1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Quản trị rủi ro giao nhận vận tải quốc tế bằng đường hàng không của công ty ACT Logistics

79 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TE QUOC TE

CHUYEN ĐÈ THUC TẬP

ĐÈ TÀI:

Sinh viên : Lê Thị Bích Thảo

Chuyên ngành : Kinh doanh Quốc tế

Hà Nội — 04/2023

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN

VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TE QUOC TE

CHUYEN ĐÈ THUC TẬP

ĐÈ TÀI:

DUONG HANG KHONG CUA CONG TY ACT LOGISTICS

Sinh vién : Lé Thi Bich Thao

Chuyén nganh : Kinh doanh Quốc tế

Lớp : Kinh doanh Quốc tế 61B Mã số sinh viên : 11194780

Giảng viên hướng dan : ThS Trần Thị Thu Trang

Hà Nội — 04/2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan toàn bộ nội dung trong chuyên đề thực tập với đề tài “Quan trị rủi ro giao nhận vận tải quốc tế bằng đường hàng không của công ty ACT Logistics”

là công trình nghiên cứu độc lập của riêng em, được thực hiện dựa trên sự hướng dẫn

của ThS Trần Thị Thu Trang và sự giúp đỡ của công ty ACT Logistics Các số liệu được sử dụng phân tích trong bài xuất phát từ tình hình thực tế của doanh nghiệp, được công bồ trên báo cáo nội bộ của công ty ACT Logistics Các nội dung tham khảo từ các tài liệu, báo cáo có cơ sở trích dẫn rõ ràng Các số liệu và kết quả nghiên cứu của chuyên dé này chưa từng được công bố trên bat kỳ công trình nào khác.

Hà nội, tháng 3 năm 2023Tác giả

Lê Thị Bích Thảo

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình hoàn thành chuyên đề thực tập của mình, em đã trau déi, học hỏi được nhiều kỹ năng và kiến thức cần thiết Em xin được gửi lời cảm ơn chân thành

Các thầy cô đang công tác tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, các thầy cô trong viện Thương mại và Kinh tế Quốc tế, đặc biệt là các giảng viên đã trực tiếp giảng dạy lớp Kinh doanh Quốc tế 61B đã truyền tải cho chúng em những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng bổ ích và cần thiết Day không chi là tài liệu dé em hoàn thành chuyên đề thực tập mà còn là hành trang quý báu cho em trong chặng đường

dài sắp tới.

Cô Tran Thị Thu Trang — người trực tiếp hướng dẫn em từng bước hoàn thiện

bài nghiên cứu một cách tỉ mỉ và tận tình.

Công ty ACT Logistics đã cho em cơ hội được học hỏi và làm việc trong môi trường thân thiện, năng động và tạo điều kiện cung cấp các tài liệu, báo cáo nội bộ cho bai nghiên cứu Ngoài ra, các chi anh đồng nghiệp tại công ty cũng giúp đỡ và hỗ trợ em rất nhiều với những chia sẻ quý giá về các bài học thực tiễn và các tình huỗng

phát sinh.

il

Trang 5

MỤC LỤC

LOT CAM ĐOANN 2ss<L.e 4427.430 0711400 071430 0712440 E21441E22141cnrrkd i

LOT CAM ON wiscssssssssssssssssssssssssssessssssscssssssesssssnsossssssesssssnecssssssesssssnssssssssesssssneessess ii DANH MỤC TU VIET TAT u.sccsssssssssssssessessescssessnssesssssssssssscsscssesessecsecsscsneencens vi )/.9/:000090791e775 viii DANH MUC HINH u cccssscsssssscssssssssscssscssccascsncconcenccsscsnscsscenscsscenscsnccascenccascensessces ix PHAN MỞ DAU au scssssssssssscssssscsssssssssssssscsssssssssssesssseesssesesssesessssesssnsesssssesesnsesessees 1

1 Lý do lựa chọn đề taiz c ccssscsssssessssssecsssssecssessessnsssccanssnesancenecsscenccaseeseesseeseessees 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghién CỨU:: << (5< << 99 95 1 955.8 22.1 Mục đích nghiên €ỨU:: 5< << 9 9996.9996 9.9 056958489684 080 22.2 Nhiệm vụ nghiÊn CỨU: d << 9 9.996.999.990 1009000098096 886 2 3 Đối tượng và phạm Vi nghiên €ỨU: s22 sssssessessesssss=ssessesee 2 3.1 Đối tượng nghiên cứu: s- 5-5 s° s2 se ssssssSssESsexsexserserserserserssrssse 2 3.2 Phạm vỉ mghién CỨU:: œ- << 2< 2 9 96.9.9009 100096096801 86 24 Phương pháp nghiÊn CỨU: d œ5 5 9 54 9 959 9909.9995.509 9509898596 34.1 Phương pháp thu thập dif lÏỆU : <5 «2 <2 S9 9.59 9595.9969566 3

4.2 Phương pháp phân tích dif lIỆU: - << 5 << se 995916 95 858968956 3

5 Kết cấu của đề tài nghiên Uru: -° 2s ssssssessessessesssessessessesee 4 CHUONG 1: MOT SO VAN DE CƠ BAN VE QUAN TRI RỦI RO GIAO

NHAN VAN TAI BANG DUONG HANG KHONG CUA CAC DOANH

NGHIEP 000075 5

1.1 Một số vấn đề cơ bản về giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 5

1.1.1 Khái niệm giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 5

1.1.2 Đặc điểm của giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 5

1.13 Vai trò của giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 6 1.1.4 Các hình thức giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 9 1.2 Một số van đề về quản trị rủi ro giao nhận vận tai hàng hóa bằng đường

hàng khhôngg <5 s9 HH 0000000090900 g0 101.2.1 Khái NiGM QUGN tHE TUE F( s55 5% 9.0 900900985009 09084 10 1.2.2 Nội dung quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hùng kHiÔNHG << Họ Họ cọ TH 0 000 0 000 8006 10 12

11

Trang 6

1.2.3 Vai trò của quản trị rủi ro trong giao nhận vận tai hàng hóa quốc té

bằng đường hàng không -e escesceeceseestesekettettsttstrssrsersereerserssrssrssersee 18 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường hàng không - << << 9 5 9599909000010 00400495080906500500500 19 1.3.1 Nhóm nhân tố khách qHAIH e-oecscscscseceeceeeseesevseeeeeseeseesersssssee 19

1.3.2 Nhóm nhân t6 Chủ QUAN eece<©ce©cee©eeEceeEseeEeeEteerseEtserseerserseersersee 22

CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG QUAN TRI RỦI RO GIAO NHẬN VAN TAI

QUOC TE BANG DUONG HANG KHONG CUA CONG TY ACT LOGISTICS

— ÔÔÔÔÔÔỒ 25 2.1 Tổng quan về công ty Cé phan giao nhan van tai da quốc gia ACT 25

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Cô phan giao nhận và vận tải đa quốc gia

CTT c5 HH 0 Hi 0 010.01.04 950.06909809 00 25 2.1.2 Cơ cấu tô chức, lĩnh vực kinh d0qHÌi e-ce<cescsecsecseeseeseeseeseese 26 2.2 Tình hình kinh doanh giao nhận vận tải quốc tế bằng đường hàng không

của công ty ACT Logistics trong giai đoạn 2019 — 2(J2 -s-<se «se se 30

2.2.1 Đối tác và khách hàng của CON ty - eec-eeceecceeceeeceseeeeteseeeerseetssresee 30

2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng

đường hàng không của công ty giai đoạn 2019 — 2021 s==< 34

2.3 Các nhân tổ ảnh hướng đến quan trị rủi ro giao nhận vận tải quốc tế bang

đường hang không của công ty ACT LOBÏSẤTCS e5-< 5 <5 5< 5s °s 5< sssssse 36

2.3.1 Nhóm nhân 6 khách Quan -. -s-csccsccsceecsecseseeeseeseeseessessessesse 36 2.3.2 Nhóm nhân tỖ Chủ QUan oeescscececseceevsetseteeEseEserseeseeserssesee 40 2.4 Thực trạng quản trị rủi ro giao nhận vận tải quốc tế bằng đường hàng

không của công ty ACT Logistics giai đoạn 2019 - 2()21 -5==s << 45 2.4.1 Nhận dạng rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không CUA CONG ÍQJ.d «<< Họ 0000000800660 0006.0018806 00 45

2.4.2 Phân tích và đo lường rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa quốc té bằng

đường hàng không CUA CONG (J) co << SH Ti 000 00 48

2.4.3 Kiểm soát rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa quốc té bằng đường hàng

không CUA CONG ẤJ.d «<< << Họ HH cọ HT TT 0001 000 49

2.4.4 Giám sát rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa quốc té bằng đường hang

không CUA CONG ẤJ << << << Họ HH TH Tin 00000 51

2.5 Đánh giá thực trang quan trị rủi ro trong giao nhận vận tai hang hóa quốc tê bang đường hàng không của Công €V << 5< s s9 996881 856.56 51

Z.S.D THAN CONG sessssrsrscssrsssrsssrccssccsscssscsssccssccsssssscsssasssssssscsssesssssssssssesssssesssess 51

iv

Trang 7

2.5.2 HAN CÌLỔ 55c << << 9 In 0000006 0000096 00896 0 53

2.5.3 Nguyên nhân của hạn ChẾ -.e-cscscescssceecsetseteetserserserssetsrssssee 54

CHUONG 3: GIẢI PHÁP NHAM QUAN TRI RỦI RO TRONG GIAO NHAN VAN TAI QUOC TE BANG DUONG HANG KHONG CUA CONG TY ACT

0991090775 57 3.1 Cơ hội và thách thức trong việc quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường hàng không của công ty -s s-s-s se ssss=ssessessessessessess 57

BLD Cơ hội sĂĂĂSĂ HH HH HH ng 008048040696000018008 000056 57

KP U21 58

3.2 Định hướng quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải quốc tế bằng đường

hang không của công ty đến NAM 22()33() o- œ5 <5 s5 9 0 950838956 59 3.3 Giải pháp nhằm quản trị rủi ro giao nhận vận tải bằng đường hàng không

CUA CONG CY G0000 00001 00000100989 06 603.3.1 Giải pháp từ phía công ty ACT LOgistics =5 =<sessesseseeseeseese 60 3.3.2 Kiến nghị với các cơ quan ban ngành liÊH qHAH -s©-s©esccsccsecs 63 3798 000900575 65 TÀI LIEU THAM KHHẢO 5° 5° 2< << 8£ se se se se EssEssEssessessessee 67

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIET TAT

STT| Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt

1 AI Artifical Intelligence Trí tuệ nhân tạo

2 EDI Electronic Data Trao đổi dữ liệu điện tửInterchange

3 ETA Estimated Time of Thời gian đến dự kiếnArrival

4 ETD Estimated Time of Thoi gian cat cánh dự

Departure kiên

5 FMC Federal Maritime Uy ban Hang hai Hoa KyCommission 6 FTA Free Trade Agreement Hiệp định thượng mại tự

7 GDP Gross Domestic Product Tổng sản phầm quốc nội

8 HAWB House Airway Bill Van don ae không thứ

9 IOSA IATA Operational Kiểm soát an toàn khai

Safety Audit thác của IATA

10 loT Internet of Things Internet vạn vật

"1 ISAGO IATA Safety Audit for Dam bao an toan hang

Ground Operations khong tai mat dat cha IATA

International Rope Ta aoa

12 ISO Organization for TO chức tat © huan hoa

Standarlization aoc ts

13 IT Information Technology Công nghệ thông tin

VI

Trang 9

14MAWBMaster Airway BillVận đơn hang không chủ

vii

Trang 10

DANH MỤC BANG

Bang 2.1: Danh mục khách hàng chia theo ngành hàng của công ty ACT Logistics

tính đến tháng 12/2021 -L c2 1111122211111 5521111111251 1 1111 255 1xx re 33 Bảng 2.2: Kết quả kinh doanh giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng

không của công ty ACT Logistics giai đoạn 2019 — 2021 34Bang 2.3: Nhân sự của công ty ACT LoBISfICS c c2 S222 40

Bảng 2.4: Nguồn vốn của ACT Logistics giai đoạn 2019 - 2021 -: 43

Bảng 2.5: Ngân sách dành cho quản trị rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường

hàng không của ACT Logistics giai đoạn 2019 — 2021 44

Vill

Trang 11

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Sơ đồ tô chức của Công ty ACT LogistiCS - c c2 52c <<552

1X

Trang 12

PHAN MỞ DAU 1 Ly do lựa chọn dé tai:

Trong bối cảnh kinh tế thé giới diễn biến phức tạp, một trong những xu hướng đi đầu hiện nay vẫn là hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa Trong đó thương mại

quốc tế đóng vai trò quan trọng, được coi là động lực phát triển kinh tế.

Không nằm ngoài dòng chảy quốc tế, những năm gần đây số lượng Hiệp định thương mại tự do mà nước ta ký kết với các nước đang ngày càng tăng lên Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu chính sách, trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã tham gia và dang đàm phán 17 FTA song phương va đa phương, trong đó có 14 FTA đã có hiệu lực, 1 FTA đã ký kết nhưng chưa có hiệu lực và 2 FTA dang đàm phán Điều này thé hiện rằng Việt Nam đang đi trên “con đường cao tốc” mang tên “Hội nhập” với đích đến là nền kinh tế thế giới Hội nhập càng sâu, giao thương quốc tế càng nhộn nhịp, hoạt động xuất nhập khẩu diễn ra càng sôi nổi Theo đó, nhu cầu về các dich vụ liên quan cũng không ngừng tăng lên, đặc biệt là dịch vu logistics nói chung va dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế nói riêng Năm 2022 Agility trong báo cáo của mình, đã xếp thị trường logistics Việt Nam ở vị trí thứ 11 trong nhóm 50 thị trường logistics mới nồi toàn cau Hiện tại nước ta cũng đang được đánh giá là quốc gia đứng đầu ASEAN về số doanh nghiệp logistics được Cơ quan Quản lý hoạt động hàng hải của Mỹ (FMC) cấp phép Có thể nói, thị trường giao nhận vận tải nước ta đang hoạt động vô cùng sôi nổi với

hơn 43.000 doanh nghiệp lớn nhỏ trong ngảnh.

Là một doanh nghiệp nhỏ trong các doanh nghiệp trên, công ty Cổ phan giao nhận vận tải Đa quốc gia ACT (ACT Logistics) đã hoạt động được 12 năm và đã có

chỗ đứng nhất định trong thị trường sôi động này Trong khoảng thời gian hoạt động công ty không tránh khỏi những rủi ro thường gặp trong giao nhận vận tải hàng hóa

bằng đường hàng không liên quan đến thời gian giao hàng, sai sót trên chứng từ hàng hóa Tuy nhiên, công ty vẫn chưa chú trọng đầu tư cho công tác quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không.

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của công ty trên thị trưởng rộng lớn mà còn

làm tôn that vê kinh tê Chính vi vậy, nghiên cứu vé quản tri rủi ro trong giao nhận

Trang 13

vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không và đề xuất hướng giải pháp nhằm

tạo lập môi trường kinh doanh an toàn là việc làm cần thiết.

Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề này, em lựa chọn đề tài “Quản trị rủi ro giao nhận vận tải quốc tế bằng đường hàng không của công ty ACT Logistics” làm dé tài nghiên cứu.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:2.1 Mục đích nghiên cứu:

Dé tài được nghiên cứu nhắm mục đích quản tri rủi ro giao nhận vận tải quôc tế băng đường hàng không của công ty ACT Logistics.

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- _ Đưa ra một số van đề cơ bản về quản trị rủi ro giao nhận vận tải quốc tế bằng đường hang không tại các doanh nghiệp logistics.

- Phan tích và đánh giá thực trạng quản trị rủi ro giao nhận vận tải quốc tế bang

đường hàng không của công ty ACT Logistics.

- Dé xuất các giải pháp quản trị rủi ro giao nhận vận tải quốc tế bằng đường hang

không của công ty ACT Logistics.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đôi tượng nghiên cứu của đê tài là quản tri rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng không của công ty ACT Logistics.

3.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Pham vi nội dung: Các vấn đề liên quan đến quản tri rủi ro giao nhận vận tải

bằng đường hàng không.

- Pham vi thời gian: 03 năm nghiên cứu, giai đoạn 2019 — 2021- Pham vi không gian: Công ty ACT Logistics.

Trang 14

4 Phương pháp nghiên cứu:

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu:

Nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp, được thu thập từ nhiều nguồn khác

nhau, cụ thê:

Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong bài nghiên cứu là các thông tin, tài liệu liên quan đến giao nhận vận tải bằng đường hàng không và quản trị rủi ro giao nhận vận tải bằng đường hàng không của các doanh nghiệp, có sẵn trên các nền tảng thông tin, chủ yếu là trên internet Bên cạnh đó là báo cáo, thống kê thường niên của công ty ACT Logistics và tài liệu nội bộ do các phòng ban cung cấp.

4.2 Phương pháp phân tích dữ liệu:

Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích co bản, bao gồm: phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp, phương pháp

thống kê — tổng hợp — so sánh

e Phương pháp phân tích dữ liệu thứ cấp:

- Thu thập thông tin có chọn lọc từ các tài liệu liên quan, bao gồm: giáo trình, các bài nghiên cứu có chủ đề tương tự, các bài viết liên quan đến quá trình giao

nhận vận tải nói chung và giao nhận vận tải bằng đường hàng không nói riêng

- _ Dựa vào thông tin thực tế từ báo cáo thường niên và số liệu do các phòng ban cung cấp để phân tích

e Phương pháp tổng hợp — so sánh:

- _ Dựa vào các dữ liệu thứ cấp từ nội bộ công ty và số liệu thu thập được dé đánh giá quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Các phương pháp nêu trên được sử dụng đơn lẻ và kết hợp linh hoạt tùy vào thời diém nghiên cứu dé đạt được mục đích nghiên cứu một cách tôi ưu.

Trang 15

5 Kết cầu của dé tài nghiên cứu:

Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và các phụ

lục khác, đề tài gồm 3 chương, cụ thể:

Chương 1: Một sô van dé cơ bản về quản trị rủi ro giao nhận vận tai bangđường hàng không của các doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro giao nhận vận tải quốc tế bằng đường

hàng không của công ty ACT Logistics

Chương 3: Giải pháp nhằm quản trị rui ro trong giao nhận vận tải quốc tế

bằng đường hàng không của công ty ACT Logistics

Trang 16

CHUONG 1: MỘT SO VAN DE CƠ BAN VE QUAN TRI RỦI RO GIAO NHẬN VAN TAI BANG DUONG HANG KHONG

CUA CAC DOANH NGHIEP

1.1 Một số van dé cơ ban về giao nhận vận tai hàng hóa bang đường hang không

1.1.1 Khái niệm giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không

Hiện nay, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng cùng với sự phát triển mạnh

mẽ của thương mại quốc tế dẫn đến nhu cầu tăng cao trong giao nhận vận tải hàng

hóa quốc tế bằng đường hàng không Trong Tập bài giảng Nghiệp vụ giao nhận và

vận tải hàng hóa quốc tế do Bộ môn Thương mại quốc tế trường Đại học Kinh tế Quốc dân biên soạn Vận tải hàng hóa bằng đường hàng không được định nghĩa là là “quá trình di chuyên hàng hóa trong không gian bằng phương tiện vận chuyền hàng không

trong khoảng thời gian xác định nhằm thực hiện các yêu cầu của hợp đồng mua bán

ngoại thương.” Trong khi đó Giao nhận hàng hóa bằng đường hàng không được định nghĩa là “tập hợp của nhiều dịch vụ khác nhau có liên quan đến quá trình vận tải bằng đường hàng không, trong đó bên giao có nhiệm vụ đảm bảo hàng hoá được vận chuyền

an toàn từ nước người bán sang nước người mua, từ nơi giao hàng đên nơi nhận hàng.”

Như vậy, giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là “bất kì các loại dich vụ nao liên quan đến vận chuyên, gom hàng, lưu kho, bốc dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa qua đường hàng không cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan

đến các dich vụ trên, ké cả các van đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa.”

1.1.2 Đặc điểm của giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không

Thời gian: Tốc độ vận chuyên và giao hàng bang đường hàng không nhanh, tốc

độ khai thác cao gấp 27 lần vận tải đường biển, 10 lần ô tô và 8 lần tàu hỏa Day được coi là đặc điểm nồi bật nhất của giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không so với các phương thức khác.

An toàn: Giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không thường đảm bảo an

toàn cho hàng hóa hơn các phương thức khác An toàn là một trong những tiêu chí

Trang 17

hàng đầu đối với giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Theo quy định chung của quốc tế và quy định riêng của các quốc gia, tất cả các hãng hàng không đều

phải xây dựng hệ thống quản lý an toàn, an ninh khi khai thác.

Thông tin: Là một trong những ngành công nghiệp hiện đại bậc nhất hiện nay, giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không luôn đi đầu trong việc ứng dụng tiên tiễn trong khoa học kỹ thuật, đem lại những tiện ích cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ như đặt giữ chỗ, theo dõi hành trình và tìm kiếm lô hàng Bên cạnh đó, chứng từ

thủ tục cũng được đơn giản hóa dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin.

Chat lượng: Giao nhận vận tải hàng hóa băng đường hàng không được cho là dịch vụ có chất lượng hơn hăn so với các phương thức vận tải khác bởi đảm bảo chất lượng là tiêu chuẩn trong vận tải hàng không Việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng hàng hóa như ISO, IOSA hay ISAGO là điều tất cả các hãng hàng không phải làm.

1.13 Vai trò của giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không 1.1.3.1 Đối với quốc gia

Thúc day thương mại quốc tế: Vận tải hàng không là phương tiện vận chuyên hàng hóa nhanh và hiệu quả nhất hiện nay, cho phép hàng hoá được vận chuyền trên phạm vi toàn cầu trong thời gian ngắn Giao nhận vận tải hàng hoá bằng đường hàng không giúp thúc đây thương mại quốc tế, gia tăng sự hiệu quả trong chuỗi cung ứng,

mở rộng các ngành công nghiệp phụ trợ, góp phần phát triển kinh tế quốc gia.

Tăng cường sự kết nối giữa các quốc gia: Đường hàng không là phương tiện vận chuyền hàng hoá quan trọng, cho phép các quốc gia kết nối với nhau và tăng cường sự hợp tác giữa các quốc gia trên toàn cầu Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đói với sự phát triển của các quốc gia, đặc biệt là những nước đang và kém phát triển Thông qua sự kết nối hàng không, việc giao thương, phát triển công nghệ được đây mạnh Đường hàng không có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc trao đôi nhân tài Tại Việt Nam, một ví dụ có thé nhận thấy dễ dàng là trong thời kỳ đại dịch, mặc dù việc di chuyên bị hạn chế, nhà nước vẫn có những tiêu chuẩn đặc biệt hỗ trợ các chuyên gia di chuyên bang đường hàng không dé duy trì các hoạt động kinh tế không

bị đút gãy.

Trang 18

Cung cấp các sản phẩm hiệu quả: Vận tải không giúp các doanh nghiệp tiếp cận được với nhiều nguồn lực, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ hiệu quả hơn, giúp tăng cường độ cạnh tranh của các doanh nghiệp và nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia Vận tải hàng không cho phép doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất, tiếp cận với nhiều nguồn cung cũng như nguồn cầu Qua đó tiếp xúc dé dang với các ngành công nghiệp phụ trợ, hoặc trở thành 1 mắt xích trong ngành, mở ra cơ hội kinh doanh lớn hơn.

Đóng góp vào GDP của quốc gia: Vận tải hàng không đóng góp vào GDP của quốc gia thông qua việc tăng cường thương mại, cung cấp các sản pham và dich vu hiệu quả Theo Hiệp hội Vận tai Hàng không Quốc tế (IATA), ngành vận tải hang không bao gồm các hãng hàng không và chuỗi cung ứng đóng góp ước tính 2,6 tỷ USD vào GDP của Việt Nam Chỉ tiêu của du khách quốc tế đóng góp thêm 9,9 tỷ USD, nâng mức tong lên 12,5 ty USD Nguồn thu từ lĩnh vực vận tải hàng không và du khách quốc tế đến bằng đường hàng không chiếm tong cộng 5,2% trong GDP của

cả nước.

1.1.3.2 Đối với hoạt động xuất nhập khẩu

Tăng tính cạnh tranh: Vận tải hàng không giúp các doanh nghiệp và nhà xuất

khẩu có thể giao hàng nhanh chóng và đúng hạn Việc vận chuyên hàng hoá bằng

đường hàng không giúp giảm thời gian giao hàng và giảm chi phí lưu kho, tăng cường

độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường.

Dam bao tính an toàn cua hàng hóa: Vận tai hàng không được coi là phương tiện vận chuyển hàng hoá an toàn và chắc chắn nhất hiện nay, vì những quy định nghiêm ngặt về an toàn hàng không Hàng hoá được đóng gói và vận chuyên bằng đường hàng không có thê được tránh được các yêu tô khách như thời tiết, va đập, tai nạn Ngoài ra, những quy định, tiêu chuẩn nghiêm ngặt về nhân sự cũng góp phần nâng cao các chuẩn mực làm việc của nhân viên trong ngành, đảm bảo tính an toàn của hàng hoá.

Tăng cường khả năng tiếp cận thị trường quốc tế: Vận tải hàng không cho phép các doanh nghiệp có thể tiếp cận thị trường quốc tế một cách dé dàng Việc sử dụng đường hàng không giúp các doanh nghiệp tiếp cận với khách hàng và đối tác

Trang 19

trên toàn cầu, mở rộng khai thác các thị trường quốc tế Sự phát triển của ngành vận

tải hàng không, kết hop với sự phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử, cho

phép nhiều doanh nghiệp sản xuất và trực tiếp xuất khâu các sản phẩm của mình ra các nước phát triển mà thông qua các trang thương mại điện tử lớn như Amazon, ebay, Alibaba mà không cần thông qua các phương pháp truyền thống như tìm kiếm đối tác, bồi dưỡng nhân sự.

Tạo ra sự linh hoạt trong quan ly hang hoá: Vận tải hang không tạo ra sự linh hoạt trong quản lý hàng hoá của mình Hàng hoá có thê được vận chuyên đến bất kỳ địa điểm nào trên thế giới một cách nhanh chóng và hiệu quả Khác với đường bộ, đường sắt, thậm chí là đường thuỷ, nơi mà các hoạt động vận chuyên hàng hoá chỉ có thé diễn ra trên những tuyến di chuyên nhất định như Bắc-Nam, Việt Nam-Trung Quốc hay những nước trong khu vực, vận tải đường hàng không cho phép doanh nghiệp vận chuyền hàng hoá một cách linh hoạt và nhanh chóng đến khắp nơi trên thế giới, mở ra những cơ hội tiếp cận thị trường chưa từng có trước đây.

1.1.3.3 Đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu

Vận tải hàng hoá bằng đường hàng không là xương sống của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu, tạo ra doanh thu cho các doanh nghiệp va công

ăn việc làm cho nhiều lao động Qua đó, vận tai hàng không góp phần thúc day sự

phát triển của kinh tế địa phương và khu vực thông qua các cảng hàng không quốc tế Những năm gần đây, sự phát triển của vận tải hàng không kết hợp với thương mại quốc tế đã tạo rất nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng không, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng đã tìm thấy thị trường cho mình thay vì bị lan at bởi các ông lớn trong ngành giao nhận quốc tế Thị trường của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ xuất nhập khẩu Việt Nam chủ yếu tập trung vào các mặt hàng từ các khu công nghiệp Các mặt hàng như thời trang, thiết bị điện tử luôn cần dịch vụ xuất nhập khẩu dé đến được các thị trường lớn như Nhật, Hàn, Mỹ hay Châu Âu Theo báo cáo của IATA, ngành vận tải hàng không đã hỗ trợ cho 2,2 triệu việc làm Ngoài ra, thông qua hoạt động xuất nhập khẩu tăng mạnh, việc mua các sản phẩm và dịch vụ từ nhà cung cấp tại địa phương, ngành này cũng đã hỗ trợ thêm

174.000 việc làm.

Trang 20

1.1.4 Các hình thức giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không

1.1.4.1 FCL (Full Container Load)

FCL là một hình thức vận chuyên hàng hoa trong đó một nha van chuyền sử dụng toàn bộ dung tích của một container để vận chuyên hàng hóa Nói cách khác, container được lấp đầy bởi hàng của một nhà vận chuyền, và không có lô hàng nào khác được tải lên container đó FCL thường được sử dụng khi nhà vận chuyển có khối lượng hàng hóa lớn hoặc khi hàng hóa lớn hoặc cồng kênh, làm cho việc chia sẻ không gian của container với các lô hàng khác trở nên không kha thi.

Những lô hàng FCL có thê được đặt trước và thường được tải và niêm phong

tại cơ sở của nhà vận chuyên trước khi được vận chuyền đến cảng hàng không xuất

phat Container sau đó được tải lên tau bay vận và được van chuyền đến cảng đích, nơi nó được hạ xuống và đánh dấu hải quan trước khi hàng hóa được giao đến điểm

đích cuối cùng Vì container đã được niêm phong, rủi ro hư hỏng hoặc mat mát được

giảm bớt, và lô hàng FCL thường có thời gian vận chuyền ngắn hơn so với lô hàng

1.1.4.2 LCL (Less than Container Load)

LCL là một loại hình thức van chuyên hang hóa trong đó nhiều nhà vận chuyên

chia sẻ không gian trong cùng một container Trong trường hợp này, mỗi nhà vận

chuyền có một số lượng hàng hóa nhỏ hơn không đủ dé sử dụng một container đầy đủ LCL thường được sử dụng khi nhà vận chuyên có khối lượng hàng hóa nhỏ hơn

hoặc khi ho không có đủ hàng hóa dé lap đầy một container đầy đủ Băng cách tập

hợp lô hàng của họ vào một container duy nhất, mỗi nhà vận chuyền có thê chia sẻ chi phí vận chuyền và giảm chi phí vận chuyền tổng thé của ho.

Trong lô hang LCL, hàng hóa thường được đóng gói vào các pallet hoặc thùng

tiêu chuân và được đánh dau với các số nhận dạng duy nhất dé đảm bao rang mỗi lô hàng có thé được dé dàng xác định và phân tach tại điểm đến Container được tải với hàng hóa được tập hợp vào cảng bay xuất phát, sau đó container được chất lên tàu bay và vận chuyền đến cảng đích, nơi hàng hóa được tách ra và phân phối đến từng địa điểm cuối cùng Tuy nhiên, quá trình này có thé mat nhiều thời gian hơn so với lô hàng FCL, do phải chờ đợi dé tập hợp đủ hàng hóa của nhiều nhà vận chuyên khác

9

Trang 21

nhau Bên cạnh đó, lô hang LCL có thé gặp rủi ro hư hỏng hoặc mat mát do thường phải di chuyên qua nhiều điểm trung gian trước khi đến điểm đích cuối cùng.

Tóm lại, lựa chọn giữa FCL va LCL phụ thuộc vao khối lượng và tính chất của

hàng hóa, thời gian vận chuyền, cũng như ngân sách và nhu cầu của khách hàng FCL thường phủ hợp với khách hàng có khối lượng hàng hóa lớn và thời gian giao hàng ngắn hơn, trong khi LCL thường phù hợp với khách hàng có khối lượng hàng hóa nhỏ và có thê châp nhận thời gian vận chuyên lâu hơn.

1.2 Một số van đề về quản trị rủi ro giao nhận vận tai hàng hóa bằng đường hàng không

1.2.1 Khái niệm quan trị rủi ro1.2.1.1 Khải niệm rủi ro

Khái niệm rủi ro được tiép cận theo nhiêu cách khác nhau:

Trước đây theo quan điểm của người phương Đông, rủi ro được xem là những điều không may, điều không lành hay những tốn thất bất ngờ xảy đến với con người trong cuộc sông Những điều may rủi được cho là tồn tại khách quan đối với con người, nằm ngoài sự kiểm soát của con người nên họ bị động trước những ảnh hưởng của

yêu tô này.

Ở phương Tây, nhiều tác giác thể hiện quan điểm về rủi ro của mình thông qua các nghiên cứu khoa học Alan H.Willentt trong “The Economic Theory of Risk and Insurance” (1951) định nghĩa rủi ro là “sự không chắc chắn về tôn thất”, tức là rủi ro là một tình huống mà ở đó các điều xảy ra không được biết một cách chắc chắn John Haynes trong “Risk as an Economic Factor” (1895) lại cho rằng rủi ro là “khả năng xảy ra tôn thất” hay nói cách khác rủi ro thường đi kèm với tôn thất Theo góc độ kinh tế, trong cuốn “The Practitioners Guide to Interest Rate Risk Management” (1992) Bernard Manson cho rang: “Rui ro là tác động của những biến cố xảy ra trong tương lai lên giá tri ròng của một chủ thể kinh tế hoặc một danh mục tài sản mà khả năng

xảy ra biến có đó có thé dự đoán trước nhưng không thé dự đoán chính xác biến cố đó sẽ xảy ra như thế nào.”

10

Trang 22

Trong giáo trình Quản trị rủi ro (2016) của trường Đại học Kinh tế Quốc dân, PGS.TS Phan Thị Thu Hà nhận định rằng: “Rui ro là khả năng xảy ra sự khác biệt

giữa kết quả thực tế và kỳ vọng theo kế hoạch.” Rủi ro được coi là nguy cơ xảy ra những sự kiện không mong muốn, gây ra những tác động bat lợi cho các tô chức, cá

Tóm lại, từ nhiều quan điểm và nghiên cứu từ nhiều quốc gia, trong các khoảng thời gian khác nhau, đến từ nhiều tác giả khác nhau, rủi ro đều được coi là những sự

kiện không mong muốn, gây ra tác động tiêu cực cho các cá nhân, tô chức Trong khi

các quan điểm phương Đông trước đây cho rằng con người hoàn toàn bị động trước sự may rủi thì các nhà khoa học phương Tây đã nghiên cứu và chứng minh rang rủi ro có khả năng dự đoán được và con người có thê kiêm soát được chúng.

1.2.1.2 Khải niệm quản trị rủi ro

Quản trị rủi ro trong quan điêm hiện đại được hiệu theo nhiêu cách:

Nguyễn Quang Thu (2008) định nghĩa quản trị rủi ro “là sự nhận dạng, đo lường

và kiểm soát các loại rủi ro có thể đe dọa các loại tài sản và thu nhập từ các dịch vụ chính hay từ các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của một ngành kinh doanh hay của một doanh nghiệp sản xuất” Đoàn Thị Hồng Vân (2013) đưa ra khái niệm về quản tri rủi ro như sau: “Quản tri rủi ro là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện, liên tục và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiểu những tốn thất, mat mát, những ảnh hưởng bắt lợi của rủi ro, đồng thười biến rủi ro thành những cớ hội thành công” Phan Thị Thu Hà (2016) lại cho rằng: “Quản trị rủi ro là quá trình nhận dang, đo lường, kiểm soát và xử lý rủi ro nhăm hạn chế ton thất Hoạt động quan tri rủi ro dựa trên quan điểm hiện đại chính là quá trình tiếp cận rủi ro một cách khoa học, toàn diện và có hệ thống nhằm nhận dạng, kiểm soát, phòng ngừa và giảm thiêu các tổn thất, những ảnh hưởng bat lợi của rủi ro.”

Từ các quan điểm trên, có thê thấy quản trị rủi ro bao gồm 4 hoạt động chủ yếu như sau:

Một là, nhận dạng những rủi ro đã và có thể xuất hiện đối với tô chức.

Hai là, phân tích và đo lường những rủi ro đã nhận dạng được.11

Trang 23

Ba là, thực hiện các biện pháp nhăm kiêm soát rủi ro.

Bôn là, giám sát các rủi ro sau khi đã thực hiện các biện pháp kiêm soát.

Như vậy, quản trị rủi ro không chỉ đơn thuần là nhận diện được rủi ro mà quan trọng hơn là phải đánh giá được mức độ tác động của rủi ro đối với hoạt động của doanh nghiệp và tìm ra các biện pháp nhằm kiểm soát, hạn chế tới mức thấp nhất những tôn thất do rủi ro mang đến.

1.2.2 Nội dung quan trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng

đường hàng không

1.2.2.1 Nhận dạng rủi ro

e Định nghĩa nhận dạng rủi ro

Nhận dang rủi ro là qua trình xác định một cách liên tục và có hệ thống Các rủi ro

có thể xảy ra trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm phát triển thông tin về nguôn rủi ro, các yêu tô mao hiêm, hiém họa và nguy cơ rủi ro.

Có thé hiểu nhận dạng rủi ro là việc xác định các đe dọa có thé xay ra trong suốt thời gian hoạt động của tô chức Hay nói cách khác, nhận dạng rủi ro là không chỉ cần thực hiện một lần duy nhất ở thời điểm đầu tiên của một chu kỳ hoạt động hay một

dự án ma cân được cập nhật thường xuyên, bô sung các rủi ro mới xuât hiện.

Nhận dạng rủi ro nhắm xác định các thông tin về các loại rủi ro có thê xuât hiện,

các mối nguy và thời điểm xuất hiện rủi ro.

e_ Một số phương pháp nhận dạng rủi ro: Phương pháp dựa vào mục tiêu

Khi sử dụng phương pháp nhận dạng rủi ro dựa vao mục tiêu, các nha quan tri sẽ xác định những mục tiêu ngắn hạn và dai hạn nhất định trong quá trình thực hiện dự án dé làm đích đến cuối cùng Trên con đường dẫn đến mục đích ấy, bat kỳ yếu tô nào can trở việc thực hiện mục tiêu được coi là “rủi ro” Trong các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, đích đến cuối cùng trong môi lan cung cap dịch vụ là vận tải và giao hàng một cach an toàn đên tay người nhận.

12

Trang 24

Chính vi thế, những rủi ro được ghi nhận chính là các nhân tổ gây trở ngại trong việc thực hiện giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.

Ưu điểm của phương pháp này là rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không có thé được nhận diện nhanh chóng nhưng lại có nhược điểm là không liên hệ, đối chiếu được với các rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa mà doanh nghiệp đã từng gặp phải trong quá khứ.

Phương pháp dựa vào kinh nghiệm, tiền lệ

Trong thực tế, những gì đã từng xảy ra trong quá khứ hoàn toàn có khả năng xảy ra trong tương lai, hay nói cách khác, các rủi ro có thể lặp lại Vi vậy, việc lưu git,

ghi chép lại hồ sơ liên quan đến các rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không đã từng xảy ra ở công ty cung cấp dịch vụ là rất cần thiết Các số liệu thồng kê này cho phép các nhà quản trị phân tích các khía cạnh của rủi ro như: nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng, hướng giải quyết trong quá khứ Dựa vào các phân tích này, nhà quản trị có thể tìm ra các điểm tương đồng, những điểm khác biệt trong rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không mà doanh nghiệp gặp phải ở thời điểm hiện tại và các rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong quá khứ Qua đó, việc nhận diện rủi ro có thé diễn ra dễ dang và chính xác hon.

Việc sử dụng các hồ sơ, số liệu trong quá khứ như vậy được gọi là phương pháp nhận

diện rủi ro dựa vào kinh nghiệm, tiên lệ.

Phương pháp này có ưu điểm là doanh nghiệp sử dung được nguồn tai liệu lưu trữ dé nhận diện rủi ro, qua đó các rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hang không được nhận diện một cách chính xác và cụ thé Nhung dé sử dụng phương pháp này, doanh nghiệp cần có nguồn tài liệu lưu trữ ôn định; việc so sánh, đối chiếu các thông tin đòi hỏi một lượng thời gian lớn nên theo đó việc nhận diện rủi ro cũng mắt nhiều thời gian hơn.

Phương pháp hỗn hợp

Trong quá trình nhận diện rủi ro, mỗi phương pháp cụ thé lại có những ưu — nhược điểm nhất định Chính vì thế, nhà quản trị cần sử dụng các phương pháp này một cách linh hoạt trong từng thời điểm, trường hợp cụ thê Ngoài ra, việc kết hợp hai phương

13

Trang 25

pháp bên trên cũng là một cách hiệu qua dé nhận diện rủi ro nhằm bi trừ các nhược điểm của từng phương pháp Việc kết hợp như vậy được gọi là phương pháp hỗn hợp Tuy phương pháp này đem lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng từng phươngpháp riêng biệt nhưng lại đòi hỏi nhà quản trị có kỹ năng quản trị rủi ro cao với kinh

nghiệm nhận diện rủi ro dày dặn.

1.2.2.2 Phân tích và đo lường rủi ro

e Dinh nghĩa phân tích và đo lường rủi ro

Phân tích rủi ro là quả trình nghiên cứu, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro Dolường rủi ro là quá trình lượng hóa những tôn thât do các rủi ro, do các biên cô đã

được nhận diện gây ra.

e Các phương pháp đo lường rủi ro

Phương pháp định lượng

Việc đo lường rủi ro thông qua phương pháp định lượng là cách thức các nhà quản trị xác định tốn that bằng các công cụ, mô hình đo lường cụ thể nhằm tính toán các

ước tính số học về mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với mục tiêu của du án Một trong các công cụ thường được sử dụng trong phương pháp này là xác suất thống kê Lúc

này, tôn thất được đo lường bằng cách xác định các mẫu đại diện là các trường hợp rủi ro đại diện trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hang không, tinh ty lệ

tốn thất trung bình của các rủi ro, qua đó xác định được tổng số tồn thất.

Các phương pháp đo lường rủi ro định lượng thường đem lại kết quả có tính chính xác cao, cung cấp các thông tin chỉ tiết và những đánh giá khách quan Tuy nhiên các

phương pháp này tương đối phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian, kỹ năng và kinh nghiệm

đối với người thực hiện Vì vậy, phương pháp này thích hợp sử dụng đối với các dự

án phức tạp, có quy mô lớn.

Phương pháp định tính

Phương pháp định tính hay còn gọi là phương pháp cảm quan là phương pháp sử

dụng kinh nghiệm của nhà quản trị, kết hợp với các tài liệu liên quan đến rủi ro trong

14

Trang 26

giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không trong quá khứ đã được ghi chép,

lưu trữ dé suy đoán tồn thất khi rủi ro xảy ra Phương pháp này được sử dụng nhằm mục đích đánh giá sơ bộ, xác định kip thời mức độ tôn thất mà rủi ro gây ra.

Do lường rủi ro bằng phương pháp định tính có thể thực hiện tương đối dé dang, có khả năng cung cấp thông tin nhanh, phù hợp với nhiều dự án với mọi quy mô Nhược điểm của phương pháp này là độ tin cậy thấp, đánh giá mang tính chủ quan.

Phương pháp phân tích xu hướng

Phương pháp này mang nhiều đặc điểm của hai phương pháp nêu trên Phương pháp phân tích xu hướng được sử dụng bằng cách sử dụng các thông tin đo lường định

lượng được lưu trữ trong quá khứ dé dự đoán tồn thất trung bình có thê xảy ra ở thời

điểm hiện tại, cụ thể được tính theo công thức:

Trong do:

T: Tén that trung bình có thé xảy ra n: Số lần quan sát

p: Xác suất xảy ra rủi ro

t: Mức độ tổn thất của mỗi rủi ro

Phương pháp đo lường phân tích xu hướng đòi hỏi lượng thông tin lưu trữ lớn với độ chính xác cao dé có thé cho ra kết quả sát với thực tế Đề đạt được kết quả

như mong đợi, các nhà quản trị cần sử dụng các thông tin đo lường trong vòng tối thiểu 3 năm.

1.2.2.3 Kiểm soát rủi ro

e Định nghĩa

15

Trang 27

Kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biện pháp,

kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm phòng ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thé xảy ra trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không.

e Các biện pháp kiêm soát rủi roBiện pháp né tránh rủi ro

Trong kiêm soát rủi ro, né tránh là việc tim cách làm mat đi những tác nhân làmcho rủi ro xuât hiện và gây ra tôn thât Né tránh rủi ro có thê là chủ động né tránhtrước khi rủi ro xảy ra hoặc chủ động loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro.

Chủ động né tránh rủi ro là khi các nhà quản trị nhận ra nguy cơ rủi ro cao hoặc

khả năng xảy ra ton thất lớn thì tìm một phương án thay thé cho phương án hiện tai,

tức là né tránh rủi ro bằng cách không dé các khả năng có thé gây ra ton thất xảy ra

ngay từ đầu Chang hạn, một doanh nghiệp chấp nhận sử dụng công nghệ cũ thay vì

sử dụng công nghệ mới mang tính thử nghiệm dù công nghệ mới có nhiều ưu điểm

Chủ động loại bỏ nguyên nhân gây ra rủi ro cũng là một biện pháp né tránh rủi ro. Rui ro cháy né là loại rủi ro thường được né tránh bang cách loại bỏ nguyên nhân dan đến rủi ro Doanh nghiệp có thé xây dựng kho hang bằng vật liệu chống cháy, bảo dưỡng hệ thống dây điện thường xuyên dé chống chập cháy

Biện pháp giảm thiểu rủi ro

Giảm thiêu rủi ro là sử dụng các biện pháp đê giảm thiêu xác suât và mức độ rủiro khi chúng xảy ra Thông thường, các doanh nghiệp tìm cách giảm thiêu xác suâtxảy ra rủi ro trước, nêu thât bại thì cô găng giảm thiêu mức độ ảnh hưởng của rủi ro.

Biện pháp chuyên giao rủi ro

Chuyén giao rủi ro là chuyển giao rủi ro cho người khác, tổ chức khác và chấp

nhận một phan thiệt hại nhất định Có hai cách dé thực hiện chuyên giao rủi ro:

Một là, chuyên giao những tác nhân gây ra rủi ro (như tài sản, nhân lực, hoạt động ) cho một bên khác Hiện nay, nhân lực là yếu tố quan trong mà bat cứ doanh

16

Trang 28

nghiệp, tô chức nào cũng cần sử dụng đề tiến hành hoạt động Nhiều tổ chức, doanh

nghiệp có xu hướng sử dụng việc thuê ngoài nhân lực dé chuyên giao một số rủi ro về

nhân lực cho bên được thuê.

Hai là, chuyên giao bản thân rủi ro cho bên khác thông qua hợp đồng giao ước Chăng hạn, một công ty cho thuê văn phòng ký với bên thuê một thỏa thuận giao ước về trách nhiệm chịu thiệt hại liên quan đến văn phòng cho thuê Lúc này rủi ro tài sản,

cụ thê là rủi ro liên quan đến văn phòng cho thuê đã được chuyên giao cho bên thuê thông qua thỏa thuận này.

Biện pháp phân tán và chia sẻ rủi ro

Trong các rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải, có một số rủi ro có khả năng phân tán, đó là những rủi ro có thé giảm thiểu thông qua việc đóng góp nguồn lực hoặc các bên chấp nhận chia sẻ rủi ro Trong hoạt động mua hàng, doanh nghiệp có thé phân tán rủi ro bằng cách mua hàng từ nhiều nhà cung cấp khác nhau thay vì chỉ mua hàng ở

một nguồn duy nhất.

Biện pháp chấp nhận rủi ro

Trong thực tế, khi ảnh hưởng của rủi ro là nhỏ hoặc có thê chấp nhận đối với một doanh nghiệp mà các biện pháp khác như chuyền giao, giảm thiểu rủi ro không hiệu quả thì chấp nhận rủi ro lại là cách dé dàng nhất dé kiểm soát rủi ro Chấp nhận rủi ro là việc làm cần thiết trong một số tình huống nhưng trước khi chấp nhận một rủi ro nào đó, cần cân nhắc kỹ theo nguyên tắc “được gì, mất gì” Một ví dụ điển hình về chấp nhận rủi ro trong kinh doanh chính là đầu cơ.

1.2.2.4 Giám sát rủi roe Định nghĩa

Giám sát rủi ro là hoạt động theo dõi, cập nhật các biến đôi của tổ chức, xã hội,

môi trường để kịp thời đưa ra nhận định và phỏng đoán về các rủi ro có thể xảy ra,

cũng như mức độ ảnh hưởng của chúng Mục đích của giám sát rủi ro là dé cung cap cho tổ chức các thông tin cần thiết dé đưa ra quyết định và phát triển các kế hoạch giảm thiêu rủi ro.

17

Trang 29

Một nhiệm vụ quan trọng khác của công tác giám sát rủi ro là kiểm tra sự phù hợp

của quy trình quản tri rủi ro tong thể với su bién động của môi trường, đặc biệt là việc đánh giá các biện pháp ở bước kiểm soát rủi ro rủi ro để đảm bảo tính hiệu quả và thích nghỉ với sự thay đổi của môi trường kinh doanh Giám sát rủi ro là một phan quan trọng trong quản trị rủi ro, giúp các tổ chức đưa ra các quyết định thông minh va đảm bảo sự bền vững của hoạt động kinh doanh.

Phương pháp được sử dụng phổ biến trong giám sát rủi ro là sử dụng hệ thống cảnh bao Phương pháp này sử dụng các công cụ và phần mềm dé theo dõi các biến động của thị trường, ngành nghề, các đối thủ cạnh tranh và các yếu tô khác Từ đó, doanh nghiệp có thể theo dõi và cập nhật thông tin liên tục từ các nguồn khác nhau, bao gồm các trang web tin tức, các báo cáo của các công ty, các cơ quan chính phủ, các trang web của đôi thủ cạnh tranh và các nguôn khác.

1.2.3 Vai trò của quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng

đường hàng không

Đầu tiên, quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường hàng

không giúp doanh nghiệp nhận dạng được rủi ro và những nguyên nhân gây ra rủi ro,

dé từ đó giảm thiểu và triệt tiêu những nguyên nhân này Điều này góp phần xây dựng

môi trường kinh doanh lành mạnh và an toàn cả bên trong và bên ngoài cho doanhnghiệp.

Trong trường hợp doanh nghiệp gặp phải những rủi ro không mong muốn, công

tác quản trị rủi ro nói chung và quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế có vai trò hạn chế và xử lý tốt nhất các tôn thất có thé có Từ đó, doanh nghiệp có

khả năng ồn định và hồi phục nhanh chóng, hiệu quả kinh doanh cũng được nâng cao.

Bên cạnh đó, quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa quốc tế còn tạo điều

kiện thuận lợi để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra cho doanh nghiệp, đồng thời thúc

đây triển khai các chiến lược, các chính sách kinh doanh một cách hiệu quả và hợp lý Ngoài ra, công tác này còn giúp doanh nghiệp tận dụng tốt cơ hội trong kinh

doanh, làm chủ tình thé, đôi khi còn có thé biến khó khăn thành cơ hội thông qua

việc tận dụng các nguồn lực của tô chức.

18

Trang 30

Cuối cùng, dé giữ vững vị thé trên thị trường cũng như nâng cao uy tín với khách hàng, công tác quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không là không thể thiếu đối với các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics bằng đường

hàng không.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị rủi ro giao nhận vận tải hàng hoá bằng

đường hàng không

1.3.1 Nhóm nhân tổ khách quan

© Cơ sở hạ tang phục vụ giao nhận vận tải hang hóa bằng đường hàng không

Cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải hàng không bao gồm cảng

hàng không, sân bay, máy bay, hệ thống trang thiết bị, máy móc dé xếp, dỡ hàng, hệ thống kho bãi, va các công cụ vận chuyền hàng hóa trong cảng Đây là yếu tố quan

trọng, trực tiếp ảnh hưởng đến hàng hóa trong giao nhận vận tải bằng đường hàng

không Nếu cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động giao nhận vận tải hàng hóa bằng

đường hàng không day đủ, hiện dai thì sự thông suốt trong giao nhận vận tai hàng hóa

sẽ được đảm bảo Ngược lại, việc giao nhận vận tải hàng hóa sẽ gặp nhiều trở ngại nêu cơ sở hạ tâng không được đảm bảo, cụ thê như sau:

Thứ nhất, cơ sở hạ tầng phục vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng

không là yếu tố quan trong dé đảm bảo an toàn và bảo vệ hàng hóa Hệ thống kho bãi

phải rộng rãi, đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn cao thì mới đảm bảo hàng hóa được bảo

vệ và tránh được các rủi ro như tai nạn, mat mat, hư hỏng.

Thứ hai, tính sẵn sàng của cơ sở hạ tầng phục vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ảnh hưởng đến tính thông suốt của hàng hóa Cơ sở hạ tầng phải hoạt động hiệu quả, đáp ứng nhanh chóng nhu cầu của khách hàng, đảm bảo tính sẵn sàng cho việc giao nhận hàng hóa Nếu kho bãi không đủ sức chứa, không đảm bảo

sự thông suôt của quá trình giao nhận, các rủi ro sẽ tăng cao.

Thứ ba, khả năng xử lý sự cố trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng

không một phần phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng phục vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Các sự cô về kỹ thuật, thời tiết, hay các vấn đề khác có thé xảy ra

trong quá trình vận chuyên hàng hóa bằng đường hàng không nên cơ sở hạ tầng phải

19

Trang 31

có kha năng xử lý tình huống này một cách nhanh chóng và hiệu qua dé giảm thiểu

các rủi ro.

Thứ tư, cơ sở hạ tầng phải được quản lý và theo dõi chặt chẽ dé phát hiện sớm các van đề có thể xảy ra, từ đó đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời Nếu không có quản ly va theo dõi đúng mức, các rủi ro có thé được bỏ qua hoặc phát hiện muộn,

gây thiệt hại cho hàng hóa và khách hàng.

e Hệ thống logistics

Hệ thống logistics hoạt động trơn tru, sự liên kết giữa các khâu càng chặt chẽ thi việc giao nhận vận tải hàng hóa hàng không càng thuận lợi Bằng cách đảm bảo sự

liên tục của chuỗi cung ứng, các rủi ro như thiếu hụt hàng hoá hoặc chậm trễ trong

giao nhận hang hoá sẽ được giảm thiêu Một hệ thống logistics đạt chuẩn cũng dam bảo rằng các vật liệu, thiết bị và phương tiện vận chuyền được sử dụng đáp ứng các

tiêu chuẩn an toàn quốc tế Ngoài ra, hệ thống logistics cũng quản lý dữ liệu và thông

tin liên quan đến quá trình vận chuyên hàng hoá Dữ liệu này có thể bao gồm thông tin về vị trí và thời gian của hàng hoá, thông tin về tình trạng và trạng thái của hàng

hoá, cũng như các thông tin liên quan đến khách hàng Nhờ đó, các vấn đề có thể được

phát hiện và giải quyết kịp thời.

e Mang lưới các hãng hàng không

Mạng lưới các hãng hàng không đóng vai trò quan trọng trong quản tri rủ1 ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Mạng lưới các hãng hàng không càng rộng lớn thì việc quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không ở các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ này càng có nhiều thuận lợi:

Một là, đa dạng hóa lựa chọn: Sự có mặt của nhiều hãng hàng không trong mạng

lưới giúp cho doanh nghiệp logistics cung cấp dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không có nhiều lựa chọn hơn trong việc chọn hãng vận chuyền phù

hợp với nhu cầu khách hàng của họ Điều này giúp giảm rủi ro bị phụ thuộc vào một hãng hàng không duy nhất.

Hai là, khả năng chịu ap lực tài chính của các hãng hàng không lớn: Các hãng hang không lớn và có mạng lưới rộng khắp có thé chịu được áp lực tài chính cao hơn trong

20

Trang 32

trường hợp xảy ra rủi ro như hủy chuyến bay hoặc thiếu hụt nhân sự Điều này giúp giảm thiểu tác động của rủi ro đến khách hàng và hoạt động của công ty.

Ba là, kha năng đàm phán và phân bồ tài nguyên giữa các hãng hàng không trong mạng lưới: Các hãng hàng không trong mạng lưới có thé đàm phán với nhau về các thỏa thuận liên quan đến quản lý rủi ro Ví dụ như chia sẻ máy bay hoặc cung cấp nhân lực cho các chuyên bay bị trễ hoặc hủy bỏ Bên cạnh đó, các hãng hàng không trong mạng lưới có thé phân bồ tài nguyên một cách hiệu quả, từ đó giảm thiéu rủi ro liên quan đến việc thiếu hụt tài nguyên hoặc sử dụng tài nguyên không hiệu quả Chăng hạn, khi các lô hàng được vận chuyền trên tuyến đường dài, có nhiều chặng bay, các hãng bay thường sử dụng các chuyến bay liên tuyến (interline) hay nói cách khác việc vận chuyền 16 hàng này được phụ trách bởi nhiều hãng hàng không khác nhau trong mạng lưới Như vậy, có thể nói việc liên kết giữa các hãng hàng không là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến giao nhận vận tải hàng hóa bằng phương thức này,

giúp tăng khả năng giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa hoạt độn của doanh nghiệp.

e Hàng hóa

Hàng hóa chính là đối tượng vận chuyên trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng

đường hàng không với nhiều chủng loại khác nhau Mỗi loại hàng hóa lại có những yêu cầu nhất định trong quá trình vận chuyền, chính vì thế việc quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không phụ thuộc nhiều vào tính chất của hàng hóa Thông thường, hàng hóa giao nhận vận tải băng đường hàng không phải tuân thủ nhiều quy định liên quan đến đóng gói, vận đơn, chứng từ Một số hàng

hóa đặc thù phải tuân thủ một số quy định bắt buộc của hãng hàng không Cụ thể là

hàng thực phẩm cần phải đóng trong thùng gỗ, đối với hàng hóa tươi sống cần phải giữ lạnh và có đá lạnh đi kèm, có thé là đá khô, đá ướt hoặc khí hóa long Hàng nguy hiểm phải đảm bảo bao bì được lắp ráp tốt và đủ chắc chắn, phải được dán nhãn thích hợp dé vận chuyển Nếu hàng hóa không tuân thủ các quy định này thì hãng hàng không sẽ không chấp nhận vận chuyền.

Giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không được đánh giá là phương thức an toàn nhất đối với hàng hóa Tuy nhiên, hàng hóa đóng thành kiện nhỏ, đơn lẻ dé xảy ra mat mát, hư hỏng trong quá trình vận chuyền, nhất là đối với các tuyến bay dài, có nhiều chặng Các kiện hàng nhỏ và đơn lẻ thường được đóng gói đơn giản hơn

21

Trang 33

so với các kiện hàng lớn làm tăng khả năng hư hỏng Ngoài ra, khi các kiện hàng nhỏ và đơn lẻ được xếp chồng lên nhau trong quá trình vận chuyền, chúng có thể bị va đập, va chạm hoặc bị nén, gây ra hư hỏng hoặc vỡ Hơn nữa, các kiện hang này có kích thước nhỏ và thường có trọng lượng nhẹ nên chúng dé dàng bi mat mát hoặc thiếu hụt trong quá trình xử lý bởi nhiều quy trình khác nhau trong quá trình vận chuyên.

1.3.2 Nhóm nhân tổ chủ quan

e = Nhân lực cua doanh nghiệp

Doanh nghiệp có phòng ban riêng, nhân sự chuyên trách quản trị rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không sẽ giúp công tác này trở nên chuyên nghiệp và hiệu quả hơn Về mặt kỹ năng và chuyên môn, nhân lực phụ trách công tác này của

doanh nghiệp vận chuyền được trang bị đầy đủ kiến thức về quản trị rủi ro và các phương pháp giảm thiểu rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Nhân lực bộ phận này cũng cần phải hiểu rõ các quy trình vận chuyên, từ việc

đóng gói, xuất khẩu, vận chuyền, đến việc giao nhận hàng hóa Việc đào tạo về cách

xử lý các tình huống khẩn cấp và các vấn đề liên quan đến an toàn hàng hóa cũng rất quan trọng Ngoài ra, sự trách nhiệm và tinh thần tỉ mi, cần trọng của nhân viên trong doanh nghiệp vận chuyền cũng rat quan trong trong quản trị rủi ro, cần chú ý và báo cáo ngay lập tức các sự cô có thê xảy ra.

e Chiên lược

Chiến lược quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ này là nhân tố quan trọng, quyết định toàn bộ việc thực hiện công tác này Có thể nói chiến lược chính là khung xương của hoạt động quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Từ một chiến lược đúng đắn, quy trình quản trị rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không sẽ được xây dựng một cách rõ ràng, chặt chẽ và đem lại hiệu quả caotrong quá trình thực hiện.

Đầu tiên chiến lược quản trị rủi ro giúp nhận dạng và phân loại được các rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Từ đó, doanh nghiệp có

22

Trang 34

cái nhìn toàn diện và sáng suôt hơn vé các rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa băng

đường hàng không mà doanh nghiệp có thê phải đối mặt.

Thứ hai, chiến lược quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp phân tích và đo lường mức độ rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không và tác động của chúng đến hoạt động của doanh nghiệp Nó giúp doanh nghiệp lên kế hoạch đối phó với các rủi ro đó một cách hiệu quả hơn.

Thứ ba, chiến lược quản trị rủi ro giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch và các biện pháp kiểm soát rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không

dé giảm thiểu tac động của chúng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Cuôi cùng, chiên lược quan tri rủi ro còn vạch ra các kê hoạch đê giám sát rủi ro

giao nhận vận tải hàng hóa băng đường hàng không nhăm theo dõi thường xuyên vàliên tục cập nhật các rủi ro mới.

e Cong nghệ

Hiện nay công nghệ thông tin ngày càng phát triển, các phần mềm quản trị rủi ro không còn xa lạ đối với người làm kinh doanh Đây là một nhân tô có ảnh hưởng nhất định đến việc quản trị rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa băng đường hàng không Việc ứng dụng các phần mềm này vào quản trị rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa bằng

đường hàng không vừa đem lại tính chính xác cao, vừa giảm thiéu thời gian và công

sức cho nhân viên thực hiện.

Thứ nhất là khả năng tăng cường quản lý thông tin: Công nghệ giúp doanh nghiệp thu thập, xử lý, lưu trữ và truyền tải thông tin về quá trình giao nhận vận tải hàng hóa một cách nhanh chóng, chính xác và đầy đủ Điều này giúp tăng cường khả năng quản

lý thông tin và phân tích rủi ro.

Thứ hai là nâng cao khả năng dự báo và phân tích rủi ro: Công nghệ cung cấp cho

doanh nghiệp các công cụ và phương pháp dự báo và phân tích rủi ro một cách hiệu

quả hơn Các hệ thống máy tính, phần mềm quản lý rủi ro, hệ thống cảnh báo tự động

đều giúp cho doanh nghiệp có thé dự báo và phân tích rủi ro một cách chính xác và

nhanh chóng.

23

Trang 35

Thứ ba là tăng cường khả năng giám sát và điều khiển rủi ro: Công nghệ cung cấp cho doanh nghiệp các công cụ giám sát, theo dõi và điều khiến rủi ro Ví dụ như hệ

thống giám sát hành trình, hệ thống quản lý và giám sát kho bãi giúp doanh nghiệp

có thé theo doi và giám sát toàn bộ quá trình vận chuyền hàng hóa của mình và từ đó đưa ra các quyết định phù hợp dé giảm thiểu rủi ro.

Thứ tư là cải thiện khả năng tương tác và giao tiếp: Công nghệ giúp doanh nghiệp tương tác và giao tiếp với các đối tác của mình một cách dé dàng và thuận tiện hon Các phần mềm, ứng dụng, hệ thống trao đôi thông tin giúp doanh nghiệp có thể liên lạc với các đối tác của mình một cách nhanh chóng, chính xác và thuận tiện Điều này giúp tăng cường khả năng quản trị rủi ro và đưa ra những quyết định nhanh chóng khi

e Tài chính

Tài chính của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để phục vụ công tác quản trị rủi ro

nói chung và quản trị rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không nói

riêng Nếu doanh nghiệp không có nguồn lực tài chính đủ dé đối phó với các rủi ro,

thì sẽ rất khó dé đảm bảo hoạt động bình thường của doanh nghiệp.

Tài chính là yếu tố đảm bảo các biện pháp đối phó với rủi ro Doanh nghiệp có thé sử dụng các khoản tiền dự trữ đề đối phó với các rủi ro, bao gồm cả các khoản tiền dự phòng dành cho các hoạt động quản trị rủi ro Tài chính cũng cung cấp các nguồn lực dé đầu tư vào các giải pháp công nghệ và cơ sở hạ tang dé tăng cường khả năng đối phó với rủi ro trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Bên cạnh đó, doanh nghiệp có thể sử dụng các khoản tiền dự trữ dé đầu tư vào các sản phẩm tài chính đa dạng hóa rủi ro, bao gồm cả các sản phẩm bảo hiểm Điều này giúp giảm thiêu rủi ro trong trường hợp xảy ra các sự cô không mong muôn.

Ngoài ra, tài chính còn giúp tăng cường quản trị rủi ro vì doanh nghiệp có thê sử dụng các khoản tiền dé phân bồ một bộ phận riêng biệt phụ trách quản trị rủi ro giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không, đầu tư vào các chương trình đào tạo quản trị rủi ro cho nhân viên hoặc thuê các chuyên gia dé đảm bảo sự chuyên nghiệp

trong việc quan tri rủi ro.

24

Trang 36

CHUONG 2: THỰC TRANG QUAN TRI RỦI RO GIAO

NHAN VAN TAI QUOC TE BANG DUONG HANG KHONG

CUA CONG TY ACT LOGISTICS

2.1 Tổng quan về công ty Co phan giao nhận vận tai đa quốc gia ACT

2.1.1 Giới thiệu chung về công ty Cổ phan giao nhận và vận tai da quốc gia ACT

2.1.1.1 Thông tin chung

Công ty ACT Logistics có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận tải Đa quốc gia ACT Được thành lập vào năm 2010, ACT Logistics là công ty 100% vốn sở hữu Việt Nam Ngay từ khi thành lập, công ty đã tự đặt ra cho mình những

mục tiêu, sứ mệnh, tâm nhìn va giá tri cot lõi nhât định.

Mục tiếu

ACT Logistics đặt ra mục tiêu là đem đến sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.

Công ty luôn ưu tiên giữ vững mối quan hệ đối tác chiến lược lâu dài với những hãng

hàng không cung cấp dịch vụ nhanh chóng, linh hoạt va dang tin cậy Dé trở thành sự lựa chọn hàng đầu của khách hang trong và ngoài nước, ACT Logistics mong muốn

đem đến cho khách hàng phương thức vận chuyền đạt hiệu quả tối ưu với chi phí tiết

kiệm và quan trọng hơn là giảm thiêu tôi đa các rủi roSu mệnh

Với phương châm “Nhanh chóng — An toàn — Chính xác”, ACT Logistics tập trung vào những giải pháp logistics nhăm đáp ứng nhu cầu giao nhận vận tải hàng hóa băng đường hàng không của khách hàng, coi sứ mệnh của mình là đem lại lợi ích tối

ưu cho khách hàng sử dụng dịch vụ.

Tâm nhìn

ACT Logistics hướng đến trở thành một trong năm doanh nghiệp hàng đầu

Việt Nam cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần hàng không Công ty dang phan dau không ngừng dé gia tăng sự hài lòng của khách hàng, tự hoàn thiện minh dé có thé

25

Trang 37

đồng hàng với khách hàng một cách lâu dài trong tư cách là một đối tác chiến lược với dịch vụ chuyên nghiệp và tiện ích tôi ưu.

Giá trị cot lõi

ACT Logistics cam kết đem đến cho khách hàng giá trị cốt lõi là dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không cùng với sự hỗ trợ, tư vấn tận tâm và có trách nhiệm trong việc đưa ra các giải pháp logistics hữu ích nhất

2.1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển

Sau gần 13 năm hình thành và phát triển, công ty đang ngày càng khăng định được vị thé của mình trong ngành Logistics Việt Nam.

Năm 2010, công ty thành lập, mang tên Công ty TNHH Giao nhận Vận tải Đa quốc gia ACT, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực giao nhận vận tải hàng hóa bằng

đường hàng không và đặt trụ sở chính tại quận Đống Đa, Hà Nội.

Năm 2015 nhận thấy nhu cầu về vận chuyên hàng hóa quốc tế băng đường hàng không tăng cao và cơ hội kinh doanh tại thành phố Hồ Chí Minh, công ty mở thêm chi nhánh tại đây dé mở rộng hoạt động kinh doanh.

Năm 2021, Công ty hợp tác cùng công ty Shandong Hujiang Intelligent

Asmbly Co., Ltd, cung cấp dịch vụ cho các dự án lớn xây dựng nhà máy thép Công ty đã nhận được một nguồn thu lớn từ hoạt động hợp tác này Sau giai đoạn đó, công ty trở thành Công ty Cổ phần Giao nhận và Vận tải Da quốc gia ACT, đánh dấu một cột mốc mới trong quá trình phát trién.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, lĩnh vực kinh doanh

2.1.2.1 Cơ cầu tổ chức

ACT Logistics có đội ngũ quản lý và cán bộ nhân viên giàu kinh nghiệp trong giao nhận vận tải hàng hóa bằng đường hàng không Tổng số nhân sự của công ty ACT Logistics tại trụ sở Hà Nội và chi nhánh TP Hồ Chi Minh là 96 người, được chia thành 7 phòng ban chính Sơ đồ bộ máy các phòng ban được trình bày theo hình 2.2 dưới đây:

26

Trang 38

PHO GIÁM|

Nguồn: Phòng Kế toán công ty ACT Logistics e Ban giám doc:

Giám đốc: là vị trí đại diện về mặt pháp luật của công ty; có quyền lãnh đạo hoạt động chung, điều hành công việc hang ngày; xây dựng mục tiêu, kế hoạch hoạt động của công ty, giám sát thực hiện; xây dựng mô hình tổ chức, nhân sự; phân công lao động; xét bố nhiệm, miễn nhiệm; xét hợp đồng lao động, chế độ đãi ngộ, khen thưởng/kỷ luật, phân loại lao động; duyệt thanh quyết toán tài chính; thông qua mục

tiêu, chương trình hoạt động, chỉ tiêu kinh doanh của các phòng ban.

Phó giám đốc: có vai trò trợ giúp Giám đốc trong các công việc của Giám đốc;

điều hành công việc thay Giám đốc khi Giám đốc vắng mặt; trực tiếp điều hành lĩnh vực hoạt động cụ thé theo phân công, phan nhiệm.

e Phòng KẾtoán:

Phòng Kế toán của công ty ACT Logistics đảm nhiệm cả công việc của bộ phận Kế toán và bộ phận Nhân sự.

Bộ phận Kế toán:

Đây là bộ phận chịu trách nhiệm quản lý nguồn vốn và luân chuyên dòng tiền, theo dõi các khoản thu từ khách hang và các khoản chi của công ty Bộ phan nay còn có nhiệm vụ kiểm tra các thông tin trong chứng từ liên quan đến tổng phí, giá cước,

27

Trang 39

giá dịch vụ đi kèm, đối tượng xuất hóa đơn Ngoài ra, kế toán cònảm nhiệm việc thu

thập, cập nhật và xử lý các thông tin kinh tế, tài chính Qua đó, tham mưu cho giám đốc về công tác tài chính kế toán phát sinh, báo cáo các số liệu chính xác định kỳ, theo dõi hoạt động kinh doanh chặt chẽ dé có kế hoạch hoạt động hiệu quả trong tương lai Cuối cùng là việc ghi chú, lưu trữ và kiểm soát các thông tin tài chính của công ty và thuê với nhà nước

Bộ phận Nhân sự

Đây là bộ phận phụ trách quản lý nhân sự, đề bạt và tô chức tuyên dụng theo nhu cầu của các phòng ban; xây dựng chế độ lương, thưởng — phạt minh bạch cho nhân viên Bên cạnh đó, bộ phận nhân sự còn tô chức các hoạt động nội bộ dé gan kết các thành

viên trong công ty.

e Phòng Sales — Phòng Kinh doanh:

Đây là bộ phận làm việc trực tiếp với khách hàng và trực tiếp đem lại nguồn thu cho công ty Nhiệm vụ chính của phòng này là tìm kiếm khách hàng tiềm năng: tiếp cận các cá nhân, tô chức có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa băng đường hàng không Bên cạnh đó, nhân viên phòng Kinh doanh còn có nhiệm vụ tư vấn các thông tin cần thiết liên quan đến từng lô hàng như thời gian vận chuyên, thủ tục vận chuyên, các hãng bay phù hợp, chào giá cước và dịch vụ đi kèm; đàm phán và ký kết hợp đồng với khách hàng, đảm bảo doanh thu và lợi nhuận Ngoài ra, việc quảng bá và duy trì hình ảnh, uy tín của công ty đối với khách hàng cũng là công việc

của phòng Kinh doanh.

e Phòng Ké hoạch:

Phòng Kế hoạch của công ty ACT Logistics có những nhân viên nòng cốt, có quan hệ thân thiết với khách hàng lâu năm và các đối tác cung cấp dịch vụ Họ cùng với phòng sales lên kế hoạch thu thút khách hàng và tư vấn dịch vụ tối ưu cho từng lô

hàng Nhân viên phòng Kế hoạch tận dụng quan hệ với các đối tác cung cấp dịch vụ

(các hãng bay, đại lý khác) để đàm phán đề có được mức giá với dịch vụ tốt nhất Qua

đó, cung cấp bảng giá và thông tin địch vụ của từng hãng bay cho phòng sales trên cơ

28

Ngày đăng: 21/04/2024, 20:32

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN