Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 40 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
40
Dung lượng
62,25 KB
Nội dung
TIỂU LUẬN MÔN: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Đề tài: CÂU 24: NỘI DUNG CỦA LIÊN MINH GIAI CẤP TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY CNXH DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CMXHCN GCCN Chủ nghĩa xã hội Cách mạng chủ nghĩa xã hội Giai cấp công nhân MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN .3 1.1 Liên minh giai cấp 3 1.2 Quan niệm chủ nghĩa Mác-Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp 7 1.3 Ý nghĩa của nghiên cứu quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về liên minh giai cấp, tầng lớp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa đối với Việt Nam hiện nay 16 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG CỦA LIÊN MINH GIAI CẤP TRONG CÁCH MẠNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 18 2.1 Nội dung của liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 18 2.2 Thực trạng việc thực hiện liên minh giai cấp ở Việt Nam thời gian qua 24 2.3 Phương hướng củng cố liên minh giai cấp ở Việt Nam hiện nay 28 KẾT LUẬN 33 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 34 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Những nguyên lý của chủ nghĩa Mac – Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và thực tiễn cuộc đấu tranh giai cấp đã cho thấy tính tất yếu của liên minh giai cấp, tầng lớp Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thì sự ra đời và phát triển của vấn đề này với những thuận lợi và khó khăn đan xen trong sự nghiệp của cách mạng Liên minh này có vai trò vô cùng to lớn và quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa cũng như việc hội nhập quốc tế của nước ta và làm cơ sở cho khối đại đoàn kết cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức là sự cố kết của các giai cấp, tầng lớp trong một chỉnh thể thống nhất, nhằm giúp đỡ lẫn nhau phát triển Mỗi thành tố có vị trí, vai trò đặc thù do bản chất, vai trò của mỗi giai cấp và tầng lớptrong cách mạng vàxã hội quy định Sức mạnh và chất lượng của khối liên minh phụ thuộc vào chất lượng của từng thành tố trong đó Vì thế, củng cố, tăng cường khối liên minh giai cấp công nhân, nông dân và đội ngũ trí thức gắn liền chặt chẽ với quá trình xây dựng, phát triển của mỗi giai cấp, tầng lớp do Đảng lãnh đạo, tạo thành nhân tố bảo đảm thắng lợi của cách mạng Việt Nam Ở Việt Nam hiện nay, thực chất của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội để tạo ra những tiền đề vật chất, tinh thần cần thiết cho chủ nghĩa xã hội Đây là sự nghiệp khó khăn, lâu dài và phức tạp, đòi hỏi có sự tham gia của tất cả các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động, mà trước hết là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức Thậm chí, hiện nay các thế lực thù địch tìm mọi cách lôi kéo quần chúng nhân dân nhằm làm rạn nứt khối liên minh và chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc nhằm phá hoại sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội 1 Ngày nay, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức là lực lượng cơ bản đóng vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Khi sản xuất càng phát triển hiện đại thì giai cấp công nhân, giai cấp nông dân càng cần gắn bó chặt chẽ với đội ngũ trí thức để tạo thành nền tảng vững chắc của chế độ và là cơ sở chính trị - xã hội bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với toàn xã hội và khối liên minh Vì vậy, tôi lựa chọn đề tài “Nội dung của liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài tiểu luận kết thúc học phần Chủ nghĩa xã hội khoa học để đi phân tích sâu nội dung của liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất ra các giải pháp tăng cường liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 2 Mục tiêu Khi lựa chọn đề tải này, tôi muốn tìm hiểu nội dung của liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay Đồng thời góp phần đề xuất ra các giải pháp tăng cường liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 3 Nhiệm vụ - Làm rõ khái niệm liên quan đến đề tài - Đi sâu nghiên cứu nội dung liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay - Đưa ra một số vấn đề, đề xuất, góp phần nâng cao chất lượng liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 4 Kết cấu: Tiều luận này gồm 02 chương, 5 tiết Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2: Nội dung của liên minh giai cấp trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay 2 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1 Liên minh giai cấp 1.1.1 Định nghĩa liên minh giai cấp Liên minh giai cấp trong các cuộc cách mạng xã hội là một hình thức liên kết giữa một bên là giai cấp cách mạng, có sứ mệnh lịch sử với một bên là các giai cấp, tầng lớp bị áp bức, bị thống trị trong xã hội, nhằm mục tiêu chung đấu tranh thủ tiêu bộ máy của giai cấp thống trị, thiết lập quyền thống trị của chế độ xã hội mới phù hợp với lợi ích của giai cấp là trung tâm, hạt nhân của khối liên kết đó Liên minh giai cấp được thiết lập trên cơ sở các giai cấp, tầng lớp có chung mục tiêu đấu tranh xóa bỏ một chế độ xã hội cũ, xác lập một chế độ xã hội mới phù hợp với các quy luật phát triển của lịch sử Các giai cấp có sứ mệnh lịch sử trong mỗi cuộc cách mạng xã hội đều có nhu cầu và lợi ích liên kết với các giai cấp, tầng lớp bị thống trị khác, hợp thành động lực xã hội căn bản của cách mạng Liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chu nghĩa là một hình thức liên kết, hợp tác giữa giai cấp công nhân với các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động trong cơ cấu xã hội - giai cấp của một quốc gia dân tộc cụ thể, trong những giai đoạn cụ thể của tiến trình cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội Do địa vị kinh tế - xã hội và địa vị chính trị - xã hội của mình, giai cấp công nhân là giai cấp có sứ mệnh lịch sử đi tiên phong trong cuộc đấu tranh thủ tiêu chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa cộng sản Nhưng để thực hiện thắng lợi sứ mệnh lịch sử ấy, giai cấp công nhân cần phải và có thể thực hiện liên minh với các giai cấp và tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội Liên 3 minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa với các giai cấp, các tầng lớp nhân dân là một quy luật chính trị - xã hội của cách mạng xã hội chủ nghĩa 1.1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức Việt Nam – Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam: Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân Việt Nam còn có những đặc điểm riêng: + Giai cấp công nhân Việt Nam tuy ra đời chậm và chiếm tỷ lệ thấp trong thành phần dân cư, nhưng do kế thừa truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cường của dân tộc mà giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất + Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách áp bức bóc lột của giai cấp tư sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi dân tộc kết hợp làm một, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để cách mạng của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội + Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản Việt Nam, lại có Đảng lãnh đạo nên luôn giữ được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình + Giai cấp công nhân Việt Nam đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ máu thịt với nhân dân Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh giai cấp, trước hết là đối với giai cấp nông dân Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa nông thôn, sẽ có nhiều nhiều người 4 nông dân vào làm việc ở các cơ sở công nghiệp và trở thành công nhân ở ngay chính trên quê hương mình… Tuy vậy, số lượng công nhân nước ta còn ít, trình độ văn hóa, tay nghề, khoa học kỹ thuật còn thấp, cách thức làm việc có nơi, có chỗ còn tỏ ra tùy tiện, manh mún Do vậy, để đảm đương được sứ mệnh lịch sử của mình, một trong những điều kiện quan trọng là giai cấp công nhân Việt Nam phải liên minh được với giai cấp nông dân Tầng lớp trí thức và tầng lớp nhân dân lao động khác – Đặc điểm của giai cấp nông dân Việt Nam: + Giai cấp nông dân là giai cấp của những người lao động trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp bao gồm: Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, ngư nghiệp… + Giai cấp nông dân có nhiều ưu điểm như: Lao động rất cần cù, chịu khó, tạo ra lương thực, thực phẩm nuôi sống con người, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và hàng xuất khẩu Là lực lượng chiếm số đông trong xã hội, và gắn bó lâu đời với cội nguồn của dân tộc nên có nhiều công lao đóng góp trong sự nghiệp to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Trong xã hội cũ, nông dân bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất nên họ có tinh thần phản kháng chống áp bức, bóc lột và bất công Về hạn chế: Giai cấp nông dân là những người tư hữu nhỏ, tuy nhiên tư hữu của nông dân không đồng nhất với tư hữu của giai cấp bóc lột Do phương thức sản xuất phân tán nên nông dân không có sự liên kết chặt chẽ cả về kinh tế, tư tưởng và tổ chức Giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng độc lập mà tư tưởng của họ phụ thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội Nên nông dân không thể tự mình giải phóng mình Muốn được giải 5 phóng, nông dân phải tham gia vào khối liên minh và chịu sự lãnh đạo của giai cấp nông dân – Đặc điểm của tầng lớp trí thức: + Trí thức là một tầng lớp xã hội đặc biệt của một bộ phận lao động trí óc, phức tạp và sáng tạo Sản phẩm lao động trực tiếp của họ là những tri thức khoa học, những giá trị về tinh thần, được tạo ra trong quá trình nghiên cứu, sáng tạo, phát minh, giảng dạy, quản lý có tác dụng định hướng cho nhận thức và hành động thực tiễn trên mọi lĩnh vực + Trí thức là những người có trình độ học vấn cao, am hiểu sâu trong lĩnh vực công việc của mình Các sản phẩm do trí thức tao ra được áp dụng vào mọi mặt của dời sống xã hội, nhất là trong sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng và hiểu quả Ngày nay, cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã và đang trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thì Trí thức ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng CNXH và hội nhập khu vực, quốc tế Trong các chế độ xã hội cũ, phần lớn trí thức là những người lao động, họ cũng bị áp bức, bóc lột, bất công nên họ cũng có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột, đòi hòa bình độc lập dân tộc và tự chủ Trí thức không có phương thức sản xuất riêng và địa vị kinh tế, xã hội độc lập nên trí thức cũng không có hệ tư tưởng độc lập Mặc dù vậy, trí thức luôn giúp giai cấp thống trị khái quát về lý luận để hình thành hệ tư tưởng của giai cấp thống trị xã hội Trí thức tuy có tinh thần đấu tranh chống áp bức, bóc lột nhưng lại thiếu kiên quyết, triệt để Vì vậy, Trí thức muốn được giải phóng phải chịu sự lãnh đạo của giai cấp công nhân và tham gia vào khối liên minh 1.1.3 Đặc trưng cơ bản của liên minh giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa 6 - Liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là liên minh giữa các giai cấp và tầng lớp xã hội cơ lợi ích chính trị thống nhất về cơ bản và lâu dài - Liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là liên minh trên lập trường của giai cấp công nhân, do đảng cộng sản – đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo - Liên minh của giai cấp công nhân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa là hình thức liên minh rộng rãi nhất và là liên minh giai cấp cuối cùng trong lịch sử 1.1.4 Tính tất yếu của liên minh công – nông – tri thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam – Xuất phát từ những quan điểm lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về tính tất yếu của liên minh công – nông – trí thức trong xây dựng chủ nghĩa xã hội, và xuất phát từ đặc điểm của nước ta là từ một nước nông nghiệp, đại đa số dân cư là nông dân, trong quá trình cách mạng, đòi hỏi Đảng ta phải đặc biệt quan tâm đến vấn đề liên minh giai cấp Liên minh giai cấp ở nước ta cũng là một tất yếu khách quan, bởi cả ba giai tầng đều cùng cùng cảnh ngộ mất nước, đều bị áp bức, bóc lột và cùng chung một mục tiêu giải phóng Quan điểm, đường lối của Đảng ta về tính tất yếu của liên minh công – nông –trí thức được thể hiện từ văn kiện đại hội II của Đảng Lao động Việt Nam (1951): “ Chính quyền của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là chính quyền dân chủ của nhân dân…Lấy liên minh công nhân, nông dân và lao động trí thức làm nền tảng do giai cấp công nhân lãnh đạo” (Đảng cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2001, tập 12, tr 437) 7