Vai trò của hạ tầng kỹ thuật đối với phát triển kinh tế - xã hộiMột trong những yếu tố quan trọng nhất thúc day sự phát trién mọi mặt kinh tế xã hội trong các đô thị là hệ thống cơ sở hạ
Trang 1CHUYEN DE THUC TAP
Chuyén nganh: Kinh té va Quan ly D6 thi
Dé tai:
QUAN LY HA TANG KY THUAT KHU DI TÍCH THANG CANH
CHUA HUONG, HUYEN MY DUC, THANH PHO HA NOI
Sinh vién : Lê Minh Tuấn
: Kinh tế và Quản lý Đô thị
: 59
: Chinh quy
Người hướng dẫn : PGS.TS Vũ Thi Hoài Thu
Hà Nội, tháng 04 năm 2021
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan luận văn chuyên đề thực tập “Quản lý hạ tang kỹ thuậtKhu di tích thắng cảnh chùa Hương ” hoàn toàn là kết quả nghiên cứu của bản thândựa trên thời gian học tập tại trường và thực tập tại Phòng Quản lý Đô thị, UBNDhuyện Mỹ Đức Các thông tin, dữ liệu bao gồm trong chuyên đề hoàn toàn trung
thực và có nguồn gốc rõ ràng
Sinh viên thực hiện
Lê Minh Tuấn
Trang 3Cùng với đó, em muốn cảm ơn phía Phòng Quản lý Đô thị UBND huyện Mỹ
Đức đã cho em cơ hội được thực tập và nghiên cứu tại quý Cơ quan trong thời gian
qua.
Sinh viên thực hiện
Lê Minh Tuấn
Trang 4MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LOI CAM ON
DANH MUC CAC TU VIET TAT
DANH MUC HINH
DANH MUC BANG
1.3 Đặc điểm của các công trình hạ tầng kỹ thuật -2- 2-5 5z+sz+ce+cxd 4
1.4 Vai trò của hạ tang kỹ thuật đối với phát triển kinh tế - xã hội 81.5 Các hình thức dau tư vào ha tầng kỹ thuật - ¿5c scs+cxsczrzeercee 8
2 Quản lý ha tầng kỹ thuật -. s- 5s se csseesersersersstrssrssrssrssrrssrssree 9
2.1 Khái niệm quản Ìý - + 1+ 1 SH HH Hệ 9
2.2 Khái niệm quản lý hạ tầng kỹ thuật 2-2 2 2 2+E£+Ee£Ee£xerxerxrrerree 102.3 Chủ thé quan lý hạ tầng kỹ thuật - 2: 252+S2+E£2E££EeEEeExerxerxrrsrree 102.4 Nội dung quản lý hạ tầng kỹ thuật - 2-2 2-55 ©52+EE+£Ee£EtzEzrxerxerxee 112.5 Kinh nghiệm quản ly ha tang kỹ thuật ở một số quốc gia 15
CHƯƠNG 2: THUC TRANG QUAN LÝ HA TANG KỸ THUẬT KHU DI
TÍCH THANG CANH CHUA HƯƠNG, HUYỆN MY ĐỨC, THÀNH PHO
2.1 Giới thiệu chung về Khu di tích thắng cảnh chùa Huong, huyện Mỹ Đức,thành phố Hà Nội s2 ssSs£EssEss+ssttsersersstssrrserssrssrrsrrssrssrsee 182.2 Thực trạng quan lý ha tang kỹ thuật Khu di tích thắng cảnh chùa Hương,huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội - 2-2 scscssessessesserssesee 192.2.1 Bộ máy quản lý Khu di tích thắng cảnh chùa Hương, huyện Mỹ Đức, thànhphố Hà Nộii ¿2-2 2 £+ESEÉEEE E9 19E1211211211211111111111211 112111111111 xe 19
Trang 52.2.2 Thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật thắng cảnh chùa Hương, huyện Mỹ Đức,thành phố Hà Nội ¿- ¿+ ESE+EE£EE2EE2EE2EEEE2EE215112112112112112171 11111 x0 222.3 Đánh giá chung về thực trạng quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu ditích thắng cảnh chùa Hương, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội 342.3.1 Kết quả đạt QUOC! - Gv HH TH HH re 342.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân: 2- ¿+2 ©++x++zx++z++zx+zzxe+zxee 36
CHUONG 3: ĐÈ XUAT MOT SO GIẢI PHAP TANG CƯỜNG QUAN LY
HA TANG KY THUAT KHU DI TiCH THANG CANH CHUA HUONG,
HUYỆN MỸ ĐỨC, THÀNH PHO HÀ NỘII ° s°-s©css©csse 39
3.1Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật để quản lý tốt hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu
di tích thắng cảnh chùa Hương, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà nội 39
3.1.1 Thi công xây dựng HTKT theo đúng quy hoạch « «+ xx++ 39
3.2 Dé xuất một số giải pháp quan lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật Khu di tích
thắng cảnh chùa Hương - se s ss£s£s£EsEsEseSs£ssEseSseEsersessessee 413.2.1 Đề xuất bổ sung, sửa đôi cơ chế chính sách quan lý hệ thống hạ tang kỹ thuậtKhu di tích thắng cảnh chùa Hương -2- 52 S¿22++2E+2£xt2Ext2Eeerxeerxesrxee 41
3.2.2 Đề xuất bd sung cơ cấu tô chức quản lý hạ tang kỹ thuật Khu di tích thắng
Cath Chita Hung eee (31 43
3.2.3 Dé xuất nâng cao năng lực quản lý cho cán bộ quản lý -. ‹ 48
3.2.4 Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu di tích thắng
ð201i84ì0)8510106)1-220005070n8ẺẺ 51
KET LUAN 0 ,ôÚÔỎ 53TÀI LIEU THAM KHẢO << s£sssssss©2ssevssevsseezsserssee 54
Trang 6DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT
Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ
Trang 7DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mạng lưới giao thông toàn Quoc 2-2 + 2+++£++z++rx+zzz+rxsres 5Hình 1.2: Khu đô thi Desa Parkcity Malaysia - 55+ + sscsserseerseres 17Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy Ban quản lý di tích thắng cảnh chùa
Hình 2.2: Sơ đồ minh họa 2 phương án triển khai tuyến Miếu Môn — Hương Sơn 25Hình 3.1 : Sơ đồ các nội dung của quan lý thi công xây dựng HTKT 39
Hình 3.2: Sơ đồ các hạng mục HTKT mới được quản lý thi công xây dung 40
Hình 3.3 : Sơ đồ quan lý hệ thống HTKT Khu di tích - 5 5 s2 2+: 45Hình 3.4: Sơ đồ cơ cau tổ chức Ban quản lý dự án -¿©¿55s2cs=see: 46
Hình 3.5: Sơ đồ cơ cau tổ chức phòng hạ tầng kỹ thuật - 41
Trang 8DANH MỤC BANG
Bảng 2.1: Lượng rác thải tại KDTQG đặc biệt chùa Hương qua các năm
2013-2018 (tắn/năm), - - +52 St+E<2E2E2EEEEEE1E11871111211211211 211111111110 27Bang 2.2: Tính toán nhu cầu thải nước các khu chức năng xã Huong Sơn 32
Trang 9Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn cơ bản được hoàn thiện và được Thủ
tướng Chính phủ Quyết định công nhận là “Di tích Quốc gia đặc biệt” ngày25/12/2017 Đây là niềm tự hào người dân xã Hương Sơn nói riêng và nhân dânhuyện Mỹ Đức nói chung Là cơ sở để đưa quần thể di tích danh lam thắng cảnhphát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực: phục vụ, đón tiếp khách thăm quan, khách
nội địa và khách quốc tẾ, chuyên dịch cơ cấu kinh tế ngành dịch vụ
Mùa lễ hội năm 2018 từ tháng giêng đến tháng 3 (âm lịch), quần thể danh
thắng Hương Sơn (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức) đón 1,5 triệu lượt khách du CƠ
CHAPHAN lịch Hiện trung bình mỗi năm, chùa Hương thu hút gần 2 triệu lượtkhách tới tham quan Ngành du lịch đang đóng góp 65% tổng thu nhập toàn xã
Hương Sơn, thu nhập từ dịch vụ du lịch và thu nhập khác đạt khoảng 500 tỷ dong.
Nhiều công trình trong quan thé di tích hiện chưa đáp ứng được nhu cầu của
du khách tham quan như hệ thống đường giao thông, bến bãi âu thuyền, vệ sinhcông cộng Đặc biệt, vấn đề xử lý vệ sinh môi trường, rác thải trên suối, các điểm
du lịch, nhà hàng, khách sạn, các điểm lưu trú, bến xe vẫn còn nhiều hạn chế, ảnhhưởng đến sự tôn nghiêm, làm suy giảm vẻ đẹp tự nhiên của khu danh thắng
Thời gian qua, việc quy hoạch, quản lý đầu tư, xây dựng vào du lịch ở huyện
Mỹ Đức gặp khá nhiều khó khăn Có những thời điểm, chính quyền địa phương đãđưa nhiều sáng kiến, giải pháp, nhưng không nhận được sự đồng thuận từ phíangười dân hoặc không đủ kinh phí đề thực hiện Vì vậy, giải pháp mới của huyện
Mỹ Đức đưa ra là làm sao phát huy được nhiều ý tưởng, đề án có tính khả thi, tạo
sự đồng thuận trong cộng đồng, xã hội hóa đầu tư, giảm gánh nặng cho ngân sách
Nhận thức các điều đó, chuyên đề này sẽ nghiên cứu “ Quản lý hệ thống hạ
tầng kỹ thuật Khu di tích thắng cảnh chùa Hương” Từ đó đề xuất các giải pháp
Trang 10nhằm tăng cường hiệu quả của công tác quản lý hạ tầng kỹ thuật tại Khu di tíchthang cảnh chùa Hương
2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu di tích thắngcảnh chau Hương, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội nhằm nâng cao hiệu qua quản
lý Nhà nước, đồng thời kiểm soát phát triển xây dựng Khu di tích theo quy hoạchxây dựng đã được cấp có thầm quyền phê duyệt hướng tới phát triển bền vững
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
- _ Thực trang và giải pháp quan lý hạ tầng kỹ thuật
3.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Pham vi về không gian: Dia bàn Khu di tích thắng cảnh chùa Huong,
huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
- Phạm vi về thời gian: Giai đoạn từ 2015-2020
- Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Quản lý hệ thống giao thông, vệ sinh
môi trường, công trình công cộng của Khu di tích thắng cảnh chùa Hương
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn số liệu
Chuyên đề sử dụng số liệu thứ cấp được thu thập từ phòng Quản lý Đô thịUBND huyện Mỹ Đức, thành phó Hà Nội, bao gồm:
- Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật huyện Mỹ Đức và xã Hương Sơn
- Báo cáo kết quả các hoạt động của Ban Quản lý Khu di tích, thắng cảnh
chùa Hương.
4.2 Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp tổng quan tài liệu: tổng hợp một cách đầy đủ các tài liệu liênquan (thông tin, số liệu, khái niệm, lý thuyết, kết quả, kết luận) về vấn đề - quản
lý hạ tầng kỹ thuật Khu di tích
- Phương pháp thống kê mô tả: là phương pháp liên quan đến việc thu nhập
số liệu, tóm ta, trình bày mô tả các van dé, tiêu chí dé phản ảnh một cách tổng quát
thực trạng, từ đó đưa ra những mặt kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên
nhân, cuôi cùng là đê xuât các giải pháp cho chuyên đê
Trang 115 Giới thiệu về kết cấu chuyên dé
Chuyên dé “Quan lý hệ thống ha tang kỹ thuật Khu di tích thắng cảnh chùa
Hương” bao gồm các nội dung:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan lý hạ tang kỹ thuậtChương 2: Thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật Khu di tích thắng cảnh
chùa Hương Huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý hạ tầng
kỹ thuật Khu di tích thắng cảnh chùa Hương, huyện Mỹ Đức, thành phố HàNội
Trang 12CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THUC TIEN VE QUAN LÝ
HẠ TẢNG KỸ THUẬT
1 Tổng quan về hạ tang kỹ thuật
1.1 Khái niệm hạ tầng kỹ thuật
Điều 3, Luật Xây dựng 2014 nêu rõ: Hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giaothông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước,thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác
1.2 Phân loại các công trình hạ tầng kỹ thuật
Các công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm:
- Hệ thống các công trình giao thông vận tải (đường sá, bến đỗ xe, nhà ga,bến cảng, đường ống dẫn xăng, dầu , hơi đốt, kho tang )
- Hệ thong các công trình cấp thoát nước (hệ thong hồ chứa, trạm bom, cống,
kênh thoát nước)
- Các công trình bưu điện thông tin liên lạc (hệ thống cáp, trạm thu phát)
- Hệ thống các công trình cung cấp năng lương (hệ thống đường dây dẫnđiện, trạm biến áp), hệ thống chiếu sáng đô thị
- Hệ thống các công trình xử lý chất thải môi trường đô thị
1.3 Đặc điểm của các công trình hạ tầng kỹ thuật
- Hệ thống giao thông:
Nhiệm vụ chính của hệ thống giao thông là đáp ứng các yêu cầu về vận tảihàng hóa và vận chuyền hành khác Giao thông đô thị được hiểu là các công trình,các phương tiện, các con đường đảm bảo sự liên hệ thuận lợi giữa khu vực trong
đô thị với nhau và giữa đô thị với các khu vực bên ngoài đô thị Hệ thống bến bãi,
đường phó, cầu cống cần đáp ứng như cầu đi lại của các phương tiện giao thông
và người đi bộ.
Trang 13{amber Cefomat Con rston SP 28008124011
Hình 1.1: Mang lưới giao thông toàn quốcGiao thông đô thị là một hệ thong khá phức tao nhưng lại có vai trò đặc biệtquan trọng với tất cả các đô thị Nếu đường phố không đủ, không đảm bảo chất
lượng thì sẽ dẫn tới tình trạng ách tắc giao thông, tai nạn giao thông Vì vậy, đôthị chỉ có thé phát triển khi hệ thống giao thông đô thị phát trién
- Hệ thống cấp nước đô thị
Hàng ngày, các đô thị đều có nhu cầu cung cấp nước sạch phục vụ sinh hoạt
và sản xuất Chính vì vậy dịch vụ cung cấp nước đóng vai trò quan trọng trong đời
song xã hội đô thi Chính quyền đô thị cần có kế hoạch đầu tư, nâng cấp, Cải tao
các nhà máy nước thải dé sản xuất nước sạch phục vụ cho các hoạt động đô thịngười tiêu dung có đủ nước và nước đảm bảo chất lượng
Các cơ quan quản lý cần nghiên cứu và đưa ra giá nước hợp lý cho cả người
sản xuat và tiêu dung dong thời phải quan tâm đên van đê tích lũy đê tái san xuât
Trang 14mở rộng Các chi phí cap nước va đầu từ mở rộng, sửa chữa đều lấy từ lợi nhuận.
Do dân số đô thị ngày càng tang và nhu cầu dung nước ngày càng nhiều cho nêncần ưu tiên dau tư cải tạo mở rộng và kết hợp xây dựng hệ thống cấp nước mới déthoải mãn nhu cầu sử dụng của dân cư
Về mặt tô chức quản lý, các cấp chính quyền tỉnh và thành phố giao cho các
cơ quan chuyên môn chịu trách nhiệm quản lý hệ thống cấp thoát nước Chính sáchđối với đô thị là cung cấp nước phải đầy đủ về khối lượng, nước phải đảm bảo chấtlượng và đặc biệt là phải tuân thủ nghiêm ngặt Luật Bảo vệ nguồn nước Các nhà
máy nước phải được xây dựng theo quy hoạch được cấp có thâm quyền phê duyệt
Các hộ dùng nước phải ký hợp đòng với cơ quan chuyên trách
- Hệ thống thoát nước đô thị:
Chính quyền các cấp đô thị chịu trách nhiệm việc thoát nước mưa và thoátnước bần (sinh hoạt và sản xuất) Công việc này đòi hỏi phải duy trì thường xuyên
vì điều kiện sinh sống ở đô thị có yêu cầu vệ sinh môi trường cao Vấn đề xây dựng
và vận hành các thiết bị thải nước (ga, rãnh, céng, .) va lam sạch nước (trạm xử
lý nước ban) đòi hỏi kỹ thuật cao và chi phí tài chính lớn
- Hệ thống năng lượngViệc cung cấp năng lượng cho yêu cầu sinh hoạt và yêu cầu ở những nơicông cộng là nhiệm vụ của chính quyền đô thị Yêu cầu cung cấp năng lượng phảiđáp ứng day đủ như cầu của sản xuất, sinh hoạt và những nơi công cộng ở đô thi
với các chỉ tiêu trên cơ sở cân bằng nguồn cung cấp năng lượng tại các vùng lãnh
thé và mạng lưới năng lượng toàn quốc
Quản lý đô thị cần quan tâm vấn đề cung cấp năng lượng một cách toàn diện
dé đô thị phát triển bền vững chon nên cần ưu tiên nguồn năng lượng điện, hơi đốt.Hạn chế dùng các nguồn nhiên liệu gây ô nhiễm môi trường như củi, than, dầu
hỏa
Chính quyền giao việc quản lý hệ thống cung cấp năng lượng và chiếu sángcho các ngành chuyên môn như Công ty Điện lực, Công ty Công trình công cộng Việc sử dụng năng lượng cần có hợp đồng giữa cơ quan chuyên trách quản lý và
các hộ sử dụng Mọi việc xây dựng, cải tạo các công trình ở đô thị đều phải tuântheo các quy định của các cơ quan quản lý dé đảm bảo hành lang an toàn lưới điện,
Trang 15mạng lưới cấp hơi đốt, an toàn phòng chống cháy nô.
Cung cấp năng lượng là một ngành dịch vụ công cộng, bên cạnh việc kinhdoanh là vấn đề xã hội, chính trị, an ninh cho nên các cơ quan quản lý cần tìmgiải pháp tốt nhất nhằm đáp ứng được những yêu cầu đa dạng của đô thị
- Hệ thống thông tin liên lạc:
Thông tin liên lạc và tuyên truyền báo chí là dịch vụ cộng cộng Ủy ban nhân
dân đô thị chịu trách nhiệm đáp ứng nhu cầu về thông tin liên lạc, báo chí cho mọingười dân đô thị Có thể giao các nhiệm vụ nà cho các bộ phận chức năng để quản
lý xây dựng, cải tạo và khai thác hệ thống Tùy thuộc vào các chức năng cụ thẻ,
mà chính quyền đô thị đưa ra cách quản lý khác nhau Có những dịch vụ đòi hỏiphải có lãi như điện thoại, fax nhưng có những dịch vụ không đặt vấn đề kinh
tế lên hàng đầu như báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh
Quản lý thông tin liên lạc là một công việc rất quan trọng vì ngoài việc nóphải đáp ứng nhu cầu của dân cư, nó còn là phương tiện dé chính quyền các cấp
thực thi các biện pháp quản lý đô thị Công tác quản lý đô thị luôn cần đến thông
tin tuyên truyén
- Hệ thống vệ sinh môi trườngMôi trường đô thị bao gồm nhiều yếu tố: Chat thải rắn, nước thải, khí thai,
tiếng ồn, cây xanh, Ở những đô thị nhỏ, mật độ dân cư thấp, lượng rác thải ra
hàng ngày không nhiều thì việc thu gom, vận chuyền và thanh toán phế thải đơn
giản và ít gây ô nhiễm Những tốc độ đô thị hóa càng cao, dân cư đông và tập trung
thì vấn đề không đơn giản như vậy Các đô thị lớn việc quản lý chất thải là mộtvấn đề bức xúc, đòi hỏi các cấp chính quyền đô thị phải tô chức việc này một cách
quy mô và khoa học.
Việc quản lý vệ sinh môi trường, nhất là việc quan lý chat thải ran (thu gom,vận chuyền, xử lý) là một dịch vụ công cộng mà chính quyền đô thị chịu tráchnhiệm Uy ban nhân dân thành phó, xã, thị tran giao cho một hay nhiều don vị damnhận Các cấp chính quyền đô thị tổ chức phối hợp giữa các đơn vị này va cácngành liên quan như giao thông, năng lượng, nông nghiệp dé quan lý chat thải thựchiện một cách tốt nhất
Trang 161.4 Vai trò của hạ tầng kỹ thuật đối với phát triển kinh tế - xã hội
Một trong những yếu tố quan trọng nhất thúc day sự phát trién mọi mặt kinh
tế xã hội trong các đô thị là hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị Đây là tiêu
chuẩn quan trọng quyết định sự khác nhau giữa đô thị và nông thôn Chính vì vậyNhà nước đã quy định phân loại đô thị phải dựa vào mức độ phát triển của cơ sở
úng đô thị làm đình trệ mọi hoạt động đô thị và ô nhiễm môi trường, thiếu điệnlàm cho sản xuất bị đình trệ,
Vì lẽ đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật là nền tang, là yếu t6 quan trọng bảo đảmphục vụ nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống con người và việc thực hiện các mục tiêuphát triển toàn diện và lâu dài của đô thị, cũng như đảm nhận chức năng thug om,vận chuyền xử lý chat thai dé bảo vệ môi trường đô thị Thực tế cho thay rằng nơinào hệ thống hạ tầng kỹ thuật yêu kém hoặc thiếu thì nơi đó môi trường bị ô nhiễm
và xuống cấp Ha tang kỹ thuật đô thị không chỉ phản ánh mức độ tiện nghi hiệnđại và văn minh của mỗi đô thị mà còn góp phần quyết định đảm bảo sự phát triển
bền vững đô thị
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đóng vai trò là nền tảng cho sự phát triển của cácngành kinh tế khác Trong các đô thị, yếu tố quan trọng nhất dé thúc day sự pháttriển và thành công của nhiều lĩnh vực kinh tế, đó chính là cơ sở hạ tầng kỹ thuật.1.5 Các hình thức đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật
Nghị định 10/2021/NĐ-CP về quan ly chi phí đầu tư xây dựng đã quy định
các nhóm hình thức đầu tư áp dụng cơ chế thu phí trực tiếp từ người sử dụng hoặc
tổ chức bao tiêu sản phẩm, dịch vụ công:
- Đầu tư BOT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP đượcnhượng quyền để xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ
tầng trong thời gian nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP
Trang 17chuyên giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó cho Nhà nước.
- Đầu tư BTO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP được
nhượng quyền dé xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tang; sau khi hoàn thành
xây dựng, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyền giao công trình, hệ thống
cơ sở hạ tang cho Nhà nước và được quyền kinh doanh, vận hành công trình, hệ
thống cơ sở hạ tầng đó trong thời gian nhất định
- Đầu tư BOO là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP đượcnhượng quyền đề xây dựng, sở hữu, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ
sở hạ tầng trong thời gian hạn nhất định; hết thời hạn, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự
án PPP cham dứt hop dong
Nhóm đầu tu dự án áp dung co chế Nhà nước thanh toán trên cơ sở chất lượng
sản phẩm, dịch vụ công:
- Đầu tư BTL là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP đượcnhượng quyền đề xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và chuyền giao choNhà nước sau khi hoàn thành; được quyền cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trên
cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng đó trong thời gian
nhất định; cơ quan ký kết hợp đồng thuê dịch vụ và thanh toán cho nhà đầu tư,
doanh nghiệp dự án PPP
- Đầu tư BLT là hợp đồng mà nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP đươcnhượng quyền dé xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng và cung cấp sản
phẩm, dịch vụ công trên cơ sở vận hành, khai thác công trình, hệ thống cơ sở hạ
tầng đó trong thời gian nhất định; cơ quan ký kế hợp đồng thuê dịch vụ và thanhtoán cho nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP chuyền giao công trình, hệ thống cơ
sở hạ tầng đó cho Nhà nước
2 Quản lý hạ tầng kỹ thuật
2.1 Khai niệm quản lý
Quản lý là tác động của chủ thể lên đối tượng theo mục tiêu nhất định
Trong đời sống xã hội, quản lý xuất hiện khi có hoạt động chung của conngười Quản lý điều khiến, chỉ đạo hoạt động chung của con người, phối hợp cáchoạt động riêng lẻ của từng cá nhân tạo thành hoạt động chung thống nhất của tậpthê hướng tới mục tiêu đã định trước Đề thực hiện hoạt động quản lý cần phải có
Trang 18tổ chức và quyền uy Tổ chức phân định rõ rang chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và mối quan hệ của những người tham gia hoạt động chung; quyền uy đem lại khảnăng áp đặt ý chí của chủ thé quan lý đối với các đối tượng quản lý, bảo đảm sựphục tùng của cá nhân đối với tổ chức Quyền uy là phương tiện quan trọng đề chủthể quản lý điều khiến, chỉ đạo cũng như bắt buộc các đối tượng quản lý thực hiệncác yêu cầu, mệnh lệnh của mình
Chủ thé quản lý là cá nhân hay tổ chức — những đại diện có quyền hạn và
trách nhiệm liên kết, phối hợp những hoạt động riêng lẻ của từng cá nhân hướngtới mục tiêu chung nhằm đạt được kết quả nhất định trong quản lý
Khách thé của quản lý là trật tự quản lý Trật tự quản lý được quy định bởinhiều quy phạm xã hội khác nhau như quy phạm đạo đức, quy phạm tôn giáo, quyphạm pháp luật tùy theo từng loại hình quản lý.
Sự quản lý được thực hiện bởi chủ thể là các cơ quan và nhân viên nhà nướctrên cơ sở pháp luật gọi là quản lý nhà nước Thuật ngữ quản lý với ý nghĩa đó lần
đầu tiên được ghi nhận trong Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa năm
1959 tại khoản 7, 8, 11, 12, Điều 72, Điều 94
2.2 Khái niệm quản lý hạ tầng kỹ thuật
Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật là sự tổ chức, xây dựng và thực hiện cơ chế,chính sách nhằm duy trì, phát triển đồng bộ và khai thác có hiệu quả các công trình
hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn
Thực chất vấn đề:
Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật là thực hiện chức năng quản lý của Nhà nướccác cấp nhằm xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong quá trình pháttriển đô thị văn minh hiện đại, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân
Quản lý cơ sở hạ tầng kỹ thuật là xây dựng và áp dụng những chính sách,biện pháp, kế hoạch nhằm duy trì, tổ chức khai thác cung cấp các dịch vụ cơ bản,xây dựng mới và nâng cấp các công trình hiện có
2.3 Chủ thé quản lý hạ tầng kỹ thuật
Chính phủ giao cho UBND các cấp, các Bộ: Bộ GTVT, Bộ CA, Bộ Xây
dựng, Bộ năng lượng, Bộ tai nguyên, Các Sở chức năng, Cac Sở có liên quan,
Các đơn vị kinh doanh, các chủ sử dụng công trình quản lý công cấp dịch vụ theoquy định của nhà nước, chống độc quyền, cục bộ địa phương
10
Trang 192.4 Nội dung quản lý hạ tang kỹ thuật
Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật bao gồm hai nhóm:
Quản lý kinh tế và kỹ thuật: Sử dụng các định mức, đơn giá, quy chuẩn, tiêuchuẩn, quy phạm kỹ thuật, quy trình kỹ thuat dé quản lý các hoạt động trong hệ
Nội dung của quản lý sử dụng và khai thác các công trình cơ sở hạ tầng kỹ
thuật đô thị bao gồm:
- Lâp và lưu trữ hồ sơ hoàn công sau khi cải tạo và xây dựng công trình
- Phát hiện các hư hỏng, sự cố kỹ thuật và có các biện pháp sửa chữa kịp thời
- Thục hiện chế độ duy tu, bảo dưỡng, cải tạo dé duy trì chức năng sử dungcác công trình theo định kỳ kế hoạch
- Hợp đồng cung cấp các dịch vụ công cộng (điện, nước, thông tin) với cácđối tượng cần sử dụng và hướng dẫn họ thực hiện đúng các quy định về hành chínhcũng như các quy định về kỹ thuật
- Phát hiện và xử lý các vi phạm về chế độ sử dụng và khai thác các côngtrình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị
Khi cải tạo sửa chữa các công trình hạ tầng kỹ thuật phải có giấy phép của
các cơ quan chức năng có thâm quyền và được sự đồng ý của cơ quan quản lý cáccông trình cơ sơ hạ tầng kỹ thuật đô thị khác trực tiếp có liên quan Trong quá trìnhthi công cần phải đảm bảo giao thông thông suốt, an toàn công cộng, đảm bảo vệsinh môi trương và dọn lạ mặt bang sau khi hoàn thành công trình
Các công trình giao thông đô thị chủ yếu bao gồm mạng lưới đường phó, cầu,
hầm, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, cảng, sân bay, nhà ga Các công trình giao
thông có phạm vi bảo vệ là các đường đỏ và ranh giới giữa đất của công trình giaothông với đất khác Đường đô thị được sử dụng đề cho giao thông (long đường cho
xe cộ, vỉa hè dành cho người di bộ); dé bố trí các công trình hạ tầng kỹ thuật khác
(điện, nước, thông tin, vệ sinh môi trường, trạm đồ xe, biên báo, quảng cao, ); đê
11
Trang 20trồng cây xanh công cộng và dé sử dụng tạm thời cho các mục đích khác khi chínhquyền đô thị cho phép như quầy sách báo, điện thoại công cộng, tô chức các hoạtđộng xã hội, tuyên truyền giáo dục).
Các công trình cấp nước đô thị bao gồm: Nguồn nước, các công trình sảnxuất nước, hệ thống phân phối nước Trong đó quản lý nguồn nước phải dựa vàoluật bảo vệ tài nguyên nước Phạm vi bảo vệ các đường ống cấp nước thường đượcquy định trong khoảng cách 0,5m về mỗi bên thành ống (tùy thuộc đường kínhống) Việc khai thác sử dụng các công trình cấp nước được quản lý theo quy phạm
kỹ thuật chuyên ngành và các quy định của cơ quan quản lý nước sạch.
Các công trình thoát nước đô thị gồm: Cống, rãnh, kênh mương, ao hồ, sông,
đê, đập, trạm bơm và trạm xử lý nước thải Ủy ban nhân dân thành phó, thị xã, thị
tran giao cho cơ quan chuyên trách quản lý việc sử dụng và khai thác các côngtrình thoát nước đô thị Khi đấu nối công trình thoát nước cục bộ vào hệ thốngthoát nước đô thị phải được sự đồng ý của cơ quan quản lý đô thị Nước thải xảvào mạng lưới thoát nước đô thị, xả vào sông hồ tự nhiên phải đảm bảo các yêucầu về vệ sinh môi trường
Các công trình cấp điện và chiếu sáng đô thị bao gồm: Các nhà máy phát điện(nếu có), các trạm biến áp, tủ phân phối điện, hệ thống đường dây dẫn điện, cộtđiện, đèn chiếu sáng
Phạm vi bảo vệ các công trình này được quy định theo các Nghị định, quy
phạm, quy định riêng Ủy ban nhân dân đô thị giao cho cơ quan chuyên trách quản
lý các công trình cấp điện và chiếu sáng đô thị Cơ quan chuyên môn được giaonhiệm vụ quản lý việc cấp điện cần tổ chức phục vụ theo các yêu cầu chính đángcủa các cá nhân và tập thé trên địa ban đô thị Mọi việc cải tạo, xây dựng các côngtrình đô thị có ảnh hưởng đến phạm vi bảo vệ công trình điện đều phải được các
cơ quan có thầm quyền cho phép và phải đảm bảo an toàn cho hành lang lưới điện
Moi công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị khi xây dựng xong phải được tổchức nghiệm thu Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phó trực thuộc trung ương giao cho
các cơ sở ban ngành của mình quản lý các công trình đó.
Các tô chức, cá nhân sử dụng và khai thác các công trình hạ tầng kỹ thuật đôthị cần phải:
12
Trang 21- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định về chế độ sử dụng đối với từng loạicông trình và phối hợp đồng bộ giữa các loại công trình
- Không lấn chiếm đất công cộng dành đề xây dựng các công trình cơ sở hạtầng kỹ thuật đô thị, kế cả vùng bảo vệ được khoanh định theo tiêu chuẩn quy phạm
của Nhà nước
- Việc sử dụng hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị phảiđược phép của cơ quan nhà nước có thâm quyền
- Các sự cô kỹ thuật gây hư hỏng công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị do
các hành vi vi phạm của người sử dụng gây ra phải được sử lý.
Việc sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị cần phải:
- Được sự đồng ý của cơ quan chuyên trách quản lý các công trình cơ sở hạ
tầng kỹ thuật đô thị khác trực tiếp có liên quan
- Có các biên báo và các biện pháp che chắn, đảm bao giao thông thông suốt,
vệ sinh môi trường và an toàn cho các hoạt động công cộng
- Thu dọn trả lại mặt bằng trong vòng 4 tiếng sau khi công việc hoàn thành
- Điều chú ý khi quản lý một số công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị:
Quan lý các công trình giao thông do thi:
Mạng lưới đường, cầu, ham, quảng trường, bến bãi, sông ngòi, kênh rạch,các công trình đầu mối giao thông, sân bay, nhà ga, bến xe và bến cảng nắm trong
phạm vi quản lý của các công trình giao thông đô thị
Đường đô thị (kế cả quốc lộ qua đô thị) được giới hạn bởi chỉ giới đường đỏ,
bao gồm: Lòng đường, lề đường và via hè, đường nội bộ trong các 6 phó, khu tậpthé, ngõ xóm va đất lưu không ven sông hồ được giới han từ chân hàng rào hoặcchân tường hợp pháp của công trình trở ra Các công trình kỹ thuật đầu mối giaothông được giới hạn trong ranh giới khu đất theo hồ sơ đăng ký địa chính và vùngbảo vệ xác định theo tiêu chuân quy phạm của Nhà nước và điều kiện thực tế của
Trang 22dé trồng cây xanh công cộng, cây bóng mát, cây cách ly hoặc sử dụng tạm thời chocác mục đích khác khi được cơ quan Nhà nước có thâm quyền cho phép như: Quay
sách báo, buồng điện thoại công cộng, các dịch vụ công cộng, tập kết và chung
chuyên vật liệu xây dựng, biển báo, bảng tin, quảng cáo, trông giữ các phương tiện
giao thông, tô chức các hoạt động văn hóa xã hội và tuyên truyền.
Quản lý các công trình cấp nước đô thị:
Các công trình cấp nước đô thị bao gồm: các nguồn cung cấp nước mặt hoặcnước ngầm, các công trình đô thị sản xuất, hệ thống phân phối nước (đường ống,
tang áp và điều hòa)
Phạm vi bảo vệ hệ thống cấp nước đô thi: Nguồn nước mặt hoặc nước ngầm
có phạm vi bảo vệ theo quy phạm hiện hành
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giao cho cơ quanchuyên trách quản lý hệ thống cấp nước đô thị Tổ chức hoặc cá nhân có nhu cầu
sử dụng nước phải làm đơn và ký kết hợp đồng với cơ quan chuyên trách quản lý
hệ thông cấp nước đô thị Việc khai thác và sử dụng nguồn nước ngầm có quy mô
trên 50m3/h và các nguồn nước mặt cần phải kê đến tính hợp lý, đảm bảo vệ sinhmôi trường và phải được phép của cơ quan nhà nước có thâm quyền
Quan ly thoát nước đô thị:
Dựa vào tiêu chuẩn quy phạm do Nhà nước ban hành, Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố trực thuộc trung ương quy định phạm vi bảo vệ các công trình thoát
nước đô thị Mỗi đô thị có cơ quan chuyên trách quản lý và công trình thoát nước
đô thị Trường hợp nước thải độc hại, gây ô nhiễm môi trường và gây bệnh, khi xả
vào hệ thống thoát nước chung của thành phố phải được phép của cơ quan chuyêntrách và phải được làm sạch theo yêu cầu bảo vệ môi trường đô thị Khi dau nói hệthống thoát nước nội bộ với hệ thống thoát nước chung của thành phó phải được
phép của cơ quan Nhà nước có thầm quyền
Quản lý các công trình cấp điện:
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định phạm vi bảo
vệ các công trình cấp điện dựa vào tiêu chuẩn quy phạm của Nhà nước và điềukiện cụ thể của từng khu vực
Các tô chức, cá nhân có nhu câu sử dụng điện cân làm đơn và ký hợp đông
14
Trang 23với cơ quan quản lý điện Mọi nhu cầu cải tạo sửa chữa các công trình cấp điện vàchiếu sáng đô thị phải có biện pháp an toàn và được sự đồng ý của cơ quan quản
lý có thâm quyền
2.5 _ Kinh nghiệm quản lý hạ tang kỹ thuật ở một số quốc gia
Kinh nghiệm của Singapore
Sau khi tuyên bố độc lập năm 1965, Singapore bắt đầu công cuộc tái thiết đôthị bằng việc thành lập Cục tái thiết đô thị URA Hàng loạt khu ở được xây dựngđồng bộ từ cơ sở hạ tầng xã hội đến HTKT, từ mạng lưới giao thông đến cấp nước,
thoát nước thải, cấp điện, thông tin liên lạc, cây xanh và vệ sinh môi trường
Tại các khu đô thị thành lập Ban quản lý bao gồm từ 15-20 người số lươngtùy theo quy mô dân cư của khu Trong đó 2/3 người là đại diện cho người dânsống trong khu va 1/3 là cán bộ quản lý chuyên nghiệp Cán bộ chuyên nghiệpcũng được phân công mỗi người theo dõi một số khu vực là người chịu trách nhiệm
về theo dõi tình hình chung của hệ thong co so ha tang trong khu đô thị như vi trí
nào bị nước chảy tràn, chỗ nào cây cối bị hư hỏng, chỗ nào hệ thống cấp điện bị
hỏng, vị trí nào đường gas bị hỏng tất cả đều được ghi vào cuốn số nhật ký theodõi Hàng tháng Ban quản lý họp 1 lần dé trao đôi nhiều van dé về tình trạng củakhu và kiểm điểm lại vai trò trách nhiệm của ban quản lý cũng như về ý thức củacộng đồng dân cư trong khu đô thị Mô hình ban quản lý khu đô thị mới với 2/3thành viên là người sống trong khu đô thị đã giúp công tác quản lý chặt chẽ và hiệu
quả.
Về phía người dân sống trong khu đô thị mới khi phát hiện những sự cố hoặc
có vấn đề gì nảy sinh khi sử dụng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cần phải phản ảnh, đềxuất ngay với cán bộ chuyên nghiệp phụ trách khu vực hoặc đại diện cho khu vực
nơi mình sinh sống dé có thé giai quyét kip thời, do đó các vi trí hong hóc được
sửa chữa ngay và kinh tế hơn rất nhiều nếu như vị trí hỏng ngày một bị phá rộng
ra.
Kinh nghiệm của Malaysia
Malaysia là quốc gia có sự phát triển nhanh trong các nước Đông Nam Á,
dân số trên 26 triệu người, với mức thu nhập trên 8000 USD/người/năm Dé dap
ứng chỗ ở cho nhiêu người các khu đô thị mới với phân lớn là các nhà cao tâng đã
15
Trang 24được xây dựng Khu đô thị mới Desa Parkcity — một khu đô thị coi là khu thànhcông nhất tại Kuala Lumpur (Malaysia), không chỉ về sự tiện nghi mà còn là cách
quản lý các dịch vụ trong khu đô thị Đề đảm bảo phục vụ tốt cho cư dân, khu đô
thị được chia ra nhiều tiêu khu riêng biệt Mỗi tiểu khu đều có ban quản lý chặt
chẽ Toàn bộ kinh phí của cư dân đóng góp cho các dịch vụ quản lý nhà ở được sử
dụng trên nguyên tắc phi lợi nhuận Hệ thống đường sá trong khu đô thị mới do
một đơn vị quản lý với số lượng 3 người, hỏng đâu được sửa chữa ngay Tương tựlĩnh vực cấp nước và thoát nước cũng như vậy Việc quản lý được sử dụng bằng
công nghệ thông tin GIS vì vậy chỗ nào rò rỉ nước máy là bộ phận quản lý phát
hiện ngay và có biện pháp sửa chữa kịp thời, tránh gây thất thoát, lãng phí nước vàphục vụ tốt nhất cho người dân 24/24 giờ Khác với Singapore là trong Ban quản
lý khu đô thị có người dân tham gia chiếm 2/3 thành viên của Ban Ở khu đô thị
mới tại Malaysia lại là sự tham gia của người dân ở các khu nhà Nhân viên quản
lý có trách nhiệm nắm tình hình từng khu vực và báo cáo kịp thời với ban quản lýcủa khi đô thị mới Việc giám sát công việc rất chặt chẽ nên yêu cầu của người dânđược giải quyết nhanh chóng
Đáng chú ý là, khu đô thị mới Desa Parkcity đã đưa ra quy định “mua nha
được sở hữu dé ô tô” tại tòa nha Quy định này không chỉ áp dụng đối với các biệtthự, liền kề mà cả với phân khúc chung cư Chủ đầu tư cho biết, một căn hộ có baonhiêu phòng ngủ thì sẽ được bat nhiêu chỗ dé xe 6 tô với số lượng tối đa là 3 chiếc.Trường hợp khách hàng có nhu cầu thêm chỗ dé xe thì có thé mua đứt chỗ với giákhoảng 10.000 USD/xe Đây cũng là giải pháp quản lý trong việc sử dụng xe con.
16
Trang 25Ở các tòa chung cư tại Malaysia, vẫn đề an ninh luôn là tiêu chí hàng đầu vàluôn được chủ đầu tư đảm bảo tuyệt đối Các loại phương tiện ra vao tòa nhà đềuđược camera chụp ảnh tự động dé lưu lại và mọi việc đều được pháp luật hóa vàđều phải tuân thủ quy định nên gần như giữa chủ đầu tư và cư dân chung cư tại đất
nước này chưa bao giờ xảy ra tranh chấp
Quản lý của Malysia cũng là một kinh nghiệm để ta tham khảo, tuy nhiên
điều kiện sống khác biệt giữa 2 nước thì việc áp dụng cần có chọn lọc những điều
mà ta có thé ứng dụng
17
Trang 26CHƯƠNG 2: THUC TRANG QUAN LY HẠ TANG KỸ THUẬT
KHU DI TÍCH THANG CANH CHUA HƯƠNG, HUYỆN MỸ ĐỨC,
THÀNH PHÓ HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu chung về Khu di tích thắng cảnh chùa Hương, huyện Mỹ
Đức, thành phó Hà Nội
Khu di tích thắng cảnh chùa Hương (thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức,
thành phố Hà Nội) Cách trung tâm thành phố Hà Nội về phía Tây Nam khoảng60km, trung tâm huyện Mỹ Đức 12km về phía Đông Nam, phía Đông giáp xã Tân
Sơn huyện Kim Bảng, Hà Nam, phía Tây giáp với xã An Phú huyện Mỹ Đức, phía
Nam giáp xã Ba Sao huyện Kim Bảng, Hà Nam, phía Bắc giáp với xã Hùng Tiến
huyện Mỹ Đứ
VỊ trí địa lý của du lịch chùa Hương có lợi thé hơn han các địa điểm du lịchkhác Từ thủ đô Hà Nội hoặc các tỉnh đồng bằng có thé di chuyên thuận tiện vớiKhu di tích bằng đường bộ, đường sông, Ngoài ra nơi dừng chân của khách quốc
tế ở khu vực phía Bắc thường là Hà Nội nên chùa Hương chính là điểm thu hút
khách tới tham quan dé tìm hiểu phong tục tập quán của người Việt cũng như tín
ngưỡng Phật Giáo.
Hội chùa Hương hàng năm được tô chức bắt đầu từ ngày mùng 6 Tết và kéodài đến hết tháng 3 âm lịch Đây là lễ hội kéo dài nhất và thu hút lượng khách đông
nhất trên toàn quốc Lễ hội tập chung vào dịp đầu xuân khi công việc còn chưa bận
rộn và mọi người đang còn trong không khí vui xuân đón Tết Trong dịp hội hàngnăm có tới hàng triệu lượt khách du lịch từ nhiều nơi trong nước và quốc tế Tạo
ra công ăn việc làm cho người dân và làm du lịch coi nguồn thu nhập chính củaKhu di tích thắng cảnh chùa Hương
Tuy nhiên, phải cho đến khoảng 15 năm trở lại đây thì Khu di tích quốc giađặc biệt này mới nhận được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước dé khai thác cáctiềm năng vốn có của Khu di tích thắng cảnh chùa Hương Đến năm 2006 thì hệthống cáp treo được đi vào hoạt động Việc cáp treo đi vào hoat động đã góp phầnlàm giảm ùn tắc trên đường đi tới động Hương Tích, đồng thời hạn chế 90% việc
vút rác thải, lọ nhựa đựng nước.
18
Trang 27Tu năm 2005, Hương Sơn đã chủ động xây dựng đô thị loại 5 nên đã có nênmóng thuận lợi khi chuyển sang xây dựng nông thôn mới Cuối năm 2011 xãHương Sơn đạt được 9/19 tiêu chí của xây dựng nông thôn mới; trong đó có 4 tiêu
chí đạt từ 70-90%; 3 tiêu chí đạt từ 50-63%, còn lại 4 tiêu chí đạt dưới trung bình.
Nhiều tiêu chí xã Hương Sơn đã huy động được sức dân tham gia, điển hình như
tiêu chí điện, địa phương đã thực hiện dự án cải tạo nâng cấp theo đề án năng lượng
NT 2, trị giá 12 tỷ đồng, đưa vào sử dung từ năm 2011 Tiêu chí giao thông, trục
đường liên xã rộng 6m đã được cứng hóa 100%; đường trục liên thôn mặt đường
rộng 4m, xã hỗ trợ, thôn cùng đóng góp xây dựng Trục đường chính nội đồng,
tổng chiều dài 29,3 km, quy hoạch rộng 4-6m, đã cứng hóa 5km, còn 24,3 km đượctrải cấp phối, các tuyến kênh tưới do xã quản lý với tổng chiều dài 26,6km, đã
được cứng hóa 8,7km Quy hoạch trạm cấp nước sạch tại khu đồng Dâu (thônHội Xá) diện tích 10.000km2, khu chăn nuôi, giết mồ tập trung, ở 5 thôn có đàngia súc, gia cầm lớn
2.2 Thực trạng quản lý hạ tang kỹ thuật Khu di tích thắng cảnh chùaHương, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
2.2.1 Bộ máy quản lý Khu di tích thắng cảnh chùa Hương, huyện Mỹ Đức,thành phố Hà Nội
Ban Quản Lý khu di tích và thắng cảnh Hương sơn, quản lý gần 4 nghìn hadiện tích khoanh vùng bảo vệ di tích bao gồm 4 xã: Hương sơn, Hùng Tiến, AnTiến, An Phú, có 21 điểm di tích, phân bổ các tuyến: Thiên Trù, Thanh Sơn, LongVân,Tuyết Sơn và tuyến ngoài khu dân cư, tong số đảng viên là 41 đồng chi
Cơ cấu tổ chức bộ máy Ban quản lý di tích thăng cảnh chùa Hương
- Lãnh đạo Ban :
Trưởng Ban: trực tiếp tổ chức, điều hành mọi hoạt động của cơ quan Chiutrách nhiệm toàn diện về mọi hoạt động của cơ quan trước Ủy ban nhân dân huyện
01 Phó trưởng Ban: chịu trách nhiệm công tác quản lý bảo vệ di tích — thang
cảnh, môi trường Phụ trách gồm: Tổ Thiên trù, tổ Thanh Sơn — Long Vân, TổTuyết Sơn
01 Phó trưởng Ban: chịu trách nhiệm công tác quản lý khách tham quan thắng
cảnh ngoài lễ hội Phụ trách gồm: Tổ Ngã tư Duc Khê, tổ Bến Yến, tổ Hướng dẫn
19
Trang 28— Tuyên truyén.
01 Phó trưởng Ban: chịu trách nhiệm thường trực giải quyết công việc tại cơquan Phụ trách Tổ hành chính, Tổ Kế toán — Tài vụ, tô kiểm tra
Cơ cấu tô chức các phòng chuyên môn:
- Bộ phận quản lý, Bảo vệ Di tích, thắng cảnh, môi trường
- Bộ phận quản lý phục vụ khách tham quan thăng cảnh ngoài lễ hội: Gồm
Tổ quản lý bán vé Ngã tu Duc Khê, Tổ quản lý bán vé trạm Bến Yến, Tổ hướngdẫn - tuyên truyền
- Bộ phận hành chính, tài vụ, kiểm tra: Gồm Tổ hành chính tông hợp, Tổ Kế
toán — Tài vụ, Tô kiêm tra.
Phó Ban
bảo vệ di tích — khách tham quan chính, Kế toán —
Tài vụ, kiêm tra
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cau tổ chức bộ máy Ban quản lý di tích thắng cảnh
chùa Hương
Nhiệm vụ của các phòng chuyên môn:
- Bộ phận quản lý, bảo vệ di tích, thắng cảnh, môi trường:
Quản lý chặt chẽ việc xây dựng, tu sửa nhà tạm của nhân dân đang sinh sống,làm vườn trong khu Di tích — Thang cảnh Hương Sơn
Lập hồ sơ quản lý, phân loại và đề xuất việc giữ gìn, tu bổ, tôn tạo 18 điểm
di tích đã được nhà nước xếp hạng và hướng dẫn lập quy trình xây dựng tu bổ, tôntạo trong khu Di tích — Thắng cảnh Hương Sơn theo quy định
Phối hợp với ủy ban nhân dân xã Hương Sơn quản lý đúng trình tự cho phép
05 điểm để lại phục vụ công tác tín ngưỡng cho nhân dân địa phương Tuyệt đối
20
Trang 29không dé các điểm vi phạm đã thu hồi tái vi phạm hoặc phát sinh mới
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, phân công 24/24h quan lý khách, bán
bổ sung đủ vé cho khách đi tham quan thắng cảnh, ngăn chặn và xử lý kịp thời
người ăn xin, buôn bán hàng rong, nạn chèo kéo khách du lịch Hướng dẫn, ứng
xử với khách văn minh, lịch sự
Tuyên truyền, hướng dẫn, giới thiệu ý nghĩa, giá trị của Khu di tích — thắngcảnh Hương Sơn.
- Bộ phận quản lý phục vụ khách tham quan thắng cảnh ngoài lễ hội:
Tổ chức thực hiện nhiệm vụ được giao, phân công trưc các điểm quản lý
khách, bán đủ vé cho khách đi tham quan thắng cảnh, hướng dẫn, ứng xử với khách
văn minh lịch sự.
Nhận quản lý và bán vé thắng cảnh đò, thuyền đảm bảo an toàn, nộp đủ tiến
bán vé trong ngày cho thủ quỹ.
Phối hợp với các cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương trong việcđảm bảo an toàn trật tự, an toàn giao thông đường thủy, vệ sinh môi trường.
Tuyên truyền, hướng dẫn, giới thiệu ý nghĩa, giá trị của quần thể Khu di tích
— thắng cảnh Hương Sơn Phối hợp cùng tô quản lý bán bé giải thích các thắc mắccủa du khách, hướng dẫn cho khách cần phải thực hiện các quy định của ban quản
lý điều hành vận chuyền khác
- Bộ phận hành chính, tài vụ, kiểm tra
Thực hiện nghiêm chỉnh quản lý hành chính, văn phòng, văn thư, báo chí, ô
tô, xuồng máy phục vục cho mọi hoạt động chính của cơ quan
Chiu trách nhiệm quản lý con dấu cơ quan, công văn di, đến, tài liệu bảo mật.Ghi chép nội dung các cuộc họp, hội ý của ban lãnh đạo cơ quan Tống hợpcác báo cáo, thực hiện tốt chế độ báo cáo, chế độ tiếp dân, chế độ tài chính và các
chế độ khác
Xây dựng dự toán thu, chi kinh phí hoạt động bộ máy đúng luật ngân sách
khi được giao định mức kinh phí theo quy định của cấp có thâm quyền phê duyệt.Lập dự trù kinh phí thu — chi, thanh toán quyết toán kịp thời về tài chính trong hoạt
động của Ban tổ chức Lễ hội
Xây dựng kế hoạch phối hợp kiểm tra các tuyến, điểm trong Khu di tích —
21
Trang 30thắng cảnh Hương Sơn Phối hợp với các tổ quản lý bán vé thực hiện nhiệm vụ
chuyên môn
2.2.2 Thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật thắng cảnh chùa Hương, huyện
Mỹ Đức, thành phố Hà Nội
e Hệ thống giao thôngMạng lưới giao thông của xã Hương Sơn về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu
đi lại của người dân Toàn xã có 44.94 km đường giao thông Trong đó:
Đường tỉnh lộ 419 và đường tỉnh lộ 425 cũng chính là đường trục chính của
xã Hương Sơn: Tổng chiều dàu 5,45 km; trong đó Đường tỉnh lộ 419 qua địa bàn
xã dài 4,66 km, được trải nhựa toàn bộ phần lòng đường, chiều rộng mặt đường
rộng 4,5 km Đoạn qua khu dân cư có vỉa hè mỗi bên từ 2 - 4km, đoạn qua đất
nông nghiệp có nền mỗi bên từ 1 - 2m Đường tỉnh lộ 425 qua xã có chiều dai 1,3
km đã được trải nhựa toàn bộ phần lòng đường, chiều rộng lòng đường có 2 kích
thước: 7,5m đoạn từ UBND xã đi cầu Việt Nhật sang bên huyện Ứng Hòa có chiều
dai 0,25km; đoạn còn lại UBND xã đi Bến Yến có chiều dài 1,05km với chiều rộng
lòng đường 11m Via hè của tuyến tỉnh 425 phan đi qua xã có chiều rộng mỗi bên
từ 1,5— 4,5m Tuy nhiên, do chưa xây dựng hệ thống thoát nước đồng bộ nên nhiềuđoạn đường xã xuống cấp Theo chủ trương của Thành phó, đoạn tỉnh lộ qua xã sẽđược mở rộng, nâng cấp với mặt cắt ngang 24m, lòng đường 15m, via hè mỗi bên
4,5m, dé đảm bảo giao thông, cũng như tạo lập bộ mặt cảnh quan đường phố cho
xã Hương Sơn thêm khang trang, văn minh, hiện đại.
Đường trục xã, liên xã: Dài 7,45km, rộng mặt 24m, rộng nền 28m đã cứnghoá năm 1999 - 2004 dài 5,45km (do hệ thống thoát nước chưa đồng bộ và matđường hiện tại đã xuống cấp cần cải tạo lại) Còn 2km chưa cứng hóa
Đường trục thôn: Dài 14,63 kmm, có mặt cat đường từ 6,5 — 10m, mặt đường
đã được cứng hóa 5,72 km, còn lại 8,91 km chưa được cứng hóa Đường trục thôngcủa xã chưa có hệ thống rãnh thoát nước Mặt đường trung bình từ 4 — 4,5km; nềncấp đường trục thôn của xã, đảm bảo có hệ thống thoát nước chung Những đoạn
đường có mặt cắt ngang 6,5m chủ làm hệ thống thoát nước, không lát vỉa hè; những
đoạn đường có mặt cắt ngang từ 8 — 12m trở lên có via hè mỗi bên rộng từ 1 -2,5
1m.
22
Trang 31Giao thông trên địa bàn xã có nhiều thuật lợi khi có tuyến đường tỉnh lộ 419
và 425 chạy qua tạo thuận lợi về mặt giao thông, vận chuyên hàng hóa Và giao
thông của xã sẽ càng thuận lợi hơn khi tuyến đường Tam Chúc — Khả Phong được
hoàn thanh, vì tuyến này sẽ đấu nối tuyến tỉnh lộ 425 tạo thông suốt, liên kết vùng
giữa Ứng Hòa — Mỹ Đức (Hương Sơn) — Hà Nam - Hòa Bình
Trong những năm gần đây, với sự phối hợp làm việc của các phòng Ban trong
và ngoài huyện tình hình ANTT, TTATGT khu vực chùa Hương được đảm bao,không xảy ra ùn ứ, ách tắc Với lượng khách và xe cộ quá đông, Sở Giao thôngVận tải Hà Nội phối hợp với Công an Hà Nội, huyện Mỹ Đức thường xuyên tô
chức đứng gác nhiều chốt trên tuyến đường 21B và bến đò chùa Huong để phânlàn, phân luồng giải tỏa ùn tắc giao thông Trên tuyến từ Tế Tiêu đến cầu Hội Xá
đây mạnh công tác tuần tra, kiểm soát phòng ngừa, phát hiện, xử lý các trường hợplái đò chèo kéo, bám đuổi khách gây mắt an toàn giao thông Ngoài ra, tình trạngbày biện hàng hóa, lan chiếm via hè, lòng đường đã không còn xuất hiện Về đườngthủy, lực lượng Công an cũng chủ động tuyên truyền, tập huấn cho các lái đò vềcông tác đảm bảo ATGT đường thủy, đề nghị những chủ thuyền cần ý thức hơntrong việc thực hiện nghiêm túc quy định ra vào bến và đảm bảo tốc độ cho phép
tránh tình trạng vội vàng đưa đón khác gây cản trở giao thông đường thủy.
Hệ thống giao thông của huyện nói chung và của xã Hương Sơn nói riêngcần được ưu tiên cải tạo, nâng cấp dé phục vụ tốt cho nhu cau phát triển kinh tế -
xã hội Với định hướng phát triển xã Hướng Sơn và Khu di tích thắng cảnh chùaHướng là một trong những khu du lịch tâm linh trọng điểm của huyện Mỹ Đức nóiriêng và thủ đô Hà Nội nói chung, tiến tới thành một điểm du lịch tâm linh của thếgiới Bên cạnh đó là dự án phát triển du lịch lễ hội hoa Sen trên sông Mỹ Hà, trên
suối Yến phục vụ cho du lịch hoa Sen kết hợp với lễ hội chùa Hương truyền thống.
Trong TMTH QHC xây dựng huyện Mỹ Đức đến năm 2030 đã nêu rất rõ định
hướng phát triển hạ tang giao thông phục vụ cho phát triển Khu di tích thắng cảnh
chùa Hương:
- Hệ thống đường giao thông:
Đường Miéu Môn- Huong Son: Chạy suốt dia bàn huyện theo hướng Nam, nối xã Hương Sơn với khu đô thị Quốc Oai Trong tương lai đây sẽ là tuyến
Bac-23