Người khẳng định "Cách mạngrất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trong trí thức 6 và "laođộng trí óc cần được khuyến khích giúp đỡ, phát triển tài năng"Lý luận về liên m
Trang 1TIỂU LUẬNMÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
Trang 2DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 3 1.1 Một số khái niệm liên quan 3 1.2 Đặc trưng cơ bản của liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 9 Chương 2: LIÊN MINH GIAI CẤP TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 12 2.1 Nội dung liên minh của giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 12 2.2 Phương hướng củng cố liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức ở Việt Nam hiện nay 15 KẾT LUẬN 21 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Thực tế cách mạng Việt Nam suốt thế kỷ XX đã chứng tỏ vấn đề liênminh công nhân, nông dân và trí thức luôn sôi động trong chương trình nghị
sự của cách mạng, trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởngliên minh công - nông - trí thức
Hồ Chí Minh khẳng định: "Trong sự nghiệp cách mạng, trong sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, lao động trí óc có một vai trò quan trọng
và vẻ vang, và công, nông, trí cần phải đoàn kết chặt chẽ thành một khối" Tưtưởng liên minh công nông, trí thức của Hồ Chí Minh được thể hiện, đặc biệt
rõ ràng trong quan điểm trên đây Đã nhiều lần Người nói rõ thái độ của mình
và của Đảng Cộng sản Việt Nam với trí thức Người khẳng định "Cách mạngrất cần trí thức và chính ra chỉ có cách mạng mới biết trong trí thức 6 và "laođộng trí óc cần được khuyến khích giúp đỡ, phát triển tài năng"
Lý luận về liên minh giai cấp là một trong những nội dung cơ bản củachủ nghĩa Mác-Lênin đã được Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam vậndụng đúng đắn, sáng tạo vào Việt Nam, đã góp phần to lớn tạo nên thắng lợihoàn toàn của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và những thành quả rấtquan trọng trong bước đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội
Hiện nay, Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới, đẩy mạnh sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủnghĩa
Đương nhiên, việc nhận thức và tổ chức thực hiện liên minh không thểkhông dựa trên những vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu xã hội giai cấptrong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội V.I Lênin đã chỉ rõ: Kết cấu xã hội
và chính quyền có nhiều biến đổi, nếu không tìm hiểu những biến đổi này thìkhông thể tiến được một bước trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động nào
Trang 5Vì vậy, người viết lựa chọn đề tài “Nội dung của liên minh giai cấp
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu
luận kết thúc học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học”
2 Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở khái quát thực trạng, nội dung của liên minh giai cấp trongCMXHCN ở Việt Nam hiện nay, đề tài sẽ góp phần chỉ ra những vấn đề đangtồn tại và đưa ra những đề xuất phương hướng nằm nâng cao hơn nữa vai tròliên minh giai cấp trong CMXHCN ở Việt Nam hiện nay những năm tiếptheo
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu, làm rõ khái niệm; vị trí, vai trò; mục đích, kinh nghiệmcủa liên minh giai cấp trong CMXHCN ở Việt Nam hiện nay
- Đi sâu nghiên cứu nội dung liên minh giai cấp trong CMXHCN ởViệt Nam hiện nay
- Đưa ra một số vấn đề, đề xuất, góp phần nâng cao chất lượng liênminh giai cấp trong CMXHCN ở Việt Nam hiện nay những năm tiếp theo
4 Kết cấu:
Tiều luận này gồm 2 chương, 5 tiết, kết luận, và danh mục tài liệu thamkhảo
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
Chương 2: Liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở ViệtNam hiện nay
Trang 6Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1 Một số khái niệm liên quan
1.1.1 Khái niệm liên minh giai cấp
Liên minh là một khối liên kết các lực lượng vì mục đích chung Liênminh giai cấp theo đó là khối liên kết giữa các giai cấp vì mục đích chung.Chính vì vậy, cơ sở để hình thành liên minh chính là lợi ích và mục đích Tùyvào từng lợi ích và mục đích mà có những liên minh giữa các giai cấp khácnhau Lịch sử đã từng cho thấy liên minh giữa giai cấp tư sản với giai cấpcông nhân và nông dân trong cuộc cách mạng tư sản chống phong kiến Tuynhiên đó là một liên minh lỏng lẻo hàon toàn bị chi phối bởi lợi ích của giaicấp tư sản và khi đạt được mục đích thì giai cấp tư sản sẵn sang quay lại đàn
áp chính những người từng là đồng minh của mình trong cuộc cách mạng đó.Vấn đề căn bản nằm ở chỗ giai cấp tư sản với giai cấp công nhân và nông dân
có những lợi ích đối lập nhau, thậm chí là đlói kháng nhất là đặt trong bốicảnh của chế độ tư bản chủ nghĩa
Liên minh giai cấp được chủ nghĩa Mác đề cập và luận giải chính làliên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức
Đó là một liên minh kết hợp đúng đắn các lợi ích về kinh tế, chính trị, văn hóa
xã hội tạo nên sức mạnh tổng hợp tạo nên sức mạnh chiến đấu và chiến thắng
kẻ thù, đem lại lợi ích cho tuyệt đại đa số nhân dân lao động trong đấu tranhcách mạng cũng như trong xây dựng chủ nghĩa xã hội
Khái niệm liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
Trong mỗi thời đại cách mạng xã hội đều xuất hiện những hình thứcliên minh giữa giai cấp tiên phong, có sứ mệnh lịch sử thủ tiêu chế độ xã hội
Trang 7cũ, xây dựng chế độ xã hội mới Tính quy luật này xuất phát từ bản chất sứmệnh lịch sử của giai cấp tiên phong của mỗi cuộc cách mạng xã hội, đồngthời còn do yêu cầu cơ bản của mọi cuộc cách mạng là muốn đấu tranh giànhchính quyền, cần thiết phải tập hợp lực lượng Liên minh giai cấp trong cáccuộc cách mạng xã hội là một hình thức liên kết giữa một bên là giai cấp cáchmạng, có sứ mệnh lịch sử với một bên là các giai cấp, tầng lớp bị áp bức, bịthống trị trong xã hội, nhằm mục tiêu chung đấu tranh thủ tiêu bộ máy củagiai cấp thống trị, thiết lập quyền thống trị của chế độ xã hội mới phù hợp vớilợi ích của giai cấp là trung tâm, hạt nhân của khối liên kết đó.
Liên minh giai cấp được thiết lập trên cơ sở các giai cấp, tầng lớp cóchung mục tiêu đấu tranh xóa bỏ một chế độ xã hội cũ, xác lập một chế độ xãhội mới phù hợp với các quy luật phát triển của lịch sử Các giai cấp có sứmệnh lịch sử trong mỗi cuộc cách mạng xã hội đều có nhu cầu và lợi ích liênkết với các giai cấp, tầng lớp bị thống trị khác, hợp thành động lực xã hội cănbản của cách mạng
Liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chu nghĩa làmột hình thức liên kết, hợp tác giữa giai cấp công nhân với các giai cấp vàtầng lớp nhân dân lao động trong cơ cấu xã hội - giai cấp của một quốc giadân tộc cụ thể, trong những giai đoạn cụ thể của tiến trình cách mạng xã hộichủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Do địa vị kinh tế - xã hội và địa vị chính trị - xã hội của mình, giai cấpcông nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử đi tiên phong trong cuộc đấu tranhthủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản Nhưng để thực hiệnthắng lợi sứ mệnh lịch sử ấy, giai cấp công nhân cần phải và có thể thực hiệnliên minh với các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội Liênminh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa với các giai
Trang 8cấp, các tầng lớp nhân dân là một quy luật chính trị - xã hội của cách mạng
xã hội chủ nghĩa
1.1.2 Tính tất yếu của liên minh giai cấp trong cách mạng XHCN
Vấn đề liên minh giai cấp công nhân vì giai cấp nông dân và các tầnglớp lao động xã hội khác trong cuộc cách mạng của giai cấp công nhân đấutranh chống giai cấp tư sản, do Mác, Ăng - ghen phát hiện, xây dựng,được Lê
- nin vận dụng phát triển trong quá trình cách mạng XHCN và bước đầu xâydựng CNXH ở nước Nga, là một nguyên lý căn bản trong lý luận CNXHKHTB và xây dựng thành công xã hội mới, XH XHCN, tiến lên CNCS thìgiai cấp công nhân phải coi việc xây dựng liên minh công – nông - trí thức làvấn đề có tính chiến lược; nhất là trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH và đặcbiệt hơn đối với các nước tiền tư bản, bỏ qua chế độ TBCN đi lên CNXH
Qua phân tích cơ cấu xã hội TBCN và kinh nghiệm lịch sử đấu tranhcủa giai cấp công nhân, từ những tổn thất, thất bại trong cuộc đấu tranh đó,các nhà kinh điển đã chỉ ra rằng, vì đã không tổ chức liên minh với “ngườibạn tự nhiên” của mình đó là nông dân Lê - nin đã vận dụng và phát triển lýluận về liên minh công nông và các tầng lớp lao động khác của Mác trong giaiđoạn CNTB phát triển cao - giai đoạn ĐQCN, đã tổ chức liên minh và nhờ đógiành thắng lợi trong Cách mạng tháng Mười vĩ đại Trong hoàn cảnh lịch sửmới, giai cấp công nhân đã xoá bỏ được chế độ xã hội cũ, bước đầu xây dựng
xã hội mới, Lê nin lãnh đạo Đảng cộng sản tiếp tục mở rộng liên minh, khôngchỉ chủ yếu công - nông trước đây mà các tầng lớp lao động, đặc biệt nhấnmạnh hơn vai trò của tầng lớp tri thúc
Trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam, doChủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và lãnh đạo, đã vận dụng một cách sáng tạonguyên lý đó, từng bước xây dựng được khối liên minh công - nông - trí thứcngày càng vững chắc và góp phần to lớn vào thắng lợi trong trong suốt quá
Trang 9trình cách mạng Việt Nam từ khi có Đảng Từ Đại hội lần thứ II năm 1951,Đảng ta đã xác định rõ vị trí, vai trò của “liên minh công nhân với nông dân
và lao động trí thức”
Tính tất yếu khách quan về sự liên minh của giai cấp công nhân vớigiai cấp nông dân và tầng lớp trí thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH, khôngphải xuất phát từ ý chí chủ quan của các nhà kinh điển hay của các ĐCS mà
nó đặt trên cơ sở chín muồi của những yếu tố, điều kiện khách quan
Khi phân tích cơ cấu xã hội - giai cấp trong CNTB, C.Mác chỉ ra,ngoài giai cấp công nhân là giai cấp đang phát triển mạnh mẽ cùng với nềncông nghiệp hiện đại thì còn các giai cấp và tầng lớp lao động xã hội khácthống nhất với lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và cùng đối lập với lợiích cơ bản với giai cấp tư sản Từ những cuộc đấu tranh mang tính đối đầuđầu tiên của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản bịthất bại, theo Mác là docông nhân chiến đấu đơn độc, chưa liên hệ được với nông dân nên trở thành
“bài ca ai điếu” Trong Cách mạng tháng Mười và sau khi giai cấp côngnhân đập tan chính quyền của giai cấp thống trị bóc lột, Lênin khẳng định
“Chuyên chính vô sản là một hình thức đặc biệt của liên minh giai cấp giữagiai cấp vô sản, đội tiền phong của những người lao động với đông đảonhững tầng lớp lao động không phải vô sản (tiểu tư sản, tiểu chủ,nông dân,trí thức)” Công cuộc xây dựng xã hội mới trong thời kỳ quá độ lên CNXH làcông việc hoàn toàn mới, đầy khó khăn gian khổ, phức tạp, lâu dài, diễn ratrên mọi giải phóng khỏi chế độ áp bức bóc lột, nhưng đa số nông dân vẫn
có đời sống còn thấp kém hơn các giai tầng xã hội khác Mặt khác nông dânlại có vai trò to lớn trong cuộc cách mạng xây dựng và phát triển kinh tế xãhội Họ là lực lượng sản xuất đông đảo đầy tiềm năng, là nguồn cung cấpnhân lực cho công nghiệp hóa, là nơi cung cấp lương thực, thực phẩm chủyếu cho xã hội, thị trường đầy tiềm năng trong nền kinh tế thị trường củathời kỳ quá độ Giai cấp nông dân đã được giai cấp công nhân giải phóng
Trang 10khỏi chế độ áp bức bóc lột, nhu cầu tìm đến với giai cấp công nhân cũng lànhu cầu tự thân của họ, nên là người bạn tự nhiên, gần gũi nhất của giai cấpcông nhân Đây chính là mối quan hệ đồng hành, gắn bó khách quan tạo ra
sự cố kết chặt chẽ công – nông
Tầng lớp trí thức, ta thường gọi là đội ngũ trí thức, là một tập đoànnhững người lao động xã hội đặc biệt bằng trí óc, phương thức lao động chủyếu là lao động trí tuệ cá nhân, tạo ra những sản phẩm khoa học, trí tuệ, tinhthần Nói chung họ là những người có trình độ học vấn và chuyên môn cao,
am hiểu sâu rộng lĩnh vực chuyên môn của mình Họ không phải là giai cấpmặc dù số lượng ngày càng đông, mà chỉ là một tầng lớp vì họ không trực tiếp
sở hữu tư liệu sản xuất, họ chỉ sở hữu trí tuệ, lại xuất thân từ nhiều giai tầngkhác nhau trong xã hội, không có hệ tư tưởng độc lập Dưới các chế độ thốngtrị trước đây, trí thức bao giờ cũng bị các giai cấp thống trị nắm lấy, làm công
cụ trong tay mình Họ cũng là người bị bóc lột về cơ bản, và cũng luôn cónguyện vọng được giải phóng.Cũng như giai cấp nông dân, họ chưa bao giờ
tự làm nổi cuộc cách mạng giải phóng mình thành công Trong thời kỳ quá độlên CNXH, trí thức cũng đã được giải phống, cảng có điều kiện để phát huyvai trò của mình Ở mọi quốc gia, trí thức là bộ phận tiêu biểu cho trí tuệ, vănhoá của đất nước Họ có vai trò nghiên cứu khoa học, phát minh sang chế, vậndụng, ứng dụng, chuyển giao các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiếnphù hợp để xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Họ có nhiều ýkiến đóng góp vào việc hoạch định đường lối, chủ trương chính sách củaĐảng, của Nhà nước để phát triển kinh tế, văn hoá, giáo dục, trực tiếp đào tạo,bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước Tríthức nói chung rất nhạy cảm về mặt chính trị xã hội, nên khi đã thấy được vịtrí vai trò tiên phong, lãnh đạo của giai cấp công nhân thì họ sẵn sàng tự giácđứng về phía công nhân và dân tộc để thực hiện sự nghiệp giải phóng xã hộichung, trong đó có bản thân mình
Trang 11Như vậy, cả giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thứcđều là những lực lượng lao động sản xuất, lực lượng chính trị - xã hội vớinhững đặc điểm, vai trò xác định Họ là những giai cấp, tầng lớp đông đảo nhấttrong thời kỳ quá độ lên CNXH Đặc biệt đối với các nước tiền tư bản, nôngnghiệp lạc hậu quá độ bỏ qua chế độ TBCN đi lên CNXH đây là lực lượngcách mạng chủ yếu Với tư cách là giai cấp lãnh đạo, giai cấp công nhân màđứng đầu là Đảng cộng sản phải nắm bắt được những yếu tố khách quan từ cácgiai cấp tầng lớp, để tổ chức thành liên minh vững chắc, khi đó không chỉgiành được sự thắng lợi mà cũng “không có thế lực nào phá vỡ nổi”.
Chủ nghĩa Mác Lênin bàn về tính tất yếu của liên minh công nông trí thức, không chi trong giai đoạn giành chính quyền, mà còn đặc biệt lưu ýtrong giai đoạn xây dựng CNXH “trong thời đại chuyên chính vô sản”.Trong cuộc cách mạng giành chính quyền, cần phải liên minh thì trong sựnghiệp xây dựng xã hội mới liên minh càng phải được tiếp tục duy trì vàcủng cố “Nguyên tắc cao nhất của CCVS là duy trì khối liên minh để giaicấp vô sản có thể giữ được vai trò lãnh đạo và chính quyền nhà nước” Trên
-cơ sở đó để giai cấp công nhân thực hiện nhiệm vụ xây dựng xã hội mới,như mục tiêu Đảng ta đã đề ra là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,dân chủ, văn minh Vai trò đó chỉ được giữ vững và thực hiện có kết quả tốtkhi tổ chức tốt liên minh công, nông và trí thức Xét về lợi ích cơ bản vàmục tiêu của Nhà nước XHCN là xây dựng thành công CNXH, vì lợi ích củatoàn thể nhân dân, nhưng nhân dân lại tập trung chủ yếu trong công nhân,nông dân, trí thức Đó là tất yếu về chính trị - xã hội Vì mục têu chung cũngnhư lợi ích chính trị của từng giai cấp, tầng lớp là bảo vệ vững chắc độc lậpdân tộc và những thành quả của cách mạng XHCN, các giai cấp tâng lớpkhông được tách rời nhau hoặc hoạt động tự phát mà phải gắn bó hữu cơ vớinhau thành một khối liên minh vững mạnh Liên minh phải được Đảng cộngsản - đội tiền phong của gia cấp công nhân lãnh đạo và tổ chức hoạt động,
Trang 12thống nhất cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức thì mới làm cơ sở cho Nhànước XHCN và nòng cốt của khối Đại đoàn kết toàn dân tộc Cơ sở gắn kếtcủa các giai cấp tầng lớp công - nông - trí thức ở nước ta còn tất yếu chínhtrị từ trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Nhờ sự lãnh đạo của Đảng, họ
đã đoàn kết lại trong mặt trận dân tộc thống nhất, trong đó liên minh côngnông là nòng cốt Lợi ích, niềm tin của công nhân, nông dân, trí thức đối vớiĐảng đã được thiết lập vững chắc Bước vào thời kỳ quá độ, mối liên kếtchính trị đó tiếp tục được phát huy cao độ hơn Sự phân tích trên cho thấy cơ
sở khách quan, là diều kiện chính trị- xã hội để liên minh công - nông - trithức ngày càng bền chặt hơn
Lê - nin đặc biệt nhấn mạnh khi chuyển từ giai đoạn giành quyền sanggiai đoạn “ chuyên chính vô sản”, chính trị đã chuyển sang chính trị trong lĩnhvực kinh tế, liên minh muốn được phát huy và củng cố hơn phải lấy kinh tếlàm cơ sở Phải xuất phát từ yêu cầu khách quan về kinh tế - kỹ thuật của mộtnước nông nghiệp lạc hậu đi lên CNXH, mà nhiệm vụ trung tâm là CNH,HĐH Do đó phải gắn công nghiệp với nông nghiệp và khoa học công nghệhiện đại Về tất yếu kinh tế - kỹ thuật, Lênin chỉ rõ: nếu không có kinh tếnông nghiệp làm cơ sở thì một nước nông nghiệp không thể xây dựng đượcnền công nghiệp Hồ Chí Minh cũng chỉ rõ về tính tất yếu này: biến nền kinh
tế lạc hậu thành một nền kinh tế XHCN với công nghiệp và nông nghiệp hiệnđại, khoa học kỹ thuật tiên tiến Tư tưởng đó tiếp tục được thể hiện trong hộinghị trung ương bảy( Khóa IX), trung ương bảy (KhóaX)
Tóm lại, khi liên minh công - nông - trí - thức được thiết lập, củng cốtrên cơ sở các điều kiện khách quan đó thì liên minh trở thành nền tảng chínhtrị - xã hội vững chắc cho sự lãnh đạo của ĐCS, cho Nhà nước Để tập hợplực lượng rộng rãi quần chúng nhân dân trong khối Đại đoàn kết toàn dâncũng phải lấy liên minh công - nông - trí làm nòng cốt Có liên minh cũng là
Trang 13điều kiện bảo đảm ổn định chính trị cho công cuộc đổi mới, cải cách củaCNXH.
1.2 Đặc trưng cơ bản của liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
- Liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa
là liên minh giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội cơ lợi ích chính trị thống nhất
về cơ bản và lâu dài Cũng như các hình thức liên minh giai cấp trong cáccuộc cách mạng xã hội khác, liên minh của giai cấp công nhân trong cáchmạng xã hội chủ nghĩa được thiết lập trên cơ sở giai cấp công nhân - giai cấp
có sứ mệnh lịch sử trong thời đại và các giai cấp và tầng lớp lao động khácđều có chung mục tiêu đấu tranh xóa bỏ ách thống trị của giai cấp tư sản.Nhưng, liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩalại còn có mục tiêu lâu dài cuối cùng là xóa bỏ mọi sự thống trị, áp bức giaicấp nói chung Trong khi đó liên minh của giai cấp quý tộc, chúa đất với nô
lệ trong thời đại cách mạng xã hội lần thứ nhất, cũng như liên minh của giaicấp tư san với nông dân trong thời đại cách mạng lần thứ hai chỉ là nhữngliên minh tạm thời, không cơ bản, bởi sự thống nhất lợi ích giữa các giai cấp
ấy chỉ là sự thống nhất tạm thời và không cơ bản
Các giai cấp và tầng lớp lao động tham gia vào liên minh của giai cấpcông nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa có lợi ích hơn thế có lợi ích cơbản thống nhất Vì vậy, liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xãhội chủ nghĩa là vấn đề chiến lược lâu dài Trong khi đó, liên minh giai cấptrong các cuộc cách mạng xã hội khác chỉ mang tính chất tạm thời trước mắt:sau khi chế độ cũ bị thủ tiêu, chế độ mới được xác lập, liên minh ấy về cơ bảnkhông thể tồn tại