Hướng dẫn môn học Luật Dân sự - Tập 1. Phạm Văn Tuyết chủ biên, Lê Kim Giang, Vũ Thị Hồng Yến, Hoàng Thị Loan (Phần 1)

218 0 0
Hướng dẫn môn học Luật Dân sự - Tập 1. Phạm Văn Tuyết chủ biên, Lê Kim Giang, Vũ Thị Hồng Yến, Hoàng Thị Loan (Phần 1)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

LUAT DAN SỰ

Tap 1

Trang 2

Mã số: TPC/K - 17 - 06

Trang 3

HƯỚNG DẪN MÔN HỌC LUẬT DẦN SỰ

Tap 1

TRUNG TAM THONG TiN TEU VIỆN

| TRƯỜNG Đại HOC LUAT HA NỘI

| PHÒNG BOC itt

Trang 4

3 TS VU THI HONG YEN 4 ThS HOANG THI LOAN

Trang 5

L udt dân sự diéu chỉnh quan hệ xã hội với phạm vi rộng và phức tạp Vì vậy, việc tiếp cáu, năm bắi, hiểu ching để vận dung các quy định của luật dân sự vào thực tiễn cũng không dé dàng Da số những người đã tùng học lập, nghiên cứu về luật déu cho rang mon học luật dan sự là một trong những môn phức tạp trong các môn chuyên ngành luật.

Với mục đích tạo điễu kiện cho sinh viên đang theo học tại các trường chuyên ngành luật có thêm tài liệu dé hoc tap, nghiên cứu môn học nay cũng như cung cấp thêm mét nguon tài liệu nghiên cứu tới những người có quan tam vê luật dân sự,

Nhà xuất bản Tư pháp xuất bản cuốn “Hướng dẫn môn học Luật dân sự - Tập 1” Trên cơ sở cuôn sách cùng lên xuất bản

năm 2015, cuốn sách này được biên soạn bởi táp thể tác giả và

do PGS.TS Phạm Văn Tuyết, hiện đang là giảng viên cao cấp

cua Trường Đại học Luật Hà Nội lam chu biên đã cập nháinhững quy định moi cua Bộ luật dan sự 2015.

Hiện đã có nhiễu giáo trình luật dân sự do nhiễu cơ sở đào

tạo luật biên soạn và phái hành Mỗi giáo trình có kết cấu chương, mục khác nhau Tuy nhiên, di theo kết cấu nào thì về cơ bản khi nghiên cứu về luật dân sự cũng phải nghiên cứu đây đủ

các mục mà các tác gia sẽ trình bay trong cuốn sách này Vì vậy,

để việc học tập, nghiên cưu được thuán lợi, cuốn sách được biên

Trang 6

soạn theo kết cấu tung mục (tu mục | dén muc 16) va nghien

cứu xuyên suốt Bộ luật dân sự năm 2015 Méi mục, ngoài phan ly thuyết giải quyết những kiến thức chuyên môn cơ bản đêu có

liệt kê một số cấu hỏi ở dang ban trac nghiệm, tự luận và dang câu hỏi thi vấn đáp Đặc biệt, sau các mục năm trong cung môi

vấn dé lớn, cuốn sách có dua ra một số bài tập tình huồng kèm

theo gợi ý giải quyết tinh hung đó.

Rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc dé cuốn sách

hoàn thiện hơn trong lần tái bản.

Hà Nội, tháng 4 năm 2017

NHÀ XUAT BẢN TƯ PHÁP

Trang 7

1 Đôi tượng điều chỉnh của luật dân sự

1.1 Khai niệm

Đôi tượng điều chính của một ngành luật luôn là nhóm cácquan hệ xã hội mà ngành luật đó được phan công diéu chỉnh. Mỗi một ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ có cùng tính chat Năm trong hệ thông các ngành luật, luật dan sự có nhiệmvụ điều chỉnh các quan hệ xã hội giữa các chủ thê trên cơ sởbình dang, tự nguyện và tu do ý chí của các chủ thê.

Điều | Bộ luật dân sự năm 2015 của nước Cộng hòa xã hội

chủ nghia Việt Nam (BLDS 2015) đã xác định: “Bé luật này quy

định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp ly về cách ứng xử của cá

nhân, pháp nhân; quyên, nghĩa vụ vê nhân thân và tài sản của

cả nhán, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ

sở bình đẳng, tự do ý chỉ, độc lap về tài sản và tự chịu trách

nhiệm (sau đây gọi chung là quan hệ dán sự) `.

Từ quy định của điều luật trên có thé thay rang, luật dân sự điều chính các quan hệ phát sinh giữa các chủ thé (cá nhân, pháp nhân) có liên quan đến nhân thân và tài sản Trong đó, các quan hệ liên quan đến quyên nhân thân của chủ thé được gọi là quan

Trang 8

HƯỚNG DAN MÔN HỌC - LUAT DAN SỰ * 7áp 1

hệ nhân thân; các quan hệ liên quan đên lợi ích vật chât của chủthê được goi là quan hệ tai san.

Vậy, đối tượng điều chỉnh của luật dân sự là các quan hệ piữa các chủ thé với nhau về nhân thân hoặc về tài sản được hình

thành trên cơ sở bình đăng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự

chịu trách nhiệm Bao gom hai nhóm quan hệ sau day:

- Quan hệ nhán than: Là quan hệ xã hội phat sinh giữa các

chủ thể với nhau trên cơ sở một lợi ích tinh than phi vật chất (quyền nhân thân).

Chang hạn, mối quan hệ phat sinh giữa các cá nhân với

nhau vê quyền nhân thân, trong đó quyền nhân thân cua cá nhân

được pháp luật xác định va bảo vệ, mọi cá nhân được bao vệ

quyền nhân thân của mình và có nghia vụ tôn trọng quyên nhân

thân của người khác.

Cần phân biệt giữa quyền nhân thân và quan hệ nhân thân.

Nếu quyén nhắn thân là các quyên mang tính chất tinh than gan

liên với từng chủ thé nhất định được luật xác định và bao vệ thì

quan hệ nhân than là quan hệ pháp luật mà trong đó, khách thé

chính là các quyền nhân thân (lợi ích tỉnh thần).

- Quan hệ tài sản: Là quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ

thê với nhau trên cơ sở một hoặc các bên hướng tới một lợi ích

vật chất nhất định.

Lợi ích vật chất mà các bền hướng tới trong quan hệ tài san

có thể là một tài sản cụ thể, chăng hạn, hai bên chủ thể piao kết

Trang 9

với nhau một hợp đồng mua bán tài sản thì lợi ích vật chất mà

các bên nhằm trao đôi là các tài sản như vật, tiền, giấy tờ có giá,

quyên tài sản Mặt khác, có thê lợi ích vật chất mà các bên

hướng tới trong quan hệ tài sản không phải là một tai san cụ thê

ma chi là một công việc được thực hiện hoặc không được thực

hiện chăng hạn, trong các quan hệ dân sự mà theo đó, một bên phải thực hiện cho bên kia một công việc Tuy nhiên, công việc

đó phải mang dén cho bên kia một lợi ích vat chất 1.2 Pham vi điều chỉnh

- Quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh bao g6m

hai nhóm:

Một là: Các quan hệ nhân thân mà trong đó quyên nhân thân (lợi ích tỉnh thần) của chủ thể không liên quan đến tài

san' Bao gồm: Quyển có họ, tên và thay đổi họ, tên; quyên

xác dịnh, xác định lại dân tộc; quyền được khai sinh, khai tử; quyền đối với quốc tịch; quyền sống, quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khoẻ, thân thê; quyên dược bảo vệ

danh dự, nhân phẩm, uy tín; quyền hiến, nhận mô, bộ phận cơ thé người và hiến, lấy xác; quyền xác định lại giới tính;

chuyên đổi giới tính; quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; quyền kết hôn, ly hôn; quyền bình dang

vợ chồng: quyền nhân thân trong hôn nhân và gia đình; quyển

nhận, không nhận cha, mẹ, con; quyền được nuôi con nuôi và

quyên được nhận làm con nuôi

' Co tài liệu gọi nhóm quan hệ này là: Quan hệ nhân thân phi tài sản tuyệt đối.

Trang 10

HƯỚNG DAN MON HOC - LUẬT DÂN SỰ* 7áp ¡

Hai là: Các quan hệ nhân thân mà trong đó quyên nhân thân (lợi ích tinh thần) của chủ thé luôn gắn với tài sản: Là các quyền

đối với các yếu tố nhân thân gắn liền với mỗi cá nhân nhất định nhưng các yếu tố nhân thân này có thể chuyển giao cho chủ thé

khác và theo đó, chủ thể có quyền nhân thân này có thé được hưởng một lợi ich vật chất nhất định" Bao gồm: Quyền của cá

nhân đối với hình ảnh; quyền được hưởng sự chăm sóc giữa các

thành viên trong gia đình; quyền của cá nhân đối với tác phâm văn học nghệ thuật, khoa học kỹ thuật do mình sáng tạo; quyền

của cá nhân dối với đối tượng sở hữu công nghiệp và giống cây

trồng (chỉ bao gồm các đối tượng được tạo ra từ lao động sáng

tạo như: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch

tích hợp bán dẫn, giống cây trồng).

- Quan hệ tài sản do luật dân sự điêu chính bao gôm các

nhóm quan hệ sau đây:

+ Quan hệ về sở hữu tải sản;

+ Quan hệ về nghĩa vụ và hợp đồng:

+ Quan hệ về bôi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;

+ Quan hệ về thừa kế.

1.3 Đặc điểm của đối tượng điều chỉnh

- Quan hệ tai sản do luật dân sự điêu chỉnh bao g6m các đặcđiêm sau đây:

' Có tài liệu gọi nhóm quan hệ này là: Quan hệ nhân thân phi tài san tương đối.

Trang 11

+ Hình thành khách quan trong một phương thức sản xuất nhất định: Là biểu hiện cụ thể của quan hệ kinh tế, quan hệ tài

sản hình thành như một tất yếu trong mọi phương thức sản xuất

và đóng vai trò là phương tiện trao đổi các lợi ích nói chung và

tai san nói riêng giữa các chủ thé.

+ Mang tính chất hàng hóa - tiền tệ: Quan hệ tài sản hình

thành trong phương thức sản xuất hàng hóa nên da phan các lợi

ích mà các bên trao đôi cho nhau trong quan hệ nay là hang hóa.

Mặt khác, việc trao đồi tronp nên kinh tế hàng hóa thường được thực hiện theo phương thức hàng - tiền, trong đó, tiền là vật ngang gia, là thước do giá trị hang hoa trong trao đôi, đồng thời các quan hệ tai sản luôn chịu sự chi phối bởi quy luật ngang giá

của trao đôi hàng hóa.

Quy luật ngang giá thê hiện trong quan hệ tài sản do luật

dân sự điều chỉnh thể hiện ở chỗ “thuận mua vừa bán”, “có đi, có lại” Da phan cac quan hé tai san do luat dan su diéu chinh

đều là việc các bên chuyên giao cho nhau những lợi ích tương

đương hoặc đền bù ngang giá Vi dụ: Trong quan hệ mua bán

thì bên bán chuyên giao vật bán cho bên mua, bên mua chuyền giao cho bên bán một khoản tiền tương ứng với giá trị của vật

bán; trong quan hệ bồi thường thiệt hại thì bên gây thiệt hại

phải bôi thường một lợi ích tương đương với giá trị mà bên kia bị thiệt hại.

Tuy nhiên, cũng có những quan hệ tài san do tinh chất đặc biệt nên không mang tính trao đổi ngang giá Ví dụ: Quan hệ

tặng cho.

Trang 12

HƯỚNG DAN MÔN HOC - LUAT DÂN SỰ * 74p

+ Luôn mang tính ý chí của các chủ thê tham gia quan hệ: Trong quan hệ dân sự, các chủ thê luôn có quyên bang y chi cua

mình dé quyết định việc tham gia hay không tham gia một quan

hệ, tham gia quan hệ nào, với ai? Khi tham gia một quan hệ cu

thé, mỗi bên đều được quyên bằng ý chí của mình dé quyết định về nội dung và phương thức thực hiện quan hệ dân sự đó (trừ các

trường hợp pháp luật có quy định khác).

- Quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chinh có những đặc

điểm sau đây:

+ Quyén nhân than (giá trị tinh thân) của chu thé được xác

định trong các quan hệ nhân thân thường gan liền với chủ thé đó

mà không thê chuyển dịch: Các quyền nhân thân không gan với

tài sản là các giá trị tỉnh thần tuyệt đối của các chủ thể do pháp luật quy định và bảo vệ Không thể bóc tách các giá trị tỉnh thần

đó ra khỏi một chủ thé nên các quyền này không thé là đối tượng

của giao dịch Tuy nhiên, có một số gia trị tinh thần có thé

chuyển giao theo quy định của pháp luật, nhằm qua đó bao đảm

lợi ích vật chất cho chủ thê có giá trị tỉnh thần đó Chăng hạn,

quyên công bố tác phẩm của tác giả là quyên có thê được chuyền

giao cho người khác.

+ Quyền nhân thân của chủ thé trong các quan hệ nhân thân

không thê xác định được bằng tiền: Các giá trị tỉnh thần là những yếu tô gắn liền với số phận, sinh mạng trong sự tồn tại của mỗi

cá nhân nên không thể trị giá được bằng tiền Chính vì thế, khi

các quyên này bị người khác xâm hại thì bên có hành vi gay thiệt hại phải bồi thường các chi phi cần thiết để khắc phục, hạn chế

Trang 13

những thiệt hại đó và khoản tiền bù đắp tôn thất tinh thần mà không phải là sự bối thường tương đương giá trị của lợi ích tinh

than bị thiệt hại Chang han, một người bị người khác vu không

làm xâm hại đến danh dự thì khoản tiền bồi thường không phải

là khoản tương tương với "*lượng” danh dự bị thiệt hại.

2 Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự

2.1 Khái niệm

Phương pháp điều chỉnh của luật dân sự là biện pháp, cách thức mà thông qua đó, luật dân sự tác động đến các quan hệ nhân thân và quan hệ tai sản nhằm làm cho các quan hệ này phát sinh, phát trién hoặc châm dút phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của xã hội va các chủ thê khác tham gia quan hệ đó.

2.2 Đặc điểm của phương pháp điều chỉnh

Phương pháp điều chỉnh của mỗi ngành luật đều mang

những đặc điêm riêng biệt Có các đặc điểm riêng trong phương pháp điều chỉnh là do mỗi ngành luật có nhiệm vụ điều chỉnh một mảng quan hệ xã hội riêng, tính chất của các mảng quan hệ xã hội do các ngành luật điều chỉnh có sự khác nhau nên mỗi ngành luật phải có phương pháp điều chỉnh riêng sao cho phù hợp và tương thích với tính chất của mảng quan hệ xã hội mà

ngành luật đó diều chính.

Luật dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân

thân phát sinh trong piao lưu dân sự Các quan hệ này có những

đặc điểm như tỉnh khách quan, tính hàng hóa tiên tệ và trao đôi

Trang 14

HUONG DẪN MON HỌC - LUẬT DÂN SỰ * 7áp?

ngang giá, tính ý chí của chủ thê tham gia (quan hệ tai sản) tính

gan liền với nhân thân (quan hệ nhân thân) nên phương pháp điều chỉnh của luật dan sự có một số đặc điểm sau đây:

- Bao đảm cho các chủ thé được bình dang khi tham gia quan hệ dán sự:

Nếu như phương pháp điều chỉnh của luật hành chính dựa

trên tính chất quyền uy và phục tùng nên không có sự bình đăng giữa các bên chủ thể trong quan hệ hành chính thì các bên

chủ thể khi tham gia quan hệ dân sự lại luôn bình đăng với nhau Quyền bình đăng của các bên trong quan hệ dân sự đã được quy định thành một trong các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dan su’,

Sự bình dang của các chủ thé trong quan hệ dân sự thé hiện

ở chỗ: Khi tham gia quan hệ dân sự, không bên nào được phân

biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghé nghiệp dé đối xử không bình đẳng với nhau Mỗi bên được hưởng quyền và phải thực

hiện nghĩa vụ đã được xác định theo nội dung của quan hệ dân

sự mà họ tham gia.

- Bảo đảm quyên được lựa chọn, định đoạt của các chủ thé

khi tham gia quan hệ dân sự:

Dé phù hợp với đặc điểm về tính ý chi của các chủ thé trong

quan hệ dân sự, luật dân sự đã quy định quyền tự do lựa chọn, ' Xem khoản |] Điều 3 BLDS 2015.

Trang 15

thỏa thuận và định đoạt của chủ thể thành một nguyên tắc cơ bản' Theo nguyên tặc này, các chủ thể có quyên tự do theo ý chi của mình dé cam kết, thỏa thuận trong việc xác lập quyên, nghĩa vụ dân sự và quyển đó được pháp luật bao đảm nếu việc cam kết, thỏa thuận không vi phạm diều cắm của pháp luật và không trái đạo đức xã hội Đông thời, phải bảo đảm trong quan hệ dân sự, các bên chu thé luôn được hoàn toàn tự nguyện khi lựa chọn, định đoạt Vì thé, không bên nào được áp đặt, cắm đoán, cưỡng

ép, de đọa, ngăn cản bên nào khi họ thực hiện quyền lựa chọn,

định doat.

- Quy định trách nhiệm dan sự cho các bên và bao dam chocác chủ thê được quyền khởi kiện dán sự:

Da phan trong các quan hệ dân sự thì quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia, nên nếu một bên không thực hiện hoặc thực hiện không dúng các nghĩa vụ đã cam kết hoặc thực hiện

các hành vi trái pháp luật thì sẽ ảnh hưởng (thiệt hại) đến lợi ích của bên kia Vì thế, bằng việc quy định trách nhiệm dân sự dối

với các bên, luật dân sự tạo ra một chế tài áp dụng nhằm hướng

cho các bên trong quan hệ dân sự phải nghiêm chỉnh thực hiện

nghĩa vu dan sự của minh và tự chịu trách nhiệm về việc không

thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Bên bị vi phạm có

quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền lợi của mình Bên

không tự nguyện thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ

có thé bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.

' Xem khoản 2 Điều 3 BLDS 2015.

Trang 16

HƯỚNG DẪN MÔN HOC - LUẬT DÂN SỰ * 74p 7

3 Phân biệt luật dân sự và khoa học luật dan sự

Dé phân biệt luật dân sự và khoa học luật dân sự, chung ta

căn cứ vào hai khái niệm sau đây:

- Luật dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật của quốc gia, bao gồm tông hợp các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành dé điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ

nhân thân nhằm làm cho các quan hệ này phat sinh, thay đồi hay chấm dứt phù hợp với lợi ích của Nhà nước, của xã hội và của các chủ thể tham gia quan hệ đó.

- Khoa học luật dân sự là một môn học thuộc ngành khoa học pháp lý nghiên cứu về các quy định của luật dân sự, qua đó xây dựng các khái niệm, đưa ra và phân tích các quan điểm khác nhau

về các van dé mà luật dân sự đã quy định, tìm ra tính thống nhất,

sự mâu thuẫn, bat cập trong các quy định của luật dân sự và luận giải, góp phần khắc phục bất cập dé hoàn thiện pháp luật.

Có thể phân biệt luật dân sự và khoa học luật dân sự theo

các van dé sau:

thu Ma a Luge dan si luật dân sự

1 | Phạm trù Pháp luật Khoa học 2 | Nhiệm vụ Điều chỉnh Nghiên cứu

3 | Đối tượng Quan hệ tài sản và | Các quy định của

quan hệ nhân thân | luật dân sự

Trang 17

Van đề a ăc Khoa học

att phan biét Luật dan sự luật dân sự

4 | Mục đích Duy trì trật tự xã | Nâng cao nhận thức

5 | Phương pháp | Cơ chế điều chỉnh | Tư duy trừu tượng,

pháp luật trực quan

CẤU HOI BAN TRAC NGHIEM VÀ GOI Ý

I Việc xử phat người vi phạm luật giao thông đường bộ

thuộc phạm vi điều chỉnh cua luật dân sự

Khăng định trên là sai Vì quan hệ xử phạt giữa người có

thẩm quyên với người vi phạm luật giao thông đường bộ thuộc phạm vi điều chỉnh của luật hành chính.

2 Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh mang tính chất đền bù tương đương

Câu khăng định trên là sai Vì có một số quan hệ tài sản thuộc đôi tượng điều chỉnh của luật dân sự nhưng không mangtính chât đên bù tương đương: thừa kê, tặng cho, mượn

3 Bồi thường tốn thất tỉnh than do hành vi xâm hại đến

sức khỏe là quan hệ nhân than

Khang định trên là sai Vì bồi thường tổn thất tinh thần là

một nội dung trong quan hệ bôi thường thiệt hại mà bôi thường

thiệt hại bao giờ cũng là quan hệ tải sản.

IRui6 dâu THONG TIN THU VIỆN|

Trang 18

HUONG DAN MÔN HOC - LUAT DÂN SỰ* 74p

4 Nếu có sự xâm phạm đến quốc phòng, an ninh quốc

gia, trật tu, an toàn xã hội, dao đức xã hội, sức khỏe của

cộng đồng thì quyên dân sự của cá nhân sẽ bị hạn chế

theo quy định của luật

Câu khẳng định trên là sai Vì khoản 2 Diéu 2 BLDS 2015 quy định “có thé bị hạn chế”.

5 Tất cả các quan hệ nhân thân đêu là đối tượng điều

Chỉnh của luật dân sự

Câu khang định trên là sai, theo Điều 1 BLDS 2015.

6 Tat cả các quyên của tác gia đổi với tác phẩm déu là quyên nhân thân

Khang định trên là sai Vi nếu tác giả đồng thời là chủ sở

hữu quyên tác giả thì quyền đối với tác phẩm của họ bao gồm cả

nhân than và quyên tai sản.

7 Quan hệ tai sản luôn có đối tượng là tài sản

Khang định trên là sai Vi quan hệ tài sản là quan hệ phát

sinh giữa các chủ thé với nhau trong đó cỏ ít nhất một bên hướng tới một lợi ích vật chất Tuy nhiên, không phải mọi lợi ích

vật chất đều là tài sản.

8 Mọi quan hệ tài sản do luật dân sự diéu chỉnh đều

mang tinh trao đỗi ngang gid

Khăng định trên là sai Vì có nhiều quan hệ tài sản không

mang tính ngang giá khi quan hệ đó được xác lập trên cơ sở tình

Trang 19

cảm và tỉnh thần tương trợ giúp đỡ nhau Chăng hạn, quan hệ

tặng cho tai sản là một loại quan hệ tài sản nhưng không mangtính ngang gia.

9 Quan 1ý nhân than là quan hé giữa Hgười có quyén

nhân thân với các chủ thê khác

Khăng định trên là đúng Vì quyền nhân thân là các quyền gan liền với nhân thân của cá nhân đã được luật dân sự xác định

và bảo vệ nên quan hệ nhân thân là quan hệ giữa các chủ thể với

nhau trong đó quyển nhân thân của chu thé là khách thé của mối

quan hệ đó.

10 Mọi quyên nhân than của cá nhân déu có thé chuyêngiao được néu có sự thoa thuận của cá nhán do với cá

nhân được chuyén giao

Khang định trên là sai Quyên nhân thân chỉ có thé được chuyên giao nêu pháp luật có quy định

11 Quan hệ tài san do luật dân sự diéu chỉnh luôn có đôi

tượng là tài sản

Khang định trên là sai với quan hệ tai sản là nhóm hợpđồng có đôi tượng là công việc

12 Quan hệ tài sản do luật dân sự điêu chỉnh có thé chimang lại lợi ích cho một bên chủ thê

Khăng dịnh trên là đúng vì quan hệ tài sản có những quan

hệ có đặc diém không dên bu.

Trang 20

HƯỚNG DAN MON HOC - LUẬT DÂN SU * 7áp 7

13 Quyên nhân thân của cá nhân không thể chuyển giao

cho cá nhân khác

Khang định trên là sai vì có quyền nhân thân được chuyên

giao theo quy định của pháp luật.

14 Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chỉnh luôn mang

tinh chat đền bù - trơng đương

Khang định trên là sai với quan hệ tang cho, thừa kế,

cho mượn.

15 Luật dân sự chỉ diéu chính các quan hệ tài san phat

sinh trên cơ sở sự thoả thuận của các bên

Khang định trên là sai Vì quan hệ tai sản có thé phat sinh trên cơ sở thỏa thuận, có thể phát sinh theo quy định của pháp luật và luật dân sự điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản nếu quan

hệ tài sản đó thuộc lĩnh vực dân sự.

ló Quan hệ tài sản do luật dân sự điều chính chỉ phát

sinh theo ý chi của chủ thê trong quan hệ

Khang định trên là sai Vì các quan hệ tài sản có thé phát

sinh theo quy định của pháp luật Chẳng hạn, hành vi gây thiệt hại làm phát sinh quan hệ bồi thường thiệt hại giữa người gây

thiệt hại với người bị thiệt hại là do pháp luật đã quy định:

“Người nào có hành vi xâm phạm tinh mạng, sức khoẻ, danh du,

nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyên, lợi ich hop pháp khác cua

người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp

Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác” (khoản |

Điều 584 BLDS 2015).

Trang 21

17 Hòa giải là biện pháp được khuyến khích để giải

quyết mâu thuẫn giữa các bên trong quan hệ dân sự Câu khang định trên là đúng, theo khoản 2 Điều 7 BLDS 2015 18 Các quyền, nghĩa vu về nhân thân và tài sản của cá

nhân, pháp nhân trong các quan hệ dân sự phải được

hình thành trên cơ sở bình đăng, tự do ý chí, độc lập về

tài sẵn và tự chịu trách nhiệm

Câu khang định trên là đúng, theo Điều | BLDS 2015.

19 BLDS là luật dân sự

Khăng định trên là sai Vì luật dân sự là một ngành luật thực định còn BLDS là một văn bản pháp luật, là nguồn trực tiếp

của luật dân sự.

20 Quan hệ nhân thân do luật dân sự điều chỉnh có thể

là quan hệ pháp luật dân sự tuyét doi hoặc tương doi

Khăng định trên là sai Quan hệ nhân thân do luật dân sự

điều chỉnh luôn là quan hệ pháp luật dân sự tuyệt đôi.

21 Giá trị tỉnh thần được coi là tính được thành tiên khi người bị xâm phạm danh dự được bồi thường một khoản

tiền do bị tốn thất tỉnh than

Khăng định trên là sai Vì khoản tiền mà một bên phải

bồi thường cho bên bị thiệt hai chỉ là khoản tiền dé bù đắp sự tốn

thất về tinh than, hoàn toàn không tương đương với giá trị tinh

thần mà người bị tôn thất tinh thần phải gánh chịu.

Trang 22

HƯỚNG DAN MON HOC - LUẬT DÂN SU * 74p

CÂU HOI TỰ LUẬN, VAN ĐÁP

1 Phân tích đối tượng và phương pháp điều chính cua luật dân sự? So sánh với đối tượng và phương pháp diéu

chính của luật hành chính?

2 Phân tích nguyên tắc bình đăng của các chủ thể khi tham

gia vào quan hệ tài sản và nhán than do luật dân su điêu chính?3 Phan loại quan hệ nhán than? Cho ví dụ minh hoa?

4 Trình bày đặc trưng của phương pháp điêu chính của

luật dán sự?

5 Phân tích quyên về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình theo quy định tại Diéu 38 BLDS 2015? Phân

biệt giữa quyên về đời song riêng tu và quyên bi mật đời tư cua ca nhán? Cho vi du minh họa?

6 Phân tích quyền hiển, nhan mo, bộ phán cơ thể người

và hiến, lấy xác theo quy định tại Diéu 35 BLDS 2015?

7 Phân biệt giữa quyên xác định lại giới tinh và chuyển đổi

giới tinh của cá nhân theo Diéu 36 và Diéu 37 BLDS 2015? Cho ví đụ mình họa với mỗi trường hợp?

Trang 23

QUY PHAM PHAP LUAT DAN SU VA NGUYEN TAC CUA LUAT DAN SU

1 Nguôn của luật dân sự

ll Khái niệm

Nguồn của luật dân sự là các văn bán do cơ quan nhà nước có thâm quyên ban hành theo một trình tự nhât định và có chứadung các quy phạm pháp luật dân sự.

Như vậy, một văn bản muốn được coi là nguồn của luật dân

sự phải có đủ các dâu hiệu sau đây:

- Là văn bản do co quan nhà nước có thầm quyén ban hành Chang hạn, bộ luật, luật phải do Quốc hội ban hành, pháp lệnh

do Ủy ban thường vụ Quốc hội ban hành

- Phải được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục luật định.

Chăng hạn, để ban hành một bộ luật phải thông qua các bước

theo trinh tự, thủ tục quy định tại Luật ban hành văn bản quy

phạm pháp luật.

- Phải chứa dung các quy phạm pháp luật dân sự Bat kỳ

một văn bản luật nào cũng sẽ là nguôn của luật dân sự nêu nó có

chứa đựng các quy định nhăm để điêu chỉnh quan hệ dân sự.

Trang 24

HUONG DAN MON HOC - LUẬT DÂN SỰ * 7áp?

1.2 Phân loại nguồn của luật dân sự

Nguồn của luật dân sự có thể được phân loại theo nhiều

cách khác nhau nhưng chủ yêu được phân loại theo hai tiêu chí

sau đây:

- Phân loại theo vai trò cua từng loại nguồn:

+ Nguồn cơ ban: Là văn bản pháp luật mang tính nên tang và là cơ sở để ban hành các văn bản pháp luật dân sự khác Ở nước ta, Hiến pháp là nguồn cơ bản của luật dân sự (cũng như

của các ngành luật khác) vì BLDS được ban hành trên cơ sở hiến

định và có nhiệm vụ cu thé hóa Hiến pháp về lĩnh vực dân sự.

+ Nguồn trực tiếp (chủ yếu): Là văn bản pháp luật được ban

hành với mục dich là áp dụng dé điều chỉnh các quan hệ xã hội

thuộc về lĩnh vực dân sự BLDS là nguồn trực tiếp, chủ yếu của

luật dân sự.

+ Nguồn bồ sung: Là các văn bản pháp luật được ban hành nhằm điều chỉnh các vẫn đề thuộc về lĩnh vực dân sự nhưng chưa được BLDS quy định hoặc nhằm hướng dẫn thi hành

BLDS, bao g6m các nghị định, thông tư

+ Nguôỗn liên quan: Là văn bản pháp luật được ban hành đề điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc các lĩnh vực khác nhưng có

liên quan đến lĩnh vực dân sự Chang hạn, Luật thương mai,

Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư là các nguồn liên quan của luật

dân sự.

- Phán loại theo tên gọi:

+ Hiến pháp: Hiến pháp được coi là nguồn của luật dân sự

Trang 25

vi trong Hién pháp có các quy định về lĩnh vực dân sự Chang

hạn, Chương II của Hiến pháp năm 2013 quy định về quyền con

người quyền và nghĩa vu cơ bản của công dân.

+ BLDS: Là văn bản pháp luật quy định một cách hệ thống và toàn điện dé điều chỉnh tất cả các van dé thuộc lĩnh vực dân sự.

Luật: Các văn bản luật được coi là nguôn của luật dân sự -bao gồm các luật của các ngành luật khác nhưng có liên quan

đến lĩnh vực dân sự.

+ Văn bản dưới luật: Cac văn bản dưới luật duoc coi là

nguôn của luật dân sự hiện nay bao gồm các nghị định, thông tư, nghị quyết hướng dẫn thi hành BLDS, luật liên quan.

2 Quy phạm pháp luật dân sự

2.1 Khải niệm

Quy phạm pháp luật dân sự là ý chí của Nhà nước được

chứa dựng trong các văn bản pháp luật, quy định về cách xử sự

chuân mực mà các chủ thê phải tuần theo khi tham gia các quan

hệ dân sự hoặc trong hoàn cảnh đã được pháp luật dự liệu.

“Cách xử sự chuẩn mực” được quy định trong quy phạm pháp luật dân sự có thé là:

- Công việc được phép thực hiện Vi dụ: Khoản | Điều 321 BLDS 2015 quy định bên thế chấp tài sản có quyên “Khai thác

công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản thé chấp, trừ trường

hợp hoa lợi, lợi tức cũng là tài sản thé chấp theo thoả thuán)`.

Trang 26

HƯỚNG DẪN MON HOC - LUAT DÂN SỰ * Tap 1

- Công việc phải thực hiện Ví dụ: Déi với hợp đồng mua

bán tài sản, BLDS 2005 đã quy định: “Bên mua có nghĩa vu

thanh toán tiên theo thời han, địa điểm và mức tiễn được quy

định trong hợp đông”.

- Công việc không được thực hiện Vi dụ: Bên thuê tài sảnkhông được cho thuê lại tài sản thuê, trừ trường hợp được bên cho thuê đồng ý *.

- Phương thức phải tuân theo Ví dụ: “Việc bán đấu giá tài sản phải đảm bảo nguyên tắc khách quan, công khai, mình bạch,

bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của các bên tham gia và được

thực hiện theo quy định của pháp luật về bán dau giá tài sản ””.

2.2 Phân loại quy phạm pháp luật dân sự

Quy phạm pháp luật dân sự được phân thành ba loại sau đây:- Quy phạm định nghĩa: Là quy phạm nêu ra khái niệm và

phạm vi giới hạn của một van đề nhất định Ví dụ: “Hop đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc cham dút

quyên, nghĩa vụ dân sự” “Di chúc là sự thể hiện y chi của ca nhán

nham chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết”.

- Quy phạm mệnh lệnh: Là quy phạm nêu ra cách xử sự duy

nhất và bắt buộc các chủ thé phải tuân theo khi tham gia quan hệ

Trang 27

dân sự hoặc trong hoàn cảnh do quy phạm này điều chỉnh Ví dụ: "Giao tài sản thé chấp cho bên nhận thé chấp dé xử ly khi

thuộc một trong các trường hop xu ly tài san bao dam quy định

tại Điều 299 cua Bộ luật nay”'.

- Quy phạm tùy nghỉ: Là quy phạm cho phép các chủ thé được lựa chọn cách xu sự phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh

của mình đê thực hiện quan hệ dân sự.

Tuy theo giới hạn cua quyền lựa chọn được quy phạm tùy

nghị cho phép mà loại quy phạm này còn được phân thành hailoại sau:

+ Quy phạm tùy nghỉ lựa chọn: Là quy phạm nêu ra nhiều cách xử sự cụ thể và các chủ thể được phép lựa chọn một trong

những cách đó dé xử sự khi tham gia quan hệ dân sự hoặc trong

hoàn cảnh do quy phạm đó diéu chỉnh Ví dụ: “7Tzường hop hợp đồng được giao kết, thực hiện thì tài sản đặt cọc được trả lại cho

bên dat cọc hoặc được trừ dé thực hiện nghĩa vụ trả tién; ”.

+ Quy phạm tùy nghi thỏa thuận: La quy phạm cho phép các

chủ thê thỏa thuận cách thức xử sự khi tham gia quan hệ dân sự

hoặc trong hoàn cảnh do quy phạm đó điều chỉnh Ví dụ: “7ởi han

thực hiện hợp đông mua bán do các bên thoả thuận "””.

' Khoản 6 Điều 320 BLDS 2015.? Xem Khoản 2 Điều 328 BLDS 2015.

` Khoản | Điều 434 BLDS 2015.

Trang 28

HƯỚNG DAN MON HOC - LUẬT DÂN SỰ * Tap ¡

3 Áp dụng trực tiếp luật dân sự (áp dung Bộ luật dan sự)

3.1 Khai niệm

Ap dung truc tiép luật dân sự là hoạt động cu thé cua cơ

quan nha nước có thâm quyén căn cứ vào các quy định đã có sẵn trong BLDS dé giải quyết các sự kiện thực tế xảy ra nhằm đưa ra

các quyết định phù hợp.

Việc áp dụng trực tiếp luật dân sự thường dược thực hiện

tuân tự theo các bước: Xác định sự kiện xảy ra thuộc loạt quan

hệ dân sự nào; chọn quy phạm pháp luật tương ứng để áp dụng:

Khi ap dung truc tiép luật dân sự, co quan áp dụng luật dua

ra quyét định đê xác định các hậu quả pháp ly sau:

- Công nhận hoặc bác bỏ quyển dân sự đối với chủ thể nhất

định Chăng hạn, khi áp dụng luật dân sự để giải quyết tranh

châp tài sản giữa các bên, Tòa án căn cứ vào các quy định của

Trang 29

pháp luật vê sở hữu tài sản và thực tê tranh châp xảy ra đê xácđịnh tài sản đó thuộc sở hữu của bên nào, từ đó có quyêt định

công nhận quyên sở hữu tài sản đó thuộc về al.

- Xác định nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự đối với chủ thể

nhật định Chang hạn, khi giải quyết tranh chấp do vi phạm hợp đồng, Tòa án căn cứ vào quy định của pháp luật dân sự về nghĩa vụ hợp đông và thực tế tranh chấp xảy ra để quyết định bên vi

phạm phải thực hiện những nghĩa vụ gì, phải bồi thường thiệt hại

như thé nào đối với bên bi vi phạm.

- Ap dụng biện pháp cưỡng chế nhất định nhằm bảo vệ lợi ich của Nhà nước, của xã hội, quyên, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác Chăng hạn, Tòa án quyết định biện pháp tịch thu tài sản là đối tượng của giao dịch đối với các giao dịch có nội

dung vi phạm điều cẩm của pháp luật.

4 Áp dụng tập quán

4.1 Khai niệm tap quan và ap dụng tap quan

Tập quan là quy tắc xử sự có nội dung rõ rang dé xác định

quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ

thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được cộng đồng dân cư trong một vùng, miễn, dân tộc

thừa nhận và áp dụng rộng rãi Bao gồm:

Tập quán địa phương: Là tập quán của cộng đồng dân cư tại

một địa phương, một vùng miễn nhất định.

Trang 30

HƯỚNG DAN MON HOC - LUAT DÂN SỰ * Tap J

Tập quan dân tộc: La tập quan của cộng dong người trong cùng một dân tộc nhất định.

Áp dụng tập quán là việc co quan nhà nước có thắm quyên

căn cứ vào tập quán của địa phương hoặc tập quán của một dân

tộc để giải quyết các tranh chấp phát sinh tại địa phương hoặc dân tộc đó nếu trong pháp luật dân sự chưa có sẵn quy phạm đề

áp dụng trực tiếp.

4.2 Diéu kiện áp dung tập quan

Chỉ được áp dụng tập quán khi có đủ các diều kiện sau:

- Tranh chap đang can được giải quyết thuộc lĩnh vực dân sự;

- Chưa có các quy định của pháp luật điêu chinh trực tiếp

4.3 Can lưu ý khi áp dụng tập quan

Khi áp dụng tập quán để giải quyết các tranh chấp xảy ra cân lưu ý một số trường hợp sau đây:

- Nếu các bên tranh chấp là người ở các địa phương khác

nhau mà mỗi địa phương đều có tập quán về van dé đang tranh chấp trong khi tranh chấp đó lại xảy ra tại một địa phương khác không có tập quán thi không được áp dụng tập quán.

Trang 31

- Nếu các bên tranh chấp là người ở các địa phương khác nhau mà mỗi địa phương đều có tập quán về van dé đang tranh

chấp trong khi tranh chấp dó lại xảy ra tại một địa phương khác cũng có tập quán thì áp dụng tập quán tại nơi xảy ra tranh chấp

dé giải quyết.

- Nếu các bên tranh chấp là người của các dân tộc khác nhau

ma mỗi dân tộc đều có tập quan về vẫn dé đang tranh chấp thi

không áp dụng tập quán nếu nơi xáy ra tranh chấp không có tập

quán địa phương.

- Nếu các bên tranh chấp là người cua các dân tộc khác nhau ma mỗi dân tộc đều có tập quán về van dé đang tranh chấp mà tại nơi xảy ra tranh chấp cũng có tập quán thì áp dụng tập quán địa phương đó dé giải quyết.

- Nếu các bên tranh chấp là ngudi cùng một dân tộc mà dân

tộc đó đã có tập quán về vấn đề đang tranh chấp thì áp dụng tập quán của dan tộc đó dé giải quyết cho dù nơi xảy ra tranh chap

cũng có tập quán địa phương.

5 Áp dụng quy định tương tự cua pháp luật

5.1 Khai niệm

Ap dung quy định tương tự của pháp luật là việc cơ quan nhà nước có thâm quyên căn cứ vào những quy phạm pháp luật

dân sự đã có để giải quyết tranh chấp dang xảy ra mà tranh chấp đó có tính chât tương tự với quan hệ dân sự được điều chỉnh bang các quy phạm pháp luật dân sự đó Chang han, trong BLDS đã có các quy phạm pháp luật để giải quyết các tranh chấp trong

Trang 32

HƯỚNG DẪN MON HOC - LUAT DÂN SỰ* 7áp1

hợp đồng cho vay nhưng chưa có quy phạm pháp luật để giải

quyết các tranh chấp từ hụi, họ Vì thế, khi cần giải quyết các tranh chấp về hui, họ, co quan nha nước có thâm quyển có thé áp dụng các quy định của pháp luật về hợp đồng cho vay để giải quyết các tranh chấp từ hụi, họ vì quan hệ về hụi, họ có tính chất tương tự với quan hệ về cho vay.

5.2 Điều kiện áp dụng tương tự

Chỉ được áp dụng quy định tương tự của pháp luật khi có dủ

các điều kiện sau:

- Quan hệ đang tranh chấp phải thuộc phạm vi điều chính

của luật dân sự;

- Phải có các quy định điều chỉnh trực tiếp quan hệ dân sự có tính chất tương tự với quan hệ đang cần được giải quyết;

- Trong quy định của pháp luật dân sự hiện hành không có

các quy phạm pháp luật dân sự nào đề điều chỉnh trực tiếp quan

hệ đang tranh chấp;

- Không có tập quán để áp dụng hoặc không thể áp dụng tập quán;

- Quy định tương tự của pháp luật không được trái với

những nguyên tắc cơ bản quy định trong BLDS.

6 Áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng

Theo nguyên tắc: Tòa án không được từ chối giải quyết các

Trang 33

vụ việc dân sự vì lý do chưa có luật quy định được xác định

trong Bộ luật tổ tụng dân sự nên khi không thé áp dụng các van dé trên dé giải quyết tranh chấp dân sự thì Toa án phải áp dụng các nguyên tắc cơ bản được quy định trong BLDS hoặc án lệ hoặc lẽ công bằng đề giải quyết tranh chấp đang xảy ra.

7, Nguyên tắc cơ bản của luật dân sự

7.1 Nguyên tắc bình đăng

Nguyên tắc này bảo đảm cho các bên chủ thể trong một quan hệ dân sự luôn bình đăng với nhau, không bên nảo được phân biệt dối xử với bên kia dù với bất kỳ ly do gi Người vi phạm nguyên tắc này sẽ bị coi là người xâm phạm đến quyên lợi hợp pháp của

bên kia, và vì vậy phải gánh chịu một chế tài nhất định.

7.2 Nguyên tac tự do, tự nguyén cam kết, thoả thuận

Nguyên tắc này bảo đảm cho các chủ thé luôn được quyên

băng tự do y chi cua minh quyét định về việc thực hiện hoặc

không thực hiện một hành vi nhật định vì lợi ích của mình, ngăn

câm người khác ngăn cản sự tự do ý chí đó.

7.3 Nguyên tắc thiện chí, trung thực

Nguyên tắc này đòi hỏi mọi chủ thể khi tham gia, thực hiện

quan hệ dân sự phải luôn với tinh thần thiện chí, kết hợp hài hòa,

cân băng lợi ích giữa các bên Ngoài ra, khi xác lập cũng như trong tiên trình thực hiện quan hệ dân sự, các bên phải luôn trao

đổi thông tin cần thiết cho nhau Việc che giấu thông tin nhăm

Trang 34

HƯỚNG DAN MON HOC - LUẬT DÂN SỰ * Tép/

có lợi cho mình mà bất lợi cho bên kia là hành vi vi phạm nguyên tắc này.

7.4 Nguyên tắc tôn trọng lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích

công cộng, quyên, lợi ích hợp pháp của người khác

Nguyên tắc này đòi hỏi khi xác lập, thực hiện quan hệ dân

sự, bên cạnh lợi ích của mình, các chủ thé phải hướng tới lợi ích

quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng và lợi ích của các chủ thê

khác Không vì lợi ich của mình ma làm ảnh hương, thiệt hại đến lợi ích của chủ thê khác.

7.5 Nguyên tắc chịu trách nhiệm

Bên cạnh việc hưởng lợi ích, các chủ thé trong quan hệ dân

sự phải chịu trách nhiệm đối với hành vi của mình Nguyên tắc chịu trách nhiệm nhằm buộc người có hành vi xâm phạm đến tài

sản, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, đến quyền và lợi ích hợp pháp khác của chủ thé khác phải khắc phục và bồi thường thiệt hại.

Các nguyên tắc trên có thể được phân thành hai loại sau đây: - Nguyên tắc thể hiện bản chất của quan hệ dân sự Loại

nay bao gôm các nguyên tac sau:

+ Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận; + Nguyên tắc bình dang;

+ Nguyên tắc thiện chí, trung thực;

+ Nguyên tac chịu trách nhiệm dân sự;

Trang 35

- Nguyên tắc thé hiện tinh pháp chế

Loại này chính là nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyên, lợi ích hợp pháp của người khác.

CẤU HOI BAN TRAC NGHIỆM VA GOI Ý 1 Hién pháp là nguén của luật dân sự

Khang định trên là đúng Vì trong Hién pháp có các quy phạm pháp luật quy định về các van dé thuộc lĩnh vực dân sự như chế độ sở hữu, hình thức sở hữu, quyển và nghĩa vụ của

công dân.

2 Khi các bền không có thoả thuận và pháp luật không có

quy định thì tranh chấp dân sự sẽ được giải quyết bằng tập quan tại địa phuong noi xảy ra tranh chấp

Khăng định trên là sai Vì có thê không có tập quán phù hợp

thi phái áp dụng quy định tương tự của pháp luật.

3 Nguồn của luật dân sự chỉ bao gôm các van bản pháp

luật trong nước

Khăng định trên là sai, bao gôm cả các điều ước quôc tê.

4 Hién pháp là nguôn trực tiếp của luật dân sự

Khăng định trên là sai Vì nguôn trực tiếp của một ngành

luật phải là văn bản pháp luật có chứa đựng các quy phạm pháp

Trang 36

HƯỚNG DAN MÔN HỌC - LUẬT DÂN SỰ * 74p!

luật có thể áp dụng trực tiếp để giải quyết các quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của ngành luật đó, trong khi Hiên pháp dù có

quy định về các vấn đề thuộc lĩnh vực dân sự nhưng chi ở góc độ nguyên tắc hiến định nên không thé áp dụng trực tiếp Hiến pháp để điều chỉnh các quan hệ đân sự được.

5 Cac văn bản của cơ quan nhà nước có thâm quyên déu

là nguôn của luật dân sự

Khăng định trên là sai Vì chỉ được coi là nguồn cúa luật

nếu văn ban đó là của cơ quan có thâm quyên ban hành luật và văn bản đó có chứa đựng các quy phạm pháp luật, đồng thời văn

bản đó chỉ được coi là nguồn của luật dân sự nếu có chứa đựng

các quy phạm pháp luật dân sự.

6 Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi diéu

Chỉnh của pháp luật dan sự mà pháp luật không có quy

định và các bên không có thỏa thuận khác thì tập quản

không trái với những nguyên tắc của pháp luật dân sự

được wu tiên áp dụng để giải quyết vụ việc đó

Câu khăng định trên là sai, theo Điều 5 BLDS 2015.

7 Mọi văn bản pháp luật đều là nguồn của luật dân sự

Khang định trên là sai Vì chi được coi là nguồn của luật dân sự nếu văn bản pháp luật đó có chứa đựng các quy phạm

pháp luật dân sự.

Trang 37

8 Phan quy định trong quy phạm pháp luật dân sự là phan xác định về hậu quả pháp lý áp dụng đổi với người không

(tuân theo cách xứ sự mà luật đã quy định

Khang dinh trên là sai Vì phần quy định trong quy phạm

pháp luật dân sự là phan nêu lên cách xử sự mà chủ thé tham gia quan hệ pháp luật dan sự được điều chỉnh băng quy phạm đó

phải tuần theo.

9 Chế tài trong quy phạm pháp luật dân sự chính là nội

dung Cụ thể của trách nhiệm dân sự

Khang định trên là đúng Vi phan chế tài trong quy phạm pháp luật dân sự là phần xác dinh các hậu quả pháp lý mà người không tuân theo cách xử sự theo quy định của pháp luật phải

pánh chịu.

10 Đối với các tranh chấp không thé áp dụng trực tiếp

luật dân sự để giải quyết thì áp dụng quy định tương tự

Khang dinh trên là sai Vì trong trường hợp pháp luật không

quy định và các bên không có thỏa thuận nên không thê áp dụng luật dé giải quyết tranh chấp nhưng nếu đã có tập quán có thê áp

dụng đối với loại tranh chấp đó thì áp dụng tập quán dé giải

quyết' Trong trường hợp không thể áp dụng được tập quán mới

áp dụng quy định tương tự của pháp luật.

' Xem khoản 2 Điều § BLDS 2015.

Trang 38

HƯỚNG DẪN MON HOC - LUẬT DÂN SỰ * Tap

11 Ap dụng tương tự pháp luật la áp dụng các quy định

pháp luật điều chỉnh các quan hệ có tính chất tương đương với quan hệ dang cân điều chỉnh

Khăng định trên là sai Vì điều kiện áp dụng tương tự pháp

luật phải thỏa mãn 03 điều kiện: (1) Quan hệ cần pháp luật điều

chỉnh không có quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh; (2) Có

quy phạm pháp luật trực tiếp điều chỉnh quan hệ có tính chất tương tu; (3) Việc áp dụng tương tự pháp luật là can thiết dé bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho các chủ thể.

12 Nếu luật dân sự chưa quy định vé franh chấp đang

can giải quyết thì có thé áp dụng tập quán dé giải quyết

tranh chấp đó

Khang định trên là đúng Vì khoản 2 Điều 5 BLDS 2015 đã

quy định: Trong trường hợp pháp luật không quy dịnh và các

bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán.

13 Nếu không thé áp dụng trực tiếp luật dân sự thì áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp đó

Khăng định trên là sai Vì chỉ có thể áp dụng tập quán dé giải quyết tranh chấp khi đã có tập quán về loại tranh chấp đó.

14 Luật dân sự không điều chỉnh các quan hệ tài sản

phát sinh trong lĩnh vực thương mại

Khang định trên là sai Vì khoản 1 Điều 4 BLDS 2015 đã quy

định: “Bộ luật này là luật chung diéu chỉnh các quan hệ dán sự",

mà quan hệ thương mại cũng là một dang của quan hệ dân sự.

Trang 39

15, Luật dân sự có nhiệm vụ điêu chính các quan hệ dan sự

Khăng định trên là đúng Vì việc quy định địa vị pháp lý.

chuân mực pháp lý về cách ứng xu của cá nhân, pháp nhân; quyên, nghĩa vụ về nhân thân và tài san của cá nhân, pháp nhân

trong các quan hệ dân sự' là sự điều chinh của luật dân sự tới các

quan hệ dân sự.

16 Khi một bên de dọa bên kia trong giao dich dan sự la

vỉ phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận Khăng định trên là đúng Vì nội dung của nguyên tắc nêu tại khoan 2 Điều 3 BLDS 2015 không cho phép các bên đe dọa

nhau trong quan hệ dan sự.

I7 Khi một bên lừa dỗi bên kia trong giao dịch dân sự là

vi pham nguyén tac binh dang

Khang định trên là sai Vì hành vi lừa dối một bên trong

giao dịch dan sự là hành vi vi phạm nguyên tắc tự do, tự nguyện

cam kết, thỏa thuận.

I8 Nguyên tac tự do, tw nguyén cam kết, thỏa thuận là

nguyén tắc thể hiện bản chất của luật dân sự

Khăng dịnh trên là dúng Vì các quan hệ tài sản do luật dân Điều | BLDS 2015.

Trang 40

HUONG DẪN MÔN HOC - LUẬT DÂN SỰ * 74p 1

sự điều chỉnh luôn mang tính ý chí của chủ thể, nguyên tắc tự

do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận nhăm bảo đám tính chất này

trong các quan hệ dân sự.

19 Luật dân sự chỉ điều chỉnh các quan hệ dân sự khi có tranh chấp xảy ra

Khăng định trên là sai Vì sự điều chinh của luật dân sự tới các quan hệ dân sự là quy định địa vị pháp lý, chuân mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân tronp các quan hệ dân sự, nghĩa là luật dân sự điều chỉnh các quan hệ dân sự ngay cả khi chưa, không có tranh chấp xảy ra.

20 Nguyên tắc bình đăng trong luật dân sự cũng chính là

nguyên tắc bình dang trước pháp luật

Khăng định trên là sai Vì bình đẳng trước pháp luật là

nguyên tắc bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của mọi chủ thể, còn nguyên tắc bình đăng trong luật dân sự là bảo vệ sự bình

dang giữa các bên chủ thể trong quan hệ dân sự mà họ đang

tham gia.

21 Theo nguyên tac tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận

thì mọi thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ dan sự đều được bảo đảm thực hiện

Khang định trên là sai Vì thoả thuận trong việc xác lập

quyên, nghĩa vụ dan sự chỉ được pháp luật bảo đảm nếu cam kết,

Ngày đăng: 23/04/2024, 09:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan