1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

giải quyết việc nuôi con khi vợ chồng ly hôn theo pháp luật hôn nhân và gia đình

19 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải Quyết Việc Nuôi Con Khi Vợ Chồng Ly Hôn Theo Pháp Luật Hôn Nhân Và Gia Đình
Người hướng dẫn Lê Văn Hợp
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 2,59 MB

Nội dung

PHẦN HAI: NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận1.1 Khái niệm chung về việc tranh chấp nuôi con sau ly hôn:1.1.1 Khái niệm ly hôn:Theo Từ điển Tiếng Việt: Ly hôn có nghĩa là ly dị, nói vợ chồn

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

TIỂU LUẬN MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

ĐỀ TÀI: GIẢI QUYẾT VIỆC NUÔI CON KHI VỢ CHỒNG

LY HÔN THEO PHÁP LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

Giáo viên bộ môn: Lê Văn Hợp

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG 1

1 Lý do chọn đề tài: 1

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài: 1

3 Mục đích của đề tài: 1

4 Bố cục của đề tài: 1

PHẦN HAI: NỘI DUNG 2

Chương 1: Cơ sở lý luận 2

1.1 Khái niệm chung về việc tranh chấp nuôi con sau ly hôn: 2

1.2 Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp quyền nuôi con: 2

Chương 2: Cơ sở thực tiễn 6

2.1 Thực trạng: 6

2.2 Đánh giá về thực trạng: 8

2.3 Nguyên nhân và giải pháp: 12

3 Kết luận: 16

Trang 3

PHẦN MỘT: GIỚI THIỆU CHUNG

1 Lý do chọn đề tài:

Gia đình từ trước đến giờ được biết đến là cái nôi sản sinh và giáo dục con người cho xã hội Chính vì vậy, xây dựng một gia đình hạnh phúc cũng đồng nghĩa với việc tạo nền tảng để từ đó xây dựng một xã hội phát triển hơn Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm và chú trọng tới Luật Hôn nhân và gia đình nhằm xây dựng một tổ ấm bền lâu, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững Thế nhưng không phải cuộc hôn nhân nào cũng bền vững và duy trì trong thời gian dài Đặc biệt, trong xã hội ngày hôm nay rất nhiều người biện hộ cho lối sống “thoáng” để chấp nhận việc ly hôn một cách dễ dàng Ly hôn

là hiện tượng xã hội bất bình thường nhưng lại hết sức cần thiết để đảm bảo quyền tự do trong hôn nhân và cũng như là biện pháp để củng cố hôn nhân trên tinh thần tự nguyện Tuy nhiên việc ly hôn có thể làm ảnh hưởng tới cuộc sống của những người xung quanh, đặc biệt là ảnh hưởng đến tâm sinh lý của những đứa nhỏ, của thế hệ trẻ thơ vô tội Và một trong số những hệ luỵ nhức nhối mà ly hôn đem đến chính là vấn đề giải quyết việc nuôi con sau ly hôn Đây là đề tài cần sự hiểu biết và quan tâm của mọi người về Pháp luật và cụ thể hơn là theo Luật Hôn nhân và gia đình

2 Đối tượng và phương pháp nghiên cứu của đề tài:

Đối tượng: Nghiên cứu những quy định của pháp luật hiện hành về tranh chấp quyền nuôi con sau ly hôn, những lý luận và thực tiễn của vấn đề, thực trạng giải quyết tranh chấp này trong quyết án ly hôn

Phương pháp nghiên cứu: Bài tiểu luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương pháp luận, so sánh, diễn dịch, phân tích, tổng hợp và áp dụng các quan điểm của Đảng, Pháp luật Nhà nước điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình

3 Mục đích của đề tài:

Nghiên cứu những quy định của Pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp về

quyền nuôi con của vợ chồng sau ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình

4 Bố cục của đề tài:

Chương I: Cơ sở lý luận, khái niệm chung về việc tranh chấp nuôi con, cơ sở pháp luật của việc giải quyết tranh chấp nuôi con

Chương II: Cơ sở thực tiễn, những thực trạng của xã hội, nguyên nhân và giải pháp, kết luận về vấn đề

Trang 4

PHẦN HAI: NỘI DUNG

Chương 1: Cơ sở lý luận

1.1 Khái niệm chung về việc tranh chấp nuôi con sau ly hôn:

1.1.1 Khái niệm ly hôn:

Theo Từ điển Tiếng Việt: Ly hôn có nghĩa là ly dị, nói vợ chồng bỏ nhau khi toà án cho phép huỷ cuộc hôn nhân đã được pháp luật công nhận

Theo từ điển Luật học của Viện khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp: Ly hôn được hiểu

là “chấm dứt quan hệ vợ chồng do Tòa án nhân dân công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng”

Theo Luật Hôn nhân và gia đình: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án

1.1.2 Khái niệm quyền nuôi con sau ly hôn:

Hiện nay trong quy định của các văn bản pháp luật hiện hành không có quy định nào về khái niệm “Quyền nuôi con sau ly hôn” Tuy nhiên có thể hiểu “Quyền nuôi con sau ly hôn” có nghĩa là quyền trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con của vợ hoặc chồng sau khi có quyết định ly hôn của Toà án Căn cứ theo quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc quyết định về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, chỉ áp dụng đối với trường hợp con chưa thành niên (tức con dưới 18 tuổi) và con đã thành niên (trên 18 tuổi) nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (thường do bị hạn chế

về thể chất, tâm lý hoặc bệnh khác gây nên) Điều đó có nghĩa, nếu con đã trên 18 tuổi và đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì việc quyết định ở với ai hoàn toàn phụ thuộc vào quyết định của người con này, và không xem xét tại thời điểm ly hôn

1.1.3 Mục đích của việc giải quyết tranh chấp, thay đổi trực tiếp người nuôi con sau ly hôn:

Khi ly hôn mà vợ chồng có con chung, để đảm bảo quyền lợi của con thì cần phải xác định ai là người có quyền nuôi con Việc đảm bảo quyền lợi con về mọi mặt bao gồm

cả về thể chất và tinh thần Theo đó, vợ chồng muốn giành quyền nuôi con cũng cần phải đáp ứng các điều kiện đầy đủ để con cái có thể phát triển một cách tốt nhất

1.2 Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp quyền nuôi con:

Khi ly hôn cả bên vợ và chồng đều được quyền nuôi con bình đẳng và điều đó đã được pháp luật công nhận và quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Trang 5

1.2.1 Quy định của pháp luật về hành vi không đúng mực với thành viên trong gia đình: Chúng ta có thể nói tới bạo lực gia đình Bạo lực gia đình là điều chúng ta không trách khỏi và có hệ quả vô tùng to lớn Vì vậy nhà nước đã có những quy định để răn đe hiện tượng này Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm: Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng; Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau; Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; hiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác

cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình; Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính; Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở Tất cả được quy định tại Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình 2007 Căn cứ Điều 52 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về hành vi xâm hại sức khỏe, thân thể thành viên gia đình như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

+ Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;

+ Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này

+ Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này

Như vậy, trong trường hợp chú bạn đánh đập gây thương tích cho vợ và con sẽ bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng Nếu sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác để gây thương tích hoặc không kịp thời đưa vợ đi cấp cứu điều trị trong trường hợp vợ, con cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc họ trong thời

Trang 6

gian điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp vợ, con từ chối thì

bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng ,đồng thời buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu và chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh cho vợ, con Tuy nhiên, trường hợp chú bạn gây ra tỷ lệ thương tích cho vợ, con từ 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng thuộc các trường hợp quy định tại khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi

Bộ luật Hình sự 2017 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự tùy theo mức độ vi phạm và tỷ lệ thương tật đã gây ra

Ngoài ra chúng ta không thể không chắc tới hành vi bạo lực ngôn từ Dùng những lời nói khiếm nhã để chửi bới miệt thị làm tổn thương thành viên trong gia đình Căn cứ Điều 54 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình như sau:

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành

vi sau đây:

+ Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm

+ Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;

+ Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân

- Biện pháp khắc phục hậu quả:

+ Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này

+ Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này

1.2.2 Quy định của pháp luật về giành quyền nuôi con sau li hôn:

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không

có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan được quy định tại Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 Như vậy, cha mẹ dù không còn chung sống nhưng phải có quyền và nghĩa vụ trông nom chăm sóc con cái

Trang 7

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ

07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con được quy định tại khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha

mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con được quy định tại khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó được quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây: Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con; Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự được quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 1.2.3 Quy định của pháp luật trong giải quyết tranh chấp cấp dưỡng:

Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người

đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không

có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con được quy định tại Điều 110 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Trang 8

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con được quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người

có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết Đặc biệt khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân

và gia đình 2014

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết được quy định tại Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Chương 2: Cơ sở thực tiễn

2.1 Thực trạng:

Trong thời đại hội nhập và toàn cầu hóa, nền kinh tế Việt Nam đang không ngừng phát triển Cuộc sống của người dân cũng được cải thiện đáng kể, mức sống được nâng cao Song bên cạnh những mặt tích cực đó thì vẫn còn tồn tại nhiều mặt trái của xã hội

Và một trong những vấn đề nhức nhối đó là sự tăng mạnh tình trạng ly hôn của nhiều gia đình, đặc biệt là những cặp vợ chồng đã có con

Thực tế hiện nay cho thấy, số vụ ly hôn đang ngày càng tăng mạnh Đặc biệt là các bạn trẻ kết hôn nhanh mà ly hôn cũng nhanh Điều này cho thấy sự không ổn định của các gia đình Việt Nam hiện nay Theo số liệu thống kê, số vụ ly hôn ở Việt Nam hiện nay nằm ở khoảng 60.000 vụ trong 1 năm Tỷ lệ người dưới 30 tuổi ly hôn luôn tăng cao, năm sau nhiều hơn năm trước Theo Trung tâm Tư vấn Giáo dục Tâm lý Thể chất Thành phố

Hồ Chí Minh nghiên cứu, cứ 2,7 cặp kết hôn thì có một cặp ly hôn Và cũng theo cuộc khảo sát này thì 43,3% cảm thấy tự do và thoải mái hơn sau khi ly hôn

Hạnh phúc là điều mà ai cũng hướng tới khi quyết định tiến tới hôn nhân Nhưng khi gặp những trở ngại, khó khăn trong cuộc sống vợ chồng thì điều họ nghĩ tới không phải là giải quyết với nhau mà phần lớn đều đi đến kết quả ly hôn

Trang 9

Theo khảo sát của toà án thì 70% các vụ ly hôn đều do phụ nữ đệ đơn Khi xã hội ngày càng phát triển, người phụ nữ có vị thế ngày càng cao trong xã hội Họ có thể tự do làm nhiều công việc, không còn bị áp đặt “ Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”, ít bị ràng buộc bởi quan hệ hôn nhân và gia đình Đồng thời xu hướng bố, mẹ đơn thân cũng đang tăng mạnh trong những năm gần đây

Và như chúng ta đã biết rằng, ly hôn ảnh hưởng đầu tiên và trực tiếp đối với trẻ nhỏ, làm căng thẳng mối quan hệ giữa đấng sinh thành và con cái Dù là ly hôn vì lý do gì thì trẻ em cũng đều bị tổn thương Đó sẽ và một cú sốc không hề nhỏ đối với tâm hồn ngây thơ của con cái và con cái đã bị cướp đi điều kiện căn bản để phát triển, đó là một gia đình đầy đủ Khi bố mẹ ly hôn, điều đầu tiên trẻ cảm thấy chính là hoảng sợ và cảm thấy bị bỏ rơi Sau đó có thể là những ảnh hưởng về tâm lý, học hành sa sút, có thể nghiêm trọng hơn là chứng hoảng sợ xã hội Trẻ có thể cảm thấy tự ti xấu hổ trước mặt bạn bè và mọi người Và đây là những ảnh hưởng xấu, có thể làm cho trẻ lệch lạc trong tương lai sau này

Sau khi ly hôn thì việc tranh chấp quyền nuôi con là không thể tránh khỏi, trừ khi một trong hai người từ bỏ quyền nuôi con Đây là một vấn đề nhức nhối Có không ít trường hợp, người bố hoặc mẹ sử dụng con cái để làm “bia đỡ đạn” hoặc làm vũ khí để tấn công và đả kích người còn lại Đứa trẻ buộc phải chọn một trong hai người Điều đó đồng nghĩa với việc chúng phải phản bội mẹ hoặc bố của mình Có không ít đứa trẻ bị rơi vào trường hợp đó và phải sống trong nỗi dằn vặt cả một đời, làm tâm hồn chúng không thể thanh thản trở lại

Hiện nay, tỷ lệ ly hôn tăng cao thì số lượng trẻ em có bố mẹ ly hôn cũng càng nhiều và phần nhiều trong chúng rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn Trong số tỷ lệ 65%-70% gia đình ly hôn, có tới hàng nghìn trẻ nhỏ rơi vào hoàn cảnh không cha, không mẹ, hoặc không có cả cha lẫn mẹ, phải sống chung với ông bà, dì dượng, cô chú, dì ghẻ hoặc

bố dượng Nhiều em phải lang thang làm việc phải kiếm sống, mất đi tình yêu và hơi ấm gia đình đáng ra mình phải có Nếu phải sống với dì ghẻ hoặc bố dượng thì có thể còn bị bạo lực gia đình bởi không phải là máu mủ ruột thịt với họ Trẻ em chính là những người phải gánh chịu hậu quả từ việc ly hôn của cha mẹ mình

2.2 Đánh giá về thực trạng:

2.2.1 Đánh giá về tổng quan:

Sau đây là thông tin của một vụ ly hôn:

Ngày 03/11/2014, bà Trần Thị Bích Vân gửi đơn ly hôn ra tòa vì cuộc sống với chồng bị bất đồng quan điểm, thường xuyên gây gổ với nhau, cảm thấy không hạnh phúc nên mong được ly hôn

Trang 10

Về quan hệ con chung: Có 01 con tên Hàng Bích Anh, sinh ngày 14/4/2012 Tôi yêu cầu được trực tiếp nuôi và yêu cầu ông Hàng Quốc Khánh cấp dưỡng mỗi tháng 4.000.000 đồng

Về tài sản chung: Hai người tự thỏa thuận giải quyết

Về nợ chung: Không có

Tại bản tự khai ngày 03/12/2014 cùng các biên bản hòa giải, bị đơn - Ông Hàng Quốc Khánh - trình bày: Chúng tôi chung sống với nhau năm 2010 và chỉ hạnh phúc giai đoạn đầu, sau đó phát sinh mâu thuẫn do bất đồng quan điểm, tính tình không phù hợp nên thường xuyên gây gổ nhau, mâu thuẫn trầm trọng kéo dài, hạnh phúc gia đình đổ vỡ, hiện nay chúng tôi không còn chung sống với nhau nữa

Về mặt tình cảm tôi cũng đồng ý ly hôn

Về con chung: Có 01 con chung tên Hàng Bích Anh, sinh ngày 14/4/2012 Tôi yêu cầu được trực tiếp nuôi và không yêu cầu cô Trần Thị Bích Vân cấp dưỡng

Về tài sản chung: Hai người tự thỏa thuận giải quyết

Về nợ chung: Không có

Về quyết định cuối cùng, cháu Hàng Bích Anh được giao cho ông Hàng Quốc Khánh nuôi dưỡng, bà Trần Thị Bích Vân chưa cần cấp dưỡng do ông Khánh chưa yêu cầu

Từ tình huống trên, ta có thể thấy nguyên nhân thường dẫn đến ly hôn nhất là những bất hòa trong cuộc sống Khi có những rạn nứt về tình cảm, người ta hiện nay luôn có xu hướng đi đến việc ly hôn Điều đó làm tình trạng ly hôn gia tăng mạnh Và những đứa trẻ

sẽ phải chứng kiến quá trình chia tay không mấy hạnh phúc của bố mẹ mình Chúng có thể cũng phải đưa ra lựa chọn bỏ người này để đi theo người kia Trên 70% gia đình trẻ tan vỡ khi đã có con khiến cho mỗi năm có tới 50.000 trẻ em chịu cảnh thiếu cha hoặc

mẹ Và có khoảng 30% trẻ em bỏ nhà xuất phát từ những cuộc ly hôn này Trước khi ly hôn được yêu thương bao nhiêu thì sau khi bố mẹ ly hôn những đứa trẻ càng bị tổn thương bấy nhiêu Những đứa trẻ sống trong gia đình ly hôn thường có xu hướng oán hận

bố mẹ mình

Một hệ lụy mà người trong cuộc rõ hơn ai hết chính là “dư chấn tâm lý hậu ly hôn” Ly hôn là một dấu mốc đáng quên trong cuộc đời của mỗi người, bởi những gánh nặng về tài sản, con cái, và hơn hết là sự cô đơn, lẻ loi và những lời đàm tiếu của mọi người xung quanh Nếu người giành được quyền nuôi con bị khủng hoảng tinh thần thì sẽ

dễ dàng gây áp lực lên con nhỏ và khiến cuộc đời chúng càng thêm đau khổ

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w