CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Cơ sở lý luận
1.1.1 Tổng quan về phẫu thuật cấp cứu [13]
Trong ngoại khoa có nhiều bệnh cần phải phẫu thuật cấp cứu Đối với những bệnh này cần phải tranh thủ từng phút, từng giờ để cứu chữa người bệnh Tuy nhiên cũng phải chuẩn bị để đạt những yêu cầu cần thiết cho phẫu thuật.
1.1.2 Tổng quan về vai trò người điều dưỡng ngoại khoa [14]
Trong ngoại khoa có nhiều công việc khác nhau, mỗi công việc có một nội dung công tác riêng Do đó người điều dưỡng ngoại khoa cần có các vai trò:
-Nhận định tình trạng người bệnh.
- Đánh giá các nhu cầu cần thiết của người bệnh để phục vụ cho cuộc phẫu thuật và những vấn đề liên quan sau phẫu thuật Lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh và đánh giá kết quả chăm sóc
- Giúp thầy thuốc trong công tác khám bệnh, chẩn đoán, phẫu thuật điều trị người bệnh, thực hiện các y lệnh điều trị của người thầy thuốc.
- Hướng dẫn người bệnh và gia đình họ về các vấn đề liên quan đến bệnh để phục hồi sức khoẻ Tham gia giáo dục sức khỏe cộng đồng trong lĩnh vực ngoại khoa.
Người bệnh ngoại khoa được nhận từ phòng khám, khoa cấp cứu, phòng hồi sức, phòng phẫu thuật và từ các khoa khác chuyển đến Đối với người bệnh, thái độ của người điều dưỡng phải vui vẻ, hoà nhã, gần gũi, thân mật, giới thiệu với người bệnh về khoa phòng
Khẩn trương chuẩn bị cho thầy thuốc tiến hành khám bệnh Đối với người bệnh cấp cứu cần phải chuẩn bị nhanh chóng dụng cụ, thuốc men, cùng thầy thuốc tiến hành hồi sức tại chỗ để cứu chữa người bệnh.
* Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật [14]
Việc chuẩn bị cho người bệnh phẫu thuật tuỳ thuộc vào tính chất hoặc cơ quan cần phẫu thuật Có hai loại phẫu thuật chính là phẫu thuật theo kế hoạch và phẫu thuật cấp cứu.
-Chuẩn bị về tinh thần cho người bệnh và thân nhân người bệnh.
- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, cân nặng, nước tiểu, phân.v.v để nắm vững tình trạng của người bệnh Thực hiện các y lệnh điều trị và thủ thuật cho người bệnh trong những ngày trước khi phẫu thuật Chuẩn bị các xét nghiệm cần thiết, cho người bệnh đi khám các chuyên khoa theo yêu cầu của thầy thuốc Chăm sóc về dinh dưỡng, vệ sinh giấc ngủ.
- Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bệnh án giấy tờ khám bệnh có tính pháp lý, xét nghiệm, X-quang và các thủ tục hành chính khác; địa chỉ của người bệnh phải được ghi rõ ràng và chính xác.
-Tiến hành vệ sinh thân thể, vùng phẫu thuật v.v thay quần áo và thực hiện y lệnh tiền mê cho người bệnh theo y lệnh.
* Chăm sóc người bệnh sau phẫu thuật [14]: chăm sóc tư thế; chăm sóc dấu hiệu sinh tồn; chăm sóc chảy máu nếu có; chăm sóc phản ứng của người bệnh, dấu hiệu nôn; chăm sóc tình trạng ổ bụng, ống dẫn lưu và các sonde, vết mổ; giảm đau tốt cho người bệnh sau phẫu thuật; chăm sóc dinh dưỡng, giấc ngủ, trung tiện, đại tiện, vận động; chăm sóc tinh thần cho người bệnh.
Sơ đồ 1.1 Quy trình điều dưỡng ngoại khoa 1.1.3 Tổng quan về chăm sóc người bệnh trước phẫu thuật
Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật là một công tác quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến phẫu thuật Nếu chuẩn bị tốt, sẽ hạn chế được đến mức tối thiểu các tai biến trong khi gây mê và tiến hành phẫu thuật Ngược lại nếu chuẩn bị không tốt, sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả phẫu thuật đôi khi còn nguy hiểm đến tính mạng người bệnh Người điều dưỡng giữ vai trò chủ yếu trong việc chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật, công việc này nhằm mục đích giúp cho người bệnh yên tâm, sẵn sàng chấp nhận cuộc phẫu thuật [13] a Nhận định
* Nhận định người bệnh phẫu thuật theo kế hoạch [13]
-Nhận định về tinh thần người bệnh và thân nhân người bệnh: Tìm hiểu xem người bệnh và người nhà có lo lắng thắc mắc gì về ca phẫu thuật không, có hiểu mục đích, lợi ích của việc phẫu thuật không, có an tâm, tin tưởng vào chuyên môn thầy thuốc không.
-Nhận định hồ sơ bệnh án: Có đủ tất cả các loại giấy tờ chưa, đặc biệt là giấy cam kết chấp thuận phẫu thuật của thân nhân người bệnh Các thông tin của người bệnh phải ghi rõ ràng, chính xác.
-Nhận định sức khoẻ của người bệnh: Kiểm tra chiều cao, cân nặng.
-Nhận định dấu hiệu sinh tồn: Mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.
- Nhận định số lượng nước tiểu trong 24 giờ số lần đi đại tiện trong ngày, số lượng và màu sắc phân số lần nôn, số lượng nôn, chất nôn, màu sắc v.v
- Nhận định người bệnh có được tắm rửa sạch sẽ, cắt móng tay, móng chân, vệ sinh răng miệng, mũi họng, mặc quần áo sạch của bệnh viện không.
- Nhận định người bệnh có tuân thủ đúng chế độ ăn uống trước khi phẫu thuật không.
-Nhận định tiền sử xem người bệnh có các vấn đề đặc biệt như hen phế quân đị ứng thuốc, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, HIV hoặc mắc các bệnh truyền nhiễm, hoàn cảnh kinh tế
-Nhận định cận lâm sàng có liên quan tới bệnh.
* Nhận định người bệnh phẫu thuật cấp cứu [13]
- Toàn thân: Nhận định về dấu hiệu sinh tồn? Có hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc không? Có hội chứng mất nước, mất máu không? Có khó thở không?
Thể trạng người bệnh có tốt không?
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Thực trạng nghiên cứu về tình trạng người bệnh trước phẫu thuật a Trên thế giới
Theo Christoforo và cộng sự (2009): trong giai đoạn trước phẫu thuật, người bệnh có thể có sự căng thẳng cao và có những tình trạng có thể tác động tiêu cực đến tâm lý, khiến họ dễ bị tổn thương Mức độ căng thẳng không phụ thuộc vào mức độ phức tạp của cuộc phẫu thuật mà liên quan đến thông tin về quy trình phẫu thuật, gây mê và các quy trình chăm sóc [16]
Theo Lasocki và cộng sự (2015), tỷ lệ thiếu máu tăng từ 14,1% trước phẫu thuật lên 85,8% sau phẫu thuật Các biến chứng sau phẫu thuật thường gặp hơn ở người bệnh thiếu máu trước phẫu thuật so với người bệnh không thiếu máu (36,9 so với 22,2%; p = 0,009) [18]
Theo Srinalesti và cộng sự (2020), sự lo lắng mà người bệnh gặp phải thường liên quan đến tất cả các loại thủ tục ngoại khoa mà người bệnh phải trải qua và cũng là mối đe dọa đến sự an toàn tính mạng do tất cả các loại thủ tục phẫu thuật và gây mê [20]
Theo Zhang (2020), để cải thiện chất lượng điều dưỡng của người bệnh phẫu thuật cấp cứu, điểm cảnh báo sớm sửa đổi (MEWS) được phân tích trên 606 người bệnh phẫu thuật cấp cứu từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019 Theo điểm MEWS, nhận thức, nhịp tim, nhiệt độ cơ thể, tần số hô hấp và huyết áp tâm thu của người bệnh phẫu thuật được tính điểm toàn diện bằng cách sử dụng tiêu chuẩn MEWS Mức độ nguy kịch của người bệnh phẫu thuật cấp cứu đã được ghi điểm Thông qua việc triển khai điểm cảnh báo sớm MEWS cho người bệnh phẫu thuật cấp cứu, nó có thể cải thiện sự chú ý của điều dưỡng trong phòng phẫu thuật đối với người bệnh nguy kịch, giúp việc chuẩn bị trước phẫu thuật đầy đủ hơn, rút ngắn thời gian chờ phẫu thuật, cải thiện tỷ lệ cấp cứu thành công và tăng sự hài lòng của người bệnh và nhân viên y tế từ 82,83% đến 96,20% Kết quả cho thấy hệ thống chấm điểm cảnh báo sớm được cải tiến có thể khiến phẫu thuật cấp cứu có các chỉ số định lượng cụ thể, có thể hướng dẫn nhân viên y tế xác định các rủi ro tiềm ẩn của người bệnh phẫu thuật cấp cứu càng sớm càng tốt và đảm bảo an toàn cho việc chăm sóc y tế trong quá trình phẫu thuật [19] b Ở Việt Nam
Hoàng Đắc Đức (2020) nghiên cứu thăm dò trên 180 người bệnh có chỉ định phẫu thuật đã điều trị tại Khoa Tai - Mũi - Họng Bệnh viện Quân y 110 từ tháng 05/2019 đến tháng 12/2019 Kết quả: Tâm lý lo lắng nhất của người bệnh trước phẫu thuật là sợ đau chiếm 78,9% Tỷ lệ người bệnh mong muốn được gây mê trước phẫu thuật là 93,9% Tỷ lệ người bệnh mong được tư vấn về phương pháp phẫu thuật trước phẫu thuật là 90%. Người bệnh ăn được, ngủ bình thường đạt tỷ lệ cao 75% Tỷ lệ người bệnh có bệnh lý liên quan tới rối loạn đông máu là 30% Người bệnh bị bệnh về họng lo lắng khi phải phẫu thuật là 77,3% Khi được nhân viên y tế tư vấn trước phẫu thuật người bệnh yên tâm 95,6% [1]
Nghiên cứu của Bùi Thị Duyên và Nguyễn Quang Dũng (2020) đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh trước và sau phẫu thuật tiêu hóa tại Bệnh viện Quân y 175 – TP.
Hồ Chí Minh trên 98 người bệnh phẫu thuật đường tiêu hóa có chuẩn bị tại khoa ngoại bụng Kết quả: Tỷ lệ người bệnh có tình trạng giảm cân trước phẫu thuật là 82,7% Tỷ lệ suy dinh dưỡng (SDD) đánh giá theo phương pháp SGA, MUAC, BMI, albumin huyết thanh lần lượt là 54,1%, 34,7%, 24,5%, 42,8% Tỷ lệ người bệnh bị thiếu máu trước phẫu thuật là 48% Cân nặng khi ra viện thấp hơn trước phẫu thuật, đa số người bệnh có sụt cân BMI trước phẫu thuật là 20,55; khi ra viện BMI còn 19,45 khác nhau có ý nghĩa thống kê (p