1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện bến cầu, tỉnh tây ninh

140 3 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước tại Ban Quản Lý Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Huyện Bến Cầu, Tỉnh Tây Ninh
Tác giả Trần Minh Kha
Người hướng dẫn TS. Phạm Hùng
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 140
Dung lượng 8 MB

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾLUẬN VĂN THẠC SĨTRẦN MINH KHA “QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Trang 1

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

“QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH”

SKC008383

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRẦN MINH KHA

ĐỀ TÀI:

“QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

BẰNG NGUỒN VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH”

Trang 11

Mục tiêu nghiên cứu của luận văn này là đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bến Cầu

Phương pháp nghiên cứu định tính đã được sử dụng để thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp và số liệu sơ cấp, bao gồm phân tích - tổng hợp, so sánh - đối chiếu, phân tích thống kê và đồ thị Đồng thời, ý kiến của các bên liên quan đã được thu thập thông qua điều tra và phỏng vấn các viên chức thuộc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện

và các phòng ban chức năng của huyện liên quan cũng đã được tích hợp để phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Bến Cầu

Kết quả nghiên cứu đề xuất một số nhóm giải pháp như việc tổ chức bộ máy quản

lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện huyện, nâng cao năng lực quản lý và trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ Ban Quản lý dự

án đầu tư xây dựng huyện huyện Đồng thời, đưa ra các giải pháp cụ thể cho từng công tác quản lý vốn đầu tư, các giải pháp về sử dụng Công nghệ quản lý vốn đầu tư xây dựng

cơ bản tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện và đề xuất một số kiến nghị cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền trong quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương để hoàn thiện công tác quản lý vốn

Trang 12

ABSTRACT

To accomplish the objective of socio-economic development, improve the quality of life for the people, and ensure national security and defense, investment in basic construction plays a crucial role in general and investment from the state budget

in particular However, the management of basic construction investment in Ben Cau district still faces certain limitations and deficiencies, leading to scattered and inefficient investments, resulting in losses and wastage, and low effectiveness of state budget-funded projects

The research objective of this thesis is to propose solutions to enhance the management of investment capital from the state budget in the construction projects administered by the Investment Project Management Board of Ben Cau district

Qualitative research methods were employed to collect and analyze secondary data and primary information, including analysis and synthesis, comparison and reference, statistical analysis, and charts Additionally, opinions of the stakeholders were gathered through surveys and interviews with officials from the Investment Project Management Board and relevant departments in the district to analyze the current state

of investment capital management in Ben Cau district

The research results propose several solution groups, such as organizing a dedicated unit to manage investment capital in basic construction at the Investment Project Management Board of the district, enhancing the management capacity and expertise of the Board's staff Moreover, specific solutions for each investment management task, the utilization of basic construction investment management technology at the Board, and recommendations for relevant authorities in the district are put forward to improve the efficiency of investment capital management

Trang 13

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến:

Sự giúp đỡ, hỗ trợ của các thầy cô và nhân viên Trường, Khoa Kinh tế Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh

Đặc biệt gửi lời cảm ơn đến thầy - Tiến sĩ Phạm Hùng người đã truyền đạt các kiến thức và tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt luận văn trong suốt quá trình thực hiện Thầy đã giúp tôi có những kiến thức quý báu áp dụng vào thực tiễn hỗ trợ cho công việc tại đơn vị mình

Đồng thời, Tôi xin gửi lời cảm ơn đến Lãnh đạo Sở, Ban, ngành của tỉnh Tây Ninh, Lãnh đạo Phòng, Ban, ngành của huyện Bến Cầu đã tạo điều kiện cho tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2023

Học Viên

Trần Minh Kha

Trang 14

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi

Các số liệu kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tp Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 10 năm 2023

Học viên

Trần Minh Kha

Trang 15

MỤC LỤC

TÓM TẮT 11

ABSTRACT 12

LỜI CẢM ƠN 13

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC BẢNG ii

DANH MỤC HÌNH iii

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước 2

Các công trình nghiên cứu tại Việt nam 2

Các công trình nghiên cứu trên thế giới 4

3 Mục tiêu nghiên cứu 5

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

5 Phương pháp nghiên cứu 6

5.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu 6

5.1.1 Thông tin, số liệu thứ cấp 6

5.1.2 Thông tin, số liệu sơ cấp 7

5.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu 8

6 Ý nghĩa nghiên cứu 8

7 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 9

8 Cấu trúc đề tài 9

CHƯƠNG 1: 11

Trang 16

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 11 1.1 Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước 11 1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn nguồn ngân sách Nhà nước 11 1.1.2 Đặc điểm vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước 12 1.1.3 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước 14 1.2 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng 15 1.2.1 Khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước 15 1.2.2 Vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước

và chức năng Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng 17 1.2.3 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng 18 1.2.4 Chỉ tiêu và tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng

cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng 25 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng 28 1.3.1 Yếu tố chủ quan 28 1.3.2 Yếu tố khách quan 30 1.4 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của một số địa phương và bài học rút

ra cho huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 33

Trang 17

1.4.1 Kinh nghiệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà

nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng của một số địa phương 33

1.4.2 Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 36

CHƯƠNG 2: 39

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 39

2.1 Khái quát về những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 39

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 39

2.1.2 Đặc điểm kinh tế - xã hội 41

2.1.3 Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản bằng các nguồn vốn tại địa phương huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 43

2.1.4 Khái quát về Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 45

2.2 Đánh giá công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước tại Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 49 2.2.1 Đánh giá công tác kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước 49

2.2.1 Đánh giá công tác thiết kế, thẩm định và phê duyệt dự án 50

2.2.2 Đánh giá công tác tổ chức đấu thầu, thi công 54

2.2.3 Đánh giá công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách 58

2.2.4 Đánh giá công tác quyết toán vốn và nghiệm thu công trình 59 2.2.5 Đánh giá công tác thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng

cơ bản 61

Trang 18

2.2.6 Đánh giá chỉ tiêu và tiêu chí công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng 63 2.3 Đánh giá chung công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 69 2.3.1 Những kết quả đạt được trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 69 2.3.2 Những hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 70 2.3.3 Những nguyên nhân của hạn chế trong công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng

cơ bản tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 71 CHƯƠNG 3: 75 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG HUYỆN BẾN CẦU, TÂY NINH 75 3.1 Mục tiêu, quan điểm, định hướng về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 75 3.1.1 Mục tiêu, quan điểm 75 3.1.2 Định hướng 76 3.2 Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 77 3.2.1 Hoàn thiện công tác kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước 78 3.2.2 Hoàn thiện công tác thiết kế, thẩm định và phê duyệt dự án 79 3.2.3 Hoàn thiện công tác tổ chức đấu thầu, thi công 82

Trang 19

3.2.4 Hoàn tiện công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách 83

3.2.5 Hoàn thiện tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản 85

3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản 86

3.3 Kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền 88

3.3.1 Đối với Chính phủ 88

3.3.2 Đối với các bộ, ngành TW 89

3.3.3 Đối với UBND tỉnh Tây Ninh 90

3.3.4 Đối với UBND huyện Bến Cầu 91

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC I 97

PHIẾU KHẢO SÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ 97

PHỤ LỤC II 103

PHƯƠNG PHÁP THU THẬP, ĐIỀU TRA, XỬ LÝ THÔNG TIN SƠ CẤP 103

PHỤ LỤC III 106

KẾT QUẢ KHẢO SÁT VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ 106

PHỤ LỤC IV 109

BẢNG KẾ HOẠCH VỐN ĐTXDCB TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH HUYỆN BẾN CẦU, TỈNH TÂY NINH 109

Trang 20

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

(Treasury And Budget Management Information System)

Trang 21

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Trình tự tổ chức đấu thầu nói chung 22

Bảng 1.2: Quy trình quyết toán dự án hoàn thành 24

Bảng 2.1: Thu – chi trong cân đối ngân sách huyện Bến Cầu 42

Bảng 2.2: Nguồn vốn đầu tư phát triển toàn xã hội Huyện Bến Cầu (2019 – 2022) 43

Bảng 2.3: Tình hình giải ngân vốn ĐTXDCB tại BQLDA Huyện Bến Cầu 2020-2022 50

Bảng 2.4: Tình hình xử lý trách nhiệm khi phát hiện sai phạm trong lập, thẩm định và phê duyệt dự toán 53

Bảng 2.5: Số dự án thực hiện và số dự án đấu thầu rộng rãi qua các năm 55

Bảng 2.6: Tình hình giải ngân vốn ĐTXDCB tại BQLDA huyện Bến Cầu 60

Bảng 2.7: Tình hình thanh tra, kiểm tra qua các năm 61

Bảng 2.8: Kết quả thanh toán vốn đầu tư ngân sách 63

Bảng 2.9: Hệ số huy động TSCĐ từ nguồn vốn đầu tư ngân sách 68

Trang 22

DANH MỤC HÌNH

Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 40 Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức BQLDA huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh 46 Hình 2.3: Biểu đồ tỷ lệ giải ngân, tạm ứng vốn đầu tư ngân sách huyện Bến Cầu 64

Trang 23

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Xây dựng cơ bản giữ một vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân Vai trò

và ý nghĩa của xây dựng cơ bản có thể nhìn thấy từ sự đóng góp của lĩnh vực này trong quá trình tái sản xuất tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân thông qua các hình thức xây dựng mới, cải tạo, sửa chữa hoặc khôi phục các công trình hư hỏng hoàn toàn Việc tăng cường đầu tư xây dựng cơ bản để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng đồng bộ, tiên tiến hiện đại sẽ làm thay đổi diện mạo của đất nước Tốc độ và quy mô đầu tư xây dựng cơ bản góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế, cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân

Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước là một khoản vốn chiếm tỉ trọng lớn trong tổng vốn ngân sách Trong những năm qua, cùng với quá trình đổi mới kinh tế, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước đã có những đổi mới và mang lại những kết quả bước đầu rất quan trọng Tuy nhiên trước thực trạng của nền kinh tế đang trong giai đoạn phát triển, đổi mới và hội nhập kinh tế quốc tế nên khó tránh khỏi những hạn chế trong đó có lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, đặc biệt là công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước đang tồn tại khá nhiều hạn chế gây nên tình trạng thất thoát, lãng phí và tiêu cực

Huyện Bến Cầu là một trong những huyện nghèo của tỉnh Tây Ninh Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân và đảm bảo an ninh quốc phòng thì đầu tư xây dựng cơ bản nói chung và đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước nói riêng đóng vai trò rất quan trọng Trong thời gian qua, công tác quản

lý đầu tư xây dựng cơ bản tại địa phương huyện Bến Cầu vẫn còn một số hạn chế, bất cập dẫn đến đầu tư dàn trải gây thất thoát, lãng phí, tính hiệu quả của việc đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước chưa cao Trước thực trạng đó, UBND huyện Bến Cầu đã thực hiện quyết liệt một số giải pháp nhưng chỉ giải quyết được một phần, chưa

có tính hệ thống, chưa đưa ra được các giải pháp có tính lâu dài và hiệu quả Do đó, tác

giả chọn đề tài “Quản lý vốn Đầu tư xây dựng cơ bản bằng Nguồn vốn Ngân sách Nhà

Trang 24

nước tại Ban quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh” làm luận

văn Thạc sỹ Quản lý kinh tế

2 Tổng quan các công trình nghiên cứu trước

Các công trình nghiên cứu tại Việt nam

Vấn đề quản lý vốn ĐTXDCB nói chung và quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN nói riêng đã được nghiên cứu trong nhiều công trình khoa học được công bố Trong đó, có thể kể đến một số công trình liên quan đến hướng nghiên cứu của đề tài:

Lê Thị Nhãn và Lê Nguyễn Đoan Khôi (2020) đã nghiên cứu “Nghiên cứu các vấn đề lý luận đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản và kiểm soát chi đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước qua ngân hàng Nhà nước tại Việt Nam” đăng tại số thứ

2 tạp chí Tài Chính, các tác giả đã sử dụng cách so sánh số liệu thứ cấp cùng với sơ cấp nhằm tìm hiểu kỹ về những vấn đề đang nghiên cứu Họ cũng thực hiện điều tra thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi và thực hiện phỏng vấn với những nhân viên nhiều năm Thông qua việc khảo sát, các tác giả đã đưa ra nhận xét và một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình kiểm soát chi trong cơ quan Nghiên cứu trên tập trung đánh giá việc kiểm soát và quản lý sử dụng vốn ĐTXDCB ngoài NSNN qua NSNN ở huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, Việt Nam

Nguyễn Thanh Hồ (2020) trong luận văn Thạc sĩ về “Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp” tại trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An đã tổng hợp về mặt lý luận đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước đồng thời thông qua đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp từ năm 2017 đến năm 2019 phát hiện các điểm tốt và hạn chế như: Hoạt động thẩm định dự án, kế hoạch đấu thầu ngày càng được nâng cao về chất lượng, Hoạt động quản lý đầu tư từng bước được chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả, cải cách hành chính về đầu tư và xây dựng chậm đổi mới; hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa được coi trọng đúng mức; đội ngũ cán bộ làm hoạt động quản lý đầu tư và xây dựng vừa thiếu, vừa yếu Đây chính là cơ sở để tác giả đề xuất 03 nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách Nhà nước tại huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp

Trang 25

Bài viết “Những vấn đề đặt ra đối với quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay” của Nguyễn Thị Lan Phương (2018) đăng trên Tạp chí Tài Chính, ngày 07/3/2018 Bài viết đi sâu phân tích các thành tựu thu được từ hoạt động đầu tư công, qua đó nêu bật vai trò đóng góp to lớn của vốn ĐT XDCB sử dụng ngân sách nhà nước đối với phát triển hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ, tạo động lực phát triển kinh tế Bên cạnh đó cũng có nhiều tồn tại, bất cập làm ảnh hưởng tới chất lượng dự án, tốc độ giải ngân vốn đầu tư công và cân bằng ngân sách Qua phân tích những hạn chế tồn tại, bài viết đã nêu rõ một số khuyến nghị, giải pháp chủ yếu để cải thiện công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản hiện hành là: (i) sửa đổi các quy định pháp luật liên quan trong hoạt động đầu tư xây dựng, (ii) nâng cao hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư XDCB, đặc biệt là tập trung vào công tác quản lý và giám sát các dự

án đầu tư xây dựng cơ bản; (iii) nghiên cứu để thống nhất đầu mối quản lý ngân sách nhà nước về vốn đầu tư XDCB chỉ nên tập trung vào một đầu mối thực hiện

Đinh Thị Lan Doanh (2018) với nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách Nhà nước ở huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình” trong luận văn Thạc sĩ khoa học kinh tế, tại trường Đại học Kinh tế, tác giả đã sử dụng phương thức tổng hợp và phân loại nhằm góp phần giải quyết vấn đề nghiên cứu Tác giả đã xác định những vấn đề có ảnh hưởng đối với quản lý chi thường xuyên NSNN cấp huyện và phân tích tình hình thực tiễn để chỉ ra các nhược điểm và nguyên nhân đưa ra sự không phù hợp đối với việc thực hiện quản lý chi thường xuyên NSNN ở huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình Dựa trên các nghiên cứu và kết quả trên các tác giả kiến nghị giải pháp để cải thiện công tác quản lý chi ở huyện Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra những bất cập trong việc thực hiện dự toán và công tác phối hợp thanh tra, kiểm toán

Nguyễn Minh Phong (2013), “Nâng cao hiệu quả đầu tư công từ ngân sách Nhà nước” đăng trên Tạp chí Tài chính số thứ 5, nhấn mạnh về việc cần sớm hoàn thiện và thực hiện Luật Đầu tư công, Luật Đô thị, Luật Bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, Bộ Tiêu chuẩn hóa quy trình tuyển chọn các chức danh cán bộ quản lý Nhà nước và một số luật định khác có liên quan để tạo cơ sở pháp lý đồng bộ và phù hợp cho quá trình tăng cường và thực hiện phân cấp đầu tư nói riêng, phân cấp quản lý Nhà nước nói chung

Trang 26

Ông cũng đề xuất giảm đầu tư công trong tổng đầu tư xã hội và khuyến khích các chủ đầu tư huy động vốn ngoài ngân sách để đầu tư theo phương thức chìa khóa trao tay, có đặt cọc bảo hành - bảo đảm chất lượng công trình

Nguyễn Công Nghiệp (2009), “Nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư sử dụng ngân sách Nhà nước tại Việt Nam”, đề tài khoa học cấp nhà nước thuộc Bộ Tài chính, tác giả nhấn mạnh muốn nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tư nguồn NSNN tại Việt Nam thì cần quan tâm đến các vấn đề như: đảm bảo kế hoạch đầu tư (xác định hạng mục cần đầu tư và phân bổ vốn đầu tư theo đúng kế hoạch đầu tư); thực hiện đúng các quy trình trong quản lý dự án đầu tư (lập dự án, quản lý dự án, thẩm định dự án và quyết toán dự án đầu tư); Thực hiện đúng công tác kiểm toán đầu tư nhằm đảm bảo tính hiệu quả và minh bạch đối với việc sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN Những vấn đề trên là các nhân tố chính góp phần tăng hiệu quả và sự bền vững của quản lý vốn đầu tư sử dụng nguồn NSNN ở Việt Nam

Các công trình nghiên cứu trên thế giới

Trên thế giới cũng có nhiều công trình nghiên cứu về quản lý vốn ĐTXDCB nói chung và quản lý vốn ĐTXD từ nguồn vốn NSNN bao gồm:

N Yaskova and T Kolosova (2020) trong bài báo “Sự thay đổi hoạt động đầu tư

và xây dựng cho giai đoạn phát triển mới của Nga” đăng trên tạp chí IOPscience, đã nhấn mạnh rằng sự thay đổi hoạt động đầu tư và xây dựng là cấp thiết nhằm giải quyết những vấn đề cấp bách và có được sự phát triển bền vững vì chất lượng cuộc sống Các hoạt động này bao gồm xây dựng và duy trì, phát triển những công trình xây dựng cũ và tháo dỡ những công trình lỗi thời đã xuống cấp về cơ sở vật chất và thẩm mỹ Tác giả

đề xuất một vài đặc điểm quan trọng của quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng, bao gồm: (i) Xác định giai đoạn thực hiện dự án và kế hoạch đầu tư; (ii) Tuân thủ dự án theo luật pháp; (iii) Có tài liệu thiết kế, hồ sơ công trình và vật liệu xây dựng; (iv) Giám sát hoạt động xây dựng theo từng giai đoạn của dự án; (v) Đánh giá kết quả hoạt động xây dựng dựa trên tiêu chí về sinh thái và khả năng đổi mới trong kinh doanh và các đặc điểm liên quan Các dự án về “Đất ở và Cảnh quan đô thị” nên được điều chỉnh và đưa vào Dự án Quốc gia và ngoài ra cần có chính sách tái định cư quan tâm đến tái cơ cấu môi trường đô thị nhằm thoả mãn mục đích của Kế hoạch Phát triển Không gian

Trang 27

Amir Sadeghi (2018) có bài báo “Đầu tư công ở Iraq” đăng trên thư viện số Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), đã nhận định rằng đầu tư công là nhân tố quan trọng để nâng cao tăng trưởng tại những nước đang phát triển ở Iraq – nơi mà dầu mỏ giữ vai trò quan trọng đối với ngân sách đầu tư công Tác giả đã đề xuất ba hướng tiếp cận tăng quy mô đầu tư công bao gồm: dần dần, thận trọng và tích cực, đồng thời cân nhắc những tình huống tăng giá dầu mỏ khác nhau (từ tích cực đến bất lợi) Tác giả đề xuất hai chiến lược nhằm vượt lên thử thách và bảo đảm nguồn lực đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế: tăng thu nội địa từ dầu mỏ nhằm giảm thiểu sự lệ thuộc vào dầu mỏ và cải thiện khung đầu tư của Nhà nước nhằm tối đa hoá lợi tức đầu tư thông qua quản lý biến động thị trường dầu mỏ

A Rajaram cùng cộng sự (2010) đã nghiên cứu “Khung tiêu chuẩn đánh giá quản lý đầu tư công” trong nghiên cứu chính sách đánh giá tại Ngân hàng thế giới (World Bank), đã trình bày 08 đặc điểm quan trọng của một mô hình quản lý đầu tư công hiệu quả Các đặc điểm trên bao gồm: (1) Định hướng đầu tư và phát triển dự án; (2) Phê duyệt dự án chính thức; (3) Phân tích đánh giá độc lập; (4) Thẩm định dự án và phân bổ ngân sách; (5) Triển khai dự án; (6) Thẩm định dự án; (7) Hoạt động của địa phương và (8) Đánh giá dự án

Tóm lại, có thể thấy rằng hầu hết những công trình nghiên cứu đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác quản lý vốn ĐTXDCB Các nghiên cứu trên đã đề xuất các quan điểm và biện pháp về quản lý VĐTTNS ở những nơi khác nhau ở cả trong và ngoài nước Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu được công bố về quản lý VĐTTNS ở huyện Bến Cầu Điều này là một yêu cầu cấp bách và cần thiết được nghiên cứu nhằm xác định rõ ràng thực trạng công tác đầu tư và quản lý VĐTTNS nguồn ngân sách của huyện Bến Cầu trong thời gian qua Nghiên cứu này tập trung đánh giá những thành tựu đã đạt được và nêu rõ các ưu điểm và hạn chế, nhằm xác định các giải pháp chính để đề xuất những biện pháp góp phần hoàn thiện công tác quản lý VĐTTNS sử dụng vốn ngân sách của huyện trong tương lai

3 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng quản lý vốn ĐTXDCB bằng nguồn NSNN tại BQLDA ĐTXD huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2022, đề xuất

Trang 28

hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn ĐTXDCB bằng nguồn NSNN tại BQLDA ĐTXD huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh cụ thể:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác quản lý vốn ĐTXDCB bằng nguồn NSNN tại BQLDA ĐTXD

- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn ĐTXDCB bằng nguồn NSNN tại BQLDA ĐTXD huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2020-2022

- Đề xuất hệ thống giải pháp hoàn thiện công tác quản lý vốn ĐTXDCB bằng nguồn NSNN tại BQLDA ĐTXD huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh đến năm 2025 tầm nhìn đến 2030

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý vốn ĐTXDCB bằng nguồn NSNN tại BQLDA ĐTXD huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

Phạm vi nghiên cứu:

Phạm vi nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích đánh giá thực trạng quản lý vốn ĐTXDCB bằng nguồn NSNN tại BQLDA ĐTXD huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

Phạm vi không gian nghiên cứu: hoạt động quản lý ĐTXDCB bằng nguồn vốn NSNN của UBND huyện Bến Cầu trong thời gian qua, cụ thể là BQLDA ĐTXD huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

Phạm vi thời gian nghiên cứu: đề tài thu thập và phân tích tình hình quản lý vốn NSNN trong ĐTXDCB giai đoạn 2020-2022 tại địa phương huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

Tuy nhiên, luận văn không trình bày chuyên sâu về các vấn đề về công nghệ, kỹ thuật của các hoạt động XDCB chuyên biệt

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp thu thập thông tin số liệu

5.1.1 Thông tin, số liệu thứ cấp

Trang 29

Đối với số liệu thứ cấp, phương pháp thu thập số liệu như sau:

- Xem xét các văn bản, chính sách, các báo cáo tổng kết của các cấp, các ngành

và các nguồn số liệu thống kê

- Tổng quan các dữ liệu hiện có về lĩnh vực ĐTXDCB đặc biệt là xây dựng cơ bản sử dụng nguồn vốn NSNN trong các sách, báo, tạp chí, các báo cáo tổng kết hội nghị, hội thảo

Các tài liệu này đã nêu lên số liệu chính thức về thực trạng quản lý dự án ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN của UBND huyện Bến Cầu trong giai đoạn 2020-2022

5.1.2 Thông tin, số liệu sơ cấp

Thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các các viên chức thuộc BQLDA ĐTXD huyện, các phòng ban chức năng của huyện có liên quan như Văn phòng HĐND&UBND huyện, Phòng Tài chính – Kế hoạch, Phòng Kinh tế và Hạ tầng, Kho bạc, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, và các cán bộ tại UBND huyện, UBND các xã, thị trấn đã và đang làm công tác quản lý vốn NSNN, các đơn vị có liên quan đến dự án do BQLDA huyện Bến Cầu đảm nhận

Phương pháp chọn mẫu: tiến hành phỏng vấn các cán bộ, nhà thầu tư vấn, thi công có liên quan đến công tác quản lý ĐTXDCB từ nguồn vốn NSNN tại địa phương huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh theo công thức Slovens tổng số phiếu điều tra là 100 phiếu (Phụ lục II)

Trang 30

Phương pháp điều tra: Tiến hành điều tra khảo sát và phỏng vấn trực tiếp các đối tượng

5.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

Trong nghiên cứu, tác giả đã sử dụng phần mềm để xử lý số liệu Các phương pháp phân tích số liệu chủ yếu được áp dụng trong nghiên cứu bao gồm:

Phương pháp so sánh: tác giả đã xem xét và so sánh các chỉ tiêu phân tích dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Để thực hiện phương pháp

so sánh, các chỉ tiêu phải cùng có nội dung kinh tế, đơn vị đo lường và phương pháp tính toán Hai hình thức so sánh được sử dụng là so sánh tuyệt đối (dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu) và so sánh tương đối (tỷ lệ % của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc)

Phương pháp phân tích thống kê: tác giả đã sử dụng các phương pháp thống kê như số tương đối, số tuyệt đối, tỷ trọng, số bình quân số học, phương pháp so sánh và phương pháp mô tả Phân tích thống kê giúp xác định mức độ biến động và mối liên hệ giữa các chỉ tiêu phân tích trong điều kiện lịch sử nhất định

Phương pháp đồ thị: tác giả đã sử dụng phương pháp đồ thị để minh họa và mô

tả xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích hoặc thể hiện mối quan hệ kết cấu của các bộ phận trong tổng thể nghiên cứu Việc sử dụng đồ thị giúp đánh giá trực quan và rõ ràng diễn biến của các chỉ tiêu phân tích qua các thời kỳ

Phương pháp chuyên gia: trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả đã thu thập

ý kiến của các chuyên gia và nhà quản lý trong lĩnh vực đầu tư như: Sở Kế hoạch và đầu

tư, Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở Giao thông, KBNN và các đơn vị có thẩm quyền khác Ý kiến của chuyên gia đã được sử dụng làm căn cứ chính xác, khoa học và thực tiễn cho việc đưa ra các kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản

lý vốn ĐTXDCB từ Nguồn vốn NSNN tại huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh và nâng cao hiệu quả của công tác quản lý VĐTTNS

6 Ý nghĩa nghiên cứu

Về mặt lý luận, luận văn đã tổng hợp và phân tích các nghiên cứu liên quan đến

đề tài, bao gồm cả nghiên cứu trong nước và ngoài nước Đồng thời, tác giả đã đưa ra các phương pháp nghiên cứu được ứng dụng trong luận văn Bên cạnh đó, luận văn đã

Trang 31

hệ thống các cơ sở lý luận về vốn ĐTXDCB và quản lý vốn ĐTXDCB, tạo nền tảng lý thuyết chắc chắn cho việc nghiên cứu về quản lý vốn đầu tư từ NSNN tại Huyện Bến Cầu, Tây Ninh

Về thực tiễn, từ các số liệu được tổng hợp, thống kê và phân tích, luận văn đã xác định thực trạng quản lý VĐTTNS tại Huyện Bến Cầu Điều đáng chú ý là luận văn đánh giá những kết quả đạt được không chỉ dựa trên số liệu điều tra mà còn dựa vào kết quả khảo sát thực tế quản lý VĐTTNS tại Huyện Hơn nữa, tác giả cũng phân tích và kiểm chứng các nguyên nhân gây ra hạn chế trong quản lý VĐTTNS tại Huyện Bến Cầu Các thông tin và phân tích trong luận văn cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn ĐTXDCB từ nguồn NSNN tại Huyện Bến Cầu, từ

đó hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả và đáng tin cậy trong quản lý đầu tư và phát triển hạ tầng kinh tế vùng

7 Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Luận văn là đề tài khoa học nghiên cứu có hệ thống và toàn diện, nghiên cứu và đánh giá, xem xét kết quả khảo sát thực tiễn tại địa phương đối với việc đề xuất giải pháp cải tiến nhằm nâng cao nghiên cứu và đánh giá hiệu quả của việc quản lý vốn ĐTXDCB từ Nguồn vốn NSNN tại BQLDA ĐTXD huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh Từ

đó, đưa ra các khuyến nghị và đề xuất cải tiến nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của BQLDA ĐTXD huyện Bến Cầu Đồng thời, luận văn cũng trình bày sự cơ cấu trong quản lý và điều hành của các cơ quan chức năng có thẩm quyền nhằm nâng cao hiệu quả quản lý vốn ĐTXDCB từ Nguồn vốn NSNN Các giải pháp được đề xuất nhằm tăng cường tính hiệu quả trong việc quản lý và phát triển hạ tầng kinh tế vùng, nhất là về việc quản lý

8 Cấu trúc đề tài

Kết cấu đề tài gồm 3 chương không kể phần mở đầu và kết luận, cụ thể:

Chương 1: Lý luận chung về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn Ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng

Chương 2: Thực trạng quản lý vốn ĐTXDCB bằng nguồn Ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

Trang 32

Chương 3: Định hướng và giải pháp hoàn thiện công tác quản lý đầu tư xây dựng

cơ bản bằng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng huyện Bến Cầu, tỉnh Tây Ninh

Trang 33

CHƯƠNG 1:

LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG

1.1 Tổng quan về vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước

1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn nguồn ngân sách Nhà nước

Đầu tư là việc sử dụng nguồn lực ở hiện tại để thực hiện các hoạt động nhằm thu lại lợi ích trong tương lai và vượt xa số nguồn lực đã chi ra Nguồn lực đầu tư có thể là đất đai, tài nguyên khoáng sản, lao động và trí lực “Đầu tư phát triển là một phần quan trọng của đầu tư kinh doanh thông qua sự huy động vốn trong xã hội nhằm cải thiện hoặc tạo ra những nguồn lực vật chất (máy móc, trang thiết bị, ) và nguồn lực tinh thần (kiến thức, kinh nghiệm, ) nhằm tăng cường khả năng lao động để tạo công ăn việc làm

và thực hiện các mục đích phát triển” (Trường ĐH Kinh tế Quốc dân, 2010)

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2016): “vốn ngân sách nhà nước là khoản chi của ngân sách nhà nước để chuẩn bị đầu tư, thực hiện và kết thúc đầu tư, hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng các chương trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và một số nhiệm vụ chi đầu

tư khác theo quy định của pháp luật” Vốn đầu tư xây dựng cơ bản là tổng chi phí bằng tiền mà chủ đầu tư thuộc tất cả các loại hình kinh tế dùng cho việc xây mới, mở rộng, xây dựng lại các dự án/công trình như: hệ thống đường xá, cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện, nhà xưởng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh,…

Theo Bùi Mạnh Cường (2012): “ĐTXDCB là hoạt động đầu tư nhằm hoàn thành các công trình theo mục tiêu của chủ đầu tư, nhằm tạo tài sản cố định và cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật cho xã hội Đây là một hoạt động kinh tế” Theo Quy chế quản lý XDCB ban hành theo Quyết định 385 - HĐBT ngày 07/11/1990 quy định: “ĐTXDCB là một phần thuộc hoạt động đầu tư tổng quát, nhằm tạo tài sản cố định và tăng quy mô tài sản

Trang 34

cố định cho nền kinh tế xã hội qua những hoạt động ĐTXD mới, sửa chữa, mở rộng hay cải tạo những công trình”

NSNN là tất cả những nguồn thu và tổng chi do Nhà nước quy định và thực hiện trong một năm nhằm bảo đảm thực hiện những mục tiêu và chính sách của Nhà nước Vốn ĐTXDCB từ NSNN là một phần của vốn đầu tư phát triển Nhà nước hình thành thông qua nguồn dự trữ của Nhà nước và nhằm mục đích ĐTXDCB để xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng kĩ thuật và cơ sở vật chất cho nền kinh tế quốc dân (Nguyễn Bạch Nguyệt và cộng sự, 2007)

Từ đó vốn ĐTXDCB của Nhà nước có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tại Việt Nam Trong những năm vừa qua, Nhà nước đã đầu tư vài chục ngàn tỷ đồng mỗi năm vào ĐTXDCB và chiếm một tỉ trọng đáng kể và đóng vai quan trọng đối với hoạt động ĐTXDCB của nền kinh tế Việt Nam ĐTXDCB của Nhà nước đã tạo ra nhiều công trình, nhà máy, đường giao thông quan trọng, mang lại nhiều lợi ích kinh tế - xã hội thiết thực Tuy nhiên, tổng thể hiệu quả đầu

tư XDCB của Nhà nước ở nước ta vẫn còn thấp và thể hiện ở nhiều khía cạnh như đầu

tư không hiệu quả, đầu tư phân tán, lãng phí, thất thoát, và tình trạng tham nhũng

1.1.2 Đặc điểm vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước

Hình thức ĐTXDCB sử dụng vốn NSNN không chỉ có các đặc điểm cơ bản của ĐTXDCB mà còn có các đặc điểm riêng:

Thứ nhất, vốn đầu tư XDCB có những đặc điểm chung sau:

Lượng vốn lớn và tính lâu dài: đầu tư XDCB đòi hỏi một số tiền vốn đáng kể và không ổn định hàng năm Đây là hoạt động kinh doanh dài hạn, và kết quả của đầu tư XDCB thường là những sản phẩm có giá trị lớn Do đó, người sử dụng công trình không thể mua toàn bộ công trình trong một lần, mà phải mua từng phần (từng hạng mục hoặc

bộ phận hoàn thành) Việc cấp vốn đầu tư XDCB phải linh hoạt và phù hợp với đặc điểm này, thông qua việc chủ đầu tư tạm ứng và thanh toán từng phần cho nhà thầu trong quá trình thi công xây dựng Nhu cầu vốn sử dụng hàng năm cũng khác nhau, tùy thuộc vào tiến độ và khối lượng thi công xây dựng công trình

Trang 35

Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên: chất lượng và giá cả công trình XDCB phụ thuộc trực tiếp vào các điều kiện tự nhiên như địa hình, thời tiết, khí hậu, Sản phẩm xây dựng có tính cố định và gắn liền với đất, nơi sản xuất cũng là nơi tiêu thụ sản phẩm,

do đó, điều kiện địa chất, thủy văn và khí hậu đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến chất lượng và giá cả của công trình

Chi phí đầu tư không đơn giản: chi phí đầu tư công trình XDCB không thể xác định một cách đơn giản, vì mỗi công trình đều có thiết kế riêng theo yêu cầu của nhiệm

vụ thiết kế, khối lượng, chất lượng và giá trị xây dựng công trình đều khác nhau Việc xây dựng giá dự toán riêng cho từng công trình là cần thiết và phụ thuộc vào kết cấu của công trình

Sản phẩm không thông qua thị trường tiêu thụ: sản phẩm XDCB không qua thị trường tiêu thụ, nó chỉ được nghiệm thu và chuyển giao cho chủ đầu tư và nhà thầu xây dựng ở nơi khác sau khi công trình hoàn tất

Thứ hai, vốn ĐTXDCB nguồn NSNN có những đặc điểm riêng biệt như:

Quyền sở hữu và quản lý vốn không đồng nhất: sở hữu vốn không đồng nhất với việc khai thác và quản lý vốn, dẫn đến hiệu quả quản lý vốn không cao và có thể dẫn đến tham nhũng, lãng phí và không hiệu quả

Đầu tư vào lĩnh vực kém thương mại: vốn ĐTXDCB từ NSNN chủ yếu hướng đến lĩnh vực kém thương mại và không thu hồi vốn ngay hoặc có tỷ lệ thu hồi vốn thấp

và thậm chí không thu hồi vốn trực tiếp

Mục tiêu đầu tư hướng vào lợi nhuận tổng thể: vốn ĐTXDCB của Nhà nước thông thường không hướng vào mục đích sinh lợi thuần tuý mà lại vì mục tiêu của toàn nền kinh tế thị trường Trong lúc ĐTXDCB của tư nhân và đầu tư nước ngoài chủ yếu dựa trên lợi nhuận

Môi trường đầu tư kém cạnh tranh: vốn ĐTXDCB của Nhà nước được triển khai trong điều kiện ít có cạnh tranh, nếu có cạnh tranh thì cũng kém quyết liệt hơn so với những lĩnh vực đầu tư khác

Trang 36

Phạm vi đầu tư hẹp: Nhà nước chủ yếu đầu tư ở các lĩnh vực mà thị trường không đầu tư hoặc khó thu hút đầu tư, bao gồm giáo dục và đào tạo, văn hoá – xã hội, quốc phòng và an ninh

1.1.3 Phân loại vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước

Theo Nghị định số 40/2020/NĐ-CP và Luật đầu tư công (2019) có quy định vốn đầu tư XDCB là một bộ phận trong chi đầu tư phát triển của NSNN Dự án được sử dụng nguồn vốn từ NSNN có đa dạng loại hình, bao gồm:

Thứ nhất là những dự án hạ tầng KT-XH: đây là những dự án kết cấu hạ tầng về giao thông vận tải, thuỷ lợi, năng lượng, cấp nước, bưu chính, y tế, công trình thuỷ lợi

và giáo dục – đào tạo, kể cả những dự án phục vụ quốc phòng – an ninh

Thứ hai là những công trình, dự án doanh nghiệp và tổ chức có sự đầu tư của Nhà nước: bao gồm những dự án thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước và những tổ chức thuộc các lĩnh vực đặc biệt cần thiết có sự đầu tư của Nhà nước để thực hiện nhiệm vụ được Nhà nước đặt hàng, hoặc dự án thuộc các chương trình trọng điểm quốc gia

Thứ ba là dự án của Nhà nước: là những dự án được chính phủ quản lý và thực hiện: để phát triển những ngành trọng yếu nhằm phục vụ lợi ích của nhân dân và làm động lực thúc đẩy sự phát triển của quốc gia

Về bản chất, vốn ĐTXDCB thuộc nguồn NSNN bao gồm nguồn vốn thu trong nội địa và nguồn vốn đầu tư nước ngoài, cụ thể:

Nguồn vốn NSNN ĐTXDCB thu trong nội địa:

Thứ nhất, nguồn vốn ngoài NSNN: bao gồm những nguồn thu thuộc NSNN về thuế, lệ phí, phí cùng những nguồn thu khác Chính phủ cấp ngân sách đối với những

dự án XDCB thực hiện qua ngân sách quốc gia và địa phương

Thứ hai, nguồn vốn tín dụng Nhà nước: là phương thức trả vay của Nhà nước qua ngân hàng và được thực hiện trực tiếp thông qua việc mua tín phiếu Chính phủ và được Bộ Tài chính phát hành

Trang 37

Thứ ba, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp và tổ chức ngoài Nhà nước: là doanh nghiệp Nhà nước và những tổ chức ngoài Nhà nước thực hiện việc ĐTXD những

dự án XDCB

Nguồn vốn ĐTXDCB từ nước ngoài:

Thứ nhất là hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): là nguồn vốn tài trợ không hoàn lại hoặc vốn tài trợ dài hạn với lãi thấp bởi các chính phủ và tổ chức nước ngoài Nguồn ODA chủ yếu đầu tư cho những dự án có tính phát triển và góp phần vào việc nâng cao dân trí và cải thiện chất lượng cuộc sống của nhân dân

Thứ hai là vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI): đây là vốn đầu tư do các nhà đầu tư từ những quốc gia nước ngoài đầu tư cho những dự án XDCB ở Việt Nam FDI góp phần vào việc cải tiến máy móc và dây chuyền kỹ thuật nhằm mở rộng quy mô đầu tư và tăng thêm những thời cơ việc làm đối với lực lượng công nhân Việt Nam

1.2 Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng

1.2.1 Khái niệm quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước

Quản lý là sự ảnh hưởng của chủ thể quản lý đến những đối tượng quản lý trong điều kiện biến đổi của môi trường sinh thái nhằm hướng đến những mục đích nhất định Theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP, quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước là tất cả những dự án thành phần thì Nhà nước quản lý toàn bộ quá trình ĐTXD từ việc quyết định chủ trương đầu tư đến lập dự án, chuẩn bị đầu tư, lập kế hoạch,

dự toán và tuyển chọn nhà thầu để thi công xây dựng cho đến khâu nghiệm thu, hoàn thành và đưa công trình vào khai thác sử dụng Cũng theo Nghị định này thì việc ĐTXDCB phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế quốc dân và quy hoạch kiến trúc, quy hoạch xây dựng, nhằm đảm bảo trật tự, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường, phù hợp với những quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật chuyên ngành

có liên quan

Theo Bộ Tài chính (2011), “quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN là quá trình Nhà nước điều khiển và hướng dẫn hoạt động đầu tư từ nguồn vốn NSNN để đạt

Trang 38

được mục tiêu Nhà nước đề ra Mối quan hệ giữa quản lý vốn đầu tư từ NSNN được biểu diễn bằng các chính sách mang tầm quốc gia, nhất là chính sách kinh tế vĩ mô sẽ làm căn cứ xác định mục tiêu NSNN”

Đồng thời, theo Nguyễn Đức Thanh (2011), N Yaskova and T Kolosova (2020) kết hợp với quy định trong Luật Đầu tư công 2019 thì có 5 nguyên tắc quản lý nhằm đảm bảo việc sử dụng vốn ĐTXDCB thuộc nguồn lực NSNN phải thực hiện theo pháp luật và có một số nguyên tắc cần thực hiện:

Thứ nhất, Nhà nước quy định những chính sách xã hội và các định mức chi phí đối với công tác xây dựng để lập, thẩm tra và duyệt tổng mức đầu tư, dự toán và quyết toán nguồn vốn ĐTXD công trình Ngoài ra, cần định mức chi phí thi công xây dựng và hướng dẫn lập điều chỉnh định mức và dự toán

Thứ hai, lập kế hoạch quản lý chi phí phải cụ thể, rõ ràng và dễ dàng thực hiện

để đáp ứng yêu cầu và mục đích của dự án ĐTXDCB Các chi phí phải theo đúng nguyên giá trong tổng mức đầu tư và tổng dự toán, dự toán quyết toán với những công trình và

dự án có sử dụng ngoại tệ đảm bảo việc chuyển đổi vốn đầu tư chỉ thực hiện khi có căn

cứ và tính đúng tổng mức đầu tư và dự toán công trình theo tỷ giá ngoại tệ

Thứ ba, chủ thể đứng ra quản lý cả quá trình đầu tư là Nhà nước Tuy nhiên điều cần chú ý với người chủ đầu tư là cân đối nguồn vốn nhằm bảo đảm hiệu quả của dự án

Thứ tư, chi phí của dự án xây dựng công trình phải phù hợp với từng giai đoạn đầu tư và thể hiện bằng tổng mức đầu tư và tổng dự toán quyết toán thời điểm kết thúc xây dựng và hoàn thành công trình để sử dụng

Thứ năm, dựa trên số lượng công trình và hệ đơn giá, thông số kĩ thuật theo từng thời kỳ quy định của Nhà nước mà thực hiện quá trình quản lý vốn ĐTXDCB phù hợp với điều kiện biến động của cơ chế thị trường theo các giai đoạn

Thứ sáu, uỷ quyền cho Bộ Tài Chính hướng dẫn việc quyết toán đối với những

dự án ĐTXDCB sử dụng nguồn NSNN, còn Bộ Xây Dựng có nhiệm vụ hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án ĐTXD công trình

Thứ bảy, với những công trình tại địa phương thì Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành dựa theo những nguyên tắc quản lý vốn để giao Bộ Xây dựng chủ trì kết hợp với các sở

Trang 39

chuyên ngành lập những biểu đơn giá nguyên vật liệu, thiết bị và chi phí sử dụng trong thi công xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương để ban hành văn bản hướng dẫn

Như vậy, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động XDCB của con người; do các cơ quan trong hệ thống hành pháp và hành chính thực hiện; nhằm

hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiệm vụ của người đại diện sở hữu vốn Nhà nước trong các dự án đầu tư; ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của dự án; kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí

1.2.2 Vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước

và chức năng Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng

Vai trò của quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng ngân sách Nhà nước

Thứ nhất, quản lý vốn XDCB từ NSNN có vai trò to lớn đối với quá trình thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia

Thứ hai, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế đất nước theo hướng tích cực

Thứ ba, về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư XDCB có tác dụng giải quyết sự mất cân bằng

về sự phát triển giữa các vùng lãnh thổ trên phạm vi quốc gia

Thứ tư, quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN góp phần phát triển con người, giải quyết các vấn đề dân sinh, xã hội

Thứ năm, quản lý vốn XDCB từ NSNN là công cụ kinh tế quan trọng để Nhà nước trực tiếp tác động điều tiết vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế giữ vững vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước

Chức năng Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng

Theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP: “ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án

là tổ chức trực thuộc chủ đầu tư, được sử dụng con dấu riêng, được mở tài khoản tại kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng thương mại theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ quản

Trang 40

lý dự án được chủ đầu tư giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ đầu tư về hoạt động quản lý dự án của mình”

Theo Luật xây dựng năm 2014: “quản lý dự án là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động trong tổng thể một dự án ĐTXD, một chuyên ngành hay một khu vực nhất định theo sự phân công của các cơ quan, chủ thể có thẩm quyền Trong việc quản lý dự

án, BQLDA có vai trò quan trọng và là một bộ phận tập thể, gồm nhiều cá nhân được thành lập bởi cơ quan, chủ thể có thẩm quyền nhằm nghiên cứu và thực hiện các hoạt động như sau: lập kế hoạch; quản lý và tổ chức, giám sát quá trình, tiến độ thực hiện của

dự án; những hoạt động liên quan khác” Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực được giao làm chủ đầu tư một số dự

án và thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý dự án, tham gia tư vấn quản lý dự án khi cần thiết Bàn giao công trình cho cơ quan, đơn vị quản lý vận hành, khai thác sử dụng; trường hợp cần thiết được người quyết định đầu tư giao thì trực tiếp quản lý vận hành, khai thác sử dụng công trình

Quyền của BQLDA ĐTXD: thực hiện quyền quản lý dự án theo ủy quyền của chủ đầu tư; đề xuất phương án, giải pháp tổ chức quản lý dự án, kiến nghị với chủ đầu

tư giải quyết vấn đề vượt quá thẩm quyền; thuê tổ chức tư vấn tham gia quản lý dự án trong trường hợp cần thiết sau khi được người quyết định đầu tư, chủ đầu tư chấp thuận

Nghĩa vụ của BQLDA ĐTXD: thực hiện nghĩa vụ của chủ đầu tư về quản lý dự

án trong phạm vi được ủy quyền; tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng bảo đảm yêu cầu về tiến độ, chất lượng, chi phí, an toàn và bảo vệ môi trường trong xây dựng; báo cáo công việc với chủ đầu tư trong quá trình quản lý dự án; chịu trách nhiệm về vi phạm pháp luật trong quản lý thực hiện dự án; và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật

Như vậy, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng sẽ có nhiệm vụ áp dụng những kiến thức, kỹ năng, kỹ thuật cũng như công cụ chuyên ngành, liên quan đến dự án để áp dụng vào những hoạt động của dự án nhằm đảm bảo dự án xây dựng đạt được những tiêu chuẩn, mục đích đã được đề ra trước đó

1.2.3 Nội dung quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng

Ngày đăng: 20/03/2024, 15:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w