1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hướng dẫn môn học Luật Dân sự -Tập 1. Phạm Văn Tuyết chủ biên, Lê Kim Giang, Vũ Thị Hồng Yến, Hoàng Thị Loan (Phần 2)

217 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hướng dẫn môn học Luật Dân sự - Tập 1. Chiếm hữu và quyền sở hữu
Tác giả Phạm Văn Tuyết, Lê Kim Giang, Vũ Thị Hồng Yến, Hoàng Thị Loan
Chuyên ngành Luật Dân sự
Thể loại Hướng dẫn môn học
Định dạng
Số trang 217
Dung lượng 44,51 MB

Nội dung

- Dựa vào ý chí của chủ thê thi căn cứ xác lập quyền sở hữu được phân thành hai loại sau đây: + Xác lập quyên sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu: Là căn cứ mà theo đó quyên sở hữu về tài s

Trang 1

Mục 9 Chiếm hữu và quyên sở hữu

theo quy định của pháp luật thì việc chiếm hữu đó mới được coi

là có căn cứ pháp luật.

7 Cất giữ tài sản do người khác bỏ quên luôn bị coi là

chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

Khang định trên là sai Vi trong trường hợp người cất giữ tài

sản do người khác bỏ quên đã thực hiện day du các thủ tục theoquy định của pháp luật thì việc chiếm hữu đó được coi là có căn

cứ pháp luật.

8 Một người mua phải đồ trộm cap là người chiếm hữukhông có căn cứ phap luật và không ngay tinh

Khăng định trên là sai Có thể là người chiếm hữu ngay tình

9 Chiếm hữu không có căn cứ pháp luật là chiếm hữu

không công khai

Khang định trên là sai Có thể vẫn chiếm hữu công khai

10 Quyên sở hữu là một quyền tài sản

Khang định trên là đúng Đây là một loại quyên đối với tàisản: là vật quyền tuyệt đối, là cơ sở hình thành các quyền khác

đối với tài sản

II Nếu người chiếm hữu ngay tình mà cho người khácthuê tài sản thì không còn chiém hữu liên tục tài sản

Khăng định trên là sai, theo khoản 3 Điều 153 BLDS 2015

và chi chấm dứt nếu bán, đôi cho người khác

Trang 2

HƯỚNG DẪN MÔN HOC - LUAT DÂN SỰ* 7áp 7

12 Từ bỏ quyển sở hữu là thực hiện quyền định đoạt doivoi tài sản

Khăng định trên là đúng, theo Điều 192 BLDS 2015

13 Người chiếm hữu tài sản đã mua thông qua một giaodịch hợp pháp là người có quyên chiếm hữu tài sản dochủ sở hữu (người bán) chuyển giao quyên chiếm hituKhăng định trên là sai Người đã mua tài sản hợp pháp trở

thành chú sở hữu của tài sản đã mua Vì vậy, họ chiếm hữu tải

sản đó là với tư cách chủ sở hữu của tài sản.

14 Người được chuyên giao quyén Chiêm hitu có quyén

Chiêm hữu tài sản đó nhự một chủ sở hữu

Khăng định trên là sai Vì người được chuyển giao

quyền chiếm hữu tài sản phải năm giữ quan lý tài sản đó

theo nội dung thỏa thuận giữa họ với người chuyển giao

quyên chiếm hữu

15 Các chủ thể thuộc trường hợp chiếm hữu có căn cứpháp luật thì có quyên chiếm hiữu tài sản như nhau

Khang định trên là sai Vì khi chiếm hữu tài sản củamình, chủ sở hữu thực hiện hành vi chiếm hữu theo ý chí của

mình Còn người được chủ sở hữu uỷ quyên quản lý tài sản

phải thực hiện quyền chiễm hữu tài sản đó trong phạm vi,theo cách thức, thời hạn do chủ sở hữu xác định.

Trang 3

Mục 9 Chiếm hữu và quyên sở hữu

16 Những người có quyền sử dụng tai sản được sử dungtài sản nhự nhau

Khang định trên là sai Vì khi thực hiện quyền sử dụng đối

với tài sản của minh, chủ sở hữu được quyên khai thác côngdụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản theo ý chí của mình mà không phụ thuộc vào ý chí của người khác, còn người được chủ

sở hữu chuyền giao quyên sử dụng tài sản chỉ được sử dụng tai

sản trong phạm vi quyển sử dung được chuyên giao Chang hạn,

bên thuê tải sản có thể chỉ được khai thác công dụng đúng vớitính năng của tài sản thuê.

l7 Khi chu sở hitu uy quyền hoặc chuyển giao quyénchiếm hữu cho chủ thé khác thì người duoc uy quyền

hoặc được chuyển giao quyền chiếm hữu phải là người cóđây đủ năng lực hành vì dân sự

Khang định trên là sai Vì cá nhân từ đủ 15 tuổi trở lên đã

có thé là chủ thé đại diện theo ủy quyên theo quy định tại

Trang 4

HƯỚNG DAN MÔN HOC - LUAT DAN SỰ * 74p

thì việc sử dụng tài sản là việc làm cho tài sản không còn ton tạihoặc thay đối trạng thái tổn tại trong thực tế

20 Người nào có quyền chiêm hữu tai san thì có quyén sử dung tai sản đó

Khang định trên là sai Vì néu không có thỏa thuận khác thì

người được chủ sở hữu tài san chuyển giao quyền chiếm hữu taisản thông qua ủy quyên quản lý tài sản hoặc thông qua hợp đồnggửi giữ tài sản là người có quyền chiếm hữu tải sản nhưng không

có quyên sử dụng tài sản đó

21 Chủ sở hữu có toàn quyên định đoạt đối với tài sảnthuộc sở hitu của mình

Khang định trên là sai Vì trừ trường hợp hạn chế quyền

định đoạt quy định tại Điều 196 BLDS 2015

22 Chi chit sở hữu mới có day đủ ba quyên năng chiếm

hữu, sử dụng, định đoạt dỗi với tài sản

Khăng định trên là sai Vì chủ sở hữu có thể ủy quyền chongười khác cả ba quyên năng này

23 Khi định đoạt số phận pháp lý của tai sản, người địnhđoạt tài sản phải xác lập với người khác một giao dịch dân sựKhang định trên là sai Vi chi trong trường hợp việc địnhđoạt tài sản được thực hiện thông qua việc chuyển giao quyền sởhữu tai san thì người định đoạt mới phải xác lập với người khác

một giao dịch dân sự.

Trang 5

Mục 9 Chiếm hữu và quyên sở hữu

24 Khi định đoạt số phận pháp lý của tài sản, người định

doat tài san có thê phải xác lập với người khác mot giao

dich dan sự

Khang định trên là đúng Vi nếu hành vi định đoạt tai sản làm

thay đổi tình trạng pháp lý của tài sản ở dạng chấm dứt quyền sở

hữu ở người này nhưng phát sinh quyền sở hữu ở người khác thì

việc định đoạt phải thông qua một giao dịch dân sự.

25 Nguoi không phải là chủ sở hữu tai sản van có thé có qHyên định đoạt tải sản do

Khăng định trên là đúng Vì Điều 195 BLDS 2015 đã xác

định: “Newoi không phải là chủ sở hữu tài san chỉ có quyên định đoạt tài sản theo uy quyên của chủ sở hữu hoặc theo quy định cua pháp luật".

26 Quyên định đoạt của chủ sở hữu doi với tai sản của

minh không bị hạn chế

Khang định trên là sai Vì quyền định đoạt có thé bị hạn chếtrong trường hợp pháp luật có quy định Chang hạn, khi tải sản

đem bán là tài sản thuộc di tích lịch sử - văn hoá theo quy định

thì Nhà nước có quyên ưu tiên mua

27 Trong trường hợp pháp nhân, cá nhân, chú thể khác cóquyên wu tiên mua doi với tài sản nhất định theo quy địnhcủa pháp luật thì khi ban tài sản, chủ sở hữu phải dànhquyên tru tiên mua cho các chủ thể đó

Khang định trên là đúng, theo khoản 2 Điều 196 BLDS 2015

Trang 6

HƯỚNG DAN MON HOC - LUAT DÂN SỰ * 74p

CÂU HOI TỰ LUẬN, VAN DAP

1 Phân biệt giữa chiém hữu ngay tình và chiếm hữu không

ngay tình? Ÿ nghĩa pháp ly cua việc xác định chiếm hữu ngay

tình và chiếm hữu không ngay tình?

2 Phan tích nội dung các quyên cua quyên sở hữu? Cho vi

đụ mình họa?

3 Phan tích va lấy vi du minh họa nội dung Diéu 184

BLDS 2015 quy định “suy đoán về tinh trạng và quyền của

người chiếm hữu ”?

4 Nêu vai trỏ, ý nghĩa của chế định chiếm hữu trongBLDS 2015?

5 Phân biệt chiếm hữu va quyên chiếm hữu?

6 Phân tích hậu quả pháp ly của chiếm hữu?

Trang 7

Mục 10CĂN CU XÁC LAP, CHAM DUT QUYEN SỞ HỮU

1 Can cứ xác lập quyền sở hữu

1.1 Khải niệm vê căn cứ xác lập quyên sớ hữu

Là các sự kiện xảy ra trong đời sông mà theo đó quyên sở hữu tài sản được xác lập đôi với một hoặc nhiều chủ thê nhât định.

1.2 Phân loại căn cứ xác lập quyên sở hitu

Có thé dựa vào các tiêu chi sau đây dé phân loại căn cứ xác

lập quyên sở hữu:

- Dựa vào nguôn gốc hình thành quyền sở hữu thì căn cu

xác lập quyền sở hữu được phân thành hai loại sau đây:

+ Căn cứ dau tiên: Là những căn cứ mà theo đó làm xác lập

quyền sở hữu về tài sản đôi với chủ thê mà chủ thê đó là chủ sở

hữu đầu tiên đối với tài sản đó

+ Căn cứ kế tục: Là những căn cứ mà theo đó làm xác lập

quyên sở hữu về tài sản ở chủ thể này nhưng lại làm chấm dứt

quyền sớ hữu về tài sản đó ở chủ thê khác.

- Dựa vào phạm vi quyển sở hữu được xác lập thì căn cứxác lập quyền sở hữu được phân thành hai loại sau đây:

+ Can cư riêng biệt: Là các căn cử mà theo đó chỉ làm xác lập

Trang 8

HƯỚNG DAN MÔN HOC - LUẬT DÂN SỰ * 74p 1

quyên sở hữu vé tài sản dưới một hình thức sở hữu nhât định là sở

hữu nhà nước Bao pgôm: Trưng mua tài sản và tịch thu tài san.

+ Căn cứ chung: Là các căn cứ mà theo đó có thê xác lập

quyên sở hữu về tài sản đưới nhiêu hình thức sở hữu khác nhau Bao gôm các căn cứ còn lại.

- Dựa vào ý chí của chủ thê thi căn cứ xác lập quyền sở hữu

được phân thành hai loại sau đây:

+ Xác lập quyên sở hữu theo ý chí của chủ sở hữu: Là căn

cứ mà theo đó quyên sở hữu về tài sản có được xác lập hay

không déi với chủ thể phụ thuộc vào ý chí của người đó (các căn

cứ từ thứ nhất đến thứ năm thuộc mục 1.3 dưới đây)

+ Xác lập quyên sở hữu theo quy định của pháp luật: Là

căn cứ mà theo đó quyên sở hữu về tài sản được xác lập trên cơ

sở quy định của pháp luật, không phụ thuộc vào ý chí của người

được xác lập quyên sở hữu (các căn cứ từ thứ sáu đến thứ mười

tám thuộc mục 1.3 dưới đây).

1.3 Các căn cứ cụ thé xác lập quyỀn sở hữu

- Thông qua lao động sản xuất, kinh doanh

Người lao động, người tiễn hành hoạt động sản xuất, kinhdoanh hợp pháp có quyên sở hữu đối với tai sản do lao động, dohoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, ké từ thời điểm có

được tài sản đó Ví dụ: Người lao động sở hữu khoản tiền do được trả công lao động.

Trang 9

Mục 10 Căn cứ xác lập, cham dứt quyên sở hữu

- Thông qua hợp đông dân sự

Người được giao tài sản thông qua hợp đồng mua bán, tặngcho, trao đôi cho vay tài sản có quyền sở hữu tài sản đó kê từthời điểm chuyển giao tài sản, nếu các bên không có thoả thuận

khác hoặc pháp luật không có quy định khác Ví dụ: Người mua

xe có quyển sở hữu chiếc xe đó |

- Thông qua việc thu hoa lợi, lợi tức

Chu sở hữu, người sử dụng tài sản có quyên sở hữu đối vớihoa lợi, lợi tức theo thoa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

kê từ thời điểm thu được hoa lợi, lợi tức đó Ví dụ: Người thu

trái cây từ vườn cây ăn quả của mình.

- Thông qua thừa ké

Người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản được thừa kế

ké từ thời điểm nhận di sản thừa kế Ví dụ: A chết, di sản của A

do hai người thừa kế theo pháp luật là B, C hưởng Di sản thừa

kế của A sẽ thuộc sở hữu của B và € ké từ thời điểm họ thực

hiện xong thủ tục khai nhận di sản.

- Xác lập quyên sở hữu đối với tài sản bị trưng mua

Khi tài sản bị trưng mua theo quyết định của cơ quan nhànước có thâm quyển vì lý do quốc phòng, an ninh và vi lợi ích

quốc gia thì quyền sở hữu đối với tài sản đó thuộc sở hữu nhànước kê từ thời điểm quyết định của co quan nhà nước có thâm

quyên có hiệu lực pháp luật

Trang 10

HUONG DẪN MON HOC - LUAT DAN SỰ * 74p ?

- Xác lập quyên sở hữu trong trường hợp sáp nhập

Nếu sáp nhập tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau tạothành một vật mới không chia được thì xác lập quyền sở hữu đôi với vật mới tạo thành được xác định theo các trường hợp sau:

Thứ nhất, trong trường hợp tài sản của các chủ sở hữu khácnhau không thê xác định tài sản đem sáp nhập là vật chính hoặcvật phụ thì vật mới được tạo thành là tài sản thuộc sở hữu chung

của các chủ sở hữu đó;

Thứ hai, nêu tài sản đem sáp nhập là vật chính và vật phụthì vật mới được tạo thành thuộc chủ sở hữu vật chính, ké từ thờiđiểm vật mới được tạo thành; chủ sở hữu tài sản mới phải thanh

toán cho chủ sở hữu vật phụ phan gia trị của vật phụ đó, nếu

không có thoả thuận khác.

Thứ ba, khi một người sáp nhập tài sản là động sản củangười khác vào tài sản là động sản của mình, mặc dù đã biết

hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng khôngđược sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì chủ sởhữu tài sản bị sáp nhập được xác lập quyên sở hữu đối vật mớitạo thành nhưng phải thanh toán cho người sáp nhập giá trị tàisản của người đó Nếu chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập không

nhận tài sản mới tạo thành thì quyên sở hữu về tài sản này được

xác lập ở người sáp nhập sau khi ho đã thanh toán phan giá trị tàisản bị sáp nhập và bôi thường thiệt hại (nếu có) cho chu sở hữutài sản bi sáp nhập.

Thứ tu, khi một người sáp nhập tài sản là động sản cuangười khác vào tài sản là bất động sản của mình, mặc dù đã biết

Trang 11

Mục 10 Căn cứ xác lập, cham dứt quyên sở hữu

hoặc phải biết tài sản đó không phải là của mình và cũng khôngđược sự đồng ý của chủ sở hữu tài sản bị sáp nhập thì quyên sởhữu vật mới tạo thành thuộc sở hữu của người sáp nhập nhưngngười này phải thanh toán phần giá trị tài sản bị sáp nhập và bôi

thường thiệt hại (nếu có) cho chủ sở hữu tải sản bi sáp nhập

- Xác lập quyên sở hữu trong trường hợp trộn lan

Nếu tài sản của nhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn vớinhau tạo thành vật mới không chia được thì xác lập quyên sở hữu

đôi với vật mới tạo thành được xác định theo các trường hợp sau:

Thứ nhát, nêu việc trộn lân tài san là ngay tình thì vật mới tạo thành thuộc sở hữu chung của các chủ sở hữu đó, kê từ thời

điểm trộn lẫn.

Thứ hai, khi một người đã trộn lẫn tài sản của người khácvào tai san của mình, mặc dù đã biết hoặc phải biết tài sản đó

không phải của mình và không được sự đồng ý của chủ sở hữu

tài sản bị trộn lẫn thì chủ sở hữu tài sản bị trộn lẫn được xác lậpquyền sở hữu đối với vật mới tạo thành nhưng phải thanh toáncho người đã trộn lẫn phần giá trị tài sản của người đó Nếu

người bị trộn lẫn tai sản không muốn nhận tài sản mới thì tài san

mới thuộc sở hữu của người trộn lẫn sau khi đã thanh toán phần

gia trị tài sản bị trộn lẫn và bôi thường thiệt hại (nếu có) cho

người có tài sản bị trộn lẫn

- Xác lập quyền sở hữu trong trường hợp chế bién

Néu tai san duoc ché bién tao thanh tai san mdi thi xac lap

Trang 12

HƯỚNG DAN MON HOC - LUẬT DÂN SỰ * 74p!

quyên sở hữu đối với tài sản tạo thành do chế biến được xác định

theo các trường hợp sau đây:

Thứ nhất, người dùng nguyên vật liệu của mình để chế biếnthì vật mới tạo thành thuộc sở hữu của họ.

Thứ hai người dùng nguyên vật liệu thuộc sở hữu cua người khác đê chê biên mà ngay tình thì trở thành chủ sở hữu của tài sản mới nhưng phải thanh toán giá trị nguyên vật liệu, bôi thường thiệt hại cho chủ sở hữu nguyên vật liệu đó.

Thứ ba, trong trường hợp người chế bién không ngay tìnhthì chủ sở hữu nguyên vật liệu có quyên yêu câu giao lại vật mới; nêu có nhiêu chủ sở hữu nguyên vật liệu thì những người

này là đông chủ sở hữu theo phân đôi với vật mới được tạo thành, tương ứng với gia tri nguyên vật liệu của mỗi người Chu

sở hữu nguyên vật liệu bị chê biên không ngay tỉnh có quyên

yêu cau người chế biến bồi thường thiệt hai

- Xác lập quyên sở hữu dối với tài sản vô chủ

Người đã phát hiện tài san vô chủ là động sản thì có quyên

sở hữu tài sản đó theo quy định của pháp luật; nếu tài sản đượcphát hiện là bất động sản thì thuộc về Nhà nước

- Xác lập quyên sở hữu đối với tài sản không xác địnhđược chủ sở hữu

Người phát hiện tài sản không xác định được ai là chủ SỞ hữu phải thông bao hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dan cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Trang 13

Mục 10 Căn cứ xác lập, cham dứt quyền sở hữu

Việc giao nộp phải được lập biên bản, trong đó ghi rõ họ,

tên, địa chỉ của người giao nộp, người nhận, tình trạng, sô lượng, khôi lượng tải sản giao nộp.

Uy ban nhân dân cap xã hoặc công an cap xã đã nhận tai sản phải thông báo cho người phát hiện vê kêt quả xác định chủ sở hữu Trong trường hợp tài sản không xác định được ai là chủ sở

hữu là động san thì sau một năm, kê từ ngày thông báo côngkhai, mà vẫn không xác định được ai là chủ sở hữu thì động sản

đó thuộc sở hữu của người phát hiện theo quy định của pháp

luật; nếu tài san là bất động san thì sau năm năm, kế từ ngàythông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sớ hữu thì

bất động san đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện được hưởng

một khoán tiền thuong theo quy định của pháp luật

- Xác lập quyên sở hữu đôi với tài sản bị chôn, giãu, bị vùi lap, chim dam được tìm thay

Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lap, chim đắm dược tìm thay

mà không có hoặc không xác định được ai là chủ sở hữu thì sau

khi trừ chi phí tìm kiểm, bảo quản, quyên sở hữu dỗi với vật đó

được xác định theo các trường hợp sau đây:

Thứ: nhát, tài san được tìm thay là tài san thuộc đi tích lịch

sử - văn hoá theo quy định thì thuộc về Nhà nước; người tìmthấy vật đó được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định

của pháp luật.

Thứ: hai, tài sản được tìm thấy không phải là tài sản thuộc ditích lịch sit - văn hoá theo quy định mà có giá trị đến mười lần

Trang 14

HƯỚNG DẪN MON HOG - LUẬT DÂN SỰ * 74p!

mức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì thuộc sở hữu củangười tìm thấy; nếu tài sản tìm thấy có giá trị lớn hơn mười lầnmức lương cơ sở do Nhà nước quy định thì người tìm thấy đượchưởng giá trị bằng mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quyđịnh và 50% giá trị của phần vượt quá mười lần mức lương cơ

sở do Nhà nước quy định, phan giá trị còn lại thuộc về Nhà nước

- Xác lập quyên sở hữu doi với tài sản do người khác đánhrơi, bỏ quên

Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên màbiết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thôngbáo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chi củangười đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộpcho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất

dé thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tàisản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác địnhchủ sở hữu.

Nếu sau một năm, ké từ ngày thông báo công khai về tài sản

do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chu sở

hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận, thì quyền sở hữu đối với

tài sản đó được xác định theo các trường hợp sau đây:

Thứ nhát, nêu tài sản có giá trị dén mười lần mức lương cơ

sở do Nhà nước quy định thì tài sản đó thuộc sở hữu của người nhặt được.

Trang 15

Mục 10 Căn cứ xác lập, cham dứt quyên sở hữu

Thứ hai, nếu tài sản có giá trị lớn hon mười lần mức lương

cơ sở do Nhà nước quy định thì sau khi trừ chi phí bao quan,

người nhặt được được hưởng giá trị bằng mười lần mức lương

cơ sở do Nhà nước quy định và 50% giá trị của phần vượt quámười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định, phân giá trịcòn lại thuộc về Nhà nước.

Thứ ba, nếu tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc

di tích lịch sử - văn hoá theo quy định thì tài sản đó thuộc về Nhà nước: người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật.

- Xác lập quyên sở hữu doi với gia súc bị thất lạc

Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ và báo cho

Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú để thông báo côngkhai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại Chủ sở hữu nhận lại giasúc bị thất lạc phải thanh toán tiền công nuôi giữ và các chỉ phíkhác cho người bắt được

Sau sáu tháng, ké từ ngày thông báo công khai mà không

có người đến nhận thì gia súc và số gia súc được sinh ra trongthời pian nuôi giữ đó thuộc sở hữu của người bắt được; nếu gia

súc bắt được là gia súc thả rông theo tập quán thì thời hạn này

là một năm.

Trong thời gian nuôi giữ gia súc bị thất lạc, néu gia súc có

sinh con thì người bắt được gia súc được hưởng một nửa số giasúc sinh ra hoặc 50% giá trị số gia súc sinh ra và phải bồi thườngthiệt hại nếu có lỗi cỗ ý làm chết gia súc

Trang 16

HƯỚNG DAN MON HOC - LUẬT DÂN SU * 74p

- Xác lập quyền sở hữu dỗi với gia cam bị thất lạc

Trường hợp gia cầm của một người bị thất lạc, mà người

khác bắt được thì người bat được phải thông báo công khai dé

chủ sở hữu gia cam biết mà nhận lại Chủ sở hữu nhận lại giacầm bị thất lạc phải thanh toán tiên công nuôi giữ và các chỉ phíkhác cho người bắt được

Sau một tháng, kế từ ngày thông báo công khai mà không

có người đến nhận thì gia cầm và hoa lợi do gia cảm sinh ratrong thời gian nuôi giữ đó thuộc sở hữu của người bat được

Trong thời gian nuôi giữ gia cầm bị thất lạc, người bắt được

gia cầm được hưởng hoa lợi do gia cầm sinh ra và phải bồi thường thiệt hại nếu có lỗi cô ý làm chết gia cầm.

- Xác lập quyền sở hữu đối với vật nuôi dưới nước

Khi vật nuôi dưới nước của một người di chuyền tự nhiên

vào ruộng, ao, hô của người khác thì thuộc sở hữu của người có

ruộng, ao, hồ đó Trường hợp vật nuôi dưới nước có dấu hiệuriêng biệt để có thể xác định vật nuôi không thuộc sở hữu củamình thì người có ruộng, ao, hồ đó phải thông báo công khai déchủ sở hữu biết mà nhận lại Sau một tháng, ké từ ngày thông

báo công khai mà không có người đến nhận thì vật nuôi dướinước đó thuộc sở hữu người có ruộng, ao, hô

- Xác lập quyên sở hữu theo bản án, quyết định của Toà

an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác

Quyên sở hữu có thê được xác lập căn cứ vào bản án, quyêt

Trang 17

Mục 10 Căn cứ xác lập, cham dứt quyền sở hữu

định có hiệu lực pháp luật của Toà án, cơ quan nhà nước có thâm quyên khác.

- Xác lập quyén sở hữu theo thời hiệu

Người chiêm hữu, người được lợi về tài sản không có căn

cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn

mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản

thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, ké từ thời điểm bat dauchiếm hữu, trừ trường hợp BLDS, luật khác có liên quan quyđịnh khác.

- Xac lập quyên sở hữu doi với tài sản bị tịch thu

Khi tài san của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính

mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyển sở hữu đối với tài

sản đó thuộc sở hữu nhà nước kê từ thời điểm bản án, quyết định

của Toà án, quyết định của cơ quan nhà nước có thấm quyên

khác có hiệu lực pháp luật.

2 Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

21, Khái niệm

Là sự kiện xảy ra trong đời sống mà theo đó quyên sở hữu

về tài sản chấm dứt đối với một hoặc nhiều chủ thé nhất định

Trang 18

HUONG DAN MON HOC - LUẬT DAN SỰ * 74p

+ Chủ sở hữu chuyên giao quyên sở hữu cua minh cho người khác.

Khi chủ sở hữu chuyên giao quyền sở hữu của minh chongười khác thông qua hợp đồng mua bán, trao đồi, tặng cho, chovay hoặc thông qua việc để thừa kế thì quyền sở hữu đối với tàisản của người đó cham dứt ké từ thời điểm phát sirh quyền sởhữu của người được chuyên giao

+ Từ bỏ quyền sở hữu.

Chủ sở hữu có thé tự cham dứt quyền sở hữu đối với tài sảncủa mình băng cách tuyên bô công khai hoặc thực liện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyên chiêm hữu, sử dung và định đoạt tài sản đó Kê từ thời diém chủ sở hữu thực hiện hành vi tu

bỏ quyên sở hữu đôi với một tài sản thi quyên sở hữu về tài san

đó châm dứt đôi với họ.

- Chấm đứt quyên sở hữu theo quy định của pháp luật

+ Tài sản mà người khác đã được xác lập quyên ở hữu

Khi tài san bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cam bị that lạc, vật nuôi dưới nước di chuyên tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyên sở hữu hoặc tài sản mà người khác đã được xác lập theo thời hiệu thì châm dứt quyên sở hữu của chủ sở hữu

trước đó.

+ Tài sản bị trưng mua.

Khi tài sản bị trưng mua theo quyết định của cơ quan nhà

nước có thâm quyền vì ly do quốc phòng, an ninh và vì lợi ích

Trang 19

Mục 10 Căn cứ xác lập, cham dứt quyên sở hữu

quốc gia thì quyền sở hữu đối với tài sản của chủ sở hữu đócham dứt kế từ thời điểm quyết định của cơ quan nhà nước cóthâm quyên có hiệu lực pháp luật

+ Tài sản bị tịch thu.

Khi tài san của chủ sở hữu do phạm tội, vi phạm hành chính

mà bị tịch thu, sung quỹ nhà nước thì quyên sở hữu đôi với tài sản đó châm đứt kê từ thời diém bản án, quyết định của Toà án,

quyết định của co quan nhà nước có thâm quyền khác có hiệu

lực pháp luật.

+ Xu ly tài san đê thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu.

Nếu tài sản bị xử ly đê thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu

thì quyên sở hữu đôi với tài sản bị châm dứt theo một trong hai

thời điểm sau đây:

Mot là, châm dứt vào thời diém tài sản bi xử lý nêu việc xử

lý tài sản là đê thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu theo quyet định của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thâm quyên khác.

Hai là, cham dứt tại thời điểm phát sinh quyền sở hữu của

người nhận tài sản đó nếu việc xử lý tài sản là dé thực hiện nghĩa

vụ của chủ sở hữu không theo quyết định của Tòa án hoặc cơquan nhà nước có thắm quyên khác

- Cham dứt quyên sở hữu do sự kiện khác

+ Tài sản bị tiêu huỷ.

Khi tài sản bị tiêu huỷ thì quyền sở hữu đối với tài sản đóchâm dứt.

Trang 20

HUONG DAN MÔN HOC - LUẬT DÂN SỰ * Tap 1+ Tài san là vật tiêu hao đã được tiêu dùng hết.

Đôi với tài sản là vật tiêu hao thì khi chủ sở hữu tiêu dùng quyên sở hữu đôi với tài sản châm dứt theo mức tiêu dùng.

CÂU HOI BAN TRAC NGHIỆM VÀ GỢI Ý

1 Quyên sở hữu có thể được xác lập thông qua hành vi

của con người

Khang định trên là đúng Vì thông qua hành vi như mua tài sản thì quyên sở hữu đôi với tai sản có được từ mua bán được

xác lập ở người mua.

2 Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật có thểđược xác lập quyên sở hữu theo quy định tại Điều 230

BLDS 2015

Khang định trên là sai Vì chỉ người chiếm hữu có căn cứ pháp

luật mới được xác lập quyền sở hữu theo Điều 230 BLDS 2015

3 Người thừa kế được xác lập quyển sở hữu đổi với tài

sản ké từ thời điểm mở thừa kế

Khang định trên là đúng Vì theo Điều 614 BLDS 2015

4 Tài sản được tạo ra từ lao động sản xuất luôn thuộc sởhữu của người lao động sản xuất đó

Khăng định trên là sai Vì nêu người lao động sản xuât là người làm công ăn lương thì vật là tài sản tạo ra sẽ thuộc sở hữu

Trang 21

Mục 10 Căn cứ xác lập, cham dứt quyên sở hữu

của người sử dụng lao động người trực tiếp lao động dé tạo ra

tài san là vật đó được hướng mot khoản tiên lương/công theo thỏa thuận hoặc theo quy định cúa pháp luật.

5 Thông qua hop đông vay tai sản, quyên sở hữu về tài san vay được xác lập đôi với bên vay

Khăng định trên là đúng Vì Điều 464 BLDS 2015 đã xác

định: Bên vay tro thành chủ sở hữu tài sản vay kế từ thời điêm nhận tài sản đó.

6 Tài san tao ra từ sáp nhập tai san luôn thuộc sở hữu cua nguoi sap nhap tài sản

Khang định trên là sai Vì tài san tạo ra từ việc sáp nhập tai

sản chi thuộc sở hữu của người sáp nhập tài sản trong trường

hợp người đó sáp nhập động sản của người khác vào bất động

sản của mình hoặc trong các trường hợp người có động sản bị

sáp nhập không muốn nhận tài sản mới tạo ra từ việc sáp nhập

7 Tai san tao ra từ sáp nhập tai sản có thê thuộc sở hữu

của người sap nhập tài sản

Khăng định trên là đúng Trong trường hợp một người sáp

nhập động sản của người khác vào bất động sản của mình hoặc

trong các trường hợp người có tai sản bị sáp nhập không muốn

nhận tài sản mới tạo ra từ việc sáp nhập thì tài sản mới tạo thành thuộc sở hữu của người sáp nhập sau khi họ đã thanh toán giá trịphan tải san bị sáp nhập và bồi thường thiệt hại (nếu có) cho

người có tài sản bị sáp nhập.

Trang 22

HƯỚNG DAN MÔN HOC - LUẬT DÂN SỰ * 74p

8 Tài sản tạo thành do trộn lan tài sản luôn thuộc sở hữucủa người trộn lẫn tài sản

Khang định trên là sai Vì tài sản tạo thành do trộn lẫn tài

sản chỉ thuộc sở hữu của người trộn lẫn tài sản trong trường hợpngười có tài sản bị trộn lẫn không muốn nhận tài sản đó và

người trộn lẫn đã thanh toán giá trị phan tài sản bị trộn lẫn và bôi

thường thiệt hại (nếu có) cho người có tài sản bị trộn lẫn

9, Tài sản tạo thành do trộn lẫn tài sản luôn thuộc sở hữuchung của những người có tài sản trộn lan

Khăng định trên là sai Vì trong trường hợp tài sản củanhiều chủ sở hữu khác nhau được trộn lẫn với nhau tạo thành vật

mới không chia được thì vật mới chỉ là tài sản thuộc sở hữuchung của các chủ sở hữu đó, kể từ thời điểm trộn lẫn nếu việctrộn lẫn là ngay tinh

10 Người chiếm hữu gia súc không có căn cứ pháp luật

có thể được xác lập quyền sở hữu đối với gia súc đó theo

quy định tại Điêu 23I BLDS 2015

Khang định trên là sai Vì xác lập quyền sở hữu theo

Điều 231 BLDS 2015 chỉ áp dụng đối với người chiếm hữu có

căn cứ pháp luật.

Il Tai sản bị tiêu húy là một trường hop chủ sở hữu tw

bó quyên sở hữu doi với tài sản đó

Khẳng định trên là sai Vì theo quy định tại Điều 239 vàĐiều 242 BLDS 2015

Trang 23

Mục 10 Căn cứ xác lập, cham dứt quyên sở hữu

12 Do khoản I Điều 227 BLDS 2015 đã quy định: “Chủ

sở hữu của nguyên vật liệu được dem chế biến tạo thànhvật mới là chủ sở hữu cua vật mới được tao thành” nên

vật tạo thành do chế biến luôn thuộc sở hữu của ngườichế biến

Khang định trên là sai Vì vật mới tạo thành do chế biến chi

thuộc sở hữu của người chế biến nếu nguyên vật liệu được demchế biến là của họ hoặc việc chế biến là ngay tình dù nguyên vậtliệu là của người khác.

13 Người dùng nguyên vật liệu của người khác để chế

biến có thể được xác lập quyén sở hữu theo quy định cuapháp luật đỗi với tài sản tạo ra từ chế bién

Khăng định trên là đúng Người dùng nguyên vật liệu của

người khác dé chế biến có thé được xác lập quyên sở hữu đổi với

tài sản tạo ra từ chế bién nếu việc chế biến đó là ngay tình và họ

đã thanh toán giá trị phần nguyên vật liệu đem chế biển chongười có nguyên vật liệu đó.

14 Người phát hiện vat không xác định được at là chủ sở

hitu đã thực hiện đây đu thủ tục thông bao theo quy địnhcủa pháp luật thì sau một thời gian nhất định, tất cả vật

ma họ phat hiện thuộc sở hữu của họ

Khăng định trên là sai Vì nếu vật không xác định được ai làchủ sở hữu là bất động sản thì sau năm năm, kể từ ngày thông báo công khai vẫn chưa xác định được ai là chủ sở hữu thì bất

động sản đó thuộc về Nhà nước; người phát hiện chỉ được hưởngmột khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật

Trang 24

HƯỚNG DAN MON HỌC - LUẬT DÂN SỰ * Tap /

15 Xác lập quyên sở hữu theo thừa kế là xác lập quyên sởhữu theo quy định của pháp luật

Khang định trên là sai Việc có xác lập quyền sở hữu đối vớitài sản là di sản thừa kế hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý

chí của người thừa kế trong việc họ nhận hay từ chối việc hưởng

di sản Vì vậy, xác lập quyền sở hữu theo thừa kế là một trườnghợp xác lập theo y chí của chủ sở hữu.

16 Người chiếm hữu không có căn cứ pháp luật

có thé được xác lập quyên sở hữu theo quy định tại Điều

236 BLDS 2015

Khăng định trên là đúng Vì nếu người đó chiếm hữu liên

tục, công khai trong thời hạn do pháp luật quy định thì có thể

được xác lập quyền sở hữu

17 Khi một chủ sở hữu chuyển quyên sở hữu của mìnhcho người khác thì via là căn cw phát sinh vữa là căn cw Châm dứt quyên sở hữu

Khang định trên là đúng Vi theo quy định tại khoản 2

Điều 221 và khoản 1 Điều 237 BLDS 2015

18 Chỉ có chủ sở hữu tài sản gốc mới được xác lập quyên

sở hữu đỗi với hoa lợi, lợi tức do tài sản gốc sinh ra

Khăng định trên là sai Nhiều chủ thể khác cũng có quyên,

ví dụ, người quản lý gia súc, gia cầm thất lạc sau khi đã thực

hiện việc thông báo theo quy định của pháp luật.

Trang 25

Mục 10 Căn cứ xác lập, chấm dứt quyên sở hữu

19 Tai san không xác định được chú sở hữu thì sau một nam sẽ trở thành tài sản vô chủ

Khăng định trên là sai Có thê xác lập quyền sở hữu chongười phát hiện hoặc thuộc về Nhà nước

20 Cá nhân có toàn quyền quyết định phương thức từ bỏ

tài san thuộc sở hữu của minh

Khăng định trên là sai, theo quy định tại Diều 239 BLDS 2015

21 Quyên sở hữu cham dirt khi chủ sở hữu bị Toa antuyên bô mat năng lực hành vi dân sự

Khang định trên là sai Vì tài sản của người này không mat

đi mà do người piám hộ quản lý.

22 Người phát hiện ra vật vô chủ sẽ là chủ sở hữu của vật đóKhang định trên là sai, theo quy định tại Diéu 228 BLDS 2015,

23 Từ bó quyên sở hữu là hành vi pháp lý đơn phương

định doat quyền sở hữu đối với tài sản

Khăng định trên là đúng Vi ngoài việc định đoạt tài sản

thông qua quyền chuyển giao quyền sở hữu, chủ sở hữu còn cóquyên từ bỏ quyền sở hữu đối với tài sản.

24 Người lao động được quyên sở hữu đôi với các tài sản

có được do công sức lao động của mình bo ra

Khang định trên là sai Tài san đó phải là do lao động hợp

Trang 26

HƯỚNG DAN MON HOC - LUAT DÂN SỰ * Tap!

pháp tạo ra, trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người sử

quyền sở hữu được xác lập sau một thời hạn mà luật đã quy định

26 Hop đồng mua ban tài sản là một loại căn cứ kÊ tục

trong việc xác lập quyên sở hữu

Khang định trên là đúng Vi căn cứ kế tục là những căn cứ

mà theo đó làm xác lập quyền sở hữu về tài sản ở chủ thể nàynhưng lại làm chấm dứt quyền sở hữu về tài sản đó ở chủ thé

khác và hợp đồng mua bán tài sản có hậu quả pháp lý là quyền

sở hữu đối với tài sản mua bán chấm dứt ở người bán và xác lập

ở người mua.

27 Việc cham dứt quyên sở hữu tài sản có thé nam ngoài

ý chí của chủ sở hữu tai sản đó

Khang định trên là đúng Vì có rất nhiều trường hợp quyển

sở hữu đối với tài sản bị chấm dứt hoàn toàn nằm ngoài ý chicủa chủ sở hữu Chang hạn, quyền sở hữu bị cham dứt do tài sản

bị tiêu hủy, do tài sản bị tịch thu.

Trang 27

Mục 10 Căn cứ xác lập, cham dứt quyên sở hữu

28 Tài sản bị tiêu hủy là một trong các căn cứ cham dứt

quyền sở hữu

Khăng định trên là đúng Vì quyền sở hữu đối với một tài

sản chỉ tồn tại khi tài sản đó còn Mặt khác, Điều 237 BLDS

2015 đã xác định: Khi tài sản bị tiêu huỷ thì quyền sở hữu đối

với tài sản đó cham dứt

Trang 28

HƯỚNG DAN MÔN HOC - LUAT DAN SỰ* 74p

CAU HOI TỰ LUẬN, VAN DAP

l Căn cứ xác lập quyên sở hữu có thê phan loại theo những tiêu chi nao? Các loại căn cứ xác lập quyên sơ hữu?

2 Căn cu cham dứt quyên sở hữu có thê phân loại theo những tiêu chi nao? Các loại căn cứ cham dut quyên sở hữu?

3 Nêu các sự kiện vira là căn cứ chám dut, vừa la can cứ xác lập quyên sở hữu?

4 Các căn cứ đê xác định tài san vô chu? Cho vi dụ mình họa?

5 Nêu sự khác nhau giữa xác lập quyên so hữu đôi với tài sản vô chủ với xác lập quyên sở hữu đôi với tài san không xác định được chủ sở hữu?

6 Nêu sự khác nhau giữa sáp nhập và trộn lan tài san?

7 Xây dựng một tình hudng vê sáp nhập tai san và xác

định: Người được xác lập quyên sở hữu; quyên và trách nhiệmcủa các chủ thể liên quan?

ở Phan biệt căn cứ xác lap quyên sở hữu theo Diéu 228 vàĐiều 230 của BLDS 2015?

9 Phân tích và cho ví dụ vê xác lập quyên sở hữu theoĐiều 222 BLDS 2015? Cho các ví dụ minh họa?

Trang 29

Mục IIHINH THỨC SỞ HỮU

1 Khái niệm chung về hình thức sở hữu, chế độ sở hữu

Xã hội loài người dù tổn tại dưới bất kỳ hình thái tổ chứcnao cũng phải dựa trên một chế độ sở hữu nhất định Quan hệgiữa con người với con người, giữa 16 chức nay với tô chức kháctrong việc chiếm hữu những tư liệu sản xuất và của cải vật chất

khác trong xã hội chính là các quan hệ sở hữu Mỗi nhóm quan

hệ sở hữu có cùng tính chất sẽ tạo nên một hình thức sở hữu

tương ứng va toàn bộ các quan hệ sở hữu trong một xã hội sé tạothành chế độ sở hữu của xã hội đó Các hình thức sở hữu trong

một chế độ sở hữu có vai trò và vị trí khác nhau Trong đó, hinhthức sở hữu nào đóng vai trò chi phối chế độ xã hội sẽ là hình

thức sở hữu quyết định đến tính chất của chế độ sở hữu trong xãhội đó.

Hình thức sở hữu “khóng chi đơn giản là phương tiện nhưmọi phương tiện thông thường, có thé thay phương tiện nàybang phương tiện khác, mà là một bộ phận cấu thành hữu co

cua một hình thai kinh té - xã hội nhất định"'

' Văn kiện Hội nghị đại biểu giữa nhiệm ky khóa VII, Đảng Cộng sản Việt Nam,

Trang 30

HƯỚNG DAN FON HOC - LUẬT DAN SỰ * 74p ¡

Từ việc nhìn nhận môi liên hệ hữu cơ giữa quan hệ sở hữu, hình thức sở hữu và chê độ sở hữu, có thê đi đên các khái niệm sau đây:

I.1 Hình thức sở hữu

Là nhóm quan hệ sở hữu có cùng tính chât, xác định sở hữu của một loại chủ thê nhât định đôi với tư liệu sản xuât và các của cải vật chât khác.

Sở hữu của một chủ thể nhất định đối với tư liệu sản xuất và

các của cải vật chất khác (gọi là tài sản) được pháp luật xác định.trong đó ghi nhận các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và địnhđoạt đối với tài sản của chủ thể đó nên chủ thể đó còn được gọi

là chủ sở hữu và các hình thức sở hữu còn được gọi là quyền sở

hữu Chang hạn, pháp luật quy định: “Nhà nước Cộng hoà xã

hội chủ nghĩa Việt Nam là đại điện, thực hiện quyên của chủ so

Khoản | Điều 198 BLDS 2015.

Trang 31

Mục 11 Hình thức sở hữu

2 Các hình thức sở hữu

2.1 Sở hữu toan dan

- Chủ thể

Trong các hình thức sở hữu ở nước ta hiện nay thì hình thức

sở hữu toàn có tính chất là sở hữu công cộng đối với các tư liệusản xuất quan trọng Nhà nước là người đại diện cho toàn dân đềthực hiện quyền của chủ sở hữu déi với tài sản thuộc hình thức

sở hữu này Vì vậy, chủ thể của hình thức sở hữu toàn dân lànước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trong các tài sản thuộc sở hữu toàn đân có những loại tài

sản được coi là khách thể đặc biệt, như đất đai, tài nguyên nước,

tài nguyên khoảng sản, nguồn lợi ở vùng biến, vùng trời, tải

nguyền thiên nhiên khác Ngoài ra, các tài sản khác như vốn, các

tư liệu sản xuất mà Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp là khách

thé thông thường bởi vì, đó là các tài sản mà các chủ thể khác

cũng có quyên sở hữu

- Nội dung

Với tư cách là đại diện chủ sở hữu và thông nhat quản ly đôi

với các tài sản thuộc hình thức sở hữu toàn dân, Nhà nước Cộng

Trang 32

HUONG DÂN MŨN HỌC - LUẬT DÂN SỰ * 74p7

hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đầy đủ ba quyền năng: chiếmhữu, sử dụng, định đoạt các tài sản đó.

Nhà nước thực hiện quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản bangcách giao tài san cho các cơ quan nhà nước, đơn vi lực lượng vu

trang, doanh nghiệp nhà nước dé các cơ quan, tô chức này

quản lý, sử dụng các tài sản đó theo chức năng, nhiệm vụ của

mình và phù hợp với quy định của pháp luật.

Khi tai sản thuộc hình thức sở hữu toàn được giao cho cơquan, tổ chức nói trên thì Nhà nước thực hiện quyên kiêm tra,giám sát việc quản lý, sử dung tài san do.

Nhà nước thực hiện quyén định đoạt đối với tài sản băngcách giao cho các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương và địa

phương trực tiếp quyết định về việc định đoạt, chuyển giao tàisản trong phạm vi quyền han của các cơ quan đó

Ngoài ra, Nhà nước còn cho phép các tổ chức, doanh nghiệpđược quyền định đoạt tài san mà Nhà nước đã giao cho té chức,

doanh nghiệp nếu việc định đoạt đó là nham phục vu cho quátrình hoạt động, quá trình sản xuất, kinh doanh và thực hiện các

nhiệm vụ mà Nhà nước đã giao.

2.2 Sở hữu riêng

- Khải niệm

“So hữu riêng là sở hữu của một cá nhán hoặc một pháp

nhân ” (khoản 1 Điều 205 BLDS 2015)

Như vậy, sở hữu riêng có thê là sở hữu của một cá nhân đôi

Trang 33

Mục 11 Hình thức sở hữu

với tài sản của họ, có thể là sở hữu của một tổ chức có tư cáchpháp nhân (cơ quan, doanh nghiệp hợp tác xã) đối với tài sản

của tô chức đó, dù răng nguôn gốc hình thành tài sản là do các

thành viên của tô chức đóng góp

- Nội dung

Cá nhân, tô chức có tư cách pháp nhân thực hiện quyén củachu sở hữu, như quyên chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sảnthuộc sở hữu riêng nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng,sản xuất, kinh doanh và các mục đích khác nhưng không đượcgay thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc,lợi ich công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác

2.3 SO hitu chung

Là sở hữu của nhiều chủ sở hữu đối với tài sản và ho được

gọi là các đồng chủ sở hữu Tùy theo tính chất của tài sản thuộc

sở hữu chung, cơ sở hình thành sở hữu chung, thành phần kinh

tẾ của các đồng chủ sở hữu mà chủ sở hữu chung được phânthành các loại sau:

2.3.1 So hữu chung theo phân

Là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗichủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung Phần quyền sở

hữu của mỗi chủ sở hữu trong sở hữu chung theo phần được xác

định theo ty lệ so với toàn bộ giá trị của tài sản chung Chăng hạn,

A, B C cùng góp vốn dé mua sắm một tài sản tri giá là 10 tỷ

đồng Trong đó, A góp 4 tỷ, B góp 3 ty, C góp 3 ty thì phan quyền

sở hữu cua A là 4/10 (hay 40%), của B là 3/10 (hay 30%), của C

là 3/10 (hay 30%) đối với giá trị của tài sản chung là 10 ty

Trang 34

HƯỚNG DAN MON HOC - LUAT DÂN SỰ * 74pĐối với tài sản chung theo phan, các đồng sở hữu có cácquyên sau đây:

- Quyên chiếm hữu: Các đồng chủ sở hữu thực hiện quyềnchiêm hữu đôi với tài sản chung theo thỏa thuận, theo nguyêntắc quyết định theo đa số và tương ứng với ty lệ phần vốn góp

- Quyên sử dụng: Mỗi chủ sở hữu chung theo phần cóquyên khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản

chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường

hợp có thoả thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác Tùytheo tính chất của tài sản, mục đích sử dụng tài sản và điều kiệnthực tế sử dụng tài sản thuộc sở hữu chung theo phan có thé theomột trong ba phương thức:

Thứ nhất, cùng sử dụng: Theo phương thức này, các chủ sởhữu cùng chung nhau khai thác công dụng của tài sản để thu lợi Phương thức này thường được áp dụng nếu tài sản là phương

tiện kinh doanh, sản xuất, dich vu Chang hạn, ba người góp vốn

mua xe khách dé cùng nhau hoạt động dịch vụ vận chuyên hànhkhách Thu nhập có được trong hoạt động dịch vụ vận chuyến

hành khách sẽ được chia cho các đồng chủ sở hữu theo tỷ lệ vốn

góp sau khi thực hiện nghĩa vụ tài chính và khẫu trừ các khoản chi phí đã bỏ ra.

Thứ hai, thay phiên nhau sử dụng: Là việc mỗi chủ sở hữu

sử dụng tài sản một cách độc lập trong một thời gian nhất định,

khoản lợi có được từ việc khai thác công dụng của tài sản thuộc

về người sử dụng tài sản Chẳng hạn, ba người góp vốn mua xe

Trang 35

Mục 11 Hình thức sở hữu

khách và lần lượt từng người một, dùng xe đó dé hoạt động dịch

vụ vận chuyên hành khách một cách luân phiên

Thứ ba, mỗi người sử dụng một phân: Là việc mỗi đồng chủ

sở hữu khai thác công dụng một phan tài sản trong tài sản chung

dé thỏa mãn nhu cầu của minh Phương thức nay thường được

áp dụng khi tài sản thuộc sở hữu chung là tư liệu sinh hoạt và có thé sử dụng theo từng phần khác nhau Chang han, hai người sở hữu chung một ngôi nhà mà ngôi nhà đó có thể ngăn thành haiphan dé mỗi người sử dung một phần diện tích

- Quyên định đoạt: Các chủ sở hữu có quyền dịnh đoạt tài sảnchung theo ý chí của mình và phù hợp với quy định của pháp luật.Trong trường hợp một chủ sở hữu bán riêng phần quyền của

mình thì các chủ sở hữu khác không có quyền ngăn cản nhưngđược quyền ưu tiên mua trước Hết thời hạn ba tháng đối với tài

sản chung là bất động sản, một tháng đối với tài sản chung làđộng sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được

thông báo về việc bán và các điều kiện bán mà không có chủ sở

hữu chung nào mua thì chủ sở hữu đó dược quyên bán cho người

khác Nếu một chủ sở hữu bán phần quyên sở hữu mà có sự vi

phạm về quyền ưu tiên mua thì trong thời hạn ba tháng, kể từngày phát hiện có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ SỞ hữuchung theo phan trong sô các chu sở hữu chung có quyền yêucâu Toà án chuyên sang cho mình quyền và nghĩa vụ của người

mua; bên có lỗi gây thiệt hại phải bôi thường thiệt hại

Trong trường hợp bán toàn bộ tài sản chung theo phan thiphải có thỏa thuận cua tat ca các đồng chu sở hữu theo nguyên

tắc quyết định theo đa số và tương ứng với tỷ lệ phân vôn góp

Trang 36

HUONG DAN MON HOC - LUẬT DÂN SỰ * 74p

Theo quy định tại Điều 212 BLDS 2015 thì sở hữu chungcủa các thành viên gia đình là sở hữu chung theo phan

2.3.2 Sở hữu chung hợp nhất

Là sở hữu chung mà trong đó phần quyên sở hữu của mỗichủ sở hữu chung không được xác định đối với tai san chung,theo đó các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung

Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyên ngang nhau trongviệc khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tai san chung,nếu không có thoả thuận khác Việc định đoạt tài sản chung hợpnhất được thực hiện theo thoả thuận của các chủ sở hữu chunghoặc theo quy định của pháp luật.

Sở hữu chung hợp nhất bao gồm:

- Sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia: Là sở hữu chung

mà tài sản chung có thể phân chia cho từng chủ sở hữu theo thỏa

thuận hoặc theo quy định của pháp luật Theo quy định của phápluật hiện hành thì sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia chính

là sở hữu chung của vợ chong

Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất đối

với tài sản là thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kỳ hônnhân; tài sản mà vợ chồng cùng được tặng cho, cùng nhận thừa

kế; phan tai sản thuộc sở hữu riêng của vợ hoặc chồng được

người đó tuyên bố nhập vào khối tài sản chung của vợ chồng

Vợ chông có quyên ngang nhau trong việc chiêm hữu, sử

Trang 37

Mục 11 Hình thức sở hữu

dụng, định đoạt tài sản chung Tài sản chung của vợ chồng có thê được phân chia khi có yêu cầu của một trong hai bên; khi vợchồng dã ly hôn: khi một trong hai bên chết; khi có người cóquyền yêu câu một người trong số các chủ sở hữu chung thựchiện nghĩa vụ thanh toán mà người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ đề thanh toán.

Tài san chung của vợ chong được chia đều cho mỗi bên, trừ

trường hợp các bên có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy

định khác.

- Sơ hữu chung hợp nhất không thé phân chia: Là sở hữu

cua nhiều người déi với tài sản nhằm thỏa mãn lợi ích chung hợp

pháp của tất cả mọi thành viên trong một cộng déng dan cu nhat

định, bao 26m:

Thứ nhất, sở hữu chung của cộng đồng đân cư: là sở hữuchung của các thành viên trong một thôn, ấp, làng, bản, buôn, phum, sóc và các cộng đồng dân cư khác đối với tài sản được hìnhthành theo tập quán, tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng

nhau đóng góp, quyên góp, được tặng cho chung hoặc từ các nguén

khác phù hợp với quy định của pháp luật nhăm mục đích thoả mãn

lợi ích chung hợp pháp của cả cộng đồng

Thứ hai, sở hữu chung cua dong họ: là sở hữu chung của

các thành viên trong một dòng họ đối với tài sản được hình

thành do thành viên dòng họ déng góp, tạo dựng, được tặng cho

chung hoặc từ các nguồn khác phù hợp với quy định của pháp

Trang 38

HƯỚNG DAN MON HOC - LUẬT DÂN SỰ * 74p?

luật nhằm mục đích dùng vào việc thờ cúng hoặc mục đích hợppháp khác.

Thư ba, sở hữu chung của cộng đồng tôn giáo: Là sở hữu

chung của các thành viên trong một tổ chức tôn giáo nhất địnhđối với tài sản được hình thành do đóng góp, cung tiến của thànhviên nhằm phục vu cho van dé tâm linh theo từng dòng tôn giáonhất định

The tư, sở hữu chung trong nhà chung cư: Là sở hữu chungcủa tất cả chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư đối với

phân diện tích, trang thiết bị và các tài sản khác dùng chungtrong nhà chung cư.

2.3.3 Sở hữu chung hỗn hợp

Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu chung của các chủ sở hữu

đối với tài sản do các bên cùng nhau góp vốn để sản xuất, kinhdoanh thu lợi nhuận mà các chủ sở hữu đó thuộc các thành phầnkinh tế khác nhau Chang hạn, một hợp tác xã (thuộc thành phankinh tế tập thé), góp vốn với một công ty 100% vốn nhà nước

(thuộc thành phần kinh tế nhà nước)

Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản thuộc sở hữu

chung hỗn hợp được thực hiện giống như việc chiếm hữu, sửdụng và định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung theo phân và phảituân theo các quy định của pháp luật có liên quan đến việc gópvốn, tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý, điều hành

trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận

Trang 39

Mục 11 Hình thức sở hữuCÂU HOI BAN TRAC NGHIEM VÀ GỢI Ý

I, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

là chủ sở hữu cua tai san thuộc hình thức sở hữu

toàn dan

Khang định trên là sai Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy

định: “Dar dai, tài nguyên nước, lài nguyên khoáng sản, nguôn

lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài

san do Nhà nước dau tu, quan ly là tài san công thuộc sở hữu

toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thông nhất quản

ly’ Vì vay, Nhà nước chi đại diện cho toàn dân dé thực hiện

quyền của chủ sở hữu đôi với tài san thuộc hình thức sở hữu toàn dân.

2 Đất đai thuộc hình thức sở hữu ch ung của toàn dan

Khăng định trên là sai, vì đất đai thuộc sở hữu toàn dân

3 Tài sản của pháp nhân thuộc hình thức sở hữu chung

hôn hợp

Khăng định trên là sai, vì tài sản của pháp nhân thuộc hìnhthức sở hữu riêng của pháp nhân.

4 Von mà cả nhân góp vào một hợp tác xã là phân quyên

sở hữu của ca nhân đó trong tài san chung theo phan

Khăng định trên là sai Vì toàn bộ tài sản do thành viên

đóng góp đều là tài sản thuộc sở hữu của pháp nhân

Trang 40

KUUNG DAN MON HOC - LUẬT DÂN SỰ * 74p

5 Hoa loi, lợi tức thu được từ tai sản chung theo phần

được chia đều cho các dong chủ sở hữu của tài sản đó

Khang định trên là sai Vì khoản 2 Điều 209 BLDS 2015 đãquy định: “Mối chủ sở hữu chung theo phan có quyên, nghĩa vụđối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phan quyên sởhữu cua mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác `.

6 Hoa loi, lợi tức thu được từ tài sản chung theo phan có

thê được chia déu cho các đồng chủ sở hữu của tài sản đó

Khang định trên là đúng Vi trong trường hợp phan quyên

sở hữu của các đồng chủ sở hữu chung theo phan là bang nhau

hoặc theo thỏa thuận thì hoa lợi, lợi tức thu dược từ tài sản

chung theo phần được chia đều cho các đồng chủ sở hữu của tàisản đó.

7 Sở hữu chung của vợ chông là sở hữu chung hợp nhất

có thé phân chia

Khang định trên là đúng Điều 213 BLDS 2015 đã quy định:

Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thểphân chia Tài sản chung của vợ chồng có thé phân chia theothoả thuận hoặc theo quyết định của Toa án

8 Khi hai người sống với nhau như vợ chẳng và có conchung thi tai san họ có được một cách hợp pháp trong

thời kỳ sống chung là tài sản chung hợp nhất của họ

Khăng định trên là sai Chỉ khi nào giữa họ có quan hệ hônnhân được pháp luật thừa nhận thì tài sản họ có được trong thời

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN