1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh đồng tháp

126 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp
Tác giả Dương Phi Hùng
Người hướng dẫn TS. Vòng Thịnh Nam
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Quản Lý Kinh Tế
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 126
Dung lượng 13,16 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (25)
  • 2. Các công trình nghiên cứu liên quan (26)
    • 2.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước (26)
    • 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước (28)
  • 3. Mục tiêu nghiên cứu (29)
  • 4. Đối tượng nghiên cứu (30)
  • 5. Phạm vi nghiên cứu (30)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu (30)
    • 6.1 Phương pháp thu thập, xử lý số liệu thông tin (30)
    • 6.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế (30)
    • 6.3 Phương pháp so sánh, đối chiếu (31)
    • 6.4 Phương pháp thống kê, mô tả (31)
  • 7. Đóng góp của luận văn (31)
  • Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG GIAO THÔNG (32)
    • 1.1. Vốn đầu tư XD cơ bản (32)
      • 1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư XDCB (32)
      • 1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư XDCB từ NSNN (32)
      • 1.1.3 Phân loại nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN (32)
        • 1.1.3.1 Theo cấp ngân sách (32)
        • 1.1.3.2 Theo tính chất nguồn vốn (33)
      • 1.1.4 Đặc điểm của vốn đầu tư XDCB từ NSNN (33)
      • 1.1.5 Vai trò của vốn đầu tư XDCB từ NSNN (35)
    • 1.2. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN (36)
      • 1.2.1 Khái niệm về QL (36)
      • 1.2.2 Khái niệm về QL vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước (37)
      • 1.2.3 Nguyên tắc QL vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước (38)
      • 1.2.4 Đặc diểm QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN (38)
      • 1.2.5 Vai trò của QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN (39)
    • 1.3. Nội dung của QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN (40)
      • 1.3.1 Lập KH và phân bổ vốn đầu tư XDCB (40)
      • 1.3.2 Lập, thẩm định dự án đầu tư (43)
      • 1.3.3 Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu (44)
      • 1.3.4 Công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB từ NSNN (45)
      • 1.3.5 Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (50)
    • 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước (54)
      • 1.4.1. Các nhân tố chủ quan (54)
      • 1.4.2 Các nhân tố khách quan (56)
    • 1.5. Một số tiêu chí đánh giá công tác QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN (57)
      • 1.5.1 Tiêu chí thanh toán vốn đầu tư (57)
      • 1.5.2 Tiêu chí về quyết toán vốn đầu tư (58)
      • 1.5.3 Tiêu chí về hoạt động giám sát, thanh tra (58)
      • 1.5.4 Hiệu quả KT - XH của hoạt động đầu tư XDCB đem lại (58)
    • 1.6. Kinh nghiệm về QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông của một số địa phương và bài học cho tỉnh Đồng Tháp34 (58)
      • 1.6.1 Kinh nghiệm một số địa phương (58)
        • 1.6.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Long An, là một tỉnh nằm ở miền Nam Việt Nam, sở hữu một vị trí địa lý đặc biệt, là cửa ngỏ nối vùng Đồng bằng sông Cửu (58)
      • 1.6.2 Bài học kinh nghiệm cho tỉnh Đồng Tháp (62)
  • Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP (64)
    • 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình cơ sở hạ tầng giao thông và nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp (64)
      • 2.1.1 Vị trí địa lý (64)
      • 2.1.2 Điều kiện tự nhiên (64)
      • 2.1.3 Tình hình KT - XH (65)
    • 2.2 Khái quát tình hình QL vốn đầu tư XDCB tại Ban QLDA đầu tư XD công trình (67)
      • 2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngủ cán bộ QL vốn đầu tư XDCB (67)
      • 2.2.2 Cơ chế QL vốn đầu tư XDCB (71)
    • 2.3. Thực trạng QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư XD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp (73)
      • 2.3.1 Lập KH vốn đầu tư XD công trình giao thông (73)
      • 2.3.2 Lập, thẩm định dự án đầu tư (76)
      • 2.3.3 Đấu thầu, lựa chọn nhà thầu (77)
      • 2.3.4 Công tác tạm ứng, thanh toán vốn đầu tư XDCB (78)
      • 2.3.5 Quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (81)
      • 2.3.6. Thanh tra, kiểm tra quá trình sử dụng vốn đầu tư XDCB (82)
    • 2.4. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước (83)
      • 2.4.1 Các nhân tố chủ quan (83)
      • 2.4.2 Các nhân tố khách quan (84)
    • 2.5. Đánh giá chất lượng QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông (86)
      • 2.5.1 Những thành công (86)
      • 2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân (87)
  • Chương 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP (0)
    • 3.1. Quan điểm và định hướng phát triển KT, văn hóa - XH, giao Thông (90)
      • 3.1.1 Quan điểm (90)
      • 3.1.2 Định hướng (90)
        • 3.1.2.1 Phát triển KT (90)
        • 3.1.2.2 Phát triển văn hoá – XH (92)
        • 3.1.2.3 Phát trển cơ sở hạ tầng giao thông (93)
    • 3.2. Phương hướng tăng cường QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước (93)
    • 3.3. Giải pháp hoàn thiện QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước (94)
      • 3.3.1 Hoàn thiện công tác lập dự án, lập KH vốn đầu tư XD công trình (94)
      • 3.3.2. Nâng cao chất lượng công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư (95)
      • 3.3.3. Nâng cao chất lượng thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư (97)
      • 3.3.4. Tăng cường công tác QL lựa chọn nhà thầu (98)
      • 3.3.4 Nâng cao chất lượng kiểm soát thanh toán vốn đầu tư XDCB (99)
      • 3.3.5 Đẩy nhanh công tác quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành (100)
      • 3.3.6 Tăng cường công tác thanh tra, giám sát (101)
      • 3.3.8 Một số giải pháp khác (103)
        • 3.3.8.1. Hoàn thiện công tác QL chất lượng thi công XD (103)
        • 3.3.8.2. Đẩy mạnh công tác giải phóng mặt bằng (105)
        • 3.3.8.3. Áp dụng công nghệ hiện đại trong QL tiến độ thi công XD công trình (105)
  • KẾT LUẬN (108)

Nội dung

Trang 1 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINHBỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾLUẬN VĂN THẠC SĨ DƯƠNG PHI HÙNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN S

Các công trình nghiên cứu liên quan

Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Việc nghiên cứu về KT vĩ mô, NSNN ở nước ngoài trong những năm qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu các nhà khoa học, các CQ trung ương và các cá nhân có liên quan đến đề tài như:

- Wolfgang Streek and Daniel Mertens (2013), đề tài “Fiscal Austerity and

Public Investment”, đề tài đề cập đến cơ cấu chi đầu tư công trong điều kiện ngân sách hạn chế, thắt chặt tài chính và đầu tư công đã chứng minh thực tiễn đầu tư

3 công của ba nước: Mỹ, Đức và Thụy Điển từ năm 1981 đến năm 2007, đầu tư của ba nước này có xu hướng tăng đầu tư công cho phần mềm tăng đó là đầu tư cho giáo dục, nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ cho gia đình, chính sách của thị trường lao động Trong nghiên cứu này các tác giả cũng chỉ ra mối quan hệ giữa đầu tư công và đầu tư vào phần mềm, trong điều kiện tài chính bị hạn chế thì nên thực hiện đầu tư công như thế nào để đạt hiệu quả cao, hạn chế nợ công và thâm hụt NSNN

- Benedict Clements, Rina Bhattacharya, Toan Quoc Nguyen (2013), bài phân tích “External Debt, Public Investment, and Growth in Low - Income

Countrie” - nợ nước ngoài, đầu tư công và tăng trưởng KT ở các nước có thu nhập thấp Trong nghiên cứu này tác giả đã tổng quan các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu, đưa ra các mô hình tăng trưởng, mô hình đầu tư công từ đó định lượng và phân tích các tác động qua chứng minh thực tế từ các nước có thu nhập thấp

- Era Bable - Norris, Kim Brumbym, Annette Kyobe, Zac Mills, and Chris Papageorgiou - IMF (2014), bài viết “Investing in Puclic Investment, An Index of

Public Investment Efficiency”, đề tài khảo sát đầu cư công, một chỉ tiêu của hiệu quả đầu tư công đã đề xuất một chỉ số mới bao quát toàn bộ quá trình QL đầu tư công qua bốn giai đoạn khác nhau: thẩm định dự án, lựa chọn dự án, thực hiện đầu tư, và đánh giá đầu tư Khảo sát được tiền hành gồm 71 nước, trong đó có 40 nước có thu nhập thấp, 31 nước có thu nhập TB, chỉ số này cho phép đánh giá, so sánh các khu vực, các quốc gia có chính sách tương tự với nhau, đặc biệt là những nơi mà nỗ lực cải cách trong đầu tư công được ưu tin Tuy nhiên, nghiên cứu này cho phép ứng dụng khảo sát và đánh giá trên phạm vi quốc gia, trong phạm vi đầu tư công ở địa phương thì không đủ điều kiện để ứng dụng toàn bộ (chỉ ứng dụng được một số nội dung)

Nhìn chung, các nghiên cứu ngoài nước gần như đã trang bị toàn bộ cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc phân tích và đánh giá QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN, và các giải pháp nhằm QL vốn trong đầu tư XD cơ bản hiệu quả Tuy nhiên, việc ứng dụng để đánh gái thực trạng và đưa ra các giải pháp QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở Việt Nam hoặc ở từng địa phương ở Việt Nam thì cần phải vận dụng linh hoạt và có những điều kiện nhất định

Tình hình nghiên cứu trong nước

Việc nghiên cứu QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở nước ta trong những năm qua có rất nhiều các công trình nghiên cứu các nhà khoa học, các CQ trung ương và địa phương như:

- Vũ Ngọc Tuấn, Đàm Văn Huệ (2014) với đề tài “Nhìn lại nguyên tắc ngân sách thường niên theo quan niệm cổ điển và việc tuân thủ nguyên tắc trong QL ngân sách tại Việt Nam”, bài viết chỉ ra nguyên tắc ngân sách thường niên là một trong 4 nguyên tắc cơ bản về ngân sách theo quan niệm cổ điển Sự xuất hiện và phát triển của nguyên tắc ngân sách thường niên đồng hành với sự phát triển của dân chủ, đáp ứng yêu cầu minh bạch, hiệu quả trong chỉ tiêu ngân sách của Chính phủ từ phía người và được thừa nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới Tại Việt Nam, nguyên tắc ngân sách thường niên đã được thể chế hóa trong Luật NSNN, song chưa được tuân thủ đầy đủ, thể hiện thông qua các quy định về ứng trước dự toán ngân sách và chuyển nguồn ngân sách Bởi vậy, nghiên cứu này được thực hiện để làm rõ các nội dung và nguyên tắc, phân tích việc thực hiện nguyên tắc tại Việt Nam gắn với quy định về ứng trước dự toán ngân sách, chuyển nguồn ngân sách và đề ra giải pháp để hoàn thiện các quy định này trong thời gian tới

- Nguyễn Thị Thoa (2015) với đề tài “Quản lý vốn đầu tư XD cơ bản từ NSNN trên địa bàn Thị xã Sơn Tây”, đề tài cũng XD được mô hình khung lý thuyết về QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện gồm các nội dung chủ yếu: lập KH và giao vốn, thẩm định dự án, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, thanh toán vốn, quyết toán, thanh tra, giám sát vốn đầu tư XDCB từ NSNN Nêu sơ bộ về tình hình KT -

XH thị xã Sơn Tây Phân tích thực trạng QL vốn đầu tư XDCN từ NSNN cấp huyện tại thị xã Sơn Tây theo các nội dung: lập KH và giao vốn, thẩm định dự án, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, thanh toán vốn, quyết toán, thanh tra, giám sát vốn đầu tư XDCB từ NSNN Từ thực trạng QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện tại thị xã Sơn Tây, tác giả đã đưa ra giải pháp để tang cường công tác QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện tại thị xã Sơn Tây Tuy nhiên, trong đề tài này tác giả chủ yếu đi sâu vào đánh giá thực trạng QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN cấp huyện

5 tại thị xã Sơn Tây mà chưa đưa ra giải pháp tối ưu về hoàn thiện QL vốn đầu tư XDCN từ NSNN cấp huyện tại thị xã Sơn Tây

- Đặng Thị Thảo (2015) với đề tài “Quản lý vốn đầu tư XD cơ bản từ NSNN tại Kho bạc nhà nước Nghệ An”, đề tài chỉ ra là để tăng cường hiệu lực trong công tác QL Nhà nước bằng pháp luật đối với QL NSNN cần đổi mới một cách hiệu quả và sâu sắc công cụ QL, trong đó đội ngũ cán bộ QL là quan trọng nhất Để XD và phát triển nền KT thị trường, nhà nước phải sử dụng một hệ thống các công cụ QL vĩ mô như KH, chính sách, các công cụ tài chính, pháp luật… Việc sử dụng các công cụ này thực hiện thông qua hoạt động của các CQ, đơn vị trong bộ máy Nhà nước và đội ngũ cán bộ, công chức Nhà nước Tác giả đã phân tích đánh giá công tác kiểm soát chi vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại KBNN Nghệ An, rút ra những ưu điểm, tồn tại và nguyên nhân giải pháp tiếp tục hoàn thiện QL vốn đầu tư XDCN từ NSNN tại KBNN Nghệ An

Các công trình trên đã đề cập khá nhiều vấn đề có liên quan đến hoạt động QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN ở tất cả các cấp Để thực hiện đề tài của mình, tôi đã tham khảo, kế thừa một phần các công trình trên, kết hợp với thực tế QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp để phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp

Riêng đối với QL vốn đầu tư XDCN từ NSNN tại Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về vấn đề này Điều đó cho thấy việc nghiên cứu đề tài này là vấn đề mới đang đặt ra, vừa khó khăn, đòi hỏi phải nghiên cứu những điều kiện đặc thù của tỉnh để QL vốn đầu tư XDCN từ NSNN có hiệu quả hơn.

Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN

- Phân tích, đánh giá thực trạng về QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp trong trời gian qua

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp trong trời gian tới.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập, xử lý số liệu thông tin

Tổng hợp các số liệu liên quan đến vấn đề QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN từ những nghiên cứu trước hoặc từ các tài liệu có liên quan Nghiên cứu các lý thuyết, thu thập và tổng hợp qua sách báo, tài liệu, internet về lý thuyết QL chi tiêu; Các công trình nghiên cứu trước đây, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; kinh nghiệm các tỉnh, địa phương; thu thập các số liệu từ các CQ chức năng,…

Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế

Thực hiện phương pháp thực địa, có cơ sở thực tế để so sánh và kiểm chứng tính xác thực của vấn đề nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, phương pháp này được sử dụng để thu thập thông tin tại thực tế QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp

Phương pháp so sánh, đối chiếu

Được sử dụng để phân tích, đánh giá hiện trạng công tác QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp trong mối quan hệ tăng trưởng KT, phát triển XH thông qua việc so sánh, đối chiếu với các tiêu chí QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN được đề xuất để xem công tác QL đã hoàn thiện hay chưa? Những vấn đề tồn tại là gì? Từ đó có giải pháp phù hợp.

Phương pháp thống kê, mô tả

Dùng phương pháp này để thống kê số liệu về tình hình QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp nhằm phục vụ cho việc phân tích và đánh giá thực trạng của công tác QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN, làm cơ sở cho việc đề xuất giải pháp.

Đóng góp của luận văn

- Về mặt lý luận: Đề tài sẽ góp phần phát triển lý thuyết về công tác QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN

- Về mặt thực tiễn: Thực hiện phân tích đánh giá thực trạng QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp, phân tích các nhân tố ảnh hưởng, những KQ đạt được cũng như những mặt tồn tại, hạn chế Từ đó xác lập cơ sở thực tiễn và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại Ban Quản lý dự án ĐTXD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CÁC DỰ ÁN HẠ TẦNG GIAO THÔNG

Vốn đầu tư XD cơ bản

1.1.1 Khái niệm vốn đầu tư XDCB

Vốn đầu tư là nguồn được sử dụng dưới hình thức đầu tư gián tiếp hoặc trực tiếp bằng tài sản hợp pháp và tiền

Vốn đầu tư XDCB là toàn bộ chi phí để đạt được mục đích đầu tư, bao gồm chi phí cho việc chuẩn bị đầu tư; chi phí về thiết kế và XD; chi phí mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí kiến thiết cơ bản khác ghi trong dự toán được duyệt

1.1.2 Khái niệm vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN là một phần vốn đầu tư phát triển của NSNN được hình thành từ sự huy động của Nhà nước dùng để chi cho đầu tư XDCB nhằm

XD và phát triển CSVC - kỹ thuật và kết cấu hạ tầng KT - XH cho nền KT quốc dân, nhằm đạt mục tiêu ổn định và tăng trưởng KT

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN thành vốn đầu tư XDCB của ngân sách Trung ương được hình thành từ các khoản thu của ngân sách trung ương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ lợi ích quốc gia Vốn đầu tư XDCB từ NSNN phần lớn được sử dụng để đầu tư cho các dự án không có khả năng thu hồi vốn trực tiếp, có vốn đầu tư lớn, có tác dụng chung cho nền KT - XH mà các thành phần KT khác không có khả năng hoặc không muốn tham gia đầu tư

Vốn đầu tư XDCB của ngân sách địa phương được hình thành từ khoản thu của ngân sách địa phương nhằm đầu tư vào các dự án phục vụ cho lợi ích của địa phương đó Nguồn vốn này thường được giao cho các cấp chính quyền địa phương QL thực hiện

1.1.3 Phân loại nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Theo luật ngân sách, vốn đầu tư XDCB được phân theo cấp ngân sách, gồm vốn ngân sách Trung ương và vốn ngân sách địa phương

- Vốn ngân sách trung ương giữ vai trò chủ đạo, bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ chi quốc gia, hỗ trợ địa phương chưa cân đối được ngân sách và hỗ trợ các địa phương theo quy định của luật ngân sách

- Vốn ngân sách địa phương được phân cấp nguồn thu bảo đảm chủ động thực hiện những nhiệm vụ chi được giao Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi giữa các cấp ngân sách ở địa phương phù hợp với phân cấp QL KT - XH, quốc phòng, an ninh và trình độ QL của mỗi cấp trên địa bàn

1.1.3.2 Theo tính chất nguồn vốn

Vồn đầu tư XDCB tập trung là loại vốn lớn về quy mô và tỷ trọng trong tổng nguồn XDCB từ NSNN

Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư là vốn từ nguồn NSNN cấp cho các đơn vị hành chính sự nghiệp để chi cho việc sửa chữa, cải tạo, mở rộng nâng cấp CSVC…Tuy nhiên, khoản chi cho vốn sự nghiệp đầu tư XD là một khoản chi

“lưỡng tính “ Lý do là bởi, chúng vừa mang tính chất thường xuyên và cũng mang tính không thường xuyên, là vì chi sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp các CSVC của đơn vị hành chính sự nghiệp không phải là một khoản chi đều đặn và ổn định Mặt khác, khoản chi này là khoản chi phục vụ cho hoạt động QL nhà nước và hoạt động sự nghiệp nên chúng được xét vào loại chi thường xuyên Nói một cách khác, vốn sự nghiệp đầu tư XD chính là một loại vốn dùng để đầu tư Nhưng do dùng để chi thường xuyên cho các đơn vị hành chính sự nghiệp nên chúng có tên gọi là vốn sự nghiệp

1.1.4 Đặc điểm của vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Là một loại vốn đầu tư nên nó có các điểm giống với nguồn vốn đầu tư thông thường, ngoài ra vốn đầu tư XDCB từ NSNN còn có những đặc điểm khác như sau:

- Thứ nhất, vốn đầu tư XDCB từ NSNN thường có quy mô lớn, có tính chất cố định:

Vốn cho hoạt động đầu tư XDCB lớn, do sản phẩm có khối lượng lớn, thời gian XD và tồn tại của sản phẩm XDCB dài, chu kỳ sản xuất không lặp lại là đặc điểm nổi bật của đầu tư XDCB

10 Để thực hiện đầu tư XDCB cần phải trải qua rất nhiều công đoạn, với sự tham gia của nhiều người ở các lĩnh vực chuyên môn khác nhau; hao phí về lao động, máy móc, nhiên, nguyên vật liệu là rất lớn Vì vậy để đảm bảo cho hoạt động đầu tư XDCB đạt được hiệu quả cao cần phải làm tốt công tác chuẩn bị Dự án đầu tư được chuẩn bị tốt sẽ là kim chỉ nam, là cơ sở vững chắc, là tiền đề cho việc thực hiện các công cuộc đầu tư đạt hiệu quả tốt như mong muốn

Vốn đầu tư XDCB từ NSNN về cơ bản không vì mục tiêu lợi nhuận, được sử dụng vì mục đích chung của mọi người, lợi ích lâu dài cho một ngành, địa phương và cả nền KT

- Thứ hai, vốn đầu tư XDCB từ NSNN thường dài hạn và sản phẩm đầu tư XDCB có giá trị sử dụng lâu dài: Do công trình XD mang tính đơn chiếc, không thể sản xuất đồng loạt, có chăng chỉ sản xuất đồng loạt một số cấu kiện trong nhà máy rồi đem lắp giáp ngoài công trường và phải trải qua nhiều công đoạn mới trở thành công trình XD hoàn chỉnh Việc XD công trình cần nhiều thời gian, do vậy vốn đầu tư XDCB thường dài hạn và rất lớn

Kết quả của đầu tư XDCB là những sản phẩm có giá trị lớn và có giá trị sử dụng lâu dài, nhiều năm, có khi hàng trăm năm và thậm chí tồn tại vĩnh viễn như các công trình kiến trúc nổi tiếng thế giới như: Vạn lý trường thành ở Trung Quốc, Đền Angkor Wat của CamPuChia và tháp Eiffel của Pháp… Những công trình tiêu biểu ở Việt Nam phải kể đến là: Văn miếu Quốc Tử Giám (945 năm, xây năm 1070), nhà thờ Cù Lao Giêng (138 năm, XD trong 12 năm), cầu Long Biên (113 năm, XD trong 4 năm 1898-

1902), nhà thờ Phát Diệm (116 năm, XD trong 24 năm từ 1875-1899)

- Thứ ba, vốn đầu tư XDCB từ NSNN chủ yếu chủ yếu để phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hoặc định hướng đầu tư vào những ngành, lĩnh vực chiến lược: Các công trình hạ tầng kỹ thuật: đường xá, cầu cống, bến cảng, sân bay và các công trình hạ tầng XH: trường học, bệnh viện, nhà văn hóa đều có ý nghĩa rất lớn về mặt kỹ thuật, KT, chính trị XH Các công trình đó đã góp phần tăng cường CSVC kỹ thuật cho đất nước, làm thay đổi cơ cấu của nền KT quốc dân từ đó đẩy mạnh tốc độ và nhịp điệu tăng năng suất lao động XH và phát triển nền KT quốc dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

Theo cách hiểu chung nhất thì QL là sự tác động của chủ thể QL lên đối tượng QL nhằm đạt được mục tiêu QL Việc tác động theo cách nào còn tùy thuộc vào các góc độ khoa học khác nhau, các lĩnh vực khác nhau cũng như cách tiếp cận của người nghiên cứu

Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước do các CQ nhà nước thực hiện nhằm xác lập một trật tự ổn định, phát triển XH theo những mục tiêu mà tầng lớp cầm quyền theo đuổi Bao gồm toàn bộ hoạt động của cả bộ máy nhà nước từ lập pháp, hành pháp đến tư pháp vận hành như một thực thể thống nhất

Theo Phan Huy Đường, 2012 Quản lý nhà nước về KT Hà Nội: Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội: “Quản lý nói chung là sự tác động có tổ chức, có mục đích của chủ thể QL lên đối tượng QL và khách thể QL nhằm sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để đạt được các mục tiêu đặt ra trong sự vận động của sự vật Đối tượng QL, khách thể QL chủ yếu là QL con người Ngoài ra còn QL các khách thể khác như tài nguyên, CSVC kỹ thuật Chủ thể QL có thể là một người, một tổ chức, một bộ máy ( ) Vì thế nói đến QL là phải nói đến một cơ chế vận hành, tức là cơ chế QL (như chế độ, chính sách, biện pháp tổ chức, tâm lý xã hội )”

1.2.2 Khái niệm về QL vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước

Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với các quá trình XH và hành vi hoạt động XDCB của con người; do các CQ trong hệ thống hành pháp và hánh chính thực hiện; nhằm hỗ trợ các chủ đầu tư thực hiện đúng vai trò, chức năng, nhiện vụ của người đại diện sở hữu vốn Nhà nước trong các dự án đầu tư; ngăn ngừa các ảnh hưởng tiêu cực của dự án; kiểm tra; kiểm soát, ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực trong việc sử dụng vốn Nhà nước nhằm tránh thất thoát, lãng phí

- Đối tượng QL chính là vốn đầu tư XDCB từ NSNN nếu xét về mặt hiện vật Nếu xét về phân cấp QL thì đối tượng QL của vốn đầu tư XDCB từ NSNN là các CQ sử dụng vốn đầu tư XDCB cấp dưới

- Chủ thể QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN là tổng thể các CQ QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN gắn với cơ cấu tổ chức nhất định, các cơ quan chức năng được phân cấp QL vốn đầu tư từ NSNN Mỗi CQ chức năng thực hiện QL ở từng khâu trong quy trình QL vốn Cụ thể như sau:

+ Cơ quan KH và đầu tư (Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phòng Tài chính – Kế hoạch) là đầu mối và chịu trách nhiệm khâu tham mưu với

CQ cùng cấp phân bổ KH vốn

+ Kho bạc Nhà nước QL kiểm soát thanh toán, hạch toán kế toán, tất toán tài khoản vốn đầu tư XDCB từ NSNN

+ Cơ quan tài chính (Bộ Tài chính; Sở Tài chính; Phòng Tài chính – Kế hoạch) chịu trách nhiệm QL, tham mưu trong việc điều hành nguồn vốn và quyết toán vốn đầu tư

+ Chủ đầu tư có chức năng QL sử dụng vốn đúng nguyên tắc, đúng mục đích sử dụng vốn và đúng định mức theo quy định

Trong các khâu QL vốn đầu tư, khâu quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả QL vốn đầu tư là bước lập và phân bổ KH vốn, đưa dự án vào danh mục đầu tư

- Mục tiêu QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN là bảo đảm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, chế độ quy định và có hiệu quả cao

14 Đối với vốn đầu tư XDCB từ NSNN, hiệu quả không đơn thuần là lợi nhuận hay hiệu quả KT nói chung mà là hiệu quả tổng hợp, hiệu quả KT - XH

1.2.3 Nguyên tắc QL vốn đầu tư XDCB từ ngân sách Nhà nước

Ngân sách nhà nước được QL thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp QL; gắn quyền hạn với trách nhiệm của CQ QL nhà nước các cấp

Việc QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN bảo đảm đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định về QL tài chính đầu tư và

XD của pháp luật hiện hành

Chủ đầu tư chịu trách nhiệm QL, sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm và có hiệu quả Chấp hành đúng quy định của pháp luật về chế độ

QL tài chính đầu tư

Cơ quan cấp trên của chủ đầu tư có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc các chủ đầu tư thuộc phạm vi QL thực hiện KH đầu tư, sử dụng vốn đầu tư đúng mục đích, đúng chế độ Nhà nước

Nội dung của QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN

1.3.1 Lập KH và phân bổ vốn đầu tư XDCB

Kế hoạch vốn đầu tư XDCB là công cụ QL nhà nước quan trọng trong dự toán chi NSNN hàng năm Đối với dự án đầu tư sử dụng vốn NSNN, KH vốn đầu tư hàng năm là điều kiện tiên quyết để thanh toán vốn, đồng thời là mức vốn tối đa được phép thanh toán cho dự án trong năm KH Vì vậy thực hiện tốt KH vốn đầu tư, đồng nghĩa với việc quyết định đầu tư và bố trí vốn đầu tư cho từng dự án hàng năm phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ được duyệt và đảm bảo được tiến độ theo quy định giúp cho quá trình giải ngân nhanh gọn, tăng cường QL vốn đầu tư từ NSNN

- Công tác lập KH vốn đầu tư:

Kế hoạch vốn đầu tư của mỗi ngành, mỗi cấp thường được phản ánh trong kỳ

KH của ngành, của cấp mình (cả nước, ngành, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã)

Theo quy định của Luật NSNN về việc lập dự toán NSNN hàng năm, căn cứ vào tiến độ và mục tiêu thực hiện dự án, chủ đầu tư lập KH vốn đầu tư của dự án gửi CQ QL cấp trên Các Bộ tổng hợp, xem xét và lập KH vốn đầu tư gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính UBND cấp tỉnh lập dự toán Ngân sách địa phương về phần KH vốn đầu tư xin ý kiến Thường trực HĐND tỉnh trước khi gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính Bộ Kế hoạch và đầu tư và Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội quyết định và giao chỉ tiêu KH vốn đầu tư cho các Bộ và các tỉnh Đối với chương trình Quốc gia, dự án quan trọng Quốc gia trong KH hàng năm và từng thời kỳ phát triển KT do Quốc hội quyết định, Thủ tuớng Chính phủ phê duyệt mục tiêu, tiến độ, tổng mức vốn đầu tư và nguồn vốn đầu tư làm cơ sở để bố trí KH hàng năm do các Bộ, địa phương thực hiện

- Điều kiện được ghi KH vốn hàng năm của các dự án:

Hiện tại, các CQ có thẩm quyền phân bổ vốn đầu tư phải căn cứ theo từng dự án Các dự án chỉ được ghi KH vốn đầu tư hàng năm của Nhà nước khi có đủ các điều kiện sau:

+ Đối với các dự án quy hoạch: có đề cương hoặc nhiệm vụ dự án quy hoạch được duyệt theo thẩm quyền

+ Đối với các dự án ở giai đoạn chuẩn bị đầu tư: phải phù hợp với quy hoạch phát triển ngành và lãnh thổ được duyệt theo thẩm quyền

+ Đối với các dự án ở giai đoạn thực hiện đầu tư: phải có Quyết định đầu tư từ thời điểm trước 31/10 năm trước năm KH

+ Đảm bảo thời gian và vốn bố trí để thực hiện các dự án nhóm B không quá 5 năm, dự án nhóm C không quá 3 năm

- Điều chỉnh KH vốn đầu tư năm: Định kỳ, rà soát tiến độ thực hiện và mục tiêu đầu tư của các dự án trong năm để điều chỉnh KH vốn đầu tư theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh KH vốn đầu tư, chuyển vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện sang các dự án vượt tiến độ, còn nợ khối lượng, các dự án có khả năng hoàn thành vượt KH trong năm

- Phân bổ vốn đầu tư XDCB:

Nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư XDCB: Trên cơ sở tổng mức vốn được Quốc hội phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ giao các Bộ, các ngành phân bổ vốn cho các công trình, dự án cụ thể Việc phân bổ vốn cho các công trình, dự án phải được thực hiện trên các nguyên tắc sau:

+ Thực hiện đúng theo quy định của Luật NSNN, vốn đầu tư thuộc NSNN chỉ bố trí cho các dự án kết cấu hạ tầng KT - XH không có khả năng hoàn vốn trực tiếp

+ Các công trình dự án phục vụ cho các mục tiêu phát triển KT - xã hội của ngành đề ra

+ Các công trình, dự án được bố trí vốn phải nằm trong quy hoạch đã được phê duyệt, có đủ các thủ tục đầu tư theo các quy định về QL đầu tư và XD

+ Bố trí vốn tập trung, bảo đảm bảo hiệu quả đầu tư Ưu tiên bố trí cho các dự án quan trọng Quốc gia và các dự án lớn khác, các công trình, dự án hoàn thành trong kỳ KH, vốn đối ứng cho các dự án ODA; không bố trí vốn cho các dự án khi chưa xác định được rõ nguồn vốn

+ Phải dành đủ vốn để thanh toán các khoản nợ và ứng trước vốn đầu tư của năm KH

+ Bảo đảm tính công khai, minh bạch, công bằng trong phân bổ vốn đầu tư phát triển Định mức phân bổ vốn đầu tư: Để đảm bảo sự công bằng, công khai, minh bạch trong phân bổ vốn đầu tư giữa Trung ương và địa phương, giữa các vùng miền trong cả nước, Chính phủ đã ban hành quy định về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ chi đầu tư phát triển bằng nguồn NSNN cho từng giai đoạn Theo đó, định mức phân bổ vốn đầu tư trong cân đối được tính toán trên các tiêu chí về dân số, trình độ phát triển, diện tích tự nhiên, đơn vị hành chính và các tiêu chí bổ sung (tiêu chí thành phố đặc biệt; thành phố trực thuộc Trung ương; thành phố loại 1 thuộc tỉnh; các tỉnh, thành phố, các vùng KT trọng điểm; các trung tâm phát triển của vùng và tiểu vùng)

Thẩm quyền phân bổ vốn đầu tư: UBND các cấp lập phương án phân bổ vốn đầu tư trình HĐND cùng cấp quyết định Theo Nghị quyết của HĐND, UBND phân bổ và quyết định giao KH vốn đầu tư cho từng dự án thuộc phạm vi

QL đã đủ các điều kiện quy định, đảm bảo khớp đúng với các chỉ tiêu được giao

Riêng đối với các dự án được đầu tư bằng các nguồn vốn để lại theo Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và bổ sung có mục tiêu từ Ngân sách Trung ương cho ngân sách địa phương còn phải tuân thủ các quy định về đối tượng đầu tư và mục tiêu sử dụng của từng nguồn vốn đầu tư

Thời gian lập, trình, duyệt, giao KH vốn đầu tư theo quy định của Luật NSNN:

Hi ̀nh 1.1 Quy trình lập KH và phân bổ vốn đầu tư XDCB theo quy định của

Nhà nước Bước 1, hướng dẫn lập, XD KH: Căn cứ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc XD KH phát triển KT XH và số kiểm tra về dự toán Ngân sách năm

KH (thường ban hành vào tháng 5 hàng năm), Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì

19 phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương triển khai vào tháng 6 hàng năm để chuẩn bị cho việc XD kế hoạch năm

Bước 2, các Bộ, ngành, địa phương XD và báo cáo KH: Căn cứ tiến độ thực hiện dự án và các mục tiêu ưu tiên đã hướng dẫn các Bộ, ngành, địa phương phối hợp với các CQ liên quan xác định cụ thể các danh mục và vốn đầu tư các dự án, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên Kiến nghị các cơ chế cần thiết bảo đảm cho việc thực hiện KH đầu tư

Bước 3, tổng hợp, cân đối và báo cáo KH đầu tư của cả nước: Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu đề xuất các mục tiêu chiến lược, các quy hoạch phát triển KT - XH vùng, ngành và lãnh thổ, trong đó có những chương trình đầu tư công cộng, tổng mức và cơ cấu vốn đầu tư của toàn bộ nền KT quốc dân, tổng mức vốn đầu tư và danh mục chương trình, dự án đầu tư ưu tiên thuộc NSNN trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng

Căn cứ vào các chương trình, dự án đầu tư của các Bộ, ngành, địa phương,

Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự kiến phân bổ vốn đầu tư tập trung thuộc NSNN cho các

Bộ, ngành, địa phương trình Thủ tướng Chính phủ vào tháng 9 hàng năm

Bước 4, phân bổ KH vốn đầu tư: sau khi được Quốc hội phê duyệt, khoảng tháng

11 hàng năm Thủ tướng Chính phủ giao cho các Bộ, ngành, địa phương các chỉ tiêu:

+ Tổng mức vốn đầu tư tập trung của NSNN, chia ra thành vốn trong nước và vốn ngoài nước

+ Vốn thực hiện dự án: gồm vốn theo cơ cấu vốn đầu tư theo một số ngành, mục tiêu quan trọng; danh mục và vốn đầu tư các công trình, dự án thuộc nhóm A

Các nhân tố ảnh hưởng đến QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước

1.4.1 Các nhân tố chủ quan

Hệ thống kiểm tra, giám sát QL sử dụng vốn đầu tư XD cơ bản từ NSNN

Hệ thống kiểm tra giám sát có vai trò và tác dụng tích cực trong QL sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN Đây là một chức năng quan trọng của QL nhà nước, là một nội

31 dung của công tác QL Đồng thời là phương pháp bảo đảm việc tuân thủ theo pháp luật của các chủ thể và các bên liên quan

Tác động cơ bản là phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật Qua các cuộc Thanh tra khả năng cũng sẽ phát hiện những sai sót, kẽ hở của cơ chế chính sách góp phần hoàn thiện hệ thống cơ chế chính sách Hệ thống này chủ yếu thực hiện các nội dung kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, giám sát Kiểm tra là xem xét đánh giá, chủ thể rộng, mục đích là uốn nắn, chấn chỉnh đối tượng có thứ bậc Thanh tra là xem xét việc làm tại chỗ của CQ, địa phương nhân danh quyền lực nhà nước Nhằm phòng ngừa, phát hiện ngăn chặn và xử lý các vi phạm pháp luật Kiểm toán là đánh giá nhận xét tính đúng đắn trung thực của báo cáo tài chính, quyết toán, đánh giá tuân thủ pháp luật, hiệu quả hiệu lực trong QL sử dụng tài chính Giám sát là theo dõi một hoạt động và buộc đối tượng phải làm theo một tiêu chuẩn, nguyên tắc nhất định

Khả năng tài chính của chủ đầu tư Để đi đến quyết định đầu tư, chủ đầu tư không thể không tính đến khả năng tài chính để thực hiện đầu tư Mỗi chủ đầu tư chỉ có nguồn tài chính để đầu tư ở giới hạn nhất định, chủ đầu tư không thể quyết định đầu tư thực hiện các dự án vượt xa khả năng tài chính của mình, đây là một yếu tố nội tại chi phối việc quyết định đầu tư Do vậy, khi đưa ra một chính sách cơ chế QL đầu tư và XD không thể chú ý đến các giải pháp QL và huy động vốn đầu tư cho dự án Trong điều kiện của nước ta ở giai đoạn hiện nay, ảnh hưởng này có tác động không nhỏ đến hiệu quả KT của dự án

Nhân tố con người là nhân tố vô cùng quan trọng đối với công tác QL vốn đầu tư XDCB, bởi vì cho dù khi đã có cơ chế chính sách đúng, môi trường đầu tư thuận lợi nhưng năng lực QL đầu tư XD yếu kém, luôn có xu hướng tìm kẽ hở trong chính sách để tham nhũng thì công tác QL vốn sẽ không đạt được hiệu quả mong muốn

Các biểu hiện của những hạn chế trong nhân tố con người đối với QL vốn đầu tư XDCB:

- Quyết định đầu tư vội vàng thiếu chính xác: Chất lượng công tác quy hoạch thấp, quy hoạch chưa thực sự đi trước một bước để làm căn cứ xác định địa điểm

XD cho dự án đầu tư, nên quyết định đầu tư thiếu chính xác Vì thế không ít dự án

32 khi XD chưa có quy hoạch tổng thể nên các công trình phải dịch chuyển địa điểm gây tổn thất, lãng phí, hiệu quả đầu tư thấp Hiện tượng khá phổ biến khác là nhiều cấp có thẩm quyền khi ra các quyết định liên quan đến chủ trương đầu tư như tổng dự toán, dự toán chi tiết thiếu chính xác nên đưa đến hiện tượng phổ biến là thường phải điều chỉnh bổ sung

- Bố trí công trình hàng năm quá phân tán làm lu mờ mục tiêu chiến lược: Bố trí KH quá phân tán, hàng năm số dự án, công trình đưa vào kế hoạch đầu tư quá lớn Do vậy thời gian thi công bị kéo dài, hiệu quả thấp Các công trình có khối lượng thực hiện quá lớn lại được bố trí KH năm sau thấp, nên kéo dài niên độ thực hiện KH của các dự án, công trình

1.4.2 Các nhân tố khách quan

Cơ chế QL đầu tư XD

Cơ chế QL đầu tư và XD là các quy định của Nhà nước thông qua các CQ có thẩm quyền về các nội dung QL làm chế tài để quản lý hoạt động đầu tư và XD Nếu cơ chế QL đầu tư và XD mang tính đồng bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tư XD, tiết kiệm trong việc QL vốn đầu tư cho XDCB, ngược lại nếu chủ trương đầu tư thường xuyên bị thay đổi sẽ gây ra những lãng phí to lớn đối với nguồn vốn đầu tư cho XDCB

Mặc dù Chính phủ và các Bộ, ngành đã có nhiều cố gắng nghiên cứu sửa đổi bổ sung các cơ chế chính sách cho phù hợp hơn trong điều kiện nền KT thị trường song cơ chế, chính sách QL KT nói chung, QL đầu tư và XD nói riêng vẫn chưa theo kịp thực tế cuộc sống

Chiến lược phát triển KT và chính sách KT trong từng thời kỳ Đối với nước ta, chiến lược phát triển KT - XH là hệ thống quan điểm định hướng của Đảng, của Nhà nước về phát triển KT - XH theo ngành, theo vùng KT trong từng giai đoạn Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của chiến lược phát triển KT -

XH Việt Nam đến năm 2020 là tập trung vào hai nội dung cơ bản: Tạo ra tốc độ tăng trưởng KT cao và chuẩn bị các điều kiện cần thiết để nhanh chóng đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, tiến sát với trình độ tiên tiến của các nước trong khu vực và thế giới trong một vài thập kỷ tới Cùng với chính sách KT và pháp luật

KT, hoạt động đầu tư của Nhà nước nói chung và hoạt động đầu tư XDCB nói riêng là biện pháp KT nhằm tạo môi trường và hành lang cho doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh và hướng các hoạt động KT của các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của KH vĩ mô

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ

Nó có thể là cơ hội và cũng có thể là nguy cơ đe dọa đối với một dự án đầu tư Trong đầu tư, chủ đầu tư phải tính đến thành tựu của khoa học, công nghệ để xác định quy mô, cách thức đầu tư về trang thiết bị, quy trình kỹ thuật, công nghệ sản xuất sự tiến bộ của khoa học công nghệ cũng đòi hỏi nhà đầu tư dám chấp nhận sự mạo hiểm trong đầu tư nếu muốn đầu tư thành công Đặc biệt trong đầu tư XDCB, sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã làm tăng năng suất lao động, giúp cải tiến nhiều trong quá trình tổ chức thi công, rút ngắn thời gian hoàn thành công trình Bên cạnh đó quá trình QL hoạt động đầu tư XD cơ bản đòi hỏi phức tạp hơn

Một số tiêu chí đánh giá công tác QL vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Để đánh giá trình độ QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn NSNN cần phải dựa vào nhiều tiêu chí, xét trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể Để thuận tiện cho việc đánh giá, chúng ta có thể sử dụng một số tiêu chí sau:

1.5.1 Tiêu chí thanh toán vốn đầu tư

Tỷ lệ % thanh toán tạm ứng: phản ánh giá trị tạm ứng theo từng hợp đồng

Tỷ lệ % thanh toán vốn từng năm: Phản ánh giá trị thanh toán, giải ngân vốn theo KH vốn giao hàng năm

Giá trị thanh toán từng năm

Giá trị KH vốn năm

1.5.2 Tiêu chí về quyết toán vốn đầu tư

Tỷ lệ % giá trị quyết toán được duyệt: phản ánh giá trị quyết toán vốn đầu tư được cấp có thẩm quyền duyệt cho từng dự án đầu tư XD

Giá trị đề nghị quyết toán

Giá trị quyết toán được duyệt

Tỷ lệ % cắt giảm: Phản ánh giá trị giảm trừ, xuất toán trong tổng chi phí đề nghị quyết toán của từng dự án đầu tư

Giá trị đề nghị quyết toán

1.5.3 Tiêu chí về hoạt động giám sát, thanh tra

Tỷ lệ % dự án được kiểm tra: Phản ánh số dự án đã được các CQ chức năng giám sát, thanh tra, kiểm toán qua từng năm

Số dự án được kiểm tra

Số dự án được quyết toán

1.5.4 Hiệu quả KT - XH của hoạt động đầu tư XDCB đem lại

Các hoạt động đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN thường là các hoạt động đầu tư công, là vốn để thu hút các nguồn lực khác đầu tư Vì thế, hầu hết công trình sử dụng vốn NSNN đều là các công trình không mang lại doanh thu, lợi nhuận Những lợi ích mà XH thu được chính là sự đáp ứng của dự án đầu tư đối với việc thực hiện các mục tiêu chung phát triển của nền KT.

Kinh nghiệm về QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông của một số địa phương và bài học cho tỉnh Đồng Tháp34

1.6.1 Kinh nghiệm một số địa phương

1.6.1.1 Kinh nghiệm của tỉnh Long An, là một tỉnh nằm ở miền Nam Việt Nam, sở hữu một vị trí địa lý đặc biệt, là cửa ngỏ nối vùng Đồng bằng sông Cửu

Long và vùng Đông Nam Bộ Phía Đông giáp Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh, phía Bắc giáp tỉnh Svay Rieng (Vương Quốc Campuchia), phía Tây giáp tỉnh Đồng Tháp và phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang

Long An còn nằm trong Vùng KT trọng điểm phía Nam, khu vực phát triển

KT động lực của cả nước với tốc độ tăng trưởng KT mạnh mẽ nhất, năng động nhất, thu hút đầu tư hàng đầu cả nước Ngoài vị trí chiến lược thuận lợi cho phát triển KT

- XH, Long An còn có lợi thế về nguồn lực: tiềm năng đất đai dồi dào; nguồn nhân lực được chú trọng đào tạo lành nghề; môi trường đầu tư thân thiện, thủ tục nhanh chóng, ưu đãi hấp dẫn và chi phí cạnh tranh; cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện với hệ thống giao thông liên hoàn; các khu- cụm công nghiệp đáp ứng cả về số lượng cũng như được đầu tư hoàn thiện về hạ tầng; khí hậu ôn hòa, môi trường sống gần gũi thiên nhiên, an toàn; môi trường sinh thái đặc sắc, độc đáo Trong đó, đặc biệt là sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông, hơn 5 năm qua mỗi công trình giao thông khi được chọn thực hiện luôn đặt mục tiêu tận dụng những thuận lợi từ việc phát triển hạ tầng phục vụ cho sự phát triển bền vững của địa phương Hầu hết các công trình giao thông hiện nay đã kết nối liên hoàn, thống nhất, là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH trong tỉnh, nhất là phát triển trên lĩnh vực công nghiệp

Trong những năm qua, một số tuyến đường như: Cao tốc TP.HCM – Trung Lương, cao tốc Bến Lức – Long Thành, QL 1, N2, QL50, tuyến hành lang đường thủy số 2… qua địa bàn tỉnh được Trung ương đầu tư XD Ngoài việc xây mới, một số tuyến được nâng cấp, mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương giữa các tỉnh với nhau, từ đó, mối liên kết vùng được kết nối, phát triển Tuyến QL1 qua địa bàn trở thành con đường huyết mạch, gắn kết Long An với các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long và TP.HCM Tuyến QL1 ngày nay được mở rộng, các cầu trên tuyến này cũng được sửa chữa, nâng cấp để bảo đảm việc vận chuyển hàng hóa, đi lại của người dân các tỉnh Ngoài ra, tuyến tránh QL1 đoạn qua TP Tân An được

XD cũng đáp ứng yêu cầu của sự phát triển, liên kết vùng Bên cạnh tuyến QL1, QL50 có vai trò vô cùng quan trọng, là nơi kết nối TP.HCM qua các huyện phía Đông của tỉnh Long An, Tiền Giang với vùng Đồng bằng sông Cửu Long và ngược lại Tuyến đường có tổng chiều dài gần 90km, được nâng cấp, mở rộng trong nhiều

36 năm qua Ngoài ra, việc khánh thành cầu Mỹ Lợi bắc qua sông Vàm Cỏ giúp thông tuyến QL50, từ đó, việc giao thương, buôn bán của người dân trong tỉnh với các tỉnh khác dễ dàng hơn so với trước đây

Hạ tầng giao thông đang thay đổi mạnh mẽ được xem như lợi thế lớn để thị trường bất động sản tỉnh Long An phát triển mạnh hơn trong thời gian tới Hiện tại, Long An đã có rất nhiều dự án lớn, từ 300 ha đến trên 1.000 ha, được chủ đầu tư thực hiện, như dự án khu đô thị sinh thái Nam Long tại Bến Lức với trên 380 ha, dự án Khu đô thị Sinh thái Năm Sao của Tập đoàn Quốc tế Năm Sao tại Cần Giuộc có diện tích quy hoạch trên 419 ha, dự án Happy Land của Khang Thông với diện tích trên 1.200 ha… Các dự án này đang trở thành những điểm nhấn quan trọng của thị trường bất động sản Long An

Một chuyên gia địa ốc độc lập cho rằng căn cứ vào tình hình thị trường cũng như những định hướng phát triển trong tương lai, đặc biệt là trên cơ sở đồ án quy hoạch vùng 2020-2050, có thể nhận định từ năm 2017, thị trường bất động sản ở Long An sẽ bước vào giai đoạn bùng nổ Theo đồ án này, vùng TP.HCM sẽ gồm 8 tỉnh, thành phố trọng điểm phía Nam: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long

An, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang với TP.HCM là hạt nhân Với quy hoạch đó, những hạng mục hạ tầng giao thông quan trọng như hàng loạt tuyến vành đai và đường xuyên tâm kết nối từ trung tâm thành phố tới các quốc lộ, cũng như những tuyến kết nối giữa các tỉnh, thành sẽ dần được hình thành

Với đặc điểm tự nhiên khá giống nhau nhưng qua tiếp cận thực tế triển khai cơ chế QL vốn đầu tư và XD công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Long An có những nét nổi trội so với triển khai của tỉnh Đồng Tháp, cụ thể:

- Lập KH XD cơ sở hạ tầng luôn bám sát vào định hướng phát triển sản xuất của địa phương Địa phương đã coi thúc đẩy sản xuất phát triển là bước đột phá và XDCB là một trong các nhân tố quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH,

- Các nhà QL vốn đầu tư XDCB đã biết cách thu hút vốn đầu tư bằng cách đa dạng hóa các nguồn lực như vận động nhân dân góp hàng vạn ngày công, tiền, tự nguyện hiến hàng chục ha đất nông nghiệp, hàng nghìn mét vuông đất thổ cư, tự phá dỡ hàng nghìn mét tường cổng, dậu, hàng trăm mét vuông công trình

37 phụ và nhà ở để mở rộng đường trục thôn, đường trong khu dân cư và XD kênh mương, đường giao thông nội đồng

- Việc sử dụng nguồn lực vào các công trình công cộng phải được người dân bàn bạc dân chủ và thống nhất, có giám sát cộng đồng, đảm bảo công khai, minh bạch Cần có sự tập trung chỉ đạo cụ thể, liên tục, đồng bộ và huy động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị;

- Luôn luôn chú trọng công tác kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để đạt hiệu quả đầu tư cao cả về thúc đẩy phát triển KT và bảo vệ môi trường, an sinh XH

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP

Khái quát về điều kiện tự nhiên và tình hình cơ sở hạ tầng giao thông và nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

và nguồn vốn đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp

2.1.1 Vị trí địa lý Đồng Tháp là tỉnh nằm trên vùng Đồng Tháp Mười, giữa sông Tiền – sông Hậu thuộc vùng ĐBSCL.Tổng diện tích tự nhiên của tỉnh là 3.283km2, trong đó: diện tích thuộc vùng Đồng Tháp Mười là 2.477 km2, chiếm 46,29 % diện tích tựnhiên Vùng Tháp Mười

Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và thành phố Cần Thơ

Phía Đông giáp tỉnh Long An và tỉnh Tiền Giang

Phía Tây giáp tỉnh An Giang

Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia với đường biên giới dài 48,7 km và 02 cửa khẩu quốc tế là Thường Phước và Dinh Bà

Tỉnh Đồng Tháp có 12 đơn vị hành chính, bao gồm: 02 thành phố trực thuộc Tỉnh (tp Cao Lãnh và tp Sa Đéc); 01 thị xã Hồng Ngự và 09 huyện: Cao Lãnh, Châu Thành, Hồng Ngự, Lai Vung, Lấp Vò, Tam Nông, Tân Hồng, Thanh Bình, Tháp Mười

Tỉnh Đồng Tháp có địa hình chủ yếu là đồng bằng với độ cao TB gần 2,0m so với mực nước biển Khoảng hai phần ba diện tích tự nhiên của tỉnh nằm ở vùng đất trũng Đồng Tháp Mười với địa hình thấp, vì thế nhiều khu vực hàng năm vẫn còn bị ngập nước sâu trên 2 mét Các cù lao trên sông Tiền và sông Hậu có địahình tương đối cao, đất đai màu mỡ phù hợp trồng hoa màu và cây ăn quả Những đặc điểm về địa hình đã tạo cho tỉnh Đồng Tháp các dạng cảnh quan phong phú của vùng đất trũng ngập nước Vùng Tháp Mười, cảnh quan sông Tiền, sông Hậu với các miệt vườn xum xuê cây trái, đầy sức hấp dẫn

Tỉnh Đồng Tháp nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ấm áp quanh năm với nhiệt độ TB là 27,2 độ C độ ẩm TB khoảng 85,0% với hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5-11, mùa khô từ tháng 12-4 năm sau và không bị ảnh hưởng bởi các hiện tượng thời tiết cực đoan Đặc điểm này cho phép tổ chức hoạt động du lịch quanh năm Nằm ở vùng trũng Đồng Tháp Mười và có 2 dòng sông lớn chảy qua nên có nguồn nước dồi dào

Với những đặc điểm tự nhiên thuận lợi, khí hậu ôn hoà, nguồn nước dồi dào, hệ sinh thái đất ngập nước với sinh cảnh rừng tràm rất phát triển ở Đồng Tháp Tuynhiên giá trị sinh thái đặc trưng là hệ sinh thái đất ngập nước vùng trũng Đồng Tháp Mười với sinh cảnh rừng tràm và bàu sen tập trung chủyếu ở vườn quốc gia Tràm Chim và một phần ở Láng Sen (Long An) Đa dạng sinh học của tỉnh rất phong phú như: các loài chim nước, bò sát, cá và các loài thực vật như tràm, lúa trời, lát, sậy, sen, súng trong đó có nhiều loài sinh vật quý hiếm, đặc hữu được ghi trong Sách đỏ mà điển hình là Sếu đầu đỏ

Dân số Đồng Tháp tỉnh đến năm 2021 là 1.688.538 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là 1.101.651 người, chiếm 65,24 dân số Phân số dân cư không đồng đều trên toàn lãnh thổ, tập trung chủ yếu ở phía nam tại các thị xã, thị trấn, dọc theo sông, kênh rạch, trục lộ giao thông, các cồn, cù lào Tại đâymật độ dân cư rất cao bình quân trên 1.000 người km2, cao nhất ở thị xã Sa Đéc 1.694 người/km 2

Dân tộc chủ yếu sinh sống ở Đồng Tháp là người Kinh (Việt), ngoài ra có một số ít người Khơme, người Hoa, Chăm cũng sinh sống có truyền thống đoàn kếttừ lâu đời Mỗi dân tộc có một tập quán sinh hoạt tín ngưỡng riêng tạo nên sự phong phú đa dạng của văn hóa Đồng Tháp Đồng Tháp có 11 tôn giáo hoạt động chính thức, trong đó có 5 tôn giáo có đông tín đồ là Phật Giáo, Công Giáo, Tin Lành, Cao Đài và Phật Giáo Hòa Hảo

Giai đoạn 2017-2022 được triển khai thực hiện trong bối cảnh tình hình chung có nhiều khó khăn, thách thức song với sự đồng thuận, nỗ lực, quyết tâmKT -

XH trên địa bàn vẫn duy trì phát triển, đạt được KQ cụ thể như sau:

Tốc độ tăng trưởng KT bình quân trong giai đoạn đạt 6,17%/năm

Hi ̀nh 2.3 Tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2017-2022

(Nguồn: Báo cáo của cục thống kê)

Cơ cấu KT chuyển dịch đúng hướng, theo hướng giảm đần tỷ trọng khu vực Nông Lâm Thủy sản, khu vực Công nghiệp - Xây dựng, tăng dần tỷ trọng khu vực Thương nghiệp - Dịch; tổng giá trị GRDP đạt gần 100.184tỷ đồng, GRDP bình quân đầu người uớc đạt 63,2 triệu đồng

Sản xuất nông nghiệp đã phát huy được tiềm năng, lợi thế nông nghiệp củađịa phương với KQ khả quan Trong đó, cây lúa vẫn là loại cây trồng chủ yếu chiếm tỷ trọng lớn trong diện tích gieo trồng và trong giá trị sản xuất toàn ngànhnông nghiệp của tỉnh diện tích gieo trồng lúa cả năm ước tính 751.350 ha, sản lượng lúa cả năm

2022 ước tính 4.393 ngàn tấn cao hơn năm 2021 là 0,26% Sản lượng thủy sản trong năm 2022 trên địa bàn tỉnh là 491.451 tấn, bằng 101,20% năm trước, trong đó nuôi trồng là 474.882 tấn tăng 1,25% so với năm trước; Trong sản lượng thủy sản nuôi trồng thì sản lượng cá tra là 403.410 ngàn tấn, so với năm 2021 tăng 0,82%

Sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục tăng trưởng với tốc độ cao hơn tốc độ tăng của năm 2021 Ước tính tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất (theo giá so sánh

2010) năm 2022 là 9,39% (năm 2021 tăng 3,20%) Hầu hết các sản phẩm chủ lực đều có tốc độ tăng trưởng dương nhưng không cao Riêng hai sản phẩm chủ lực của tỉnh là Cá filê đông lạnh tăng 6,07% so với năm 2021, Thức ăn gia súc, thủy sản có mức tăng 6,82% so với năm 2021 Công nghiệp chế biến vẫn là ngành đóng góp lớn vào tăng trưởng chung của tỉnh trong nhiều năm qua

Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Năm 2021 Năm 2022

Hoạt động thương mại - dịch vụ duy trì phát triển, mặc dù thị trường cónhiều biến động nhưng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng khá Nhiều doanh nghiệp đã linh hoạt, thích ứng với những biến động khó lường của thị trường, đáp ứng dần theo nhu cầu của XH; một số sản phẩm của tỉnh như: Trái cây (xoài, nhãn, quýt hồng), rau củ quả, nem, bánh phồng tôm, các sản phẩm sau gaọ, bước đầu đã vào các hệ thống siêu thị của tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Phnom Penh

Công tác xúc tiến thương mại, đầu tư chuyển biến tích cực Hình ảnh, môi trường kinh doanh, đầu tư của tỉnh được tăng cường quảng bá, mở rộng tiếp cậnvới các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đã thu hút một số nhà đầutư đến tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư, nhất là đối với các đối tác Nhật Bản, HàLan, Hàn Quốc Xuất khẩu hàng hoá được duy trì, trong năm 2022, đạt 835 triệu USD, tăng 3,19% so năm trước Trong đó, thủy sản xuất khẩu ước tính 826 triệu USD, bằng 125,88% so với năm 2021 Dịch vụ vận tải, dịch vụ bưu chính, viễnthông tiếp tục phát triển, bảo đảm yêu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt củadân cư Hiện nay toàn tinh có 01 khu KT cửa khẩu, 08 khu công nghiệp, 31 cụmcông nghiệp thu hút

146 dự án (có 86 dự án đi vào hoạt động), với tổng vốn đầutư 14.000 tỉ đồng, tạo việc làm trên 43.000 lao động.

Khái quát tình hình QL vốn đầu tư XDCB tại Ban QLDA đầu tư XD công trình

2.2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy và đội ngủ cán bộ QL vốn đầu tư XDCB

Hi ̀nh 2.4 Cơ cấu tổ chức của BQLDA tỉnh Đồng Tháp (Nguồn: Ban QL dự án đầu tư XD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp)

Phòng Quản lý dự án I

Phòng Quản lý dự án II

Cơ cấu tổ chức của BQL dự án đầu tư XD tỉnh Đồng Tháp được thành lập theo Quyết định số 181/QĐ-UBND.TL ngày 28/12/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh gồm: Ban Giám đốc hiện nay gồm: 01 Giám đốc và 01 Phó Giám đốc Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh bổ nhiệm và miễn nhiệm Số phòng chuyên môn 5 phòng chuyên môn và tên phòng như sau: Phòng Tổ chức - Hành chính; Phòng Kế hoạch- Tài chính; Phòng Kỹ thuật- Thẩm định; Phòng Quản lý dự án I; Phòng Quản lý dự án II

- Ban Giám đốc: Ban Lãnh đạo Ban QL dự án đầu tư XD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp gồm các cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy QL và do Chủ tịch UBND Tỉnh bổ nhiệm có thời hạn theo quy định hiện hành của Nhà nước trên cơ sở từ nguồn cán bộ tại chỗ của Ban QLDA đầu tư XD tỉnh Đồng Tháp hiện có và bổ sung điều động, luân chuyển cán bộ từ các CQ QL nhà nước trong Tỉnh

+ Nhiệm vụ của Giám đốc: Giám đốc là người đứng đầu CQ, chịu trách nhiệm toàn diện về QL điều hành mọi hoạt động chung của CQ theo chế độ thủ trưởng Đảm bảo chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh về

QL nhà nước thực hiện các dự án đầu tư được UBND tỉnh giao làm Chủ đầu tư hoặc làm đại diện chủ đầu tư, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo phân cấp và theo quy định của pháp luật; Giám đốc là người chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của Ban QLDA theo chương trình, KH, lịch làm việc; xử lý công việc phát sinh hàng ngày; đối với những vấn đề liên quan đến chương trình, KH công tác mang tính phức tạp có nhiều ý kiến khác nhau thì Giám đốc tổ chức họp để tham khảo ý kiến trước khi quyết định; Giám đốc thông tin kịp thời cho cácPhó Giám đốc, lãnh đạo các Phòng về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, những vấn đề lãnh đạo, chỉ đạo của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh liên quan đến lĩnh vực công tác

+ Nhiệm vụ của các Phó giám đốc: Phó Giám đốc là người giúp việc cho Giám đốc được Giám đốc phân công trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác; chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra hoạt động của một số phòng, đơn vị và giải quyết các công việc khác do Giám đốc giao; Khi giải quyết công việc được phân công, Phó

Giám đốc chịu trách nhiệm trước Giám đốc, Thường trực Tỉnh ủy, HĐND, UBND và pháp luật về việc giải quyết công việc đó

Khi cần thiết Giám đốc, Phó Giám đốc yêu cầu lãnh đạo Phòng hoặc công chức, viên chức, người lao động trực tiếp báo cáo về công việc được phân công giải quyết

- Phòng Tổ chức - Hành chính

+ Tham mưu giúp Giám đốc, Ban Giám đốc thực hiện chức năng QL các lĩnh vực công tác: Tổ chức cán bộ, đào tạo, lao động, an toàn lao động trong CQ, công tác an ninh nội bộ, thi đua khen thưởng và kỷ luật;

+ Quản lý công tác sử dụng tài sản công, bảo đảm CSVC phương tiện làm việc, đi lại của CQ Tổng hợp báo cáo hoạt động của CQ, nhằm phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo của Lãnh đạo Ban

+ Tham mưu cho lãnh đạo Ban XD chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức hoạt động, các quy chế làm việc của Phòng, Ban để ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

+ Xây dựng KH, QL tổ chức, bộ máy, biên chế và tài sản của Ban Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách; thi đua khen thưởng, kỷ luật cán bộ, viên chức và người lao động; lưu trữ QL hồ sơ cán bộ; thường trực Hội đồng thi đua khen thưởng của Ban;

+ Công tác mua sắm, QL, sử dụng tài sản công đảm bảo CSVC, phương tiện làm việc, đi lại của đơn vị; Tham mưu công tác thanh lý tài sản cố định, xử lý tài sản thiếu, thừa, mất, hỏng của Văn phòng Ban theo quy định

- Phòng Kế hoạch - Tài chính

+ Thực hiện công tác XD KH triển khai thực hiện QL dự án từ khi có chủ trương đầu tư đến khi kết thúc đầu tư; KH thực hiện các nguồn vốn KH giao;

+ Thực hiện về các lĩnh vực QL bảo hiểm XH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm tự nguyện + Thực hiện tham mưu cho Giám đốc QL các lĩnh vực về công tác tài chính; công tác kế toán; công tác QL tài sản của Ban; công tác thanh quyết toán hợp đồng KT; công tác thanh quyết toán các chi phí hoạt động của Ban; thực hiện các công tác khác do Giám đốc giao

+ Thực hiện thanh toán vốn, QL vốn, quyết toán vốn, quyết toán dự án hoàn thành

+ Thực hiện QL, kiểm kê tài sản, công sản; QL và thực hiện các chi phí hoạt động của đơn vị

- Phòng Kỹ thuật - Thẩm định

+ Thực hiện các chức năng của chủ đầu tư về lĩnh vực thẩm tra, thẩm định, kiểm tra, soát xét… phê duyệt thiết kế, dự toán XD (theo phân cấp);

+ Kiểm tra, thẩm tra hoặc thẩm định nhiệm vụ, phương án kỹ thuật khảo sát, dự toán khảo sát XD trước khi trình lãnh đạo phê duyệt;

+ Kiểm tra, thẩm tra hoặc thẩm định nhiệm vụ thiết kế do tổ chức, cá nhân có năng lực phù hợp lập trước khi trình lãnh đạo phê duyệt;

+ Thẩm định trước khi trình các CQ QL Nhà nước về việc thẩm định Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, Báo cáo nghiên cứu khả thi, Dựán đầu tư, Báo cáo KT kỹ thuật đầu tư XD theo yêu cầu;

Thực trạng QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước tại Ban Quản lý dự án đầu tư XD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp

2.3.1 Lập KH vốn đầu tư XD công trình giao thông

Lập KH đầu tư XDCB là một nhiệm vụ quan trọng để CQ QL nhà nước có

KH, cân đối phù hợp các nguồn lực trong nền KT XH

Các căn cứ để xây dựng KH là: KQ thực hiện KH đầu tư công năm trước, KH phát triển KT – XH hằng năm, KH đầu tư công trung hạn, Tình hình và KQ thực hiện

KH phát triển KT - XH của quốc gia, ngành, lĩnh vực, địa phương, nhu cầu và khả năng cân đối các nguồn lực để đầu tư XD kết cấu hạ tầng KT - XH trong năm KH, các nhiệm vụ cấp bách, đột xuất mới phát sinh chưa có trong KH đầu tư công trung hạn…

Từ khi thành lập đến nay, Ban Quản lý dự án đầu tư XD của tỉnh đã tuân thủ nghiêm ngặt theo các quy định của Chính phủ tại Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về QLDA đầu tư XD, Thông tư 195/2012/TT-BTC ngày 15/11/2012 của Bộ Tài chính về hướng dẫn kế toán áp dụng cho đơn vị chủ đầu tư; Thông tư số16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ XD hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức QL dự án đầu tư XD; Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về QL, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN do đó công tác phân bổ, QL sử dụng vốn đầu tư XDCB đã có những bước chuyển biến rõ rệt, chấm dứt tình trạng đầu tư dàn trải như các năm trước và tập trung vốn để trả nợ các công trình đã hoàn thành, chuyển tiếp

Bả ng 2.1 Số lượng dự án XDCB phân bổ theo lĩnh vực thuộc QL của Ban

QL dự án đầu tư XD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính: Dự án

Quản lý NN, an ninh quốc phòng 5 6 5 120,00% 83,33%

(Nguồn: Ban QL dự án đầu tư XD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp)

Theo đó, số lượng dự án liên quan đến lĩnh vực giáo dục chiếm số lượng phân bổ QL lớn nhất chiếm khoảng 30- 40% tống số dự án chủ yếu tập trung xây mới, nâng cấp CSVC phục vụ dạy học cho học sinh như: xây trường học, khu vực nhà ở cho học sinh nội trú, khu vực cảnh quan…Tiếp theo là các dự án liên quan đến giao thông và văn hóa du lịch với chiếm khoảng gần 20% tổng số dự án thuộc

QL của Ban trong năm Nhận thấy công tác lập KH đầu tư và QL dự toán là nội dung rất quan trọng trong công tác QL vốn đầu tư từ NSNN nên Ban giám đốc đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm dần đưa công tác này đi vào nề nếp Quy trình lập,

51 thẩm định, phê duyệt nhìn chung thực hiện theo đúng quy định của pháp luật, các hồ sơ dự toán được lập, thẩm định và phê duyệt phù hợp với thiết kế được duyệt tuân thủ các tiêu chuẩn, định mức, đơn giá quy định

Năng lực chuyên môn của các đơn vị tư vấn và cán bộ, công chức thẩm định, phê duyệt dự toán không ngừng được nâng cao Qua kiểm tra hồ sơ các dự án đầu tư, hầu hết các hồ sơ dự thầu và dự toán được lập, thẩm định và phê duyệt phù hợp với thiết kế được duyệt và đồng thời đảm bảo dự toán được duyệt cógiá trị nhỏ hơn hoặc bằng tổng mức đầu tư được duyệt Đối với các trường hợp khi lập dự toán phát hiện hồ sơ thiết kế không phù hợp hoặc tổng mức đầu tư tính chưa đầy đủ các nội dung của dự án thì đơn vị chủ đầu tư đã đề xuất để điều chỉnh tổng mức đầu tư cho phù hợp để đảm bảo dự toán được lập phải nhỏ hơn hoặc bằng tổng mức đầu tư được duyệt Mặc dù số lượng dự án QL trong năm của BQL dự án tương đối lớn nhưng chỉ có số lượng dự án đang trong quá trình thi công nên nguồn vốn phân bổ sẽ có sự khác biệt so với tổng vốn đầu tư Kết quả cụ thể ở bảng 3.2

Bả ng 2.2 Dự toán phân bổ vốn NSNN cho đầu tư XDCB tại Ban Quản lý dự án đầu tư XD tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2019-2021 Đơn vị tính: Triệu đồng

Kế hoạch vốn/năm So sánh

(Nguồn: Ban QL dự án đầu tư XD công trình giao thông tỉnh Đồng Tháp)

Theo đó, năm 2020, tổng nguồn vốn có sự gia tăng đột biến so với năm 2019 ở mức 177,41% đạt 1.288.968 triệu đồng Nguyên nhân là do: năm 2020 Ban tiếp tục nhận nguồn vốn phân bổ để triển khai tiếp 13 dự án đang thực hiện trong đó nhiều dự án đang được giải ngân với khối lượng lớn để đẩy nhanh tiến độ Thêm vào đó, với 6 dự án mới triển khai Năm 2021, số lượng dự án mới triển khai nhiều nhưng mới chỉ ở những giaiđoạn khảo sát, thi công ban đầu nên số vốn phân bổ

52 nhanh như như năm 2020 nhưng vẫn gần gấp 2 lần so với năm 2019 Tác giả đã phân chia nguồn vốn theo cấp QL và nguồn hình thành vốn, theo đó:

Phân theo cấp QL: về cơ bản Ngân sách địa phương chiếm tỷ trọng lớn và tương đối ổn định Điều này phản ánh sự chủ động của địa phương và sự cân đối từ

NS địa phương để đạt được số vốn như trên Năm 2021, lượng vốn tăng không nhanh nhưng có sự biến động theo chiều hướng tích cực khi NS TW đã có xu hướng giảm tỷ trọng trong khi vốn NS địa phương tăng Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện công tác lập kế hoạch và dự toán vốn các công trình tại BQLDA tỉnh Đồng Tháp không tránh khỏi những sai sót như:

Việc lập KH dự án đầu tư đôi khi chưa khảo sát kỹ tình hình thực tế của các địa phương hoặc còn theo ý chỉ chủ quan của người lập kế hoạch nên vẫn còn hiện tượng địa phương này thì được đầu tư quá nhiều dự án trong khi địa phương khác lại rất ít được đầu tư dẫn đến có một số địa phương trong thời gian dài vẫn dậm chân tại chỗ kết cấu hạ tầng không có nhiều thay đổi, tình hình KT XH luôn gặp khó khăn Công tác xác định tổng mức đầu tư của dự án để đưa vào KH đầu tư còn chưa sát đúng với thực tiễn do đó phải điều chỉnh KH nhiều lần hoặc có một số trường hợp xác định tổng mức đầu tư thấp hơn thực tế do đó khi triển khai thiết kế, lập dự án gặp khó khăn do quy mô thực tế cao hơn nhiều dẫn đến dự án không triển khai được

2.3.2 Lập, thẩm định dự án đầu tư

Trong giai đoạn 2019-2021 về cơ bản công tác thẩm định dự án tại Ban đảm bảo kịp thời, đúng thời gian, tiến độ, theo hướng dẫn, định mức, chế độ chính sách quy định Tình hình thực hiện công tác thẩm định của Ban QLDA tỉnh từ năm 2019-

- Trong năm 2019: Công tác thẩm định KH lựa chọn nhà thầu cho 7 dự án,

KQ lựa chọn nhà thầu của 61 gói thầu, hồ sơ mời thầu của 23 gói thầu, dự toán gói thầu của 23 gói thầu, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 6 dự án

- Trong năm 2020: Công tác thẩm định KH lựa chọn nhà thầu cho 16 dự án,

KQ lựa chọn nhà thầu của 79 gói thầu, hồ sơ mời thầu của 16 gói thầu, dự toán gói thầu của 16 gói thầu, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư 6 dự án

- Trong năm 2021: Công tác thẩm định KH lựa chọn nhà thầu cho 22 dự án,

Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước

2.4.1 Các nhân tố chủ quan

Hệ thống kiểm tra, giám sát QL sử dụng vốn đầu tư XD cơ bản từ NSNN

Quá trình kiểm tra giám sát được thực hiện theo nhiều cấp độ từ trên xuống: đầu tiên là thanh tra Chính phủ, tiếp theo là thanh tra của các Bộ, Ban ngành liên quan, thanh tra tỉnh, thành phố và cán bộ tại Ban QLDA các cấp Hiện nay, với 05 phòng chức năng tại BQLDA tỉnh Đồng Tháp có 03 phòng chịu trách nhiệm chính trong việc QL, giám sát các công trình XDCB tại ban gồm: phòng Kỹ thuật - Thẩm định, phòng Quản lý dự án I, II với số lượng cán bộ, nhân viên chiếm 70% số lượng nhân viên của toàn Ban Với số lượng nhân viên có trình độ chuyên môn phù hợp sẽ là điều kiện thuận lợi cho công tác kiểm tra, giám sát quá trình thi công công trình XDCB thuộc QL của Ban Trong quá trình kiểm tra, khi phát hiện sai phạm các phòng chuyên môn sẽ có những hướng dẫn, điều chỉnh, đôn đốc nhà thầu chỉnh sửa, hoàn thiện nhằm kịp tiến độ thi công theo thiết kế Vì vậy, có thể nhận thấy vai trò kiểm tra, giám sát của hệ thống QL từ cấp Trung ương đến địa phương có ảnh hưởng lớn đến công tác QL sử dụng vốn đầu tư XDCB từ NSNN

Khả năng tài chính của chủ đầu tư

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, chủ đầu tư của các công trình XDCB đều là ban QLDA với nguồn vốn cấp từ NSNN Nguồn NSNN có được từ

02 nguồn chính là NS được phân bổ từ Trung ương và NS địa phương Như vậy,

60 nếu một địa phương chủ động trong nguồn vốn NS sẽ có nhiều thuận lợi trong XD

KH đầu tư, cấp phát và quyết toán vốn Với một tỉnh nghèo như Đồng Tháp, việc phụ thuộc vào NS Trung ương đã khiến nhiều công trình XDCB bị chậm do không được cấp đủ vốn, quá trình phân bổ vốn kéo dài, thủ tục thanh quyết toán rườm rà, nhiều cấp bậc

Con người là chủ thể của QL Nhà nước về đầu tư XDCB Nếu nguồn nhân lực tham nhũng, biến chất, tha hóa, quna liêu hoặc năng lực chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế thì sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình tham mưu, quyết định các chính sách

Vì vậy đòi hỏi cán bộ QL phải có chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm Đối với đơn vị thi công nếu ban giám đốc, nhân viên có ý thức, tinh thần trách nhiệm trong thi công công trình thì việc quá trình thi công sẽ hạn chế sai sót, tổn thất Điều đó sẽ giúp cán bộ QL công trình thuận lợi hơn trong công tác kiểm tra, giám sát công trình Cán bộ QL về cơ bản có trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc, những phản ánh về thái độ hạch sách, quan liêu trong công tác không nhận được phản hồi của các chủ thầu Hơn nữa, với chuyên môn, kinh nghiệm thực tế trong công việc của chủ doanh nghiệp và sự nhanh nhạy trong công việc đã giúp công tác QL dự án đạt được KQ tốt hơn Đây là yếu tố có thể thay đổi được và nhờ đó sẽ nâng cao chất lượng công tác QL dự án đầu tư XDCB

2.4.2 Các nhân tố khách quan

Cơ chế QL đầu tư XD

Cơ chế QL đầu tư XD được ban hành nhằm phân định rõ chức năng QL của Nhà nước, phân cấp QL về đầu tư, XD phù hợp với từng loại nguồn vốn đầu tư và chủ đầu tư Thực hiện QL đầu tư và XD theo dự án, quy hoạch và pháp luật Đồng thời, phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của CQ QL nhà nước, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư và XD Cơ chế có sự thay đổi phụ thuộc vào chính sách phát triển KT XH của địa phương, quốc gia trong từng thời kỳ Hiện nay, Chính phủ và các Bộ, Ban ngành liên quan đang tiếp tục hoàn thiện và ban hành các văn bản luật hướng dẫn thi hành trong công tác QL công trình XDCB nhằm đồng bộ hóa và cắt giảm các thủ tục rườm rà nhưng vẫn có hiệu quả cao như: Thông tư số

09/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng hướng dẫn hợp đồng thi công XD; Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ XD hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ về hình thức tổ chức QL dự án đầu tư XD; Thông tư 08/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của

Bộ Tài chính Quy định về QL, thanh toán vốn đầu tư sử dụng nguồn vốn NSNN; Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính Quy định về quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn nhà nước; Thông tư 85/2017/TT-BTC ngày 15/08/2017 của Bộ Tài chính Quy định về việc quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư nguồn NSNN theo niên độ hàng năm…Những hướng dẫn cụ thể liên quan đến trình tự lập dự toán, thẩm định dự án, QL chất lượng và các vấn đề quyết toán, thanh tra dự án, công trình sẽ giúp CQ QL, nhà thầu chủ động hơn trong quá trình triển khai công việc Đồng thời, sự thống nhất sẽ giúp quá trình QL được hiệu quả, chính xác hơn

Chiến lược phát triển KT và chính sách KT trong từng thời kỳ

Yếu tố Cơ chế QL đầu tư XD chịu ảnh hưởng lớn của Chiến lược phát triển

KT và chính sách KT trong từng thời kỳ vì vậy có thể nhận thấy yếu tố này cũng sẽ có những tác động nhất định đến công tác QL dự án đầu tư Với mục tiêu KT của Việt Nam hiện nay, những chính sách KT vĩ mô cũng với các quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH dài hạn của Trung ương có vai trò định hướng mục tiêu, quy mô, nguồn lực cho đầu tư XDCB bằng nguồn vốn NSNN

Nếu các chính sách đưa ra là hợp lý, ổn định sẽ giúp gia tăng số lượng công trình và nâng cao chất lượng công trình Thực tế cho thấy, trong thời gian 3 - 4 năm trở lại đây, chính sách KT vĩ mô thường xuyên thay đổi, tính ổn định không cao đã có những tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các nhà thầu xây lắp như khó khăn về vốn, tín dụng, ngoại tệ để nhập khẩu Nhiều quy hoạch ngành như phát triển thương mại, phát triển giao thông, phát triển nông nghiệp, công nghiệp chậm được sửa đổi hoặc ban hành mới nên không có rủi ro cho các địa phương khi quyết định đầu tư hạ tầng kỹ thuật để phục vụ cho phát triển các lĩnh vực KT ngành

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ được hiểu là những tiến bộ trong máy móc, phương thức XD, phần mềm ứng dụng phục vụ cho quá trình XD và QL dự án Khi nhu cầu đầu tư XDCB ngày càng tăng thì khối lượng công việc trong từng khâu của đầu tư XDCB ngày càng nhiều, do đó phát triển ứng dụng công nghệ sẽ giúp tiết kiệm thời gian giải quyết công việc, đảm bảo công việc được diễn ra nhanh chóng, chính xác và thống nhất Do đó việc XD một CSVC kỹ thuật ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại là một đòi hỏi tất yếu Tuy nhiên, yếu tố này có ảnh hưởng đến QL dự án đầu tư XDCB nhưng mức độ không nhiều và mang tính chất hỗ trợ nhiều hơn Ứng dụng khoa học hiện đại sẽ giúp quá trình QL nhanh gọn, thuận tiện, chính xác hơn Về phía chủ thầu, đơn vị thi công cho biết, những tiến bộ của khoa học công nghệ sẽ giúp quá trình thi công dễ dàng, thuận tiện hơn Đồng thời việc áp dụng các phần mềm QL giúp cá nhân thực hiện các công việc hỗ trợ dễ dàng và xử lý nhanh gọn hơn liên quan đến hoàn thiện thủ tục, giấy tờ.

Đánh giá chất lượng QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước trong đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông

- Công tác lập KH được thực hiện theo các quy định của Nhà nước, các dự án được lập, phân bổ theo nguyên tắc tập trung, không lãng phí dàn trải, đem lại hiệu uqar kinh tế cao, trong đó tập trung phân bổ vốn cho các dự án mới sau khi xử lý xong nợ đọng

- Công tác lập dự toán phù hợp với thiết kế và tổng mức đầu tư được duyệt, năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức thẩm định, phê duyệt dự toán ngày càng được nâng lên; sự cập nhật về định mức, đơn giá, mức lương nhân công của các CQ chức năng và quy trình QL dự toán công trình XD từ khâu lập, giám sát đến thẩm định, phê duyệt dự toán tương đối chặt chẽ

- Công tác đấu thầu đã thực hiện cơ bản tuân thủ theo quy định của Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn Năng lực chuyên môn của tổ chức và cá nhân tư vấn đấu thầu, năng lực chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức thẩm định, phê duyệt trong đấu thầu ngày càng được nâng lên Việc xử lý trách

63 nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra sai sót trong công tác đấu thầu được thực hiện nghiêm túc

- Công tác cấp phát thanh toán đã nhanh chóng và tiện lợi hơn, cơ chế kiểm soát thanh toán vốn đầu tư được sửa đổi, bổ sung theo hướng tích cực và khắc phục được những tồn tại, vướng mắc Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư được tăng cường; việc tạm ứng vốn được nới lỏng và thu hồi dần trong các lần thanh toán

- Công tác thanh tra đã có nhiều tiến bộ, trình độ năng lực của cán bộ thanh tra được nâng lên, các kiến nghị sau thanh tra đã được giải quyết triệt để Công tác giám sát, đánh giá đầu tư đã được quan tâm

2.5.2 Những hạn chế và nguyên nhân

- Tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, thời gian XD kéo dài vẫn chưa được khắc phục một cách triệt để

- Công tác đền bù giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn, trình độ năng lực cán bộ, chủ đầu tư, đơn vị tư vấn, thi công chưa đáp ứng được nhu cầu, trình tự và thủ tục thẩm định, phê duyệt dự án, thiết kế kỹ thuật, đấu thầu, thanh quyết toán còn rườm rà

- Việc thực hiện quy định về quyết toán vốn đầu tư hoàn thành của các chủ đầu tư chưa được các cấp, các ngành đôn đốc, chỉ đạo một cách nghiêm chỉnh, tình trạng nhiều dự án hoàn thành bàn giao nhiều năm hoặc đang triển khai nhưng chưa hoàn thành do có nhiều vướng mắc không thực hiện quyết toán đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án

- Tính khả thi của nhiều dự án được duyệt thấp, tỷ lệ các dự án phải điều chỉnh tăng vốn, kéo dài thời gian thi công cao Việc thực hiện các thủ tục đầu tư như phê duyệt thiết kế kỹ thuật tổng dự toán, lập KH và tổ chức đấu thầu, giải phóng mặt bằng đối với các dự án mới trong năm còn chậm, dẫn đến tiến độ triển khai thực hiện chậm, làm giảm hiệu quả đầu tư

- Công tác lập KH vốn đầu tư còn bị động, chưa bám sát vào nhu cầu thực tế, chưa phân công, phân cấp rõ ràng nên nhiều công trình bị trùng lặp Bố trí KH vốn

64 vẫn còn dàn trải, chưa tập trung Quá trình thực hiện KH chưa bám sát vào thực tế, chưa chủ động rà soát điều chỉnh kịp Việc xác định tổng mức đầu tư để đưa vào

KH chưa chính xác Việc phân bổ dự án cho các vùng, các địa phương không đồng đều, thiếu sự công bằng

- Chất lượng công tác lập, thẩm định dự toán chưa cao còn nhiều sai sót Nhiều trường hợp phải điều chỉnh, bổ sung dự toán

- Năng lực chuyên môn của tổ chức và cá nhân tư vấn lập dự toán còn hạn chế, việc xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan khi để xảy ra sai sót theo quy định chưa rõ ràng Năng lực chuyên môn của chủ đầu tư dự án chưa đảm bảo quy định

- Công tác quyết toán công trình hoàn thành còn chậm so với quy định (trên 50% công trình chủ đầu tư lập Báo cáo quyết toán chậm so với quy định) Chất lượng Báo cáo quyết toán công trình chưa cao, có nhiều sai sót Số lượng và năng lực của cán bộ thẩm tra quyết toán chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn

- Việc kiểm điểm làm rõ trách nhiệm các nhân, xử lý các vụ việc của đối tượng thanh tra thường làm chậm, còn né tránh Việc xử lý sau thanh tra vẫn chưa được chú trọng đúng mức, làm hạn chế hiệu quả, hiệu lực của công tác thanh tra

- Chưa có một văn bản luật thống nhất về đầu tư XDCB từ NSNN làm cơ sở pháp lý triển khai thực hiện và QL đầu tư sử dụng vốn nhà nước

- Công tác quy hoạch chưa được chú trọng như: Thiếu kiểm tra việc thực hiện đầu tư theo quy hoạch, gây lãng phí vốn; chất lượng quy hoạch chưa cao, thiếu công khai các loại quy hoạch; bố trí ngân sách hàng năm cho quy hoạch còn thấp

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG TỈNH ĐỒNG THÁP

Quan điểm và định hướng phát triển KT, văn hóa - XH, giao Thông

Hội đồng nhân dân tỉnh Đồng Tháp đã thông qua Nghị quyết về phát triển

KT - XH tỉnh Đồng Tháp 05 năm tới trong đó quan điểm chung về phát triển KT-

XH trong giai đoạn tới được xác định là:

Xây dựng môi trường kinh doanh bình đẳng, gắn với yếu tố thị trường, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, thúc đẩy các thành phần

KT đầu tư phát triển, làm động lực phát triển bền vững Phát triển KT Nông - Công

- Thương trên cơ sở tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập để nâng cao sức cạnh tranh, từng bước gia tăng giá trị chuỗi sản phẩm theo hướng toàn cầu hoá; phát triển du lịch trở thành một trong những ngành KT quan trọng của Tỉnh; phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng KT - XH có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, tập trung vào các hạ tầng trọng điểm có tác động lan toả; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cơ bản đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ đưa KT của Tỉnh tham gia cách mạng công nghiệp 4.0, gắn với giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập người dân, bảo đảm an sinh XH, bảo vệ môi trường, nâng cao đời sống văn hoá, tinh thần cho Nhân dân; đảm bảo quốc phòng - an ninh

Tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp với những cách làm sáng tạo, XD nền nông nghiệp thông minh (thực hiện chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp), hội nhập quốc tế, thích ứng với biến đổi khí hậu Cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với XD nông thôn mới tạo nền tảng ổn định phát triển KT

67 nông nghiệp; đẩy mạnh phát triển ngành hàng hoa kiểng và phát huy lợi thế của làng hoa Sa Đéc lan toả ra toàn Tỉnh; phát triển nhanh diện tích trồng cây ăn trái tại các vùng có điều kiện, đáp ứng nhu cầu của thị trường; đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho khu vực nông thôn Đẩy mạnh phát triển ngành công nghiệp có lợi thế về chế biến nông sản, kết hợp đầu tư hạ tầng công nghiệp để thu hút, phát triển ngành công nghiệp mới; xem công nghiệp là động lực góp phần tăng trưởng KT và tiêu thụ nông sản Nâng cao giá trị sản phẩm công nghiệp trên cơ sở cơ giới hoá, tự động hoá, ứng dụng thành quả cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư Hình thành các trung tâm chế biến nông sản, thuỷ sản và thực phẩm; phát triển công nghiệp dược phẩm, công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, ổn định và phát triển các ngành công nghiệp chế biến lúa gạo, cá tra theo hướng tạo ra nhiều dòng sản phẩm giá trị gia tăng cao Phát triển thương mại, dịch vụ theo hướng văn minh và hiện đại, đặc biệt phát triển mạnh mẽ thương mại điện tử Tập trung khai thác hiệu quả thị trường trong nước, mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu; nâng cao uy tín, chất lượng hàng hóa OCOP bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm và lợi ích người sản xuất, người tiêu dùng

Phát huy hiệu quả, tiềm năng KT biên giới gắn với ổn định dân cư, đầu tư hạ tầng và khai thác hiệu quả các cửa khẩu, thúc đẩy thương mại biên giới làm động lực chính để phát triển KT biên giới Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tăng xuất khẩu, nhất là các mặt hàng chủ lực (cá tra phi lê đông lạnh, gạo, các sản phẩm chế biến từ gạo) và đa dạng thêm các mặt hàng tiềm năng khác (trái cây, thực phẩm chế biến khác)

Phát triển du lịch trên nền tảng nông nghiệp, nhất là loại hình du lịch cộng đồng nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân và tạo dựng hình ảnh một nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp trách nhiệm, nông nghiệp bền vững, từng bước trở thành ngành KT quan trọng của Tỉnh Mở rộng, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, văn hoá kết hợp với tổ chức sự kiện, lễ hội du lịch Tăng cường liên kết, đổi mới công tác truyền thông, quảng bá du lịch

Phát huy vai trò doanh nhân, doanh nghiệp trong đổi mới sáng tạo và định hướng đầu tư, kinh doanh, đóng vai trò là động lực phát triển KT, gắn kết nguồn lực và tham gia chuỗi các ngành hàng chủ lực của Tỉnh Cải thiện môi trường đầu tư,

68 kinh doanh thuận lợi, tháo gỡ vướng mắc, khó khăn với tinh thần đồng hành cùng doanh nghiệp từ cấp tỉnh đến cơ sở; vận dụng các chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, sản phẩm chế biến sâu Sớm hoàn tất việc sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, bảo đảm minh bạch trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước Sắp xếp các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công, thúc đẩy

XH hóa dịch vụ công

3.1.2.2 Phát triển văn hoá – XH

Phát triển giáo dục và đào tạo theo hướng toàn diện, hiện đại, chuẩn hóa, XH hoá và hội nhập quốc tế Khuyến khích XH hóa đầu tư phát triển các trường 7 chất lượng cao ở tất cả các ngành học, cấp học Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đầu tư XD trường Đại học Đồng Tháp trở thành cơ sở đào tạo hàng đầu trong khu vực vào năm 2025; quan tâm đầu tư trường Cao đẳng Cộng đồng Đồng Tháp, Cao đẳng Y tế Đồng Tháp trở thành trường chất lượng cao, nằm trong nhóm dẫn đầu các cơ sở giáo dục nghề nghiệp khu vực đồng bằng sông Cửu Long; khắc phục dần sự chênh lệch chất lượng giáo dục giữa các địa bàn; giải quyết tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ; chú trọng đầu tư thiết bị đáp ứng nhu cầu giảng dạy ở các cấp giáo dục, nhất là cấp mầm non và tiểu học Thực hiện tốt lộ trình sách giáo khoa và chương trình giáo dục mới Đa dạng hóa các thị trường lao động, xác định phân khúc và nhu cầu thị trường lao động; nâng cao chất lượng đào tạo nghề để đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động trong nước, nước ngoài; phát huy năng lực và hiệu quả của sàn giao dịch việc làm, công tác giới thiệu việc làm, liên kết với thị trường lao động, chú trọng công tác đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài và hỗ trợ định hướng nghề nghiệp sau khi về nước

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững và toàn diện, nâng mức sống của người dân; XD, phát triển cơ sở hệ thống dữ liệu về thị trường cung - cầu lao động và các cơ sở đào tạo Phát triển sự nghiệp chăm sóc sức khỏe Nhân dân theo hướng dự phòng tích cực; đào tạo và thu hút nguồn nhân lực bác sĩ và các kỹ thuật viên chuyên ngành, nhất là lực lượng có trình độ chuyên môn sâu Đầu tư một số khoa chuyên sâu (can thiệp tim mạch, chống đột quỵ…) tại Bệnh viện đa khoa Đồng Tháp theo hướng

69 đạt chuẩn hạng I, Bệnh viện đa khoa Sa Đéc, nâng cấp và mở rộng CSVC và trang thiết bị 03 bệnh viện tuyến tỉnh đạt chuẩn hạng II, tiếp tục đầu tư nâng cấp Bệnh viện

Y học cổ truyền đạt tầm khu vực Thực hiện XH hóa công tác y tế nhằm huy động mọi nguồn lực cho hoạt động chăm sóc và bảo vệ sức khỏe Nhân dân

Xây dựng nền văn hóa và con người Đồng Tháp nghĩa tình, năng động, sáng tạo Bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phát huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa ở nông thôn, mang nét đặc trưng của người dân Đồng Tháp; nâng cao chất lượng bình xét các danh hiệu văn hóa; chú trọng giáo dục đạo đức, ý thức chấp hành pháp luật trong lực lượng vận động viên trẻ Tập trung phát triển thể thao cho mọi người, nhất là thể thao học đường, chú trọng đầu tư chiều sâu một số môn thể thao có thế mạnh của Tỉnh Quy hoạch đất và đầu tư thiết chế thể thao cấp huyện và cơ sở Thực hiện có hiệu quả chính sách với người có công trên cơ sở huy động mọi nguồn lực XH, kết hợp với nguồn lực Nhà nước, bảo đảm người có công có mức sống từ TB khá trở lên

3.1.2.3 Phát trển cơ sở hạ tầng giao thông Đẩy nhanh phát triển hạ tầng giao thông, tạo nền tảng kết nối và phát triển các lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp, du lịch gắn kết hài hòa với phát triển đô thị Tranh thủ các nguồn vốn đầu tư mở rộng các tuyến quốc lộ, ưu tiên tập trung XD đoạn cao tốc An Hữu - Cao Lãnh trong kỳ KH 2021 - 2025 để kết nối và khai thác hiệu quả hệ thống hạ tầng cao tốc phía Tây và phía Đông của vùng đồng bằng sông Cửu Long sau khi đưa vào hoạt động tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận và Lộ Tẻ - Rạch Sỏi - cầu Vàm Cống - cầu Cao Lãnh Tập trung nguồn lực hoàn thành các công trình trọng điểm chuyển tiếp; đầu tư các công trình giao thông trọng điểm theo quy hoạch giai đoạn 2021-2025.

Phương hướng tăng cường QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước

- Thực hiện các thủ tục đầu tư đảm bảo đúng quy định, trình tự, không để xảy ra sai sót, thiếu thủ tục

- Các dự án đang lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư phải được phê duyệt chậm nhất trong Quý I/2023

- Công tác thẩm định nội bộ đảm bảo đúng định mức, quy chuẩn, tiêu chuẩn, chế độ chính sách, trình tự, thời gian, hiệu quả KT

- Đối với các dự án, công trình chuyển tiếp, phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ, thời gian theo hợp đồng, trong đó 30% số dự án, công trình hoàn thành vượt tiến độ theo hợp đồng

- Đối với các dự án đã phê duyệt có bổ sung hạng mục nhưng chưa triển khai phấn đấu hoàn thành hồ sơ và khởi công trong quý II/2023

- Các dự án đã được phê duyệt nhưng chưa đủ điều kiện khởi công thì phấn đấu khởi công XD chậm nhất vào quý III/2023

- Khi công trình được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng, tiến hành bàn giao, chuyển hồ sơ QLCL, quyết toán cho phòng Kế hoạch - Tài chính đúng thời hạn quy định

- Công tác GPMB phải thực hiện đầy đủ, chính xác, chặt chẽ, đúng chính sách, chế độ, giảm tối đa thắc mắc, kiến nghị của người dân.

Giải pháp hoàn thiện QL vốn đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách Nhà nước

3.3.1 Hoàn thiện công tác lập dự án, lập KH vốn đầu tư XD công trình giao thông

• Công tác lập dự án phải dựa trên tính chất công trình, thời hạn công trình phải hoàn thành, kế hoạch phát triển trung và dài hạn, quy hoạch phát triển ngành để đem lại hiệu quả tối đa cho nguồn vốn Cụ thể:

- Kế hoạch trung hạn là cơ sở đưa vào kế hoạch vốn hàng năm, quy hoạch cơ sở là căn cứ để xây dựng kế hoạch dài hạn và trung hạn Quá trình xây dựng KH phải dựa trên tình hình địa phương, khách quan, minh bạch, công khai, khảo sát kỹ để đảm bảo tránh lãng phi nguồn vốn và đạt hiệu quả cao

- Kiểm tra, thẩm định kỹ đối với dự án có vốn đối ứng của xã, phường Căn cứ nhu cầu thực tế để xác định danh mục dự án đưa vào KH trung hạn, phân công hợp lý tránh nhiều đơn vị đề xuất cùng một danh mục dự án

- Công tác xác định tổng mức đầu tư của dự án để đưa vào Kế hoạch đầu tư phải trên cơ sở các căn cứ khoa học, sát đúng với thực tế tránh tình trạng do xác định tổng mức đầu tư không đúng phải điều chỉnh KH

- Việc bố trí vốn phải theo Luật đầu tư và tùy từng dự án gắn với công tác kiêm tra, giám sát đảm bảo tính hợp lý vfa khả thi

- Trong sử dụng nguồn vốn NSNN phải phát huy vai trò của cấp ủy, chính quyền Thực hiện nghiêm túc việc công khai nguồn vốn và đảm bảo cho lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở nắm được nội dung, chủ trương KH vốn đầu tư và tham gia ý kiến

• Công tác QL và lập dự toàn phải được thực hiện theo đúng quy trình để nâng cao chất lượng của công tác QL và lập dự toán, ngoài ra phải tập trung vào những nội dung sau:

- Trong công tác lập dự toán phải nâng cao năng lực của cá nhân và tổ chức: UBND tỉnh quán triệt những nội dung cần thiết như hồ sơ năng lực đối với chủ đầu tư, cá nhân đảm bảo quá trình thiết kế, lập dự toán đảm bảo chất lượng

- Hợp đồng tư vấn được ký kết phải đảm bảo khi xảy ra sai sót phải có sự bồi thường Đồng thời khi xảy ra thiệt hại về kinh tế do sai sót phải xử lý nghiêm đơn vị tư vấn, không tiến hành hợp đồng với đơn vị nhiều lần sai sót, thông báo công khai tên đơn vị tư vấn có sai phạm

Ngoài ra trong quá trình chọn đơn vị tư vấn phải chọn đơn vị có chuyên môn, năng lực, kinh nghiệm, rà soát quá trình lập dự án tránh sai sót Để đáp ứng yêu cầu của từng dự án phải nâng cao năng lực chủ đầu tư, giao dự án phù hợp với khả năng chủ đầu tư của các đơn vị, tránh để xảy ra sai sót

3.3.2 Nâng cao chất lượng công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư

 Đối với công tác kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách:

Quá trình kiểm soát, thanh toán vốn cần phải tập trung thực hiện nghiêm túc các vấn đề sau:

- Quy trình kiểm soát thanh toán:

+ Theo hướng dẫn của Bộ Tài chính và UBND tỉnh để niêm yết công khai quy trình kiểm soát thanh toán vốn đầu tư từ ngân sách

+ Căn cứ quyết định giao chỉ tiêu KH vốn hàng năm của UBND tỉnh theo danh mục dự án và từng loại nguồn vốn đầu tư, từ đầu năm hồ sơ pháp lý cần được chủ đầu tưu hoàn thiện trên cơ sở hướng dẫn của cán bộ chuyên môn để làm cơ sở kiểm soát và tạm ứng thanh toán vốn từ ngân sách đảm bảo đúng quy định về định mức, tiêu chuẩn, chế độ

+ Thực hiện cải cách TTHC góp phần giảm bớt hồ sơ tài liệu, thủ tục theo hướng quy trình được công khai, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, thủ tục đơn giản góp phần giao dịch thuận lợi, tăng cường thái độ của cán bộ QL, kỹ năng giao tiếp

+ Tiếp tục triển khai kiểm soát thanh toán vốn ngân sách đầu tư bằng công tác tin học hóa, khai thác và vận hành chương trình thông tin hệ thống từ QL kho bạc và ngân sách; áp dụng thanh toán vốn, thanh toán điện tử cho các công trình, tháo gỡ khó khăn và thực hiện CCHC cho đơn vị thi công

+ Tăng cường kiểm soát các dự án đê điều, thủy lợi, đấu thầu đảm bảo đúng theo quy định Cần tạo ra chế tài cụ thể để đảm bảo trong từng giai đoạn đầu tư, việc hoàn ứng vốn đầu tư được chủ đầu tư nhận thức dầy đủ, hạn chế dư nợ tạm ứng kéo dài

+ Thực hiện đánh giá, tổng hợp, giải ngân KH các dự án ở thời điểm cuối năm, phối hợp với Phòng TC KH để tham mưu điều chuyển vốn cho những công trình thiếu vốn từ KH

Ngày đăng: 20/03/2024, 14:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w