tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc

30 0 0
tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đó là những quan điểm lý luận này đã làm tiền đề để chủ tịch Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học nhìn nhận những yếu tố tích cực và hạn chế trong tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam đi trướ

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

-CHÍNH TRỊ HỌC

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

Sinh viên: Nguyễn Tường Uyên Mã số sinh viên: 2156140044

Lớp: QHQT & TTTC K41

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐÀU 3

1 Lý do lựa chọn đề tài 3

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4

4 Phương pháp nghiên cứu 4

5 Kết cấu bài tiểu luận 4

II NỘI DUNG 5

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍMINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC 5

1.1 Cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh 5

1.2 Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc 9

CHƯƠNG II VẬN DỤNG TƯ TƯƠNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠIĐOÀN KẾT DÂN TỘC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 13

2.1 Thực tiễn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh của nước ta trong những năm qua 13

2.2 Giải pháp tăng cường khối đại đoàn két dân tộc ở nước ta hiện nay 17

2.3 Trách nhiệm của sinh viên đối với việc tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc 23

III KẾT LUẬN 27

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

Trang 3

I MỞ ĐÀU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Chủ nghĩa Mác- Lênin đã chỉ ra rẳng con đường giải phóng duy nhất cho các nước, dân tộc bị áp bức đó chỉ có thể là con đường tự giải phóng Nhà chính trị lỗi lạc Lênin từng khẳng định sự quan trọng liên minh giai cấp, liên minh công nông là hết sức cần thiết bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng vô sản, vì vậy nếu không có sự đồng lòng và ủng hộ của nhân dân lao động cùng với giai cấp vô sản, thì cách mạng vô sản không thể nào thực hiện được Có thể nói, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử trong phong trào cách mạng vô sản Đó là những quan điểm lý luận này đã làm tiền đề để chủ tịch Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học nhìn nhận những yếu tố tích cực và hạn chế trong tư tưởng của các nhà yêu nước Việt Nam đi trước và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc Có thể nói, trải qua hàng ngàn năm ch ông ta đấu tranh dựng nước và giữ nước, truyền thông và tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững Đối với mối người con đất Việt, yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết đã trở thành truyền thống văn hóa in sâu trong đời sống xã hội Chính vì điều đó khối đại đoàn kết dân tộc là nguyên nhân, là nguồn gốc cua mọi thắng lợi của Cách mạng Việt Nam ta không chỉ trong thời kì kháng chiến chống giặc mà còn cả trong giai đoạn đất nước quá độ đi lên xã hội chủ nghĩa.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.

Trang 4

Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích trên ta cần tập trung vào giải quyết những vấn đề sau đây: Tìm hiểu, phân tích tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc từ đó liên hệ trách nhiệm của sinh viên hiện nay.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: tư tưởng Hồ Chí Minh Phạm vi nghiên cứu: Việt Nam, giai đoạn hiện nay 4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu: ngoài các nguyên tắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể, chú trọng phương pháp lịch sử kết hợp với lôgic, so sánh, phân tích, tổng hợp, thống kê và phương pháp khảo sát, tổng kết thực tiễn

5 Kết cấu bài tiểu luận

Bên cạnh mở đầu, nội dung và kết luận, bài tiểu luận sẽ có nội dung

Trang 5

II NỘI DUNG

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINHVỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC

1.1 Cơ sở hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh

1.1.1 Những giá trị truyền thống làm nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc Nền tảng văn hóa truyền thống Việt Nam, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức đoàn kết dân tộc trải qua hàng nghìn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước trở thành truyền thống bền vững, thấm sâu vào tư tưởng, tình cảm, tâm hồn người Việt Nam

Dân tộc ta hình thành, tồn tại và phát triển suốt bốn ngàn năm lịch sử, gắn liền với yếu tố cố kết cộng đồng dựng nước và giữ nước Để tồn tại và phát triển, dân ta phải chống thiên tai, thường xuyên và liên tục, trị thủy các con sông lớn, cải tạo xây dựng đồng ruộng, trồng lúa nước Văn minh nông nghiệp trồng lúa nước chính là văn hóa tạo ra sự cấu kết cộng đồng của những người cùng sống trên một dải đất, có chung một kiểu sinh hoạt kinh tế, cùng một tâm lý Nghĩa là cố kết thành dân tộc.

Mặt khác, dân ta phải thường xuyên đương đầu với các thế lực ngoại bang hung bạo Để chiến thắng dân ta phải xiết chặt muôn người như một, chống xâm lược tạo nên truyền thống đoàn kết quý báo của dân tộc Yêu nước, nhân nghĩa, trọng đạo lý làm người, đề cao trách nhiệm cá nhân đối với xã hội, lấy dân làm gốc, coi trọng lòng khoan dung độ lượng, hòa hiếu, không gây thù oán, cố kết cộng đồng đã trở thành tình cảm tự nhiên của mỗi con người Việt Nam.

Trang 6

Chủ nghĩa yêu nước cố kết cộng đồng và triết lý nhân sinh, được khái quát thành tư duy chính trị, phép ứng xử của con người trong tình làng nghĩa nước: “Nước mất thì nhà tan, giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh.” Người tổng kết rằng: “Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước, đó là truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, lướt qua mọi khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và cướp nước .”

1.1.2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết được kế thừa tinh hoa văn hóa nhân loại, kinh nghiệm chiến đấu của các nước trên thế giới

Bằng việc tổng kết các phong trào yêu nước cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Vận mệnh của đất nước đòi hỏi một lực lượng cách mạng mới có khả năng đề ra được đường lối và phương pháp cách mạng đúng đắn, phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử và những yêu cầu của thời đại, có đủ sức quy tụ, tập hợp lực lượng của cả dân tộc vào cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc, phong kiến và xây dựng được khối đại đoàn kết dân tộc bền vững Cách mạng tháng mười Nga 1917 đã đưa Hồ Chí Minh đến bước ngoặt quyết định trong việc chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc, dân chủ cho nhân dân Từ chỗ chi tiết đến cách mạng tháng mười một cách cảm tính, Người đã nghiên cứu để hiểu một cách thấu đáo con đường cách mạng tháng mười và những bài học kinh nghiệm quý báu mà cuộc cách mạng này đã mang lại cho phong trào cách mạng thế giới đặc biệt là bài học cho sự huy động, tập hợp, đoàn kết lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng Điều này giúp Người hiểu sâu sắc thế nào là một cuộc “cách mạng đến nơi” để chuẩn bị lãnh đạo nhân dân Việt Nam đi vào con đừơng cách mạng những năm sau này Thực tiễn cách mạng thế giới từ năm

Trang 7

1911 đến năm 1941 Hồ Chí Minh đã đi hầu hết các châu lục Cuộc khảo nghiệm thực tiễn rộng lớn và công phu đã giúp Người nhận thức một sự thực: “Các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh vĩ đại, song cuộc đấu tranh của họ chưa đi đến thắng lợi bởi vì các dân tộc bị áp bức chưa biết tập hợp lại, chưa có sự liên kết chặt chẽ với giai cấp công nhân ở các nước tư bản, đế quốc, chưa có tổ chức và chưa biết tổ chức…”Từ việc tổng kết các phong trào cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh rút ra kết luận: Cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp là những cuộc cách mạng “chưa đến nơi”, vì sao cách mạng thành công, nhân dân vẫn bị áp bức, bóc lột và nghèo nàn Cuộc đấu tranh của các dân tộc thuộc địa tiềm ẩn một sức mạnh to lớn, những chưa có sự lãnh đạo đứng đắn, chưa có đoàn kết, chưa có tổ chức Chỉ có cuộc cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để vì: “…Cách mệnh rồi thì quyền trao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc” và nó đã để lại bài học kinh nghiệm về việc huy động, tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo trong việc giành và giữ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ xã hội mới Những phong trào cách mạng ở các nước phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ đã đem lại bài học bổ ích về việc tập hợp lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến hành cách mạng Những kết luận trên đã giúp Người chuẩn bị những nhân tố cần thiết cho việc lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện sự nghiệp cách mạng của mình.

1.1.3 Tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam

Trang 8

Ngay sau khi giác ngộ với chủ nghĩa Mác-Lênin và trở thành một thành viên của Cộng sản Quốc tế, Hồ Chí Minh đã đưa ra những lí luận về sự khác nhau giữa các nước tư bản phương Tây và thực tiễn Việt Nam, một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến lạc hậu và mâu thuẫn chủ yếu ở xã hội Việt Nam ta là mẫu thuẫn giữa nhân dân và chủ nghĩa đế quốc thực dân và bọn tay sai Người đã bổ sung và phát triển chủ nghĩa Mác- Lênin vào cơ sở thực tiễn nước ta Trong báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản Người đã nói rằng cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta sẽ không giống với phương Tây, vì Mác, Lênin xây dựng lí luận trên nền tảng là lịch sử của châu Âu, chứ không phải cả nhân loại, cần phải xem xét chủ nghĩa Mác và củng cố bằng truyền thống dân tộc của cac nước Phương Đông Từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, Hồ Chí Minh đã sáng tạo luân điểm về chủ nghĩa thực dân và giải phóng dân tộc Qua tác phảm “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925), Người đã vạch trần bản chất và thủ đoạn bóc lột dã man của chủ nghĩa thực dân với các nước thuộc địa, chỉ ra sự đau khổ, và nguyện vọng được giải phóng của các dân tộc thuộc địa Có thể nói, đây là minh chứng rõ nhất cho việc, lí luận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa thực dân đã đi xa so với lí luận Mác- xít tập trung vào vấn đề giai cấp, sách mạng vô sản đóng vai trò quyết định còn giải phóng dân tộc giữ thế bị động Còn với Hồ Chí Minh, Việt Nam ta phân hóa giai cấp chưa rõ ràng có tinh thần dân tộc cao vì vậy mâu thuân dân tộc là khỏi nguồn của các mâu thuận khác Luận điểm của Người đã tác động mạnh mẽ đến các dân tộc thuộc địa, mà còn tạo ra đổi mới với các đẳng công sản chính quốc, Người đã thi hành bản án chôn vùi chủ nghĩa thực dân ở Việt Nam và mở ra thời kì sụp đổ chủ nghĩa thực dân trên thế giới

Trang 9

Bằng việc phát triển sáng tạo những quan điểm tư tưởng của chủ nghĩa Mác Lênin, Hồ Chí Minh đã đưa ra được luận điểm đúng đắn sáng tạo về con đường cách mạng của Việt Nam ta đó chính là cách mạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ tiến lên chủ nghĩa xã hội là bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa Người đã giải quyết được đúng đắn mối quan hệ giữa dân tộc và giai cấp, dân chủ và xã hội chủ nghĩa trong quá trình phát triển cách mạng nước ta.

1.2 Nội dung Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc

Đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh: là một hệ thống những luận điểm, nguyên tắc, phương pháp giáo dục Tập hợp và tổ chức cách mạng và tiến bộ nhằm phát huy đến mức cao nhất sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại trong sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Nói một cách khác, đó là tư tưởng xây dựng, củng cố, mở rộng lực lượng cách mạng trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai đoạn, giải phóng con người.

Đại đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược, bảo đảm thành công của cách mạng Đại đoàn kết dân tộc có vai trò quan trong và cũng mạng ý nghĩa chiến lược sâu sắc, quyết định đến sự thành bại của cách mạng Với Hồ Chí Minh, đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của nhân dân ta Người cho rằng: “muốn giải phóng các dân tộc bị áp bức và nhân dân lao động phải tự mình cứu lấy mình bằng đấu tranh vũ trang cách mạng, bằng cách mạng vô sản.Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, có thể và cần thiết phải điều chỉnh chính sách và phương pháp tập hợp lực lượng cho phù hợp với những đối tượng khác nhau, nhưng đại đoàn kết dân tộc luôn luôn được Người

Trang 10

nhân thức là vấn đề sống còn của cách mạng Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh trở thành mục tiêu có ý nghĩa chiến lược đối với cách mạng Việt Nam ta Đó là chiến lược tập hợp tất cả lực lượng dân tộc, nhằm hình thành sức mạnh to lớn của cả dân tộc trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc và kẻ thù giai cấp Chiến lược tập hợp mọi lực lượng dân tộc không phải là bất biến, mà luôn vận động, biến đổi, phát triển Chính sách mặt trận của Đảng ta đặt ra là để thực hiện đoàn kết dân tộc Đoàn kết không phải là thủ đoạn chính trị nhất thời mà tư tưởng đoàn kết là tư tưởng cơ bản, nhất quán, xuyên suốt tiến trình cách mạng Việt Nam Đoàn kết quyết định thành công cách mạng vì: đoàn kết tạo nên sức mạnh, là then chốt của thành công Muốn đưa cách mạng đến thắng lợi phải có lực lượng đủ mạnh, muốn có lực lượng phải quy tụ cả dân tộc vào một mối thống nhất Giữa đoàn kết và thắng lợi có mối quan hệ chặt chẽ, qui mô, mức độ của thành công Đoàn kết phải luôn được nhận thức là vấn đề sống còn của cách mạng Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng đắn, chúng ta đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn

Đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và dân tộc ta Hồ Chí Minh đã từng khẳng định yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết là sức mạnh dẫn đến thắng lợi vì vậy đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, cần phai quán triệt rõ trong đường lối, chủ trương, chính sách Người đã từng nói: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: đoàn kết toàn dân, phụng sự tổ quốc” Để thực hiện mục tiêu này, đảng viên luôn thấm nhuần quan điểm quần chúng, phải gần gũi quần chúng, lắng nghe quần chúng; vận động, tổ chức và giáo dục quần chúng, coi sức mạnh của cách mạng là ở nơi quần chúng Đại đoàn kết dân tộc chính là

Trang 11

nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc bởi cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của nhân dân, phải do nhân dân và vì nhân dân Đảng với trách nhiệm thức tỉnh, tập hợp, hướng dẫn nhân dân, tổ chức trong khối đại đoàn kết, tạo thành sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh vì độc lập cho dân tộc, tự do cho nhân dân và hạnh phúc cho con người.

Đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân, là đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt già trẻ, trai gái, giàu nghèo Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, “dân” chỉ mọi con dân đất Việt, con rồng cháu tiên, không phân biệt dân tộc đa số, người tín ngưỡng với người không tín ngưỡng, không phân biệt già trẻ, gái, trai, giàu, nghèo Nói dến đại đoàn kết dân tộc cũng có nghĩa phải tập hợp mọi người dân vào một khối trong cuộc đấu tranh chung Người đã nhiều lần nói rõ: “ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ” Liên minh công nông lao động tri thực là nền tảng cho khối đại đoàn kết toàn dân Với tinh thần đoàn kết rộng rãi đó, Đảng ta đã định hướng được việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến trình của cách mạng nước nhà Muốn thực hiện được điều này, cần phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết dân tộc và có tấm lòng khoan dung độ lượng vì nhân dân Người nói: “Đại đoàn kết trước hết phải đại đoàn kết đại đa số là nhân dân Đây là nền gốc của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây Nhưng để có nền tốt, gốc tốt còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân”

Đại đoàn kết dân tộc là sức mạnh vật chất, có tổ chức dưới sự lãnh đạo của Đảng Theo Hồ Chí Minh, dân tộc hay quần chúng nhân dân khi chưa

Trang 12

được tổ chức và giác ngộ về lợi ích, mục tiêu, lý tưởg thì chỉ là số đông chưa có sức mạnh nhưng khi đươc tổ chức giác ngộ và hoạt động theo một đường lối chính trị đúng đắn sẽ trở thành sức mạnh vô địch Quy tụ quần chúng nhân dân vào một tổ chức yêu nước phù hợp với từng bước phát triển của phong trào cách mạng là sự quan tâm ngay từ đầu của Hồ Chí Minh và là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng ta mặt trận dân tộc thống nhất được xây dựng và hoạt động theo những nguyên tắc sau:

- Thứ nhất, mặt trận dân tộc thống nhất phải được xây dựng trên nền tảng liên minh công nông, dưới sư lãnh đạo của Đảng cộng sản.

- Thứ hai, mặt trận dân tộc thống nhất hoạt động theo nguyên tắc hiệp thương dân chủ, lấy việc thống nhất lợi ích tối cao của dân tộc với lợi ích của các tầng lớp nhân dân làm cơ sở để củng cố và không ngừng mở rộng.

- Thứ ba, đoàn kết lâu dài, chặt chẽ, đoàn kết thật sự, chân thành, thân ái, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ Hồ Chí Minh đã viết: “Đoàn kết thật sự nghĩa là mục đích phải nhất trí và lập trường cũng phải nhất trí Đoàn kết thật sự nghĩa là vừa đoàn kết, vừa đấu tranh, học những cái tốt của nhau, phê bình cái sai của nhau và phê bình trên lập trường thân ái, vì nước, vì dân”.

Đầu năm 1951, tại hội nghị đại biểu Mặt trận Liên – Việt toàn quốc, Bác nói: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp lao động khác… Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta cũng thật thà đoàn kết với họ” Bác chỉ rõ: “Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập

Trang 13

của tổ quốc, ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự tổ quốc và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ” Bác còn nhấn mạnh: “Đoàn kết rộng rại, chặt chẽ, đồng thời phải củng cố Nền có vững, nhà mới chắc chắn, gốc có tốt thì cây mới tốt tươi Trong chính sách đoàn kết phải chống hai khuynh hướng sai lầm: cô độc, hẹp hòi và đoàn kết vô nguyên tắc” Cũng tại đại hội đó, Bác còn phát biểu: “Tôi rất sung sướng được lãnh cái trách nhiệm kết thúc lễ khai mạc của Đại hội thống nhất Việt Minh – Liên Việt Người đã nói lên không chỉ niềm vui vô hạn trước sự lớn mạnh của Mặt trận dân tộc thống nhất, mà còn là sự cần thiết phải mở rộng và củng cố Mặt trận cũng như niềm tin vào sự phát triển bền vững của khối đại đoàn kết dân tộc lâu dài về sau Điều này được thể hiện trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam, khi Hồ Chí Minh còn sống cũng như sau khi Người đã mất.

Đảng Cộng sản là thành viên của Mặt trận dân tộc thống nhất và cũng là lực lượng lãnh đạo khối đại đoàn kết toàn dân Đảng muốn đạt được mục tiêu đã đề ra phải luon tiêu biểu cho trí tuệ, danh dự, lương tâm của dân tộc và thời đại, phải thực sự đoàn kết nhất trí Nước ta đã hình thành nên ba tầng Mặt trận ở Việt Nam là: mặt trận đại đoàn kết dân tộc; mặt trận đoàn kết Việt- Miên-Lào; mặt trạn nhân dân tiến bộ thế giới đoàn kết với nhân dân Việt Nam chống đế quốc xâm lược.

Đại đoàn kết dân tộc luôn gắn với đoàn kết quốc tế, cách mạng Việt Nam là bộ phận của cách mạng thế giới, vì vậy chỉ khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng thế giới thì chúng ta mới có thể giành được thắng lợi.

Trang 14

CHƯƠNG II VẬN DỤNG TƯ TƯƠNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

2.1 Thực tiễn xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh của nước ta trong những năm qua

2.1.1 Tích cực

Kể từ khi Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, nhưng bài học về tinh thần đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị Qua 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, với nhiều chủ trương lớn của đảng, chính sách của nhà nước hợp lòng dân, khối đại đoàn kết dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức được mở rộng hơn, là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị của đất nước Các hình thức tập hợp nhân dân đa dạng hơn và có bước phát triển mới, dân chủ xã hội được phát huy; bước đầu đã hình thành không khí dân chủ, cởi mở trong xã hội Có thể khẳng định: chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng đã thực sự là một bộ phận của đường lối đổi mới và góp phần to lớn vào những thành quả của đất nước.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam đang xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân Việt Nam đang chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế phấn đấu vì hòa bình độc lập và phát triển.

Trong những năm đổi mới, nền kinh tế của đất nước tiếp tục phát triển với nhịp độ cao so với các nước khác trong khu vực Tình hình chính trị của đất nước luôn luôn giữ được ổn định Việc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện

Trang 15

dại hóa gắn liền với phát triển nền kinh tế tri thức, phát triển đồng thời công-nông nghiệp, dịch vụ… Nhờ đây Việt Nam ta đã đạt được những thành công lớn về phát triển kinh tế, đầu tiên là chúng ta đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội; thoát khỏi tình trạng nghèo, kém phát triển và đi lên thành quốc gia đang phát triển Kinh tế tăng trường nhanh, đạt tốc độ trung bình khoảng 7%/ năm vào giai đoạn từ 2001-2010; GDP đầu người năm 2014 vào khoảng gần 2000 USD/người Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ tăng cao, nhưng nông nghiệp lịa giảm sút Năm 2014, trong cơ cấu GDP, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,64%, khu vực dịch vụ tăng 6,33%, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 3,44% Kết cấu hạ tầng được xây dựng hiện đại và tiên tiến; nguồn nhân lực có chuyên môn cao được chú trọng, đời sống nhân dân tưng bước được cải thiện đáng kể.Tình hình xã hội có tiến bộ Đời sống vật chất tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện Vị thế của đất nước không ngừng được nâng cao trên trường quốc tế Thế và lực của đất nước ta mạnh lên rất nhiều so với những năm trước đổi mới cho phép nước ta tiếp tục phát huy nôi lực kết hợp với tranh thủ ngoại lực để phát triển nhanh và bền vững, trước mắt phấn đấu đến năm 2020 về cơ bản làm cho Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nguồn lực con người, năng lực khoa học và công nghệ, kết cấu hạ tầng, tiềm lực kinh tế, quốc phòng, an ninh được tăng cường; thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa được hình thành về cơ bản; vị thế của nước ta trên trường quốc tế tiếp tục được nâng cao.

2.1.2 Khó khăn và thách thức

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:21

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan