1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài báo cáo đề tài phương thức tín dụng chứng từ

35 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Tác giả Đỗ Tiến Đạt, Ngô Thị Diệu Hương, Vũ Thị Nguyên, Nguyễn Ngọc Sơn, Bùi Xuân Phương Thảo, Phan Thị Thảo
Người hướng dẫn Nguyễn Thùy Linh
Trường học Trường Đại Học Mở Hà Nội
Thể loại bài báo cáo
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 35
Dung lượng 3,62 MB

Nội dung

Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ1.Khái niệm Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, theo yêu cầu của người yêu cầu, một ngân hàng thương mại phát hành một thư tín d

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

Trang 2

I Khái niệm về phương thức tín dụng chứng từ

1.Khái niệm

Phương thức tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận, theo yêu cầu củangười yêu cầu, một ngân hàng thương mại phát hành một thư tín dụng (letter of

credit), trong đó cam kết trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu do một người

thụ hưởng ký phát, hoặc sẽ cho phép một ngân hàng khác thanh toánhoặc chấpnhận và thanh toán hối phiếu, chiết khấu chứng từ quy định trong thư tín dụng vớiđiều kiện xuất trình được bộ chứng từ phù hợp với các điều kiện và điều khoản quyđịnh của thư tín dụng

Thư tín dụng (Letter of Credit - L/C) là một văn bản, do một ngân hàng lập trên cơ

sở yêu cầu của khách hàng, trong đó ngân hàng này cam kết trả tiền cho ngườihưởng lợi, nếu người này xuất trình đầy đủ bộ chứng từ phù hợp với nội dung củathư tín dụng

2 Đặc điểm của phương thức tín dụng chứng từ:

a Phương thức tín dụng chống từ là phương thức liên quan đến ba quan hệ hợp đồng:

Hợp đồng mua bán giữa người xuất khẩu với người nhập khẩu:

Hợp đồng mua bán hàng hóa là sự thỏa thuận giữa người mua và người bán,trong đó người bán có trách nhiệm giao hàng đúng và đủ còn người mua có tráchnhiệm trả tiền Trong hợp đồng mua bán, các bên tham gia thỏa thuận phương thứcthanh toán tiền hàng: chuyển tiền, nhờ thu, ghi sổ, tín dụng chứng từ Trong trườnghợp lựa chọn tín dụng thư là phương thức thanh toán thì thư tín dụng sẽ được mở

Có thể nói hợp đồng mua bán làm cơ sở cho phương thức tín dụng chứng từ

Trang 3

Mặc dùng tín dụng chứng từ ra đời dựa trên cơ sở hợp đồng mua bán giữangười xuất khẩu và người nhập khẩu nhưng tín dụng lại hoàn toàn độc lập với hợpđồng mua bán Bất cứ sự dẫn chiếu nào tới điều khoản trong hợp đồng mua bán đềukhông được coi là bộ phận cấu thành của tín dụng thư và đều không được ngânhàng xem xét đến.

♦ Hợp đồng giữa người yêu cầu phát hành thư tín dụng (người nhập khẩu) và ngân

hàng phát hành:

Muốn thanh toán bằng tín dụng thư thì thư tín dụng phải được mở Để thư tíndụng được mở thì người nhập khẩu hàng hóa (người trả tiền) phải làm đơn (Đơnyêu cầu phát hành thư tín dụng) gửi đến ngân hàng phát hành xin mở L/C Căn cứvào đó ngân hàng sẽ phát hành thư tín dụng cho người được hưởng lợi, và ngườinhập khẩu sẽ phải chịu một khoản phí để mở L/C Theo đó ngân hàng dùng uy tín

và khả năng tài chính của mình để đảm bảo thanh toán cho người xuất khẩu khi họxuất trình phù hợp và thu phí người nhập khẩu Ngân hàng chịu trách nhiệm kiểmtra bộ chứng từ cho người xuất khẩu xuất trình trước khi quyết định thanh toán hay

từ chối thanh toán Thư tín dụng:

b Trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên giao dịch căn cứ vào chứng từ chứ không căn cứ vào hàng hóa:

Trang 4

Trong phương thức tín dụng chứng từ, người nào nắm chứng từ sở hữu hànghóa thì người đó có quyền sở hữu hàng hóa Vì chỉ cần nắm chứng từ là có thể đinhận hàng Các bên giao dịch chỉ căn cứ vào chứng từ để xem xuất trình đó đã phùhợp chưa? để quyết định có thanh toán hay chấp nhận thanh toán không? Chính cácchứng từ xuất trình là căn cứ duy nhất để ngân hàng quyết định trả tiền hay từ chốithanh toán cho người được hưởng lợi, đồng thời cũng là căn cứ duy nhất cho ngườinhập khẩu hoàn trả hay từ chối hoàn trả tiền cho ngân hàng.

3 Vai trò của phương thức tín dụng chứng từ trong thanh toán quốc tế:

Trong quan hệ mua bán một điều dễ nhận thấy một tâm lý chung là ngườimua luôn muốn nhận được hàng rồi mới trả tiền, còn người bán luôn muốn giaohàng xong là được thanh toán tiền hàng ngay Điều đó có thể giải quyết được đốivới hợp đồng nội địa, còn đối với hợp đồng mua bán ngoại thương, do khoảng cách

về không gian giữa người mua và người bán nên việc giải quyết mối quan hệ nàygặp không ít khó khăn Vậy để khắc phục được những khó khăn nói trên, buộcngười mua và người bán phải lựa chọn cho mình một phương thức thanh toán phùhợp sao cho có thể đảm bảo đội bên cùng có lợi Thế nhưng, phương thức nhờ thu

và chuyển tiền rõ ràng đã bộc lộ những hạn chế của nó, vì thế người ta phải đi tớibiện pháp thỏa hiệp, đó là trả tiền khi giao chứng từ chứng nhận quyền sở hữu hayquyền kiểm soát hàng hóa và có một bên thứ ba đứng ra làm trung gian được cảngười xuất khẩu và nhập khẩu tín nhiệm thay họ đứng ra chịu trách nhiệm trả tiền

và giao chứng từ

Các ngân hàng với khả năng tài chính dồi dào, uy tín cao được ủy thác vớivai trò trung gian nói trên, cam kết có điều kiện với người xuất khẩu là sẽ trả tiềnnếu người xuất khẩu xuất trình chứng từ và tuân thủ đúng theo mọi quy định màngười nhập khẩu đề ra Như vậy, sự tham gia của ngân hàng vào phương thức tíndụng chứng từ đã đảm bảo cho lợi ích của nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu

Trang 5

+ Thứ nhất, đối với người xuất khẩu:

Như đã phân tích ở trên, phương thức tín dụng chứng từ độc lập với hợpđồng mua bán và các hợp đồng làm cơ sở cho thư tín dụng khác Vì thế, khi nhàxuất khẩu đã giao hàng và tập hợp được bộ chứng từ phù hợp L/C, việc được thanhtoán là chắc chắn Dù bất cứ trường hợp phát sinh, ví dụ như hàng hóa bị tổn thấttrên đường vận chuyển thì việc hai bên giải quyết đền bù cũng không thể cản trởviệc ngân hàng phát hành thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu Rất có thể xảy ratrường hợp người nhập rủi ro dẫn đến mất khả năng thanh toán hoặc là diễn biếngiá cả thị trường không có lợi, người nhập khẩu muốn trì hoãn thậm chí muốn từchối nhận hàng và thanh toán tiền, gây bất lợi cho người xuất khẩu nhưng vớiphương thức tín dụng chứng từ thì người xuất khẩu vẫn chắc chắn nhận được tiềncủa ngân hàng Nếu như vậy, tất cả chỉ còn phụ thuộc vào việc nhà xuất khẩu cóthể xuất trình được bộ chứng từ hoàn hảo hay không Ngân hàng phục vụ ngườixuất khẩu sẽ tư vấn làm sao người xuất khẩu xuất trình được bộ chứng từ phù hợpvới thư tín dụng Một điều có lợi nữa đối với người xuất khẩu là khi thư tín dụng đãđược mở thì người xuất khẩu đã phải có giấy phép chuyển ngoại tệ ra nước ngoàicủa cơ quan quản lý ngoại hối, điều này có nghĩa là người xuất khẩu sẽ tránh đượcrủi ro về quản lý ngoại hối của nước nhập khẩu Còn đối với các phương thức thanhtoán khác như phương thức chuyển tiền (sau khi giao hàng) hay phương thức nhờthu thì nếu có sự thay đổi nào về quản lý ngoại hối tại nước nhập khẩu đối với đồngtiền thanh toán đã thỏa thuận thì người xuất khẩu sẽ hoàn toàn phải gánh chịu rủi ronày

+ Thứ hai, đối với nhà nhập khẩu:

Khi người xuất khẩu và người nhập khẩu chưa có sự tín nhiệm lẫn nhau,chắc chắn một điều là người xuất khẩu không muốn giao hàng trước khi nhận đượctiền Tất nhiên, người nhập khẩu cũng không hề muốn trả tiền khi chưa nhận được

Trang 6

hàng, như thế sẽ nắm đường chuối nếu bên xuất khẩu không giao hàng, mặt khácnếu là loại hàng hóa nhà xuất khẩu phải sản xuất xong mới có thể giao hàng đượcthì người nhập khẩu sẽ bị chiếm dụng vốn trong một thời gian dài Một lần nữaphương thức thanh toán quốc tế tín dụng chứng từ lại chứng tỏ tính ưu việt nổi trội,ngoài việc đứng ra cam kết thanh toán tiền cho người xuất khẩu, Ngân hàng cũng

sẽ tư vấn cho nhà nhập khẩu về những điều khoản trong hợp đồng để xây dựng mộtthư tín dụng chặt chẽ, có lợi, đảm bảo nhận được hàng đúng thời hạn được đề ra.Ngân hàng sẽ kiểm tra bộ chứng từ đó có phù hợp với thông lệ quốc tế và luật phápcủa từng nước hay không, đồng thời người nhập khẩu cũng kiểm soát được chấtlượng cũng như xuất xứ hàng hóa thông qua chứng từ do nhà xuất khẩu xuất trình

do cơ quan kiểm định độc lập cấp

Ngoài ra, một điều mà chúng ta chỉ có thể đạt được ở phương thức thanhtoán chứng từ là sau khi nhà nhập khẩu đã tạo được sự tín nhiệm với ngân hàng thìthông thường họ sẽ được Ngân hàng cấp cho một hạn mức miễn ký quỹ mở L/Ccho khách hàng Được Ngân hàng đứng ra đảm bảo sẽ giúp nhà nhập khẩu tránhđược việc ứ đọng vốn cũng như tránh được rủi ro sẽ bị chiếm dụng vốn

Nói chung, phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là phương thức thanhtoán sòng phẳng đảm bảo quyền lợi một cách hợp lý cho cả hai bên xuất khẩu vànhập khẩu, mà lợi ích lớn nhất là lợi ích đối kháng của cả hai bên thông qua việclàm cho thời gian trả tiền phù hợp với thời hạn giao hàng Ngày nay, thương mạiquốc tế đang phát triển với quy mô và tốc độ chóng mặt, các mối quan hệ mua bántrao đổi hàng hóa ngày càng mở rộng, do vậy các hình thức giao dịch ngày càngphong phú và đa dạng, điều đó kéo theo nhiều thách thức và rủi ro phát sinh Mộttrong những rủi ro thường xảy ra là rủi ro liên quan đến việc thanh toán Các ưuđiểm đặc trưng của phương thức tín dụng chứng từ đã lý giải lý do tại sao phươngthức này được sử dụng phổ biến rộng rãi và đã trở thành một tác nhân quan trọng

Trang 7

giúp phát triển buôn bán quốc tế và nền kinh tế quốc gia nói chung và nâng cao uytín, vị trí và năng lực dịch vụ thanh toán của ngân hàng nói riêng.

+ Thứ ba, đối với ngân hàng:

Độc lập với hợp đồng mua bán ngoại thương được ký kết giữa các bên, cácngân hàng tham gia phương thức thanh toán tín dụng chứng từ với tư cách là bêncung cấp dịch vụ thanh toán quốc tế, vì vậy, ngân hàng hoàn toàn không bị ràngbuộc bởi các tranh chấp liên quan tới tình trạng hàng hoá cũng như các tranh chấpphát sinh xảy ra giữa người xuất khẩu và người nhập khẩu sau khi người nhập khẩu

đã thanh toán tiền cho ngân hàng

Các quy định ký quỹ L/C cho các doanh nghiệp mở L/C còn giúp ngân hàng pháthành có được một nguồn vốn đáng kể, đặc biệt đối với những trường hợp ký quỹ100% giá trị L/C sẽ thúc đẩy các hoạt động tín dụng cho vay của ngân hàng như làcho vay xuất nhập khẩu, bảo lãnh, xác nhận v.v Bởi vì, các doanh nghiệpthường không thể xoay vòng vốn được ngay mà bắt buộc phải vay tại ngân hàngphát hành L/C, một mặt để tiến hành quy trình thanh toán được thuận lợi, mặt khác

sẽ tạo được mối quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và các doanh nghiệp

Ngoài ra, thông qua nghiệp vụ thanh toán bằng L/C nên ngân hàng sẽ có mộtnguồn thu ổn định từ việc mở, sửa đổi, điều chỉnh L/C, phí thông báo, xác nhậnL/C Nhìn vào quy trình thanh toán L/C cho thấy nghiệp vụ thanh toán L/C kháphức tạp, đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao, có thể nói là cao nhất trong các nghiệp vụngân hàng, do đó, các khoản phí liên quan khá cao, tạo nên một dịch vụ độc quyền

và nguồn thu đáng kể cho ngân hàng

Tuy nhiên, điều lớn nhất mà phương thức thanh toán L/C mang lại cho ngànhngân hàng là tham gia phương thức này sẽ làm cơ sở để ngân hàng cũng có mốiquan hệ với các ngân hàng nước ngoài, từ đó có cơ hội phát triển, quảng bá, mở

Trang 8

rộng mạng lưới mang tính toàn cầu Đồng thời, giúp ngân hàng đa dạng hoá sảnphẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ ngân hàng thông qua các mối quan hệ,học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và đặc biệt thông qua cạnh tranh để hệ thống ngânhàng trên toàn thế giới không ngừng hoàn thiện để theo kịp sự phát triển chung,nâng cao uy tín và tầm quan trọng trên thị trường tài chính Tín dụng quốc tế.

4 Các chủ thể tham gia

2.Người yêu cầu mở thu tín dụng (Applicant): Là người mua, người nhậpkhẩu, đề nghị ngân hàng phục vụ mình phát hành thư tín dụng Người đề nghị mởL/C có thể là người mua hàng (buyer), người nhập khẩu (importer) Người yêu cầu

mở thư tín dụng có trách nhiệm hoàn trả ngân hàng phát hành số tiền mà ngân hàngphát hành đã thanh toán cho người hưởng lợi khi tiếp nhận bộ chứng từ hoàn hảo

để nhận hàng

3.Người thụ hưởng L/C (Beneficiary): Là người được thụ hưởng số tiền thanhtoán trên hối phiếu Có những tên gọi khác nhau như: người bán (seller), người xuấtkhẩu (exporter), người ký phát hối phiếu (drawer) Có trách nhiệm giao hàng vàxuất trình bộ chứng từ hoàn hảo đến ngân hàng phát hành để được thanh toán

4.Ngân hàng phát hành (Issuing bank): Là ngân hàng phục vụ người mua, cònđược gọi là ngân hàng phát hành/mở thư tín dụng (issuing/opening bank), pháthành thư tín dụng theo yêu cầu của người xin mở thư tín dụng cho người bánhưởng Có trách nhiệm gửi thư tín dụng, sửa đổi nội dung thư tín dụng đến ngânhàng của người xuất khẩu

5.Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng được ngân hàng pháthành yêu cầu thông báo L/C cho người thụ hưởng Ngân hàng thông báo thường làmột ngân hàng đại lý hay một chi nhánh của ngân hàng phát hành ở nước ngườixuất khẩu, hoặc ngân hàng phục vụ người xuất khẩu

Trang 9

6.Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): Là một ngân hàng lớn có uy tín,đảm bảo chắc chắn khả năng thanh toáncủa thư tín dụng, đứng ra xác nhận và thanhtoán L/C theo yêu cầu của ngân hàng phát hành.

7.Ngân hàng được chỉ định (Nominated Bank): Là ngân hàng được ngân hàngphát hành uỷ thác để khi nhận được bộ chứng từ phù hợp với những qui định củaL/C thì sẽ đóng vai trò làm:

 Ngân hàng thanh toán (paying bank) cho người thụ hưởng

 Ngân hàng chấp nhận (accepting bank) hối phiếu kỳ hạn và thanh toánvào ngày đến hạn

 Ngân hàng chiết khấu (negotiating bank) bộ chứng từ Trách nhiệm của ngânhàng được chỉ định như ngân hàng phát hành khi nhận được bộ chứng từ củangười xuất khẩu gửi đến

- Ngân hàng hoàn trả (Reimbursing bank): Là ngân hàng được ngân hàng pháthành ủy quyền có nghĩa vụ hoàn trả số tiền mà ngân hàng được chỉ định thanh toáncho người hưởng lợi Ngân hàng hoàn trả xuất hiện trong trường hợp:

 Ngân hàng phát hành và ngân hàng được chỉ định không có quan hệ tàikhoản

 Ngân hàng phát hành có tài khoản tại ngân hàng hoàn trả

5 Căn cứ pháp lý

a Quy tắc và Thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ:

- Bộ Quy tắc và Thực hành thống nhất về Tín dụng chứng từ (The UniformCustoms and Practice for Documentary credit -UCP) do Phòng Thương mại quốc tế(ICC) tại Paris ban hành UCP quy định cácquyền hạn, nghĩa vụ của các bên liênquan đến giao dịch tín dụng chứng từ vớiđiều kiện trong nội dung của tín dụngchứng từ hoặc tín dụng thư phải có dẫn chiếu đến UCP Khi dẫn chiếu áp dụng, cácbên liên quan phải coi UCP là một hình thức của luật thương mại quốc tế, điềuchỉnh, giải quyết các tranh chấp trong thanh toán quốc tế và thương mại quốc tếgiữa các chủ thể tại các quốc gia trên thế giới

Trang 10

- Đến nay, UCP đã có 6 phiên bản sửa đổi, bổ sung, ban hành vào các năm

1951, 1962, 1974, 1983, 1993 và mới nhất là 2007

b Nội dung cơ bản của UCP 600:

- Phần A: từ Điều 1 đến 5, các quy định chung và định nghĩa

- Phần B: từ Điều 6 đến 13, quy định các hình thức và thông báo thư tín dụng,quy định nghĩa vụ và trách nhiệm của ngân hàng, các trường hợp miễn trừ

- Phần C: từ Điều 14 đến 29, quy định về các loại chứng từ, chủ yếu làchứng

từ vận tải, chứng từ bảo hiểm và hóa đơn thương mại

- Phần D: từ Điều 30 đến 39, quy định thời hạn hiệu lực; dung sai số lượng, sốtiền, đơn giá; thời gian xuất trình, miễn trách nhiệm và yếu tố bất khả kháng;chuyển nhượng số tiền thu được của người hưởng lợi

c Một số văn bản pháp lý khác:

- ISBP (International Standard Banking Practice for the Examination ofDocuments under Documentary Credits - Tập quán Ngân hàng Tiêu chuẩn Quốc tế

về Kiểm tra Chứng từ theo Thư tín dụng)

- Bản phụ trương UCP 600 về việc xuất trình chứng từ điện tử: bản diễn giải

số 1.1 năm 2007 (eUCP 2002)

- Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo L/C(Uniform Rules for Bank-to-Bank Reimbursement Under Documentary Credits –URR)

6 Quy trình thanh toán

(0) Nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu ký kết hợp đồng mua bán, với điều khoảnthanh toán theo phương thức thanh toán tín dụng chứng từ

(1) Nhà nhập khẩu căn cứ hợp đồng thương mại, lập đơn gửi ngân hàngthươngmại xin mở thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng và tiến hành ký quỹ

(2) Căn cứ nội dung đơn xin mở tín dụng thư, nếu đáp ứng yêu cầu, ngân hàngphát hành sẽ phát hành thư tín dụng và thông qua ngân hàng đại lý của mình ở nước

Trang 11

nhà xuất khẩu, thông báo về việc mở thư tín dụng và chuyển bản chính của thư tíndụng cho người xuất khẩu.

(3) Khi nhận được thông báo về việc mở thư tín dụng và tín dụng thư, ngânhàngthông báo sẽ thông báo và chuyển giao thư tín dụng cho nhà xuất khẩu

(4) Nhà xuất khẩu kiểm tra, nếu chấp nhận nội dung thư tín dụng đã phát hànhthì giao hàng; nếu không thì đề€ nghị ngân hàng phát hành tu chỉnh lại cho phù hợprồi tiến hành giao hàng

(5) Sau khi chuyển giao hàng hóa, nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toántheo qui định của tín dụng thư; gửi ngân hàng thông báo

(6) Ngân hàng thông báo xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng phát hành đểyêucầu thanh toán tiền

(7) Ngân hàng phát hành kiểm tra bộ chứng từ thanh toán và thông báo về kếtquả kiểm tra cho người nhập khẩu và trả tiền (hoặc chấp nhận thanh toán) bộchứngtừ

(8) Ngân hàng thông báo trả tiền cho người xuất khẩu (ghi có vào tài khoản củangười xuất khẩu

(9) Ngân hàng phát hành giao lại bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu và yêu cầuthanh toán

(10) Nhà nhập khẩu kiểm tra toàn bọ chứng từ, nếu thấy phù hợp với nhữngđiềuqui định trong tín dụng thư, thì hoàn trả tiền cho ngân hàng; nếu thấy không phùhợp có quyền từ chối trả tiền cho ngân hàng

II Nghiệp vụ tín dụng chứng từ

1 Phát hành thư tín dụng

1.1 Đối tượng

Là những khách hàng tổ chức, có tài khoản tại ngân hàng Nguồn vốn đảm

bảo thanh toán L/C được xác định rõ tại thời điểm phát hành L/C và được phêduyệt Mỗi khách hàng yêu cầu phát hành L/C phải có mã CIF (CustomerInformation File) và được thiết lập hạn mức TF (Trade Finance) để mở L/C theo

Trang 12

quy định Việc phát hành L/C hay các nghiệp vụ tu chỉnh, thông báo,… thực hiệntheo loại điện SWIFT số 7 (Category 7) còn gọi là điện tín MT700 của Ngân hàngthương mại là ngân hàng phát hành (NHPH) chỉ làm việc trên bề mặt các chứng từ

đã quy định trong L/C khi phát hành, không chịu trách nhiệm về phù hợp giữa nộidung chứng từ và tình trạng thực tế của hàng hóa đê cập trong chứng từ Mọi tranhchấp liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua và người bán

sẽ được giải quyết theo quy định tại hợp đồng mua bán hàng hóa

1.2 Quy trình phát hành

Gồm các bước sau:

Bước 1: Bộ phận khách hàng tiếp nhận Hồ sơ đề nghị mở L/C

Bước 2: Lập Đề xuất đảm bảo nguồn thanh toán L/C

- Bộ phận khách hàng kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ nhằmphát hiện kịp thời những điểm chưa phù hợp với quy trình và quy định của ngânhàng thương mại

- Nếu xét thấy phù hợp Bộ phận khách hàng chuyển Bộ phận Tài trợthương mại

- Bộ phận Tài trợ thương mại sau khi xem xét hồ sơ mở L/C, gửi lại bộphận khách hàng ý kiến đánh giá sự phù hợp/không phù hợp

Bước 3: Tác nghiệp và lưu giữ hồ sơ:

- Thanh toán bộ chứng từ theo L/C nhập khẩu: Việc thanh toán bộ chứng từtheo L/C do ngân hàng thương mại phát hành phải được thực hiện trong đúng thờihạn quy định tại UCP phiên bản được L/C phát hành đề cập đến

- Thời hạn thanh toán L/C được quy định như sau:

 Thời hạn thanh toán được bộ phận thanh toán quốc tế xác định theođiều khoản và điều kiện của L/C và Quy tắc và thực hành thống nhất tíndụng chứng từ (UCP) được L/C tham chiếu

Trang 13

 Đối với bộ chứng từ phù hợp: thời hạn thanh toán là thời hạn ngân hàngthông báo đến khách hàng trên thông báo chứng từ phù hợp hoặc thông báo

kỳ hạn thanh toán

 Đối với trường hợp có điện đòi tiền/ghi nợ tài khoản của ngân hàng:thời hạn thanh toán là thời hạn trên Thông báo thanh toán theo điện đòitiền/ghi nợ tài khoản

- Thông báo L/C, sửa đổi L/C:

L/C, sửa đổi L/C phải được kiểm tra và đảm bảo tính xác thực trướckhi

thông báo trực tiếp cho khách hàng hoặc qua ngân hàng thông báo (NHTB)khác Nội dung L/C, sửa đổi L/C khi thông báo cho khách hàng hoặcNHTB

khác phải được đảm bảo tính đầy đủ, toàn vẹn như nội dung L/C, sửa đổiL/C đã nhận được từ NHPH hoặc từ NHTB khác

1.3 Xác nhận L/C:

Các điều kiện xác nhận L/C bao gồm:

- Có đề nghị xác nhận hoặc cho phép xác nhận của NHPH

- Thư tín dụng giới hạn việc thanh toán, chấp nhận thanh toán, chiết khấutại ngân hàng thanh toán/chiết khấu; nơi hết hạn L/C phải tại NHPH hoặc trên lãnhthổ Việt Nam

- Không có điều khoản giới hạn việc đòi bồi hoàn hoặc việc đòi bồi hoànphục thuộc vào các điều kiện ngoài các điều kiện về bộ chứng từ do người thụhưởng xuất trình

- Cho phép đòi bồi hoàn từ ngân hàng hoàn trả hoặc cho phép bồi hoànbằng điện SWIFT từ NHPH; có điều khoản dẫn chiếu việc bồi hoàn tuân thủ theocác quy tắc bồi hoàn giữa các ngân hàng

- Phí xác nhận do NHPH chịu; nếu do các bên khách chịu (người hưởnglợi hoặc một bên thứ ba) thì các bên đó phải đồng ý thanh toán khoản phí này

Trang 14

- Ngân hàng là NHTB chỉ chịu trách nhiệm với nội dung xác nhận đã camkết đối với bộ chứng từ xuất trình phù hợp với mọi điều khoản và điều kiện củaL/C.

- Việc xác nhận có thể thực hiện đối với L/C nhập khẩu do các định chếtài chính trong nước phát hành và L/C xuất khẩu

2 Yêu cầu mở thư tín dụng

Một thư tín dụng thường được phát hành trên cơ sở những thỏa thuận đãxác lập giữa những biên liên quan trong giao dịch, những căn cứ này thường làhợp đồng, bản ghi nhớ, thỏa thuận mua hàng,…, thông dụng nhất là hợp đồng.Trước hết, người nhập khẩu phải đề nghị ngân hàng phục vụ của mình (có tàikhoản của doanh nghiệp) phát hành thư tín dụng và xuất trình bộ hồ sơ gồmnhững thông tin cơ bản sau:

- Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp

- Giấy đề nghị phát hành thư tín dụng (theo mẫu của ngân hàng)

- Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

- Giấy phép nhập khẩu/hạn ngạch (đối với các mặt hàng cần phải có giấyphép nhập khẩu/hạn ngạch)

Một số giấy tờ khác có liên quan đến thủ tục thanh toán và ký quỹ như:giấy yêu cầu chi ngoại tệ để trả phí, ký quỹ mở L/C hoặc hợp đồng mua/vayngoại tệ để thanh toán Đối với các trường hợp nhập khẩu ủy thác, cần xuất trìnhthêm các chứng từ như Hợp đồng ủy thác nhập khẩu

- Đơn xin mở L/C cần đề cập những nội dung chính sau:

+ Tên, địa chỉ ngân hàng thông báo;

+ Loại thư tín dụng (form of documentary credit), số hiệu (Number) vàngày phát hành (date of issue);

+ Ngày và nơi hết hạn hiệu lực (date of place of expiry);

+ Tên và địa chỉ của người thụ hưởng (beneficiary)

+ Tên và địa chỉ của người xin mở thư tín dụng (applicant);

Trang 15

+ Trị giá thư tín dụng và loại tiền (amount, currency code);

+ Thời hạn trả tiền (at sight/time);

+ Bộ chứng từ phải xuất trình để thanh toán (docs required);

+ Mô tả hàng hóa (description of goods and services);

+ Đơn giá (Unit cost); Điều kiện giao hàng (FOB, CIF,…) theo Incotermsnào; Điều kiện về hàng hóa: bao bì, đóng gói, ký mã hiệu;

+ Phương thức vận chuyển: Tên cảng đi-đến (loading/unloading port),giao hàng từng phần (partial shipment), chuyển tải (transhipment);

+ Thời hạn giao hàng (date of shipment);

+ Điều kiện đặc biệt khác về phí ngân hàng phát sinh bên trong/ngoàinước (charges), sửa đổi L/C (Additional documents/conditions);

+ Chỉ thị cho ngân hàng về việc thanh toán lô hàng và cách thức gửi bộchứng từ thanh toán

+ Mức ký quỹ của người nhập khẩu

Nếu trong đơn xin mở L/C không chỉ định ngân hàng thông báo L/C thìngân hàng phát hành sẽ chọn một ngân hàng có quan hệ đại lý tại nước ngườixuất khẩu làm ngân hàng thông báo

3 Nội dung của thư tín dụng

Nội dung của một thư tín dụng thể hiện bằng những điều khoản sau đây: (1) Số hiệu, địa điểm, loại và ngày mở L/C

- Số hiệu L/C (Credit No.): số tín dụng, nhằm giao dịch thư tín liên quanđến việc thực hiện L/C, hay để ghi vào các chứng từ trong bộ chứng từ thanh toáncủa L/C sau này (như hối phiếu, hóa đơn thương mại,…

- Địa điểm phát hành L/C (Place of Issue): nơi ngân hàng mở L/C camkết thanh toán cho người xuất khẩu

- Ngày mở, phát hành L/C (Date of Issue): Ngày bắt đầu tính cam kết củangân hàng mở L/C với người xuất khẩu, cũng là ngày chấp nhận chính thức yêu

Trang 16

cầu mở L/C của người xin mở hoặc nhập khẩu, cũng là ngày bắt đầu tính thời hạnhiệu lực của L/C

- Điều khoản về áp dụng UCP

(2) Tên và địa chỉ của những người có liên quan tới phương thức tíndụng chứng từ (Applicant, Beneficiary, Issuing bank, Advising bank…)

(3) Số tiền của L/C (Currency Code, Amount):

- Số tiền của L/C vừa được nghi bằng số, vừa được ghi bằng chữ và phảithống nhất với nhau Đồng thời, tên của đơn vị tiền tệ phải chính xác rõ ràng (nhưUSD, EUR, JPY )

(4) Số dung sai (Amount Tolerance):

- Số tiền nên giới hạn: “một số tiền không vượt quá x đôla” hoặc ghi một giớihạn chênh lệch hơn kém tính theo tỷ lệ % của tổng số tiền được phép khi ngườixuất khẩu xuất trình chứng từ thanh toán

- Các từ khoảng (about, appro.) hoặc các từ tương đương khi dùng để chỉ

số tiền L/C được hiểu là sai lệch không quá 10% của tổng số tiền này

(5) Thời hạn, địa điểm hiệu lực của L/C (Date & Place of Expiry)

- Thời hạn hiệu lực: Thời hạn hiệu lực của L/C là thời hạn mà ngânhàng mở L/C cam kết trả tiền cho người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ trongthời hạn đó và phù hợp với những điều kiện ghi trong L/C Thời hạn hiệu lựcL/C bắt đầu tính từ ngày phát hành/mở L/C đến ngày hết hiệu lực L/C (expirydate)

- Ngày mở L/C phải trước ngày giao hàng một khoảng thời gian và khôngđược trùng, thời gian này tối thiểu bằng số ngày thông báo mở L/C, số ngày kiểmtra, tu chỉnh L/C và chuẩn bị hàng để giao Ngày giao hàng phải nằm trong thờihạn hiệu lực của L/C

- Địa điểm xuất trình L/C (Place of presentation) là nơi người xuất khẩuphải gửi bộ chứng từ hay địa điểm xuất trình bộ chứng từ thanh toán Thường làngân hàng phát hành cam kết thanh toán cho người thụ hưởng

Trang 17

(6) Thời hạn trả tiền của L/C (Draft at): Là thời hạn trả tiền ngay (at sight) haytrả tiền sau (x days from ) Điều này hoàn toàn phụ thuộc quy định của phươngthức thanh toán trong hợp đồng đã ký Thời hạn trả tiền có thể nằm trong hoặcngoài thời hạn hiệu lực của L/C.

(7) Địa điểm và hình thức thanh toán (Available with… by): Quy định ngânhàng nào sẽ trả tiền cho người bán và bằng các cách sau:

- Thực hiện bằng cách trả ngay

- Thực hiện bằng cách được chiết khấu bộ chứng từ

- Thực hiện bằng cách ký chấp nhận Hối phiếu (trường hợp trả chậm) (8) Thời hạn giao hàng (Shipment date): Thời hạn giao hàng được ghi trong L/C

và do hợp đồng mua bán quy định, có liên hệ với thời hạn hiệu lực của L/C (9) Những nội dung về hàng hoá (Descriptions of goods): Tên hàng, số lượng,trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu, xuất xứ cũng đượcghi trong L/C

(10) Các điều kiện giao nhận vận chuyển, giao hàng (Trade terms; Port ofloading/discharge; Partial shipment; Transhipment): nội dung về vận tải, giao nhậnhàng (FOB, CIF, CFR ), nơi gửi và nơi giao/nhận hàng, hình thức vận chuyển vàcách giao hàng, gửi hàng

(11) Yêu cầu về thành phần bộ chứng từ giao hàng (Documents required): Làcác loại chứng từ và số lượng mỗi loại chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trìnhcho ngân hàng phát hành để được thanh toán nếu phù hợp vớinhững điều quy định trong L/C Bộ chứng từ quy định trong L/C là một bằngchứng của người xuất khẩu cho biết đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và làmđúng theo quy định của L/C

(12) Ngày xuất trình các chứng từ (Period for presentation): Là ngày ngân hàngthông báo và người xuất khẩu phải xuất trình các chứng từ về giao hàng cho ngânhàng phát hành L/C, thời hạn phải trong thời hạn hiệu lực của L/C

(13) Các khoản phí (Charges) và chỉ thị (Instruction)

Ngày đăng: 08/04/2024, 12:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w