1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài 12 thực chất của bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội ở việt nam

17 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Do vậy, bài tiểu luận này sẽ tập chung nghiên cứu những vấn đề xoay quanh đề tài “thực chất của bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, bao gồm các khái niệ

Trang 1

Hà Nội, ngày 14 tháng 2 năm 2022

Đề tài 12: Thực chất của bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa

xã hội ở Việt Nam.

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

Trang 2

1.3 Khái ni m c b n vếề quá đ đi lến ch nghĩa xã h iệơ ảộủộ 3

2 Đ c đi m c a th i kì quá đ lến ch nghĩa xã h iặểủờộủộ 4

2.1 Lĩnh v c kinh tếếự 4

2.2 Lĩnh v c xã h iựộ 4

2.3 Trến lĩnh v c chính trựị 4

2.4 Trến lĩnh v c t tự ư ưởng và văn hoá 5

3 Th c chấết c a s quá đ lến ch nghĩa xã h i b qua chếế đ t b n ch nghĩaựủựộủộ ỏộ ư ảủ 5

4 Tính tấết yếếu quá đ đi lến ch nghĩa xã h iộủộ 6

4.1 Tính tấết yếếu khách quan c a th i kỳ quá đủờộ 6

4.2 Tính tấết yếếu khách quan c a th i kỳ quá đ đi lến ch nghĩa xã h i Vi t Namủờộủộ ở ệ 7

II PHƯƠNG HƯỚNG, NHI M V C B N C A TH I KỲ QUÁ Đ LỀN CH NGHĨA XÃ H I ỆỤ Ơ ẢỦỜỘỦỘDO Đ NG C NG S N VI T NAM XÁC Đ NH.ẢỘẢỆỊ 8

1 Phương hướng c b nơ ả 8

2 M c tếu t ng quátụổ 11

3 Nhi m vệụ 12

3.1 Phát tri n l c lể ự ượng s n xuấết, cống nghi p hoá, hi n đ i hoá đấết nảệệạướ 12c3.2 Xấy d ng quan h s n xuấết m i theo đ nh hựệ ảớịướng xã h i ch nghĩaộủ 13

3.3 M r ng và nấng cao hi u qu kinh tếế đốếi ngo iở ộệảạ 13

C KỀẾT LU NẬ 14

Tài li u tham kh oệả 15

Trang 3

A.LỜI NÓI ĐẦU

Ngay từ những ngày đầu sáng lập, Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định con đường phát triển của dân tộc là quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa Đó luôn là đường lối tiến hành cách mạng nhất quán được chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra từ năm 1930 và ngày càng được hoàn thiện hơn trong các kì Đại hội Đảng gần đây Do vậy, bài tiểu luận này sẽ tập chung nghiên cứu những vấn đề xoay quanh đề tài “thực chất của bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tiến lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”, bao gồm các khái niệm, đặc điểm, tính chất, tính tất yếu khách quan, phương hướng, nhiệm vụ cơ bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam xác định.

Lý luận của tiểu luận này xuất phát từ lý thuyết đến thực tiễn nhận thức bao gồm những lý luận dựa trên cơ sở các quan điểm luận nguyên lý của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và các chính sách của Nhà nước Việt Nam Đi kèm theo đó, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cũng sẽ được tiếp thu và sử dụng trong bài tiểu luận này.

B NỘI DUNG

I LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUÁ ĐỘ ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1 Giải thích một số khái niệm 1.1 Khái niệm xã hội chủ nghĩa

Chủ nghĩa xã hội bao gồm các tư tưởng chính trị ủng hộ một hệ thống kinh tế - xã hội mà trong dó các sở hữu và các tài sản đều thuộc quyền sở hữu của toàn thể cổng đồng Điều này nhằm mục đích đưa xã hội tiến đến sự công bằng về kinh tế cũng như đẩy mạnh sự hợp tác tốt hơn Quyền điều khiển có thể là trực tiếp qua một tập thể như hình thức công đoàn hoặc gián tiếp qua hình thức nhà nước Đánh giá theo khía cạnh kinh tế, đặc tính của chủ nghĩa xã hội là sự sở hữu của các phương tiện sản xuất đã được “cộng đồng hoá”.

Trang 4

1.2 Khái niệm tư bản chủ nghĩa

Chủ nghĩa tư bản được đánh giá là một hình thái kinh tế - xã hội phát triển cao của loài người, xuất hiện đầu tiên tại Châu Âu, được hình thành và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến Châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Anh và Hà Lan ở thế kỉ XVIII Sau cách mạng Pháp cuối thế kỉ XVIII, hình thái chính trị của nhà nước tư bản chủ nghĩa dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại Châu Âu và dần dần loại bỏ hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc Và sau này hình thái chính trị, kinh tế, xã hội tư bản chủ nghĩa lan rộng ra khắp Châu Âu và toàn thế giới.

Chủ nghĩa xã hội được tiếp nhận theo bốn nghĩa Đầu tiên, chủ nghĩa xã hội là phong trào thực tiễn, phong trào đấu tranh của nhân dân tầng lớp lao động chống các giai cấp thống trị Tiếp theo, chủ nghĩa xã hội là trào lưu tư tưởng, lý luận phản ảnh lý tưởng giải phóng nhân dân lao động khỏi áp bức, bóc lột, bất công Thứ ba, chủ nghĩa xã hội còn mang tính khoa học về sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, khoa học về những quy luật và tính quy luật chính trị - xã hội của quá trình chuyển biến từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản Và cuối cùng, chủ nghĩa xã hội được đánh giá là một chế độ xã hội hiện thực mang nhiều tính tích cực, xã hội chủ nghĩa, giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.

1.3 Khái niệm cơ bản về quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội

Thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc, toàn diện và lâu dài trên toàn bộ lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm gây dựng những tiền đề vật chất cho xã hội mới Bắt đầu từ khi giai cấp công nhân và nhân dân lao động giành được chính quyền nhà nước, bắt tay cải tổ và xây dựng xã hội mới, đến khi những nguyên tắc căn bản của xã hội chủ nghĩa được thực hiện.

Ngay cả những nước đã có nền kinh tế rất phát triển, bất cứ quốc gia nào tiến lên chủ nghĩa xã hội cũng đều phải trải qua thời kỳ quá độ Để giải thích, tuy lực lượng sản xuất ở các nước này đã phát triển cao, nhưng vẫn còn cần phải cải tạo và cần xây dựng quan hệ sản xuất mới, xây dựng nền văn hoá mới Dĩ nhiên, về khách quan, những nước phát triển có nhiều thuận lợi hơn dẫn đến thời kỳ quá

Trang 5

độ ngắn hơn Đối với Việt Nam, một nước nông nghiệp lạc hậu đi lên chủ nghĩa xã hội nhưng bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, thì lại càng phải trải qua một thời kỳ quá độ lâu dài.

2 Đặc điểm của thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội

Đặc điểm khái quát chung nhất của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội là những nhân tố mới và tàn dư của xã hội cũ đều tồn tại, đan xen lẫn nhau trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, chính trị, tư tưởng, văn hoá, tập quán xã hội.

2.1 Lĩnh vực kinh tế

Bên cạnh những thành phần kinh tế cơ bản của chủ nghĩa xã hội, nhiều thành phần kinh tế, thành phần đối lập vẫn còn tồn tại Những mảng, những phần, những bộ phận của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội xen kẽ, tác động với nhau, lồng vào nhau Để giải thích rõ hơn, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội tồn tại nhiều thành phần kinh tế của cả xã hội chủ nghĩa lẫn tư bản chủ nghĩa, thành phần kinh tế, cả thành phần kinh tế hàng hoá nhỏ cùng tồn tại và phát triển, vừa hợp tác thống nhất vừa mâu thuẫn, cạnh tranh với nhau gay gắt Sự tồn tại của nhiều hình thức cơ bản khác nhau về tư liệu sản xuất như sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân,… kéo theo nhiều hình thức phân phối lao động trong xã hội

2.2 Lĩnh vực xã hội

Kết cấu kinh tế nêu trên đã quy định cơ cấu xã hội – giai cấp chưa thuần nhất, vẫn còn tồn tại nhiều giai cấp, tầng lớp khác nhau, do vậy không thể tránh khỏi sự đối lập – đối kháng nhất định giữa: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp chi thức, giai cấp tư sản…

2.3 Trên lĩnh vực chính trị

Cuộc đấu tranh giai cấp vẫn chưa đến hồi kết mà còn diễn ra gay go, quyết liệt và lâu dài giữa hai giai cấp vô sản và tư sản, giữa con đường phát triển đất nước

Trang 6

lên chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa tư bản, với những hình thức và nội dung mới.

Nhà nước của giai cấp công nhân và nhân dân lao được gây dựng, củng cố và không ngừng hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ những quyền cơ bản của nhân dân, thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ và Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

2.4 Trên lĩnh vực tư tưởng và văn hoá

Chủ nghĩa Mác – Lênin đóng vai trò hệ tư tưởng chủ đạo Bên cạnh hệ tư tưởng chủ đạo của giai cấp công nhân, nhiều loại tư tưởng, văn hoá tinh thần khác nhau vẫn còn tồn tại, bao gồm cả những tư tưởng, văn hoá mang tính đối lập Song song với những bước tiến trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, các thành phần, các nhân tốt mang tính chất xã hội chủ nghĩa sẽ ngày càng phát triển và vươn lên chiếm vị trí chi phối trên mọi lĩnh vực.

3 Thực chất của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa

Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam sẽ kéo dài hơn so với những nước đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nước tư bản chủ nghĩa tư bản phát triển Điều này có thể được giải thích bằng điều kiện lạc hậu của đất nước sau khi giành được chính quyền từ tay thực dân, việc tạo lập cơ sở vật chất, kỹ thuật vô cùng khó khăn, chưa đủ tiền đề kinh tế cho chủ nghĩa xã hội phát triển Thực chất của sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua tư bản chủ nghĩa có thể được giải thích qua việc nhà nước của giai cấp vô sản và nhân dân lao động đảm bảo lịch sử phát triển lực lượng sản xuất, tạo điều kiện vật chất, kỹ thuật và các quan hệ xã hội tương ứng với điều kiện vật chất ấy, tạo cơ sở thực hiện cho chủ nghĩa xã hội Đây thực chất là nhiệm vụ đáng lẽ giai cấp tư sản đảm nhận nếu đất nước trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa.

Do vậy, nói nước Việt Nam quá độ lên chủ nghĩa xã hội không qua tư bản chủ nghĩa có thể được lý giải bằng việc nước ta sẽ bỏ qua giai đoạn trong đó giai

Trang 7

cấp tư sản nắm chính quyền Cũng như vậy, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa không nắm giữ vai trò thống trị trong nền kinh tế.

Nhưng để tạo lập cơ sở vật chất, kỹ thuật chủ nghĩa xã hội, những vấn đề có tính quy luật của quá trình phát triển kinh tế mà giai cấp tư sản đã từng làm ở các nước đã trải qua chế độ tư bản chủ nghĩa cũng phải được tuân thủ Cùng với đó, những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa cũng phải được kế thừa, đặc biệt là khoa học và công nghệ Như vậy, những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, sự hợp tác kinh tế quốc tế đa phương, đa dạng cho phép chúng ta tận dụng đại công nghiệp của cả thế giới để có thể rút ngắn quá trình phát triển kinh tế đất nước.

Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đã khẳng định rằng: “con đừng đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, những tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loạt đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại”.

Do vậy, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội mang đặc trưng cơ bản nhất là phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nhằm xây dựng Việt Nam thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại có mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

4 Tính tất yếu quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội 4.1 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ

Sau khi giai cấp công nhân, nhân dân lao động giành được chính quyền, điểm xuất phát về kinh tế, xã hội của xã hội tiền tư bản và tư bản còn thấp, còn thiếu những tiền đề vật chất, văn hoá và tinh thần để thực hiện những chuẩn mực, nguyên tắc của chủ nghĩa xã hội Kèm với đó, trong lòng xã hội mới còn tồn tại nhiều tàn dư của các xã hội tiền tư bản, cần có thời gian cải tạo, xây dựng Các giai cấp, phe phái phản động chỉ bị đánh đổ về chính trị, chúng còn có những cơ

Trang 8

sở vật chất nhất định, nên sẽ ra sức đòi lại quyền lợi đã mất, vì vậy cần có thời kỳ đấu tranh, cải tạo chúng.

Công việc xây dựng chủ nghĩa xã hội là một công việc mới mẻ, khó khăn, phức tạp, chưa có tiền lệ trong lịch sử nên cần phải có thời gian để trải nghiệm, xây dựng, củng cố vững chắc Do đó, sự tồn tại của thời kỳ quá độ là tất yếu khách quan, nhưng tuỳ theo điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội ở mỗi quốc gia khác nhau mà thực hiện quá độ gián tiếp hay trực tiếp, với quá trình dài, ngắn khác nhau Mọi biểu hiện nôn nóng, đốt cháy giai đoạn, chủ quan duy ý chí, máy móc, siêu hình cần được khắc phục khi thực thi các nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội… của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

4.2 Tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tại Việt Nam, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bắt đầu từ năm 1954 ở miền Bắc và từ năm 1975, sau khi đất nước đã được thống nhất và hoàn toàn độc lập, cách mạng dân tộc - dân chủ nhân dân đã hoàn toàn thắng lợi trên phạm vi cả nước thì cả nước cùng tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa, cùng quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một thời kỳ lịch sử mà: “Nhiệm vụ quan trọng nhất của chúng ta là phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội,… tiến dần lên chủ nghĩa xã hội, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hoá và khoa học tiên tiến Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài”

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử đối với Việt Nam trong thời thời điểm toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội Thực tiễn đã chứng minh rằng chủ nghĩa tư bản đã trở lên lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội xã hội chủ nghĩa Mặc dù hiện nay, với những lỗ lực để thích nghi với tình hình mới, chủ nghĩa tư bản thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt ra khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó, những

Trang 9

mâu thuẫn này không dịu đi mà ngày càng trở lên gay gắt và sâu sắc hơn Do vậy, chủ nghĩa tư bản không được coi là tương lai của nhân loại Đặc điểm của thời đại ngày nay là thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn cầu Quá trình cải tổ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội xã hội chủ nghĩa không phải là quá trình cải lương, duy ý chí, mà là quá trình sôi động cách mạng trải qua nhiều giai đoạn phát triển khách quan, phù hợp với quy luật của lịch sử Chủ nghĩa xã hội khoa học, tự do, dân chủ và nhân đạo mà người dân Việt Nam và loài người tiến bộ đang tiến tới luôn dại diện cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện lợi ích của người lao động, là hình thái kinh tế - xã hội tiên tiến hơn chủ nghĩa tư bản Quá trình cách mạng đó vì sự nghiệp cao cả là giải phóng con người, vì sự phát triển tự do và toàn diện của con người, vì tiến bộ chung của nhân loại Đi theo dòng chảy của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử.

Cách mạng Việt Nam phát triển theo đường lối độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội Tính tất yếu lịch sử ấy đã được hình thành từ những năm 20 của thế kỷ XX Nhờ đi theo đường lối ấy, nhân dân Việt Nam đã làm nên một Cách mạng Tháng Tám thành công, đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc Ngày nay, nếu muốn giữ vững được độc lập, tư do cho dân tộc, thực hiện được mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh thì chỉ có cách là đi lên chủ nghĩa xã hội Sự lựa chọn đường lối độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nước ta, như vậy là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại Điều đó cũng đã thể hiện sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế tộ tư bản ở Việt Nam ta là một tất yếu lịch sử.

II PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI DO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM XÁC ĐỊNH.

1 Phương hướng cơ bản

Cương lĩnh 1991 đã nêu bảy phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta Bả phương hướng này đồng thời cũng là những định hướng xã hội chủ nghĩa trong sự phát triển của đất nước.

Trang 10

Một là, “xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, lấy liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng Cộng sản lãnh đạo Thực hiện đầy đủ quyền dân chủ của nhân dân, giữ nghiêm kỷ cương xã hội, chuyên chính với mọi hành động xâm phạm lợi ích của Tổ quốc và của nhân dân” Phương hướng này chỉ rõ bản chất giai cấp, tính nhân dân của Nhà nước Việt Nam Thông qua Nhà nước, nhân dân ta có công cụ mạnh mẽ, sắc bén để thực hiện quyền làm chủ của mình, đưa đất nước quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội.

Để đảm bảo dân chủ xã hội chủ nghĩa được thực thi đầy đủ và đúng đắn, cần phải đấu tranh phê phán quan điểm và hành vi quan liêu, xa rời quần chúng, quan điểm dân chủ phi giai cấp, dân chủ quá trớn, thiếu kỷ cương… không phù hợp với bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.

Hai là, “phát triển lực lượng sản xuất, công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại gắn liền với phát triển một nền nông nghiệp toàn diện là nhiệm vụ trung tâm nhằm từng bước xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, không ngừng nâng cao năng suất lao động xã hội và cải thiện đời sống nhân dân” Trong tình hình và điều kiện kinh tế Việt Nam còn kém phát triển, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là phát triển lực lượng sản xuất Cùng với đó, do sự phát triển mạnh mẽ của cách mạng khoa học và công nghệ, công nghiệp hoá ở nước ta hiện nay phải theo hướng hiện đại.

Ba là, “phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất, thiết lập từng bước quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa từ thấp đến cao với sự đa dạng về hình thức sở hứu Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước Kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân Thực hiện nhiều hình thức phân phối, lấy phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả kinh tế là chủ yếu” Phương hướng này thể hiện sâu sắc hơn, sáng tỏ hơn quan niệm về xây dựng quan hệ sản xuất trên ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối, phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất hiện nay, bảo đảm sự gắn bó hữu cơ ngay trong từng bước phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; khắc phục quan điểm duy ý chí, muốn nhanh chóng xác lập ngay quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, chế độ công hữu chiếm ưu thế, trong khi trình độ của lực lượng sản xuất còn thấp Quan điểm phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần dựa trên nhận thức đầy đủ hơn về những ưu thế và

Ngày đăng: 20/04/2024, 08:13

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w