1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

hãy xác định vai trò của các ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững và phân tích tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại nhất địn

23 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vai trò của các ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững và phân tích tác động của xu hướng này tới hoạt động kinh doanh của một ngân hàng thương mại nhất định
Tác giả Trần Kim Chi, Chu Thị Luyến, Nguyễn Hà Vy, Kha Thị Phương Thảo, Trần Thị Minh Thảo, Bùi Vân Thiện
Người hướng dẫn ThS. Phạm Hồng Linh
Trường học Học viện Ngân hàng
Chuyên ngành Ngân hàng Thương mại
Thể loại Bài tập lớn
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 2,55 MB

Nội dung

Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là do nhận thức của con người về tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường, cuộc sống của cộng đồng đã được nâng cao vì sự phát

Trang 1

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG

KHOA NH – BM KINH DOANH NGÂN HÀNG

MÔN HỌC: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

CHỦ ĐỀ 2: Phát triển kinh tế bền vững là xu thế chung được nhiều quốc gia trên thếgiới Tại Việt Nam, phát triển kinh tế bền vững là một trong những mục tiêu thiênniên kỷ Hãy xác định vai trò của các Ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ pháttriển kinh tế bền vững và phân tích tác động của xu hướng này tới hoạt động kinhdoanh của một Ngân hàng thương mại nhất định.

Giảng viên hướng dẫn: ThS Phạm Hồng Linh

Trang 2

1 Khái niệm phát triển kinh tế bền vững 5

2 Sự cần thiết của phát triển kinh tế bền vững 6

3 Xu hướng phát triển kinh tế bền vững gần đây 7

II Đánh giá về vai trò của Ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế bền vững 12

1 Cung cấp vốn đầu tư 13

2 Hỗ trợ, thúc đẩy dịch vụ tài chính phát triển toàn diện 13

3 Khuyến khích phát triển công nghệ xanh 14

4 Quản lý rủi ro và chuẩn hóa tài chính 14

5 Cầu nối giữa nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế 15

III Phân tích tác động của xu hướng phát triển kinh tế bền vững tới hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại Vietcombank 15

1 Hiệu quả kinh doanh vượt trội, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế xã hội .15 2 Hỗ trợ doanh nghiệp, người dân vượt qua khó khăn, tăng cường trách nhiệm xã hội 16

3 Ưu tiên đặc biệt cho tín dụng xanh 18

4 Tăng cường an toàn và bảo mật thông tin 18

5 Tích cực trong công cuộc hội nhập và đẩy mạnh hợp tác quốc tế 19

KẾT LUẬN 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

2

Trang 3

MỞ ĐẦU

Hiện nay, xu hướng phát triển kinh tế bền vững đang được nhắc đến nhiều trên toàn thế giới, là xu thế chung được nhiều quốc gia trên thế giới nỗ lực hướng tới Đây cũng là mục tiêu chiến lược quan trọng và được thể hiện rõ nét trong các chủ trương, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội quốc gia, cũng như của các ngành và địa phương tại Việt Nam Nguyên nhân chính dẫn đến sự thay đổi này là do nhận thức của con người về tác động của hoạt động sản xuất kinh doanh đến môi trường, cuộc sống của cộng đồng đã được nâng cao vì sự phát triển của nền kinh tế thế giới, nhiều thách thức đặt ra với loài người như: biến đổi khí hậu, khan hiếm nước, bất bình đẳng và đói nghèo, Tất cả chỉ có thể được giải quyết ở cấp độ toàn cầu và bằng cách thúc đẩy phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và đòi hỏi các nước trên thế giới cũng như Việt Nam phải thay đổi để bắt kịp xu hướng toàn cầu.

Có thể kể đến các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu, cũng đã và đang triển khai những chính sách hỗ trợ và khuyến khích phát triển kinh tế bền vững, bao gồm các hoạt động sản xuất và tiêu thụ sạch, sử dụng năng lượng tái tạo, giảm thiểu chất thải và khí thải gây hiệu ứng nhà kính.

Đối với Việt Nam, để có thể hòa nhập với thế giới và theo kịp xu hướng phát triển kinh tế bền vững, Chính phủ cũng đang ưu tiên phát triển kinh tế bền vững thông qua nhiều chính sách mới Trong giai đoạn 2006 - 2016, Việt Nam đã tận dụng được thời cơ, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường Đất nước đã thoát khỏi tình trạng kém phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, công tác bảo vệ môi trường được quan tâm, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao Tuy nhiên, những thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và còn nhiều vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế, đòi hỏi phải có các giải pháp khắc phục nhất là về mặt tài chính và kỹ thuật Do đó, việc xây dựng mô hình kinh tế bền vững còn là một quá trình dài và đòi hỏi sự hợp tác của tất cả các bên liên quan nhằm bảo đảm phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong thời gian tới.

3

Trang 4

NỘI DUNG

I Sự cần thiết và xu hướng phát triển kinh tế bền vững trên thế giới và Việt Nam gần đây

1 Khái niệm phát triển kinh tế bền vững

Phát triển kinh tế bền vững là sự phát triển nhằm thỏa mãn những nhu cầu về kinh tế của thế hệ hiện tại mà không làm ảnh hưởng xấu đến khả năng đáp ứng những nhu cầu về kinh tế của thế hệ tương lai, có nghĩa là phải tránh cho nền kinh tế bị suy thoái, vỡ nợ, mất khả năng thanh toán trong tương lai Nó còn được hiểu là sự tăng tiến nhanh, an toàn và có chất lượng về mọi mặt của nền kinh tế (như quy mô sản lượng, sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế,…) Quá trình phát triển này đòi hỏi các chủ thể trong hệ thống kinh tế có cơ hội tiếp cận các nguồn lực và chia sẻ nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách bình đẳng Các chính sách không chỉ tập trung mang lại lợi ích cho một số ít mà phải tạo ra sự thịnh vượng cho tất cả mọi người; đồng thời, bảo đảm trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái, không làm phương hại đến xã hội và môi trường

Yêu cầu đặt ra đối với một nền kinh tế bền vững là:

Phát triển bền vững kinh tế là phát triển nhanh và an toàn, chất lượng Phát triển bền vững về kinh tế đòi hỏi sự phát triển của hệ thống kinh tế trong đó cơ hội để tiếp xúc với những nguồn tài nguyên được tạo điều kiện thuận lợi và quyền sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các hoạt động kinh tế được chia sẻ một cách bình đẳng Yếu tố được chú trọng ở đây là tạo ra sự thịnh vượng chung cho tất cả mọi người, không chỉ tập trung mang lại lợi nhuận cho một số ít, trong một giới hạn cho phép của hệ sinh thái cũng như không xâm phạm những quyền cơ bản của con người.

+ Nền kinh tế có tăng trưởng GDP và GDP đầu người đạt mức cao Nước phát triển có thu nhập cao vẫn phải giữ nhịp độ tăng trưởng, nước càng nghèo có thu nhập thấp càng phải tăng trưởng mức độ cao Các nước đang phát triển trong điều kiện hiện nay cần tăng trưởng GDP vào khoảng 5%/năm thì mới có thể được xem có biểu hiện phát triển bền vững về kinh tế.

4

Trang 5

+ Cơ cấu GDP là tiêu chí đánh giá phát triển bền vững về kinh tế và chỉ khi tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP cao hơn nông nghiệp thì tăng trưởng mới có thể đạt được bền vững.

+ Tăng trưởng kinh tế phải là tăng trưởng có hiệu quả cao, không chấp nhận tăng trưởng bằng mọi giá.

2 Sự cần thiết của phát triển kinh tế bền vững

Phát triển kinh tế bền vững được coi là có vị trí quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia Phát triển kinh tế bền vững là rất cần thiết vì nó giúp đảm bảo sự phát triển kinh tế và tiến bộ của con người và xã hội một cách bền vững trong dài hạn, đồng thời bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Một số lợi ích mà phát triển kinh tế bền vững mang lại:

Tăng trưởng kinh tế dài hạn: thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh mẽ, đồng thời giảm tỷ lệ nghèo và tăng thu nhập cho người dân; phát triển kinh tế trong thời gian dài một cách bền vững và ổn định.

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách có trách nhiệm và hạn chế lãng phí chúng cũng như giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường Giảm thiểu ô nhiễm: giảm thiểu khí thải và ô nhiễm môi trường từ các hoạt động kinh doanh, giúp cải thiện chất lượng môi trường sống cho con người.

Nâng cao chất lượng cuộc sống: hướng tới việc cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm bớt các rào cản về tiếp cận dịch vụ và cơ hội việc làm, đồng thời tạo ra môi trường sống lành mạnh và an toàn cho mọi người.

Tạo công ăn việc làm: cung cấp nhiều cơ hội việc làm bền vững và giúp người dân tham gia vào nền kinh tế với mức độ cao hơn, kéo dài thời gian hoạt động kinh doanh vì các sản phẩm và dịch vụ được tạo ra bền vững hơn.

Giảm thiểu khả năng rủi ro: cung cấp môi trường lành mạnh cho các cơ quan tài chính, bởi vì sản phẩm được tạo ra bền vững hơn và do đó giảm thiểu nguy cơ rủi ro tài chính Tăng cường sự hợp tác và liên kết: Phát triển kinh tế bền vững đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ giữa các quốc gia, doanh nghiệp, tổ chức phi chính phủ và cá nhân, đảm bảo sự phát triển bền vững cho cả thế hệ hiện tại và tương lai.

5

Trang 6

Như vậy, phát triển kinh tế bền vững là một mục tiêu quan trọng và cần thiết để đảm bảo sự phát triển toàn diện của xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống cho mọi người; tạo ra một nền tảng ổn định, vững chắc cho tương lai phát triển của mỗi quốc gia và toàn cầu.

3 Xu hướng phát triển kinh tế bền vững gần đây3.1 Trên thế giới

Xu hướng phát triển kinh tế bền vững trên thế giới dưới đang được quan tâm và chú trọng nhằm đảm bảo phát triển kinh tế không xâm hại môi trường, góp phần bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến sức khỏe con người Xu hướng phát triển kinh tế bền vững trên thế giới hiện nay đang tập trung vào một số lĩnh vực chính:

Năng lượng tái tạo: Ngày càng nhiều quốc gia và doanh nghiệp đầu tư vào các nguồn

năng lượng tái tạo và sạch, như năng lượng mặt trời, gió, thủy điện và năng lượng hạt nhân Sự chuyển đổi này giúp giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch và tạo ra công việc mới trong lĩnh vực năng lượng bền vững.

Trong năm 2019 Hoa Kỳ, đã đạt mức tăng trưởng mạnh mẽ trong ngành sản xuất năng lượng tái tạo, tăng 19% so, cao nhất trong những năm trước đó, sản xuất được 720,4 TWh điện tái tạo với các nguồn như điện mặt trời hoặc năng lượng địa nhiệt Thành phố Babcock Ranch ở bang Florida (Mỹ) vào thời điểm cuối năm 2018 đã trở thành một trong những thành phố bền vững và thân thiện với môi trường bậc nhất trên thế giới

Phát triển công nghệ xanh: Đầu tư vào công nghệ xanh như xe điện, hệ thống xử lý chất

thải và công nghệ giảm thiểu ô nhiễm đang được ưu tiên để giảm tác động của các hoạt động kinh tế đến môi trường.

Hàn Quốc là quốc gia châu Á đi đầu về phát triển xanh và coi tăng trưởng xanh là một phần trong chiến lược quốc gia Để hiện thực hóa chiến lược, Hàn Quốc đã ban hành gói kích cầu “Hiệp định tăng trưởng xanh mới” (tháng 1/2009) trị giá 50 nghìn tỷ Won trong 4 năm với 9 dự án xanh, tạo 956 nghìn việc làm Cũng trong tháng 1/2009, “Kế hoạch Nghiên cứu và phát triển toàn diện về công nghệ xanh” kêu gọi tăng 2 lần chi phí cho

6

Trang 7

công nghệ xanh vào năm 2012, tập trung vào các lĩnh vực như: Tái sử dụng rác thải, chế tạo và sử dụng pin năng lượng mặt trời, dự đoán biến đổi khí hậu, lưu giữ carbon

Phát triển bền vững đô thị: Với sự gia tăng dân số đô thị, việc phát triển đô thị bền vững

là một xu hướng quan trọng Điều này bao gồm việc xây dựng các khu đô thị thông minh, sử dụng hợp lý đất đai và tài nguyên, tạo ra không gian xanh và công viên, và cải thiện hệ thống giao thông công cộng.

Tại phía nam nước Đức có quận Vauban được xây dựng trong giữa thập niên 1990 và bắt đầu mở cửa vào năm 2000 với 2,000 dân và đến nay đã phát triển trên 5,000 dân với trên 600 việc làm Ở đó, hệ thống giao thông được thiết kế và vận hành theo hướng xanh; các đường dành cho người đi bộ và xe đạp được kết nối hiệu quả đến từng hộ gia đình và trong khoảng cách đi bộ đến trạm tàu điện, trường học, công sở, chỗ làm, trung tâm mua sắm; 70% người dân sinh sống tại quận Vauban không sở hữu xe ô-tô Về tiết kiệm năng lượng, tất cả các tòa nhà tại quận Vauban đề phải đáp ứng tiêu chuẩn tiêu thụ năng lượng thấp; việc xử lý nước thải và rác thải được giải quyết triệt để và theo hướng tuần hoàn.

Xã hội hóa kinh tế: Xu hướng này nhấn mạnh vai trò của việc tăng cường quyền lợi xã

hội và khuyến khích sự công bằng trong quá trình phát triển kinh tế Điều này bao gồm việc đảm bảo việc làm bền vững, giảm bớt bất đẳng thức xã hội, đảm bảo quyền truy cập đến giáo dục và dịch vụ y tế cho mọi người, và khuyến khích sự tham gia và ủng hộ của cộng đồng.

Chính sách và quy định môi trường: Các quốc gia đang tăng cường việc thiết lập chính

sách và quy định môi trường để đảm bảo sự phát triển kinh tế được tiến hành một cách bền vững và có ít tác động tiêu cực đến môi trường Điều này bao gồm việc xây dựng hệ thống quản lý môi trường, áp dụng tiêu chuẩn môi trường và thúc đẩy công nghệ và quy trình sạch hơn.

Kinh doanh xã hội và đầu tư xã hội: Ngày càng nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư quan

tâm đến việc tạo ra giá trị xã hội và môi trường thông qua hoạt động kinh doanh của họ Kinh doanh xã hội và đầu tư xã hội nhằm đảm bảo rằng lợi ích kinh tế được kết hợp với sự cải thiện xã hội và bảo vệ môi trường.

7

Trang 8

Hợp tác quốc tế: Các quốc gia và tổ chức quốc tế đang thúc đẩy hợp tác quốc tế để đạt

được phát triển kinh tế bền vững Điều này bao gồm việc chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và tài trợ để hỗ trợ các quốc gia đang phát triển thực hiện các chính sách và dự án bền vững.

Việc tham gia Cộng đồng kinh tế ASEAN hỗ trợ Việt Nam triển khai hợp tác kinh tế sâu rộng và toàn diện với các nước trong khu vực và trên thế giới Việt Nam đã thực hiện các cam kết của AEC, ký kết các hiệp định thưrng mại tự do (FTA) với Liên minh châu tu (EU), Hàn Quốc, Liên minh kinh tế Á-tu (EAEU) Lợi ích mà Việt Nam có được khi AEC được hình thành là tăng trưởng kinh tế nhanh hrn, thu hvt đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và du lịch mạnh mẽ hrn, tạo ra nhiều việc làm hrn, phân bổ nguồn lực tốt hrn, tăng cường năng lực sản xuất và tạo cr hội để các doanh nghiệp cải thiện năng lực cạnh tranh

Những xu hướng này đang được thúc đẩy và áp dụng trên toàn cầu để đảm bảo phát triển kinh tế bền vững và tạo ra một tương lai tốt hơn cho mọi người

3.2 Ở Việt Nam

3.2.1 Thực trạng phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam

Đánh giá theo các tiêu chí và định hướng mục tiêu phát triển kinh tế bền vững giai đoạn 2016 – 2020 tại Việt Nam, có nhiều chỉ số cho thấy, Việt Nam cơ bản đã đạt được như về tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế; cũng như kiểm soát ngày càng tốt hơn về nợ công; đảm bảo ổn định cân đối vĩ mô; phát triển kinh tế nhanh trong mối quan hệ với trục bền vững về xã hội… Xét về chỉ tiêu giám sát, đánh giá phát triển kinh tế bền vững, Việt Nam đã đạt được những thành tựu về tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế tích cực, song vẫn tồn tại những bất cập trong quá trình phát triển kinh tế:

– Về chất lượng tăng trưởng: chưa có sự thống nhất giữa quy mô phát triển với chất lượng tăng trưởng Mặc dù tăng trưởng cao nhưng nền kinh tế còn dựa nhiều vào vốn đầu tư nước ngoài và thiếu tính bền vững Nhiều doanh nghiệp đóng thuế thu nhập trong nhiều năm không đủ bù đắp để xử lý vấn đề môi trường họ gây ra trong 1 năm Bên cạnh đó, còn nhiều dự án đầu tư triển khai cầm chừng trong nhiều năm chưa đi vào hoạt động.

8

Trang 9

– Về quản lý đầu tư: Tình trạng lãng phí, thất thoát, không bố trí đủ nguồn vốn, chất lượng công trình thấp trong đầu tư và xây dựng vẫn chưa được giải quyết căn bản Tình trạng nợ đọng trong xây dựng cơ bản còn chưa được xử lý triệt để Trong khi hệ thống thông tin theo dõi, giám sát các dự án đầu tư công tồn tại nhiều hạn chế Một số bộ, ngành, địa phương chưa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định pháp luật

– Chính sách thị trường: Chính sách thị trường còn yếu kém, lệ thuộc nhiều vào một số thị trường, gây ảnh hưởng đến sản xuất – kinh doanh trong nước Tình trạng được mùa mất giá, thậm chí không bán được khá phổ biến và diễn ra nhiều năm liên tục Sản phẩm sản xuất ra có tính cạnh tranh thấp, khó tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

– Về năng suất lao động xã hội: Báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cho thấy, năng suất lao động của Việt Nam vẫn còn ở mức thấp so với nhiều nước ASEAN do quy mô nền kinh tế nhỏ, xuất phát điểm thấp, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng còn chậm Do đó, để tăng trưởng GDP theo hướng tăng năng suất lao động tuy là thách thức lớn, nhưng là cần thiết để tạo ra tăng trưởng cao, bền vững và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế.

– Về quản lý tài nguyên: quản lý nhà nước về tài nguyên còn hạn chế, sử dụng chưa hiệu quả, một số loại tài nguyên bị lạm dụng, khai thác quá mức dẫn đến suy thoái, cạn kiệt Ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, nhất là tại các khu đô thị, thành phố lớn, ảnh hưởng lớn tới đời sống, sinh hoạt của người dân, trở thành vấn đề bức xúc của xã hội Pháp luật, chính sách thiếu đồng bộ; thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm chưa nghiêm

3.2.2 Xu hướng phát triển kinh tế bền vững

Nhắc đến Việt Nam, một nước đang trên đà phát triển cùng các nước trên thế giới nhưng chưa có những thay đổi rõ rệt theo xu hướng phát triển kinh tế bền vững như các nước phát triển Vì vậy nên Việt Nam cần phải thực sự chú trọng vào đổi mới mọi hình thức để bắt kịp xu hướng thế giới.

Một là, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng chuyển nền kinh tế phát triểntheo chiều rộng sang chiều sâu Tăng cường năng lực về khoa học công nghệ trong phát

9

Trang 10

triển kinh tế, nhất là phát triển mạnh mẽ công tác R&D trong hoạt động sản xuất, kinh doanh Tập trung vào phát triển các ngành, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường, tăng cường đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại Nghiên cứu và triển khai áp dụng mạnh mẽ mô hình tăng trưởng xanh Đây là mô hình mà các quốc gia phát triển đã và đang áp dụng Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo để bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia Đẩy mạnh áp dụng rộng rãi sản xuất sạch hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên quốc gia Quá trình phát triển kinh tế phải kết hợp giữa quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ nhằm khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực Phát triển bền vững các vùng và địa phương cần tập trung ưu tiên phát triển trước các vùng kinh tế trọng điểm, đồng thời chú ý tới vùng kém phát triển và có điều kiện khó khăn hơn nhằm tạo ra sự phát triển cân đối

Hai là, sử dụng tốt các nguồn lực để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững Giải

phóng nguồn nhân lực, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực và tạo động lực mới để nguồn nhân lực phát huy tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế Nhà nước cần có các quy hoạch sử dụng và phát triển nguồn tài nguyên thiên nhiên của quốc gia một cách tối ưu nhất, sử dụng hiệu quả nguồn lực vốn Cải thiện môi trường kinh doanh và môi trường đầu tư nhằm khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh Tạo môi trường, thể chế sản xuất - kinh doanh đồng bộ, lành mạnh để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Đổi mới cơ chế, tổ chức bộ máy và phương thức hoạt động của Nhà nước Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng thông thoáng, công khai, minh bạch để thúc đẩy đầu tư, tăng trưởng kinh tế Kiên quyết xử lý nghiêm tình trạng các địa phương, ngành dựng lên những rào cản (giấy phép con) trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Ba là, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng Trong nền kinh tế thị trường, công

bằng về cơ hội cho mọi chủ thể trong nền kinh tế là điều kiện hết sức quan trọng Cơ chế, mô hình và cách thức can thiệp của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường hiện đại phải theo hướng tôn trọng các quy luật khách quan của thị trường, tức là phải tạo ra một môi trường để các chủ thể trong nền kinh tế cạnh tranh với nhau một cách bình đẳng, phải lấy thị trường làm căn cứ để phân bổ nguồn lực vốn có hiệu quả, hạn chế tới mức thấp nhất

10

Trang 11

sự can thiệp hành chính của Nhà nước vào nền kinh tế Đảm bảo cho mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng, có cơ hội ngang nhau trong việc tiếp cận nguồn lực vốn.

Bốn là, đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách kinh tế, bảo vệ môi trường và đảmbảo công bằng xã hội Việc đổi mới hệ thống chính sách kinh tế, bảo vệ môi trường và

chính sách xã hội phải được tiến hành đồng thời và kết hợp theo hướng mỗi chính sách kinh tế phải gắn với mục tiêu phát triển bền vững, công bằng xã hội và mỗi chính sách phát triển bền vững, chính sách xã hội phải dựa trên những cơ sở tiền đề vật chất của quá trình tăng trưởng kinh tế và đặc biệt nó phải tạo được động lực cho tăng trưởng kinh tế, thực hiện được mục tiêu phát triển bền vững Tránh tình trạng chính sách tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá, xung đột với mục tiêu phát triển bền vững Theo đó, hệ thống chính sách kinh tế phải đổi mới theo hướng tạo mọi điều kiện huy động các nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế và nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, tăng thu nhập cho người lao động Đổi mới chính sách xã hội theo hướng đảm bảo công bằng xã hội, tạo điều kiện tốt hơn để người dân tiếp cận các dịch vụ thiết yếu, các nguồn lực, khuyến khích làm việc tăng thu nhập Chính sách kinh tế và chính sách xã hội phải thực sự là kênh để điều tiết thu nhập giữa các ngành, giữa các doanh nghiệp, vùng, miền và giữa các bộ phận dân cư Chính sách môi trường phải thực sự làm tăng trưởng kinh tế và thực hiện tốt mục tiêu phát triển bền vững về môi trường.

Năm là, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

đáp ứng yêu cầu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững cần tập trung vào các biện pháp: đổi mới hệ thống giáo dục - đào tạo,đổi mới nội dung giáo dục - đào tạo theo yêu cầu của thị trường lao động, nâng cấp trang thiết bị dạy học, học nghề,tiêu chuẩn hóa các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tay nghề, bồi dưỡng kỹ năng với những tiêu chí chất lượng phù hợp, đào tạo người lao động có khả năng thích ứng tốt với cơ chế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế.

II Đánh giá về vai trò của Ngân hàng thương mại trong việc hỗ trợ phát triển kinhtế bền vững

11

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w