1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Pháp luật tố tụng hành chính với việc bảo đảm quyền con người theo hiến pháp năm 2013

269 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 269
Dung lượng 62,48 MB

Nội dung

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HA NỘI RRAKKKKKRK

DE TAI NGHIEN CUU KHOA HOC CAP CO SO

PHAP LUAT TO TUNG HANH CHINH VOI VIEC BAO DAM QUYEN CON NGUOI THEO HIEN PHAP NAM 2013

MA SO: LH-2016-04/DHL-HN

Chủ nhiệm đề tài: TS Nguyễn Thị Thủy Thư ký: NCS Ngo Linh Ngọc

| TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN

'TRUGNG ĐẠI HCC LUẬT HA NG

UGH oa a PHÒNG Đoc 2b ĐÀ Ộ

—— ———————

Hà Nội, tháng 8 nam 2017

Trang 2

DANH MỤC CÁC CHUYEN DE TRONG DE TÀI

Lý luận về quyền con người và bảo đảm quyền con người trong Luật Tố

tụng hành chính

Quá trình hình thành và phát triển của pháp luật tô tụng hành chính Việt

Nam với việc bảo đảm quyền con người

Đánh giá pháp luật tố tụng hành chính hiện hành về bảo đảm quyền con

Thực tiễn thực hiện pháp luật tổ tụng hành chính với việc bảo đảm quyền

con ngƯỜi

Trang 3

Đại học Luật Hà Nội

Đại học Nguyễn Trãi

Đại học Luật Hà Nội

Đại học Luật Hà Nội

Đại học Nguyễn Trãi

Trang 4

MỤC LUC TONG

PHAN THỨ NHẤT — BAO CAO TONG HOP DE TÀI 05 PHAN THỨ HAI - CAC BAO CAO CHUYEN ĐỀ I20 DANH MUC TAI LIEU THAM KHAO

Trang 5

PHAN THỨ NHAT

BAO CAO TONG HOP DE TAI

Trang 6

MỤC LỤC

007100777 1 I Tính cấp thiết của đề tai occ cccccescsscsessesseestsstersstsnsseseeneeees

2 Tình hình nghiên €ỨU - -Q S1 21 1S TH HH Hư, 4 4 Đôi tượng và phạm vi nghiên cứu dé tài 5-5555cscs¿ 12 5 Nội dung nghiÊn CỨU - G1 123 TH HH ngà, 136 Phương phần nghiÐÑn CU sss ccccssassams cama scansascenmanssccannsscemnnnamnanss samnaun ss 13

7 Địa chi ứng dung và ý nghĩa của dé tai cece 14 1 Những van đề lý luận về bảo đảm quyền con người trong pháp luật tố tụng hành chính theo Hiến phần năm ZUG esssuseeeeenirenausannsnasanan 15

1.1 Khai niệm quyén con người, bao dam quyền con người trong pháp luậttô tụng hành chính theo Hiễn pháp năm 201 3 -55s©cec: 15

1.2.Vai trò của pháp luật to tụng hành chính doi với việc bảo dam quyên

CON QUOT 0E e 25 1.3 Nội dung bảo đảm quyên con người trong pháp luật tổ tụng hành chính

¬ 27

I.4.Các yếu tô chỉ phối hiệu quả việc bảo dam quyén con người trong pháp luật to tụng WANA CÍHÍHÍH, Gv ng ng ng 37

1.5 Các yêu cau Hién pháp năm 2013 dối với việc bảo đảm quyên con người trong pháp luật tổ tụng hành chính, - 5< sccscsscccee- 40 2 Thực trạng pháp luật tố tụng hành chính hiện hành với việc bảo đảm

quyền con người ở Việt Naim - - - <2 SE vEgkererkkerkd 47 2.1.Thực trang bảo đảm quyên con người trong quy định pháp luật to tụng

2.2 Thuc tién bao dam quyén con nguoi trong to tung hành chính 69 2.2.1 Những kết quả đạt QUOC -. - +5 Secece+tsEs+rreerrerrerrerered 70

2.2.2 Những [ng a SE eS ee ee 82

3 Cac giai phap nang cao hiéu qua bao dam quyền con người trong pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam theo yêu cầu Hiến pháp năm 201395

3.1 Phương hướng của các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền

con người trong pháp luật tô tụng hành chính Việt Nam theo Hiện pháp

3.2 Các giải pháp cụ thỂ 5-5 S2 SE E21 1112111111111 xe 97

3.2.1 Hoàn thiện các quy định của pháp luật tô tụng hành chính Việt Namvề bảo đảm quyên con người trong tô tụng hành chính theo hiễn pháp năm7/0 97

3.2.2 Giải pháp về tô chức thực hiện bảo đảm quyên con người trong to

PREPES NGH PUNTO so sà g4 2Hh-REg22cE3n2008L0,3 RORURS aRRES SAMURAI SA AURORA AER 107

CHUYEN DE 1 ou cceeesssescosseccsssecsnsccrssecessscccusecsssscessneccnssscensecessecenssscennseesases 111

LY LUAN VE QUYEN CON NGUOI VA BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI TRONG LUAT TO TUNG HANH CHINH kăiNSE2190170G000710001-5000000598 III

1 MỘT SÓ QUAN NIỆM, QUAN DIEM LIÊN QUAN DEN QUYEN

CON NGƯỜI VÀ BẢO BAM QUYEN CON NGƯỜI III

1.1 Quan niệm về quyền con người -. 5- 5-5555 scssscsssee 11]

Trang 7

1.2 Quan điềm, chính sách cơ bản của Dang và nhà nước Việt Nam về quyền con ngØời - 2 + set t9 212 121021211111 7122111111221 111111212 x06 113

1.2.1 Trong điều kiện xã hội có phân chia giai cấp, khái niệm quyén con HĐHỜI mang tính giai cấp SGU SẮC 5c 21t E212 1111111111111 xk 113

| Quyén con người thong nhất với quyền dan tộc cơ bản 114

1.2.3 Quyén con người vừa có tinh pho biến, vừa có tính đặc thu, phu thuộc vào truyền thong, đặc điểm và trình độ phát triển kinh tế, van hóa,

XG NOU CUA NOE QUOC ĐÍ( Q5 01106819 931119 11118 1 1g ng key 115

1.2.4 Quyên con người thé hiện trong quyên công dân và được pháp 710.,008,1/EPP0P0P0n0n807Ẽ8hh 116 1.2.5 Quyên không tách rời nghĩa VỤ iehhehheiieiiirre 116 1.2.6 Tat cả các quyền con người can được tôn trong va bảo dam một

cách bình đĂng, - «s1 1111 11T 1111111111 1x11 11g 117

1.2.7 M6 rộng dối thoại va hợp tác quốc té trong lĩnh vực quyên conVI) i L3200/0i041500000:1.1.L400601 9604.413005 118

1.3 Vai nét lich su phat triển của vẫn đề quyền con người 119

1.3.1 Vài nét về lich sử phát triển của van dé quyền con người trên théELI tasnnnngrnuatnitttintrintdtgtitzNTNSILGGINHNNGLS14S1081600.341801ã 1301E001L1.D7010E0 L20018110190DP01524/4000/1L3N0107010/10N80R 119

1.4 Van dé bao dam thực hiện quyền con người — quyền công dân 129

2 QUYEN CON NGƯỜI VA BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI

TRONG LUAT TO TUNG HANH CHÍNH - 5-5 s4 133

2.1 Khai quát chung về quyên con người và bảo dam quyên con người.

ee ee ee 133

2.2 Vai trò của pháp luật tố tụng hành chính trong việc bao dam, bảo vệ

quyền con người 2-©cs++kSz+EE+EEESEEEEESEEEEESEEEEEEEEEEEEEEEErerrkrre 135

2.3 Bảo đảm quyên con người bằng Tòa Án thông trên cơ sở pháp luật Tố Tung Hành Chính 2-6 +k£S‡E€EEEEeEEEEEEEEEEEEEEEErEEerkerkrre 137

QUA TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN CUA PHÁP LUAT TO TUNG HANH CHÍNH VIET NAM VỚI VIỆC BAO DAM QUYEN CON 209) — ôÔ 143 1 KHÁI QUÁT CHUNG 2-22 ©5scx2vvExeExerkerrxrrrerrrere 143 2 SỰ HINH THÀNH VÀ PHÁT TRIEN HE THONG PHÁP LUAT TO TUNG HANH CHÍNH - CƠ SỞ PHÁP LÝ CUA VIỆC BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI, LỢI ICH HỢP PHÁP CUA CÁ NHÂN, TO

CHỨC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG XÉT XỬ HÀNH CHÍNH CÚA

TOA ÁN HH Hee 151

2.1 Giai đoạn trước tháng 7/1996 ccc GG 1n HH vn ng nh 151

2.2 Giai đoạn từ thang 7/1996 đến thang 7/2011 155 2.2.1 Hệ thống các văn ban pháp luật liên quan đến giải quyét các vụ an

Prat CHAN 8P 00080860 ee 155 2.3 Giai đoạn từ 01/07/2011 đến 01/7/2016 2s <+serezxerered 157 2.4 Giai đoạn từ 01/7/2016 đến nay ¿52c S2 SecxEsrrkrkerered 167

3 MỘT SO KIÊN NGHỊ NHAM HOÀN THIEN PHÁP LUAT TO

TUNG HANH CHÍNH VA NANG CAO HIEU QUA XÉT XU HANH

Trang 8

CHÍNH CUA TOA ÁN NHÂN DAN NHAM BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN LỢI {CH HOP PHAP CUA CONG DAN 178 4 KET LUẬN s6 tk 3 2 111115215111 1 1111110111111 11101 1g 179

CHUYEN DE 0757 7 ,,ÔỎ 181

DANH GIA PHAP LUAT TO TUNG HANH CHINH HIEN HANH VE BAO DAM QUYEN CON NGUOL c.ssessssssssssesscsecssssssescsscscsssecsecsecaeeess 181

1 Các nguyên tắc tô tụng hành chính — Từ góc nhìn đảm bảo quyền con QUOT 0P 3: 181 2 Qui định của Luật Tổ tụng hành chính về tham quyền xét xử các vu

án hành chính của Tòa án - - - - QQQnQnn SH nhe, 189

3 Qui định của Luật Tổ tụng hành chính năm 2015 về người tiến hành

tô tụng hành chính -¿- ¿5e s+SE+seExSE2EEE 2E EE37112311 15111111 xe 191 4 Qui định của Luật Tổ tụng hành chính 2015 về quyền, nghĩa vu của THUC TIEN THUC HIEN PHAP LUAT TO TUNG HANH CHINH VOI

VIỆC BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI 5< -<5<<ccsecse 212 1 KHÁI QUAT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIEN VÀ THUC HIỆN PHÁP LUAT VE TO TUNG HANH CHÍNH VIỆT NAM 212 1.1 Giai đoạn trước khi thành lập hệ thống Tòa hành chính và Pháp lệnh

thủ tục giải quyết các vụ án hành chính có hiệu lực pháp luật 212 1.2 Giai đoạn sau khi thành lập hệ thống Tòa hành chính và Pháp lệnh

thu tục giải quyết các vụ án hành chính có hiệu lực pháp luật đến nay213 1.3 Yêu cầu doi mới trong chính sách hội nhập về pháp luật tô tụng hành

chính đảm bảo quyền con người, quyên, lợi ích hợp pháp ‹ của công dan215 2 THỰC TRANG PHÁP LUẬT VE BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI,

QUYEN, LỢI ICH CUA CONG DAN, TO CHỨC THONG QUA HOẠT

DONG XET XU HANH CHINH CUA TOA AN THEO PHAP LUAT TO TUNG HANH CHÍNH - Gv EEEE cv tk ckekrkererkeree 219 3 THUC TRẠNG GIẢI QUYET CÁC KHIEU KIỆN HANH CHÍNH BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI, QUYÈN, LỢI ICH CUA CONG DAN THEO QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUAT TO TUNG HANH CHÍNH

"“= ` ` ` 222

4 LUAT TO TUNG HANH CHÍNH 2015 VÀ CÁC NỘI DUNG MANG GIA TRI BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI, QUYEN, LỢI ÍCH HOP PHAP CUA CONG DAN .o.ssecsssssssssssssnneeescsesssnneeenesceessnnneenenseceeeeet 226

4.1 Mot số điểm mới so với các quy định trước đây trong luật TTHC2015 liên quan đến bảo đảm quyền con người, quyên lợi ích hợp pháp

CUA CONG DAN 00 ạ a ạẠ,,,,ạ.74g een nememeresnnemeeneersee 226

4.2 Một số nội dung cụ thể có ý nghĩa bảo dam quyền con người, quyênlợi ích hợp pháp của công dan trong LTTHC 2015 - ĐÀ ý)

Trang 9

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢOTT dd dd dddddndandddodndddandanadddddddandddddddddaada

Trang 10

DANH MUC TU VIET TAT

Toa an nhan dan

Trang 11

MỞ DAU

I Tính cấp thiết của đề tài

Pháp luật tố tụng hành chính hình thành và phát triển ngoài mục đích bảo vệ các

trật tự quản lý nhà nước được ghi nhận tại các văn bản luật còn có nhiệm vụ

trọng đại đó là bảo đảm quyền con người, bảo vệ quyền công dân và bảo vệ

công lý Ở bất kỳ một quốc gia nào, dù thiết chế thực hiện quyền lực nhà nước

theo nguyên tắc nào chăng nữa thì pháp luật luôn hướng tới mục đích bảo đảm

quyền con người, quyền công dân trên lãnh thổ quốc gia ấy Đây chính là nguyên tắc chung để xây dựng luật và thực hiện pháp luật của tất các quốc gia Tư tưởng này cũng thể hiện rõ nét tại các văn kiện quốc tế Tuyên ngôn toàn thể giới về quyền con người của Đại Hội đồng Liên hợp quốc ngày 19/12/1948 đã

tuyên bố: “Moi người déu có quyên khiếu nại có hiệu quả tới các cơ quan pháp lý quốc gia có thẩm quyên chong lại những hành vi vi phạm các quyên căn bản

mà Hién pháp và luật pháp đã thừa nhận"' Việt Nam là một trong những quốc

gia thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người đồng thời là nhà

nước của dân, do dân và vì nhân dân, nên bảo đảm quyền con người trở thành

nhiệm vụ chính trị là nhiệm vụ pháp lý quan trọng của nhà nước Đặc biệt trong xu thế hội nhập quốc tế, nghĩa vụ bảo đảm, bảo vệ quyền con người không chỉ là nghĩa vụ của nhà nước đối với dân mà còn là nghĩa vụ của quốc gia trước

cộng đồng quốc tế Bảo vệ con người chỉ được thực hiện khi việc bảo đảm quyền con người được ghi nhận trong pháp luật, pháp luật tố tụng nói chung và

pháp luật tố tụng hành chính nói riêng.

Nhà nước pháp quyền là nhà nước mà trong đó mọi hoạt động của nhà nước

phải hướng tới việc bảo đảm quyền con người, quyền con người phải được ghi

nhận bảo đảm, bảo vệ và được thực thi đầy đủ trong đời sống xã hội Tư tưởng bảo đảm tối đa quyền con người được thể hiện rõ trong các định hướng của

Đáng cộng sản Việt Nam, cải cách hệ thống cơ quan tư pháp như: Nghị quyết

08-NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ Chính trị “Về nhiệm vụ trọng tâm trong

' Viện thông tin khoa học xã hội (1998), Quyền con người, Các văn kiện quan trọng, Hà nội - tr 148

|

Trang 12

công tác Tư pháp trong thời gian tới”, Nghị quyết 59 NQ/TW ngày 02/6/2005

của Bộ Chính trị “Về Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2020” đều hướng tới nội dung xây dựng và thi hành pháp luật với việc bảo đảm quyền con người Pháp luật tố tụng hành chính cũng không nằm ngoài bối cảnh đó.

Đặc biệt, năm 2013 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã thông qua và ban

hành Hiến pháp năm 2013 ở đó quyền con người được dé cao, được thừa hưởng một cách tự nhiên và nhà nước có trách nhiệm bảo đảm những quyền đó được thực hiện một cách tốt nhất Hiến pháp năm 2013 khẳng định, “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyên con người, quyên công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hién pháp và pháp luật Quyên con người, quyên công dân chi có thé bị

hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp can thiết vi lý do quốc phòng,

an Hinh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cua cộng

dong” (Điễu 14) Bên cạnh đó, Hiến pháp còn khang định Tòa án nhân dân

(TAND) là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực

hiện quyền tư pháp; có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,

quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước,

quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân (Điều 102) Việc Hiến pháp năm 2013 ghi nhận quyền con người, quyền công dân cũng như việc bảo đảm quyền con người quyền công dân là nền tảng quan trọng dé chúng ta cụ thé hóa

ở tất cả các văn bản luật Tuy nhiên, “rong cơ chế thi hành pháp luật hiện nay,

nhiễu quyên hiển định trong Hiến pháp có thé sẽ chỉ là “quyên hình thức ” nếu không được thể chế hoả trong các luật cu thể Vấn đề này đặt ra trách nhiệm đối với cơ quan nhà nước, từ việc phô biến, tuyên truyền các nội dung mới của Hiến pháp đến việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và thủ tục hành chính, tô chức bộ máy dé bảo đảm thực thi”,

Ha An, Hoàn thiện cơ chế tô tụng hình sự bảo dam thực hiện quyền con người, quyền cơ bản của công dân

theo qwy định của Hiến pháp, nguôn:- http://www.daibieunhandan.vn/ONA_BDT/NewsPrint.aspx?

Trang 13

Pháp luật tố tụng hành chính là kênh quan trọng dé cụ thé hóa quyền con người và bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong quản lý hành chính nhà

Ngày 01 tháng 7 năm 1996 Tòa an nhân dân chính thức được giao nhiệm

vụ giải quyết tranh chấp hành chính bằng vụ án hành chính theo pháp luật Tố tụng Hành chính Thời điểm năm 1996 Pháp lệnh về Thủ tục giải quyết các vụ

án hành chính ra đời đánh dấu sự hình thành đầu tiên của pháp luật tố tụng hành chính Sự kiện này cũng đánh dấu định hướng đầu tiên của Đảng và Nhà nước

Việt Nam về bảo đảm quyền con người bằng pháp luật Tổ tụng hành chính; trên cơ sở các quy định của pháp lệnh về Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính được quy định hướng tới bảo đảm quyền con người và việc thực hiện pháp luật

tố tụng hành chính nhằm bảo đảm và bảo vệ quyền con người Điều nay cho thay

nhằm bảo đảm quyên con người triệt để ở mọi góc độ Nha nước đã xây dung và ban hành pháp luật tố tụng hành chính hướng tới bảo đảm bảo vệ quyền con

người trong quản lý hành chính nha nước.

Cho đến hiện nay-pháp luật tổ tụng hành chính đã có những phát triển

nhất định, các quy định của pháp luật tố tụng hành chính ngày cảng hướng tới

việc bảo đảm quyền con người triệt để hơn; tuy nhiên những mâu thuẫn, không thong nhat va những ton tại của việc thực hiện pháp luật tố tụng hành chính vẫn

ảnh hưởng đến mục tiêu bảo đảm và bảo vệ quyền con người Các quy định của pháp luật tố tụng hành chính về điều kiện khởi kiện vụ án hành chính, vé thấm quyền xét xử hành chính của Tòa án, về quyền và nghĩa vụ tố tụng của đương sự, về quyền yêu cầu bồi thường, về các trường hợp trả lại đơn khởi kiện, về đối

tượng khởi kiện, về nguyên tắc tố tụng và trình tự tố tụng cần phải được hoàn

thiện theo hướng bảo đảm quyền con người nhằm đáp ứng yêu cầu của Hiến

pháp năm 2013 Đặc biệt hơn công tác xét xử vụ án hành chính trên cơ sở pháp

luật tố tung hành chính cũng chưa đặt nhiệm vu bao dam bảo vệ quyền con người lên hàng đầu trong giai đoạn hiện nay Thực trạng kết quả các vụ án hành

chính gây mât niềm tin với dân chúng trước cơ quan công quyền vân còn; điều đó

Trang 14

đã phá vỡ mục đích bảo vệ con người trong hoạt động xây dựng và thực hiện

pháp luật tố hành chính Việt Nam.

Bảo đảm quyền con người phải được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của Nhà nước Bởi vậy pháp luật nói chung và pháp luật tố tụng hành chính nói riêng phải ngày càng hoàn thiện theo hướng bảo đảm quyền con người triệt để Trên cơ sở pháp luật tố tụng hành chính, công tác xét xử vụ án hành chính phải đặt nhiệm vụ hàng đầu là bảo vệ quyền con người trong thực tiễn quản lý hành

chính nhà nước.

Bởi vậy, trên cơ sở quan điểm của Đảng về mục tiêu và động lực của chiến lược xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và thực trạng bảo vệ quyền con người, chúng tôi nhận thấy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo đảm quyền con người bởi pháp luật tố tụng hành chính cũng như luận giải những tồn tại ảnh hưởng đến việc bảo đảm quyển con người của pháp luật tố tụng hành chính, từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người của pháp luật tố tụng hành chính là hết sức cần thiết trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu bảo vệ quyền con người theo Hiến pháp năm 2013 Đó cũng

chính là ly do chúng tôi chọn dé tài: Pháp luật tổ tụng hành chính với việc bảo

dam quyên con người theo Hién pháp năm 2013 — làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.

2 Tình hình nghiền cứu

Quyền con người là giá trị cao quý của xã hội; bảo đảm và thúc đây quyền con người phát triển là mục tiêu và là động lực của bất kỳ quốc gia nào Bởi vậy việc bảo đảm và thúc day phát triển quyền con người được nhiều ngành khoa học khác nhau quan tâm nghiên cứu Khoa học pháp lý cũng xác định quyền con người, bảo đảm bảo vệ quyền con người là vấn đề cần thiết được quan tâm và đề cập Mỗi ngành khoa học pháp lý đề cập đến quyền con người, bảo đảm quyền con người ở các góc độ khác nhau Tuy nhiên mục đích cuối cùng là quyền con người phải được ghi nhận bảo đảm và bảo vệ hiệu quả nhất Ở Việt Nam bản Hiến pháp năm 2013 ra đời, đánh dau một mốc mới về việc khang định tư tưởng bảo đảm quyên con người, quyền công dân theo phương thức

Trang 15

moi; hướng mục đích thúc day và phát triển quyền con người theo cách tiếp cận

mới Bởi vậy, trong việc phân tích tình hình hình nghiên cứu về quyền con người, pháp luật, pháp luật tố tụng, pháp luật tố tụng hành chính với việc bảo đảm quyên con người chúng tôi xin được xác định Hiến pháp năm 2013 là ranh giới trong việc bàn luận về tình hình hình nghiên cứu của ngành khoa học pháp lý liên quan đến đề tài.

a Tình hình nghiên cứu trước Hién pháp năm 2013

Trước Hiến pháp năm 2013, nghiên cứu quyền con người và bảo đảm quyền con người bởi chế định pháp luật, bởi cơ chế thực hiện pháp luật đã là chủ đề được nhiều nhà khoa học quan tâm Tất cả các nhà khoa học đều mong muốn việc nghiên cứu là những đóng góp nhất định cho mục tiêu thúc day phát triển và bảo vệ tối đa quyền con người tại Việt Nam và trên thé giới Đặc biệt các nhà khoa học pháp lý đặt việc nghiên cứu quyền con người, bảo đảm quyền con người trong tương quan với các chế định pháp luật và cơ chế thực hiện pháp

luật nhằm khang định quyền con người được bao đảm bằng những chế định

pháp lý vững chắc trên cơ sở đó hiện thực quyền con người trên thực tế cũng

như bảo vệ quyền con người triệt để trước bất kỳ một sự xâm hại nào Bởi mục

tiêu cao cả này nên việc nghiên cứu các đề tài khoa học pháp lý liên quan đến bảo vệ, bảo đảm quyên con người hết sức phong phú.

- Năm 1997, Tiến sĩ Đinh Ngọc Hiện đã bảo vệ thành công dé tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: “Vai trò của Tòa án nhân dân trong việc bảo đảm quyền nhân thân của con người theo quy định của Bộ luật hình sự” Đây là đề tài tương đối hẹp, tác giả đặt việc nghiên cứu quyền con người trong phạm vi quyền nhân thân được bảo đảm và bảo vệ bởi Bộ Luật hình sự Đề tài gợi mở việc ghi nhận quyền nhân thân tại pháp luật hình sự, phân tích sắc bén việc bảo vệ và bảo đảm quyền nhân thân bởi Bộ luật Hình sự và việc thực hiện pháp luật hình sự Đề tài thực sự là một ý tưởng về sự tương quan giữa quyền con người với bảo đảm quyên con người bằng pháp luật và hiện thực hóa quyền con người trên cơ sở triển khai các quy định pháp luật hình sự trong thực tiễn.

Trang 16

- Cudn “Quyên con người - Tiếp cận đa ngành và liên ngành luật học” của

Viện khoa học xã hội năm 2010 đề cập đến việc bảo vệ quyền COn người trong các ngành luật khác nhau Ở tác phẩm này quyền con người được nghiên cứu ở góc độ được ghi nhận bởi nhiều ngành luật trong đó có Luật Tố tụng hành chính Tác phẩm gợi mở cho tác giả đề tài một bình diện khái quát về việc bảo đảm quyền con người bởi các chế định pháp luật và hiệu quả của việc bảo đảm quyên con người bởi các chế định đó.

- Ngày 26, 27/11/2010 Hội thảo cơ chế bảo đảm và bảo vệ quyền con người trong khuôn khé dự án: Diễn dan giáo dục về quyền con người ở bậc đại

học và sau đại học thuộc chương trình Quản trị công và cải cách hành chính

theo Hiệp Định tài trợ giữa Chính phủ Đan Mạch và Chính phủ Việt Nam do

Viện khoa học xã hội Việt Nam tổ chức Tại hội thảo nhiều bài viết dé cập đến

việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người ở mọi góc cạnh, theo mọi sắc thái.

Trong đó, bài báo cáo “ Bảo vệ quyền con người bằng Tòa án” của ThS Dinh

Thế Hưng gợi mở cách tiếp cận việc bảo đảm bảo vệ quyền con người bằng một

tổ chức Bộ máy nhà nước là Tòa án — cơ quan thực thi pháp luật tố tụng để xét

xử các tranh chấp và định tội Đây được xem là hướng tiếp cận việc bảo đảm

quyên con người bằng một cơ chế tư pháp, theo xu hướng bảo vệ triệt để quyền

COn người.

~ Bài viết: “ Thực hiện chế độ hai cấp xét xử - cơ chế bảo vệ quyền con người trong tô tụng dân sự” của TS Nguyễn Quang Hiển, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 169 tháng 4 năm 2010 Tác giả đã chỉ ra những hạn chế của pháp luật, nhìn nhận sự chưa đúng đăn của chủ thể pháp luật, về bản án sơ thâm dẫn đến việc xét xử phải xử nhiều lần, khiến cho việc bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tô tụng dân sự chưa bảo đảm, chưa đáp ứng nhu cầu hội nhập Bài viết đã gợi mở cho chúng tôi các tiếp cận việc bảo đảm quyền con người bởi pháp luật tố tụng dân sự ở các cấp xét XỬ.

Bên cạnh đó, tình hình nghiên cứu riêng về quyền con người cũng như

nghiên cứu riêng về pháp luật tố tụng hành chính có rất nhiều dé tài khoa học đã

ban luận và phân tích Từ những đê tai luận văn, luận án tiên sỹ, dé tài nghiên

Trang 17

cứu khoa học cấp cơ sở, cấp bộ đến những bài viết đăng tải trên các tạp chí khoa học trong nước và ngoài nước Trong phạm vi đề tài này chúng tôi không liệt kê cụ thé bởi các công trình đó nghiên cứu độc lập về quyền con người, về pháp luật tố tụng hành chính Việt nam và trên thế giới Quá trình làm đề tài chắc chắn chúng tôi sẽ tham khảo để có cơ sở đánh giá việc bảo đảm quyền con người của pháp luật tố tụng hành chính.

Chúng tôi chỉ trình bày về tình hình nghiên khoa học ở các công trình có liên

quan đến bảo đảm và bảo vệ quyền con người trong pháp luật và đặc biệt là việc bao đảm quyền con người trong pháp luật Tố tụng.

Rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu về pháp luật tố tụng hành chính, dù chưa xác định trọng tâm van đề Pháp luật tố tụng hành chính với việc

bảo đảm quyền con người nhưng những công trình khoa học này ít nhiều có mối quan hệ với dé tài mà chúng tôi sẽ nghiên cứu.

- Nam 2002, Công trình khoa học cấp Bộ: “ Cơ sở lý luận và thực tiễn

nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất tại Tòa án

nhan dân”( mã 2001-38-036) của TANDTC năm 2002 do Phó Viện trưởng Viện

khoa học xét xử Nguyễn Văn Luận làm chủ nhiệm đề tài Công trình không trực tiếp bàn luận đến pháp luật tố tụng hành chính nhưng gợi mở về thé chế và tổ

chức Tòa án để bảo đảm công dân có thể bảo vệ quyền công dân mỗi khi bị công quyền xâm hại Tiếp theo là dé tài khoa học cấp cơ sở: “Tang thẩm quyền giải quyết các vụ án hành chính — Những van dé lý luận và thực tiễn” năm 2001

do ThS Nguyễn Thị Thanh Thủy — Viện khoa học xét xử TATC làm chủ nhiệm

đề tài Đề tài tập trung phân tích những cơ sở lý luận cũng như những cơ sở thực tiễn để tăng thâm quyền loại việc xét xử hành chính cho Tòa án, hướng tới việc sửa đôi Pháp lệnh Thủ tục Giải quyết các vụ án hành chính sửa đôi 1998 Những cơ sở lý luận và thực tiễn được đề tài phân tích nhằm thiết lập các quy định về thâm quyền cho Tòa án khi xét xử vụ án hành chính, từ những quy định pháp luật tố tụng hành chính về thầm quyền loại việc, thắm quyền lãnh thé cũng

như quy định về quyên hạn của các Hội đông xét xử vụ án hành chính Day

Trang 18

chính là mảng pháp luật tố tụng hành chính bảo đảm trực tiếp việc thực thi

quyền khiếu kiện của cá nhân, tổ chức trong quản lý hành chính nhà nước

- Một trong những dé tài khoa học đề cập đến pháp luật tố tung và khang

định vai trò của pháp luật tố tụng hành chính trong việc bảo đảm quyền con

người, quyền công dân là dé tài khoa học cấp trường của tác giả ThS Nguyễn Hoàng Anh: “Mối quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện hành chính” năm 2006 Đề tài chú trọng đến mối quan hệ qua lại giữa khiếu nại và khởi kiện tại thời điểm Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính Trên cơ sở phân tích

môi quan hệ giữa khiếu nại và khởi kiện tác giả bàn luận về vị trí của pháp luật khiếu nại và pháp luật tố tụng trong việc bảo đảm thực hiện quyền khiếu kiện

của công dan Đặc biệt tác giả nhắn mạnh phân tích những quy định pháp luật tổ

tụng hiện hành có nguy cơ can trở việc thực hiện quyền khiếu kiện của công

dân trong mối quan hệ với pháp luật Khiếu nại Đề tài gợi mở việc phân tích

việc bảo đảm quyển con người theo pháp luật tố tụng hành chính cả về lý luận

và thực tiễn.

Bên cạnh đề tài khoa học, nhiều luận án tiễn sỹ về pháp luật tố tụng hành

chính cũng đã được bảo vệ thành công và đạt kết quả khá tốt Hầu hết các công

trình khoa này đều bước đầu chạm đến việc bảo đảm và bảo vệ quyền con

người, quyền công dân trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước Cụ thể là luận án tiến sỹ luật học của tác giả Nguyễn Thanh Bình, năm 2001 : “Thâm

quyền của tòa án nhân dân trong giải quyết khiếu kiện hành chính” Luận án phân tích thực trạng thấm quyền của tòa án trong việc xét xử vụ án hành chính để chỉ ra những tồn tại của pháp luật tổ tụng hành chính về thâm quyền Day cũng chính là nguyên nhân cản trở việc thực hiện quyền khiếu kiện của công dân, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền con người,

- Năm 2006, Tác giả Hoàng Quốc Hồng cũng bảo vệ thành công luận án: “ Đối mới tổ chức và hoạt động của tòa hành chính đáp ứng yêu cầu xây dựng nha nước pháp quyền Việt Nam hiện nay” Luận án đã phân tích thực trang pháp luật Tố tụng hành chính về tổ chức và hoạt động của Tòa hành chính ở thời điểm Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính sửa đối năm 2006.

Trang 19

Luận án đã đưa ra hệ thống giải pháp đê sửa đôi pháp luật Tố tụng hành chính quy định về tổ chức, quy định về nhiệm vụ quyền han của Tòa hành chính nhằm xét xử hiệu quả các tranh chấp hành chính tại tòa án nhân dân Luận án gợi mở việc bảo đảm quyền con người quyền công dân trong quan ly hành chính nha nước bởi tô chức tài phán hành chính Việt Nam.

- Nam 2011, Luận án: “ Tòa hành chính trong nhà nước Pháp quyền Xã hội

chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân vì dân” của tác giả Trần Thị Kim Liễu

cũng phân tích khá đầy đủ cơ sở luận và cơ sở thực tiễn trong việc xây dựng và

hoàn thiện Tòa hành chính nhằm bảo đảm hệ thống tổ chức Tòa án trong việc

báo vệ và bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

- Nam 2014, Luận án : “ Xác định thâm quyền giải quyết khiếu kiện hành

chính” của Tác giả Nguyễn Mạnh Hùng - Đại học Luật Hà nội tiếp tục phân

tích cả về lý luận cũng như thực tiễn trong việc xác định thắm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước Luận án xác định việc xác định rõ ràng thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính sẽ bảo đảm tốt nhất quyền công dân: quyền khiếu kiện hành chính.

b Tình hình nghiên cứu từ Hiến pháp năm 2013 đến nay

Hiến pháp năm 2013 đã được Quốc Hội khóa VIII, kỳ họp thứ 6 thông qua

ngày 28/11/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 Một trong những nội dung

quan trọng của hiển pháp này là chế định về quyền con người, quyền và nghĩa

vụ cơ bản của công dân Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được đề cao, đưa lên vị trí trang trọng trong Hiến pháp năm 2013, thé hiện

nhận thức mới đầy đủ, sâu sắc hơn trong việc thê chế hóa quan điểm của Đảng

và Nhà nước về dé cao nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực

chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển Việc quy định quyền con người trong Hiến pháp là rất quan trọng vì đây là cơ sở pháp lý cao nhất để mọi người và

mỗi công dân được hưởng thụ và thực hiện cũng như bảo vệ quyền con người và quyền công dân của minh Tuy nhiên van dé quan trọng hơn đó là các quyền đó phải được thực thi trong thực tế Trong cơ chế thực hành pháp luật hiện nay, nhiều quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013 có thé sẽ vẫn là quyền hình

9

Trang 20

thức néu không được cụ thé hóa, chi tiết hóa trong các luật Bởi vay, nhiều nhà

khoa học pháp lý đã đặc biệt quan tâm nghiên cứu việc ghi nhận cũng như bảo

đảm quyên con người theo Hién pháp năm 2013.

- GS.TS Nguyễn Dang Dung và Vũ Công Giao - Dai học Quốc gia Hà Nội đã có bài viết: “Cách tiếp cận quy định về nhân quyền trong Hiến pháp mới của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” Các tác giả đã chỉ ra cách tiếp cận

hoàn toàn mới và hiện đại về quyền con người, đó là sự tách bạch quyền con

người và quyền công dân; đó là Nhà nước thay bằng quy định, trao quyền công

dân bằng việc coi quyền con người là quyền tự nhiên vốn có của con người; đó

là quyền con người phải được tôn trong, bảo đảm và bảo vệ Bài viết ĐỢI mở một cách tiếp cận mới về quyền con người tại Hiến pháp sẽ là nền tảng dé pháp luật tố tụng hành chính cụ thé quyền con người dưới góc độ quản lý hành chính nhà nước.”

- TS Nguyễn Tién Son ,Vién trưởng viện khoa học kiểm sát, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, tác giả của bải viết: “Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo hiến pháp năm 2013 và cơ chế thực hiện thông qua

các quy định về to tung.”Bai viết khang định việc cụ the hóa việc bảo đảm và

bảo vệ quyền con người bởi cơ chế tố tụng là cần thiết và hết sức hiệu quả Day

chính là ý tưởng gợi mở cho tác giả thực hiện đề tài ở góc độ bảo vệ và bảo đảm quyền con người bởi pháp luật Tổ tụng hành chính."

- Bài viết “Quyên con người trong TTDS” của tác giả Trương Thi Hồng Hà đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật năm 2013 Bài viết đề cập đến một số van đề lý luận về quyền con người trong TTDS Tuy nhiên, tác giả mới chỉ gợi mở những vấn đề nhằm bảo đảm quyền con người trong TTDS mà chưa có những phân tích, đánh giá cụ thể về những vẫn đề mới đặt ra trong quy định của

Hiến pháp năm 2013 đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của

công dân trong TTDS Bài viết nhìn nhận dưới góc độ tố tụng dân sự là gợi mở

` Bộ tư pháp, Viện khoa học pháp lý - Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013, quan điểm mới, cách tiếpcận mới quy định mới,Nxb Chính trị Quốc gia.Năm 2014 tr 46

* Bộ Tư pháp, Viện khoa học pháp lý - Quyền con người trong Hiến pháp năm 2013, quan điểm mới, cách tiếpcận mới, quy định mới,Nxb Chính trị Quốc gia,Nam 2014, tr 203

Trang 21

nhat định cho tác giả thực hiện dé tài.

- Cuốn sách “Bình luận khoa học Hiến Pháp nước Cộng hòa xã hội chủ

nghĩa Việt Nam năm 2013” của Viện chính sách công và pháp luật năm 2014;

Cuốn “Thực hiện các quyên hiển định trong Hiến Pháp năm 2013” của Khoa Luật - Dai học Quốc Gia Hà Nội năm 2015; Cuỗn “Quyên con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp Việt Nam” của Văn phòng

thường trực về nhân quyền và Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh phối

hợp thực hiện năm 2015 Các cuốn sách này đều phân tích những quy định mới

của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền cơ bản của công dân; luận

giải các yêu cau dé các quyền con người, quyền cơ bản của công dân được thực hiện trên thực tế Day chính là nền tảng dé chúng tôi tiếp cận đề tài pháp luật tổ tụng hành chính với việc bao đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 2013.

Nhìn chung nhiều công trình nghiên cứu nghiên cứu về quyền con người trong mối tương quan với pháp luật tô tụng; tuy nhiên chúng tôi muốn nghiên

cứu sâu về việc cụ thê hóa, bảo đảm, bảo vệ quyền con người bởi pháp luật tố

tụng hành chính Đây là mảng đề tài rất hẹp và đặc biệt, bởi quyền con người

trong phạm vi đề tài này là quyền con người trong quản lý hành chính nhà nước

và việc bảo đảm bảo vệ quyền con người trong dé tài này đặt trong mối quan hệ với nhà nước, cơ quan công quyền, phát sinh trong quản lý hành chính nhà nước Việc nghiên cứu đề tài cũng nhằm khang định pháp luật tố tụng hành

chính cùng hướng tới mục đích bảo vệ, duy trì trật tự quản lý nhà nước bên

cạnh việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân trước nhà nước 3 Mục đích nghiên cứu

- Lam rõ những van đề lý luận về quyền con người, bảo đảm quyền con người trong pháp luật tố tụng hành chính như: khái niệm, nội dung pháp luật tố tụng hành chính với việc bảo đảm quyền con người; các yếu tô chi phối việc

bảo đảm quyển con người trong pháp luật tố tụng hành chính theo tinh than bảo

đảm quyền con người của Hiến pháp năm 2013;

Trang 22

- - Xác định những van dé mới về bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp

năm 2013 chi phối việc bảo đảm quyền con người trong pháp luật tố tụng hành chính;

- _ Đánh giá thực trạng pháp luật tố tụng hành chính với việc bảo đảm quyền

con người cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật tố tụng hành chính với việc bảo đảm quyền con người theo Hiến pháp năm 2013;

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con người trong pháp luật tố tụng hành chính theo Hiến pháp năm 2013.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề lý luận về cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hành chính; thực trạng pháp luật tố tụng hành chính và thực tiễn thực hiện với việc bảo đảm

quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hành chính trong những năm gần đây.

Đảm bảo quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hành

chính là vấn đề lớn, được hiểu trên nhiều phương diện khác nhau và có nhiều

nội dung khác nhau cả về lý luận và thực tiễn Do đó, dé tài chỉ tập trung nghiên

cứu những vẫn đề sau:

- Chỉ nghiên cứu việc bảo đảm đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hành chính ở cấp độ quốc gia, không nghiên cứu việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hành chính

ở cấp độ quốc tế và khu vực.

- Tập trung nghiên cứu về bdo đảm quyển con người, quyền công dân của đương sự trong thủ tục giải quyết vụ án hành chính ; trong chế định vê điều kiện khởi kiện vụ án hành chính; chế định quyền và nghĩa vụ pháp lý của đương sự

- Tập trung nghiên cứu về thực tiễn thực hiện pháp luật tố tụng hành chính với việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân.

- Nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng hành chính Việt Nam về

bảo đảm quyền con người, quyên cơ bản của công dân cũng như thực tiên thực

Trang 23

hiện pháp luật tố tụng hành chính vé bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân tại các Tòa án Việt Nam trong những năm gần đây.

5 Nội dung nghiên cứu

Phan 1: Những van dé lý luận cơ bản về bảo đảm quyển con nguoi trong pháp luật tô tụng hành chính theo Hién pháp năm 2013

- Khái niệm quyền con người, bảo đảm quyền con người trong pháp luật tổ tụng hành chính.

- Nội dung bảo đảm quyền con người trong pháp luật tố tụng hành chính theo

Hiến pháp năm 2013.

- Các yếu tô chi phối việc bảo đảm quyền con người và bao đảm quyền con người trong pháp luật tố tụng hành chính.

- Các yêu cầu Hiến pháp năm 2013 đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong pháp luật tố tụng hành chính.

Phan 2: Thực trạng pháp luật t6 tụng hành chính với việc bảo đảm quyên con người theo hiển pháp năm 2013

- Thực trạng quy định pháp luật tố tụng hành chính về bảo đảm quyền con

người, quyên cơ ban của công dân.

- Thực tiễn thực hiện pháp luật tố tụng hành chính với việc bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân

Phân 3: Các giải pháp nang cao hiệu qua bao dam quyễn con HĐGHỜI, quyền cơ bản của công dân trongphap luật tổ tụng hành chính Việt nam theo Hiễn pháp năm 2013

- Phương hướng của các giải pháp nâng cao hiệu quả cơ chế bảo đảm

quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong pháp luật tố tụng hành chính Việt nam theo Hiến pháp năm 2013.

- Các giải pháp cụ thể

6 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận và các phương pháp

nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Phương pháp luận: Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận

I3

Trang 24

của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; đường lối, chủ trương

chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về hoạt động tư pháp.

- Các phương pháp nghiên cứu cụ thể được sử dụng để thực hiện đề tài là phương pháp mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, lịch sử, tư duy logic, khảo sát thực tế v.v.

Các phương pháp trên được áp dụng linh hoạt tuỷ vào từng nội dung va

những yêu cầu của dé tài nhằm xác định hiệu quả của bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong hoạt động tố tụng hành chính

7 Địa chỉ ứng dụng và ý nghĩa của đề tài Kết quả của việc nghiên cứu đề tài có giá trị sau:

- Kết quả nghiên cứu phục vụ trực tiếp cho việc hiện thực hoá Hiến pháp năm 2013 về bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong pháp luật tố tụng hành chính;

- Góp phần làm rõ các vấn đề lý luận về cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hành chính, đóng góp các giải pháp nâng cao hiệu quả của cơ chế bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công

dân trong pháp luật t6 tụng hành chính Việt Nam theo Hiến pháp năm 2013.

- Bồ sung nguồn tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảng dạy sau đại học chuyên ngành Luật Hiến pháp và luật Hành chính.

Trang 25

BAO CAO TONG THUẬT KET QUÁ THỰC HIỆN DE TÀI

PHÁP LUAT TO TUNG HANH CHÍNH VỚI VIỆC BAO DAM QUYEN CON NGUOI THEO HIEN PHAP NAM 2013

1 Những van đề lý luận về bảo đảm quyền con người trong pháp luật tố

tụng hành chính theo Hiến pháp năm 2013

1.1 Khái niệm quyển con người, bảo dam quyên con người trong pháp luật

tô tụng hành chính theo Hiến pháp năm 2013

1.1.1 Khái niệm quyền con người trong pháp luật tố tụng hành chính

Quyền con người là một nội dung, một phạm trù chính trị pháp lý vô cùng

quan trọng, được nhiều ngành khoa học xã hội — nhân văn nghiên cứu dưới

nhiều góc độ khác nhau và được xem như là một đối tượng nghiên cứu cơ bản, quan trọng nhất Có thé nói, đây là một van dé phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như chính tri, kinh tế, văn hóa — xã hội, đạo đức liên quan đến cả quá trình tổ chức thực thi quyền lực nhà nước cũng như các thiết chế xã hội

Một định nghĩa rất phô biến thường được trích dẫn bởi các học giả theo

học thuyết quyền tự nhiên: Quyên con người là những quyên cơ bản, không thê

tước bỏ mà một người vốn được thừa hưởng đơn giản vì họ là con người” Ở

cấp độ quốc tế, có một định nghĩa của Văn phòng cao ủy Liên hợp quốc thường xuyên được trích dẫn bởi các nhà nghiên cứu: guyén con người là những bảo đảm pháp ly toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại

những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tốn hại đến nhân phẩm, những sự

được phép và tự do cơ bản của con người.

Ở Việt Nam, đã có nhiều tác phẩm phân tích về vẫn đề quyền con người.

Trong tác phẩm Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người, các tác giả

định nghĩa quyền con người là những nhu cáu, lợi ích tự nhiên, von có cua con

° OHCHR, Freequently Asked Questions on a Human Rights-based Approach to Development Cooperation,

New York and Geneva, 2006, trang !.

15

Trang 26

người được ghỉ nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp ly quốc tế ˆ

Tuy có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng theo quan niệm chung của cộng đồng quốc tế, quyền con người được xác định dựa trên hai binh diện chu yếu là giá trị dao đức và giá trị pháp luật Dưới bình diện đạo đức, quyền con người là giá trị xã hội cơ bản, vốn có (những đặc quyền) của con người như

nhân phẩm, bình dang xã hội, tự do ; đưới bình diện pháp ly, để trở thành quyền, những đặc quyền phải được thể chế hóa bằng các chế định pháp luật quốc tế và pháp luật quốc gia Như vậy, dù ở góc độ nào hay cấp độ nao thi

quyền con người cũng được xác định như là chuẩn mực được kết tinh từ những giá trị nhân văn của toan nhân loại, áp dung cho tất cả mọi người.

Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bô sung, phát triển năm 2011) khẳng định quan điểm “Nhà nước tôn trong và

bảo đảm các quyền con người, quyền công dân; chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người” [I] Như vậy, ở đây Nhà nước nhận về mình trách

nhiệm, nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền con người; bảo đảm các quyền con

người; đồng thời chăm lo hạnh phúc, sự phát triển tự do của mỗi người Các

quyền của con người là những giá trị xã hội được con người nhận thức, thừa

nhận va dan được thé chế hóa trong các văn kiện quốc tế về quyền con người, được các quốc gia thừa nhận, cam kết thực hiện Có một điểm đáng chú ý là cần có sự phân biệt quyền con người và quyền công dân Các quyền công dân là

hình thức pháp lý, biểu hiện cụ thể của quyền con người được pháp luật của

quốc gia ghi nhận Tuy vậy, không đồng nhất giữa quyền con người và quyền công dân, không đồng nhất giữa các giá trị của chúng Quyền con người là những giá trị mà cộng đồng quốc tế nhận thức, thừa nhận, còn quyền công dân

chỉ là nhận thức và thừa nhận của một quốc gia cụ thể Vì vậy, không ít những trường hợp giữa quyền con người và quyền công dân vẫn có những khoảng cách

nhất định Các Nhà nước chỉ có thể thừa nhận (bằng Hiến pháp và pháp luật)

các quyên đó như là những giá trị vôn có của mọi cá nhân mà nhà nước có

Trang 27

nghĩa vụ bảo vệ và thúc đây”) Như vậy, quyền con người và quyền công dân có mồi quan hệ thống nhất với nhau nhưng là hai phạm trù khác nhau Quyền công dân có nội hàm hẹp hơn quyền con người do quyền công dân chỉ là quyền con người được pháp luật của một nước ghi nhận và bảo đảm, nhưng chủ yếu dành cho những người có quốc tịch của nước đó Không phải ai cũng được hưởng các quyền công dân của một quốc gia nhất định, và không phải hệ thống quyền

công dân của mọi quốc gia đều giống hệt nhau, cũng như đều hoàn toan tương

thích với hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế về quyền con người Quyền con

người, về tính chất không bị bó hep trong mối quan hệ giữa cá nhân với nhà

nước như quyền công dân, mà thể hiện mối quan hệ giữa cá nhân với toàn thé cộng đồng nhân loại Về phạm vi áp dụng, do không bị giới hạn bởi chế định

quốc tịch, nên chủ thể của quyền con người là tất cả các thành viên của gia đình

nhân loại, bất kế vị thé, hoàn cảnh, quốc tịch, Nói cách khác, quyền con người được áp dụng một cách bình dang với tất cả mọi người thuộc mọi dân tộc đang sinh sống trên phạm vi toàn cầu, không phụ thuộc vào biên giới quốc gia, tư cách cá nhân hay môi trường sống của chủ thé quyền””

Ngày nay, với sự phát triển của gid trị nhân đạo, cộng đồng quốc tế ngày

càng quan tâm và có ảnh hưởng nhiều hơn trên lĩnh vực quyền con người, con người không chỉ tôn tại với tư cách là một thành viên công dân của một quốc gia mà còn là thành viên “công dân” của cộng đồng quốc tế; có thể nói ở một

mức độ nhất định thì trong mỗi nước, việc ghi nhận và bảo vệ quyền công dân tức là đã ghi nhận và bảo vệ quyền con người nói chung được pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế ghi nhan"””,

Một trong các mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng được đặt ra trong việc xây

dựng pháp luật là: “ Bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền con người, quyền công dân” Đây là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng mà bản Hiến pháp năm 2013 đã ghi nhận Các quy định của Hiến pháp về quyền con người đều là những nguyên

® Văn phòng thường trực về nhân quyền và Học viện Chính trị Quóc gia Hồ Chí Minh (2015), Quyên con

người, quyén và nghĩa vụ cơ ban cua công dan trong Hiện Pháp Việt Nam, Hà Nội, tr 23, 186, 187.

PGS TS Nguyễn Thanh Tuan, TS Vũ Công Giao, M61 số so sánh quyền con người với quyên công dân,

http://www tapchicongsan.org.vn/ Home/Nghiencuu- [raodoi, truy cập ngày 13/12/2016.—_ =.

09 Lê Dina Mùi (1997), Vai trò cửa pháp luật trong việc dam bao thực hiện quuên con người, quyên công dan

ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sỹ Luật học Hà Nội, tr 21 | TRUNG TAM THONG G TIN THU \ IỆN|

| _ ~

17 _ TRƯƠNG ĐẠI HOC UAT 1A gh NOH

Trang 28

tắc quan trọng không những được cụ thé hóa bang hệ thống pháp luật mà còn là tư tưởng chỉ đạo chi phối toàn bộ hoạt động của các co quan nhà nước, tô chức,

cá nhân, trong đó cơ quan tiễn hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tuyệt đối tuân thủ khi tiến hành, tham gia các hoạt động tố tụng ở tất cả các lĩnh vực, nhất là việc ghi nhận va bảo đảm quyền con người Bởi vậy, Luật Tổ tụng hành chính cũng xác định rõ ràng về việc cụ thể hóa quyền con người trong tố tụng

hành chính Quyền con người trong tô tụng hành chính bắt nguồn từ hệ thống

các quyên và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như quyền con người được ghi nhận tại Hién pháp năm 2013 Tất cả các quyền con người, quyền công dân ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội đều là khởi nguồn để pháp luật tố tụng hành chính ghi nhận, bao dam va bảo vệ triệt để Đặc biệt các nhóm quyền con

người, quyền công dân trong lĩnh vực chính trị là nền tảng dé pháp luật tổ tụng

hành chính hiện thực hóa Việc ghi nhận quyền con người bởi pháp luật t6 tung hành chính mang đặc trưng quyền của một cá nhân trong tư cách là chủ thể tham gia vào quá trình quản lý hành chính nhà nước Quyền con người, quyền

công dân của cá nhân được thực hiện trong quản lý hành chính nhà nước sẽ bảo

đảm tốt hơn, hiệu quả hơn bởi pháp luật t6 tụng hành chính Bởi, trong quá trình

tham gia vào quản lý hành chính nhà nước quyền con người, quyền công dân được đặt trước cơ quan công quyền, trước quyền lực nhà nước Điều này dễ dẫn

đến việc xâm hại quyền con người bởi hiện tượng lạm quyền và việc sử dụng

quyền lực nhà nước không hiệu quả Nhà nước phải có trách nhiệm ghi nhận quyền con người ngay trong từng hoạt động quản lý hành chính nhà nước, đồng thời bảo đảm và bảo vệ quyên của các đối tượng quản lý trước nguy cơ xâm hai của cơ quan công quyền Theo đó, các chủ thể có thé tự bảo vệ, yêu cầu Tòa án hoặc các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác bảo vệ Trong các phương thức

bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp về dân sự của các chủ thé thì phương thức yêu

cầu Tòa án bảo vệ là “công cụ hữu hiệu nhất trong toàn bộ các phương thức khác nhau mà xã hội và Nhà nước dùng đề giải quyết các tranh chap và mâu

* wa cờ LÍ

thuần lợi ích" “".

Trang 29

Pháp luật tố tụng hành chính là phương tiện pháp lý dé cá nhân tô chức bao vệ quyên và lợi ích hợp pháp của mình; điều này đồng nghĩa với việc pháp luật tô tụng hành chính là phương tiện pháp lý bảo vệ quyền con người quyền công

dân trong quán lý hành chính nhà nước Vụ án hành chính phát sinh được giải

quyết tại tòa án nhân dân theo thủ tục tố tụng hành chính bên cạnh mục tiêu duy

trì bảo vệ trật tự quản lý có có nhiệm vụ bảo vệ quyền con người quyền công

dân khỏi sự xâm hại Việc tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hành chính

nhà nước có nhiều chủ thể tham gia, tuy nhiên các đương sự và người tham gia tố tụng hành chính là chủ thể chính của các quan hệ tố tụng hành chính Hệ thong quyền và nghĩa vụ pháp lý tổ tụng hành chính của đương sự phản ánh quyền con người, quyền công dân trong quản lý hành chính nhà nước Nghĩa là

pháp luật tổ tụng hành chính ghi nhận quyền và nghĩa vụ tố tụng hành chính của

công dân phải xuất phát từ quyền con người, quyền công dân cơ bản trong Hiến pháp 2013 Việc ghi nhận này còn khắng định quyền con người của cá nhân trong tư cách là đối tượng quản lý được bảo đảm và bảo vệ triệt để bởi quy trình tố tụng hành chính, bởi phương thức khởi kiện hành chính Hơn nữa các đương

sự trong vụ an hành chính ( đặc biệt là người khởi kiện vụ an hành chính) là

những chủ thé chính yêu cầu tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước các chủ thé quan lý hành chính nhà nước Tòa án cũng như những người

tiến hành tố tụng hành chính là những chủ thé đại diện cho quyền lực nhà nước

phải thực sự cảm thấu quyền và nghĩa vu của đương sự như quyền con người trong tổ tụng hành chính Người khởi kiện trong vụ án hành chính ngoài việc dé bị xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp bởi chủ thể quản lý nhà nước còn có nguy cơ bị xâm hại bởi chính những chủ thé tiễn hành tố tụng hành chính Bởi vậy, tất cả các quyền và nghĩa vụ tố tụng hành chính của đương sự đều xuất phát từ quyền con người quyền công dân, thì nhiệm vụ và quyền hạn của chủ thé tiến hành tố tụng cũng trên cơ sở tương quan với quyền con người của cá nhân Từ những phân tích trên có thé hiểu: uyên con người trong pháp luật to tụng hành

Nxb Tư phap, Hà Nội, tr 390.

19

Trang 30

chính là tong thé các quyền và nghĩa vụ tổ tụng hành chính của đương sự ( chủ yếu là người khởi kiện) với tư cách là con người, công dân được pháp luật to

tung hành chính ghi nhận,tôn trọng, bao đảm thực hiện và bao vệ.

¡.1.2 Khái niệm bảo đảm quyền con người trong pháp luật tố tụng hành chính

Quyền con người, quyền công dân được thừa nhận mới chỉ là sự tồn tại quyền ở dạng tiềm năng Thực hiện quyền và bảo vệ quyền có thể gặp cản trở

trong thực tế ở nhiều dạng: phải có sự tác động từ nhiều yếu tố, điều kiện khách

quan trọngxã hội và chủ quan của chủ thế quyền thì mới có thể hình thành môi trường dé mỗi công dân có thé phát huy năng lực làm chủ va sáng tạo của mình Hệ thống bảo đảm quyền con người, quyền công dân bao gồm:

- Báo dam kinh tế: Bao đảm kinh tế cho việc thực hiện quyền con người, quyền công dân là việc tạo ra tiền đề vật chất để quyên được thực hiện Bản thân nhu cau tự do không xuất hiện, phát triển và các giá trị tự do không được đánh giá đúng trong một xã hội đói nghèo, lạc hậu và thiếu thốn vật chất quyền con người, quyền công dân xuất hiện, phát triển và được bảo đảm từ các những yếu tố, điều kiện kinh tế - xã hội, kết cấu tương quan giai cấp trong đó, xét cho

cùng, quan trọng nhất van là yếu tô kinh tế, nghĩa là bảo đảm vẻ vật chất mang

ý nghĩa quyết định.

Bảo dam chính trị: Mỗi cá nhân là thành viên của một chế độ chính trị

-xã hội nhất định, không thể đứng ngoài các mối quan hệ giai cấp, cộng đồng,

dân tộc, quốc gia Bảo quyền con người, quyền công dân là tạo ra một môi trường chính trị thuận lợi để quyền phát triển trong mối quan hệ với toàn bộ hệ thông chính trị -hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền: đảng phái chính trị, Nhà nước, các tổ chức đoàn thé và nhân dân Thể chế chính trị nào dé cao gia tri con người, đồng thời coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội thì trong thể chế đó cá nhân được bảo đảm quyền tự do của mình.

- Các bảo đảm xã hội khác: Bảo đảm về kinh té và chính trị là điều kiện cần nhưng chưa đủ dé tạo ra một môi trường xã hội cho quyền con người, quyền công dân được thực hiện Ý nghĩa của những bảo đảm xã hội khác là ở chỗ cho

dù có một sô nước có điêu kiện kinh tê, chính tri gan như nhau nhưng bảo đảm

Trang 31

quyên con người lại có thể khác biệt Môi trường bảo đảm quyền công dân còn hình thành từ những yếu tố lịch sử - truyền thống, văn hóa, tư tưởng, sự phát

triển khoa học kỹ thuật trong mỗi quốc gia Lich sử - truyền thống, văn hóa, tư tướng, sự phát triển khoa học kỹ thuật là yếu tố có thé tác động tích cực hay tiêu

cực cho việc bảo đảm quyền quyền con người, quyền công dân.

1.1.3 Bảo đảm pháp lý cho việc thực hiện quyền con người

Bảo đảm cho việc thực hiện quyền Con người, quyền công dân phụ thuộc vào những bảo đảm về kinh tế, chính trị, văn hóa và các điều kiện cụ thể của mỗi cá nhân công dân song bảo đảm về mặt pháp lý có ý nghĩa trực tiếp trong

việc thực hiện trên thực tế các quyền tự do trên Sự phân định các thành tố trong hệ thống bảo đảm chỉ là tương đối vì các bảo đảm đều thể hiện qua hình thức pháp ly và có những yếu tố trong hệ thống bảo đảm pháp lý lại chỉ là một phần

của bảo đảm khác (ví dụ: ý thức pháp luật trong các hệ thống về văn hóa, tư tướng, trình độ dân trí ) Bảo đảm pháp lý được xây dựng trên cơ sở của điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định và tác động trở lại cho sự phát trién kinh

tế - xã hội Sự ôn định và phát triển kinh tế thúc đây hình thành một trật tự pháp

lý Việc bảo đảm cho thực hiện quyền con người, quyền công dân không chỉ là

những biện pháp mang tính pháp lý mà trước hết là bằng những chính sách, cơ

chế của nhà nước, tạo điều kiện cho con người phát triển về mọi mặt, làm chủ

xã hội và làm chủ chính mình.

a Được ghi nhận bằng pháp luật và gan với sự điều chỉnh pháp luật Pháp luật là yếu tố tiên quyết, cơ bản cho bảo đảm quyền con người, quyền

công dân là vì:

- Thứ nhát, pháp luật hướng dẫn, điều chỉnh hành vi của cá nhân, cho phép

cá nhân hoạt động trong phạm vi nhất định một cách tự giác, không sai lầm trên cơ sở nhận biết về sự tồn tại của quyền chủ thé, từ đó mà sử dụng quyền theo

nhu cầu và lợi ích cá nhân của mình.

- Thi hai, thông qua pháp luật, nội dung của quyền, phương thức thực hiện

quyên, phạm vi cụ thê của quyền mới được xác định.

al

Trang 32

- Thứ ba, cũng thông qua pháp luật nghĩa vụ tôn trọng và bảo đảm quyên con người, quyên công dân và các chủ thé khác như Nhà nước, các tố chức

trong xã hội mới được xác định.

- Thứ tw, qua pháp luật, những giới hạn về quyền mới được chấp nhận từ đó mà xác định rõ trách nhiệm pháp lý của công dân khi lợi dụng, lạm dụng quyền cũng như xác định các nghĩa vụ công dân mà việc thực hiện chúng là tiền đề để công dân thực hiện quyền.

- Thứ năm, chỉ thông qua pháp luật, hành vi xâm hại quyền của công dân bị

xử lý, quyền công dân mới được khôi phục lại, tức là công dân mới có thể yêu

cầu về việc bồi thường thiệt hại do lỗi của các chủ thể khác.

Pháp luật càng phát triển, tự do của các chủ thé trong xã hội càng cao vì nó

tạo hành lang an toàn và rõ ràng cho công dân khi tham gia vào các quan hệ xã

hội và để Nhà nước nhận biết đúng về giới hạn của việc thực hiện quyền lực của

b Gan với năng lực, nhận thức của mỗi cá nhân về quyên của mình

Mọi quyền cơ bản công dân là khả năng công dân thực hiện những hành vi

theo ý chi, sự lựa chọn và nhận thức của mình mà pháp luật không cắm Mỗi cá

nhân là một thực thé riêng biệt mang những đặc điểm riêng về thé chất và tinh than và nhu cau riêng phong phú, đa dạng Hành vi của cá nhân con người tự do

luôn luôn gan với nhu cầu va lợi ích của ho và phụ thuộc vào năng lực chu thể

và ý thức pháp luật của mỗi công dan Chỉ khi có khả năng thì trong điều kiện được tạo ra, công dân mới thực hiện được quyền Cho dù quyền tự do của công dân được Nhà nước ghi nhận và có cơ chế bảo đảm tốt, song nếu mỗi công dân không nhận thức về quyền của mình thì quyền của công dân cũng không được

thực hiện

c Trach nhiệm của cộng dong chính trị - trách nhiệm Nhà nước: lập

pháp — hành pháp — tw pháp

Quyền con người, quyền công dân liên quan trực tiếp đến quyền lực nhà nước, thể hiện bằng pháp luật Nhà nước tôn trọng, thừa nhận và bảo vệ quyền tự do của công dân được thể hiện qua quy định của luật pháp chứ không chỉ

Trang 33

mang tính chính trị hay thé hiện đạo lý Quyền công dân biểu hiện mối quan hệ pháp lý công dân - Nhà nước nên quyền được bảo đảm trước hết bằng việc thực

hiện nghĩa vụ của các cơ quan và cán bộ, công chức nhà nước Nhà nước có ưu

thế và vai trò quyết định, chi phối, định hướng cho hoạt động của mọi chủ thể

trong xã hội nên bảo đảm quyên công dân là trách nhiệm của Nhà nước, cụ thể

- lrong xây dựng pháp luật, đặc biệt là ban hành pháp luật cụ thé hóa

quyền dé tạo ra hệ thống pháp luật đầy đủ, thống nhất và công bằng; hoạt động phổ biến, tuyên truyền, giáo dục, giải thích, hướng dẫn thực hiện pháp luật

nham nâng cao ý thức pháp luật, văn hóa pháp lý của các chủ thé trong xã hội - Trong tô chức thực hiện pháp luật: Nhà nước bảo dam cho quyền công

dân thông qua việc tổ chức giúp đỡ, hỗ trợ công dân thực hiện quyên.

- Trong bảo vệ quyên: Nhà nước ngăn chặn những hành vi xâm hại quyền của công dân và xử lý nghiêm minh những chủ thê vi phạm; tạo ra phương thức, công cu dé công dân bảo vệ quyền tự do của mình khi quyền bị xâm hại (trong đó có quyền công dân tự bảo vệ) Bảo vệ quyên công dân bao gồm cả hình thức

xử lý vi phạm quyền công dân từ phía Nhà nước sao cho mọi hành vi cản trở

quyền, hạn chế quyền không đúng đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật - Trên bình diện quốc té, trong xu thé hội nhap, trach nhiém bao dam quyền con người còn là trách nhiệm của mỗi quốc gia cụ thé trong hợp tác, tham gia ký kết và thừa nhận các thủ tục pháp lý quốc tế bảo đảm quyên tự do của cá nhân công dân Tuy bao đảm thực hiện quyền công dân là vấn dé quốc gia, không thé áp đặt từ bên ngoài song mỗi Nhà nước phải cam kết, thừa nhận các chuẩn mực và nguyên tắc quốc tế trong lĩnh vực này phù hợp với điều kiện thực tế về truyền thông lịch sử, trình độ kinh tế, chế độ chính trị, xã hội, văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán của quốc gia và khu vực.

d Trách nhiệm của cá nhân khác và các tổ chức trong xã hội

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân đòi hỏi nhận thức của các cá nhân và các tổ chức trong xã hội về nghĩa vụ tôn trọng quyền công dân, không

vi phạm quyền của công dan, ho trợ công dân thực hiện quyền Theo nghĩa này,

23

Trang 34

bao dam quyền con người, quyền công dân là trách nhiệm của xã hội dân sự Quyền chỉ được bảo đảm khi hoàn thiện mối quan hệ giữa cá nhân với Nhà nước, song bảo đảm quyền không chỉ đòi hỏi sự phối hợp giữa cá nhân và Nhà

nước mà còn đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ từ phía cộng đồng xã hội (từ các cá

nhân khác, các tổ chức, hiệp hội, đoàn thể hay báo giới) Nếu như bảo đảm

quyền từ định chế nhà nước là thé hiện trách nhiệm của xã hội chính trị, thì bao

đảm quyén của công dân từ cộng đồng, từ các định chế xã hội là thé hiện trách

nhiệm của xã hội dân sự Cộng đồng xã hội có ý nghĩa quan trọng đến bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở nhiều khía cạnh: tích cực, tiêu cực, vẫn đề thong nhất giữa tự do cá nhân với tự do cộng đồng, vẫn đề cung ứng dịch vụ công.

Nhu vậy, Bao dam các quyền con người là việc tạo ra các tiền dé, diéu kién vé chinh tri, kinh té, xd hội, pháp ly và tổ chức dé cá nhân, công dân, các

tổ chức của công dân thực hiện được các quyên, tự do, lợi ích chính đáng của họ đã được pháp luật ghỉ nhan Từ góc nhìn của khoa học luật học, trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân

dân và vì nhân dân ở nước ta, các bao đảm pháp ly có y nghĩa đặc biệt quan

trọng và mang tính quyết định, là cốt lõi, là sự thé chế hóa các bảo đảm chính

trị, kinh tế, xã hội, tổ chức thành các chuẩn mực có tính bắt buộc mà nhà nước,

các cơ quan nhà nước và xã hội phải thực hiện để bảo đảm các quyền con người Các bảo đảm pháp lý rất đa dạng, phong phú, trước hết là sự ghi nhận

các quyên con người, đến việc tạo các điều kiện pháp lý, các điều kiện tổ chức,

việc thiết lập cơ chế, bộ máy chuyên trách bảo đảm các quyền con người Bảo đảm quyền con người, là việc xác định các biện pháp pháp lý, các biện pháp tổ chức, cơ chế để bảo vệ các quyền con người, quyền công dân khi bị xâm phạm từ phía cơ quan công quyên, hay từ các chủ thể khác Nhằm khôi phục các quyền

đã bị xâm phạm Các quyền con người rat đa dạng, được bảo đảm, bảo vệ bằng

cả hệ thông pháp luật: Từ luật công đến luật tư; từ Luật Hiến pháp, Luật hành chính, Luật hình sự đến Luật dân sự, Luật lao động, Luật hôn nhân gia đình.

Mỗi lĩnh vực pháp luật bảo đảm, bảo vệ quyền con người bằng những phương

Trang 35

thức, cách thức chuyên biệt riêng có của mình Pháp luật hành chính là một lĩnh

vực rat rộng lớn, luôn gắn với con người từ khi sinh ra đến khi mat di, không có

một lĩnh vực pháp luật nào lại có ý nghĩa sát thực, sâu rộng như lĩnh vực pháp

luật hành chính trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người công Pháp luật tố tụng hành chính bảo đảm, bảo vệ quyền con người thông qua từng chế định của nó dù hiểu pháp luật hành chính theo nghĩa rộng, nghĩa hẹp khác nhau Vì vậy, việc nghiền cứu bao đảm, bảo vệ quyền con người bằng pháp luật tố tụng hành chính cần phải xem xét ở từng chế định của lĩnh vực pháp luật này Đây là công việc đòi hỏi những nghiên cứu công phu của các nhà khoa học thuộc nhiều thé hệ khác nhau Khi xem xét việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người trong pháp luật tố tụng hành chính hành chính chỉ đề cập tới những vấn đề có tính phương pháp luận, định hướng cho những nghiên cứu tiếp theo, mà không xem xét những vấn dé cụ thé bảo dam, bảo vệ quyền con người, quyền công dân trong từng chế định

của lĩnh vực pháp luật này.

1.2 Vai trò của pháp luật tổ tụng hành chính đối với việc bảo đảm quyén con

Nghiên cứu vé vai trò của pháp luật tố tụng hành chính trong việc bao

đảm, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân cũng là gián tiếp nghiên cứu vai trò của hệ thống bộ máy hành chính trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công dân Vì mọi hoạt động hành chính của bộ máy hành chính nhà nước đều gắn liền với pháp luật hành chính, gắn với thâm quyền của các cơ quan hành chính nhà nước Trên cơ sở những tri thức chung về pháp luật hành chính có thể nhận thấy vai trò của pháp luật tô tụng hành chính trong bảo đảm quyền con người thé hiện ở những điểm căn ban sau đây:

Một là, pháp luật tố tụng hành chính là phương tiện cụ thé hóa một cách chính thống phan lớn các quyền, tự do của con người vốn được ghi nhận trong Hiến pháp, trên mọi lĩnh vực của đời sống nhà nước và xã hội: từ lĩnh vực chính trị, hành chính đến lĩnh vực dân sự, kinh tế, lao động, hôn nhân gia đình, lĩnh vực các quyền, tự do của cá nhân của công dân, con người Nhiều quyền cơ bản

của công dân chỉ có thê được bảo đảm, bảo vệ khi được cụ thê hóa thành các

25

Trang 36

quy phạm pháp luật hành chính, nhờ có các quy phạm pháp luật hành chính mà

các quy phạm hiến pháp về quyền con người, quyền công dân được thực hiện trên thực tế Như vậy, các quy phạm pháp luật hành chính là phương tiện dé dua các quy phạm hiến pháp về quyền con người, quyền công dân đi vào đời sống xã hội, nói cách khác nhờ có quy phạm pháp luật hành chính mà nhiều quy phạm Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân được thực hiện trên thực tế.

Hai là, pháp luật tố tụng hành chính là phương tiện dé giới hạn quyền lực

của hệ thống hành chính nhà nước trong mối quan hệ với cá nhân, t6 chức của

công dân Trong bộ máy nhà nước, bộ máy hành chính nhà nước có đội ngũ cán

bộ, công chức rất đông đảo, hoạt động của họ luôn găn với công vụ nhà nước,

gắn với việc giải quyết các công việc của cá nhân, tô chức, đồng thời được bảo

đảm bởi bộ máy công lực - bộ máy cưỡng chế (quân đội, cảnh sát, nhà tù), vì vậy,

mọi hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức đều phải

được giới hạn bởi pháp luật, trước hết là pháp luật tố tụng hành chính dé tránh sự tuỳ tiện trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tô chức, đặc biệt là giới

hạn việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế hành chính.

Ba là, pháp luật tố tụng hành chính xác định giới hạn quyền lực hành chính công với quyền lực xã hội dân sự trong quản lý hành chính nhà nước.

Hành chính công dù trong điều kiện nào cũng luôn có xu hướng lạm quyền, can

thiệp vào đời sống dân sự của cá nhân Vì vậy, pháp luật nói chung hay pháp luật hành chính nói riêng cần phải tạo ra giới hạn sự can thiệp của hành chính công vào đời sống dân sự của cá nhân, tô chức, đồng thời tạo ra một khoảng tự do của xã hội dân sự, của công dân trong đời sống dân sự Thông qua đó mà

pháp luật tố tụng hành chính đã bảo đảm, bảo vệ quyền của con người, quyền

công dân.

Bốn là, pháp luật tố tụng hành chính là phương tiện để công dân có thé kiểm soát được các hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước, từ hoạt động tổ chức có tính nội bộ cơ quan hành chính nhà nước đến hoạt động quản lý

của các cơ quan hành chính trên mọi lĩnh vực, từ hoạt động điều hành hành

Trang 37

chinh đên hoạt động xây dung, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các hoạt

động tổ chức mọi mặt đời sống dân cư trên toàn lãnh thổ quốc gia, vùng lãnh thô Kiểm soát hoạt động của hành chính công một mặt để tăng cường pháp chế trong quan lý, mặt Khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những hành vi vi phạm của hệ thống hành chính tới các quyền con người, quyền công dân.

Năm là, pháp luật tố tụng hành chính là phương tiện pháp lý, bằng các phương thức, cách thức, biện pháp khác nhau dé bảo vệ các quyền con Người, quyền công dân khi bị xâm hại trong hầu hết các lĩnh vực quan hệ xã hội Trong thực tiễn đời sống nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân có thể bị xâm hại từ phía công quyền, hay từ các chủ thể khác, được bảo vệ, khôi phục trước hết bởi bộ máy hành chính, dựa trên cơ sở các quy phạm pháp luật hành

chính và các loại quy phạm pháp luật khác mà cơ quan hành chính nhà nước có

thể sử dụng, áp dụng Có thể nói không một trường hợp vi phạm pháp luật nào xâm phạm tới quyền của con người, của công dân mà trước hết lại không được bảo vệ bởi hệ thống hành chính nhà nước Đây là một thực tiễn trong đời sống nhà nước và xã hội cần được nhận thức và thừa nhận Từ đó mà có nhận thức

day đủ và khách quan vẻ vai trò của bộ máy hành chính, của pháp luật hành

chính Như vậy, nghiên cứu về bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền công

dân phải được nghiên cứu ở tất cả mọi sự điều chỉnh của pháp luật tố tụng hành chính và ở mọi sự biểu hiện của việc thực hiện trên thực tế các quy định của

pháp luật tố tụng hành chính trực tiếp hay gián tiếp liên quan tới cá nhân, tổ chức Vi vậy, việc nghiên cứu quyền con người được bao đảm, bảo vệ trong pháp luật tố tụng hành chính cần được xem xét ở tất cả các bộ phận tạo nên lĩnh vực pháp luật này, bao gồm: pháp luật vật chất; pháp luật thủ tục; pháp luật tố

hành chính.

1.3 Nội dung bảo dam quyên con người trong pháp luật tổ tụng hành chính 1.3.1 Các nguyên tắc trong việc bảo đảm quyên con người trong pháp luật to

tụng hành chính

Nguyên tắc cơ bản của pháp luật tô tụng hành chính được coi là những tư tưởng chỉ đạo chi phối và đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và thực

27

Trang 38

hiện các hoạt động tô tụng hành chính Bởi vậy, nguyên tac tô tụng hành chính

có ý nghĩa nhất định với việc bảo đảm quyền con người trong tô tụng hành chính Các nguyên tắc bảo đảm quyền con người trong tô tụng hành chính bao gồm: nguyên tắc bảo đảm sự tuân thủ pháp luật trong tố tụng hành chính, nguyên tắc tranh tụng, nguyên tắc quyền được dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình; nguyên tac đối thoại trong tô tụng hành chính; nguyên tắc thâm phán, hội thâm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật Những nguyên tắc này là cơ sở pháp lý cho hoạt động t6 tụng hành chính, buộc người tiễn hành té tụng hành

chính cũng như người tham gia tổ tụng hành chính phải tuân thủ tuyệt đối khi tham gia giải quyết vụ án hành chính Chính vì vậy các nguyên tắc tố tụng hành

chính cũng chính là những nguyên tắc bảo đảm quyền con người trong tố tụng

hành chính.

1.3.2 Diéu kiện khởi kiện vụ án hành chính với việc bảo đảm quyển con người Đây được xem là yếu tố bảo đảm quyền khởi kiện của cá nhân, tô chức được hiện thực hóa trong thực tiễn; cũng là nội dung bảo đảm quyền con người trong tố tụng hành chính Quy định điều kiện khởi kiện vụ án hành chính phải thật sự

tạo cơ hội và bảo dam dé người dân có thé sử dung được phương thức khởi kiện

hành chính hiệu quả nhất Mặt khác, điều kiện khởi kiện cũng là yếu t6 đầu tiên ảnh hưởng nhiều đến việc bảo vệ quyên và lợi ích chính đáng của cá nhân Bởi,

nếu cơ chế về điều kiện khởi kiện chặt chẽ ràng buộc cá nhân ở mọi mặt, không

tạo cơ hội để người dân khởi kiện thì quyền và lợi ích chính đáng của các nhân sẽ không được xem xét bởi Tòa án, và cũng có nghĩa là các điều kiện khởi kiện lại là rào cản chống lại việc thực hiện quyền khởi kiện của cá nhân Pháp luật tố tụng hành chính cần thiết kế điều kiện khởi kiện theo xu hướng là yếu tố bảo

đảm dé người dân thực hiện được quyên khởi kiện của mình, cũng là yếu tố bao

đảm sự lựa chọn phương thức bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Về nguyên tắc quyền khởi kiện của cá nhân, tổ chức phải được bảo đảm tối đa, vì vậy bất kỳ quy định pháp luật nào về điều kiện khởi kiện lại theo xu hướng nghiêm ngặt, cản trở việc thực hiện quyền khởi kiện đều không phù hợp, trái với nguyên tắc đặt ra và không bảo đảm quyền con người trong quản lý hành chính nhà

Trang 39

1.3.3 Các quyền to tụng hành chính cua người khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan phải được quy định day đủ dé đảm bảo đương sự có đủ các

biện pháp pháp lí đề bảo vệ quyền va lợi ích hợp pháp cua họ

Các quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật Đề thực hiện được điều đó, pháp luật tố tụng hành chính phải thừa nhận các quyền không thể bị tước đoạt của con người Các quyền này khi được pháp luật tố tụng hành chính ghi nhận tức là

Nhà nước đã chính thức thừa nhận các chủ thé đó có những quyền tố tụng nhất

định ma tat cả mọi người trong xã hội đều phải tôn trong va “tro thành độc lập với bat kỳ quyền uy nào kế cả viên chức Nhà nước cao nhat””, Vì vậy, pháp luật tô tụng hành chính phải đảm bảo cho người khởi kiện có khả năng bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án bang cách quy định đầy đủ các quyền tố tụng của người khởi kiện như quyền được khởi kiện, quyền tranh tụng, quyền chứng minh, quyền tham gia phiên tòa, quyền kháng cáo,

quyền khiếu nại, tố cáo, quyền được đối thoại, quyền thay đôi người tiến hành tổ tụng hành chính Việc chế định pháp luật tố tụng hành chính ghi nhận

quyền và nghĩa vụ pháp lý cho người khởi kiện, người có quyền lợi nghĩa vu liên quan chính là việc cụ thể hóa trực tiếp quyền con người trong pháp luật tố tụng hành chính Hơn thế nữa để việc cụ thể quyền con người trong pháp luật tố tụng hành chính thật sự có ý nghĩa thì pháp luật tố tụng phải đảm bảo nguyên tắc công bằng, bình dang và khách quan trong việc ghi nhận quyền và nghĩa vụ pháp lý tố tụng của các đương sự Mỗi tư cách đương sự cần phải được ghi nhận quyên và nghĩa vụ pháp lý tố tụng hành chính chung bên cạnh những quyền và nghĩa vụ tố tụng hành chính đặc thù với tư cách đương sự của họ Quyền và nghĩa vụ tô tụng hành chính của người khởi kiện phải đặt trong mối tương quan với người bị kiện theo nguyên tắc công bằng và khách quan Thiết kế cơ chế pháp lý

về quyên của người khởi kiện, người có quyên lợi nghĩa vụ liên quan chính là

) Pham khiêm Ích - Hoàng Văn Hao (1995), Quyên con người trong the giới hiện đại, Viện thông tin khoa

học xã hội, Ha Nội, tr 50.

29

Trang 40

hướng tới bao đảm và bảo vệ cũng như tôn trọng quyên con người trong quan ly

hành chính nhà nước.

I.3.4.Các nghĩa vụ tô tụng hành chính của đương sự được quy định đây đủ

nhằm dam bao các đương sự khi thực hiện các quyền t6 tụng không được xâm

hại, can trở việc thực hiện các quyền tô tụng của các chủ thể khác

về nguyên tắc, khi mọi người thực hiện quyền của mình thì có nghĩa vụ

tôn trọng quyền của người khác Việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Do đó, nội dung pháp lý bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân trong tố tụng hành chính không chỉ bao gồm đây đủ các quy

định của pháp luật tố tụng hành chính về các quyền tô tung của đương sự mà còn bao gồm day đủ quy định về các nghĩa vụ tô tụng của đương sự Theo đó,

các đương sự phải tôn trọng quyền tố tụng của những người tham gia tố tụng

khác, không được lợi dụng quyền của mình để gây khó khăn, trở ngại cho

những người tham gia tố tụng khác thực hiện các quyền tố tụng như nghĩa vụ

trao đối, chuyển giao các tài liệu, chứng cứ giữa các đương sự; nghĩa vụ xuất

trình chứng ctr trong thời hạn nhất định; phải chịu hậu quả pháp lí khi không thực hiện nghĩa vụ mà pháp luật quy định; phải chịu trách nhiệm đối với hành vi

lạm quyền của mình

1.3.5.Người đại điện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

đương sự có đây đủ quyên và nghĩa vụ tô tụng hành chính để bảo vệ hiệu quả

cho đương sự

Trong quá trình tham gia giải quyết vụ án hành chính tại Tòa án, các đương sự có thể là những người không có hoặc khó có khả năng tự bảo vệ

quyên và lợi ích hợp pháp của mình hoặc cần phải bảo vệ tai sản của đương sự

và những người có liên quan hoặc vì những do khác nhau như do sức khỏe,

công việc, lũ lụt, thiên tai, hỏa hoạn, thiếu kiến thức hiểu biết pháp luật, kinh nghiệm tham gia tố tụng mà họ không thé hoặc khó có thé tham gia tô tụng

tại Tòa án nên cần có người đại diện thay mặt đương sự tham gia tố tụng hoặc sự trợ giúp pháp lý từ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự để

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w