Tác động của ngoại ứng tiêu cực...4CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG GÂY RA NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
KỲ THI KẾT THÚC HỌC PHẦNHỌC KỲ II NĂM HỌC 2021-2022
Đề tài bài tập lớn : Phân tích tác động của hoạt động sản xuất và tiêudùng gây ra ngoại ứng tiêu cực đến hoạt động của thị trường tại Việt
Nam giai đoạn hiện nay (Đề số 6)
Họ và tên học viên / sinh viên: Vũ Thị Thu Trang Mã học viên / sinh viên: 20111013800Lớp : ĐH10KE13
Tên học phần: Kinh tế tài nguyên và môi trườngGiảng viên hướng dẫn: Đặng Thị Hiền
Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC 2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC 4
1.1 Khái niệm về ngoại ứng tiêu cực 4
1.2 Tác động của ngoại ứng tiêu cực 4
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG GÂY RA NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC ĐẾN HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 10
2.1 Thực trạng hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra ngoại ứng tiêu cực tạiViệt Nam giai đoạn hiện nay 10
a Các hoạt động sản xuất gây ra ngoại ứng tiêu cực 10
b Các hoạt động tiêu dùng gây ra ngoại ứng tiêu cực 11
2.2 Tác động của hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra ngoại ứng tiêu cực tại Việt Nam giai đoạn hiện nay 11
* Biến đổi khí hậu 11
* Ô nhiễm không khí 13
* Ô nhiễm nguồn nước 15
* Ô nhiễm đất 17
* Cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên 19
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU DÙNG GÂY RA NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC ĐẾN HOẠTĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM 23
3.1 Các giải pháp khắc phục tác động của hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra môi trường 23
- Hạn chế tối đa việc sử dụng bao bì nilon 24
3.2 Các giải pháp khắc phục tác động của hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra biến đổi khí hậu 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 28
Trang 3CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÁC ĐỘNG NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC 1.1 Khái niệm về ngoại ứng tiêu cực
Ngoại ứng là sự ảnh hưởng của một hoạt động xảy ra bên trong hệ sản xuất hoặc hệ tiêu dùng lên các yếu tố bên ngoài hệ đó.
Ngoại ứng tiêu cực: nảy sinh khi các doanh nghiệp hoặc các cá nhân gây ra tổn thất, thiệt hại cho người khác mà không phải thanh toán, bồi thường cho những tổn thất, thiệt hại đó.
Ví dụ như là hoạt động của nhà máy xi măng ảnh hưởng đến những người dân sống xung quanh khu vực của nhà máy Những người dân sống xung quanh khu vực nhà máy không phải là những người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất nhưng họ lại phải chịu các tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất xi măng gây ra như tiếng ồn lớn, bụi, khí thải Như vậy những người dân đó sẽ phải chịu các chi phí về sức khỏe, chỉ phí thay thế các thiết bị để giảm tiếng ồn, chỉ phí đọn dẹp làm sạch bụi Những chỉ phí này người dân sẽ phải tự bỏ tiền ra chỉ trả Rõ ràng những người dân này đã phải chịu chi phí từ hoạt động sản xuất xi măng mặc dù họ không tham gia vào quá trình sản xuất.
1.2 Tác động của ngoại ứng tiêu cực
Các ngoại ứng khi xuất hiện đều gây ra sự chênh lệch giữa chỉ phí hoặc lợi ích của cá nhân với xã hội chính vì thế giá cả thị trường của hàng hóa không phản ánh chính xác giá cả xã hội của nó.
Ngoại ứng tiêu cực gây ra chỉ phí cho các cá nhân bên ngoài mà chỉ phí này lại không được tính vào trong chỉ phí sản xuất hàng hóa chính vì vậy cũng không được tính vào giá thị trường của hàng hóa Như vậy giá cả thị trường đã không phản ánh được tất cả các chỉ phí mà xã hội phải chịu để sản
Trang 4xuất ra hàng hóa đó Do đó đẻ nghiên cứu về tác động của ngoại ứng tiêu cực trước hết phải tìm hiểu về chỉ phí mà hoạt động tạo ra ngoại ứng tiêu cực gây ra cho các đối tượng bên ngoài hay nói cách khác chính là chỉ phí ngoại ứng.
Chi phí ngoại ứng (EC - Externalities Cost) là chi phí mà hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng của một hoặc một số cá nhân tạo ra cho các cá nhân khác bên ngoài thị trường Từ chi phí ngoại ứng EC tiếp cận theo góc độ cận biên chúng ta có chi phí ngoại ứng cận biên.
Chi phí ngoại ứng cận biên (MEC - Marginal Externalities Cost) là chi phí ngoại ứng tăng thêm khi hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng tăng thêm một đơn vị sản lượng.
Hình 1.1 Đường chi phí ngoại ứng cận biên
- Đường MEC dốc lên vì khi sản lượng sản phẩm tăng (Q tăng) kéo theo lượng chất thải cũng tăng (W tăng) Tuy nhiên khả năng hấp thụ chắt thải của môi trường là không đổi vì vậy thiệt hại gây ra sẽ tăng lên dẫn đến MEC tăng.
Trang 5- Đường MEC , xuất phát từ gốc tọa độ hàm ý rằng nếu doanh nghiệp1 bắt đầu sản xuất thì mới bắt đầu tạo ra chất thải và gây ra chỉ phí cho các cá nhân khác
- Đường MEC , xuất phát từ trục hoành hàm ý là với một mức sản2 lượng nhất định thì lượng chất thải tạo ra mới gây ra chi phí cho các cá nhân khác
- Đường MEC , xuất phát từ trục tung hàm ý là với một mức sản lượng3 rắt nhỏ đã gây ra một chỉ phí rất lớn cho xã hội.
Ngoại ứng tiêu cực là một nguyên nhân gây ra thất bại thị trường Như chúng ta đã biết thất bại thị trường nảy sinh khi mà điểm hiệu quả của thị trường không trùng với điểm hiệu quả của xã hội hay nói một cách khác thị trường không đạt được điểm phân bổ nguồn lực hiệu quả mà xã hội mong muốn Vì vậy để xem xét cơ chế gây thất bại thị trường của ngoại ứng thì trước hết cần phải xác định điểm hiệu quả của thị trường và điểm hiệu quả của xã hội được thẻ hiện thông qua hình 1.2.
Hình 1.2 Ngoại ứng tiêu cực
Trang 6* Xác định điểm hiệu quả thị trường (điểm cân bằng thị trường) Trên quan điểm thị trường điểm cân bằng thị trường là giao điểm của đường cung và đường cầu tức là điểm B trên hình 1.2
Gọi B (Q ; P ) là điểm hiệu quả thị trường MM B = D∩S= MPB∩MPC
-> MPB = MPC -> Q =?? P =?? QMQMMM -> B(Q ; P )MM
* Xác định điểm hiệu quả xã hội (điểm cân bằng xã hội)
Điểm hiệu quả của xã hội là giao điểm của đường lợi ích xã hội cận biên (MSB) và đường chỉ phí xã hội cận biên (MSC) tức là điểm E trên hình 1.2 Gọi E (Q ; P ) là điểm hiệu quả xã hộiSS
E = MSB∩MSC
MSBQS = MSC -> Q =?? P =?? QSSS -> E(Q ; P )SS
Nhận xét:
Có thể thấy rằng điểm cân bằng thị trường (B) và điểm cân bằng xã hội (E) là hai điểm khác nhau Thị trường sẽ sản xuất tại điểm cân bằng thị trường (điểm B) trong khi đó để phân bổ nguồn lực hiệu quả thì các doanh nghiệp cần phải sản xuất ở điểm cân bằng xã hội (điểm E) Như vậy thị trường đã thất bại trong việc đạt mức sản xuất tối ưu theo quan điểm xã hội So sánh mức sản lượng và mức giá có thể đưa ra các nhận xét sau:
- Q > Q : thị trường có xu hướng sản xuất nhiều hơn mức sản lượngMS tối ru mà xã hội mong muốn.
- P < P : giá cả trên thị trường chưa phản ánh đầy đủ các chỉ phí mà xãMS hội phải chịu.
Trang 7Để đánh giá một cách rõ hơn về tác động của ngoại ứng tiêu cực đến thất bại của thị trường chúng ta sẽ so sánh lợi ích ròng xã hội tại các điểm
NSB = TSB – TSC ODE ODE - EAB
Dựa vào bảng so sánh ở trên có thể thấy tại mức sản lượng tối ưu theo quan điểm thị trường Q phúc lợi xã hội đã bị giảm đi một phần là diện tíchM tam giác EAB so với sản xuất tại mức Q đây chính là phần tổn thất phúc lợiS
Tóm lại, ngoại ứng tiêu cực tạo ra tổn thất phúc lợi xã hội, làm cho hoạt động của thị trường không hiệu quả Ở đây ta nhận thấy rằng mức sản lượng tối ưu của doanh nghiệp sản xuất gây ra ngoại ứng tiêu cực luôn lớn hơn mức sản lượng tối ưu đối với xã hội Trên góc độ môi trường chúng ta thấy rằng sản xuất ở mức Q sẽ tạo ra lượng chất thải lớn hơn khi sản xuất tại Q (giảMS sử lượng chất thải tỷ lệ thuận với ố lượng sản phẩm) Điều này có nghĩa rằng thị trường cạnh tranh có xu hướng làm suy giảm chất lượng môi trường Trong dài hạn do không phải chịu trách nhiệm về ô nhiễm, doanh nghiệp sẽ không có động cơ giảm sản lượng hoặc giảm lượng chất thải Lợi nhuận sẽ khuyến khích nhiều doanh nghiệp gia nhập ngành Sản lượng tăng lên đồng
Trang 8nghĩa với lượng chất thải cũng tăng lên vì vậy vấn đề môi trường càng trở nên trầm trọng Vì vậy cần phải hạn chế sự tác động của ngoại ứng tiêu cực, có những biện pháp để đưa mức sản lượng thị trường về mức sản lượng tối ưu xã hội.
Biện pháp khắc phục: Để đưa mức sản lượng của thị trường về mức xã
hội mong muốn chúng ta có thể sử dụng thuế ô nhiễm.
Nguyên tắc tính thuế: Mức thuế ô nhiễm tính cho mỗi đơn vị sản phẩm gây ô nhiễm (t*) có giá trị bằng chỉ phí ngoại ứng cận biên do hoạt động sản xuất hoặc tiêu đùng gây ra tại mức sản lượng tối ưu xã hội (QS)
Công thức tính thuế: t* = MECQs
Tổng thuế T = t* × Qs
Trong đó:
t* là mức thuế tính trên mỗi đơn vị sản phẩm ô nhiễm Qs là mức sản lượng tối ưu xã hội
MPCt là chi phí cá nhân cận biên sau khi có thuế (MPC = MPC + t)t Như vậy sau khi đánh thuế đường chỉ phí cận biên sẽ biến đổi thành MPC t
Hình 1.3 Sử dụng thuế ô nhiễm
Trang 9Sau khi đánh thuế doanh nghiệp sẽ sản xuất tại điểm E (giao điểm của MPCt và MPB) lúc này sản lượng của doanh nghiệp sẽ là Q Như vậy điểmS cân bằng theo quan điểm của thị trường đã trùng với điểm cân bằng trên quan điểm xã hội, doanh nghiệp đã sản xuất tại mức sản lượng mà xã hội mong muốn (Q )S
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤTVÀ TIÊU DÙNG GÂY RA NGOẠI ỨNG TIÊU CỰC ĐẾN HOẠTĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY2.1 Thực trạng hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra ngoại ứng tiêucực tại Việt Nam giai đoạn hiện nay
a Các hoạt động sản xuất gây ra ngoại ứng tiêu cực
- Các nhà máy sản xuất thải ra môi trường một số chất khí công nghiệp, hay nước thải ô nhiễm
- Quá trình khai thác các nguồn tài nguyên để sản xuất một cách cạn kiệt
- Nhiều ngành sản xuất công nghiệp như khai thác quặng, luyện kim, dệt,…thải ra chì, thủy ngân và nhiều kim loại độc hại khác, làm ảnh hưởng đến tính chất của đất.
- Ngành công nghiệp sản xuất hóa chất; Luyện kim; Sản xuất vũ khí;… gây ra khí thải nhà kính (SO2, CO, NOx,…) gia tăng nhanh chóng
- Quá trình sản xuất điện thải ra lượng lớn khí CO2 độc hại.
- Hoạt động sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi với nhiều chất thải chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón các loại sau sử dụng thải bừa bãi ra môi trường
Trang 10- Nhà máy đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.
- Chất thải bẩn ra môi trường của ngành sản xuất và chế biến thực phẩm
-
b Các hoạt động tiêu dùng gây ra ngoại ứng tiêu cực
- Hoạt động sử dụng lãng phí năng lượng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
- Giao thông vận tải gây ô nhiễm bầu không khí Quá trình đốt nhiên liệu động cơ: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4 thải ra nhiều khí độc.
- Hút thuốc lá hay sử dụng rượu bia, các chất kích thích.
- Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm cho nước bẩn chảy vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
-
2.2 Tác động của hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra ngoại ứng tiêu cực tại Việt Nam giai đoạn hiện nay
* Biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu ở Việt Nam diễn biến phức tạp, thực tiễn diễn ra trong những năm vừa qua cho thấy biến đổi khí hậu diễn ra nhanh hơn so với dự kiến, nhìn lại đối chiếu với những nhận định trước đây, thời điểm trước năm 2010, khởi đầu của nhiều nghiên cứu về thiệt hạ của biến đổi khí hậu trên thế giới, nước ta vẫn là quốc gia chịu tác động rất nặng nề của biến đổi khí hậu
Trang 11Ở Việt Nam với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa Đông Nam Á, trong sản xuất nông nghiệp, lúa là loại cây trồng chủ lực, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa hàng năm chiếm tỷ trọng lớn nhất, theo tính toán của tổng cục thống kê năm 2018 trung bình cho giai đoạn 2011-2016 khoảng 66,1% Riêng năm 2016 hạn hán và xâm nhập mặn ảnh hưởng đến 527,7 nghàn ha lúa bị thiệt hại, trong đó khoảng 44% diện tích bị thiệt hại hoàn toàn Đối với các loại cây trồng khác như hoa màu, các loại cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày cũng bị ảnh hưởng, năng suất cây trồng giảm khoảng 50% do tác động của biến đổi khí hậu Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu còn tác động đến chăn nuôi, lâm nghiệp, đa dạng sinh học, cháy rừng, các hệ sinh thái đất ngập nước, nuôi trồng thủy sản…, như vậy đối với sản xuất nông nghiệp cần phải có một cách nhìn nhận mới và toàn diện hơn đặt trong bối cảnh hoàn động sản xuất nông nghiệp chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Biến đổi khí hậu còn ảnh hưởng tới hoạt động giao thông vận tải, phát triển đô thị, các khu công nghiệp và nhà ở, mức độ ảnh hưởng tùy thuộc vào từng vùng, từng địa phương và từng vị trí theo địa hình phân bố Ảnh hưởng đến du lịch, thương mại, năng lượng…và nhiều hoạt động kinh tế khác trực tiếp hay gián tiếp Những ảnh hưởng này trong những năm vừa qua đã biểu hiện khá rõ nét, mỗi ngành, lĩnh vực đều có thể cảm nhận và đánh giá được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Đối với công nghiệp, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu khí hậu sẽ tác động đến ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến những sản phẩm nông nghiệp Trong trường hợp nhiệt độ tăng sẽ làm tăng tiêu thụ năng lượng kéo theo nhiều hoạt động khác tăng theo như tăng công suất nhà máy phát điện, tăng sử dụng các thiết bị làm mát, ảnh hướng tới an ninh năng lượng quốc gia Những nghiên cứu theo kịch bản nước biển dâng cho thấy, nếu mực nước
Trang 12biển dâng cao 1m sẽ làm cho hầu hết các khu công nghiệp ven biển bị ngập,mức thấp nhất trên 10% diện tích, mức cao nhất khoảng 67% diện tích.
Như vậy, biến đổi khí hậu do con người gây ra từ việc phát thải khí nhà kính trong các hoạt động sản xuất đã làm cho thị trường không thể phân bổ nguồn lực hiệu quả theo quan điểm xã hội Điều này không thể được khắc phục nếu không có các chính sách của chính phủ.
* Ô nhiễm không khí
Hình 2.1 Bầu trời Hà Nội bị ô nhiễm không khí tới mức đáng báo động
Trong quá trình sản xuất và tiêu dùng thải ra môi trường rất nhiều loại khí độc khiến bầu không khí và tầng khí quyển ô nhiễm một cách nặng nề Theo báo cáo năm 2018 của Cơ quan năng lượng quốc tế (IEA), giao thông vận tải đóng góp 24.34% lượng khí thải carbon mỗi năm
Nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa Theo Báo cáo tình hình thành lập và phát triển khu công nghiệp , khu kinh tế năm 2020 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, giai đoạn 2016 - 2020 sản xuất công nghiệp chiếm hơn 30% GDP quốc gia, liên tục tăng trưởng với tốc độ bình quân 8,2% năm.
Trang 13Tính đến cuối năm 2020 trên phạm vi toàn quốc có 369 khu công nghiệp Việc tăng nhanh các dự án đầu tư nước ngoài tại khu công nghiệp, thuộc lĩnh vực gia công, chế biến (giấy, dệt nhuộm, thuộc da, khai thác và chế biến khoáng sản, hóa chất, nhiệt điện ) tiềm ẩn khả năng gây ô nhiễm không khí đặc biệt là khí thải nhà máy rất cao.
Hình 2.2 Khí thải từ các nhà máy lên bầu trời
Ô nhiễm không khí làm cho mọi người phải tiếp xúc với các hạt mịn trong không khí bị ô nhiễm Các hạt mịn này thâm nhập sâu vào phổi và hệ thống tim mạch, gây ra các bệnh đột quỵ, bệnh tim, ung thư phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp Các ngành công nghiệp, giao thông vận tải và nhà máy nhiệt điện chạy than cùng với việc sử dụng nhiên liệu rắn là các nguồn chủ yếu gây ra ô nhiễm không khí Ô nhiễm không khí tiếp tục gia tăng với tốc độ đáng báo động và ảnh hưởng tới các nền kinh tế và chất lượng cuộc sống của con người
Ô nhiễm không khí đe dọa sức khỏe của người dân ở khắp mọi nơi trên thế giới Ước tính mới đây năm 2018 cho thấy rằng 9/10 người dân phải hít
Trang 14thở không khí chứa hàm lượng các chất gây ô nhiễm cao Ô nhiễm không khí cả ở bên ngoài và trong nhà gây ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn cầu; chỉ tính riêng khu vực Tây Thái Bình Dương, khoảng 2,2 triệu người tử vong mỗi năm Ở Việt Nam, khoảng 60.000 người chết mỗi năm có liên quan đến ô nhiễm không khí.
* Ô nhiễm nguồn nước
Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9-11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hoá (BOD), nhu cầu ô xy hoá học (COD) có thể lên đến 700mg/1 và 2.500mg/1; hàm lượng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN-) vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư.
Hình 2.3 Nước thải dệt nhuộm xả ra môi trường