1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luận của triết học mac leenin về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp liên hệ với thực trạng phát triển giai cấp công nhân ở việt nam hiện nay

27 20 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 2,77 MB

Nội dung

Lênin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau:“Giai cấp là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau v

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC

(LOGO TRƯỜNG)

TIỂU LUẬN MÔN ĐỀ TÀI:

“ LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MAC-LEENIN VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀĐẤU TRANH GIAI CẤP, LIÊN HỆ VỚI THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN

GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY”

Họ và tên sinh viên:

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA MAC-LEENIN VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP 4

1.1.Khái niệm giai cấp 4

1.2.Nguồn gốc, điều kiện và kết cấu xã hội giai cấp 4

1.2.1.Nguồn gốc giai cấp 4

1.2.2.Điều kiện tồn tại (và mất đi) của giai cấp 5

1.2.3.Kết cấu giai cấp 6

1.3.Đấu tranh giai cấp 7

1.4.Đấu tranh giai cấp là một động lực phát triển của xã hội có giai cấp.81.5.Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản 9

1.6.Lực lượng và tiến trình đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản chủ nghĩa 10CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM HIỆN NAY 14

2.1.Số lượng, chất lượng và cơ cấu 14

2.2.Ý thmc chính trn, đạo đmc, ko luâ qt và tác phong lao đô qng 17

CHƯƠNG 3: GIrI PHÁP PHÁT TRIỂN GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIÊqT NAM 20

KẾT LUẬN 24

DANH MỤC THAM KHrO 25

2

Trang 3

MỞ ĐẦU

Trong xã hội tồn tại nhiều thành phần giai cấp tuy nhiên giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay mình

Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt kết quả lao động mà họ còn bị áp bức về chính trị, xã hội và tinh thần Không có sự bình đẳng giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị, chẳng hạn giữa giai cấp các nhà tư bản với giai cấp những công nhân làm thuê Giai cấp bóc lột bao giờ cũng dùng mọi biện pháp và phương tiện bảo vệ địa vị giai cấp của họ, duy trì củng cố kinh tế xã hội cho phép họ được hưởng những đặc quyền, đặc lợi giai cấp.

Công cụ chủ yếu là quyền lực nhà nước Lợi ích cơ bản của giai cấp bị trị đối lập với lợi ích cơ bản của giai cấp thống trị Đây là đối kháng về quyền lợi giữa những giai cấp áp bức bóc lột và những giai cấp, tầng lớp bị áp bức, bị bóc lột Đối kháng là nguyên nhân của đấu tranh giai cấp Có áp bức thì có đấu tranh chống áp bức

Vì vậy từ giai cấp dẫn đến đấu tranh giai cấp không do một lý thuyết xã hội nào tạo ra mà là hiện tượng tất yếu không thể tránh được trong xã hội có áp bức giai cấp Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực thúc đẩy sự vận động và phát triển của xã hội có sự phân chia giai cấp

Từ những lý do trên em quyết định làm bài tiểu luận này về đề tài: “ Lý luận của Triết học Mác – Lênin về vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp Liên hệ thực tiễn về thực trạng phát triển của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay”.

3

Trang 4

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA MAC-LEENIN VỀ VẤN ĐỀ GIAI CẤP VÀĐẤU TRANH GIAI CẤP

1.1 Khái niệm giai cấp

Quan điểm duy vật lịch sử và học thuyết giá trị thặng dư của C Mác là cơ sở lý luận khoa học làm sáng tỏ bản chất của quan hệ giai cấp Năm 1919, trong tác phẩm “Sáng kiến vĩ đại” V I Lênin đã đưa ra định nghĩa về giai cấp như sau:

“Giai cấp là những tập đoàn người to lớn khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ (thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy khác nhau về cách thức hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.”

1.2 Nguồn gốc, điều kiện và kết cấu xã hội giai cấp

1.2.1 Nguồn gốc giai cấp

Chúng ta nhận thấy, theo chủ nghĩa duy vật lịch sử cũng đã khẳng định, sự phân chia giai cấp xã hội thành giai cấp do các nguyên nhân cụ thể được nêu ra về kinh tế Theo đó, ta nhận thấy rằng, trong giai đoạn hiện nay, khi xã hội ngày càng phát triển, việc sử dụng công cụ bằng kim loại cũng đã giúp cho năng suất lao động của con người được tăng lên một cách đáng kể và từ đó dẫn đến sự phân công lại lao 4

Trang 5

động cụ thể như lao động chân tay, lao động trí óc cùng với nhiều loại lao động khác.

Với các lực lượng lao động cụ thể này, chế độ con người làm chung ăn chung cũng đã vì thế mà không còn thích hợp nữa mà điều này trên thực tế thì cũng đã được thay thế cụ thể bằng các hình thức sản xuất chung của con người Các tư liệu sản xuất và sản phẩm được làm ra trở thành tài sản riêng thay vì trở thành một tài sản chung như ở giai đoạn trước Sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất cũng đã xuất hiện và nó được thay thế sở hữu cộng đồng Chế độ tư hữu cũng đã từ đó mà ra đời dẫn đến sự bất bình đẳng về tài sản, cũng chính bởi vì nguyên nhân đó mà xã hội phân hóa thành các giai cấp khác nhau bao gồm giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Như vậy, thông qua phân tích được nêu cụ thể bên trên, ta nhận thấy rằng, cơ sở hình thành trực tiếp của giai cấp đó chính là từ chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất Giai cấp được hình thành theo hai con đường cụ thể như sau:

– Đầu tiên, con đường đó chính là sự phân hoá bên trong nội bộ công xã thành kẻ thống trị và những chủ thể là người bị trị.

– Thứ hai, những tù binh bị bắt trong chiến tranh giữa các bộ lạc sẽ không bị giết mà những tù binh đó sẽ bị biến thành nô lệ.

Chế độ chiếm hữu nô lệ được hiểu cơ bản chính là chế độ có giai cấp đầu tiên trong lịch sử thế giới, tiếp đến chính là chế độ phong kiến và chế độ tư bản chủ nghĩa Các chế độ này cũng được coi là bước phát triển cuối cùng và cao nhất về xã hội có giai cấp.

1.2.2 Điều kiện tồn tại (và mất đi) của giai cấp

5

Trang 6

Chế độ tư hữu và xã hội có giai cấp tồn tại ở giai đoạn trước cũng giống như là một cách tất yếu trong suốt quá trình lịch sử nhiều nghìn năm trong điều kiện cơ bản cụ thể là: Lực lượng sản xuất của xã hội đó đã có sự phát triển tới mức xã hội đó đã có thể tạo ra được sản phẩm thặng dư, nhưng các sản phẩm này lại chưa đạt tới mức có thể bảo đảm để có thể thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người.

Và theo quan điểm đó, sự phát triển đầy đủ của những lực lượng sản xuất hiện đại cũng đã có thể đạt được tới mức bảo đảm thỏa mãn nhu cầu hợp lý của con người và điều này cũng sẽ giúp xóa bỏ sự phân chia xã hội thành các giai cấp khác nhau.

Trong giai đoạn hiện nay, chủ nghĩa tư bản hiện đang phát triển với tốc độ rất cao, sự phát triển nhanh chóng này cũng đã góp phần tạo ra một lực lượng sản xuất hùng mạnh và những điều kiện kinh tế cũng như những điều kiện xã hội khác để nhằm mục đích có thể xóa bỏ giai cấp.

Chúng ta nhận thấy rằng, thực chất đối với sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất, đến một mức độ nhất định nài đó thì sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất cũng sẽ làm cho sự phân chia giai cấp của xã hội bị mất đi tính tất yếu

Tuy nhiên, ta cũng nhận thấy được rằng, sự phát triển rất cao của lực lượng sản xuất trên thực tế chỉ là một điều kiện mang tính cơ bản, nhưng thực tế thì nó cũng sẽ không phải là duy nhất để thực hiện xã hội không giai cấp Cần thiết phải có thêm những điều kiện kinh tế cũng như là các điều kiện xã hội cụ thể khác, đặc biệt là sự phát triển cao và toàn diện của con người.

Các giai cấp như chúng ta đã biết nó sẽ không tự động mất đi Chính bởi vì thế giai cấp công nhân, nhân dân lao động sẽ có trách nhiệm cần phải tiến hành cuộc đấu tranh giai cấp tự giác, có tổ chức, tiến tới để có thể giành lấy dân chủ, thiết lập chính quyền của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, dựa vào công cụ chính

6

Trang 7

quyền đó để nhằm mục đích có thể cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới không còn giai cấp.

1.2.3 Kết cấu giai cấp

Ta hiểu rằng, đối với mỗi kiểu xã hội thì trên thực tế cũng sẽ có kết cấu xã hội – giai cấp riêng, mỗi kết cấu cũng sẽ gồm 02 giai cấp cơ bản, một số giai cấp không cơ bản và tầng lớp trung gian Khi các hình thái kinh tế cũng như xã hội này được thay thế bằng hình thái kinh tế hay xã hội khác thì kết cấu giai cấp của xã hội cũng sẽ bị thay đổi theo Trong đó:

Hai giai cấp cơ bản nhất đó là hai giai cấp xuất hiện và tồn tại gắn liền với phương thức sản xuất thống trị của xã hội Sự đối kháng giữa hai giai cấp này sẽ được thể hiện sự mâu thuẫn cơ bản của phương thức sản xuất.

Bên cạnh giai cấp cơ bản trong xã hội thì sẽ là giai cấp không cơ bản, cụ thể như trong xã hội chiếm hữu nô lệ, đó có thể là những nông dân khi mà họ có ít ruộng đất Trong xã hội phong kiến thì đó chính là các giai cấp nô lệ và chủ nô là tàn dư của xã hội cũ Trong xã hội tư bản, giai cấp không cơ bản là những giai cấp địa chủ với tư cách là tàn dư, giai cấp nông dân.

Tầng lớp trung gian được hiểu cơ bản chính là những tầng lớp trí thức làm công việc chủ yếu bằng trí óc Tầng lớp trung gian không phải là một giai cấp và được hình thành từ những giai cấp khác nhau để nhằm mục đích có thể thực hiện việc phục vụ những giai cấp khác nhau.

Từ những phân tích được nêu cụ thể bên trên về kết cấu giai cấp và sự biến đổi của giai cấp cũng đã phần nào giúp cho chúng ta có thể hiểu địa vị, vai trò và thái độ chính trị của từng giai cấp đối trong cuộc vận động lịch sử, đặc biệt như là trong cuộc đấu tranh của thời đại ngày nay.

7

Trang 8

1.3 Đấu tranh giai cấp

Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị chiếm đoạt lao động của các giai cấp và tầng lớp bị trị, chiếm đoạt của cải xã hội vào tay mình Các giai cấp, tầng lớp bị trị không những bị chiếm đoạt về lao động mà còn bị áp bức về chính trị, xã hội và tinh thần Những bất công như vậy làm tất yếu nảy sinh cuộc đấu tranh giữa các giai cấp.

V I Lênin đã định nghĩa:

Đấu tranh giai cấp là “Cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động, chống bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và bọn ăn bám, cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay những người vô sản chống những người hữu sản hay giai cấp tư sản”.

Thực chất của đấu tranh này là cuộc đấu tranh giải quyết mâu thuẫn về mặt lợi ích giữa quần chúng bị áp bức, vô sản, đi làm thuê chống lại giai cấp thống trị, chống lại bọn đặc quyền, đặc lợi, những kẻ đi áp bức và bóc lột.

Cuộc đấu tranh đó có nguyên nhân khách quan từ sự phát triển mang tính xã hội hóa ngày càng sâu rộng của lực lượng sản xuất với quan hệ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất Biểu hiện của mâu thuẫn này về phương diện xã hội là: Mâu thuẫn giữa một bên là giai cấp cách mạng, tiến bộ, đại diện cho phương thức sản xuất mới, với một bên là giai cấp thống trị, bóc lột, đại biểu cho những lợi ích gắn với quan hệ sản xuất lỗi thời, lạc hậu.

1.4 Đấu tranh giai cấp là một động lực phát triển của xã hội có giai cấp

Đấu tranh giai cấp được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhưng trong xã hội có mâu thuẫn đối kháng, thì trước

8

Trang 9

hết là giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất cũ, giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng trong một hình thái kinh tế – xã hội Mâu thuẫn đó bao giờ cũng được giải quyết bằng một cuộc cách mạng xã hội

Ví dụ: Cách mạng tư sản giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chế độ địa chủ phong kiến, cách mạng vô sản giải quyết mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản

Như vậy, thực chất quá trình đấu tranh giai cấp khi giải quyết những mâu thuẫn cơ bản của các hình thái kinh tế – xã hội khác nhau là phương thức dẫn đến sự thay đổi chuyến hóa các hình thái kinh tế – xã hội có giai cấp theo những quy luật khách quan vốn có của nó.

Đấu tranh giai cấp là một quá trình cải biến xã hội chẳng những chỉ giải quyết mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, mà còn giải quyết mâu thuẫn giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, cũng như nó còn có tác dụng cải tạo bản thân các giai cấp tiến bộ và cách mạng.

Trong xã hội có giai cấp, sự phát triển của các bộ phận khác nhau trong kiến trúc thượng tầng, ví dụ như văn hóa nghệ thuật đều mang dấu ấn của quá trình đấu tranh giai cấp và bị chi phối bởi quá trình đấu tranh giai cấp ở trong lịch sử Đấu tranh giai cấp là một quy luật chung của xã hội có giai cấp, song lại biểu hiện mang tính đặc thù trong những điều kiện lịch sử cụ thể Điều đó do kết cấu giai cấp, do địa vị lịch sử của mỗi giai cấp cách mạng trong từng phương thức sản xuất quyết định.

1.5 Tính tất yếu của cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản

Mỗi thời đại lịch sử có những giai cấp đứng ở vị trí trung tâm, đại diện cho khuynh hướng phát triển của thời đại đó, có nhiệm vụ đấu tranh xóa bỏ xã hội cũ, xây dựng xã hội mới tiến bộ hơn Trong thời đại ngày nay giai cấp vô sản tiến hành cuộc đấu 9

Trang 10

tranh chống lại giai cấp tư sản, chủ nghĩa tư bản với mục đích xóa bỏ chủ nghĩa tư bản xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới.

Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản mang tính tất yếu khách quan và quy luật Bởi vì, nó phản ánh tính mâu thuẫn “giữa một bên là tư liệu sản xuất bị tập trung trong tay tư sản, và một bên là người sản xuất đã bị đẩy đến chỗ không còn có gì ngoài sức lao động của họ, thế là đã có sự cách biệt dứt khóat Mâu thuẫn giữa sự sản xuất có tính xã hội và sự chiếm hữu có tính chất tư bản chủ nghĩa biểu hiện thành sự đối kháng giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản”.

Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản là một quá trình được thể hiện thông qua nhiều giai đoạn khác nhau Nhưng về cơ bản được thể hiện qua hai thời kỳ, đó là:

Giai đoạn trước khi xác lập được chính quyền nhà nước cho giai cấp vô sản Giai đoạn này xét về hình thức cơ bản cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản thể hiện trong ba hình thức: Đấu tranh kinh tế, đấu tranh chính trị, đấu tranh tư tưởng Trong đó, đấu tranh chính trị là hình thức cao nhất.

Giai đoạn thứ hai là sau khi đã xây dựng được chính quyền nhà nước cho giai cấp vô sản Giai đoạn này cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp của giai cấp vô sản vẫn tiếp tục vì sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

1.6 Lực lượng và tiến trình đấu tranh giai cấp trong xã hội tư bản chủnghĩa

Trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã phân tích nguyên nhân cuộc đấu tranh giai cấp dẫn đến sự sụp đổ của chế độ phong kiến để hình thành nên xã hội tư bản: “ chúng ta đã thấy rằng, những tư liệu sản xuất và trao đổi, làm cơ sở cho giai cấp tư sản hình thành, đã được tạo ra trong lòng xã hội 10

Trang 11

phong kiến Những tư liệu sản xuất và trao đổi ấy, phát triển tới một trình độ nhất định nào đó thì tất cả những cái đó đều biến thành xiềng xích Phải đập tan những xiềng xích ấy Thay vào đó là sự cạnh tranh tự do, với một chế độ xã hội và chính trị thích ứng, với sự thống trị kinh tế và chính trị của giai cấp tư sản”

Như vậy, sự ra đời của phương thức sản xuất tư bản là tất yếu khách quan và là bước tiến vĩ đại trong tiến trình phát triển lịch sử - xã hội và mặc dù quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã giải phóng lực lượng sản xuất Song, thực ra đó chỉ là sự thay thế chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của giai cấp địa chủ, bằng chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất của giai cấp tư sản, thay thế phận làm thuê, làm mướn của người nông nô cho địa chủ bằng cuộc đời làm thuê của giai cấp công nhân cho giai cấp tư sản Vì thế, mâu thuẫn về lợi ích giữa giai cấp tư sản và vô sản lại tương tự như địa chủ và nông nô tiếp tục diễn ra trong lòng xã hội tư bản chủ nghĩa Mâu thuẫn này không thể giải quyết trong xã hội tư bản và là nguyên nhân của cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và vô sản

Bởi vậy: “những vũ khí mà giai cấp tư sản đã dùng để đánh đổ chế độ phong kiến thì ngày nay quay lại đập vào chính ngay giai cấp tư sản”(8) Nghĩa là, lịch sử đã tạo ra chủ nghĩa tư bản hiện đại và đến lượt nó lại trở thành vật cản của văn minh nhân loại Đồng thời các ông khẳng định, trong xã hội tư bản chủ nghĩa, tất cả các giai cấp, các tầng lớp trung gian bị bóc lột đều đấu tranh chống lại giai cấp tư sản

Nhưng, “Trong tất cả các giai cấp hiện đang đối lập với giai cấp tư sản thì chỉ có giai cấp vô sản là giai cấp thực sự cách mạng Tất cả các giai cấp khác đều suy tàn và tiêu vong cùng với sự phát triển của đại công nghiệp”(9) Đây là một trong những tư tưởng cơ bản của lý luận đấu tranh giai cấp của chủ nghĩa Mác Sau này V.I Lê-nin cũng đã khẳng định: “Điểm chủ yếu trong học thuyết của Mác là ở chỗ nó đã làm sáng tỏ vai trò lịch sử thế giới của giai cấp vô sản”.

11

Trang 12

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản không phải là “ý muốn nhân tạo”, hoặc “lựa đặt ngông cuồng” của C.Mác mà do địa vị kinh tế - xã hội khách quan quy định Bởi, giai cấp vô sản là sản phẩm của nền đại công nghiệp, đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến của thời đại, là đại biểu chân chính duy nhất cho lợi ích toàn xã hội, là một giai cấp cách mạng và duy nhất chỉ có nó mới có tính triệt để cách mạng, tự giải phóng cho mình và giải phóng cho xã hội Nói cách khác, giai cấp vô sản không thể giải phóng mình nếu không đồng thời giải phóng toàn xã hội.

Tiến trình của cuộc đấu tranh giai cấp mà C.Mác chỉ ra diễn ra theo hai bước Trước hết là giai cấp vô sản liên hiệp lại, thành lập các đoàn thể, tạo điều kiện cho sự ra đời chính đảng vô sản Dưới sự lãnh đạo của chính đảng vô sản, giai cấp vô sản dùng bạo lực lật đổ toàn bộ chính quyền tư sản

Sau khi đạt được chính quyền “giai cấp vô sản sẽ dùng sự thống trị của mình để từng bước đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản, để tập trung tất cả những công cụ sản xuất vào tay nhà nước, tức là giai cấp vô sản đã được tổ chức thành giai cấp thống trị” Tuy nhiên, trong một số tác phẩm đầu đời, C Mác chưa thấy được tính phức tạp của cuộc đấu tranh giai cấp

Cũng thông qua việc tổng kết thực tiễn phong trào đấu tranh giai cấp giai đoạn 1848 - 1851, C Mác đã khẳng định: để thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình, giai cấp vô sản phải thực hiện cách mạng không ngừng và sự chuyên chính giai cấp - chuyên chính vô sản, “Chủ nghĩa xã hội này là lời tuyên bố cách mạng không ngừng, là chuyên chính giai cấp của giai cấp vô sản, coi đó là giai đoạn quá độ tất yếu để đi đến xóa bỏ những khác biệt giai cấp nói chung, xóa bỏ tất cả những quan hệ sản xuất làm cơ sở cho những sự khác biệt ấy, xóa bỏ tất cả những mối quan hệ xã hội thích ứng với những quan hệ sản xuất đó, để đi đến cải biến tất cả những tư tưởng nảy sinh ra từ những quan hệ sản xuất đó”.

12

Trang 13

Điều đó cho thấy, từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội không thể không có một thời kỳ quá độ về chính trị Nhà nước của thời kỳ quá độ này là nền chuyên chính của giai cấp vô sản và giữa xã hội tư bản và xã hội cộng sản có một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội trước đến xã hội sau Tương ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị trong đó nhà nước không thể làm khác hơn là chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản

C Mác viết: “Giữa xã hội tư bản chủ nghĩa và xã hội cộng sản chủ nghĩa là một thời kỳ cải biến cách mạng từ xã hội nọ sang xã hội kia Thích ứng với thời kỳ ấy là một thời kỳ quá độ chính trị, và nhà nước của thời kỳ ấy không thể là cái gì khác hơn là nền chuyên chính cách mạng của giai cấp vô sản”.

Như vậy, qua một số các tác phẩm của mình, C Mác đã nêu những luận điểm quan trọng về giai cấp, đấu tranh giai cấp là: sự xuất hiện giai cấp trong xã hội là tất yếu khách quan do sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn tới chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất; trong xã hội có giai cấp tất yếu sẽ dẫn đến đấu tranh giai cấp; giai cấp vô sản chỉ hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình khi hội tụ đủ điều kiện khách quan và chủ quan cần thiết

Điều kiện khách quan là sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất, của nền đại công nghiệp, quy định sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản Điều kiện chủ quan là giai cấp vô sản phải tập hợp được liên minh đông đủ lực lượng, liên minh với nông dân và tiểu tư sản, xây dựng chính Đảng Cộng sản, có hệ tư tưởng tiến bộ của mình và chịu sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản

Thực hiện cách mạng không ngừng Sau khi cách mạng thắng lợi, giai cấp vô sản phải đập tan nhà nước tư sản, thành lập nhà nước vô sản và thực hiện nền chuyên chính vô sản trong nhà nước vô sản ở thời kỳ quá độ

13

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:14

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w