1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

lý luận của triết học mác lênin về nguyên lý sự phát triển liên hệ vấn đề nghiên cứu đối với quá trình phát triển kinh tế của việt nam trong thời kì hội nhập và đổi mới kinh tế hiện nay

31 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Lý luận của triết học Mác- Lênin về nguyên lý sự phát triển, liên hệ vấn đề nghiên cứu đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kì hội nhập và đổi mới kinh tế hiện nay
Tác giả Đường Văn Cường, Vũ Thái Bảo, Nguyễn Anh Thư, Võ Quế Anh, Đinh T. Đan Khanh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Quyết
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
Chuyên ngành Triết Học Mác - Lênin
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 2,85 MB

Nội dung

Thứ 5 tiết 1-4Tên đề tài: Lý luận của triết học Mác- Lênin về nguyên lý sự phát triển, liên hệ vấn đề nghiên cứu đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kì hội nhập

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

TIỂU LUẬN:

LÝ LUẬN CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VỀ NGUYÊN LÝ

SỰ PHÁT TRIỂN, LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚIQUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONGTHỜI KÌ HỘI NHẬP VÀ ĐỔI MỚI KINH TẾ HIỆN NAY

MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: LLCT130105_22_1_09CLCNHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 7 Thứ 5 (tiết: 1-4)GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Thị Quyết

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022

Trang 2

DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN

HỌC KÌ 1, NĂM HỌC: 2022-2023 Nhóm 7 Thứ 5 (tiết 1-4) Tên đề tài: Lý luận của triết học Mác- Lênin về nguyên lý sự phát triển, liên hệ vấn đề nghiên cứu đối với quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kì hội nhập và đổi mới kinh tế hiện nay

STT

HỌ VÀ TÊN SINH

VIÊN

MÃ SỐ SINH VIÊN

TỶ LỆ % HOÀN THÀNH

SĐT

Ghi chú:

Nhận xét của giáo viên:

….………

………

………

………

………

………

………

………

Ngày tháng 12 năm 2022 Giáo viên chấm điểm

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tiểu luận có thể được xem là một công trình nghiên cứu khoa học nhỏ Do vậy đểhoàn thành một đề tài tiểu luận là một việc không dễ dàng đối với sinh viên chúng em.Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Cô Nguyễn Thị Quyết, người

đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để có thể truyền đạt cho chúng em vốnkiến thức quý báu, cảm ơn Cô đã giúp đỡ và hướng dẫn chúng em tận tình trong suốt thờigian viết bài tiểu luận này, tạo cho chúng em những tiền đề, những kiến thức để tiếp cận,phân tích giải quyết vấn đề

Thành công luôn đi kèm với nỗ lực, trong vòng nhiều tuần, nghiên cứu đề tài “Lýluận của triết học Mác- Lênin về nguyên lý sự phát triển, liên hệ vấn đề nghiên cứu đối vớiquá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời kì hội nhập và đổi mới kinh tế hiện nay”.chúng em cũng đã gặp không ít khó khăn, thử thách nhưng nhờ có sự giúp đỡ của Côchúng em đã vượt qua Chúng em đã cố gắng vận dụng những kiến thức đã học đượctrong học kỳ qua để hoàn thành bài tiểu luận này nhưng do chưa có nhiều kinh nghiệmlàm đề tài cũng như những hạn chế về kiến thức nên chắc chắn sẽ không tránh khỏinhững thiếu sót Chúng em rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình

từ phía Cô để bài tiểu luận được hoàn thiện hơn

Chúng em cũng xin cảm ơn bạn bè, anh chị đã tận tình chỉ bảo chúng em trong quátrình hoàn thành bài tiểu luận, tạo điều kiện cho chúng em hiểu thêm về những kiến thứcthực tế

Một lần nữa, nhóm chúng em xin cảm ơn Cô vì đã giảng dạy và trang bị kiến thức cầnthiết để phục vụ cho môn học cũng như làm hành trang cho cuộc sống của chúng em saunày

Chúng em xin chân thành cảm ơn!

Nhóm sinh viên thực hiện

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

PHẦN NỘI DUNG 3

PHẦN 1: NGUYÊN LÝ SỰ PHÁT TRIỂN 3

1.1 Tổng quan về phép biện chứng duy vật 3

1.1.1 Khái niệm phép biện chứng duy vật 3

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật 3

1.1.3 Vai trò của phép biện chứng duy vật 3

1.2 Quan niệm của chủ nghĩa Mác-LêNin về phát triển 3

1.2.1 Khái niệm về sự phát triển của quan niệm duy vật biện chứng 3

1.2.2 Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ, thực chất phát triển 4

1.2.3 Quan niệm của Ph.Ăngghen về phát triển 5

1.2.4 Sự đối lập của quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng về sự phát triển 5

1.1 Tính chất của phát triển 7

1.3.1 Tính khác quan 7

1.3.2 Tính phổ biến 7

1.3.3 Tính kế thừa 8

1.3.4 Tính đa dạng, phong phú 8

1.2 Ý nghĩa của phương pháp luận 8

1.4.1 Xem xét các sự vật, hiện tượng trong sự vận động và phát triển 8

1.4.2 Không dao động trước những quanh co, phức tạp của sự phát triển 9

1.4.3 Chủ động tìm ra phương pháp thúc đẩy sự phát triển 9

1.4.4 Phải tích cực học hỏi, tích lũy kiến thức khoa học và kiến thức thực tiễn 9

PHẦN 2: LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ HỘI NHẬP VÀ ĐỔI MỚI KINH TẾ HIỆN NAY 9

Trang 5

2.1 Khái niệm và nội dung quá trình phát triển trong thời kì hội nhập và đổi mới kinh tế

hiện nay 9

2.1.1 Khái niệm và sự cần thiết khách quan trong quá trình phát triển 9

2.1.2 Nội dung quá trình phát triển trong thời kì hội nhập và đổi mới 11

2.2 Yếu tố tác động trong thời kì hội nhập và đổi mới kinh tế hiện nay 12

2.2.1 Những tác động tích cực vào nền kinh tế 12

2.2.2 Những tác động tiêu cực vào nền kinh tế 13

2.3 Phương pháp nâng cao hiệu qủa trong quá trình phát triển kinh tế 13

2.3.1 Nhận thức sâu sắc về thời cơ và thách thức 13

2.3.2 Xây dựng chiến lược và lộ trình phù hợp 14

2.3.3 Tích cực tham gia vào các liên kết và cam kết đầy đủ của Việt Nam về kinh tế 15

2.3.4 Nâng cao năng lực cạnh tranh 16

2.4 Thực trạng phát triển kinh tế trong thời kì hội nhập và đổi mới hiện nay 16

2.4.1 Quan điểm và mục tiêu của đảng 16

2.4.2 Cơ hội, thách thức của Việt Nam còn gặp trong quá trình phát triển kinh tế 18

2.4.3 Thành tựu và hạn chế của quá trình phát triển kinh tế thời kì hôi nhập và đổi mới 20 2.4.4 Vai trò của sinh viên 23

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 26

Trang 6

PHẦN MỞ ĐẦUPhát triển và mối liên hệ phổ biến là hai nguyên lý cơ bản của phép biện chứng duyvật, nhưng chúng không tách rời nhau Để nhận thức được bản chất và động lực phát triểncủa thế giới, V I Lê-nin yêu cầu: “Phải liên hệ, nối liền, kết hợp nguyên tắc chung về sựphát triển với nguyên tắc chung về sự thống nhất của thế giới, của giới tự nhiên, của vậnđộng, của vật chất…” Sự thống nhất này thể hiện “ở tính vật chất của nó, và tính vật chấtnày được chứng minh không phải bằng vài ba lời lẽ khéo léo của kẻ làm trò ảo thuật, màbằng một sự phát triển lâu dài và khó khăn của triết học và khoa học tự nhiên” Một trongnhững biểu hiện của “tính vật chất” của thế giới là mối quan hệ hữu cơ của con người và

xã hội với giới tự nhiên cùng những quy luật khách quan chi phối, như các mối quan hệbiện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, kinh tế và chính trị, dân tộc vàthời đại

1 Lý do chọn đề tài

Theo xu thế chung của thế giới, Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hộinhập và đổi mới nền kinh tế Đây không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà làvấn đề mang tính chất sống còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này.Bởi một nước mà đi ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị côlập, sớm hay muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế Hơn thế nữa, một nướcđang phát triển thì việc chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cầnthiết hơn bao giờ hết Trong quá trình hội nhập và đổi mới, với nội lực dồi dào sẵn cócùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát triển kinh tế Việt Nam sẽ mở rộng được thịtrường xuất nhập khẩu, thu hút được vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học côngnghệ tiên tiến, những kinh nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo đượcmôi trường thuận lợi để phát triển kinh tế Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặtđối lập Hội nhập và đổi mới nền kinh tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuậnlợi nhưng cũng đem lại không ít khó khăn thử thách Nhưng theo chủ trương của Đảng:

“Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước”, chúng ta sẽ khắc phục những khó khăn đểhoàn thành sứ mệnh Hội nhập và đổi mới kinh tế là tất yếu khách quan đối với Việt Nam

Từ đó nhóm chúng tôi xin chọn đề tài: "Lý luận của triết học mác- lênin về nguyên lý sự

Trang 7

phát triển, liên hệ vấn đề nghiên cứu đối với quá trình phát triển kinh tế của việt namtrong thời kì hội nhập và đổi mới kinh tế hiện nay"

2 Mục tiêu và đối tượng nghiên cứu

Mục đích của học tập, nghiên cứu nguyên lý sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin:

là nắm vững những quan điểm khoa học, cách mạng, nhân văn của chủ nghĩa Mác - Lênin;hiểu rõ cơ sở lý luận quan trọng nhất của tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạngcủa Đảng Cộng sản Việt Nam, nền tảng tư tưởng của Đảng, vận dụng sáng tạo nó tronghoạt động nhận thức và thực tiễn, trong rèn luyện và tu dưỡng đạo đức, đáp ứng yêu cầucủa con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.Phân tích làm rõ nguyên lý sự phát triển Phân tích một số đặc điểm, tính chất của sựphát triển, làm rõ, liên hệ được quá trình phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay trong côngcuộc hội nhập và đổi mới còn những bất cập, khó khăn, thử thách nào còn gặp phải và từ

đó tìm ra vấn đề và đưa ra giải pháp để khắc phục

3 Phương pháp nghiên cứu

Nắm vững những nội dung cơ bản về nguyên lý sự phát triển của triết học Mác Lênin vừa là điều kiện tiên quyết để nghiên cứu toàn bộ hệ thống lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin, vừa là điều kiện vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức

-và thực tiễn nhằm giải quyết những vấn đề mà đời sống xã hội của đất nước, của thời đạiđặt ra

Tiểu luận vận dụng các phương pháp thống nhất phân tích - tổng hợp, lịch sử - logic,diễn dịch - quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh, phương pháp đọc hiểu tài liệu,văn bản, chú giải học Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết hợp khái quát và

mô tả, phân tích, tổng hợp

Trang 8

PHẦN NỘI DUNGPHẦN 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NGUYÊN LÝ CỦA SỰ PHÁT TRIỂN TRONGTRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

1.1 Tổng quan về phép biện chứng duy vật

1.1.1 Khái niệm phép biện chứng duy vật

Định nghĩa khái quát về phép biện chứng duy vật, Ăngghen cho rằng: Phép biệnchứng là môn khoa học về những quy luật phổ biến của sự vận động và phát triển của tựnhiên, của xã hội loài người và của tư duy Khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về mốiliên hệ phổ biến, Ăngghen định nghĩa: Phép biện chứng là khoa học về mối liên hệ phổbiến; khi nhấn mạnh vai trò của nguyên lý về sự phát triển, Lênin định nghĩa: Phép biệnchứng là học thuyết về sự phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và khôngphiến diện, học thuyết về tính tương đối của nhận thức con người, nhận thức này phảnánh vật chất luôn luôn phát triển không ngừng

1.1.2 Những đặc trưng cơ bản và vai trò của phép biện chứng duy vật

Hai đặc trưng cơ bản của phép biện chứng duy vật:

Một là: phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin là phép biện chứng đượcxác lập trên nền tảng của thế giới quan duy vật khoa học Đây là sự khác biệt về trình độphát triển so với các tư tưởng biện chứng đã từng có trong lịch sử triết học

Hai là: Trong phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác-Lênin có sự thống nhấtgiữa nội dung thế giới quan (duy vật biện chứng) và phương pháp luận (biện chứng duyvật), do đó nó không dừng lại ở sự giải thích thế giới mà còn là công cụ để nhận thức thếgiới và cải tạo thế giới

1.1.3 Vai trò của phép biện chứng duy vật

Với những đặc trưng cơ bản nói trên, phép biện chứng duy vật giữa vai trò là một nộidung đặc biệt quan trọng trong thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩaMác-Lênin, tạo nên tính khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin, đồng thời nócũng là thế giới quan và phương pháp luận chung nhất của hoạt động sáng tạo trong cáclĩnh vực nghiên cứu khoa học

1.2 Quan niện của chủ nghĩa Mác-LêNin về phát triển

Trang 9

1.2.1 Khái niệm về sự phát triển của quan niệm duy vật biện chứng

Phát triển là quá trình vận động từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn,

từ chất cũ đến chất mới Như vậy, phát triển là vận động nhưng chỉ vận động nào theokhuynh hướng đi lên thì mới là phát triển Vận động diễn ra trong không gian và thời gian,nếu thoát ly chúng thì không thể có phát triển Ở phương Tây trước Kant chưa có quanniệm về phát triển, vì trước đó người ta mới chỉ suy tư về không gian Còn ở phươngĐông thì quan niệm phát triển không hẳn hướng về tương lai mà thường hướng về quákhứ Một xã hội lý tưởng không phải là xã hội sẽ có mà là đã có Như vậy, nếu ngườiphương Tây xem vật chất vận động trong thời gian tuyến tính, thì người phương Đông lạịxem vật chất vận động trong thời gian tuần hoàn Xét từ cách tiếp cận phương Tây thìphương Đông không có khái niệm “phát triển”, mà chỉ có khái niệm “tăng trưởng”.Cần phân biệt hai khái niệm gắn với khái niệm phát triển là tiến hóa và tiến bộ Tiếnhóa là một dạng của phát triển, diễn ra theo cách từ từ và thường là sự biến đổi hình thứccủa tồn tại xã hội từ đơn giản đến phức tạp Thuyết tiến hóa tập trung giải thích khả năngsống sót và thích ứng của cơ thể xã hội trong cuộc đấu tranh sinh tồn Trong khi đó, kháiniệm tiến bộ đề cập đến sự phát triển có giá trị tích cực Tiến bộ là một quá trình biến đổihướng tới cải thiện thực trạng xã hội từ chỗ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện hơn so vớithời điểm ban đầu Trong tiến bộ, khái niệm phát triển đã được lượng hóa thành tiêu chí

cụ thể để đánh giá mức độ trưởng thành của các dân tộc, các lĩnh vực của đời sống conngười

1.2.2 Chủ nghĩa Mác-Lênin chỉ rõ, thực chất phát triển

Từ quan niệm, phát triển là sự vận động theo chiều hướng đi lên, các nhà kinh điểncủa chủ nghĩa Mác - Lênin đã vạch rõ, thực chất của phát triển là sự phát sinh đối tượngmới phù hợp với quy luật tiến hóa và sự diệt vong của đối tượng cũ đã trở nên lỗi thời.Đối tượng mới chỉ là cái phù hợp với khuynh hướng tiến bộ của lịch sử, có tiền đồ rộnglớn; đối tượng cũ là cái đã mất - vai trò tất yếu lịch sử, ngày càng đi vào xu hướng diệtvong Bởi vì: Một là, xét từ mối quan hệ giữa đối tượng mới và hoàn cảnh thì đối tượngmới có kết cấu và chức năng thích ứng với điều kiện mới đã biến đổi; đối tượng cũ chỉgồm các loại yếu tố và chức năng không còn phù hợp với hoàn cảnh đã biến đổi, xu thế

Trang 10

diệt vong là không thể cứu vãn Hai là, xét mối quan hệ giữa đối tượng cũ và đối tượngmới thì đối tượng mới là cái đã manh nha nảy mầm từ trong lòng đối tượng cũ, là cái phủđịnh những tiêu cực trong đối tượng cũ, đồng thời bảo lưu được những cái hợp lý, thíchhợp với điều kiện mới và bổ sung nội dung mới chưa có ở đối tượng cũ Hai phương diệntrên là nguyên nhân có sức mạnh to lớn làm cho đối tượng mới về bản chất có thể vượtqua đối tượng cũ Trong lĩnh vực lịch sử xã hội, đối tượng mới là kết quả của hoạt độngsáng tạo theo hướng tiên tiến của xã hội; về cơ bản phù hợp với lợi ích và nhu cầu củađông đảo nhân dân, có khả năng bảo vệ được nhân dân, do vậy nó tất yếu chiến thắng đốitượng cũ Đặc biệt, trong thời kỳ diễn ra những biến động xã hội lớn, sự chiến thắng củađối tượng mới trước đối tượng cũ biểu hiện rất rõ Nắm vững quy luật này có ý nghĩa rấtquan trọng đối với sự sáng tạo và phát triển của nước ta trong sự nghiệp đổi mới hiện nayVận động tuyệt đối và đứng yên tương đối là những thuộc tính cố hữu của các đối tượngvật chất Là sự thống nhất của biến đổi và bền vững, đối tượng không tồn tại vĩnh hằng.Những biến đổi diễn ra trong nó ở phạm vi một độ bền vững xác định có xu hướng phá vỡ

sự bền vững đó và biến nó thành đối tượng khác, đến lượt mình, do những biến đổi diễn

ra ở mức độ tích lũy cao hơn, nó lại biến thành đối tượng thứ ba, và cứ thế mãi khiến chovật chất, trong khi vận động, biến đổi thường xuyên, lại chuyển hóa không ngừng từ trạngthái bền vững này sang trạng thái bền vững khác

1.2.3 Quan niệm của Ph.Ăngghen về phát triển

Một số nhà triết học cho rằng, vận động diễn ra theo vòng tròn, luôn lặp lại những chu

kỳ như cũ; số khác khẳng định rằng, trong tiến trình những biến đổi thường xuyên lại diễn

ra sự vận động từ cao xuống thấp, tức là thoái bộ; một số khác lại giải thích toàn bộnhững thay đổi diễn ra trong thế giới bằng sự vận động từ thấp đến cao Thực tế thì có cảvận động từ thấp đến cao, từ cao xuống thấp và vận động theo vòng tròn Tuy nhiên, các

xu hướng đó không như nhau Vận động từ thấp tới cao, đi lên là xu hướng hàng đầutrong số chúng; nó là thuộc tính căn bản cố hữu nội tại của vật chất Ph Ăngghen chorằng, phát triển “ là mối liên hệ nhân quả của sự vận động tiến lên từ thấp đến cao thôngqua tất cả những sự vận động chữ chi và những bước thụt lùi tạm thời ”

1.2.4 Sự đối lập của quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng về sự phát triển

Trang 11

Quan điểm siêu hình phủ nhận sự phát triển, tuyệt đối hóa mặt ổn định của sự vật,hiện tượng Phát triển ở đây chỉ là sự tăng lên hoặc giảm đi về mặt lượng, chỉ là sự tuầnhoàn, lặp đi lặp lại mà không có sự thay đổi về chất, không có sự ra đời của sự vật, hiệntượng mới và nguồn gốc của sự “phát triển” đó nằm ngoài chúng Phân biệt sự khác nhau

cơ bản giữa quan điểm siêu hình và quan điểm biện chứng về sự phát triển, V.I Lêninviết: “Hai quan niệm cơ bản ( ) về sự phát triển (sự tiến hóa): sự phát triển coi như làgiảm đi và tăng lên, như là lặp lại, và sự phát triển coi như là sự thống nhất của các mặtđối lập (sự phân đôi của cái thống nhất thành những mặt đối lập bài trừ lẫn nhau và mốiquan hệ lẫn nhau giữa các mặt đối lập ấy) Quan niệm thứ nhất là chết cứng, nghèo nàn,khô khan Quan niệm thứ hai là sinh động cho ta chìa khóa của “sự tự vận động” của tấtthảy mọi cái đang tồn tại; chỉ có nó mới cho ta chìa khóa của những “bước nhảy vọt”, của

“sự gián đoạn của tính tiệm tiến”, của sự “chuyển hóa thành mặt đối lập”, của sự tiêu diệtcái cũ và sự nảy sinh ra cái mới”

Như vậy, quan điểm biện chứng đối lập với quan điểm siêu hình về sự phát triển ở chỗ:coi sự phát triển là sự vận động đi lên, là quá trình tiến lên thông qua bước nhảy; sự vật,hiện tượng cũ mất đi, sự vật, hiện tượng mới ra đời thay thế; chỉ ra nguồn gốc bên trongcủa sự vận động, phát triển là đấu tranh giữa các mặt đối lập bên trong sự vật, hiện tượng.Các sự vật, hiện tượng của thế giới tồn tại trong sự vận động, phát triển và chuyển hóakhông ngừng Cơ sở của sự vận động đó là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiệntượng và mâu thuẫn giữa các mặt đối lập trong mỗi sự vật, hiện tượng Vì thế, V.I Lênincho rằng, học thuyết về sự phát triển của phép biện chứng duy vật là “hoàn bị nhất, sâusắc nhất và không phiến diện” Do vậy, quan điểm này được xây dựng thành khoa họcnhằm phát hiện ra các quy luật, bản chất và tính phổ biến của vận động, phát triển của sựvật, hiện tượng trong thế giới

Tùy theo các lĩnh vực khác nhau mà sự vận động đó có thể là vận động từ thấp đếncao, từ đơn giản đến phức tạp và từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Đặc điểm chungcủa sự phát triển là tính tiến lên theo đường xoáy ốc, có kế thừa, dường như lặp lại sự vật,hiện tượng cũ nhưng trên cơ sở cao hơn Quá trình đó diễn ra vừa dần dần, vừa có nhữngbước nhảy vọt làm cho sự phát triển mang tính quanh co, phức tạp, có thể có những

Trang 12

bước thụt lùi tương đối trong sự tiến lên Trong phép biện chứng duy vật, phát triển chỉ làmột trường hợp đặc biệt của vận động, chỉ khái quát xu hướng chung của vận động là vậnđộng đi lên của sự vật, hiện tượng mới trong quá trình thay thế sự vật, hiện tượng cũ Tùythuộc vào hình thức tồn tại của các tổ chức vật chất cụ thể mà “phát triển” thể hiện khácnhau

1.3 Tính chất của phát triển

Phép biện chứng duy vật khẳng định các quá trình phát triển được chia thành 4 tínhchất cơ bản:tính khách quan, tính phổ biến, tính kế thừa và tính đa dạng phong phú.1.3.1 Tính khách quan

Tính khách quan của nguyên lý phát triển thể hiện ở chỗ, nguồn gốc của nó nằm trongchính bản thân sự vật, hiện tượng, chứ không phải do tác động từ bên ngoài và đặc biệtkhông phụ thuộc vào ý thích, ý muốn chủ quan của con người Vì thế sự phát triển của sựvật mang tính khách quan

Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về tính khách quan của sự phát triển đãphủ nhận quan điểm của chủ nghĩa duy tâm và quan điểm siêu hình về sự phát triển.Quan điểm duy tâm cho rằng nguồn gốc của sự phát triển ở các lực lượng siêu nhiên,phi vật chất (thần linh, thượng đế), hay ở ý thức con người Tức là đều nằm ở bên ngoài

sự vật, hiện tượng

Quan điểm siêu hình cho rằng các sự vật, hiện tượng về cơ bản là “đứng im”,không phát triển Hoặc phát triển chỉ là sự thay đổi đơn thuần về mặt lượng (số lượng,kích thước…) mà không có sự biến đổi về chất

Ví dụ: Cây cỏ chỉ cần đủ ánh sáng, nước, đất, chất dinh dưỡng dù không có con người

nó vẫn phát triển

1.3.2 Tính phổ biến

Tiếp theo, tính phổ biến của nguyên lý phát triển được thể hiện ở các quá trình pháttriển diễn ra trong một lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiệntượng trong quá trình, mọi giai đoạn của sự vật hiện tượng đó Trong mỗi quá trình biếnđổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn đến sự ra đời phù hợp với quy luật khách quan

Ngày đăng: 20/04/2024, 10:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w