thực trạng căng thẳng nghề nghiệp hành vi chăm sóc và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng viên tại bệnh viện bưu điện năm 2023

106 0 0
thực trạng căng thẳng nghề nghiệp hành vi chăm sóc và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng viên tại bệnh viện bưu điện năm 2023

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

2 Mối liên quan của căng thẳng nghề nghiệp với hành vi chăm sóc và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Bưu Điện năm 2023.Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứ

Trang 1

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU i

LỜI CẢM ƠN ii

LỜI CAM ĐOAN iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG BIỂU v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 3

Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4

1.1 Tổng quan về căng thẳng nghề nghiệp 4

1.1.1 Khái niệm về căng thẳng nghề nghiệp 4

1.1.2 Biểu hiện của căng thẳng 4

1.1.3 Yếu tố nguy cơ gây ra căng thẳng nghề nghiệp 5

1.1.4 Tác động của căng thẳng nghề nghiệp 8

1.1.5 Ngăn ngừa căng thẳng nghề nghiệp 9

1.2 Hành vi chăm sóc người bệnh và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng10 1.2.1 Hành vi chăm sóc người bệnh của điều dưỡng 10

1.2.2 Chất lượng cuộc sống của điều dưỡng 11

1.3 Thực trạng căng thăng nghề nghiệp của điều dưỡng 12

1.3.1 Thang đo căng thẳng nghề nghiệp điều dưỡng 12

1.3.2 Các nghiên cứu về thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng ở nước ngoài 18

1.3.3 Các nghiên cứu về thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng ở Việt Nam 21

Trang 2

1.5 Khung nghiên cứu 28

1.6 Tình hình Bệnh viện Bưu Điện 29

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 30

2.3 Thiết kế nghiên cứu 30

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu 30

2.5 Phương pháp thu thập số liệu 31

2.6 Công cụ thu thập số liệu 31

2.7 Các biến số nghiên cứu 34

2.8 Phương pháp phân tích số liệu 40

2.9 Vấn đề đạo đức nghiên cứu 41

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 42

3.1 Một số đặc điểm chung của điều dưỡng 42

3.2 Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng 44

3.3 Thực trạng hành vi chăm sóc và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng48 3.4 Mối liên quan giữa các yếu tố gây căng thẳng đến hành vi chăm sóc và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng 56

Chương 4: BÀN LUẬN 60

4.1 Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng 60

4.2 Thực trạng hành vi chăm sóc và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng64 4.2.1 Thực trạng hành vi chăm sóc của điều dưỡng 64

4.2.2 Thực trạng chất lượng cuộc sống của điều dưỡng 67

4.3 Mối liên quan giữa các yếu tố gây căng thẳng đến hành vi chăm sóc và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng 69

Trang 3

4.3.2 Mối liên quan giữa các yếu tố gây căng thẳng nghề nghiệp với chất lượng cuộc sống của điều dưỡng 71

Trang 4

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Tên đề tài: Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp, hành vi chăm sóc và

chất lượng cuộc sống của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Bưu Điện năm 2023.

Mục tiêu: 1) Mô tả Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp, hành vi chăm

sóc và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Bưu Điện năm 2023 2) Mối liên quan của căng thẳng nghề nghiệp với hành vi chăm sóc và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Bưu Điện năm 2023.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt

ngang phát vấn bằng bộ câu hỏi thiết kế sẵn trên 322 điều dưỡng từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2023 Bộ câu hỏi bao gồm 3 phần: Thông tin chung của điều dưỡng; Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng (thang đo The NSS); Hành vi chăm sóc (thang đo CBI-16) và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng (bộ công cụ WHOQOL) -BREF Kết quả trình bày theo tần số, tỷ lệ %, tính điểm trung bình và sử dụng hồi quy logistic.

Kết quả nghiên cứu: Điều dưỡng có căng thẳng nghề nghiệp chiếm tỷ

lệ 48,1% Điều dưỡng nữ, số buổi trực > 6 có căng thẳng nghề nghiệp cao hơn Điều dưỡng nam, trình độ đại học trở lên có HVCS đạt cao hơn Nữ điều dưỡng có CLCS tốt hơn nam điều dưỡng (p < 0,05) Căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng không có mối liên quan với HVCS người bệnh (p > 0,05) Điều dưỡng có căng thẳng nghề nghiệp có CLCS không tốt (p < 0,001).

Kết luận: Điều dưỡng căng thẳng nghề nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao, điều

này làm ảnh hưởng đến CLCS của điều dưỡng không tốt Bệnh viện nên có chính sách bảo đảm cân đối khối lượng công việc để giảm bớt căng thẳng, áp lực công việc hàng ngày.

Từ khóa: căng thẳng, hành vi chăm sóc, chất lượng cuộc sống.

Trang 5

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới những người đã giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận văn cũng như trong suốt quãng thời gian học tập.

Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau Đại học, quý thầy cô giáo; Ban Giám đốc Bệnh viện Bưu Điện đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.

Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy - Người đã trực tiếp hướng dẫn cho tôi trong quá trình làm luận văn, tận tình dạy dỗ, chỉ bảo, tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập và làm luận văn.

Tôi xin gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy, cô giáo; các bác sĩ, điều dưỡng Bệnh viện Bưu Điện; các anh chị và các bạn lớp Thạc sỹ điều dưỡng K8 đã luôn giúp đỡ, động viên, góp ý cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.

Trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn của bản thân còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp từ các quý thầy cô và các bạn cùng lớp để bản thân hoàn thành tốt hơn bản luận văn tốt nghiệp này.

Xin trân trọng cảm ơn!

Nam Định, ngày 17 tháng 11 năm 2023

Học viên

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

8 -, xin cam đoan:

1 Đây là bản luận văn tốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy

2 Các số liệu và thông tin trong bản luận văn là hoàn toàn trung thực và khách quan.

Tôi xin chịu trách nhiệm về những điều cam đoan trên.

Nam Định, ngày 17 tháng 11 năm 2023

Học viên

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Một số đặc điểm chung của điều dưỡng 42

Bảng 3.3 Các yếu tố gây ra căng th ẳng cho điều dưỡng 44 Bảng 3.4 Thực trạng giữa căng thẳng nghề nghiệp và giới tính của điều

dưỡng 45 Bảng 3.5 Thực trạng giữa căng thẳng nghề nghiệp và nhóm tuổi của ĐD 46 Bảng 3.6 Thực trạng giữa căng thẳng nghề nghiệp và trình độ chuyên môn

của điều dưỡng 46 Bảng 3.7 Thực trạng giữa căng thẳng nghề nghiệp và tình trạng hôn nhân của

Bảng 3.11 Thực trạng giữa hành vi chăm sóc và giới tính của điều dưỡng 49

Bảng 3.13 Thực trạng giữa hành vi chăm sóc và trình độ chuyên môn của

Trang 9

Bảng 3.17 Cảm nhận về chất lượng cuộc sống của điều dưỡng 52

Bảng 3.20 Thực trạng giữa chất lượng cuộc sống và trình độ chuyên môn của điều dưỡng 54 Bảng 3.21 Thực trạng giữa chất lượng cuộc sống và tình trạng hôn nhân của

điều dưỡng 55 Bảng 3.22 Thực trạng giữa CLCS và thâm niên công tác của điều dưỡng 55 Bảng 3.23 Thực trạng giữa chất lượng cuộc sống và số buổi trực/tháng của

điều dưỡng 55 Bảng 3.24 Mối tương quan giữa tổng điểm căng thẳng nghề nghiệp và tổng

điểm hành vi chăm sóc của điều dưỡng 57 Bảng 3.25 Mối liên quan giữa căng thẳng nghề nghiệp và hành vi chăm sóc

của điều dưỡng 57 Bảng 3.26 Mối tương quan giữa tổng điểm căng thẳng nghề nghiệp và tổng

điểm chất lượng cuộc sống của điều dưỡng 59 Bảng 3.27 Mối liên quan giữa căng thẳng nghề nghiệp và chất lượng cuộc

sống của điều dưỡng 59

Trang 10

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Tình trạng căng thẳng của điều dưỡng 45 Biểu đồ 3.2: Phân loại hành vi chăm sóc của điều dưỡng 49

Biểu đồ 3.4: Biểu đồ mô tả mối liên quan giữa căng thẳng nghề nghiệp và hành vi chăm sóc của điều dưỡng 56 Biểu đồ 3.5: Biểu đồ mô tả mối liên quan giữa căng thẳng nghề nghiệp và

chất lượng cuộc sống của điều dưỡng 58

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Căng thẳng liên quan đến công việc là phản ứng mà mọi người có thể gặp phải khi phải đối mặt với những yêu cầu và áp lực công việc không phù hợp với kiến thức, khả năng của họ [58] Ngày nay, căng thẳng trong công việc đã trở thành một vấn đề khá phổ biến, đặc biệt là đối với điều dưỡng [43,53].

Căng thẳng được xác định là nguyên nhân chính gây ra 80% các chấn thương nghề nghiệp và 40% gánh nặng tài chính tại nơi làm việc [53] Theo ước tính của WHO, căng thẳng và kiệt sức của điều dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thiếu hụt lực lượng lao động, trong đó có nhiều nhân viên y tế đã lựa chọn bỏ nghề [60] Nghiên cứu tại Hoa Kỳ cho thấy có 31,5% điều dưỡng căng thẳng dẫn đến kiệt sức, ở phương Tây (16,6%) và ở Đông Nam Á (30%) Trong đó có 68,6% đã nghỉ việc và 59,5% cân nhắc rời bỏ công việc do môi trường làm việc căng thẳng [38].

Với đặc thù về thời gian làm việc dài, điều dưỡng thường không được nghỉ ngơi thường xuyên và làm việc theo ca, luôn phải đối mặt với những phản ứng tiêu cực từ người bệnh hay người nhà người bệnh trong quá trình làm việc [39] Một số nghiên cứu cho thấy các tác động chính của căng thẳng đối với điều dưỡng là dẫn đến suy giảm sức khỏe, hành vi cá nhân không tốt có thể làm giảm sự hài lòng và duy trì công việc; tổn thương tình cảm, hạn chế tham gia các hoạt động xã hội tại nơi làm việc, các mối quan hệ kém đi dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của người điều dưỡng Mặt khác, khi điều dưỡng viên bị căng thẳng có thể tác động đến chất lượng chăm sóc người bệnh như việc kiểm tra người bệnh bị trì hoãn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc không chính xác, chăm sóc người bệnh chưa đúng quy trình chuyên môn [24], [34] Như vậy, căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của các điều dưỡng viên và đồng thời cũng ảnh hưởng đến chất

Trang 12

lượng chăm sóc người bệnh.

Tại Việt Nam, nhân viên y tế thường xuyên chịu áp lực công việc, thường xuyên trực đêm, trực vào ngày nghỉ, lễ tết Sức ép quá lớn của công việc khiến cho điều dưỡng viên bị căng thẳng khi làm việc [10] Một số nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng tình trạng căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng là khá phổ biến [1],[2] Tuy nhiên đa số các nghiên cứu tại Việt Nam mới chỉ dừng lại ở việc mô tả tình trạng căng thẳng nghề nghiệp mà chưa tìm hiểu tác động của nó đến chất lượng cuộc sống và hành vi chăm sóc của người điều dưỡng.

Bệnh viện Bưu Điện là bệnh viện đa khoa hạng I, mỗi năm Bệnh viện thực hiện hơn 150.000 lượt khám bệnh, điều trị nội trú cho trên 20.000 bệnh nhân, điều trị ngoại trú cho hơn 25.000 lượt người [5] Vì vậy điều dưỡng viên thường xuyên phải làm việc với cường độ cao và trách nhiệm nặng nề, luôn đối mặt với căng thẳng tâm lý do thái độ người bệnh và người nhà người bệnh có lúc không tốt; có thể phải đối mặt với những sai sót trong chăm sóc người bệnh, quá tải người bệnh; thường xuyên phải chứng kiến sự đau đớn, mất mát của người bệnh.

Vậy câu hỏi được đặt ra là thực trạng tình trạng cẳng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Bưu điện là như thế nào? Vấn đề này đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và hành vi chăm sóc của người điều dưỡng ra sao? Trả lời được các câu hỏi trên có thể giúp đánh giá được quy mô và tác động của vấn đề để từ đó đưa ra các giải pháp can thiệp thích hợp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của điều dưỡng viên, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc người bệnh của Bệnh viện Với mục đích đó, học viên lựa

chọn tiến hành nghiên cứu: “Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp,

hành vi chăm sóc và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng viên tạiBệnh viện Bưu Điện năm 2023”.

Trang 13

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

1 Mô tả Thực trạng căng thẳng nghề nghiệp, hành vi chăm sóc và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Bưu Điện năm 2023.

2 Mối liên quan của căng th ẳng nghề nghiệp với hành vi chăm sóc và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Bưu Điện năm 2023.

Trang 14

Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Tổng quan về căng thẳng nghề nghiệp

1.1.1 Khái niệm về căng thẳng nghề nghiệp

Căng thẳng có thể được định nghĩa là bất kỳ loại thay đổi nào gây ra căng thẳng về thể chất, cảm xúc hoặc tâm lý Căng thẳng là phản ứng của cơ thể bạn đối với bất cứ điều gì đòi hỏi sự chú ý hoặc hành động Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó Tuy nhiên, cách bạn phản ứng với căng thẳng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe tổng thể của bạn [59].

Căng thẳng liên quan đến công việc là phản ứng mà mọi người có thể gặp phải khi phải đối mặt với những yêu cầu và áp lực công việc không phù hợp với kiến thức và khả năng của họ và thách thức khả năng đối phó của họ [58].

Căng thẳng (stress) được định nghĩa theo thuật ngữ chung là một hội chứng bao gồm những đáp ứng không đặc hiệu của cơ thể với kích thích từ môi trường Stress đặt chủ thể vào quá trình dàn xếp thích ứng, tạo ra một cân bằng mới cho cơ thể sau khi chịu những tác động của môi trường Nói cách khác, phản ứng stress bình thường đã góp phần làm cho cơ thể thích nghi Nếu đáp ứng của cá nhân với các yếu tố stress không đầy đủ, không thích hợp và cơ thể không tạo ra một cân bằng mới, thì chức năng của cơ thể ít nhiều sẽ bị rối loạn, những dấu hiệu bệnh lý cơ thể, tâm lý, tập tính sẽ xuất hiện và sẽ tạo ra những stress bệnh lý cấp tính hoặc kéo dài [42].

1.1.2 Biểu hiện của căng thẳng

Giai đoạn báo động

Các hoạt động tâm lý được tăng cường, đặc biệt là quá trình tập trung chú ý, ghi nhớ và tư duy Khi cá thể tiếp xúc với các yếu tố gây stress, các chức năng sinh lý của cơ thể, đặc biệt là hệ thần kinh giao cảm tăng cường

Trang 15

hoạt động, làm tăng huyết áp, nhịp tim, nhịp thở và trương lực cơ bắp Giai đoạn này xảy ra nhanh từ vài phút đến vài giờ Người bệnhcó thể chết trong giai đoạn này nếu yếu tố gây stress quá mạnh, quá phức tạp Nếu vượt qua được, các phản ứng ban đầu chuyển sang giai đoạn thích nghi.

Giai đoạn thích nghi

Đây là giai đoạn sức đề kháng của cơ thể tăng lên, con người có thể làm chủ tình huống stress Nếu khả năng thích ứng cao, các chức năng tâm sinh lý của cơ thể được phục hồi Ngược lại, quá trình phục hồi sẽ không xảy ra và cơ thể chuyển sang giai đoạn kiệt quệ.

Giai đoạn kiệt quệ

Phản ứng với stress trở thành bệnh lý khi tình huống Stress bất ngờ, dữ dội vượt quá khả năng thích nghi của cơ thể Trong giai đoạn này các biến đổi tâm sinh lý tập trung ở giai đoạn báo động xuất hiện trở lại.

Về lâm sàng, phản ứng với stress cấp tính làm người bệnh hưng phấn quá mức cả về tâm lý lẫn cơ thể với các biểu hiện: tăng trương lực cơ làm cho nét mặt căng thẳng, cử chỉ cứng nhắc, có cảm giác đau bên trong cơ thể; rối loạn thần kinh thực vật như nhịp tim nhanh, có cơn đau vùng trước tim, huyết áp tăng, khó thở, ngất xỉu, vã mồ hôi, nhức đầu, đau nhiều nơi, nhất là các cơ bắp Người bệnh tăng cảm giác, nhất là thính giác, vì vậy tiếng động bình thường cũng trở nên khó chịu, dễ nổi cáu, bất an, kích động, rối loạn hành vi [9].

1.1.3 Yếu tố nguy cơ gây ra căng thẳng nghề nghiệp

Căng thẳng liên quan đến công việc có thể do tổ chức công việc kém (cách chúng ta thiết kế công việc và hệ thống làm việc cũng như cách chúng ta quản lý chúng), do thiết kế công việc kém (ví dụ: thiếu kiểm soát quy trình làm việc), quản lý kém, làm việc không đạt yêu cầu điều kiện và thiếu sự hỗ trợ từ các đồng nghiệp và người giám sát [58].

Trang 16

Các nguy cơ liên quan đến căng thẳng tại nơi làm việc có thể được chia thành nội dung công việc và bối cảnh công việc:

Nội dung công việc bao gồm nội dung công việc (đơn điệu, thiếu hứng thú, nhiệm vụ vô nghĩa, thiếu đa dạng, ); khối lượng công việc và nhịp độ công việc (làm quá nhiều hoặc quá ít, làm việc dưới áp lực thời gian, v.v.); giờ làm việc (nghiêm ngặt hoặc không linh hoạt, dài và không xã hội, không thể đoán trước, hệ thống thay đổi được thiết kế tồi); và sự tham gia và kiểm soát (thiếu tham gia vào việc ra quyết định, thiếu kiểm soát quy trình làm việc, tốc độ, giờ, phương pháp và môi trường làm việc).

Bối cảnh công việc bao gồm sự phát triển nghề nghiệp, địa vị và tiền lương (không đảm bảo công việc, thiếu cơ hội thăng tiến, thăng tiến quá mức hoặc quá mức, công việc có giá trị xã hội thấp, chế độ trả lương theo sản phẩm, hệ thống đánh giá hiệu suất không rõ ràng hoặc không công bằng, kỹ năng quá cao hoặc dưới mức cho một công việc); vai trò của người lao động trong tổ chức (vai trò không rõ ràng, vai trò mâu thuẫn); các mối quan hệ giữa các cá nhân (giám sát không đầy đủ, thiếu cân nhắc hoặc không hỗ trợ, quan hệ kém với đồng nghiệp, bắt nạt/quấy rối và bạo lực, công việc bị cô lập hoặc đơn độc, v.v.); văn hóa tổ chức (giao tiếp kém, lãnh đạo kém, thiếu quy tắc ứng xử, thiếu rõ ràng về mục tiêu, cấu trúc và chiến lược của tổ chức); và cân bằng giữa công việc và cuộc sống (mâu thuẫn giữa nhu cầu công việc và gia đình, thiếu hỗ trợ cho các vấn đề gia đình tại nơi làm việc, thiếu hỗ trợ cho các vấn đề công việc ở nhà [58].

Bằng chứng khoa học cho thấy rằng một số điều kiện làm việc gây căng thẳng cho hầu hết mọi người, Điều kiện công việc có thể dẫn đến căng thẳng:

+ Thiết kế nhiệm vụ: Khối lượng công việc nặng nhọc, nghỉ ngơi không thường xuyên, thời gian làm việc dài và làm việc theo ca; những công

Trang 17

việc bận rộn và thường ngày ít có ý nghĩa vốn có, không sử dụng kỹ năng của người lao động và mang lại ít cảm giác kiểm soát.

+ Phong cách quản lý: Thiếu sự tham gia của người lao động trong quá trình ra quyết định, giao tiếp kém trong tổ chức, thiếu các chính sách thân thiện với gia đình [39] Một phong cách lãnh đạo phù hợp sẽ thúc đẩy hiệu quả của các y tá Các phong cách lãnh đạo khác nhau có thể ảnh hưởng đến sự căng thẳng trong công việc của điều dưỡng và số lượng điều dưỡng rời bỏ nơi làm việc hoặc nghề nghiệp của họ [19].

+ Mối quan hệ giữa các cá nhân: Môi trường xã hội kém và thiếu sự hỗ trợ hoặc giúp đỡ từ đồng nghiệp và người giám sát [39] Một tỷ lệ đáng kể các điều dưỡng rời bỏ công việc đầu tiên của họ do những hành vi tiêu cực của đồng nghiệp và hành vi bắt nạt có thể làm trầm trọng thêm tình trạng thiếu điều dưỡng ngày càng tăng Văn hóa bắt nạt góp phần tạo ra môi trường làm việc kém chất lượng của điều dưỡng, tăng rủi ro cho người bệnh [23].

+ Vai trò công việc: Những kỳ vọng công việc mâu thuẫn hoặc không chắc chắn, quá nhiều trách nhiệm, quá nhiều “cái mũ phải đội” [39].

+ Mối quan tâm nghề nghiệp: Sự bấp bênh trong công việc và thiếu cơ hội phát triển, thăng tiến hoặc thăng chức; thay đổi nhanh chóng mà người lao động không được chuẩn bị.

+ Điều kiện môi trường: Các điều kiện vật chất khó chịu hoặc nguy hiểm như đông đúc, tiếng ồn, ô nhiễm không khí hoặc các vấn đề khác [39].

Theo nghiên cứu của Arash Najimi (2011), Các nguyên nhân gây ra căng thẳng công việc quan trọng nhất ở nữ điều dưỡng là phạm vi vai trò (48,4%), kiêm nhiệm vai trò (40,9%) và môi trường công việc (39,6%) Ở nam giới, phạm vi vai trò (57,5%), môi trường làm việc (50%) và trách nhiệm (45%) là những nguyên nhân quan trọng nhất Ngoài ra, sự thiếu cân bằng

Trang 18

giữa các yêu cầu về kỹ năng, trình độ học vấn và môi trường làm việc ở cả hai giới là nguyên nhân ít quan trọng nhất gây ra căng thẳng trong công việc [21].

1.1.4 Tác động của căng thẳng nghề nghiệp

Theo Viện Y học nghề nghi ệp và môi trường, căng thẳng trong công việc có thể dẫn đến một số vấn đề v ề sức khỏe:

Bệnh tim mạch: Nhiều nghiên cứu cho rằng những công việc đòi hỏi tâm lý cao cho phép nhân viên ít kiểm soát quá trình làm việc s ẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Rối loạn cơ xương: Trên cơ sở một số nghiên cứu, căng thẳng trong công việc làm tăng nguy cơ phát triển các rối loạn cơ xương ở lưng và chi trên Rối loạn tâm lý: Một số nghiên cứu cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ các vấn đề về sức khỏe tâm thần (chẳng hạn như trầm cảm và kiệt sức) đối với các ngành nghề khác nhau một phần là do sự khác biệt về mức độ căng thẳng trong công việc (Sự khác biệt về kinh tế và lối sống giữa các nghề nghiệp cũng có thể góp phần gây ra một số vấn đề này.)

Thương tích tại nơi làm việc: Mặc dù cần nghiên cứu thêm, nhưng ngày càng có nhiều lo ngại rằng điều kiện làm việc căng thẳng cản trở thực hành công việc an toàn và tạo điều kiện cho thương tích tại nơi làm việc.

Tự tử, ung thư, loét và suy giảm chức năng miễn dịch: Một số nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa điều kiện làm việc căng thẳng và các vấn đề sức khỏe này Tuy nhiên, cần nhiều nghiên cứu hơn trước khi đưa ra kết luận chắc chắn [39].

Căng thẳng được xác định là nguyên nhân chính gây ra 80% các chấn thương nghề nghiệp và 40% gánh nặng tài chính tại nơi làm việc [53] Theo ước tính của WHO, căng thẳng và kiệt sức của điều dưỡng đã góp phần dẫn

Trang 19

đến sự thiếu hụt lực lượng lao động, với nhiều nhân viên y tế lựa chọn bỏ nghề [60].

Một số nghiên cứu cho thấy các tác động chính của căng thẳng đối với điều dưỡng là sức khỏe kém, nguy cơ mắc các bệnh, hành vi cá nhân không tốt ảnh hưởng đến sức khỏe, giảm s ự hài lòng và duy trì công việc; tổn thương tình cảm, hạn chế tham gia các hoạt động xã hội tại nơi làm việc, mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp kém đi dẫn đến ảnh hưởng chất lượng cuộc sống của điều dưỡng Mặt khác, khi điều dưỡng bị căng thẳng tác động đến chăm sóc người bệnh như kiểm tra người bệnh bị trì hoãn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thuốc không chính xác, chăm sóc người bệnh sai [24],[34].

1.1.5 Ngăn ngừa căng thẳng nghề nghiệp

Cách thay đổi tổ chức để ngăn chặn căng thẳng trong công việc:

- Đảm bảo rằng khối lượng công việc phù hợp với khả năng và nguồn lực của người lao động.

- Thiết kế công việc để mang lại ý nghĩa, kích thích và cơ hội cho người lao động sử dụng các kỹ năng của họ.

- Xác định rõ ràng vai trò và trách nhiệm của người lao động.

- Tạo cơ hội cho người lao động tham gia vào các quyết định và hành động ảnh hưởng đến công việc của họ.

- Cải thiện thông tin liên lạc - giảm sự không chắc chắn về phát triển nghề nghiệp và triển vọng việc làm trong tương lai.

- Tạo cơ hội cho sự tương tác xã hội giữa những người lao động.

- Thiết lập lịch trình làm việc tương thích với nhu cầu và trách nhiệm bên ngoài công việc [39].

Nghiên cứu của Jasmina Starc (2018), các điều dưỡng thường giảm hoặc loại bỏ căng thẳng thông qua nói chuyện (82%) và nghỉ ngơi (65%) Một số người trong số họ cũng quyết định xem TV (28%), hoạt động thể chất (25%),

Trang 20

đọc sách (24%), ăn uống lành mạnh (18%), nghe nhạc (15%) và giảm căng thẳng bằng cách hút thuốc, uống cà phê hoặc cồn (15%) Chỉ 4% quyết định thiền và 2% tập yoga [31].

1.2 Hành vi chăm sóc người bệnh và chất lượng cuộc sống của điềudưỡng

1.2.1 Hành vi chăm sóc người bệnh của điều dưỡng

Hành vi chăm sóc là một hành động, cách cư xử và đặc điểm được thực hiện bởi các điều dưỡng chuyên nghiệp nhằm mang lại sự quan tâm, bảo vệ sức khỏe cho người bệnh [56].

Về mặt khái niệm, các hành vi chăm sóc có hai thành phần chính Thành phần đầu tiên là các hành vi kỹ thuật và thể chất Thành phần thứ hai là các hành vi biểu cảm liên quan đến các hành vi tâm lý xã hội và cảm xúc bao gồm sự tự tin, hy vọng và những cảm xúc tốt cho người bệnh [22] Tất cả các hoạt động của điều dưỡng đều được kiểm chứng thông qua các hành vi chăm sóc của điều dưỡng viên Tuy nhiên, sự chăm sóc thiếu chuyên nghiệp của các điều dưỡng dẫn đến giảm phúc lợi và sức khỏe của bệnh nhân Do đó, hành vi chăm sóc của điều dưỡng viên có thể ảnh hưởng đến sự hài lòng của người bệnhvà cảm nhận về chất lượng chăm sóc điều dưỡng [51].

Một số công cụ đã được phát triển để kiểm tra nhận thức của người bệnhvề các hành vi chăm sóc Một trong số đó là Bản kiểm kê hành vi chăm sóc (CBI), được đề xuất bởi Wolf et al (1998) để đo lường hành vi chăm sóc của y tá CBI là một công cụ phản ánh để đánh giá các hành vi chăm sóc của y tá từ quan điểm của bệnh nhân Hành vi là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng chăm sóc điều dưỡng Phiên bản mới nhất của CBI có 16 mục được đại diện bởi một hệ số Điểm nằm trong khoảng từ 16 đến 96 và điểm cao hơn cho thấy hành vi chăm sóc tốt hơn Công cụ này đã cho thấy hiệu lực và độ tin cậy cao ở Hoa Kỳ và đã được sử

Trang 21

dụng ở một số quốc gia, bao gồm Hoa Kỳ, Anh, Nhật Bản, Trung Quốc, Panama, Ý và Mê-hi-cô Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã được thực hiện về dịch thuật xuyên văn hóa và phân tích tâm lý của nó [47].

Với số lượng các yếu tố khác nhau ở các quốc gia khác nhau, Bản kiểm kê hành vi chăm sóc (CBI), 16 mục có giá trị và độ tin cậy cao và có thể được sử dụng như một công cụ phù hợp để điều tra hành vi chăm sóc của điều dưỡng Ngoài ra, nó có gánh nặng người tham gia thấp hơn so với CBI 42 mục do số lượng mục ít Tuy nhiên, do tác động của môi trường và văn hóa về nhận thức của người bệnhđối với hành vi chăm sóc của điều dưỡng, công cụ gồm 16 mục được đề xuất để nghiên cứu hành vi chăm sóc của điều dưỡng ở Iran, đồng thời việc dịch thuật và phân tích tâm lý nên được thực hiện cho các nền văn hóa khác [45].

1.2.2 Chất lượng cuộc sống của điều dưỡng

WHO định nghĩa Chất lượng cuộc sống là nhận thức của một cá nhân về vị trí của họ trong cuộc sống trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà họ đang sống và liên quan đến các mục tiêu, kỳ vọng, tiêu chuẩn và mối quan tâm của họ [57].

Định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới về chất lượng cuộc sống chủ quan nêu rõ sáu lĩnh vực chất lượng cuộc sống quan trọng: Nhận thức của một cá nhân về vị trí của chúng ta trong cuộc sống, trong bối cảnh văn hóa và các hệ thống giá trị mà chúng ta sống, và liên quan đến các mục tiêu, tiêu chuẩn và mối quan tâm của chúng ta Đó là một khái niệm có phạm vi rộng, kết hợp một cách phức tạp sức khỏe thể chất, trạng thái tâm lý, mức độ độc lập, các mối quan hệ xã hội, niềm tin cá nhân và mối quan hệ của con người với các đặc điểm nổi bật của môi trường Các lĩnh vực này đại diện cho các khái niệm rộng, bao quát trong đó các cụm khía cạnh (thành phần) tương tự của chất lượng cuộc sống được tổ chức [52].

Trang 22

Các khía cạnh là hành vi, trạng thái, năng lực hoặc nhận thức chủ quan về trải nghiệm Ban đầu, Nhóm WHOQOL đã xem xét khoảng 2000 câu hỏi có thể được tổng hợp từ các nhóm tập trung được tổ chức ở 15 nền văn hóa trên toàn thế giới Sử dụng một cuộc khảo sát đa văn hóa, họ đã thí điểm 276 mục bao gồm 30 khía cạnh của chất lượng cuộc sống Hiệu suất tâm lý đã xác định 100 mục trong 25 khía cạnh và cho điểm chúng dưới dạng 6 lĩnh vực trong WHOQOL-100 Chúng đại diện cho các tính năng quốc tế cốt lõi của chất lượng cuộc sống trong các công cụ WHOQOL 26 mục sau đó đã được trích xuất để tạo ra thước đo WHOQOL-BREF ngắn hơn [52] Nghiên cứu của Abbas Abbasi-Ghahramanloo (2020), cho thấy rằng bộ công cụ đo lường chất lượng cuộc sống WHOQoL-BREF là công cụ đáng tin cậy cho mục đích sử dụng lâm sàng và nghiên cứu Ngoài ra, WHOQOL-BREF có thể được coi là phù hợp cho đối tượng nghiên cứu [14].

1.3 Thực trạng căng thăng nghề nghiệp của điều dưỡng

1.3.1 Thang đo căng thẳng nghề nghiệp điều dưỡng

Có một số thang đo căng thẳng nghề nghiệp điều dưỡng được áp dụng

Cronback NỘI DUNG

sống như ly dị, năm qua Dưới 150 cái chết trong điểm cho thấy mức gia đình, thay độ stress trong cuộc

Trang 23

Cronback NỘI DUNG

xác suất bị bệnh trong tương lai là 80% Nếu điểm của bạn là 150 đến 299, xác suất là khoảng 50%.

mức độ mà các tương ứng với các

stress Các câu thường xuyên PSS hỏi trong thang có được bằng cách

trong 1 tháng =2,3=1&4=0)

cũng bao gồm cực (mục 4, 5, 7, &

Trang 24

TÊNCronback NỘI DUNG

1 số tình huống 8) và sau đó tổng

sống, tính cách, cuộc sống

Trang 25

Cronback NỘI DUNG

Trang 26

Cronback NỘI DUNG

dưỡng thay vì thường xuyên, vô

việc nói chung.

Trang 27

Cronback NỘI DUNG

(1981) ENSS dao động từ 54-216 gồm 57 mục

trên 8 lĩnh vực

Có nhiều thang đo về mức độ căng thẳng, thang đo của Gray Tortt và Anderson (1981) gồm 34 câu mục chia làm 7 nguồn đo tần số và các nguồn gây stress chính Trong nghiên cứu sử dụng thang đo căng thẳng nghề nghiệp

Trang 28

bản rút gọn được xây dựng dựa trên thang đo The Nursing Stress Scale: Development of an instrument của Pamela Gray-Toft & James G Anderson được Katie U Pavek và các cộng sự hiệu chỉnh vào năm 2022 (Testing Content Validity of Nursing Stress Scales: Do They Reflect Current Practice?) [32] Thang đo gồm 31 câu hỏi cho thấy được các tình huống gây ra tình trạng căng thẳng trong quá trình làm việc của điều dưỡng Nghiên cứu không sử dụng hết toàn bộ các câu hỏi của công cụ gốc Nghiên cứu chỉ tham khảo lựa chọn 9 câu dựa trên thực tế công việc của bệnh viện để chọn phù hợp.

1.3.2 Các nghiên cứu về thực trạng căng thẳng nghề nghiệp củađiều dưỡng ở nước ngoài

Theo nghiên cứu của Ying An (2020), Tỷ lệ trầm cảm chung ở 1103 điều dưỡng khoa cấp cứu là 43,61% (95% CI=40,68-46,54%) [61] Nghiên cứu của Megha K Shah (2020) tại Hoa Kỳ, phỏng vấn 3.957.661 điều dưỡng Trong số các điều dưỡng báo cáo đã nghỉ việc vào năm 2017 (n = 418 769), 31,5% cho biết có lý do kiệt sức do căng thẳng, với tỷ lệ điều dưỡng báo cáo kiệt sức thấp hơn ở phương Tây (16,6%) và tỷ lệ này cao hơn ở Đông Nam Bộ (30,0%) [38].

Nghiên cứu của Rashaun K Roberts (2011), “Hậu quả của căng thẳng điều dưỡng và nhu cầu về các giải pháp tích hợp”, nghiên cứu đánh giá tài liệu đã được thực hiện để điều tra tác động của căng thẳng công việc đối với sức khỏe và sự an toàn của các chuyên gia điều dưỡng và vai trò của điều kiện làm việc và đặc điểm công việc trong việc thúc đẩy căng thẳng công việc Kết quả: Các điều dưỡng đã xác định các tác động cấp tính và mãn tính của căng thẳng và làm việc quá sức là một trong hai mối quan tâm hàng đầu về an toàn và sức khỏe của họ Căng thẳng trong công việc có thể dẫn đến sức khỏe kém, chấn thương và giảm sút sức khỏe, rối loạn tâm trạng và giấc ngủ, đau dạ dày, đau đầu và các mối quan hệ gia đình bị rạn nứt là những dấu hiệu ban

Trang 29

đầu phổ biến của sự căng thẳng trong công việc Hơn nữa, tiếp xúc mãn tính hoặc lâu dài với căng thẳng tại nơi làm việc có liên quan đến huyết áp cao và mức cholesterol, bệnh tim mạch, bệnh truyền nhiễm và bệnh tự miễn dịch, lo lắng và trầm cảm, tai nạn và chấn thương cơ xương Hơn nữa, căng thẳng trong công việc có ảnh hưởng đến các hành vi sức khỏe cá nhân như ăn uống kém, hút thuốc, uống rượu và mức độ hoạt động thể chất [44].

Căng thẳng trong công việc có liên quan đến việc giảm sự hài lòng trong công việc, gia tăng đau khổ về tâm lý, những phàn nàn về thể chất và vắng mặt Trầm cảm, các vấn đề về giấc ngủ, cảm giác không thỏa đáng, nghi ngờ bản thân, hạ thấp lòng tự trọng, cáu kỉnh và rối loạn cơ thể giữa các y tá cũng đã được báo cáo là kết quả liên quan đến căng thẳng Căng thẳng trong công việc được cho là góp phần làm tăng tỷ lệ bệnh tật nói chung, tăng tỷ lệ khám bệnh tâm thần ngoại trú và nhập viện tâm thần Một hội chứng cạn kiệt cảm xúc, mất nhân cách và giảm thành tích cá nhân, kiệt sức là hậu quả phổ biến và được nghiên cứu rộng rãi của căng thẳng công việc mãn tính Các điều dưỡng thường phải làm việc nhiều giờ và theo ca và có thể có trình độ kỹ năng và/hoặc hỗ trợ xã hội không tương xứng so với khối lượng công việc [44].

Nghiên cứu của Eleanor McKinless (2019), Tác động của căng thẳng đối với các điều dưỡng làm việc tại cơ sở y tế huyện Nghiên cứu mô tả dựa vào việc đánh giá 10 nghiên cứu chính, cho thấy ba tác động chính của căng thẳng đối với điều dưỡng là: kiệt sức và mệt mỏi; giảm sự hài lòng và duy trì công việc; và tổn thương tình cảm Kết quả xác định rằng các hành vi lành mạnh, trí tuệ cảm xúc, quản lý nhân sự và khối lượng công việc hiệu quả có thể làm giảm tác động tiêu cực mà căng thẳng có thể gây ra đối với các điều dưỡng [24].

Nghiên cứu của Lesly Kelly (2019), “Kiệt sức, Mệt mỏi và Chấn thương thứ cấp ở điều dưỡng: Nhận biết Hiện tượng Nghề nghiệp và hậu quả

Trang 30

cá nhân của công việc chăm sóc” Kết quả cho thấy các dấu hiệu của sự kiệt sức của điều dưỡng là: Mệt mỏi mãn tính, cáu gắt, lo lắng và hoảng loạn, cảm giác sợ hãi khi đi làm, thiếu niềm vui trong công việc, thường xuyên đi làm muộn, nghỉ ốm quá nhiều, rút lui khỏi các hoạt động xã hội tại nơi làm việc, mối quan hệ với bạn bè, đồng nghiệp kém đi Các vấn đề về sức khỏe liên quan đến kiệt sức của điều dưỡng là: vấn đề về tiêu hóa, nhức đầu, giấc ngủ bị gián đoạn và mất ngủ, nhức mỏi cơ thể Các biện pháp phòng kiệt sức của điều dưỡng là: tự chăm sóc cho điều dưỡng, thư giãn, Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tập thể dục phù hợp, thành lập nhóm hỗ trợ điều dưỡng, tăng cường sự hỗ trợ từ lãnh đạo điều dưỡng, thiết lập các phòng tập thể dục tại chỗ để họ có thể tập luyện thuận tiện trước hoặc sau ca làm việc Xây dựng cộng đồng: Chỉ định thời gian trong các cuộc họp nhân viên để chia sẻ cá nhân; Kỷ niệm các mốc quan trọng, thành tích và sinh nhật của điều dưỡng; Tổ chức các sự kiện cộng đồng, chẳng hạn như đi bộ cho bệnh tiểu đường; Bắt đầu thảo luận với các điều dưỡng để khám phá ý tưởng, mối quan tâm và giá trị của họ [34].

Nghiên cứu của Jasmina Starc (2018), Các yếu tố gây căng thẳng giữa các điều dưỡng ở cấp độ sơ cấp và thứ cấp trong chăm sóc sức khỏe của các cơ sở y tế công lập Nghiên cứu phỏng vấn 370 điều dưỡng (14% nam, 86% nữ), 30% ở độ tuổi từ 31 đến 40; 25% dưới 30 tuổi và từ 41 đến 50 tuổi; và 20% từ 51 tuổi trở lên 64% điều dưỡng có bằng cử nhân, 19% đã hoàn thành trung học, 12% có bằng thạc sĩ y khoa hoặc điều dưỡng và 5% đã hoàn thành chương trình cao đẳng ngắn hạn Phần lớn (32%) điều dưỡng đã có tới 10 năm công tác, 26% từ 11 đến 20 năm, 21% từ 21 đến 30 năm và 31 năm phục vụ trở lên Trong đó, 36% điều dưỡng rất hài lòng với công việc đang làm; 56% hài lòng; 6% chưa quyết định; 2% không hài lòng, nhưng không có ai rất không hài lòng [31].

Trang 31

Nghiên cứu của Ali-Reza Babapour (2022) Căng thẳng trong công việc của điều dưỡng và tác động của nó đối với chất lượng cuộc sống và hành vi chăm sóc: một nghiên cứu cắt ngang Nghiên cứu phỏng vấn 115 điều dưỡng làm việc tại hai bệnh viện Tuổi trung bình là 31,81, phần lớn những người tham gia (61,7%) là nữ, hơn một nử a số đối tượng đã kết hôn và hơn 3/4 trong số họ có bằng cử nhân Tình trạng việc làm của hầu hết những người tham gia (63,5%) là cố định và hầu hết họ làm việc theo ca luân phiên Những người tham gia được lựa chọn từ nhiều khoa khác nhau và 39,1% đang làm việc tại khoa Nội Tổng điểm trung bình của căng thẳng công việc, chất lượng cuộc sống và hành vi chăm sóc lần lượt là 2,77, 56,64 và 38,23 [18].

Theo nghiên cứu của Adugna Oluma (2020), hành vi chăm sóc của điều dưỡng viên chủ yếu được đo lường ở khía cạnh chuyên môn – kỹ thuật và tâm lý xã hội Sự hài lòng trong công việc là sự hài lòng của cá nhân, sự hài lòng về nghề nghiệp, sự tham gia chung trong quá trình chăm sóc, sự hài lòng với sự quản lý của điều dưỡng có liên quan đáng kể đến hành vi chăm sóc [17].

Nghiên cứu của Pavlos Sarafis (2013), ảnh hưởng của căng thẳng nghề nghiệp đến hành vi chăm sóc và chất lượng cuộc sống của điều dưỡng Một nghiên cứu tương quan về các điều dưỡng (N = 246) làm việc tại các đơn vị công lập và tư nhân được thực hiện vào năm 2013 tại Hy Lạp Thang đo căng thẳng điều dưỡng mở rộng (ENSS), Khảo sát Sức khỏe SF-12 và Bản kiểm kê Hành vi Chăm sóc (CBI) được sử dụng Kết quả: Tiếp xúc với cái chết, người bệnh và gia đình họ, mâu thuẫn với người giám sát và sự không chắc chắn về liệu pháp điều trị gây ra căng thẳng cao hơn đáng kể [43].

1.3.3 Các nghiên cứu về thực trạng căng thẳng nghề nghiệp củađiều dưỡng ở Việt Nam

Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bích (2020), “Thực trạng stress ở điều dưỡng tại một bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh và một số yếu tố nguy cơ nghề

Trang 32

nghiệp năm 2020” Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 4 – tháng 7/2020 trên 287 điều dưỡng đang làm việc tại bệnh viện đa khoa tỉnh với mục tiêu mô tả thực trạng stress của điều dưỡng tại bệnh viện Nghiên cứu sử dụng bộ câu hỏi tự điền dựa trên thang đo DASS 21 nhằm xác định tỷ lệ stress của điều dưỡng và bộ công cụ chuẩn ENSS để khảo sát các yếu tố thuộc về công việc có nguy cơ gây stress ở điều dưỡng Kết quả cho thấy 43,5% điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa tỉnh bị stress [2].

Nghiên cứu của Tăng Thị Hảo (2019), Thực trạng stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên tại bệnh viện nhi Thái Bình năm 2019 Nghiên cứu cắt ngang mô tả, phỏng vấn 145 điều dưỡng viên tại bệnh viện Nhi Thái Bình Đối tượng tự điền thông tin về tình trạng stress theo thang đo Expanded Nursing Stress Scale Mức độ stress được phân thành 03 nhóm: thấp, trung bình, cao Kết quả: Các điều dưỡng viên trong nghiên cứu có mức độ stress thấp Thấp nhất là khi có các vấn đề liên quan đến cấp trên (±SD= 1.52 ± 0.16), thiếu hỗ trợ của cấp lãnh đạo khác, có mâu thuẫn với ĐD trưởng của bạn), các vấn đề liên quan đến đồng nghiệp điều dưỡng (±SD = 1.54 ± 0.12), Khó làm việc với người ĐD khác giới, thiếu cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và cảm giác với đồng nghiệp trong khoa, cao nhất khi có vấn đề về người bệnh và gia đình người bệnh (±SD = 2,11 ± 0.26), người bệnh/ gia đình người bệnh có những đòi hỏi không hợp lý, phải làm việc với người nhà người bệnh có lời lẽ lăng mạ/sỉ nhục [7].

Nghiên cứu của Trần Thu Hà (2020), Stress nghề nghiệp ở điều dưỡng viên, khảo sát 200 điều dưỡng viên làm việc tại 4 bệnh viện tại thành phố Hồ Chí Minh, trong đó 73% là nữ, 27% nam, 85,5% thuộc lứa tuổi từ 20 -40, 49% chưa có gia đình Kết quả cho thấy điều dưỡng viên thỉnh thoảng bị stress nghề nghiệp về mặt tâm lý có điểm trung bình dao động từ 1,83 đến 3,62, điểm trung bình chung là 2,93 42% điều dưỡng khi làm việc mong đến

Trang 33

giờ nghỉ (ĐTB = 3,62) Tiếp theo, điều dưỡng không chịu đựng được thời gian làm việc thất thường (ĐTB = 3,61), sẵn sàng bỏ việc (ĐTB = 3,32), 17% điều dưỡng rất thường xuyên muố n đổi nghề Các biểu hiện stress có điểm trung bình thấp hơn là làm việc bị phân tâm (ĐTB = 2,44), không hứng thú với các hoạt động của khoa/bệnh viện (ĐTB = 2,38), hay cáu kỉnh với đồng nghiệp (ĐTB = 2,19), không muốn quan tâm đến các hoạt động của khoa/bệnh viện ít xuất hiện nhất với ĐTB = 1,83 [6].

Nghiên cứu của Nguyễn Thái Quỳnh Chi (2019), Căng thẳng nghề nghiệp và một số yếu tố ảnh hưởng ở điều dưỡng lâm sàng tại hai bệnh viện Hùng Vương và Từ Dũ đang học liên thông lên đại học năm 2019 Nghiên cứu cắt ngang phân tích, kết hợp định lượng và định tính, được thực hiện từ tháng 4-8/2019 Số liệu định lượng thu thập từ bộ câu hỏi phát vấn (tham khảo bộ công cụ Expanded Nursing Stress Scale) với 232 điều dưỡng Kết quả cho thấy điều dưỡng nữ chiếm 99,1%, 83,6% có độ tuổi từ 40 trở xuống, số năm công tác trong nghề dưới 20 năm (93,1%) 75,4% hiện đang làm việc tại Khoa Cấp cứu, phòng mổ… 53,9% số ĐD chưa có nhà riêng Tỷ lệ ĐD phản ánh họ là người mang lại thu nhập chính trong gia đình là 55,2% Dưới 40% số ĐD có con nhỏ dưới 5 tuổi và phải chăm sóc người thân già yếu/bệnh tật Phần lớn trong số họ đều có mối quan hệ hòa hợp trong gia đình (94,8%) Căng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng ở mức trung bình (điểm trung bình chung là 2,14) [3].

Nghiên cứu của Hoàng Tuấn Anh (2018), Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến stress nghề nghiệp của điều dưỡng viên hệ vừa làm vừa học tại Trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2018 Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành trên 266 điều dưỡng viên hệ vừa làm vừa học tại trường Đại học Y Dược Hải Phòng năm 2018 từ tháng 1/2018 đến 9/2018 Sử dụng bảng câu hỏi để thu thập thông tin cá nhân, mức độ stress được đánh giá bằng bộ

Trang 34

công cụ Nursing Stress Scale (NSS) Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ stress chung của đối tượng nghiên cứu là 52,0%, chủ yếu stress nhẹ 35,0% và stress vừa 11,7% [1].

Nghiên cứu của Lê Thị Thanh Xuân (2017), Stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng tại bệnh viện đại học Y Hà Nội năm 2017 Nghiên cứu mô tả cắt ngang phỏng vấn trực tiếp 191 điều dưỡng lâm sàng đang làm việc tại Bệnh viện Trường Đại học Y Hà Nội năm 2017 theo Bộ câu hỏi cấu trúc Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng khối lâm sàng Bệnh viện Đại học Y Hà Nội là 35,1% Theo mức độ stress, tỷ lệ điều dưỡng mắc ở mức độ nhẹ là 22,1%, vừa là 10,5%, nặng là 2,1%, và không có ai mắc stress ở mức độ rất nặng Phân bố stress nghề nghiệp chủ yếu ở nhóm đối tượng dưới 30 tuổi (chiếm tỷ lệ 61,2%) và nhóm có thời gian công tác từ 5 năm trở xuống (64,2%) [12].

Nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Huyền (2021), Thực trạng stress và các yếu tố liên quan của Điều dưỡng tại Bệnh viện K cơ sở 2 năm 2021 Nghiên cứu mô tả ngang kết hợp thu thập số liệu định lượng toàn bộ 59 điều dưỡng lâm sàng Kết quả: Nam giới chiếm 11,86%, nữ giới chiếm 88,14%; ĐDV ≤ 30 tuổi (38,98%), trên 30 tuổi chiếm 61,02% ĐDV là dân tộc kinh (91,53%), dân tộc khác (8,47%) Có 76,27% ĐDV có vợ/chồng; trình độ chuyên môn đại học trở lên chiếm 40,68% Về thâm niên công tác có 25,42% ĐDV có thời gian công tác dưới 5 năm và có 35,59% ĐDV làm việc tại khoa dưới 5 năm Đa phần ĐDV có biểu hiện mức độ stress thấp (79,7%) và 20,3% ĐDV có mức độ stress trung bình [8].

Nghiên cứu của Phạm Thị Kim Yến (2021) Stress và các yếu tố liên quan của điều dưỡng tại bệnh viện đa khoa trung tâm Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang năm 2021 Nghiên cứu mô tả cắt ngang khảo sát 412 điều dưỡng lâm sàng Kết quả: nữ điều dưỡng chiếm 83,5%, nam chiếm 16,5%, điều dưỡng đã

Trang 35

kết hôn chiếm 67,72% Điều dưỡng có stress mức độ nặng là 27,78%, stress mức độ vừa chiếm 72,22%, không có đối tượng stress mức độ nhẹ [13].

1.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến c ăng thẳng nghề nghiệp của điều dưỡng

Loại bệnh viện: Theo nghiên cứu của Ying An (2020), làm việc tại các bệnh viện tuyến ba (OR=1,647, P=0,009) có liên quan đáng kể với trầm cảm [61].

Tiếp xúc với người bệnh, gia đình người bệnh: Theo nghiên cứu của Ying An (2020), chăm sóc người bệnh trực tiếp cho người bệnh COVID-19 (OR=1,421, P=0,018) có liên quan đáng kể với trầm cảm [61] Nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Huyền (2021), Yếu tố gây stress cao nhất là tiếp xúc với người bệnh và người nhà người bệnh [8] Nghiên cứu của Nguyễn Thái Quỳnh Chi (2019), nhóm yếu tố gây căng thẳng nhiều nhất là “đối mặt với cái chết của người bệnh”, “vấn đề liên quan đến gia đình người bệnh”[3] Nghiên cứu của Tăng Thị Hảo (2019), căng thẳng cao nhất của điều dưỡng khi có vấn đề về người bệnh và gia đình người bệnh (±SD = 2,11 ± 0.26), người bệnh/ gia đình người bệnh có những đòi hỏi không hợp lý, phải làm việc với người nhà người bệnh có lời lẽ lăng mạ/sỉ nhục [7] Một số nghiên cứu cho thấy điều dưỡng căng thẳng do làm các thủ tục gây đau đớn cho người bệnh, đối mặt với cái chết của người bệnh, gia đình người bệnh có những đòi hỏi không hợp lý [2], [31],[43]

Hút thuốc: Theo nghiên cứu của Ying An (2020), những người hiện đang hút thuốc (OR=3,843, P<0,001) có liên quan đáng kể với trầm cảm [61].

Làm thêm giờ: Nghiên cứu của Megha K Shah (2020) tại Hoa Kỳ, so với những người làm việc dưới 20 giờ/tuần, những điều dưỡng làm việc hơn 40 giờ/tuần có khả năng xác định tình trạng kiệt sức là lý do khiến họ rời bỏ công việc cao hơn (tỷ lệ chênh lệch, 3,28; 95% CI, 1,61-6,67) Những người được hỏi đã nghỉ việc hoặc cân nhắc rời bỏ công việc của họ do kiệt sức cho

Trang 36

biết môi trường làm việc căng thẳng (lần lượt là 68,6% và 59,5%) và thiếu nhân sự (lần lượt là 63,0% và 60,9%) [38].

Khối lượng công việc: Nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Huyền (2021), Yếu tố gây stress cao nhất khối lượng công việc của điều dưỡng [8] Nghiên cứu của Nguyễn Thái Quỳnh Chi (2019), nhóm yếu tố gây căng thẳng nhiều nhất khối lượng công việc [3] Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bích (2020), yếu tố ảnh hưởng đến stress của điều dưỡng là phải chuẩn bị dụng cụ cho bác sỹ, chịu trách nhiệm về những việc ngoài nghĩa vụ; quá nhiều nhiệm vụ không liên quan đến công việc điều dưỡng [2].

Chưa có sự chuẩn bị về cảm xúc: Nghiên cứu của Hoàng Thị Thanh Huyền (2021), Yếu tố gây stress cao nhất là điều dưỡng chưa có sự chuẩn bị về cảm xúc [8].

Thiếu cơ hội chia sẻ với đồng nghiệp: Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Bích (2020), yếu tố ảnh hưởng đến stress của điều dưỡng là thiếu cơ hội nói chuyện cởi mở với đồng nghiệp về các vấn đề liên quan đến nơi làm việc [2] Nghiên cứu của Tăng Thị Hảo (2019), căng thẳng do thiếu cơ hội chia sẻ kinh nghiệm và cảm giác với đồng nghiệp trong khoa [7].

Một số các yếu tố khác như: bạo lực tâm lý hoặc thể xác tại nơi làm việc, thiếu nhân sự và tần suất người bệnh cao, mâu thuẫn với người giám sát, Sự không chắc chắn về liệu pháp điều trị, tiếp xúc với những nguy hiểm cho sức khỏe và an toàn của bản thân [2],[31],[43].

1.4 Một số bằng chứng về tác động của căng thẳng nghề nghiệp đếnchất lượng cuộc sống và hành vi chăm sóc của điều dưỡng

Tổng hợp 21 nghiên cứu khám phá tình trạng kiệt sức của điều dưỡng và chất lượng cuộc sống của họ trong vòng 10 năm qua (2009-2021) Hầu hết các nghiên cứu này đều tìm thấy mối quan hệ đáng kể giữa khía cạnh căng thẳng và khía cạnh chất lượng cuộc sống giữa các điều dưỡng [29] Theo

Trang 37

nghiên cứu của Ying An (2020) Sau khi kiểm soát các biến đồng thời, điều dưỡng bị trầm cảm có điểm chất l ượng cuộc sống tổng thể thấp hơn so với những người không bị trầm cảm (F (1,1103) = 423,83, P <0,001) [61] Nghiên cứu của Lesly Kelly (2019), Kết quả cho thấy khi điều dưỡng bị kiệt sức dẫn đến các tác động trong chăm sóc người bệnh: kiểm tra người bệnh bị trì hoãn, hướng dẫn người bệnh sử dụng thu ốc không chính xác, chăm sóc người bệnh sai [34].

Nghiên cứu của Ali-Reza Babapour (2022) Căng thẳng trong công việc của điều dưỡng và tác động của nó đối với chất lượng cuộc sống và hành vi chăm sóc: một nghiên cứu cắt ngang Kết quả cho thấy có một mối quan hệ tiêu cực và có ý nghĩa thống kê giữa tổng số điểm căng thẳng trong công việc với các hành vi chăm sóc (r = -0,26, P < 0,001, Ảnh hưởng nhỏ) Hồi quy tuyến tính đơn biến cho thấy chỉ riêng căng thẳng công việc có thể dự đoán 4,9% thay đổi trong tổng số điểm hành vi quan tâm (β = -0,098, SE = 0,037,

giữa tổng số điểm căng thẳng trong công việc với chất lượng cuộc sống (r = -0,44, P < 0,001, Ảnh hưởng trung bình) Hồi quy tuyến tính đơn biến cho thấy chỉ riêng căng thẳng công việc có thể dự đoán 27,9% thay đổi trong tổng điểm

Nghiên cứu của Paige L Burtson (2010) cho thấy sự hài lòng của điều dưỡng và căng thẳng của điều dưỡng có liên quan đến hành vi chăm sóc của điều dưỡng [41] Nghiên cứu của Pavlos Sarafis (2013), Kết quả: có một mối tương quan tiêu cực đáng kể đã được quan sát giữa tổng căng thẳng và bốn khía cạnh của Bản kiểm kê Hành vi Chăm sóc Yếu tố căng thẳng do phân biệt đối xử liên quan đến chất lượng cuộc - sức khỏe thể chất, trong khi căng thẳng do xung đột với người giám sát liên quan đến sức khỏe tâm thần [43].

Trang 38

1.5 Khung nghiên cứu

Đặc điểm cá nhân:

Tuổi; Giới; Dân tộc; Nơi ở; Trình độ học vấn; Thâm niên công tác tại bệnh viện; Loại hợp đồng; Chức vụ; Mức thu nhập; Tình trạng hôn nhân; Thời gian làm việc hàng ngày; Số buổi trực; Làm thêm giờ

Sức khỏe củađiều dưỡng

Các yếu tố: tiếp xúc với

người bệnh, gia đình ngườibệnh, Hút thuốc, khối lượng

Bệnh viện: Loại bệnh viện, môi trường

làm việc, Thiếu cơ hội chia sẻ với đồngnghiệp thiếu nhân sự và tần suất ngườibệnh cao, mâu thuẫn với người giám sát,

tiếp xúc với những nguy hiểm cho sứckhỏe và an toàn của bản thân

Trong đề tài này chỉ tìm hiểu một số các yếu tố gây ra căng thẳng cho điều dưỡng vì các yếu tố này đã được chứng minh trong các nghiên cứu trước, thời gian và nhân lực có hạn.

Trang 39

1.6 Tình hình Bệnh viện Bưu Điện

Bệnh viện Bưu Điện được thành lập ngày 16/6/1956, với đội ngũ cán bộ, thầy thuốc, nhân viên y tế, người lao động tận tâm, y đức, chuyên nghiệp trong công việc, có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, luôn thân thiện và trách nhiệm với người bệnh.

Mỗi năm Bệnh viện thực hiện hơn 150.000 lượt khám bệnh, điều trị nội trú cho trên 20.000 bệnh nhân, điều trị ngoại trú cho hơn 25.000 lượt người, thực hiện gần 8.000 ca phẫu thuật (trong đó có 55% là phẫu thuật loại đặc biệt và loại I), gần 20.000 lượt khám sức khỏe định kỳ, 15.000 mẫu đo kiểm vệ sinh môi trường, hỗ trợ, điều trị thành công Bệnh viện Bưu Điện có nhiều chuyên khoa mũi nhọn được nhân dân trong cộng đồng biết tiếng như: Trung tâm Hỗ trợ sinh sản (khám, điều trị vô sinh, hiếm muộn), Ngoại Tiết niệu (với các kỹ thuật nội soi tiết niệu, tán sỏi qua da, tán sỏi ngoài cơ thể), Sản khoa, Hồi sức cấp cứu, Gây mê hồi sức, Ngoại tổng hợp, Nội soi – Thăm dò chức năng, Thận – Lọc máu… [5].

Trang 40

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Là các điều dưỡng đang làm việc tại Bệnh viện Bưu Điện.

Tiêu chuẩn lựa chọn: là các điều dưỡng có thời gian làm việc tại các

khoa lâm sàng của bệnh viện ít nhất là 6 tháng tính đến thời điểm nghiên cứu, đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ: là các điều dưỡng không trực tiếp tham gia các

hoạt động chăm sóc người bệnh.

2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 3 đến tháng 8 năm 2023 - Địa điểm nghiên cứu: Bệnh viện Bưu Điện.

2.3 Thiết kế nghiên cứu

- Nghiên cứu mô tả cắt ngang.

2.4 Mẫu và phương pháp chọn mẫu

Cỡ mẫu: Áp dụng công thức cho nghiên cứu một tỷ lệ

n = Z2 1 -α/2 x ( )

Trong đó:

- n: Cỡ mẫu tối thiểu cần cho nghiên cứu - Z: Hệ số tin cậy với độ tin cậy 95%, Z = 1,96.

- p: Tỷ lệ stress nghề nghiệp của điều dưỡng lâm sàng tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội năm 2017 là 35,1% theo nghiên cứu của Lê Thị Thanh Xuân [12], Chọn p = 0,35.

- d: Sai số mong muốn; trong nghiên cứu này chúng tôi chọn d = 0,06 Áp dụng công thức chúng tôi tính được cỡ mẫu tối thiểu là 243, ước tính

Ngày đăng: 22/04/2024, 16:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan