1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

một số biện pháp giúp trẻ 3 4 tuổi tham gia tích cực hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm
Tác giả Phạm Thị Vân
Trường học Trường mầm non Tây Hưng
Chuyên ngành Phát triển nhận thức
Thể loại Đơn đề nghị xét, công nhận sáng kiến
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 71,75 KB

Nội dung

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT

Chức vụ, đơn vị công tác: Giáo viên trường mầm non Tây Hưng

Tên sáng kiến: “ Một số biện pháp giúp trẻ 3- 4 tuổi tham gia tích cực hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ”.

Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Phát triển nhận thức

1 Đơn vị áp dụng sáng kiến:

Tên đơn vị: Trường mầm non Tây Hưng

Địa chỉ: Thôn Minh Hưng - Xã Tây Hưng - Huyện Tiên Lãng - Hải Phòng Điện thoại: 0313947680

I Mô giải pháp đã biết:

Trẻ em đến trường không chỉ đơn thuần là được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở lứa tuổi mầm non Trẻ muốn chơi và thích chơi, cách tiếp cận tố nhất với trẻ là phải lấy trẻ làm trung tâm Nhưng làm thế nào để tổ chức cho trẻ tham gia tích cực vào hoạt động vui chơi thực sự có hiệu quả cao

- Ưu điểm:

+ Trẻ dễ dàng tham gia vào các hoạt động

+ Trẻ có thể thực hiện được yêu cầu mục đích mà giáo viên đề ra + Chuẩn bị đủ đồ dùng đồ chơi nhanh, đơn giản.

- Hạn chế:

+ Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú, cách bố trí các

góc hoạt động chưa linh hoạt, chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc, hình ảnh trên các mảng tường chủ yếu để trang trí.

+ Giáo viên chưa tận dụng các hình trang trí làm phương tiên dạy học; ít sử dụng các nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động… Giáo viên chưa chú ý đến nhu cầu của trẻ Chưa chú ý cho trẻ được hoạt động vui chơi ở mọi lúc mọi nơi.

+ Hình thức tổ chức còn dập khuôn máy móc, chưa sáng tạo Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ còn nhàm chán, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ, nguyên vật liệu và đồ dùng đồ chơi chưa phong phú đem lại hiệu quả hoạt động chưa cao + Phụ huynh chưa chú ý đến hoạt động vui chơi của trẻ, chưa tạo cơ hội để trò chuyện cùng trẻ, thường cho trẻ xem điện thoại, xem phim, chưa có sự phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường để chăm sóc và giáo dục trẻ.

+ Kỹ năng hoạt động của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết cách phối hợp trong khi chơi, chưa thể hiện được thao tác vai, trẻ chưa chủ động, tự nguyện trong quá

Trang 2

trình chơi, đa số trẻ chưa thể hiện được ký hiệu tượng trưng trong khi chơi, trẻ ít hứng thú tham gia vào các hoạt động vui chơi.

Là một giáo viên chủ nhiệm lớp MG bé, tôi gặp không ít khó khăn trong khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ vì vậy tôi luôn trăn trở tìm tòi các biện pháp để giúp trẻ tham gia tích cực nhất Chính vì những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề

tài: “ Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực hoạt động vui chơi

theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm”

II Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

II.1 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

Tên giải pháp: “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm”

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi Là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo: Hoạt động vui chơi nếu được tổ chức tốt, đảm bảo tính tự nguyện, thoả mãn nhu cầu nhận thức, vận động, đảm bảo tính giáo dục,…thì sẽ là phương tiện giáo dục các mặt trí tuệ, đạo đức, thể chất, lao động và thẩm mĩ cho trẻ.

Vì vậy khi tổ chức các hoạt động vui chơi cần có biện pháp thích hợp nhằm kích thích trẻ tham gia vào giờ hoạt động vui chơi, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp sau:

Biện pháp 1: Lựa chọn các hoạt động phù hợp với trẻ 3-4 tuổiở trường mầm non.

Biện pháp 2: Trang trí môi trường hoạt động “ mở và động” để gây cảmxúc, ấn tượng cho trẻ khi tham gia hoạt động

Biện pháp 3: Chơi cùng trẻ một số hoạt động mà trẻ có kỹnăng chưa tốt.

Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động vui chơi ở mọi lúc, mọi nơi.

Và phối kết hợp với phụ huynh.

II.2 Tính mới, tính sáng tạo:

a Tính mới: Tìm ra được các biện pháp hữu hiệu nhất để giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm

Giúp giáo viên biết cách tổ chức hoạt động vui chơi mọi lúc, mọi nơi với nhiều hình thức, phù hợp với trẻ Giúp trẻ chủ động, tự tin trong mọi hoạt động

Tạo được nhiều cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, thoả sức đam mê sáng tạo và thiết kế đồ chơi theo ý tưởng của mình Sử dụng những nguyên vật liệu sẵn có trong thiên nhiên.

Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi đối với trẻ mầm non Và có sự phối hợp chặt chẽ giữ gia đình và nhà trường để giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

b Tính sáng tạo: Sáng tạo nhiều hình thức tổ chức giúp trẻ hứng thú tham gia, nâng cao được phong cách nghệ thuật tổ chức hoạt động vui cho giáo viên

Tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn Trẻ học mà chơi, chơi mà học, qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn.

II.3 Hiệu quả, lợi ích thu được do áp dụng giải pháp:

Trang 3

a Hiệu quả kinh tế: Tiết kiệm được kinh phí để mua sắm đồ dùng đồ chơi, có rất nhiều đồ dùng đồ chơi gần gũi, phong phú hấp dẫn trẻ.

b Hiệu quả về mặt xã hội: Giúp trẻ có nhiều kiến thức, kỹ năng trong sinh hoạt đời sống hàng ngày, góp phần giáo dục toàn diện trẻ, tạo tiền đề cho trẻ bước vào các bậc học cao hơn, góp phần xây dựng nên nền móng những chủ nhân tương lai của đất nước

c Gíá trị làm lợi khác: Tạo sự chuyển biến mới trong nhận thức đối với đội ngũ giáo viên, phụ huynh, về giáo dục mầm non nói chung và việc giúp trẻ tham gia tích cực trong các hoạt động vui chơi ở trường mầm non nói riêng.

II.4 Khả năng nhân rộng:

Có thể nhân rộng ở các lớp 3-4 tuổi trong trường, trong cụm, các trường mầm non trong và ngoài huyện, trong toàn thành phố.

II.5 Phạm vi ảnh hưởng:

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo, giúp trẻ phát triển toàn diện Thông qua hoạt động vui chơi trẻ có nhiều cơ hội học hỏi, tìm tòi, khám phá điều mới lạ Từ đó trẻ tích luỹ được nhiều kinh nghiệm thực tế, có cơ hội để suy nghĩ và hành động sáng tạo Đồng thời tạo cho giáo viên phần khéo léo trong việc làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ Tìm ra được các giải pháp để thực hiện tốt chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Các hoạt động chơi trong lớp cũng cần phải được lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi, tôi đã dựa vào mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ đích cũng như tâm sinh lí của lứa tuổi mẫu giáo bé của lớp tôi để lựa chọn các góc chơi sao cho phù hợp, cụ thể.

Tạo cho trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và đạt hiệu quả cao hơn.

Cô và trẻ cùng làm đồ dùng, đồ chơi tự tạo trong và ngoài lớp Nhờ có đồ dùng đồ chơi cô và trẻ cùng tự tạo trong và ngài lớp, thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi.

Hình thành kĩ năng giao tiếp giữa trẻ với trẻ, trẻ với mọi người xung quanh, giúp trẻ mở rộng vốn từ góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Tôi thấy ở lứa tuổi mầm non, hoạt động chủ đạo của trẻ “Chơi mà học, học mà chơi ” thông qua các hoạt động đa dạng phong phú ở mọi lúc mọi nơi thì trẻ sẽ lĩnh hội được kiến thức trong cuộc sống xung quanh

Phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của hoạt động vui chơi với trẻ, quan tâm trò chuyện cùng con nhiều hơn, có sự phối kết hợp với nhà trường để chăm sóc và giáo dục trẻ.

Thông qua vui chơi trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng - tình cảm xã hội, thẩm mỹ.

Hải Phòng, ngày 15 tháng 12 năm 2022 Người viết đơn

Trang 4

Phạm Thị Vân

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN TIÊN LÃNGTRƯỜNG MẦM NON TÂY HƯNG

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾN

“Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia

tích cực hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy

Trang 5

Ngày 15 tháng 12 năm 2022

BẢN MÔ TẢ SÁNG KIẾNI.THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN

1 Tên sáng kiến: :“ Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cựchoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ”.

Tên đơn vị: Trường mầm non Tây Hưng

Địa chỉ: Thôn Minh Hưng - Xã Tây Hưng - Huyện Tiên Lãng - Hải Phòng Điện thoại: 0313947680

II Mô giải pháp đã biết:

- Tên giải pháp: “ Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm ”.

- Tên tác giả: Nguyễn Thị Hằng

- Đơn vị: Trường mầm non Tây Hưng

- Nội dung chính của giải pháp: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm.

- Các bước thực hiện:

+ Giải pháp 1: Lập kế hoạch, tạo môi trường cho trẻ hoạt động + Giải pháp 2: Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động + Giải pháp 3: Rèn kĩ năng chơi cho trẻ trong các hoạt động.

- Ưu điểm:

+ Trẻ dễ dàng tham gia vào các hoạt động

+ Trẻ có thể thực hiện được yêu cầu mục đích mà giáo viên đề ra + Chuẩn bị đủ đồ dùng đồ chơi nhanh, đơn giản.

- Hạn chế:

+ Việc thiết kế môi trường cho trẻ hoạt động chưa phong phú; cách bố trí các

góc hoạt động chưa linh hoạt; chưa khai thác hiệu quả sử dụng của các góc; hình ảnh trên các mảng tường chủ yếu để trang trí.

+ Giáo viên chưa tận dụng các hình trang trí làm phương tiên dạy học; ít sử dụng các nguyên vật liệu mở để làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ hoạt động… Giáo viên chưa chú ý đến nhu cầu của trẻ Chưa chú ý cho trẻ được hoạt động vui chơi ở mọi lúc mọi nơi.

Trang 6

+ Hình thức tổ chức còn dập khuôn máy móc, chưa sáng tạo Tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ còn nhàm chán, chưa thu hút được sự chú ý của trẻ, nguyên vật liệu và đồ dùng đồ chơi chưa phong phú đem lại hiệu quả hoạt động chưa cao + Phụ huynh chưa chú ý đến hoạt động vui chơi của trẻ, chưa tạo cơ hội để trò chuyện cùng trẻ, thường cho trẻ xem điện thoại, xem phim, chưa có sự phối hợp giữa phụ huynh với nhà trường để chăm sóc và giáo dục trẻ.

+ Kỹ năng hoạt động của trẻ còn hạn chế, trẻ chưa biết cách phối hợp trong khi

chơi, chưa thể hiện được thao tác vai, trẻ chưa chủ động, tự nguyện trong quá trình chơi, đa số trẻ chưa thể hiện được ký hiệu tượng trưng trong khi chơi, trẻ ít hứng thú tham gia vào các hoạt động vui chơi.

Chúng ta đã biết trẻ em đến trường không chỉ đơn thuần là được chăm sóc sức khỏe, được học tập mà quan trọng nhất là trẻ được vui chơi Vui chơi là hoạt động không thể thiếu được của trẻ ở mọi lứa tuổi đặc biệt ở lứa tuổi mầm non Qua vui chơi không những hình thành cho trẻ óc tưởng tượng sáng tạo, phát triển ngôn ngữ và tăng cường khả năng nhận thức mà còn giúp trẻ thể hiện năng lực, kỹ năng, tình cảm, nguyện vọng và mối liên hệ với những người xung quanh Chỉ khi chơi trẻ mới tích cực tìm hiểu sự vật để thoả mãn nhu cầu nhận thức Chơi là một cách để trẻ học, là con đường để giúp trẻ lớn lên và phát triển nhân cách toàn diện.

Như vậy, hoạt động vui chơi được nhìn nhận với phương diện như là phương tiện để giáo dục nhân cách cho trẻ mầm non Vui chơi của trẻ là một hoạt động phản ánh sáng tạo độc đáo, thực hiện tác động qua lại giữa trẻ với trẻ, trẻ với môi trường xung quanh; trong vui chơi trẻ nhận thức được thế giới xung quanh Trong vui chơi trẻ hoạt động tự lực, tự nguyện và tự tin; xã hội trẻ em được hình thành trong quá trình vui chơi sẽ phát triển việc tự tổ chức, hình thành và biểu hiện những phẩm chất mang tính xã hội: khả năng hoà nhập vào nhóm chơi, khả năng hoạt động đóng vai, khả năng phục tùng những yêu cầu của xã hôị

Hoạt động vui chơi của trẻ trong trường mầm non bao gồm: Hoạt động chơi ngoài trời, chơi tự do, hoạt động góc, chơi các trò chơi có luật trong hoạt động học có chủ định, hoạt động chiều.

- Tóm lại: Vui chơi là một trong những nhu cầu đầu tiên của trẻ, trẻ muốn chơi và thích chơi Thông qua vui chơi trẻ được phát triển toàn diện về mọi mặt: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, kỹ năng - tình cảm xã hội, thẩm mỹ Và để đạt được điều đó, cách tiếp cận tố nhất với trẻ là phải lấy trẻ làm trung tâm để thúc đẩy sự phát triển, tính chủ động khả năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của trẻ Trẻ là chủ thể tích cực, giáo viên là người tạo cơ hội, hướng dẫn, gợi mở cho trẻ hoạt động Trẻ chủ động tham gia các hoạt động đó để phát triển khả năng, năng lực của mình.

Nhưng làm thế nào để tổ chức cho trẻ tham gia tích cực vào hoạt động vui chơi thực sự có hiệu quả cao Là một giáo viên dạy lớp 3-4 tuổi tôi gặp không ít khó khăn trong khi tổ chức hoạt động vui chơi cho trẻ vì vậy tôi luôn trăn trở tìm tòi các biện pháp để giúp trẻ tham gia tích cực nhất Chính vì những lý do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực vào hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm”

Trang 7

III Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

III.1 Nội dung giải pháp đề nghị công nhận sáng kiến:

- Tên giải pháp: “Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi tham gia tích cực hoạt động vui chơi theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm”

Hoạt động vui chơi trong trường mầm non được giáo viên tổ chức, hướng dẫn giúp đỡ trẻ tái tạo lại những kiến thức trẻ đã được học, được nhìn thấy, nghe thấy và sờ thấy Trong giờ học đó những sự vật hiện tượng xảy ra ở môi trường sống gần giũi trẻ, thông qua đó trẻ học được mẫu nhân cách phù hợp với xã hội loài người

Trẻ chơi chủ yếu do nhu cầu và khả năng của trẻ, nhu cầu muốn bắt trước, muốn

làm người lớn, nhưng khả năng và sức lực của trẻ chưa đủ để làm người lớn do đó trẻ giải tỏa mâu thuẫn đó dưới một hình thức cực kì độc đáo đó là hoạt động vui chơi.

Trẻ tham gia vào xã hội người lớn theo cách riêng của mình Trẻ tưởng tượng mình là người lớn và cũng đóng một cương vị xã hội như: người mẹ, cô giáo, chú công nhân, bác sỹ…Với những vai đó trẻ tái tạo lại cuộc sống của người lớn một cách tổng quát trong hoàn cảnh tưởng tượng Hoạt động vui chơi có một đặc trưng rất riêng vì hoạt động chơi của trẻ không phải là thật mà là giả vờ, nhưng sự giả vờ ấy mang tính chất rất thật.

Hoạt động vui chơi là tổng hợp các loại trò chơi, trong quá trình chơi trẻ có thể tự bổ sung để mở rộng chủ đề chơi, nội dung chơi, nội dung hoạt động Chính vì vậy đặc trưng cơ bản của trò chơi là quá trình tưởng tượng biểu hiện rất rõ nét, trẻ được tự do nghĩ ra nội dung chơi…Vì vậy mỗi nội dung chơi luôn phụ thuộc vào vốn kinh nghiệm của trẻ

Hoạt động vui chơi là phương tiện giáo dục nhận thức Trong quá trình thực hiện các trò chơi, trẻ phải sử dụng các phương tiện, đồ dùng, nhờ sự tiếp xúc đó mà vốn hiểu biết của trẻ được mở rộng như: tên gọi, màu sắc, kích thước, hình dạng, những thuộc tính không gian của đồ vật Khi hoạt động vui chơi có tác dụng hình thành tính mục đích, tính tổ chức, tính sáng tạo, tính cần cù, khả năng tư duy, ngôn ngữ, tính đồng đội, tính hợp tác, tính nhường nhịn, tương thân tương ái…đây chính là những phẩm chất cần thiết cho trẻ trong cuộc sống sau này

Hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo đặc biệt là trẻ 3-4 tuổi Là phương tiện giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo: Hoạt động vưi chơi nếu được tổ chức tốt, đảm bảo tính tự nguyện, thoả mãn nhu cầu nhận thức, vận động, đảm bảo tính giáo dục,…thì sẽ là phương tiện giáo dục các mặt trí tuệ, đạo đức, thể chất, lao động và thẩm mĩ cho trẻ

Vì vậy khi tổ chức các hoạt động vui chơi cần có biện pháp thích hợp nhằm kích thích trẻ tham gia vào giờ hoạt động vui chơi, tôi đã nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp sau:

a Biện pháp 1: Lựa chọn các hoạt động phù hợp với trẻ

3-4 tuổi ở trường mầm non.

Có rất nhiều độ tuổi từ nhà trẻ đến mẫu giáo lớn, mỗi lứa tuổi có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau Chính vì vậy các hoạt động chơi

Trang 8

trong lớp cũng cần phải được lựa chọn phù hợp với từng độ tuổi, tôi đã dựa vào mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ đích cũng như tâm sinh lí của lứa tuổi mẫu giáo bé của lớp tôi để lựa chọn các góc chơi sao cho phù hợp, cụ thể.

Trong khi chơi trẻ khởi xướng, trẻ thiết kế: Chọn trò chơi – đồ chơi, trẻ tham gia theo sở thích, trẻ chơi tự nhiên không gượng gạo gò bó giả tạo, trẻ tự động chơi, tự nguyện chơi.

Với hoạt động chơi ngoài trời, chơi tự do, chơi các trò chơi có luật trong hoạt động học có chủ định, hoạt động chiều tôi chọn các trò chơi phù hợp với từng chủ đề mà trẻ đang học Hoạt động ngoài trời: Thực hiện trước hoặc sau hoạt động góc Trẻ chơi với các thiết bị đồ chơi ngoài trời, với các vật liệu thiên nhiên, trò chơi vận động, các trò chơi dân gian Bố trí khu vực chơi ngoài trời: vị trí nơi chơi, chơi dụng cụ (vòng, bóng, xe kéo, xe đạp ), tất cả phải đảm bảo an toàn cho trẻ về độ phẳng của nền ciment, độ ánh sáng, độ an toàn của đồ chơi Chơi tự do: vào thời gian đón - trả trẻ, chơi mọi nơi mọi lúc; trẻ chơi với đồ chơi theo sở thích ở các góc hoặc chơi trò chơi dân gian, trò chơi vận động nhẹ nhàng, ở hoạt động chiều ngoài chơi theo ý thích trẻ còn được chơi trò chơi đóng kịch.Chơi các trò chơi có luật: chơi trong các hoạt động học có chủ đích: trò chơi học tập, trò chơi vận động

Còn với hoạt động góc: Khi lựa chọn các góc chơi cho trẻ mẫu giáo bé tôi thực hiện theo các tiêu chí sau:

+ Phân chia các góc chơi trong lớp phù hợp: các góc tĩnh sắp xếp liền với nhau, các góc động sắp xếp liền với nhau.

+ Không được sắp xếp góc động - tĩnh xen nhau sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ.

VD: Góc xây dựng gần với góc bán hàng để trẻ có thể đi lại dễ dàng trao đổi mua bán đồ Góc tạo hình được đặt ở nơi yên tĩnh, có nơi để trưng bày sản phẩm

+ Bên cạnh việc sắp xếp các góc chơi trong lớp hợp lý, tôi còn trang trí các góc chơi phù hợp với chủ điểm Tôi trang trí góc theo 2 mảng:

Mảng tường cung cấp tri thức là phần không gian trang trí cố định để làm mẫu,

giúp trẻ nhận biết thế giới xung quanh và học tập Trẻ nhìn vào là biết đây là góc gì? và chơi theo chủ điểm gì?

VD: Góc phân vai chơi theo chủ đề: “ Gia đình” tôi treo một bức tranh vẽ về bố mẹ và con.

Mảng tường mở nơi trẻ được hoạt động theo sở thích cá nhân phù hợp với chủ điểm chơi ở mỗi giai đoạn.

VD: Ở chủ điểm gia đình tôi làm một số hình ảnh lô tô về các trang phục: quần

áo, giầy dép, mũ…để khi trẻ chơi các thành viên trong gia đình tự thỏa thận chọn các trang phục phù hợp với mình để gắn lên.

Khi chơi như vậy tôi thấy trẻ rất hứng thú tham gia chơi Các nhóm chơi đều có hàng rào ngăn cách, có biển đề tên góc và có ký hiệu của trẻ khi trẻ chọn các nhóm chơi, tự điều chỉnh nhóm chơi.

Trang 9

+ Chia diện tích cho các góc chơi một cách hợp lý, chẳng hạn góc xây dựng chiếm nhiều vị trí nhất.

VD: Ở chủ đề thế giới động vật tôi cho trẻ xây vườn thú và trẻ sắp xếp thành từng khu như: động vật sống trong rừng, động vật sống dưới nước.

+ Do việc tiến hành các góc chơi hợp lý nên khi trẻ chơi trẻ không phải đi lại nhiều làm ảnh hưởng đến góc chơi của bạn.

+ Trẻ đã quen dần với việc giao lưu cùng nhóm chơi khác và biết mở rộng nội dung chơi, trẻ say sưa, hứng thú và thỏa mái trong khi chơi.

+ Các góc trang trí phải là các góc mở giúp trẻ phát triển tư duy, tính sáng tạo thu hút trẻ tích cực tham gia các góc chơi.

+ Bố trí bàn ghế,…phù hợp với từng góc (như góc đọc sách, góc tạo hình) + Cho phép trẻ tham gia tổ chức góc chơi của mình.

b Biện pháp 2: Trang trí môi trường hoạt động “mở và động” đểgây cảm xúc, ấn tượng cho trẻ khi tham gia hoạt động.

Tạo môi trường đẹp trong và ngoài lớp là nguyên tắc quan trọng để khi trẻ đến

lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bày trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không ? Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé Đây là tác động cần thiết để trẻ tích cực hoạt động

VD: Trong các góc chơi trẻ nhìn thấy góc bán hàng bày rất nhiều những đồ như: bim bim, sữa, nước ngọt, kẹo bánh…tạo hứng thú cho trẻ tham gia chơi Trẻ được đóng vai vào làm người bán hàng, người mua hàng.

Để tạo ấn tượng các góc chơi cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh, đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lý và tiêu đề của góc có tên gần gũi với trẻ.

VD: Góc xây dựng: Để làm cho góc xây dựng hấp dẫn, lôi cuốn trẻ tôi đã lấy tên góc là: Kiến trúc sư tí hon, hay Công trình ước mơ…và sử dụng những gam màu sáng để trang trí và có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng hay các bác thợ xây đang xây ở phía trên mảng tường Còn phía mảng tường dưới tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó.

Ngoài ra tôi còn sử dụng những hình ảnh do trẻ tự vẽ và tô màu để trang trí các

góc Từ đó tạo cho trẻ sự gần gũi và hứng thú tham gia hoạt động góc vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra nó chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô.

* Cô và trẻ cùng tạo môi trường, cùng làm đồ dùng, đồ chơi tựtạo trong và ngoài lớp.

Tư duy của trẻ mẫu giáo bé thường gắn liền với suy nghĩ và hành động theo hứng thú trước mắt Vì vậy sự chuẩn bị đồ dùng của cô là hình thức hấp dẫn để trẻ khám phá và tham gia vào các hoạt động một cách cụ thể

Trang 10

Nhờ có đồ dùng đồ chơi cô và trẻ cùng tự tạo trong và ngài lớp, thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi Mỗi hoạt động chơi có 1 hoặc nhiều loại đồ dùng, đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì không thể tiến hành được.

Với những chất liệu đơn giản, dễ kiếm tìm, dễ sưu tầm như bìa cát tông, lịch cũ, giấy màu… tôi đã tạo ra các đồ dùng, đồ chơi sinh động, phong phú, đẹp, hấp dẫn trẻ.

VD: Trong hoạt động góc - góc sách truyện: Tận dụng giấy thừa, các tờ lịch cũ cô giúp trẻ đóng thành các quyển sách, sau đó cho tẻ sưu tầm tranh ảnh cắt hoặc xé dán vào, mỗi trẻ cảm nhận được cái đẹp riêng về quyển sách mình tự làm và được cô giúp.

Góc xây dựng: Tạo ra hoa: cho trẻ lấy xốp màu cắt thành cánh hoa, sau đó dính vào vỏ thạch, lấy ống hút làm cành, hoặc làm bằng giấy nhăn và xốp quấn quanh đây thép.

Góc học tập: Tôi sử dụng những hình ảnh trẻ vẽ và tô về các trang phục để trang trí góc Để tạo cho trẻ sự gần gũi và trẻ hứng thú vì nó là sản phẩm của trẻ, trẻ tạo ra, chơi với nó và thực hiện cách trang trí theo sự hướng dẫn của cô.

c Biện pháp 3: Chơi cùng trẻ một số hoạt động chơi màtrẻ có kỹ năng chưa tốt.

Ở các hoạt động chơi phản ánh sự sáng tạo, độc đáo của nhận thức và ngôn ngữ, nó là tác động qua lại giữa trẻ với môi trường xung quanh Khi trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi có nghĩa là đang sống trong cuộc sống thực, trong khi chơi trẻ được đối thoại cùng nhau, trao đổi thỏa thuận, thương lượng cùng nhau, trẻ phải nói cho bạn chơi hiểu và phải hiểu lời bạn cùng chơi

Từ đó làm cho trí tuệ của trẻ phát tiển mạnh mẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển tình cảm xã hội của trẻ hướng đến cái đẹp trong giao tiếp, cư xử giữa người với người, góp phần hình thành hành vi văn minh trong xã hội, hình thành thái độ tích cực của trẻ với bản thân.

VD: Khi đóng vai bác sĩ thì trẻ bắt chước bác sĩ: Mặc quần áo bule, đeo tai nghe, cầm kim tiêm và cặp nhiệt độ, khi gặp bệnh nhân thì bác sĩ tươi cười ân cần, chu đáo hỏi thăm bệnh nhân và bán thuốc Còn bệnh nhân thì biết bác sĩ bán cho thuốc uống để chữa bệnh gì? Khi gặp những tình huống xảy ra với bệnh nhân thì trẻ sử lý được những tình huống đó.

Song ở một số hoạt động chơi trẻ chưa có kĩ năng và vốn hiểu biết, là một giáo viên tổ chức hoạt động chơi tôi đóng vai trò là bạn chơi cùng trẻ qua đó dạy trẻ cùng chơi và điều khiển trẻ chơi, cung cấp cho trẻ những kiến thức chưa biết ( VD : trong hoạt động ngày trời làm thí nghiệm với quả trứng,vật chìm – vật nổi….) hay cách chơi một số trò chơi dân gian ( VD : trò chơi ô ăn quan, cơm canh rau muống ) hay một số góc chơi trong hoạt động góc( góc văn học : Kể chuyện sáng tạo,đóng kịch…)

Tôi đưa ra từng mục đích, yêu cầu trong từng hoạt động vui chơi, từng buổi vui chơi cùng trẻ để qua từng hoạt động, từng buổi vui chơi mà trẻ ngày càng lĩnh

hội được nhiều kiến thức, kĩ năng

d Biện pháp 4 Tạo cơ hội cho trẻ được hoạt động vui chơi ở mọilúc, mọi nơi Và phối kết hợp với phụ huynh.

Ngày đăng: 20/04/2024, 15:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w