - Nội dung tiên tiến của văn hóa xã hội chủ nghĩa

Văn hóa xã hội chủ nghĩa lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tưtưởng và chống lại chủ trương phi tính đảng trên lĩnh vực văn hóa Bằng chứcnăng riêng - văn hóa xã hội chủ nghĩa đem đến giai cấp công nhân và nhân

Trang 12

dân lao động tư tưởng, đạo đức, tình cảm trên lập trường của giai cấp côngnhân Chủ nghĩa Mác Lênin trang bị cho các chiến sĩ văn hóa thế giới quan vàphương pháp luận khoa học Nếu không đứng vững trên quan điểm này ngườinghệ sĩ sẽ dễ dàng đi chệch hướng, tác phẩm của họ sẽ phản tác dụng đối với

sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội

Văn hóa xã hội chủ nghĩa phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cai tạo xã hội

cũ xây dựng xã hội mới, xây dựng lý tưởng sống mới quan điểm thẩm mỹmới, mang lại lợi ích cho quảng đại quần chúng lao động Văn hóa xã hội chủnghĩa phục vụ sự nghiệp xây dựng con người, góp phần hình thành một kiểunhân cách mới, đặc trưng cho lối sống công nghiệp hiện đại nhưng vẫn giữđược những nét đẹp của đạo đức truyền thống

- Nội dung nhân đạo của văn hóa xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa Mác-Lênin lấy việc giải phóng xã hội, giải phóng giai cấp vàgiải phóng con người là mục tiêu cao cả của mình Lấy chủ nghĩa Mác-Lêninlàm nền tảng tư tưởng, văn hóa xã hội chủ nghĩa kế thừa phát huy truyềnthống nhân đạo của dân tộc và nhân loại, góp phần hình thành con người toàndiện và phục vụ lợi ích của nhân dân lao động Văn hóa xã hội chủ nghĩa nângcao năng lực cho con người xây dựng lối sống nhân ái vị tha, tình nghĩa vănminh vì con người và xã hội loài người Văn hóa xã hội chủ nghĩa còn phêphán cái xấu, cái ác, lối sống thực dụng, vô ơn, bội nghĩa qua đó, hướng conngười tới cái chân, thiện, mỹ

- - Nội dung dân chủ của văn hóa xã hội chủ nghĩa

Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, quan hệ sơ hữu xã hội đốivới các tư liệu sản xuất dần dần được xác lập, không ngừng được củng cố,hoàn thiện, nhân dân lao động từng bước trở thành chủ nhân thực sự, ngàycàng đầy đủ của nền văn hóa xã hội chủ nghĩa, chủ thể của các hoạt động sáng

Trang 13

tạo, bảo vệ và tiêu dùng các sản phẩm văn hóa Văn hóa xã hội chủ nghĩatuyên truyền, giáo dục, cổ vũ nhân dân ý thức làm chủ đối với các di sản vănhóa vật chất và tinh thần của dân tộc, tôn trọng tài năng, tính tự do, sáng tạođồng thời đề cao trách nhiệm công dân với đất nước, với dân tộc, với cộngđồng ý thức tuân thủ pháp luật của các nghệ sĩ.

Tính dân chủ của văn hóa xã hội chủ nghĩa còn giáo dục nhân dân hiểubiết về quyền và nghĩa vụ công dân, nâng cao ý thức và năng lực làm chủ củacông dân trên các lĩnh vực của đời sống

- Nội dung dân tộc của văn hóa xã hội chủ nghĩa

Văn hóa là một trong những đặc trưng của dân tộc Thời kỳ quá độ từchủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ xây dựng dân tộc xã hội chủnghĩa Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội diễn ra trong từng dân tộc, vìvậy, văn hóa xã hội chủ nghĩa, nói một cách khách quan, không thể khôngmang tính dân tộc Tính dân tộc của văn hóa thể hiện khát vọng của dân tộctrong công cuộc đấu tranh để bảo vệ và phát triển dân tộc, ý thức kế thừa vàphát triển tinh hoa văn hóa dân tộc, ý thức phát triển phong cách và bản sắcriêng trong quốc gia nhiều dân tộc và thành phần dân tộc Tính dân tộc củavăn hóa xã hội chủ nghĩa là sự thấm nhuần chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩaquốc tế vô sản Nền văn hóa này phải bồi dưỡng tư tưởng bình đẳng hữu nghịgiữa các dân tộc, chống chiến tranh, chống chạy đua vũ trang, bảo vệ cuộcsống văn minh hạnh phúc trên thế giới Tính dân tộc của văn hóa xã hội chủnghĩa còn thể hiện ở việc phát huy tinh hoa văn hóa thế giới và đóng góp vào

sự phát triển phong phú của văn hóa thế giới

Trong quá trình hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, tiếp thu chọn lọc cácgiá trị văn hóa hiện đại của nhân loại để phát triển là nhu cầu khách quan Sựtiếp thu chọn lọc đối với các giá trị đó lại chỉ có thể được thực hiện có hiệuquả, tạo ra khả năng phát triển văn hóa bền vững trên cơ sở giữ vững và kế

Trang 14

thừa một cách tốt nhất các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi quốc gia dântộc Phấn đấu xây dựng nền văn hóa tiên tiến, nhân đạo, dân chủ, dân tộc làmục tiêu, là nhiệm vụ cấp bách của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội Đểđạt được mục tiêu này các đảng cộng sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa phải

có đường lối, chính sách văn hóa đúng đắn sáng tạo khuyến khích tạo điềukiện cho nghệ sĩ có tài năng và tâm huyết có đời sống vật chất đảm bảo, được

tự do tìm tòi sáng tạo cống hiến tài năng cho Tổ quốc và nhân dân

Ngày đăng: 13/03/2024, 09:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w