Trang 3 BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀMBÀI TẬP NHÓMNgày: 23/06/2023Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà NộiNhóm: 03 Lớp: 4726 Khóa: 47 Khoa: Ngoại ngữ Pháp lý Tổng
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
BÀI TẬP NHÓM
Môn: QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
-* -Đề 4:
Phân tích tác động của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đến hoạt
động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Lớp niên chế: ……4726…….
Nhóm: …………3 ………….
Hà Nội - 2023
Trang 3BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM
BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 23/06/2023 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm: 03 Lớp: 4726 Khóa: 47 Khoa: Ngoại ngữ Pháp lý Tổng số sinh viên của nhóm: 9
+ Có mặt: 9
+ Vắng mặt: 0
Nội dung: xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia làm bài tập nhóm
Tên bài tập: Phân tích tác động của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đến hoạt động thu hút vốn đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam.
Môn học: Quan hệ kinh tế quốc tế
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm số 3 Kết quả như sau:
ST
T Mã SV Họ và tên
Đánh giá của
ký tên
Đánh giá của GV
(số)
Điểm (chữ)
GV
ký tên
1 472623 Nguyễn Hà My X
2 472624 Tạ Hoàng Yến X
3 472625 Nguyễn Đăng Việt Anh X
4 472626 Đỗ Tuấn Anh X
5 472527 Hoàng Thị Mai Hương X
6 472628 Nguyễn Huyền Trang X
7 472630 Trịnh Quang Tú X
8 472631 Nguyễn Ngọc Ánh Dương X
9 472632 Trần Đức Anh X
10
11
12
13
14
15
- Kết quả điểm bài viết: Hà Nội, ngày 23 tháng 06 năm 2023 + Giáo viên chấm thứ nhất: TRƯỞNG NHÓM
+ Giáo viên chấm thứ hai:
- Kết quả điếm thuyết trình
- Giáo viên cho thuyết trình:
- Điểm kết luận cuối cùng: Nguyễn Ngọc Ánh Dương
- Giáo viên đánh giá cuối cùng:
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế thế giới, toàn cầu hóa đang là một xu thế ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới và đang là một xu hướng tất yếu, tính tất yếu của nó được biểu hiện thông qua quá trình toàn cầu hóa kinh tế Đây là một quá trình tất yếu đối với mỗi quốc gia nói riêng và toàn thế giới nói chung Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa đã đem lại rất nhiều tác động lên mọi khía cạnh kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, như gia tăng thương mại quốc tế, trao đổi văn hóa quốc tế, gia tăng di cư, nhập cư,…Vậy, toàn cầu hóa kinh tế là gì? Bài tiểu luận này sẽ tập trung nghiên cứu và phân tích về tác động của xu hướng toàn cầu hóa kinh tế đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, bên cạnh
đó cũng sẽ đồng thời đề cập đến những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của toàn cầu hóa kinh tế dưới góc nhìn bao quát và khách quan
Trang 5MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
A PHẦN NỘI DUNG 3
-I KHÁI QUÁT TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ - 3 -…
1 Toàn cầu hóa kinh tế là gì? 3
2 Nội dung toàn cầu hóa kinh tế 3
3 Vai trò của toàn cầu hóa kinh tế 4
-II TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM - 5 -…
1 Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay 5
-2 Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam 6
3 Ý nghĩa 7
-III KẾT LUẬN - 8 -…
B PHẦN KẾT THÚC 9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 6-A PHẦN NỘI DUNG
I KHÁI QUÁT TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ
1 Toàn cầu hóa kinh tế là gì?
Toàn cầu hóa kinh tế là một khía cạnh chuyên chỉ về các hoạt động kinh tế của các quốc gia trên thế giới Đó là sự chuyển động kinh tế vĩ mô mang tầm vóc thế giới không còn thuộc phạm trù của một quốc gia Trong đó, ta có thể kể tới các lĩnh vực được liệt vào danh sách toàn cầu hóa kinh tế như: dịch vụ, hàng hóa, tài chính, sản xuất, lao động, thể chế lao động, vốn đầu tư, công nghệ, và thông tin truyền thông…
Toàn cầu hóa kinh tế có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình và hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới
2 Nội dung toàn cầu hóa kinh tế
Nội dung của toàn cầu hoá được thể hiện thông qua nhiều biểu hiện tùy thuộc vào các góc độ tiếp cận cụ thể khác nhau Nếu tiếp cận toàn cầu hóa với góc nhìn
và quan sát chung thì toàn cầu hóa biểu hiện theo ba biểu hiện sau đây, đó là:
Nền kinh tế thế giới được vận hành nhờ các mạng lưới mang tính toàn cầu
Ví dụ: Trong lĩnh vực tài chính, luồng vốn quốc tế được dịch chuyển giữa các quốc gia thông qua hệ thống ngân hàng kết nối với nhau, hàng ngàn tỉ USD được chu chuyển trên khắp thế giới qua thị trường chứng khoán với tốc
độ tính bằng giây suốt 24/24 giờ trong ngày
Sự xuất hiện của những tổ chức kinh tế đa phương
Việt Nam nộp đơn gia nhập WTO tháng 01/1995, đến tháng 01/2007, Việt Nam mới trở thành thành viên của tổ chức này Do đó, trong khoảng thời gian này, Việt Nam đã hội nhập kinh tế ở cấp độ khu vực để tranh thủ những lợi ích của xu hướng này Việt Nam đã hội nhập ASEAN năm 1995, và trở thành thành viên của AFTA từ ngày 01/01/1996
Sự phát triển mạnh mẽ về số lượng và hoạt động của các công ty xuyên quốc gia
Theo số liệu của UNCTAD (Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển), năm 2000, trên thế giới có khoảng 63.000 công ty xuyên quốc gia với 700.000 các công ty con ở khắp các nước Năm 1999, tổng doanh số
Trang 7bán ra của công ty xuyên quốc gia đã đạt đến giá trị 14.000 tỷ USD Hiện nay, các công ty xuyên quốc gia chi phối và kiểm soát trên 80% thương mại thế giới, 4/5 nguồn vốn đầu tư trực tiếp ở nước ngoài và 9/10 kết quả nghiên cứu chuyển giao công nghệ trên thế giới Hệ thống dày đặc các công ty xuyên quốc gia này không những đã tạo ra một bộ phận quan trọng của lực lượng sản xuất thế giới mà còn liên kết các quốc gia lại với nhau ngày càng chặt chẽ hơn, góp phần làm cho quá trình toàn cầu hóa trở nên sâu sắc hơn bao giờ hết
3 Vai trò của toàn cầu hóa kinh tế
Toàn cầu hóa kinh tế đang ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mỗi quốc gia Tác động này mang tính hai mặt:
Tích cực
Toàn cầu hóa sẽ tạo ra những khả năng mới, những cơ hội mới để nâng cao năng suất, sản lượng và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh
Mở rộng được thị trường quốc tế cho hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất
Nâng cao tính cạnh tranh nền kinh tế làm cho nền kinh tế phát triển
Giải quyết công ăn việc làm cho người dân, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, cải thiện mức sống trên toàn thế giới nhờ tăng trưởng kinh tế và tăng cường khả năng mọi người dân trên thế giới được tiếp cận với hàng hóa, dịch vụ đa dạng, phong phú với giá cả và chi phí hợp lý
Tiêu cực
Các nước nghèo và đang phát triển có thể trở thành bãi thải của các nước công nghiệp phát triển
Toàn cầu hóa làm cho nhiều công ty, doanh nghiệp bị phá sản và hàng loạt người lao động mất việc làm Ngay chính những người lao động tại các nước phát triển cũng bị mất việc vì sự cạnh tranh cao của lao động giá rẻ ở các nước đang phát triển
Toàn cầu hóa làm gia tăng sự bóc lột và bất công trong mỗi xã hội và giữa các nước, làm gia tăng sự phân hóa giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội và giữa các nước phát triển với các nước đang phát triển
Trang 8 Toàn cầu hóa ảnh hưởng đến văn hóa, xã hội, an ninh quốc gia, đe dọa nền dân chủ và sự ổn định xã hội; can thiệp và uy hiếp tính độc lập tự chủ của mỗi quốc gia
Toàn cầu hóa phá hoại truyền thống văn hóa và bản sắc dân tộc
Toàn cầu hóa làm hủy hoại môi trường và làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên
Toàn cầu hóa là nguyên nhân gây ra lây lan khủng hoảng tài chính và kinh tế trên khu vực và thế giới
II TÁC ĐỘNG CỦA XU HƯỚNG TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ ĐẾN HOẠT ĐỘNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
1 Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay
Xu hướng toàn cầu hóa hiện nay ở Việt Nam đang có những tác động đáng kể trên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội Dưới đây là một số điểm nổi bật
về xu hướng toàn cầu hóa hiện nay ở Việt Nam:
Thị trường mở rộng: Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách kinh tế và mở cửa thị trường để thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu Hiệp định Thương mại tự do (FTA) như Hiệp định CPTPP và EVFTA đã mở ra cơ hội tiếp cận thị trường lớn hơn và tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài: Việt Nam đã và đang thu hút được lượng lớn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Các doanh nghiệp nước ngoài đã đầu tư vào các ngành công nghiệp chủ chốt như công nghệ thông tin, điện tử, ô tô, năng lượng tái tạo và du lịch Điều này không chỉ tạo
ra việc làm cho người lao động Việt Nam mà còn nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng sản phẩm của quốc gia
Cải thiện hạ tầng kết nối: Việt Nam đã đẩy mạnh xây dựng và nâng cấp hạ tầng giao thông, bao gồm đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương và di chuyển hàng hóa Điều này giúp kết nối Việt Nam với các nền kinh tế quốc tế và tăng cường khả năng xuất khẩu và nhập khẩu
Tăng cường thương mại quốc tế: Việt Nam đã tham gia vào nhiều tổ chức kinh tế quốc tế như ASEAN, WTO và APEC Điều này không chỉ tạo ra cơ
Trang 9hội hợp tác kinh tế, mà còn góp phần vào việc định hình các quy tắc thương mại quốc tế và nâng cao vai trò của Việt Nam trong khu vực và toàn cầu
Giao lưu văn hóa và trao đổi nhân văn: Xu hướng toàn cầu hóa cũng đã mang lại sự giao thoa và trao đổi văn hóa giữa Việt Nam và các quốc gia khác Du lịch và truyền thông quốc tế đã giúp Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch nước ngoài và mang đến những cơ hội học hỏi và trải nghiệm văn hóa đa dạng
Tổng hợp lại, xu hướng toàn cầu hóa hiện nay đã tạo ra nhiều cơ hội và thách thức cho Việt Nam Qua việc tận dụng những lợi thế và đối mặt với những thách thức này, Việt Nam có thể phát triển một cách bền vững và tận dụng tối đa tiềm năng của mình trong bối cảnh kinh tế quốc tế ngày càng phát triển
2 Tác động của toàn cầu hóa kinh tế đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Toàn cầu hóa kinh tế đã có tác động sâu rộng đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Dưới đây là một số tác động quan trọng của toàn cầu hóa kinh tế đối với hoạt động này:
Mở cửa thị trường: Quá trình toàn cầu hóa đã mở rộng và nới lỏng các rào cản thương mại và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam Việc tham gia vào các hiệp định thương mại tự do như CPTPP và EVFTA cũng tạo ra cơ hội tiếp cận thị trường lớn hơn và tạo động lực cho doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
Nâng cao cạnh tranh: Toàn cầu hóa kinh tế tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, khiến cho các quốc gia phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình Việt Nam phải cạnh tranh với các quốc gia khác trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài Điều này thúc đẩy Việt Nam cải thiện môi trường kinh doanh, tăng cường chất lượng lao động và tạo ra chính sách hỗ trợ thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Chia sẻ công nghệ và kiến thức: Đầu tư nước ngoài không chỉ mang lại vốn đầu tư mà còn đem lại cơ hội chia sẻ công nghệ, kiến thức và kỹ năng quản
lý từ các công ty và nhà đầu tư nước ngoài Điều này giúp nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm và dịch vụ, thúc đẩy sự phát triển kinh tế và công nghiệp của Việt Nam
Tạo việc làm và thúc đẩy phát triển kinh tế: Đầu tư nước ngoài tạo ra cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam và góp phần vào sự phát triển kinh tế của quốc gia Các doanh nghiệp nước ngoài thường tạo ra công tức đông đảo, đầu tư vào hạ tầng và phát triển các ngành công nghiệp địa phương,
Trang 10đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế và cải thiện đời sống của người dân
Chuỗi cung ứng toàn cầu: Hiện nay với xu hướng toàn cầu hóa và khi Việt Nam gia nhập WTO, điều đó đã đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu Môi trường kinh doanh thông thoáng và chi phí lao động cạnh tranh đã khiến ngành cung ứng tại Việt Nam trở thành lĩnh vực hoạt động sôi nổi bậc nhất Cùng với đó, trước làn sóng dịch chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc của các doanh nghiệp toàn cầu đã mở ra
cơ hội việc làm lớn hơn cho Việt Nam trong ngành chuỗi cung ứng
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng toàn cầu hóa kinh tế cũng đặt ra một số thách thức Việc cạnh tranh mạnh mẽ có thể tạo ra áp lực cho doanh nghiệp trong nước
và yêu cầu chính phủ phải đảm bảo môi trường kinh doanh công bằng và hấp dẫn
để thu hút vốn đầu tư nước ngoài Ngoài ra, cần có chính sách và quy định phù hợp
để đảm bảo rằng lợi ích của đầu tư nước ngoài cũng mang lại lợi ích cho phát triển bền vững của đất nước
3 Ý nghĩa
Toàn cầu hóa kinh tế mang đến nhiều ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam:
Tạo việc làm và phát triển nguồn nhân lực: FDI mang lại nhiều cơ hội việc làm cho người lao động Việt Nam Các nhà đầu tư nước ngoài thường tạo ra công ăn việc làm mới, đào tạo và chia sẻ kỹ năng cho nguồn lao động địa phương, từ đó đóng góp vào phát triển nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng lao động trong nước
Chuyển giao công nghệ: Việc thu hút FDI từ các quốc gia phát triển giúp Việt Nam tiếp cận với công nghệ tiên tiến và quy trình quản lý tiên tiến Các doanh nghiệp nước ngoài thường mang theo công nghệ, kỹ thuật, quy trình sản xuất hiện đại và các phương pháp quản lý tiên tiến khi đầu tư vào Việt Nam, từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh và sự phát triển của các ngành công nghiệp trong nước
Mở rộng thị trường: Toàn cầu hóa kinh tế mở ra cơ hội tiếp cận thị trường toàn cầu cho các doanh nghiệp và nhà đầu tư nước ngoài Việc mở cửa thị trường và giảm các rào cản thương mại tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam để tiếp cận nguồn tiêu thụ mới và
mở rộng quy mô kinh doanh
Tăng cường hợp tác, hội nhập quốc tế: Toàn cầu hóa kinh tế mở ra cơ hội hợp tác quốc tế và tạo ra môi trường thuận lợi cho các đối tác nước ngoài Việc thu hút FDI vào Việt Nam đồng nghĩa với việc tăng cường hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và những nhà đầu tư từ các quốc gia khác;
có cơ hội tham gia vào các chuỗi cung ứng toàn cầu và mạng lưới sản xuất
Trang 11quốc tế Điều này giúp Việt Nam học hỏi, trao đổi kinh nghiệm và tận dụng lợi thế để phát triển bền vững
Tạo động lực cho cải cách và phát triển kinh tế: Sự cạnh tranh và áp lực từ toàn cầu hóa kinh tế thúc đẩy chính phủ và các doanh nghiệp trong nước phải thực hiện cải cách và cải thiện môi trường kinh doanh Điều này tạo động lực để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện quy trình hành chính, tăng cường độ tin cậy của các chính sách và thu hút đầu tư nước ngoài
Tóm lại, toàn cầu hóa kinh tế có ý nghĩa quan trọng trong việc thu hút vốn đầu
tư nước ngoài vào Việt Nam, mang lại cơ hội phát triển, chia sẻ công nghệ và kiến thức, mở rộng cơ hội xuất khẩu, tăng cường hợp tác quốc tế và tạo động lực cho cải cách và phát triển kinh tế
III KẾT LUẬN
Toàn cầu hóa kinh tế là một nội dung trọng tâm, quan trọng và xuyên suốt trong công cuộc đổi mới kinh tế của Việt Nam Đối với Việt Nam, vấn đề tham gia hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong việc
mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Trong đó, sự kiện lớn nhất là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) năm 2007, đánh dấu sự hội nhập toàn diện của Việt Nam vào kinh tế thế giới Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã tiến hành nhiều cải cách chính sách kinh tế, thương mại, đầu tư… một cách đồng bộ, cùng với xu hướng thiết lập các khu vực thương mại tự do trên thế giới Những xu hướng toàn cầu hóa kinh tế ở Việt Nam bao gồm: tham gia các hiệp định thương mại tự do, phát triển kinh tế số, tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển các ngành công nghiệp mới và cuối cùng là tăng cường quản lý giám sát Quá trình thực hiện các xu hướng toàn cầu hóa kinh
tế đã và đang mở ra nhiều cơ hội, cũng như nhiều thách thức đối với cộng đồng doanh nghiệp và cả nền kinh tế Khi tham gia toàn cầu hóa kinh tế, Việt Nam đã thực hiện nhiều chính sách để thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài Có thể thấy, tham gia toàn cầu hóa kinh tế đến năm 2045, Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung đứng trước nhiều cơ hội phát triển, song cũng phải đối mặt với không ít thách thức trên các lĩnh vực kinh tế, đối ngoại, an ninh, văn hóa Để tận dụng được cơ hội, ứng phó hiệu quả với các thách thức, chúng ta cần tích cực, chủ động tham gia vào tiến trình toàn cầu hóa, khu vực hóa đang thay đổi cùng với những diễn biến khó lường của bối cảnh quốc tế Bất luận tình hình diễn biến ra
sao, cần kiên trì chủ trương “Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa”; đồng thời trong tiến trình hội nhập, cần thực hiện
phương châm đối ngoại linh hoạt hơn và quan tâm giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa lợi ích quốc gia - dân tộc với lợi ích chung của cộng đồng quốc tế