1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội

64 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 15,94 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN

KHOA MOI TRUONG, BIEN DOI KHI HAU VA DO THI

Đề tài:

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước trên dia bàn Quận Hai Ba Trưng — thành phố Hà Nội

Sinh viên : Hoàng Thu Phương

j : Kinh té va Quản lý Đô thị

; 59

é + Chính quy

Người hướng dẫn : PGS.TS Vũ Thị Hoài Thu

Hà Nội, tháng 4 năm 2021

Trang 2

Mục lục

DANH MỤC CÁC TU VIET TẮTT - se ssssssssevssesssessezssesse 5 DANH MỤC BANG, SƠ ĐỎ, HÌNH 2- 5° 2 csccseessessessersecse 6 09)0/987100057 5 7 09009 10)007 ).).).) 10 LOT CAM 6:90 ) 11

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VE QUAN LÝ VON ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BAN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC 12 1.1 Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước 12 1.1.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản -sc-scceccsecsscsscceee 12 1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng CO bản -s sc-sccscsscse 12 1.1.3 Khái niệm von đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 13 1.1.4 Phân loại vẫn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước 14 1.1.5 Đặc điểm của vẫn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước I5 1.1.6 Vai trò của Ngân sách Nhà nước trong dau tư xây dựng cơ bản 16 1.2 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước 17

1.2.1 KhGi iG QUAN LY n ố.ốỐ 17

1.2.2 Khái niệm quan lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

12.7 Các nhân tô anh hưởng đến quản lý vẫn dau tư xây dựng cơ bản từ

Ngân sách Nhi HIƯỚC So << HH họ TH TH HT 0 0 vá 22

1.3 Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ở một số quốc gia . s2 se se ©ss©ss£ssEssEssEssexseEserssesserserssrsee 24

Trang 3

CHUONG 2: THUC TRANG QUAN LÝ VON DAU TƯ XÂY DUNG CƠ BAN TU NGAN SACH NHA NUOC TREN DIA BAN QUAN HAI BA

TRƯNG, THÀNH PHO HA NỘI GIAI DOAN 2017-2020 - 26 2.1 Giới thiệu chung về Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 26 2.1.1 Đặc điểm to HÏÊT4 - 2° 5< 5< 5< SeSeSeExEveExetteteererrerreerrrreeree 26 2.1.2 Tình hình kinh tẾ - xã hội -e ec©c<©cecceereereerxerreersereerrerreee 27 2.2 Tổng quan về hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Quận Hai

Ba Trưng, thành phô Hà Nội 5 5s 1 00040 56 33

2.2.1 Đầu tư kết cấu NG tẰNIg 5-5 se ©csEesEesteeteererrerrrrrsresresree 33 2.2.2 Quy mô von đầu tư xây dựng cơ bản -s- scsccscsscsscsee 36 2.3 Thực trạng quan ly vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bànQuận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội giai đoạn 2017 -2020.

cơ bản từ Ngân sách Nhà nước của Quận Hai Bà Trưng 38

2.3.2 Công tác lập kế hoạch và phân bé von đầu tư XDCB 40 2.3.3 Công tác tạm ứng, thanh, quyết toán vốn dau tư xây dựng cơ bản 44 2.3.4 Công tác kiểm tra, giám sát công tác quản lý vẫn đầu tw XDCB 47 2.4 Đánh giá chung về công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa

bàn Quận Hai Ba Trung d5 << << s9 1 01 n0 90 g0 48

"1n cTg Tổ nan hs e 48 2.4.2 Những hạn chế và nguyên NNN 5-5 ©5ecseccsecxeersecrs 49

CHUONG 3: DE XUẤT MOT SO GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUAN LY VON DAU TƯ XÂY DỰNG CƠ BAN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CUA QUAN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHO HA NỘI 53

3.1 Phương hướng hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

của Quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2021-2022 5 - s- <sssessesseseese 53

3.1.1 Phương hướng phát triển dau tư xây dung co bản của Quain 53 3.1.2 Phương hướng hoàn thiện quan lý vẫn dau tư xây dung cơ bản 55 3.2 Một số giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn NSNN trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2021-2025 57

3.2.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

từ ngân sáCh Hì NUGC c << << HH TH ng 57

Trang 4

3.2.2 Hoàn thiện công tác lập và phân bồ kê hoạch von dau tw xây dựng từngân sách nhà nước trên địa bàn (QHẬN << Ă <1 sesesse 57

3.2.3 Tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư XDCB, ce- + ©ceccecreerssceerrsrreee 58 3.2.4 Đôn đốc thu hồi tam ứng, đặc biệt là việc xử lý thu hồi các khoản tam

ứng quá NAN KEO đHầi o- 5= <5 cọ mg tạ 59

3.2.5 Day nhanh việc quyết toán vốn đầu tw XDCB hoàn thành 59 3.2.6 Tăng cường công tác kiêm tra, giám sát đối với vốn dau tư xây dựng

cơ bản từ ngân sách NNA NWOT <5 sọ cư ecgờ 60

KET LUAN Wiscssssssssssssssssssssssssssssssssssssssscsssssssssssesessssssssssssssssesssssessssssssssssssssseees Ol TÀI LIEU THAM KHAO cccsssssssssssssesssesssessssssccssecsssssscssccsseessssscesseeaseeseesses 63

Trang 5

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ

1 NSNN Ngân sách Nha nước2 XDCB Xây dựng cơ bản

3 HĐND Hội đồng nhân dân 4 UBND Ủy ban nhân dân

5 QLDA Quản lý dự án

6 QLNN Quản lý Nhà nước

7 NS Ngan sach

Trang 6

Danh mục Bảng, Sơ đồ, Hình

Bang 2.1: Bang két qua thuc hién cac chi tiéu kinh té trén dia ban Quan Hai Ba

Trung giai doan 2016 — 2020 eeeeeeeececeseeseeseceesecsecseesessesseseeseseeseeaeeaeeaees 28

Bang 2.2: Két qua thực hiện các chi tiêu xã hội trên dia ban Quận Hai Ba Trung

Giai doan 2016 — 2020 10107 30

Bang 2.3 Quy mô vốn đầu tư XDCB phân theo nguồn chi ngân sách và năng lực thiết kế trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2017- 2020 - 36

Bảng 2.4: Tình hình phân bổ kế hoạch vốn đầu tư XDCB theo lĩnh vực trên địa

ban Quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2017 — 2020 - c cccsssssreeerssrrerres 41

Bang 2.5: Công tác tam ứng vốn đầu tư XDCB từ NSNN giai đoạn 2017 — 2019

trên dia bàn Quận Hai Ba Trưng - c1 1311911211151 911 11 H1 ng key 44

Bảng 2.6: Kết quả giải ngân vốn đầu tư XDCB trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng

giai đoạn 2017 — 22/Ú + k1 111v HH TH ng HH Ho ng ky 45

Bảng 2.7: Tình hình quyết toán vốn đầu tư XDCB trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng

gal doan 2017 — 2019 10 46

Sơ đồ 1.1: Quy trình quan lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản -:-5 19 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy quản lý vốn đầu tư XDCB Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nộii - 2-5252 S£+E E19 1E21211211211217111111111 1111.1111111 cye 38 Hình 2.1: VỊ trí địa lý Quận Hai Bà Trưng - thành phố Hà Nội 26

Trang 7

Lời nói đầu

1 Lý do chọn đề tài

Đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra sự tăng trưởng kinh tế, có đầu tư thì mới

có phát triển Tuy nhiên đầu tư xây dựng cơ bản là lĩnh vực tương đối phức tạp, liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, nhiều cơ quan, đơn vị tham gia quản lý và thực hiện Quá trình thực hiện đầu tư XDCB phải trải qua nhiều giai đoạn từ chủ trương đầu tư, lập dự án đầu tư xây dựng: khảo sát, thiết kế xây dựng công

trình; lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; tổ chức thi công, giám sát thi

công xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư thanh quyết toán vốn đầu tư và các hoạt động khác có liên quan đến xây dựng công trình Quá trình thực hiện phải sử

dụng một lượng vốn lớn, trong một thời gian tương đối đài, do đó đòi hỏi phải có sự quản lý chặt chẽ về các mặt như môi trường, kỹ thuật, công nghệ, con người

thực hiện có như vậy các dự án, công trình sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng

mới phát huy hiệu quả cao Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước là vốn của Ngân sách nhà nước được cân đối trong dự toán Ngân sách nhà nước hàng năm từ các nguồn thu trong nước, nước ngoài dé cấp phát, thanh toán và cho vay ưu đãi về đầu tư xây dựng cơ bản.

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là sự tác động của chủ thé quản lý “Nha nước” lên các đối tượng quản lý “vốn đầu tư, hoạt động sử dụng vốn đầu tư” trong điều kiện biến động của môi trường dé nhằm đạt được các mục tiêu nhất định Trong thời gian qua được sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước; cùng với sự

nỗ lực phan đấu của các cấp, các ngành, công tác quản lý đầu tư XDCB, quan lý vốn đầu tư XDCB tại Quận Hai Bà Trưng đã đạt được kết quả quan trọng việc huy động và sử dụng vốn ngân sách Nhà nước và vốn trái phiếu chính phủ đã có đóng góp quan trọng vào việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của Quận, tạo môi trường thuận lợi góp phần thúc đây sản xuất phát triển, thúc đây chuyền dịch cơ cau kinh tế của Quận và cải thiện đời sống sinh hoạt nhân dân Cũng vì thé mà dự án đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Quận triển khai ngày càng nhiều, mặc dù công tác quản lý vốn đầu tư XDCB của tỉnh trong những năm qua đã đạt được những kết quả tương đối tốt, nguồn vốn được quản lý có hiệu quả, nhiều dự án công trình đã phát huy hiệu quả đầu tư, song công tác quản lý đầu tư, quản lý vốn đầu tư của tỉnh vẫn còn nhiều tôn tại, hạn chế từ khâu lập quy hoạch, lập dự án, thực hiện dự án, giám sát thi công, nghiệm thu đến thanh, quyết toán vốn đầu tư, dẫn đến tình trạng xây dựng dàn trải, nợ đọng XDCB lớn Vì vậy, hiệu qua sử

7

Trang 8

dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng còn hạn chế.

Tình trạng thất thoát, lãng phí vốn đầu tu XDCB từ NSNN van còn nhiều Những van đề trên đòi hỏi phải tăng cường hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB hơn nữa, có như vậy vén đầu tư mới được sử dụng hợp lý Việc tìm kiếm những

giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là vấn đề rất cấp thiết Đó cũng là lí do của việc lựa chọn và nghiên cứu đề tài: “Quan lý vẫn đầu tư xây

dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận Hai Ba Trưng — thành

phố Hà Nội”.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của chuyên đề là dựa trên việc hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước và phân tích một số tồn tại, vướng mắc, khó khăn trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản sử dụng nguồn Ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận Hai Bà

Trưng, thành phố Hà Nội, chuyên đề sẽ đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng và giải pháp quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN.

3.2 Pham vi nghiên cứu

- Phạm vi về không gian: Dia bàn Quận Hai Bà Trưng — Thành phố Hà Nội - Phạm vi về thời gian: Giai đoạn 2017 — 2020.

- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư

XDCB trên dia bàn Quận Hai Ba Trưng, thành phó Hà Nội trong giai đoạn 2017 —

2020 và đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2021- 2025.

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nguồn số liệu:

Chuyên đề sử dung số liệu thứ cấp được thu thập từ Ban QLDA DTXD Quận

Hai Bà Trưng.

- Số liệu về công tác phân bồ kế hoạch vốn giai đoạn 2017 — 2020 - Số liệu về công tác tạm ứng vốn giai đoạn 2017 — 2020

Trang 9

- Số liệu về công tác thanh toán vốn giai đoạn 2017 — 2020 - Số liệu về công tác quyết toán vốn giai đoạn 2017 -2020 4.2 Phương pháp phân tích số liệu:

- Phương pháp tông quan tài liệu: tổng hợp một cách đầy đủ các tài liệu liên quan (thông tin, số liệu, khái niệm, học thuyết, lý thuyết, kết quả, kết luận) về van đề quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trên địa bàn Quận.

- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp liên quan đến việc thu thập

số liệu, tóm tắt, trình bày, mô tả các van dé, tiêu chí dé phản ánh một cách tổng quát được thực trạng công tác quan lý vốn đầu tư XDCB trên địa bàn Quận Hai Ba Trưng giai đoạn 2017 — 2020, từ đó đưa ra những mặt kết quả đạt được; những hạn chế và nguyên nhân; cuối cùng là đề xuất các giải pháp cho vấn dé.

- Phương pháp phân tích và so sánh: sau khi tổng hợp được các tài liệu và số liệu minh chứng cho vấn đề quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN trong giai đoạn

2017 - 2020, sẽ phân tích và đưa ra những so sánh giữa các năm và giải thích tại

sao lại có những xu hướng, biên động như vậy.

5 Kết cấu của chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, chuyên dé được kết cầu thành 3 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản

từ NSNN.

Chương 2: Thực trạng quản lí vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa

ban Quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2017 — 2020.

Chương 3: Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lí vốn đầu tư xây

dựng cơ bản từ NSNN của Quận Hai Bà Trưng.

Trang 10

Lời cảm ơn

Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, góp ý và giúp đỡ nhiệt tình của

thầy cô Khoa Môi trường, biến đổi khí hậu và Đô thị - Trường Đại học Kinh tế quốc dân; sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng Quận Hai Bà Trưng đã giúp em hoàn thành được bài chuyên đề tốt nghiệp này.

Mặc dù đã cố gắng hoàn thành tốt nhất bài chuyên đề nhưng chắc chắn van không tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình làm bài Em mong nhận được sự đóng góp và nhận xét của thầy cô dé bài được hoàn chỉnh hơn.

Hà Nội, tháng 4 năm 2021Sinh viên

10

Trang 11

Lời cam đoan

"Toi xin cam đoan nội dung bảo cáo đã viết là do bản thân thực hiện, không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc chuyên dé của người khác; nếu sai

phạm tôi xin chịu kỷ luật với Nhà trường ”.

Hà Nội, tháng 4 năm 2021

Ky tén

11

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN LÝ VÓN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH

NHÀ NƯỚC.

1.1 Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước 1.1.1 Khái niệm đầu tư xây dựng cơ bản

Đầu tư xây dựng cơ bản (DTXDCB) là hoạt động đầu tư nhăm tạo ra các công trình xây dựng theo mục đích của người đầu tư, là lĩnh vực sản xuất vật chất

tạo ra các tài sản cô định (TSCĐ) và tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho xã hội.

PTXDCB là một hoạt động kinh tế (Nguồn: Bùi Mạnh Cường (2012), Dau xây dựng cơ bản ở Việt Nam — Thực trạng và giải pháp, Công thông tin phòng chống

tham nhũng, Thanh tra Chính phủ: http://chongthamnhung.thanhtra.gov.vn)

1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản

Theo Nghị định 385 - HĐBT ngày 7 tháng 11 năm 1990 của HĐBT về việc

sửa đôi, bố sung, thay thế Điều lệ quản lý xây dựng cơ bản đã ban hành kèm theo Nghị định 232-CP ngày 6/6/1981 thì: “Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là toàn bộ chi phí đã bỏ ra dé đạt được mục đích đầu tư bao gồm: chi phí cho việc khảo sát quy hoạch xây dựng, chỉ phí chuẩn bị đầu tư, chỉ phí thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm, lắp đặt máy móc, thiết bị và các chi phí khác được ghi trong tông dự toán” Các văn bản pháp luật sau Nghị định này không đưa ra định nghĩa về vốn đầu tư xây dựng cơ bản nữa Tuy nhiên, thuật ngữ “vốn đầu tư xây dựng cơ bản” vẫn được sử dụng rộng rãi trong nhiều văn bản pháp luật hiện nay.

Có rất nhiều khái niệm về nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản, Điều 4 Luật Đầu tư công năm 2019 quy định:

- Vốn đầu tư công, vốn NSNN, vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vi sự nghiệp công lập dành dé đầu tư (Khoản 22 Điều 4);

- Vốn ngân sách trung ương chi cho đầu tư phát triển (Khoản 23 Điều 4); - Vốn ngân sách địa phương chi cho dau tư phát triển (Khoản 24 Điều 4);

- Vốn ngân sách trung ương bồ sung có mục tiêu cho địa phương dé đầu tư chương trình, dự án đầu tư công (Khoản 25 Điều 4);

- Vốn chương trình mục tiêu quốc gia;

- Vốn trái phiếu Chính phủ, vốn công trái quốc gia; - Vốn nhà nước ngoài ngân sách;

- Vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA);

12

Trang 13

- Vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài; vốn dé thực hiện các công trình sửa chữa, bảo trì, cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất từ nguồn kinh phí chỉ thường xuyên, quy định tại Thông tư số 92/2017/TT-BTC ngày 18/9/2017 của Bộ Tài chính quy định về lập dự toán, phân bồ và quyết toán kinh phí dé sửa chữa,

cải tạo, nâng cấp, mở rộng cơ sở vật chất (Thông tư 92).

1.1.3 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Trong dau tư XDCB thi vốn đầu tư XDCB là yếu tố tiền đề quan trọng không thé thiếu được dé xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân góp phần thúc

đây tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Song vốn đầu tư XDCB trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần được hình thành bởi nhiều nguồn, trong đó có nguồn vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách nhà nước Bởi vậy, không thể tiếp cận khái niệm đầu tu XDCB từ NSNN nếu không nghiên cứu van đề NSNN.

Ngân sách nhà nước:

Điều 4 Luật Ngân sách Nhà nước của Quốc hội Nước cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 06/VBHN-VPQH ngày 15 tháng 7 năm 2020: “Ngân sách nhà

nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong

một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thâm quyền quyết định dé

bao đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước

Luật này quy định về lập, chấp hành, kiểm toán, quyết toán, giám sát ngân sách nhà nước; nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có

liên quan trong lĩnh vực ngân sách nhà nước.

- “Thu ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; toàn

bộ các khoản phí thu từ các hoạt động dịch vụ do cơ quan nhà nước thực hiện,

trường hop được khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; các khoản phí thu từ

các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nướcthực hiện nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; các khoản viện trợ

không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tô chức, cá nhân ở ngoài nước cho

Chính phủ Việt Nam và chính quyền địa phương; các khoản thu khác theo quy

định của pháp luật.”.

- “Chi ngân sách nhà nước bao gồm: Chi đầu tư phát triển; chi dự trữ quốc

gia; chi thường xuyên; chi tra nợ lãi; chi viện trợ; các khoản chi khác theo quy định

của pháp luật.”.

13

Trang 14

Từ khái niệm đầu tư XDCB và sự phân tích về NSNN có thể hiểu khái niệm Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là:

Von dau tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là một phan của vốn dau tư phát triển của ngân sách nhà nước được hình thành từ sự huy động của Nhà nước dùng dé chỉ cho dau tr XDCB nhằm xây dựng và phát triển cơ sở vật

chất - kỹ thuật và kết cau hạ tang kinh tế - xã hội cho nên kinh tế quốc dân 1.1.4 Phân loại vẫn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước

Vốn đầu tư XDCB nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cô định cho nền kinh tế; đóng vai trò quan trong trong sự phát triển của nền kinh tế Vì vậy việc phân loại cụ thé vốn đầu tư XDCB là rất cần thiết, giup nâng

cao và sử dụng có hiệu quả vốn, giúp cho việc quản lý được thuận tiện, tránh thất

thoát lăng phí vốn đầu tư XDCB.

Tùy theo mục đích nghiên cứu, vốn đầu tư xây dựng cơ bản có thê được phân tổ theo các tiêu thức khác nhau Cùng với những phân tổ theo nguồn vốn, theo khu vực sở hữu và thành phần kinh tế, theo ngành kinh tế, theo địa phương thì vốn đầu tư xây dựng cơ ban còn được phân theo yêu tô cau thành với ba nhóm chính:

(1) Vốn dau tư xây dựng và lắp đặt thiết bị (vốn xây lắp)

- Phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc xây dựng và lắp đặt máy móc, thiết bị của công trình như chi phí xây dựng công trình; chi phi lắp đặt máy móc, thiết bị vào vị trí công trình; chi phí hoàn thiện công trình.

(2) Vốn đâu tư mua sắm máy móc, thiết bị (vốn thiết bị)

- Phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản chi cho việc mua sam may moc, thiét bi va các dụng cụ, khí cu, gia súc đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định theo qui định hiện

hành, bao gồm: gia tri thiét bi, máy moc, dung cụ, khí cụ, gia suc được coi là tài sản có định; chi phí vận chuyên, bảo quan, gia công, kiểm tra máy móc, thiết bị và

các dụng cụ, khí cụ trước khi đưa vào lắp đặt.

- Vốn thiết bị bao gồm cả giá trị mua sm thiết bi máy móc cần lắp đặt và thiết bị máy móc không cần lắp đặt.

(3) Vốn dau tư xây dựng cơ bản khác

- Phần vốn đầu tư xây dựng cơ bản không thuộc vốn xây lắp và vốn thiết bị, bao gồm: chỉ tư van, đầu tư khảo sát, thiết kế, chi quản lí, chi giải phóng mặt bang,

chị đào tạo lao động tiếp nhận và vận hành công trình, các khoản chi khác.

(Tai liệu tham khảo: Một số thuật ngữ thong kê thông dung, Tổng cục thong

kê, NXB Thống kê).

14

Trang 15

1.1.5 Đặc điểm của vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước

Thứ nhất, vốn đầu tư XDCB từ NSNN gan với hoạt động của NSNN nói chung và hoạt động chi NSNN nói riêng, gắn với quản lý va sử dụng vốn theo phân cấp về chỉ NSNN cho đầu tư phát triển Do đó, việc hình thành, phân phối, sử dụng và thanh quyết toán nguồn vốn này cần được thực hiện chặt chẽ theo quy định được Quốc hội phê chuẩn và các cấp chính quyền phê duyệt hàng năm.

Thứ hai, vốn đầu tư XDCB từ NSNN được sử dụng chủ yếu dé đầu tư cho các công trình dự án không có khả năng thu hồi vốn và công trình hạ tầng theo đối

tượng sử dụng theo quy định của Luật NSNN và các luật khác Do đó, việc đánh

giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn mang tính toàn diện, trên cơ sở đánh giá tác động

cả về kinh tê, xã hội, môi trường.

Thứ ba, vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với các quy trình đầu tư và dự án, chương trình đầu tư rất chặt chẽ từ khâu chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án đến khâu kết thúc đầu tư, nghiệm thu dự án và đưa vào sử dụng Việc sử dụng nguồn vốn này gắn với quá trình thực hiện và quản lý dự án đầu tư với các khâu liên hoàn với các khâu liên tục từ kế hoạch, khảo sát thiết kế, chuẩn bị đầu tư, thực hiện dự án, kết thúc dự án Các dự án này có thể được hình thành dưới nhiều hình thức khác

nhau như:

- Các dự án về điều tra, khảo sát dé lập quy hoạch như các dự án quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế xã hội vùng lãnh thé, ngành, quy hoạch xây dựng đô thị

và nông thôn, quy hoạch ngành được Chính phủ cho phép.

- Dự án đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội như đường giao thông, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước

- Dự án cho vay của Chính phủ dé đầu tư vào phát triển một số ngành nghé, lĩnh vực hay sản phẩm.

- Dự án hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư vào các lĩnh vực cần có sự tham gia

của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Thứ tư, vốn đầu tư XDCB từ NSNN tất đa dạng Căn cứ tính chat, nội dung,

đặc điểm của từng giai đoạn trong quá trình đầu tư XDCB mà người ta phân thành các loại vốn: Vốn thực hiện các dự án quy hoạch, vốn chuẩn bị đầu tư, vốn thực hiện đầu tư Vốn đầu tư XDCB từ NSNN có thê được sử dụng cho đầu tư xây mới hoặc sửa chữa lớn; xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc mua sắm thiết bị.

15

Trang 16

Thứ năm, nguồn hình thành vốn đầu tư XDCB từ NSNN bao gồm cả nguồn bên trong và bên ngoài quốc gia Nguồn bên trong quốc gia chủ yếu là từ thuế và các khoản thu khác của NSNN như bán tài nguyên, cho thuê tài sản quốc gia, thu từ các hoạt động kinh doanh khác Nguồn từ bên ngoài chủ yếu từ nguồn vay nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức ODA và một số nguồn khác.

Thứ sáu, chủ thé sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN rat da dang, bao gồm tất cả các cơ quan Nhà nước và các tô chức nước ngoài, nhưng trong đó đối tượng

sử dụng nguôn von này chủ yêu van là các cơ quan Nhà nước.

1.1.6 Vai trò của Ngân sách Nhà nước trong dau tư xây dựng cơ bản © Vé mat kinh tế:

Chi đầu tư xây dựng cơ bản góp phan tao các nha xưởng mới, thiết bi công nghệ, dây chuyền, sản xuất mới, hiện đại hoặc mở rộng, cải tạo những nhà máy cũ Từ đó tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành, mở rộng sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Do đó, nâng cao hiệu quả sản xuất ở cơ sở góp

phần phát triển kinh tế địa phương.

Đâu tư nói chung và đâu tư xây dựng cơ bản nói riêng tác động đên tông câuvà tông cung của xã hội Qua đó tác động đên sự ôn định, tăng trưởng và phát triên

nên kinh tê.

Đầu tư thường chiếm ty trọng lớn trong tông cầu toàn bộ nền kinh tế Dau tư làm cho tổng cầu tăng theo Chính vì vậy mà chính phủ đã sử dụng đầu tư như là một trong những biện pháp kích cầu Khi đầu tư có kết quả làm tăng năng lực sản xuất, dịch vụ, do đó làm tăng tổng cầu xã hội Tổng cầu tăng, tổng cung sẽ tăng kéo theo sản lượng cân băng của nền kinh tế tăng, do đó thúc đây GDP tăng góp phan thúc day tăng trưởng kinh tế.

Chi NSNN cho dau tư xây dựng cơ bản sẽ tạo ra hạ tang kinh tế kỹ thuật như: điện, đường giao thông, sân bay, cảng biển tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm từ đó thu hút đầu tư thu hút đầu tư, thúc đây

phát triển kinh tế.

e Vê mặt chính trị, xã hội:

Chi NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản tạo điều kiện xây dựng hạ tầng CƠ SỞ cho các vùng có điều kiện kinh tế — xã hội khó khăn như: đường giao thông tới

miên núi, nông thôn, điện, trường học tạo điêu kiện phát triên kinh tê ở các vùng

16

Trang 17

này từ đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống người dân, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo giữa các vùng ở địa phương Đồng thời, chi đầu tư xây dựng cơ bản cũng tập trung vào các công trình văn hóa dé duy trì truyền thống, văn hóa của dia phương, của quốc gia; đầu tư vào truyền thông (công trình xây dựng cơ bản trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình) nhằm thông tin những chính sách, đường lối của Nhà nước, tạo điều kiện ổn định chính trị của quốc gia; dau tu xay dung co ban trong lĩnh vực y tế góp phan chăm sóc sức khỏe của người dân va các dich vu công khác cho cộng đồng.

e_ VỀ mặt an ninh, quốc phòng:

Kinh tê ôn định và phát triên, các mặt chính trị — xã hội được cũng cô và tăng

cường là điều kiện quan trọng cho ôn định an ninh, quốc phòng.

Chỉ đầu tư xây dựng cơ bản bằng vốn ngân sách nhà nước còn tạo ra các công trình như: trạm, trại quốc phòng và các công trình khác phục vụ trực tiếp cho an ninh quốc phòng đặc biệt là các công trình đầu tư mang tính bảo mật quốc gia, vừa đòi hỏi vốn lớn vừa đòi hỏi kỹ thuật cao thì chỉ có chi ngân sách nhà nước mới có thé thực hiện được Điều này nói lên vai trò quan trọng không thé thiếu của chi ngân sách nha nước cho dau tư xây dựng cơ bản trong lĩnh vực an ninh, quốc

1.2 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

1.2.1 Khái niệm quản lý

Quản lý là việc quản trị của một tô chức, cho đù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tô chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc

tình nguyện viên) dé hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng

các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực (Nguồn:

Bách khoa toàn thự wikipedia).

1.2.2 Khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN là sự tác động của bộ máy QLNN vào các quá trình, các quan hệ kinh tế xã hội trong đầu tư XDCB từ bước xác định dự án đầu tư dé thực hiện đầu tư và cả quá trình đưa dự án vào khai thác sử dụng đạt mục tiêu đã định nhằm đảm bảo hướng các ý chí và hành động của các chủ thé kinh tế vào mục tiêu chung, kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân, tập thể và lợi ích của nhà nước (Nguồn: hytc.edu.vn)

17

Trang 18

Ở đây có thể hiểu sự tác động của bộ máy QLNN chính là nhà nước với hệ thống các cơ quan hành chính chấp hành và điều hành, là tác động của chủ thé QLNN lên đối tượng bị quản lý là quá trình đầu tư XDCB và khách thé quan lý là con người với hành vi hoạt động của họ trong quá trình đầu tư XDCB.

1.2.3 Nguyên tắc quản lý vẫn dau tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước Nguyên tắc quản lý nguồn vốn ngân sách Nhà nước quy định tại Điều 2 Thông tư 08/2016/TT-BTC quy định về quản lý, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như

“1, Việc quản lý, thanh toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư và xây dựng của pháp luật hiện hành và

nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

2 Chủ đầu tư chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ quản lý tài chính đầu tư.

3 Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư hoặc Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là chủ đầu tư) thuộc phạm vi quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế

độ Nhà nước.

4 Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính vốn đầu tư về việc chấp hành chế độ, chính sách tài chính đầu tư, tình hình quản lý, sử dụng vốn dau tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư theo quy định của pháp luật hiện hành.

5 Cơ quan Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn kịp thời, đầy đủ, đúng quy định cho các dự án khi có đủ điều kiện thanh toán vốn.”

1.2.4 Đặc điểm của quản lý von đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước © Quản lý vốn dau tu XDCB từ NSNN gan lién với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương theo từng thời kỳ.

Nguồn lực NSNN phải đảm bảo các hoạt động của Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, do đó Nhà nước phải lựa chọn phạm vi, để tập trung nguồn tài chính vào chiến lược, định hướng phát triển kinh tế xã hội, để giải quyết những vấn đề lớn của đất nước, của địa phương trong từng thời kì cụ thể, do vậy chỉ đầu tư XDCB

18

Trang 19

từ NSNN luôn gắn liền với định hướng phát triển kinh tế xã hội của đất nước, của địa phương trong từng thời kì nhất định.

© Quản lý vốn dau tư XCDB từ NSNN gan lién với quyên lực Nhà nước.

Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất quyết định quy mô, nội dung, cơ cau chi và phân bô nguồn vốn đầu tư cho các hạng mục quan trọng, bởi vì Quốc hội là cơ quan quyết định nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia Chính phủ là cơ quan có nhiệm vụ quản lý, điều hành các kho án chi đầu tư XDCB từ NSNN Đối với NSNN cấp Quận, HĐND Quận quyết định dự toán chi NSNN Quận, chi tiết theo các lĩnh vực chi xây dựng cơ bản, chi thường xuyên; quyết định phân bổ; quyết định các chủ trương, biện pháp dé triển khai thực hiện ngân sách UBND Quận lập, phân bổ, quyết định và tổ chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch chi đầu tư

XDC theo từng lĩnh vực và địa bàn.

© Quản lý vốn dau tư XDCB từ NSNN mang tính đặc thù.

Đây là các khoản chi chủ yếu đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tang kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn Chính vì vậy, chi đầu tư XDCB từ NSNN là các kho án chỉ không hoàn trả trực tiếp Đặc điểm này giúp phân biệt với các khoản tín dụng đầu tư của doanh nghiệp, chi đầu tư XDCB gắn với hoạt động đầu tư xây dựng có đặc điểm quy mô quản lý lớn, thời gian quản lý dài, tính rủi ro cao, sản phẩm đầu tư đơn chiếc, phụ thuộc đặc điểm, tình hình kinh tế - xã hội, điều kiện địa hình, địa chất, thời tiết khí hậu của từng địa phương.

1.2.5 Quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước

_„ Quy hoạch phát triển KTXH

F Quy hoạch Quy hoạch phát triển ngành

Quy hoạch xây dựng

Quy hoạch đất đai, môi trường

Lập, thâm định, phê duyệt chủ trương dau tư

(hảo cáo nghiên cứu tiền khả thi BCNCTKT)Lập, thắm định phê duyệt Dự án dau tư

(Báo cáo nghiên cứu kha thi)

[chain br] bi

dau tu

—_

| Thuchien ] Khao sat, thiết ke "

Thi công xây dựng, lắp đặt công trình

Kế hoạch vôn sents

Trang 20

(Nguôn: hytc.edu.vn) Từ sơ đồ trên, có thê thấy quy trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản gồm

các bước như sau:

Công tác lập kế hoạch vốn dau tw XDCB:

Hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ phát triển KT-XH của thành phó, các đơn vi

lập kế hoạch vốn chuẩn bị đầu tư và thực hiện đầu tư XDCB (gọi chung là vốn đầu tư XDCB), đảm bảo yêu cau sau:

- Danh mục đầu tư trong năm xác định theo từng dự án, từng nguôồn vốn (vốn ngân sách, vốn huy động, các nguồn vốn khác ) và theo từng nhóm công trình đã quyết toán, đang quyết toán, hoàn thành, chuyền tiếp, khởi công mới trình UBND thành phố xem xét trước ngày 10 tháng 2 hàng năm.

- Căn cứ vào kế hoạch vén đầu tư của các đơn vị giao phòng Kế hoạch - Tài chính tổng hợp, đề xuất phương án báo cáo UBND thành phố trình TT Thành ủy -HĐND xem xét phê chuẩn, trên cơ sở đó thống nhất danh mục dự án với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư.

1.2.5.1 Quy hoạch xây dựng

Thực hiện theo Hướng dẫn số 23/HDLN; Điều 14, Điều 22 Nghị định 08/CP và Thông tư số 15 ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn lập, thâm

định, phê duyệt quy hoạch xây dựng, cụ thể:

1 Công tác lập quy hoạch: Trước khi lập quy hoạch đơn vi được giao nhiệmvụ phải lập nhiệm vụ quy hoạch.

2 Nội dung thâm định, hồ sơ trình duyệt, cung cấp thông tin về quy hoạch thực hiện theo hướng dẫn số 23/HDLN.

1.2.5.2 Chuẩn bị đầu tư

Các nội dung dự án đầu tư xây dựng trong giai đoạn chuẩn bị bao gồm: Tổ chức lập, thâm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); Lập, thâm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng dé xem xét, quyết định đầu tư xây dựng; Thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án;

Cụ thể gồm các công việc: xin chủ trương đầu tư, quy hoạch, giao đất, thuê đất và giải phóng mặt bang.

1.2.5.3 Thực hiện đầu tư

Giai đoạn này các nội dung dự án đầu tư xây dựng công trình cần thực hiện

đó là:

20

Trang 21

- Ban giao, chuan bi mat bang dự án: Ban giao đất hoặc thuê đất và chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có)

- Khao sát, đầu tư xây dựng

- Thi công xây dựng công trình

Các giai đoạn thi công xây dựng công trình gom: - Chon nhà thầu thi công, giám sát

- Tién hành thi công, trong quá trình thi công có thé xin điều chỉnh dự án

đầu tư xây dựng công trình phù hợp với thực tế.

- | Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành và ban giao công trình hoàn

thành, vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác 1.2.5.4 Kết thúc đưa vào sử dụng

Nội dung cơ bản của một dự án đầu tư trong giai đoạn kết thúc gồm có các công việc cần thực hiện sau:

- Làm các thủ tục hoàn thành, nghiệm thu công trình.- Ban giao cho don vi sử dụng.

- Bảo hành công trình.

1.2.6 Nội dung quản lý vẫn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước Căn cứ vào Luật Xây dựng 2019, có thê thấy Nội dung quản lý vốn đầu tư

xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước gôm các nội dung như sau:

e Lập, thẩm định và phê duyệt dự án:

Đây là nội dung mang nhiều yếu tố chủ quan trong quản lý nhà nước, phụ thuộc nhiều vào một số cá nhân trực tiếp tham mưu lập, thâm định và phê duyệt

dự án.

e Công tác đấu thâu và lựa chọn nhà thầu:

Việc lựa chọn nhà thầu xây dựng phải đáp ứng được các yêu cầu đó là: Đảm bảo được hiệu quả của dự án đầu tư XD công trình; Chọn được nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động hành nghé xây dựng phù hợp với yêu cầu của gói thầu, có phương án kỹ thuật, công nghệ tối ưu, có giá dự thầu hợp lý Đấu thầu là quá trình lựa chon nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu dé thực hiện gói thầu

thuộc các dự án trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu

quả kinh tế Đề thực hiện một dự án đầu tư xây dựng cơ bản theo cơ chế mới người ta có thé áp dụng một trong các phương thức chủ yếu là: Tự thực hiện, Chỉ định thầu và Đấu thầu, Chào hàng cạnh tranh Trong đó, phương thức dau thầu đang

21

Trang 22

được áp dụng rộng rãi với hầu hết các dự án đầu tư xây dựng cơ bản Nếu đứng ở mỗi góc độ khác nhau sẽ có những cách nhìn khác nhau về đấu thầu trong XDCB.

e Lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN:

Kế hoạch hóa đầu tư đóng vai trò quan trọng trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng co bản Thực hiện tốt công tác này sẽ là cơ sở quan trọng dé các ngành, địa phương chủ động đây mạnh đầu tư có định hướng, cân đối nguồn lực, tránh được hiện tượng đầu tư chồng chéo, thiếu đồng bộ, dàn trải, lãng phí nguồn lực

của NSNN.

e Kiểm soát thanh toán vốn dau tư xây dựng cơ bản từ NSNN

Công tác kiểm soát vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước được thực hiện theo Thông tư số 86/2011/TT-BTC ngày của Bộ Tài chính quy định về quản lý,

thanh toán vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc nguồn ngân sách nhà nước Nhà nước cấp vốn cho chủ đầu tư dự án, để chủ đầu tư thanh toán cho nhà thầu theo hợp đồng, hoặc thanh toán cho các công việc của dự án thực hiện không thông qua hợp đồng, bao gồm: Thanh toán tạm ứng và thanh toán khối lượng

hoàn thành.

e Quyết toán vốn dau tư xây dựng cơ bản từ NSNN:

Quyết toán vốn đầu tư hay quyết toán dự án hoàn thành của một dự án là tổng kết, tổng hợp các khoản thu chi dé làm rõ tình hình thực hiện dự án.

e Hoạt động giám sát, thanh tra quan lý vốn dau twXDCB:

Giám sát của Hội đồng nhân dân bao gồm: Giám sát của Hội đồng nhân dân tại kỳ họp; giám sát của Thường trực Hội đồng nhân dân; giám sát của các Ban

của Hội đồng nhân dân và giám sát của đại biéu Hội đồng nhân dân.

Thực hiện đúng nội dung, kế hoạch giám sát và th ầm quyền, trình tự, thủ tục

giám sát theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động bình thườngcủa các co quan, tô chức, đơn vi, cá nhân chịu sự giám sát.

12.7 Các nhân tô ảnh hưởng đến quản lý vốn dau tư xây dựng cơ bản từ Ngân

sách Nhà nước

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngân sách Quá trình quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách thường bi chi phối bởi các nhân tổ sau:

e Trình độ xây dựng dự toán: Dự toán được duyệt là điều kiện quan trọng hàng đầu trong các điều kiện cơ bản ảnh hưởng trực tiếp đến vốn đầu tư xây dựng co bản Vì vậy, việc xây dựng dự toán có căn cứ rõ ràng, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, giải ngân kip thời và hạn chế điều chỉnh, phát sinh, bổ sung trong quá trình

22

Trang 23

xây dựng sẽ tạo điều kiện để quản lý vốn được chặt chẽ, đồng thời thanh toán đầy

đủ, kip thời cho các dự án xây dựng cơ bản.

e Ý thức chấp hành của các đơn vị được ủy quyền làm chủ đầu tư: Việc các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chấp hành đúng pháp luật, sử dụng kinh phí ngân sách cấp tiết kiệm, đúng mục đích, đúng chế độ, định mức, tiêu chuẩn và có hiệu quả là nhân tố quan trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN.

e Chất lượng và trình độ cán bộ quản lý: Phát trién đội ngũ cán bộ công chức đủ về số lượng và chất lượng, cơ cau hợp lý, có tính chuyên nghiệp cao, trình độ quản lý tiên tiến là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả hệ thống quản lý

vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN.

e Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin: Mức độ phát triển khoa học công nghệ thông tin hiện đại, toàn diện, thống nhất và chuyên nghiệp trong công tác báo cáo và thanh toán, giúp tiết kiệm biên ché, thời gian xử lý công việc, đảm bảo chất lượng thông tin, báo cáo, đồng thời tạo tiền đề để cho cải cách về thủ tục hành

chính và quy trình nghiệp vụ quản lý tài chính.

e Quy trình, nghiệp vụ quản lý: Sự gọn nhẹ trong các bước lập kế hoạch đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư như thanh quyết toán, sự đơn giản trong quy trình luân chuyền hồ sơ, sự chi tiết trong nội dung kiểm soát thanh quyết toán và sự rạch ròi về trách nhiệm của các bộ phận có liên quan sẽ tạo điều kiện dé các cơ quan Tài chính, Kho bạc quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN chặt chẽ

hơn, nhanh chóng hơn và hiệu quả hơn.

e Luật pháp, cơ chế chính sách: Một hệ thông cơ chế chính sách 6n định, đồng bộ, thống nhất, đầy đủ với những quy định rõ ràng, cụ thé, có tính khả thi cao vừa là nhân tố quan trọng, vừa là điều kiện quyết định đến chất lượng hoạt động quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN Bởi vì, nó tạo ra cơ sở pháp lý và tạo nền tang cho việc dé ra các quy trình, thủ tục quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ

bản từ NSNN phù hợp.

e Hệ thống chế độ, định mức, tiêu chuẩn: Chê độ, tiêu chuẩn, định mức day đủ, đồng bộ, phù hợp với thực tiễn là cơ sở dé nâng cao chat lượng xây dựng dự

toán ngân sách và là chuẩn mực cho việc thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, kiểm soát

việc chấp hành dự toán đầu tư xây dựng từ ngân sách của các đơn vị sử dụng ngân

23

Trang 24

1.3 Kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước ở một số quốc gia

Không chỉ riêng Việt Nam, một số quốc gia trên thế giới đều chú trọng triển khai hiệu quả công tác quản lý, phân bé và sử dụng ngân sách cho dau tư xây dựng

cơ bản (XDCB), cụ thé như: e Trung Quốc:

Chú trọng công tác quy hoạch và dé xuất chủ trương dau tư dự án: Tại Trung Quốc, tất cả các dự án đầu tư công đều phải nằm trong quy hoạch đã được duyệt mới được chuẩn bị đầu tư Ủy ban Phát triển và Cải cách nhà nước Trung Quốc là cơ quan đầu mỗi tổ chức thâm định, tổng hợp, lập báo cáo thấm định về các quy hoạch phát triển, các dự án xây dựng quan trọng, dự án có vốn đầu tư nước ngoài

quan trọng trình Quốc Vu viện phê duyệt; kiểm tra, tổng hợp kết quả thực hiện các

quy hoạch đã được duyệt Các bộ, ngành, địa phương căn cứ vào các quy hoạch

phát triển đã được duyệt dé đề xuất, xây dựng kế hoạch đầu tư và danh mục các

dự án đâu tư.

Nâng cao công tác thẩm định dự án: Tại Trung Quốc, cấp có thâm quyền của từng cấp ngân sách có toàn quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng vốn từ ngân sách của cấp mình (Trung Quốc có 4 cấp ngân sách: Cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố, cấp huyện và tran) Đối với các dự án dau tư sử dung vốn hỗ trợ từ ngân sách cấp trên phải lấy ý kiến thâm định của các cơ quan liên quan của ngân sách cấp trên trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Việc thâm định dự án đầu tư ở tất cả các bước đều thông qua Hội đồng thâm định của từng cấp và lấy ý kiến thâm định của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan cùng cấp và cấp trên nếu

có sử dụng von ho trợ của ngân sách cap trên

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát: Ở Trung Quốc, việc tô chức giám sát các dự án đầu tư công được thực hiện thông qua nhiều cấp, nhiều vòng giám sát khác nhau Mục đích giám sát đầu tư của cơ quan Chính phủ là đảm bảo đầu tư

đúng mục đích, đúng dự án, đúng quy định và có hiệu quả Cơ quan có dự án phải

bố tríngười thực hiện giám sát dự án thường xuyên theo quy định của pháp luật Ủy ban Phát triển và Cải cách từng cấp chịu trách nhiệm tổ chức giám sát các dự

án đầu tư thuộc phạm vi quản lý của cấp mình, có bộ phận giám sát đầu tư riêng Khi cần thiết Ủy ban Phát triển và Cải cách có thê thành lập và chủ trì các tổ giám

sát đầu tư liên ngành với sự tham gia của các cơ quan tài chính, chống tham nhũng,

quản lý chuyên ngành cùng câp và các cơ quan, địa phương có liên quan.

24

Trang 25

eHàn Quốc:

Dé phân bô, sử dụng ngân sách cho dự án hiệu quả, Han Quoc triên khai cácnội dung sau:

Sang lọc tốt dự án dau tư công: Trong hệ thông quản lý đầu tư công của Han Quốc, Trung tâm Quản lý đầu tư hạ tầng công - tư (PIMAC) thuộc Viện Phát triển Hàn Quốc với chức năng sàng lọc cho các dự án đầu tư công PIMAC chịu trách nhiệm tiến hành lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đối với các dự án đầu tư công có quy mô lớn PIMAC và Bộ Chiến lược và Tài chính chịu trách nhiệm thâm định, thông qua và quyết định việc loại bỏ hoặc chuyền sang giai đoạn nghiên cứu khả thi các dự án này Việc đánh giá nghiên cứu tiền khả thi đã làm tỷ lệ dự án được

duyệt chỉ còn 60% so với đê xuat của các bộ chủ quan.

Giao việc định giá thu hôi đất cho tổ chức hoạt động độc lập: Ở Hàn Quốc,

việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi dat chủ yêu được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và cưỡng chế Trong trường hợp thỏa thuận với người bị thu hồi đất thất bại thì Nhà nước buộc phải sử dụng phương thức cưỡng chế Theo thống kê của Cục Chính sách đất đai Hàn Quốc, có khoảng 15% các trường hợp thu hồi đất phải sử dụng phương thức cưỡng chế Tại Hàn Quốc, Tổ chức nhà ở Quốc gia (một tổ chức xã hội hoạt động dưới hình thức một nhà đầu tư độc lập) mới được phép thu hồi đất theo quy hoạch đề thực hiện các dự án xây nhà ở, cơ sở hạ tầng.

Việc xác định đơn giá bồi thường được thực hiện bởi bên thứ ba, là cơ quan, đơn

vị có nghiệp vụ định giá chuyên nghiệp.

Dé cao vai trò giám sát của người dân trong hoạt động chỉ dau tư công: Vai trò giám sát của người dân được dé cao thông qua quyền đề xuất các sáng kiến, giải pháp, kiến nghị với các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả Dé thực hiện được điều nay, Hàn Quốc có cơ chế khen thưởng rõ ràng đối với những giải pháp được chấp thuận, nhằm tạo động lực thúc đây triển khai hiệu quả việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đảm bảo chỉ đầu tư công liên tục được giám sát và đánh giá can thận Mức thưởng tối đa lên đến 26.000 USD (tương đương 600 triệu đồng) cho những giải pháp, sáng kiến tiết kiệm được chấp thuận là biện pháp Chính quyền thủ đô Seoul, Hàn Quốc dùng dé khuyên khích mọi tổ chức, cá nhân tham gia đề xuất các ý tưởng giúp cho việc quản lý, sử dụng NSNN tiết kiệm, hiệu quả.

25

Trang 26

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG QUAN LY VON DAU TƯ XÂY

DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN HAI BÀ TRƯNG, THÀNH PHÓ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2017-2020.

2.1 Giới thiệu chung về Quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

Quận Hai Bà Trưng nằm ở phía Đông Nam nội thành Hà Nội, là địa bàn có vinh dự được mang tên hai vị Nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc: Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị.

QUẬN HOÀN KIẾM

QUẬN ĐỐNG ĐA

Quận Hai Bà Trưng nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý: - Phía đông giáp Quận Long Biên với ranh giới là sông Hồng

- Phia tây giáp Quận Đống Da với ranh giới là đường Lê Duan và đường

Giải Phóng

- Phia tây nam giáp Quận Thanh Xuân với ranh giới là đường Giải Phóng

26

Trang 27

- Phia nam giáp Quận Hoang Mai

- Phía bắc giáp Quận Hoàn Kiếm với ranh giới là các phố Tran Hưng Dao,

Hàn Thuyên, Lê Văn Hưu, Nguyễn Du.

Quận có diện tích 9,2 km? Dân số năm 2018 là 318.000 người.

Các đơn vị hành chính:

Quận Hai Bà Trưng hiện có 20 phường: Nguyễn Du, Lê Đại Hành, Bùi Thị

Xuân, Phố Huế, Ngô Thì Nhậm, Phạm Đình Hồ, Đồng Nhân, Đống Mác, Bạch Đăng, Thanh Lương, Thanh Nhàn, Cầu Dén, Bách Khoa, Quỳnh Lôi, Bạch Mai,

Quỳnh Mai, Vĩnh Tuy, Minh Khai, Trương Định, Đồng Tâm 2.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội

Giai đoạn 2016-2020, trong điều kiện có nhiều khó khăn, thách thức, song chính quyền va Nhân dân Quận Hai Ba Trung đã chủ động bám sát chi dao của Thành phố, Quận ủy, Nghị quyết HĐND Quận, đồng thời với sự đoàn kết, thống nhất, quyết tâm cao vượt qua khó khăn, thách thức, luôn đổi mới, sáng tạo trong chỉ đạo, điều hành của chính quyền Quận, tình hình kinh tế - xã hội Quận tiếp tục đạt được những chuyên biến tích cực, toàn diện trên nhiều lĩnh vực, đã hoàn thành

các mục tiêu, chỉ tiêu của Nghị quyết Đại hội XXV đề ra, tiêu biểu là:

27

Trang 28

2.1.2.1 Tình hình kinh tế

Bang 2.1: Bảng két quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế trên địa bản Quận Hai Bà

Trưng giai đoạn 2016 — 2020.

Trang 29

Qua bảng số liệu trên, ta có cái nhìn chung về tình hình kinh tế trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 — 2020 như sau: Kinh tế tiếp tục phát triển; cơ cầu kinh tế chuyển dich theo định hướng dịch vụ - công nghiệp và xây dựng với tốc độ tăng trưởng khá; các nguồn lực xã hội được huy động và phát huy hiệu quả, cụ thê:

- UBND Quận tập trung triển khai tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn Các ngành sản xuất tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước Giá trị sản xuất ngành công nghiệp và xây dựng bình quân tăng 13,5%/năm; gia tri sản xuất ngành dich vụ - thương mại bình quân tan 18,9%/nam, cao hơn mức kế hoạch đã dé ra Cơ cau kinh tế của Quận chuyền dich đúng hướng dịch vụ - công nghiệp và xây dựng Dịch vụ ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong cơ cau kinh tế Quận.

- Thu ngân sách trên địa ban Quận giai đoạn 2016 — 2020 đều đạt và vượt dự toán Tổng thu ngân sách trong giai đoạn này đạt 46.617 tỷ đồng, bằng 2,7 lần tổng thu ngân sách giai đoạn 2011 — 2015 Từ năm 2018, Quận luôn đứng đầu về số thu ngân sách trong 30 Quận, Huyện của Thành phó.

- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh

tế - xã hội Tổng đầu tư ngân sách Quận 5 năm đạt 2.394 tỷ đồng: huy động xã hội

hóa đầu tư đạt 170 tỷ đồng, gấp 3 lần giai đoạn 2011 — 2015 Nhiều khu nhà ở, trung tâm thương mại được đầu tư; nhiều nhà hàng, tuyến phố chuyên kinh doanh

dịch vụ, thương mại được hình thành và ngày càng phát triển; nhiều di tích, danh thăng được đầu tư cải tạo góp phần thúc đầy kinh tế Quận nói chung và phát triển

du lịch nói riêng.

- Tổ chức các cuộc tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn nhăm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ kinh doanh có môi trường kinh doanh bình đăng; khuyến khích các hộ kinh doanh và doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn Quận, đồng thời tuyên truyền các doanh nghiệp tích cực đầu tư đóng góp một phan vào sự phát

triển kinh tế - xã hội của Quận Đây mạnh việc đăng kí kinh doanh hộ cá thể qua

mạng Trong 5 năm, tổng số doanh nghiệp thành lập mới là 5.167 doanh nghiệp và cấp mới, cấp đôi đăng kí kinh doanh cho 9.340 hộ với số vốn đăng ký trên 70.000 tỷ đồng

Trang 32

Với bảng số liệu trên, ta có thé thay tình hình xã hội trên địa bàn Quận Hai Bà Trưng giai đoạn 2016 — 2020 phát triển đạt được nhiều kết quả, cụ thé là:

- An sinh xã hội được đảm bảo đời sống nhân dân được nâng lên:

+ Công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân được coi trong, đạt nhiều kết quả Mạng lưới y tế từ Quận đến cơ sở được củng có, phát triển Chỉ đạo phối hợp tốt giữa y tế cơ sở với các bệnh viện tuyến Trung ương, Thành phó trên địa bản;

chú trọng mở rộng, cải tạo, nâng cấp, đầu tư trang thiết bị theo hướng hiện đại.

Hoàn thành và duy trì chỉ tiêu 100% phường đạt chuẩn quốc gia về y tế cơ sở trong giai đoạn này Các chương trình y tế quốc gia được thực hiện có hiệu quả Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng day đủ theo lich dat 95% Xã hội hóa y tế được đây mạnh, hình thành thêm nhiều cơ sở y té tu nhan, da dang các loại hình cham sóc sức khỏe, góp phần đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.

+ Mạng lưới y tế dự phòng hoạt động có hiệu quả, đã chủ động phòng ngừa, khống chế thành công các dịch bệnh, đặc biệt là dịch Covid-19, dịch sốt xuất huyết,

các dịch bệnh nguy hiểm.

+ Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, hướng dẫn, tư vấn bảo hiểm xã hội,

bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện trên địa bàn Quận.

+ Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình; chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được quan tâm triển khai thực hiện chất lượng, hiệu quả Công tác truyền thông, tư vấn sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình, bình đăng giới và phòng chống bạo lực gia đình được thực hiện tốt Các chỉ tiêu về tỷ suất sinh thô, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên đều giảm qua từng năm Công tác chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em được chú trọng Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm xuống còn 6,9%, hoàn thành chỉ tiêu Nghị quyết HĐND Quận đề ra trong nhiệm kỳ 2016 — 2020.

+ Đây mạnh công tác giới thiệu việc làm Đã tô chức nhiều hoạt động tuyên

truyền, tập huấn về phương pháp xây dựng kế hoạch vay vốn từ quỹ quốc gia; hỗ trợ học nghề dé tạo việc làm, tư van giới thiệu việc làm cho người lao động; thực hiện chính sách hỗ trợ vay vốn cho cơ sở sản xuất kinh doanh, tạo việc làm mới cho hộ và nhóm hộ gia đình Tổ chức nhiều ngày hội việc làm, hướng nghiệp cho thanh niên, sinh viên và những người trong độ tuổi lao động, đã giới thiệu giải quyết việc làm cho 43.285 người.

- Giáo dục và dao tạo tiếp tục được đổi mới, chất lượng nguồn nhân lực từng

bước được nâng cao.

+ Huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ phát triển giáo dục,

nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Trên địa bàn Quận có có 64 trường phổ thông công lập và 38 trường ngoài công lập với quy mô, chất lượng giáo dục không

Ngày đăng: 08/04/2024, 02:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w