6.2 Ý nghĩa thực tiễn của tiểu luậnNâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tham nhũng.Góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, xây dựng một xã hội trong sạch, vữngCHƯƠNG 1
Trang 1Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
Trang 2DANH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024
Nhóm: 1 Tên đề tài: Thực trạng tham nhũng hiện nay Lý luận và giải pháp
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊN TỈ LỆ %
- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia
Trang 3Nhận xét của giáo viên
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
………
Ngày tháng 12 năm 2023
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
2 Tình hình nghiên cứu
3 Mục tiêu nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận
7 Kết cấu của tiểu luận
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THAM NHŨNG
1.1 Định nghĩa của tham
nhũng………
1.2 Phân loại các hành vi tham nhũng………
1.2.1 Căn cứ vào mức độ, hậu quả của hành vi tham nhũng………
1.2.2 Căn cứ vào lĩnh vực tham nhũng được phân loại thành tham nhũng chính trị, tham nhũng hành chính và tham nhũng kinh tế………
1.3 Các hành vi tham nhũng và tội phạm tham nhũng………
1.4 Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các hành vi tham nhũng………
1.4.1.Trách nhiệm kỷ luật………
1.4.2 Trách nhiệm dân sự………
1.4.3.Trách nhiệm hình sự………
Kết luận chương 1………
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG THAM NHŨNG HIỆN NAY TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC 2.1 Thực trạng tham nhũng hiện nay trong các nước trên thế giới………
2.2 Thực trạng tham nhũng hiện nay trong nước ta………
2.2.1 Thực trạng tham nhũng hiện nay ở Việt Nam………
2.2.2 Tình hình tham nhũng ở một số lĩnh vực trọng yếu………
Trang 52.2.3 Xu hướng tham nhũng ở một số lĩnh vực đời sống xã
hội……….
Kết luận chương 2……… CHƯƠNG 3: LÝ LUẬN VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM THAM NHŨNG
3.1 Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tham nhũng hiện nay………3.2 Tác hại của tình trạng tham nhũng………3.3 Giải pháp phòng chống tình trạng tham nhũng hiện nay trong nước ta……
Kết luận chương 3……… KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH
Trang 6-Chúng em cũng muốn bày tỏ lòng biết ơn đến anh Ninh Thái Thần, người đã chia sẻkiến thức, kinh nghiệm, và ý kiến đóng góp quan trọng Sự giúp đỡ của anh NinhThái Thần đã là nguồn động viên lớn giúp tôi vượt qua những thách thức trong quátrình nghiên cứu
Không thể không kể đến sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè Lời khuyên, lời động viên,
và sự quan tâm từ phía họ đã là động lực mạnh mẽ, giúp chúng em vượt qua nhữngkhó khăn và hoàn thành tiểu luận này
Cuối cùng, chúng em muốn bày tỏ lòng biết ơn đến tất cả những người đã đọc vàđánh giá tiểu luận này Sự phản hồi và ý kiến đóng góp của các bạn là nguồn cảmhứng quan trọng giúp chúng mình cải thiện nội dung và chất lượng của tiểu luận.Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tới tất cả những người đã góp phần làm cho tiểuluận này trở thành hiện thực
Trang 7Lời cam đoan
Chúng em, các thành viên của nhóm 1 tuyên bố rằng tiểu luận này được viết dựa trêncông trình nghiên cứu của chính mình, và tất cả thông tin, ý kiến, và dữ liệu đã đượctrình bày đều là trung thực và chân thành
Chúng em cam kết rằng tất cả các nguồn thông tin được trích dẫn từ tác giả khác đềuđược ghi rõ và tham chiếu đúng cách theo quy tắc của việc trích dẫn và sử dụng tàiliệu của người khác Tất cả các công trình, ý kiến, và thông tin từ nguồn khác đềuđược thể hiện một cách chính xác và công bằng
Chúng em chịu trách nhiệm với mọi nội dung trong tiểu luận này và đảm bảo rằng nókhông vi phạm bất kỳ quy tắc hay chuẩn mực nào của học thuật và đạo đức nghiêncứu
Ngoài ra, chúng em cam kết rằng tiểu luận này chưa từng được nộp ở bất kỳ nơi nàokhác để nhận bất kỳ bằng cấp hay vinh dự nào khác
Cuối cùng, chúng em hiểu rõ rằng việc vi phạm những cam kết này có thể dẫn đến cáchậu quả nghiêm trọng, bao gồm việc bị từ chối cấp bằng cấp hoặc các biện pháp pháp
lý khác
Chân thành
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tham nhũng là một vấn nạn nhức nhối của xã hội Việt Nam hiện nay Nó là mộttrong những nguyên nhân cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội, gây bất bình trong dưluận và giảm lòng tin của nhân dân đối với chính quyền
Có nhiều lý do để chọn đề tài thực trạng tham nhũng hiện nay Một lý do là vì thamnhũng là một vấn đề quan trọng và cấp thiết cần được nghiên cứu và giải quyết.Tham nhũng gây ra những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến mọi mặt của đờisống xã hội Nó làm thất thoát tài sản nhà nước, gây mất công bằng xã hội, làm suythoái đạo đức xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước Một lý do khác là vì đề tài này có tính thực tiễn cao Việc nghiên cứu thực trạng thamnhũng hiện nay sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về những nguyên nhân, biểu hiện, táchại của tham nhũng, từ đó đề xuất những giải pháp hiệu quả để phòng, chống thamnhũng
Ngoài ra, đề tài này cũng có tính ứng dụng cao Kết quả nghiên cứu của đề tài có thểđược sử dụng để phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống thamnhũng, góp phần nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về phòng,chống tham nhũng
Với những lý do trên, việc nghiên cứu đề tài thực trạng tham nhũng hiện nay là cầnthiết và có ý nghĩa quan trọng
2 Tình hình nghiên cứu
3 Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua bài học, giúp mỗi người sẽ hiểu rõ bản chất, nguyên nhân, các loại hình vàcác giải pháp để phòng chống trình trạng tham nhũng hiện nay Nâng cao nhận thức
Trang 9của mọi người về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc phòng chống tội phạm thamnhũng.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề pháp lý và thực tiễn của tình trạng tham nhũnghiện nay cùng với đó là các giải pháp để phòng tránh tình trạng tham nhũng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung, nghiên cứu có thể tập trung vào một lĩnh vực chuyên môn cụ thể nhưtham nhũng trong hệ thống y tế,kinh tế, giáo dục, công nghiệp, hay trong các cơ quanchính trị
Về không gian và thời gian, có thể xác định một khoảng thời gian cụ thể cho nghiêncứu, như thực trạng tham nhũng trong thập kỷ gần đây hoặc so sánh tham nhũng giữacác giai đoạn lịch sử khác nhau
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận
Để nghiên cứu về vấn đề tham nhũng, cần dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quy định của pháp luật Việt Nam Theo quanđiểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tham nhũng là một biểu hiện của chủ nghĩa tư bản,
-là sự tha hóa của quyền lực nhà nước
Tư tưởng Hồ Chí Minh về phòng, chống tham nhũng được thể hiện trong nhiều bàiviết, bài nói của Người Người coi tham nhũng là một trong những nguy cơ lớn nhấtđối với chế độ ta, là kẻ thù của Đảng và của nhân dân Người chỉ rõ, tham nhũng làmột hiện tượng xã hội phức tạp, có nhiều nguyên nhân, biểu hiện khác nhau Đểphòng, chống tham nhũng, cần phải có sự kiên quyết, kiên trì, quyết tâm của cả hệthống chính trị, của toàn dân
Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 quy định cụ thể về khái niệm, các hành vitham nhũng, nguyên tắc, biện pháp phòng, chống tham nhũng, trách nhiệm của các cơquan, tổ chức, cá nhân trong phòng, chống tham nhũng
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu về vấn đề tham nhũng, cần sử dụng các phương pháp nghiên cứu khoahọc sau:
Trang 10Phương pháp phân tích và tổng hợp: sử dụng để phân tích các khái niệm, quy địnhpháp luật về tham nhũng, đánh giá thực trạng tham nhũng, đề xuất giải pháp phòng,chống tham nhũng.
Phương pháp thống kê: sử dụng để thu thập và xử lý số liệu về tham nhũng
Phương pháp điều tra xã hội học: sử dụng để thu thập ý kiến, đánh giá của các đốitượng liên quan về tham nhũng
Phương pháp phân tích chính sách: sử dụng để phân tích hiệu quả của các chính sách,pháp luật về phòng, chống tham nhũng
6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của tiểu luận
6.1 Ý nghĩa khoa học của tiểu luận
Tiểu luận về vấn đề tham nhũng có ý nghĩa khoa học quan trọng, góp phần:
Làm rõ các khái niệm, quy định pháp luật về tham nhũng
Đánh giá thực trạng tham nhũng ở Việt Nam hiện nay, từ đó chỉ ra những nguyên nhân, biểu hiện, tác hại của tham nhũng
Đề xuất các giải pháp phòng, chống tham nhũng hiệu quả
6.2 Ý nghĩa thực tiễn của tiểu luận
Nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về tham nhũng
Góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, xây dựng một xã hội trong sạch, vữngmạnh
7 Kết cấu của tiểu luận
1.1 Định nghĩa của tham nhũng
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi
Trong đó:
Trang 11Cán bộ, công chức, viên chức là một trong những đối tượng của người có chức vụ, quyền hạn Đối tượng này là người được bổ nhiệm, bầu cử, tuyển dụng, ký hợp đồng… có hoặc không có hưởng lương, có quyền hạn nhất định trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định được giao.
Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình
để đạt được lợi ích vật chất hoặc phi vật chất không chính đáng
Như vậy, theo định nghĩa này, đối tượng tham nhũng phải là người có chức vụ, quyền hạn và người này phải lợi dụng chính chức vụ, quyền hạn của mình để đạt được một lợi ích nào đó không chính đáng
Các hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức được nêu tại Điều 2 của Luật Phòng, chống tham nhũng gồm: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ; nhũng nhiễu vì vụ lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi…
1.2 Phân loại các hành vi tham nhũng theo quy định của Pháp luật
Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
Tham ô tài sản;
Nhận hối lộ;
Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặcđịa phương vì vụ lợi;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
Trang 12Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm:
+ Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi.+ Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.+ Giả mạo trong công tác vì vụ lợi
+ Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặcđịa phương vì vụ lợi
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi
+ Nhũng nhiễu vì vụ lợi
+ Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì
vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi
Trang 13-Đến năm 2018 Luật Phòng chống tham nhũng đã được mở rộng phạm vi về cơ bản thì
những hành vi tham nhũng vẫn giữ nguyên và có một số điều chỉnh quy định “Người
có hành vi ham nhũng” trong Luật Phòng chống tham nhũng năm 2005 được sửa đổi
bổ sung năm 2007, 2012 thành “Tham nhũng” với sự điều chỉnh này thì không chỉ người có hành vi tham nhũng mà cả cơ quan, tổ chức có hành vi tham nhũng đều bị xử
lý Bên cạnh đó thì Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 cũng được phân chia thành 2 nhóm chính đó là: trong khu vực nhà nước và ngoài khu vực nhà nước
*Nhóm 1: Các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm 12 hành vi:
-Tham ô tài sản: là hành vi chiếm đoạt tài sản bằng cách lợi dụng chức vụ, quyền hạn
để chiếm đoạt tài sản của tổ chức, cơ quan nhà nước do mình quản lý và biến nó thành tài sản riêng của mình
-Nhận hối lộ: là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện một việc sai trái vì lợi ích hoặc yêu cầu của người hối lộ và đem về lợi ích cho bản thân.-Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản: là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn thực hiện những việc đã vượt ra khỏi phạm vi quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản
- Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi: là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn vì lợi ích của bản thân thực hiện những việc trái phép làm ảnh hưởng và thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, tổ chức xã hội, các quyền lợi hợp pháp khác của công dân
- Giả mạo trong công tác vì vụ lợi: là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn chỉnh chữa, làm sai lệch nội dung của giấy tờ, tài liệu, cung cấp những giấy tờ giả, giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn khác để vụ lợi
-Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi: đây là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn, thực hiện việc nhận hối lộ, môi giới với âm mưu giải quyết công việc của cơ quan, địa phương để trục lợi cho bản thân
Trang 14- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi: là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công không vì mục đích chiếm đoạt mà vì mục đích mang lại lợi ích cho bản thân.
- Nhũng nhiễu vì vụ lợi: là hành vi cửa quyền, hách dịch, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ quyền hạn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ vì lợi ích cá nhân
- Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi: đây là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn được giao thực hiện nhiệm
vụ nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ được giao vì mục đích vụ lợi
-Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì
vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi bao gồm 2 vấn đề:
+ Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ để bảo vệ, bao che cho người có hành vi phạm pháp luật
+Là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc kiểm soát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án
*Nhóm 2: Các hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức
vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện bao gồm
Các hành vi này xuất hiện nhiều trong những năm gần đây theo đó có tình trạng tham
ô, nhận hối lộ, môi giới giữa các doanh nghệp tư nhân với cán bộ công chức vì mục đích có được lợi thế trong sản xuất và kinh doanh nhằm chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, các doanh nghiệp “Sân sau” được sự giúp đỡ của những người có chức vụ quyềnhạn đang là một vấn đề nóng được đề cập đến và nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của các môi trường đầu tư kinh doanh, gây bức xúc dư luận xã hội
Trang 15Tội phạm tham nhũng
Căn cứ Mục 1 Chương XXIII Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định các tội phạm về tham nhũng gồm:
- Tội tham ô tài sản (Điều 353)
- Tội nhận hối lộ (Điều 354)
- Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355)
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356)
- Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357)
- Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358)
- Tội giả mạo trong công tác (Điều 359)
1.4 Trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với các hành vi tham nhũng
1.4.1.Trách nhiệm kỷ luật
- Trách nhiệm kỷ luật là việc áp dụng những hậu quả bất lợi đối với cán bộ, công chức,
viên chức có hành vi tham nhũng mà theo quy định của pháp luật phải xử lý bằng chế tài kỷ luật
- Theo Luật cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), côngchức bị Tòa án kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản
lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đươngnhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm; cán bộ, công chức bị kỷ luật cách chức do thamnhũng thì không được bổ nhiệm vào vị trí lãnh đạo, quản lý
Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấpphó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.Ngoài ra, việc xử lý kỷ luật người có hành vi tham nhũng được thực hiện theo các quyđịnh chung về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức tại Nghị định số112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ
Nếu công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi tham nhũng thì dựavào tính chất của hành vi mà bị kỷ luật như sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương;Buộc thôi việc
Trang 16+ Khiển trách: Công chức lần đầu thực hiện hành vi nhưng hậu quả mang lại khôngđáng nghiêm trọng thì sẽ chịu kỉ luật ở mức hình phạt nhẹ nhất.
+ Cảnh cáo: Đối với các công chức lần đầu thực hiện nhưng hậu quả lại nghiệm trọngthì sẽ thực hiện lại dù đã chịu kỉ luật khiển trách
+ Hạ bậc lương: là xử lý kỷ luật bằng hình thức hạ bậc lương, nếu đang hưởng lương
từ bậc 2 trở lên của ngạch hoặc chức danh thì xếp vào bậc lương thấp hơn liền kề củabậc lương đang hưởng Thời gian hưởng bậc lương mới kể từ ngày quyết định kỷ luật
số 59/2019/NĐ-CP, ngày 01/7/2019 của Chính phủ như sau:
+ Hình thức khiển trách được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó củangười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng ít nghiêmtrọng
+ Hình thức cảnh cáo được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó củangười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng nghiêm trọnghoặc nhiều vụ việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mìnhquản lý, phụ trách
+ Hình thức cách chức được áp dụng trong trường hợp người đứng đầu, cấp phó củangười đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ việc tham nhũng rất nghiêmtrọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơquan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách