1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường: Bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù tại Việt Nam

142 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Đảm Quyền Con Người Của Người Bị Kết Án Phạt Tù Tại Việt Nam
Tác giả PGS.TS. Đỗ Thị Phượng, ThS.NCS. Trần Thị Thu Hiền, TS. Nguyễn Hải Ninh, ThS.NCS. Nguyễn Thị Mai
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Thể loại Đề Tài Nghiên Cứu Khoa Học
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 142
Dung lượng 90,28 MB

Nội dung

Thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật về bảo đảmquyền con người của người bị kết án phạt tù Những giải pháp về hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự và tăng cường cơ chế thực h

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO _ BỘ TƯPHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁP TRƯỜNG

BAO DAM QUYEN CON NGƯỜI CUA NGƯỜI BI KET ÁN PHAT TU

TAI VIET NAM

Mã số: LH-2017/06/DHL-HN

Chủ nhiệm đề tài: PGS TS Đỗ Thị Phượng

Thư ký đề tài: ThS NCS Trần Thị Thu Hiền

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

DANH MỤC MOT SO TU VIET TAT

Trang 3

DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN THAM GIA THỰC HIỆN ĐÈ TÀI

PGS.TS Đỗ Thị Trường Đại học Luật - Chủ nhiệm dé tài;

2.|ThS.NCS Trần Thị | Trường Đại học Luật | ~ Thư ký đê tài

Thu Hiền Hà Nội - Tác giả chuyên đê 2

3 | TS Nguyễn Hải Ninh | Trường Đại học Luật | Tác giả chuyên de 4

Hà Nội

4 | ThS NCS Nguyễn Thị | Trường Dai học Luật | Tắc giả chuyên đê 3

Trang 4

DANH SÁCH CÁC CHUYÊN ĐÈ CỦA ĐÈ TÀI NGHIÊN CỨU

Chuyên đê 1: Những van đê lý luận

vê bảo đảm quyên con người của

người bị kết án phạt tù

PGS.TS Đỗ Thị Phượng

Chuyên đê 2: Bảo đảm quyên con

người của người bị kết án phat tủ

thông qua các quy định pháp luật.

ThS.NCS Trần Thị Thu Hiền

Chuyên dé 3: Bao đảm quyên con

người bị kết án phạt tù thông qua hệ

thống tổ chức và chức năng, nhiệm

vụ của các cơ quan thi hành án.

ThS.NCS Nguyễn Thị Mai

Chuyên dé 4: Bao đảm quyên con

người của người bị kết án phat tù

thông qua hoạt động kiểm sát,

thanh tra, giám sát công tác thi hành

án phạt tù.

TS Nguyễn Hải Ninh

Chuyên dé 5: Bao đảm quyên con

người của người bị kết án phạt tù

thông qua thực trạng và giải pháp

về tổ chức cán bộ, cơ sở vật chất

trại giam và tha tù trước thời hạn có

điêu kiện.

PGS.TS Đỗ Thị Phượng

Trang 5

1.2.

1.3.

MỤC LỤC

PHAN THỨ NHẤT: BAO CAO TONG THUẬT KET

QUA NGHIEN CUU DE TAI

MO DAU

Tính cấp thiết của dé tài

Tình hình nghiên cứu đề tài

Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài

Y nghĩa khoa học va thực tiễn

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Những vân đê lý luận vê bảo đảm quyên con người của người

bị kết án phạt tù

Khai niệm, đặc điểm về quyên con người và bảo đảm quyên

con người của người bị kêt an phạt tu.

Cơ sở lý luận và thực tiên vê bảo đảm quyên con người của

Trang 6

Thực tiễn áp dụng các qui định của pháp luật về bảo đảm

quyền con người của người bị kết án phạt tù

Những giải pháp về hoàn thiện pháp luật thi hành án hình sự

và tăng cường cơ chế thực hiện nhăm bảo đảm quyền con

người của người bị kết án phạt tù

Những giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm bảo đảm quyên

con người của người bị kêt án phạt tù

Doi mới và tăng cường các cơ chê thực hiện nham bao dam

quyên con người của người bị kết án phat tù

KET LUẬN

PHAN THỨ HAI: CÁC CHUYEN DE

Chuyên dé 1: Những van đề lý luận về bảo đảm quyền con

người của người bị kết án phạt tù

Chuyên đê 2: Bảo đảm quyên con người của người bị kêt án

phạt tù thông qua các quy định pháp luật.

Chuyên dé 3: Bảo đảm quyền con người bị kết án phạt tù

thông qua hệ thống tô chức và chức năng, nhiệm vụ của các

cơ quan thi hành án.

Trang 7

Chuyên dé 4: Bảo đảm quyền con người của người bị kếtán 1§Ịphạt tù thông qua hoạt động kiểm sát, thanh tra, giám sát công

Bài việt "Bảo đảm quyên của người được tha tù trước thời

hạn có điều kiện", Tạp chí luật học, số 7/2018

Trang 8

MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quyền con người là thành qua phát triển của lịch sử lâu dai sự nghiệpđấu tranh giải phóng, cải tạo xã hội và cải tạo thiên nhiên của cả nhân loại.Ngày nay, khi thế giới đang trong xu hướng toàn cầu hoá về kinh tế, giao lưu,hợp tác nhiều mặt đang luôn luôn được mở rộng, quyên con người ở mỗi quốcgia, không kê hoàn cảnh lịch sử, chế độ chính trị - xã hội, kinh tế và văn hoáđều có những giá trị chung giống nhau Mặc dù vậy, quyên con người cònmang tính đặc thù dân tộc, khu vực và bối cảnh cụ thể, khác nhau về chính trị,lịch sử, văn hoá và tôn giáo Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta luôn tôn trọng

và đề cao việc bảo đảm và bảo vệ quyền con người; quyền con người, quyềncông dân, được ghi nhận trong các bản Hiến pháp và đặc biệt là trong Hiếnpháp năm 2013 đã ghi nhận một cách trang trọng, rõ ràng, khăng định củaNhà nước Việt Nam trong việc bảo vệ và thúc đây các quyền con người,quyền công dân Dé thực hiện nhiệm vu quan trọng này, nhiều chương trìnhcải cách, trong đó cải cách hoạt động tư pháp đang được triển khai mạnh mẽ,

mà mục tiêu không có gì khác là bảo vệ công lý và bảo đảm quyền con người

- đây là một trong những yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quảhoạt động của các cơ quan tư pháp, góp phần ngăn ngừa và hạn chế vi phạmcác quyền của con người, quyền công dân Trong hoạt động thi hành án hình

sự, bảo vệ quyền và nhân phẩm của những người đang bị chấp hành hình phạt

tù trong các trại giam cần được đặc biệt chú trọng hơn bởi họ đang bị tước tự

do, bị rơi vào nhóm “yếu thé” trong xã hội, là nơi dé bị cơ quan có thâmquyền lạm quyền và vi phạm nghiêm trọng đến các quyền con người củangười bị kết án phạt tù Hơn lúc nao hết, van dé bảo đảm quyên con ngườitrong hoạt động tư pháp nói chung va bảo đảm quyển con người của phạm

nhân trong các trại giam nói riêng đã và đang được quan tâm một cách sâu

sắc Thực tiễn cho thấy, vẫn còn tình trạng vi phạm các quyền con người củangười bị kết án phạt tu trong các trại giam như về điều kiện ăn, ở, học tập, chế

độ miễn, giảm chấp hành hình phạt làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các

|

Trang 9

quyền con người của người bị kết án phạt tù Thời gian qua, đã có khá nhiềucông trình nghiên cứu về thi hành án phạt tù, tuy nhiên dưới góc độ quyền conngười và bảo đảm quyền con người trong thi hành án phạt tù vẫn là nội dungkhá phức tạp, nhất là các van đề lý luận hiện nay còn nhiều quan điểm khoahọc chưa được thống nhất, các số liệu và vụ việc về thực trạng vi phạm quyềncon người trong các trại giam không thu thập được một cách dễ dàng Vì vậy,chúng tôi cho răng, cần phải được nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện

cả về mặt lý luận và thực tiễn nhằm tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật vàđưa ra các cơ chế hữu hiệu nhằm bảo đảm quyền con người của người bị kết

án phạt tù ở Việt Nam hiện nay Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, chúngtôi chọn đề tài “Bảo đảm quyên con người của người bị kết án phạt tù tại ViệtNam” làm đề tài nghiên cứu cấp cơ sở

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

2.1 Tình hình nghién CỨU trong Hước

Ở trong nước, các đề tài mới chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động thihành án hình sự, thi hành án phạt tù và bảo đảm quyền con người của phạm

nhân ở các lĩnh vực hẹp, dưới các góc độ khác nhau và thường là theo các qui

định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cũng như các văn bản pháp luậtkhác có liên quan Các công trình tập trung nghiên cứu về bảo đảm quyền conngười của người bị kết án phạt tù còn khá ít, chủ yếu đề cập trong sách thamkhảo, giáo trình, luận văn thạcsĩ và luận án tiễn sĩ Ngoài ra, còn có một sỐbài viết trong các tạp chí chuyên ngành như Tạp chí Luật học của Trường Đạihọc Luật Hà Nội, Tạp chí Kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân tôi cao, Tạp

chí Dân chủ và Pháp luật của Bộ Tư pháp, Tạp chí Tòa án nhân dân của Tòa

án nhân dân tối cao, Tạp chí Khoa học pháp lý của Trường Đại học Luậtthành phố Hồ Chí Minh, Tạp chí Nhà nước và pháp luật Cụ thể:

- Nguyễn Khắc Hải (chủ nhiệm đề tài) (2014),Bảo vệ các quyên conngười của phạm nhân tại Việt Nam, đề tainghién cứu khoa hoc và công nghệ,Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội, Mã số: KL.NQ.14.05, Hà Nội 2014 Đềtài đã làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về bảo vệ quyền của phạm nhân trong

Trang 10

pháp luật thi hành án hình sự Đề tài phân tích những chuẩn mực, cơ chế vàkinh nghiệm một số quốc gia về bảo vệ quyền con người của phạm nhân Từphân tích này cho thấy việc bảo vệ các quyền con người của phạm nhân phụthuộc vào nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hóa, lich sử của các quốcgia và khu vực Bên cạnh đó đề tài còn đề cập đến thực trạng pháp luật thihành án hình sự Việt Nam về bảo vệ quyền của phạm nhân và thực tiễn ápdụng, đồng thời chỉ ra nguyên nhân và các khuyến nghị nham tăng cường bao

vệ quyền của phạm nhân tại Việt Nam Những khuyến nghị tập trung ở cácvấn đề như hoàn thiện hệ thống pháp luật thi hành án, thực hiện tốt chính sáchpháp luật với phạm nhân, xác lập cơ chế thanh tra, kiểm tra, giám sát dé phathiện kịp thời, xử lý nghiêm minh các sai phạm vi phạm quyền của phạm nhân,

xã hội hóa công tác giáo dục, cải tạo phạm nhân

- Nguyễn Đức Phúc (2012), Thuc hiện pháp luật về quyên con ngườicủa phạm nhân trong thi hành án phạt tù ở Việt Nam, Luận án tiễn sỹ luật

học Tác giả phân tích cơ sở lý luận, thực trạng thực hiện và các giải pháp

thực hiện pháp luật về quyền con người của phạm nhân Trong đó, tác giả tậptrung làm sáng tỏ việc thực hiện pháp luật về quyền con người của phạm nhân

trong thi hành án phạt tù tại Việt Nam.

- Trần Quang Tiệp (2002), Mot số vấn dé về thi hành án hình sự, NxbCông an nhân dân, Hà Nội Tác giả phân tích những vấn đề chung về thi hành

án hình sự, trong đó có phân tích về nguyên tắc thi hành án hình sự Các biệnpháp tác động ké cả các biện pháp cưỡng chế đối với người bị kết án chỉ được

áp dụng đến mức độ cần cho sự giáo dục, cải tạo và pháp luật thi hành án hình

sự còn có những quy định nhân đạo dành riêng cho người bị kết án là ngườichưa thành niên, phụ nữ có thai, đang nuôi con nhỏ, người gia yếu, bệnh tật.Toàn bộ hoạt động thi hành án hình sự phải tạo mọi điều kiện có thê để giáodục, cải tạo người bị kết án trở thành người lương thiện, có ích cho xã hội vàtái hòa nhập cộng đồng

- Võ Khánh Vinh, Nguyễn Mạnh Kháng (2006), Pháp luật thi hành ánhình sự Việt Nam - Những van dé ly luận và thực điên, Nxb Tư pháp, Hà Nội

3

Trang 11

Các tác giả nghiên cứu có hệ thống các vẫn đề cơ bản và thực tiễn thi hànhcác hoạt động thi hành án hình sự, phân tích các nguyên tắc cơ bản của phápluật thi hành án hình sự Theo các tác giả, tư tưởng của các nguyên tắc này théhiện ngay trong mục đích của hoạt động thi hành án hình sự là nhằm thực thicông lý, bảo đảm sự công bằng cần thiết cho mọi thành viên trong xã hội

trước pháp luật, bảo vệ có hiệu quả các loại lợi ích trong xã hội.

- Đường Minh Giới (2007), Những van dé lý luận cơ bản về thi hành án

phạt tù ở Việt Nam, Học viện Cảnh sát nhân dân, Khoa Nghiệp vụ giáo dục và

cải tạo phạm nhân, Hà Nội Tác giả nghiên cứu các van đề cơ bản về lý luận

và thực tiễn của thi hành án phạt tù, như: Những van đề lý luận cơ bản về thihành án phạt tù; Quản lý nhà nước về thi hành án phạt tù; Quản lý, giam giữphạm nhân, giáo dục phạm nhân; Dạy nghề và tô chức cho phạm nhân laođộng; một số van đề về tạm giữ, tạm giam

- Nguyễn Văn Nam (2015), Thi hành án phạt tù ở Việt Nam trước yêucẩu cải cách Tư pháp, Luận án tiễn sĩ luật học, bảo vệ năm 2015 tại khoaLuật, Đại học Quốc gia Hà Nội Trong Luận án, tác giả đã nêu lên được:Những van dé lý luận về thi hành án phạt tù, đưa ra khái niệm, đặc điểm, ýnghĩa của thi hành án phạt tù thông qua ba bình diện lập pháp, thực tiễn và lýluận Đồng thời luận án đã phân tích, đánh giá nội dung các quy định củapháp luật về thi hành án phạt tù thông qua các quy định của Bộ luật TTHS,Luật THAHS, cu thể là các quy định vé cơ quan, cá nhân có thầm quyền thihành án phạt tù, trình tự thu tục thi hành án phạt tù, quyền và nghĩa vụ của cácchủ thể trong thi hành án phạt tù; đánh giá hiệu quả công tác thi hành án phạt

tù, thực trạng pháp luật, thực trạng về quản lý nhà nước về thi hành án phạt tù,

về trại giam, trại tạm giam, về đội ngũ cán bộ làm công tác thi hành án phạttù Luận án đã đưa ra những yêu cầu, cơ sở cho việc nâng cao hiệu qua thi

hành án phạt tù; phương hướng nâng cao hiệu qua thi hành án phạt tù, đưa ra

các giải pháp hoàn thiện về mặt pháp luật và tổ chức bộ máy làm công tác thi

hành án phạt tù

Trang 12

- Ngô Van Tru (2015), Giáo duc pháp luật cho phạm nhân trong các

trại giam ở Việt Nam, luận an Tiến sĩ Luật học, Học viện Chính trị Quốc gia

Hồ Chi Minh Trong luận án, tác giả đã dé cập đến những nội dung mới như:

Luận án đã đưa ra khái niệm, vai trò và các đặc trưng của giáo dục pháp luật

cho phạm nhân; Luận án cũng chỉ ra được các yếu tố khách quan và chủ quanảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân ở Việt Nam Bêncạnh đó có những khảo sát về giáo dục pháp luật cho phạm nhân, từ đó rút ra

được những bài học kinh nghiệm, có giá trị tham khảo cho Việt Nam như lao động phải được xem là hình thức giáo dục phạm nhân, xã hội hóa giáo dục

pháp luật, đa dạng hóa hình thức giáo dục pháp luật, nâng cao chủ thể trựctiếp giáo dục pháp luật cho phạm nhân Trên cơ sở phân tích các kết quả củađiều tra xã hội học, tác giả còn chỉ ra được những ưu điểm, hạn chế về chủthể, đối tượng, nội dung, phương pháp, hình thức giáo dục pháp luật chophạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam và xác định các vấn đề cấp thiếtđặt ra cho giáo dục pháp luật đối với phạm nhân ở các trại giam hiện nay

- Trần Thị Thu Hang (2009), Hinh phat tù và thi hành hình phat tù —Những van dé ly luận và thực tiễn, Luận văn thạc sĩ Luật học Tác giả phân

tích hình phạt tù và thi hành hình phạt tù, lý luận và thực trạng áp dụng, tác

giả nghiên cứu phát triển quy định pháp luật về hình phạt tù và thi hành hìnhphạt tù từ năm 1945 đến 2009 Tác giả cho răng từ khi thành lập nước (1945)đến nay, qua các giai đoạn phát triển nhất định và do nhu cầu của xã hội, Nhànước và các cơ quan tương ứng của Nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bảnquy phạm pháp luật dé điều chỉnh hoạt động giáo dục và cải tạo những người

bị kết án và những hoạt động khác liên quan chặt chẽ đến nội dung giáo dục

và cải tạo những người bị kết án

- Đặng Quang Thắng (2012), Một số vấn dé lý luận và thực tiễn thi

hành an phạt tù ở Việt Nam, Luan văn thạc sĩ Luật học Tác gia phân tích hoạt động thi hành án phạt tù theo Luật thi hành án hình sự năm 2010, có tham

khảo thi hành án phạt tù trong pháp luật thi hành án hình sự của một số nướctrên thế giới (Nga, Thái Lan, CHND Trung Hoa, Bungaria và các nước khác —

5

Trang 13

kê cả Anh và Wales) Đặc biệt, trong luận văn, tác giả phân tích phân tích khasâu sắc vai trò của thi hành án phạt tù trong công tác giáo dục những người bịkết án.

- Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp (2003), Luận cứ khoa học và

thực tiễn của việc đổi mới tổ chức và hoạt động thi hành án ở Việt Nam tronggiai đoạn mới, Báo cáo phúc trình, Mã số đề tài: 2000-58-198, Hà Nội Đề tàinghiên cứu tổng quan về việc đổi mới tô chức và hoạt động thi hành án (gồm

thi hành án hình sự và thi hành án dân sự) ở Việt Nam, trong đó có phân tích

về nguyên tắc nhân đạo trong thi hành án là một trong những nguyên tắc cơban của việc tổ chức và hoạt động thi hành án Theo các tác giả, thi hành anhình sự thể hiện ở việc quy định rõ chế độ sinh hoạt, ăn, ở, học tập, lao độngnghề nghiệp dé có thé tạo nên trong từng con người đó sau khi ra tù thói quensinh hoạt cộng đồng, về mặt tâm lý không mặc cảm, tự ty, không hăn học, áccảm, đó ky, thù địch, xa lánh cộng đồng, có ý thức tôn trọng tuân thủ, làmtheo, phục tùng pháp luật, chủ yếu là để họ hoàn toàn hòa nhập, hoàn lương.Ngoài ra, quy chế giảm, miễn, hoặc tạm đình chi thi hành án phạt tù cũng théhiện rất rõ tính nhân đạo không nhằm mục đích trả thù, dày vò người lương

thiện

Ngoài ra, một số giáo trình như: “Giáo trình quản lý nhà nước về côngtác thi hành án phạt từ” năm 2003, “Giáo trình tổ chức quản lý, giam giữ

phạm nhân, trại viên, học sinh trường giáo đưỡng” năm 2004, “Giáo trình

những van dé cơ bản về tạm giữ, tạm giam, thi hành án phạt tù, thi hànhquyết định xử lý hành chỉnh đưa vào cơ sở giáo duc, trường giáo dưỡng” năm

2006 của Khoa Nghiệp vụ giáo duc va cai tạo phạm nhân, Học viện Cảnh sat nhân dân; Gido frình Luật thi hành an hình sự, Nxb Khoa học xã hội, năm

2013 của Võ Khánh Vinh, Cao Thị Oanh chủ biên; Giáo trình luật to tunghình sự Việt Nam của Trường đại học Luật Hà Nội, nhà xuất bản Công annhân dân năm 2018; Bình luận khoa học Luật Thi hành án hình sự, nhà xuấtbản Công an nhân dân, năm 2012 của Nguyễn Ngọc Anh (Chủ biên) Các tác

giả bình luận Luật thi hành án hình sự năm 2010.

Trang 14

Các bài viết: "Những vấn đề cấp bách về lý luận và thực tiễn thi hành

án hình sự" của tác giả Hoàng Ngọc Nhất, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số

1, năm 2001; bài viết “Mộ: số nội dung cơ bản của Luật thi hành án hình sựnăm 2010” của tác giả Kiều Trang, tạp chí Kiểm sát, số 17 (tháng 9/2010); bàiviết “Những quy định mới về thi hành án hình sự” của tac giả Đỗ Văn Chỉnh,tạp chí Tòa án nhân dân số 3/2011; bài viết “Van dé cấm tra tan và hoànthiện pháp luật thi hành án phạt tù”, Tap chí khoa học pháp lý, số 04/2016của Nguyễn Quang Vũ và Lê Thị Anh Nga; bài viết: “Đđm bảo quyên củangười dong tính, song tinh, chuyển giới và van đề sửa đổi Hiến pháp”, Tạpchí Khoa học pháp lý số 09 năm 2016 của tác giả Thái Thị Tuyết Dung- VũThị Thúy Các công trình trên chủ yếu bàn về những vấn đề chung nhất cóliên quan tới thi hành án hình sự hoặc các khía cạnh cụ thé của hoạt động này

Ngoài ra trong các giáo trình Luật tố tụng hình sự Việt Nam củaTrường Đại học Luật Hà Nội, khoa Luật- Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện đạihọc Mở Hà Nội cũng giành một chương dé phân tích các qui định của Bộ luật

tổ tụng hình sự về thi hành án phạt tù

Trên đây là những công trình nghiên cứu tổng thé lĩnh vực thi hành ánhình sự, thi hành án phạt tù trong đó có một số lĩnh vực cụ thê về bảo đảmquyền của người bị kết án trong thi hành án phạt tù Các bài viết đã nêu đượcnhững khái niệm, bản chất của thi hành án phạt tù và một số nội dung của bảo

vệ quyền con người của người bị kết án phạt tù nhưng mới chỉ dừng lại nhữngphân tích khái quát pháp luật hoặc khái quát về các văn bản quốc tế liên quanđến quyền con người của người bị kết án phạt tù mà chưa có những đánh giá

về bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù trong công tác thihành án phạt tù, chưa nghiên cứu một cách day du, toan dién, khoa hoc vé baođảm quyền con người của người bi kết án phạt tù, chưa nghiên cứu, đánh giá

các qui định mới trong BLTTHS năm 2015, đặc biệt là tha tù trước thời han

có điều kiện và những kiến nghị nhằm đóng góp ý kiến cho Dự thảo Luật sửađổi, bố sung một số điều của luật thi hành án hình sự Các số liệu và minhchứng trong các công trình trên khá cũ, chủ yếu là từ 2014 trở về trước, chưa

7

Trang 15

đảm bảo tính thời sự Trong đề tài này, rất nhiều nội dung mới và các số liệumới được cập nhật, có thé kê đến nội dung mới đó là bảo đảm quyền conngười của người được tha tù trước thời hạn có điều kiện Đây là một vấn đềquan trọng, đã và đang được các trại giam trên cả nước triển khai, bắt đầuthực hiện sau khi BLTTHS và BLTTHS năm 2015 có hiệu lực nhằm bảo đảmquyên và lợi ích hợp pháp cho người bị kết án phạt tù.

2.2 Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Nghiên cứu về pháp luật thi hành án phạt tù ở nước ngoài, chúng tôithấy nôi bật lên một số công trình như sau:

- John W, Palmer (2010),75e Constitutional Rights of Prisoners,

Anderson Publishing, New York (Các quyền Hiến pháp của phạm nhân, Nhaxuất bản Anderson, New York) Cuốn sách đề cập tới các khía cạnh quantrọng về quyền con người của phạm nhân như quyền được thông tin về khángcáo, điều kiện giam giữ cô lập, tiếp cận với các Tòa án, quyền được tạm tha,quyên trợ giúp y tế và trách nhiệm của cán bộ nhà tù, các hành động của tòa

án tối cao và Quốc hội dé làm giảm tình trạng khiếu kiện trong nhà tù Tác giảphân tích sâu về quyền sử dụng mạng internet của phạm nhân, quyền sử dụngthư điện tử, điện thoại của phạm nhân, vẫn đề tôn giáo trong nhà tù

- International Centre for Prison Studies of King's College London (2002), Prison reform Guide, King's College London Publishing, 2002.

(Hướng dẫn cải cách Nhà tù) của Trung tâm Nghiên cứu Nhà tù Quốc tếKing's College London, nhà xuất bản King's College London, Vương quốcAnh Trong đó, các tác giả đã phân tích những van đề về quyền con người củaphạm nhân trong thi hành án phạt tù, đề xuất các giải pháp cho các vấn đề cốtlõi là tình trạng quá tải ở các nhà tù, các điều kiện giam giữ trước khi xét xử

và đưa nhà tù vào các quy tắc luật pháp Trong cuốn sách, các tác giả đưa rakiến nghị xem xét nhà tù như một cơ quan dân sự, chiu sự theo dõi giảm satcủa xã hội dân sự chứ không phải là cơ quan quân sự Nhà nước can tập trungphát triển các dự án bảo đảm quyền của phụ nữ, trẻ em trong nhà tù, day

Trang 16

mạnh thực hiện nhân đạo hóa, chăm sóc sức khoẻ trong nhà tù, xây dựng các

hình phạt khác thay thé hình phạt tù giam

- Andrew Coyle (2009), A human rights approach to prison

management - Handbook prison officers and prison management board,

Published by International Centre for Prison Studies, United Kingdom (Tiépcận về quyền con người trong quản ly nhà tù - Cam nang cán bộ quản giáo vaBan quản lý nhà tù), được xuất bản bởi Trung tâm Nghiên cứu Nhà tù Quốc

tế, London, Vương Quốc Anh Tác giả phân tích tầm quan trọng của công tácquản lý nhà tù, sự cần thiết phải tôn trọng quyền con người của tất cả nhữngngười liên quan đến thi hành án phạt tù như phạm nhân, nhân viên nhà tù,những người đến thăm nhà tù, sự phức tạp của công tác quản lý nhà tù vànhững kỹ năng cần thiết đối với những người có nhiệm vụ liên quan trực tiếp

tới công việc này.

- Robert B Greifinger (2007), Public health behind bars, from prison

to community, Published by Springer (Y tế công cộng sau song sắt, từ nha tùtới cộng đồng), nhà xuất ban Springer, New York, Hoa Ky Cuốn sách dé cậptới thực trạng sức khỏe của phạm nhân ở Hoa Kỳ, những tác động đến sứckhỏe phạm nhân, các khuyến nghị để chăm sóc sức khỏe phạm nhân cho

Chính phủ.

- Nigel Rodley and Matt Pollard (2009),7zeafmenf of prisoners under

international law, Oxford University Publishing, United Kingdom (Đối xửvới các phạm nhân theo Luật quốc tế), Nigel Rodley va Matt Pollard, Nhaxuất bản Đại học Oxford, Vuong Quốc Anh Cuốn sách đề cập tới sự pháttriển của luật quốc tế liên quan tới quyền con người của phạm nhân

Ngoài các sách chuyên khảo trên, còn có một số bài viết tiêu biểu củacác nhà khoa học được đăng trên các tạp chí luật học uy tín trên thé giớinghiên cứu về nhiều khía cạnh có liên quan tới nguyên tắc nhân đạo trong thi

hành án hình sự như: “Health Care in Prison” (Chăm sóc sức khoẻ ở nhà tù),

tác giả Jonh Reed, Tạp chí Tâm thần học, Trường Cao đăng Hoàng gia Tâmthần học, London, Vương quốc Anh, thang 6 năm 2002; “Prison reform in the

9

Trang 17

world, the role of managers” (Cải cách nhà tù trên thế giới, vai trò của nhàquản lý), tác giả Andrew Coyle, Tạp chí Pace Law, London, Vương quốcAnh, số 1 năm 2004 “Jnternational context and use of international humanrights law to reform the prisons of America” (Bỗi cảnh quốc tế và sử dungluật nhân quyền quốc tế dé cải cách nhà tù của Mỹ), tac giả Bronstein, J.Grain

borough, tạp chí Law Review, Washington, Hoa Ky, tháng 5 năm 2004;

“Prison conditions and human rights” (Điều kiện nhà tù và quyền con người),tác giả Steve Foster, Tạp chí Đại học Coventry, Vương quốc Anh, số 1, năm

Thứ hai, pháp luật nước ta đã đặt van đề kết hợp giáo dục và cải tạotrong đó giáo dục cần được đặc biệt chú trọng Nội dung chủ yếu của nguyêntắc này là yêu cầu việc áp dụng biện pháp giáo dục, cải tạo phải trên cơ sở

tính chất và mức độ phạm tội, độ tuôi, giới tính, trình độ văn hoá và các đặc

điểm nhân thân khác của người chấp hành án Như vậy, thi hành hình phạt

ban chat là quá trình giáo dục và cải tạo người phạm tội.

! Khoản 3 Điều 4 Luật thi hành án hình sự năm 2010

Trang 18

Thứ ba, pháp luật Việt Nam cần làm rõ sự chế độ đối với người đangchấp hành hình phạt tù khác với chế độ tạm giữ, tạm giam để bảo đảm thực

hiện quyền của người bị kết án phạt tù, đặc biệt các chế độ song, sinh hoat,

lao động, hoc tập va các thu nhập của người bị kết án phạt tù trong thời gianchấp hành hình phạt Ngoài ra còn các quyền khác mà họ được hưởng khi đạtđược các đầy đủ các điều kiện như giảm thời hạn chấp hành hình phạt, đặc xá,tha tù trước thời hạn có điều kiện

Thi tư, tiếp tục đưa biện pháp tha tù có điều kiện vào thực hiện bởi đây

là một chính sách nhân đạo của nhà nước, các điều kiện và trình tự, thủ tục ápdụng đã được qui định trong BLHS năm 2015 (được sửa đôi, bô sung năm

2017), BLTTHS năm 2015 và đã có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01

năm 2018, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa được bổ sung vào trong Luật thi

hành án hình sự Tuy nhiên, khi đưa biện pháp này vào áp dụng trong thực

tiễn cũng can tính đến hiệu quả giám sát thực tế với người được hưởng chếđịnh này vì hiện nay hiệu quả giám sát đối với người đang thi hành hình phạtkhông tước tự do ở nước ta chưa cao, chưa có sự phối hợp giữa các cơ quan,

tổ chức có thâm quyền còn lỏng lẻo, thiếu trách nhiệm

3 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài

Việc nghiên cứu đề tài là xây dựng, làm sáng tỏ một cách có hệ thốngluận điểm khoa học về bảo đảm quyén con người trong thi hành án phạt tù ởViệt Nam hiện nay, từ đó xác định những bat cập dé đề xuất kiến giải nhằmnâng cao hiệu quả của việc bảo đảm quyền con người trong lĩnh vực này,đồng thời đưa ra được các giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định củapháp luật về thi hành án phạt tù; đưa ra những giải pháp cơ bản nhằm hoànthiện quản ly nhà nước, khắc phục những tổn tại, nhằm nâng cao chất lượngbảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù trong thời gian tới

Với mong muốn nghiên cứu những luận điểm khoa học về khái niệm, các đặcđiểm cơ bản của bảo đảm quyền con người của phạm nhân trong thi hành ánphạt tù, mối quan hệ giữa bảo đảm quyền con người của phạm nhân trong thi

hành án phạt tù với việc thi hành các loại hình phạt khác Phân tích nội dung,

11

Trang 19

điều kiện, trình tự của việc bao đảm quyền con người của phạm nhân trong thihành án phạt tù để làm sáng tỏ bản chất pháp lý và nội dung cơ bản của thi hành

án phạt tù Nghiên cứu, đánh giá việc áp dụng các quy phạm pháp luật trong

việc bao đảm quyên con người của phạm nhân trong thi hành án phạt tù đồngthời phân tích những tồn tại xung quanh trong các trại giam, trại tạm giam nơi

có phạm nhân chấp hành án phạt tù nhăm đề xuất một số giải pháp nhằm tiếptục hoàn thiện các quy định của pháp luật và nâng cao hiệu quả về bảo đảmquyền con người của người bị kết án phạt tù trong thi hành án phạt tù trong

quá trình cải cách tư pháp hiện nay.

4 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Phương pháp luận của dé tài dựa trên quan điểm duy vật biện chứng vàchủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mac-Lénin, tư tưởng Hồ Chi Minh,các quan điểm của Dang và Nhà nước về THAHS, về dau tranh phòng vachống tội phạm, cũng như thành tựu của các ngành khoa học khác như: LuậtTHAHS, luật hình sự, luật TTHS và triết học, những luận điểm khoa họctrong các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo và các bài viết đăng trêntạp chí của một số nhà khoa học trong lĩnh vực tư pháp hình sự

Đề tài còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: phương phápthống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp luật học so sánh Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài còn dựa vào các văn bản pháp luật của Nhànước và những giải thích thông nhất có tính chất chỉ đạo của công tác thi hành

hình phạt tù.

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài

5.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài chủ yếu sẽ là những quy định, chếđịnh pháp luật về quyền con người và thi hành bản án phạt tù, các văn bảnpháp luật liên quan và nghiên cứu về thực tiễn công tác thi hành án phạt tùdưới khía cạnh bảo đảm quyền con người Do vậy, khi dé cập đến bảo đảmquyền con người của người bị kết án phạt tù, đề tài cũng chỉ chủ yếu tập trungnghiên cứu những quy định, chế định pháp luật có liên quan trực tiếp nhất đến

Trang 20

bảo đảm quyền con người trong thi hành án phat tù và những tồn tại trongthực tiễn thi hành án phạt tù.

5.2 Pham vi nghién cứu

Nghiên cứu, phan tích khái niệm, các đặc điểm cơ bản của bảo đảmquyền con người trong thi hành bản phạt tù, cơ sở và nội dung của cơ chế bảođảm quyền con người của người đang chấp hành án phạt tù trong trại giam.Phân tích các qui định của pháp luật trong việc bảo đảm quyền con người đangchấp hành án phạt tù trong trại giam và đánh giá việc áp dụng các quy phạmpháp luật trong thi hành án phạt tù đồng thời phân tích những tồn tại xungquanh việc quy định về trình tự thủ tục về quyền của phạm nhân nhằm dé xuấtmột số giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật về thihành án phạt tù và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền conngười trong thi hành án phạt tù nói chung và đang chấp hành án phạt tù trong

trại giam nói riêng.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

Đề tài cung cấp tài liệu phục vụ cho việc nghiên cứu và giảng dạy của

giảng viên và sinh viên trong trường Đại học Luật Hà Nội, các cơ sở đào tạo,

Viện nghiên cứu cũng như các cá nhân, tổ chức có quan tâm

Những kiến thức pháp lý cũng như những kiến nghị được nêu ra trong

dé tài là những đóng góp khoa học mang tính thiết thực, có thé phụ vụ quatrình hoàn thiện pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền con người của người

bị kết án phạt tù tại Việt Nam

NOI DUNG

Đề tai bao gồm những nội dung chính sau:

Tư nhất,những van đề lý luận về bảo đảm quyền con người của người

bị kết án phạt tù Trong phan nay, dé tài tập trung nghiên cứu những van dé vềkhái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn và các cơ chế bảo đảm quyền con ngườicủa người bị kết án phạt tù

Thứ hai, các qui định của pháp luật Việt Nam về bảo đảm quyền conngười của người bị kết án phạt tù và thực tiễn thi hành Mục đích của phần

13

Trang 21

này là nhằm phân tích những nội dung của pháp luật Việt Nam về bảo đảmquyền con người của người bị kết án phạt tù, có sự lồng ghép, so sánh các quiđịnh của pháp luật quốc tế về quyền con người và bảo đảm quyền con ngườicủa người bị kết án phạt tù, từ đó áp dụng vào thực tiễn thi hành án phạt tù tạiViệt Nam trong việc bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù.

Thứ ba, những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật va nâng cao chấtlượng bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù tại Việt Nam.Trong phần này, chúng tôi đưa ra những kiến nghị cụ thể nhằm hoàn thiệnpháp luậtthi hành án hình sự Bên cạnh đó là các giải pháp về cơ chế nhằmbảo đảm các quyên con người của người bị kết án phat tù

và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm ton hại đếnnhân phẩm và sự tự do của con người Ở Việt Nam một số định nghĩa vềquyền con người do một số chuyên gia, cơ quan nghiên cứu từng nêu ra cũngkhông hoàn toàn giống nhau, nhưng xét chung, quyền con người thường được

hiệu là những nhu cau, lợi ích tự nhiên, vôn có và khách quan của con người

? Đại học Quốc gia Hà Nội, Khoa Luật (2009), Giáo trình lý luận và pháp luật về quyền con người, nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr 42

3 Nguyễn Đức Phúc (2012), Thực hiện pháp luật vé quyén con người của phạm nhân trong thi hành án phạt

tù ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ luật học, Học viện chính trị- hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội,

tr.37.

Trang 22

được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thoả thuận pháp lýquốc tế Chỉ khi được pháp luật ghi nhận thì các quyền của con người mớiđược đảm bảo một cách đầy đủ Thông qua pháp luật, các quyền con ngườikhông còn tôn tại dưới dạng những qui tắc dao đức mà trở thành những chuẩn

mực, qui tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc đối với tat cả các chủ thé trong

xã hội.

Người bị kết án phạt tù là người buộc phải chấp hành bản án phạt tù đã

có hiệu lực pháp luật của Tòa án và đã có quyết định đưa bản an đó ra thi

hành Đối với người bị kết án phạt tù trước hết họ cũng là con người nên họcũng được hưởng các quyền đương nhiên với tư cách là một thực thê tự nhiên

và nhà nước phải có trách nhiệm trong việc bảo đảm những quyên đó chongười bị kết án phạt tù Bat kê người bị kết án phạt tù ở mức độ phạm tội gì,

lý do giam giữ thế nào thì họ vẫn được pháp luật bảo đảm các quyền conngười Khi trở thành người bị kết án phạt tù, họ có địa vị pháp lý hoàn toànkhác với các chủ thé tham gia t6 tụng khác và những công dân bình thườngkhác trong xã hội Tòa án hay bat cứ cơ quan có thầm quyên nào có thé tuyên

bố tước quyên tự do của họ nhưng không thé phủ nhận quyền con người của

họ.

Như vậy, guyén con người của người bị kết án phạt tù là những nhucâu, lợi ich tự nhiên vốn có và khách quan của con người mà một người bịbuộc phải chấp hành bản án phạt tù đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án và

đã có quyết định đưa ban an đó ra thi hành được hưởng do pháp luật Việt

Nam công nhận.

Quyền con người của người bị kết án phạt tù có những đặc điểm sau:Thứ nhất, quyền con người của người bị kết án phạt tù là những nhucầu, lợi ích tự nhiên vốn có và khách quan của con người mà người bị kết án

phạt tù được hưởng.

Thứ hai, quyền con người của người bị kết án phạt tù được qui định

trong pháp luật thi hành án hình sự và các văn bản pháp luật khác liên quan

trừ những quyền bị pháp luật hoặc Tòa án tước được ghi trong bản án hoặc

15

Trang 23

quyết định đã có hiệu lực pháp luật Có thé khái quát các quyền cơ bản củaphạm nhân thành 6 nhóm quyền sau:

e An toàn về thân thé và tôn trọng nhân phẩm: bao gồm cam tra tan,đối xử tan ác, vô nhân đạo; việc nhập trai và phân loại phạm nhan; bao dam

e Sử dụng thời gian trong trại giam hữu ích nhất: việc lao động, giáo

đục, văn hóa, tôn giáo, học nghề, chuẩn bị cho việc tải hòa nháp;

e Quyên liên lạc với bên ngoài, vấn dé giam kin và biệt giam;

e Quyên khiếu nại

Thứ ba, quyền con người của người bị kết án phạt tù có các quyềnchung như những người bị kết án hình sự được pháp luật qui định và cácquyền đặc thù không trái với các quyền chung của người bị kết án hình sự

được pháp luật qui định.

- Khái niệm về bảo đảm quyền con người và bảo đảm quyền con ngườicủa người bị kết án phạt tù:

“Bảo đảm là làm cho chắc chắn, thực hiện được, giữ gìn được hoặc códay đủ những gi can thiết; bảo dam là cam đoan chịu trách nhiệm về việc gìdo: bảo đảm hoàn thành kế hoạch, bảo đảm giữ bí mật” Pháp luật quốc tế vềquyền con người nói chung và về thi hành án phạt tù nói riêng chủ yếu tiếp cận

từ góc độ bảo đảm quyền con người, đặt ra các tiêu chuẩn tối thiểu trong việcđối xử với con người nói chung và phạm nhân nói riêng để các quyền conngười cơ bản của họ được bảo đảm thực hiện Bên cạnh đó các quyền côngdân mà người bị kết án phạt tù chưa bị bản án kết tội tước bỏ được bảo đảmcũng như ràng buộc trách nhiệm của các quốc gia trong việc bảo đảm các tiêu

chuân tôi thiêu ây.

* Đại từ điển tiếng Việt (2010), Nxb Đại học quốc gia TPHCM, tr 79

Trang 24

Bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù trong pháp luật

thi hành án hình sự là làm cho những quy định của pháp luật thi hành án hình

sự về quyền của họ được tuân thủ, chấp hành, áp dụng một cách triệt đề,nghiêm minh, thống nhất thông qua các cơ quan thi hành án hình sự

Bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù còn nhằm mụcđích tạo dựng niềm tin trong nhân dân vào sự nghiêm minh của pháp chế,minh bạch, bình đăng của pháp luật và sự uy tín của bộ máy nhà nước nói

chung và cơ quan thi hành án hình sự nói riêng.

Như trên đã đề cập đến 6 nhóm quyền con người của người bị kết ánphạt tù cần được bảo đảm, để bảo đảm 6 nhóm quyền này, nhà nước cần cócác cơ chế bảo đảm hữu hiệu, trước hết phải xây dựng hệ thống các quy phạmpháp luật hoàn chỉnh trong lĩnh vực nay Do chính là chuẩn mực chung, côngbăng đối với tất cả mọi người, vừa cần đến Nhà nước đề thực hiện công bằng

xã hội vừa cần đến để hạn chế sự lạm quyên, thông qua đó, công dân mới có

cơ sở pháp lý dé thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của mình khi thamgia vào quan hệ pháp luật trong lĩnh vực thi hành án hình sự Đồng thời, đócũng là cơ sở pháp lý để các cơ quan tư pháp, cơ quan thi hành án hình sự vàcác t6 chức xã hội, thực hiện đầy đủ trách nhiệm cua minh trong hoạt động thihành án hình sự nhằm góp phan giải quyết có hiệu quả các van đề liên quanđến quyền của người bị kết án phạt tù, góp phần bảo vệ an ninh trật tự và an

phạt tù được thực hiện.

Bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù có những đặcđiểm sau:

17

Trang 25

Thứ nhất, tạo ra các tiền đề, điều kiện về mặt pháp luật nhằm bảo đảmquyền của người bị kết án phạt tù Đối với hệ thống các quy phạm pháp luật

về quyền của người bị kết án phạt tù phải được quy định đầy đủ, cụ thể, trong

đó có các quyền quan trọng như: Quyền bat khả xâm phạm về thân thể, danh

dự, nhân phẩm Đối với hệ thống các quy phạm pháp luật quy định về cocau, t6 chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án hình sự bao gồm cácquy định: Về cơ cấu, tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý thi hành phạt

tù và cơ quan thi hành án phạt tù Đây là các cơ quan nhà nước trực tiếp thựchiện việc bảo đảm các quyền của người người bị kết án phạt tù; các quy định

về quyền và nghĩa vụ của các cơ quan này Trong đó, phải xác định đầy đủ, cụthể các quyền và nghĩa vụ của những người có quyên thi hành án phạt tù,trách nhiệm của họ trong việc bảo đảm thực hiện các quyền của người bị kết

án phạt tù.

Thứ hai, thiết lập cơ chế phối hợp trong việc bảo đảm quyền của người

bị kết án phạt tù phải đồng bộ, chặt chẽ Trong hoạt động, các cơ quan thi

hành án phạt tù, người đại diện các cơ quan này thực hiện các chức năng,

nhiệm vụ riêng của mình do luật định, nhưng phải trên cơ sở các nguyên tắc:bảo dam tính khách quan, toàn diện, day đủ, đúng pháp luật dé tránh việc lamquyên, lộng quyền, vi phạm pháp luật từ phía các cơ quan thi hành án phạt tù

và người đại diện của các cơ quan này Từ đó, nhằm đạt mục đích chung làbảo vệ lợi ích Nhà nước, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân

Thị hành án hình sự là lĩnh vực hoạt động của các cơ quan nhà nước với chức

năng, nhiệm vụ, thầm quyền khác nhau, nhưng có chung một mục đích là bảođảm chất lượng, hiệu quả của việc thi hành án hình sự theo quy định của pháp

luật.

Thứ ba, đặt ra các biện pháp giám sát đối với việc bảo đảm quyền củangười bị kết án phạt tù Các biện pháp này cần phải được thực hiện một cáchchặt chẽ Thị hành án phạt tù là hoạt động thực hiện quyền lực nhà nước liênquan trực tiếp đến quyền con người, quyền công dân Cho nên, đòi hỏi phải có

sự giám sát chặt chẽ, để các hoạt động trong lĩnh vực này luôn được thông

Trang 26

suốt, đúng pháp luật, bảo đảm tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân Việc giám sát đối với hoạt động thi hành án phat tù cần phải phát huyđược đông đảo các co quan nhà nước, tô chức xã hội và công dân tham gia.Trong đó, cần xác định rõ các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của “ngườigiám sát”, “người chịu sự giám sát” việc giải quyết các vướng mắc trong hoạt

động này

1.2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về bảo đảm quyền con người củangười bị kết án phạt tù

* Xuất phát từ sự bảo đảm phù hợp với các văn bản pháp luật quốc

tế về quyên con người và quyên con người của người bị kết án phạt tù

Tuyên ngôn thé giới về nhân quyền được thông qua và được tuyên bốtheo Nghị Quyết số 217A ngày 10/12/1948 của Đại hội đồng liên hợp quốc.Bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyên có lời nói đầu và 30 điều quy định vềcác quyền cơ bản của con người, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và cácquốc gia trong việc bảo vệ các giá trị và quyền lợi của con người trong đờisống cộng đồng Tuyên ngôn thé giới về nhân quyền cho rang các giá trị vốn

có và các quyền của con người là nền tảng của tự do, hoà bình trên thế giới.Các quyền cơ bản của con người bao gồm: Quyền được sông, quyền tự do và

an ninh cá nhân; quyền bình dang trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ;quyền tự do về đời tư, nhà cửa, thư tín; quyền tự do đi lại, tự do cư trú,quyền có một quốc tịch; quyền kết hôn và xây dựng gia đình; quyền sở hữutài sản; quyền tự do tư tưởng, nhận thức, tôn giáo và tự do ngôn luận; quyền

tự do hội họp; quyền làm việc, tự do chọn nghề, được có những điều kiện

làm việc thuận lợi và chính đáng: quyền nghỉ ngơi và giải trí; quyền đượcgiáo dục, học tập; quyền tự do tham gia và thưởng thức các hoạt động vănhoá, nghệ thuật Dé đảm bảo các quyền nói trên, các quốc gia thành viên Liênhợp quốc cam kết thực hiện đầy đủ các điều kiện quy định trong bản Tuyênngôn thế giới về nhân quyền này Các quyên con người phải được bảo vệ băngpháp luật của Liên hợp quốc và từng quốc gia phù hợp với bản Tuyên ngôn thếgiới về nhân quyên này Mọi người phải có nghĩa vụ đối với cộng đồng mà

19

Trang 27

mình đang sống, công tác và làm việc dé tham gia bảo vệ các quyền con người

người được thế giới thừa nhận rộng rãi Đảng và Nhà nước ta khang dinh

quyền con người là thành qua và khát vọng chung của nhân loại

Như vậy, quyền của người bị kết án phạt tù là các nhu cầu, lợi ích tựnhiên vốn có, khách quan được pháp luật qui định và nà nước tô chức thựchiện trong thi hành án phạt tù Toàn bộ hệ thống quan điểm, chính sách, pháp

luật của Đảng, Nhà nước là căn cứ, định hướng cho các cơ quan chức năng và

trại giam cụ thé hoá dé triển khai thực hiện bang các biện pháp cần thiết nhằmđảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như nghĩa vụ của phạm nhân Đểđảm bảo quyền con người và chính sách nhân đạo của Đảng, Nhà nước Việt

Nam trong công tác quản lý, giáo dục cải tạo phạm nhân, những năm qua các

trại giam đã thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật, bảo đảm tốt cácquyền và lợi ích hợp pháp của phạm nhân trên thực tế, đặc biệt đã làm tốt vàtập trung vào các vấn đề lớn như: Chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt và chữa bệnhcủa phạm nhân; Chế độ lao động, học tập của phạm nhân; Chế độ giảm thờihạn chấp hành hình phạt tù cho phạm nhân; Chế độ thăm gặp nhận, gửi thư,quà, khiếu nại, tổ cáo; Giám sát đối việc thực hiện chế độ, chính sách đối với

phạm nhân.

* Xuất phát từ thực trạng thi hành án phạt tù dưới góc độ bảo đảmquyễn con người

Thực trạng thi hành án phạt tù cho thấy, mặc dù các qui định của

pháp luật thi hành án hình sự là khá đầy đủ để bảo đảm các quyền conngười của người bị kết án phạt tù, tuy nhiên quá trình thực hiện còn nhiềubất cập, một số trại giam vẫn chưa đảm bảo được quyền và lợi ích của họ

Trang 28

Việc tổ chức giam giữ còn chưa được tiến hành day đủ, chưa đảmbảo các quyền con người về sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bịkết án phạt tù Do số lượng người bị kết án trong những năm qua tăng quánhanh (năm 2017 số lượng phạm nhân chấp hành án tại các trại tạm giam là172.856 người so với cả năm 2011 chỉ có 107.900 người), tính chất tội phạmnguy hiểm, diễn biến phức tạp hon đã tạo áp lực rất lớn cho công tác giam giữ

và ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, biên chế cán bộ các trại giam,trại tạm giam, nhà tạm giữ ở nước ta hiện nay Công tác tổ chức giam giữ còndàn trải ở 63 tỉnh thành trên cả nước nên phân tán về đầu tư cơ sở vật chất,biên chế cán bộ, chưa áp dụng thống nhất các chế độ theo hướng cải thiện cácđiều kiện cho người bị kết án trong giai đoạn chờ thi hành án

Ngoài ra việc thực hiện các quyền được tạm đình chỉ, đình chỉ, miễnchấp hành án phạt tù, đặc xá, tha tù trước thời hạn có điều kiện và tái hòanhập cộng đồng còn nhiều hạn chế Những tôn tại trong việc thực hiện quyềnnày của phạm nhân thể hiện ở hình thức áp dụng pháp luật, vi phạm điều kiện

áp dụng Trong việc xét giảm và xét tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù chophạm nhân còn nhiều sai sót Về công tác đặc xá được thực hiện nghiêm túc

theo quyết định của Chủ tịch nước nhưng việc kiểm tra và thâm định hồ sơ

đặc xá vẫn còn một số thiếu sót, đó là các văn bản hướng dẫn về điều kiện,tiêu chuẩn, thủ tục tiễn hành đặc xá cho cán bộ có thẳm quyền và phạm nhânchưa kịp thời, đồng bộ

* Xuất phát từ thực trạng quan ly thi hành phạt tù dưới góc độ bảođảm quyên con người

Việc kiểm tra, thanh tra, giám sát các vi phạm trong giam giữ phạmnhân còn chậm trễ và nhiều bat cập

Thông qua giám sát các báo cáo này, những mặt hạn chế được chỉ ranhư: Tình trạng chậm trễ trong quá trình xác minh, hoàn tất thủ tục hồ sơ để

áp giải thi hành án vẫn còn tôn tại Số người trốn thi hành án van còn 1.034trường hợp và kết quả truy bắt người trốn thi hành án thấp hơn so với cùng kỳnăm 2016 Công tác kiểm soát an ninh ở các trại giam vẫn còn những bắt cập,

21

Trang 29

cá biệt có trường hợp phạm nhân đang chấp hành án vẫn sử dụng điện thoại,facebook điều hành nhóm xã hội đen ở địa phương hoặc có trường hợp phạmnhân giết người ngay tại khu vực thăm gặp thân nhân ở trại giam” Một số vấn

dé liên quan đến bảo đảm quyền con người của phạm nhân trong trại giamđược ghi nhận trong báo cáo thâm tra như: Số phạm nhân tự tử là 13 người,

tăng 03 trường hợp so với cùng kỳ năm 2016 và xảy ra 01 trường hợp phạm

nhân chết do đánh nhau Tình hình phạm nhân vi phạm kỷ luật có giảm nhưngvẫn diễn biến phức tạp, theo Báo cáo của Viện trưởng VKSNDTC còn tới

3.434 lượt phạm nhân vi phạm kỷ luật, 29 phạm nhân phạm tội mới Công tac

tái hoà nhập cộng đồng còn nhiều hạn chế và chưa nhận được sự quan tâmđúng mức của các cấp chính quyên địa phương

1.3 Các cơ chế bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt

Muốn xác định được cơ chế bảo đảm quyên của người bị kết án phat tùthì cần phải làm rõ các thành tố của cơ chế Khi nói về cấu trúc của cơ chếbảo đảm quyên của người bị kết án phạt tù là nói đến những thành tố của cơchế và các mối quan hệ bền vững tác động lẫn nhau giữa chúng Vai trò củamỗi thành t6 khác nhau trong cơ chế bảo đảm quyền của người bị kết án phạt

tù là khác nhau Có thành tố đóng vai trò quan trọng, có thành tố đóng vai tròphụ trợ Bảo đảm quyền của người bị kết án phạt tù là một lĩnh vực bảo đảmpháp lý Vì vậy, bảo đảm quyền của người bị kết án phạt tù phải hội tụ đầy đủcác thành tô bao đảm quyền con người, quyền công dân nói chung Bên cạnh

đó, bảo đảm quyên của người bị kết án phạt tù còn bao gồm các thành tố bảo

đảm đặc trưng cơ bản sau đây:

Thứ nhất, bảo đảm quyên con người của người bị kết dn phạt tù bằng

hệ thong pháp luật thi hành án hình sự hoàn chỉnh, đồng bộ, thong nhất

> Phạm nhân Pham Văn Bao (SN 1989), quê quán: Đội 7, xã Hải Thanh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định, đang chấp hành án tại Trại giam Xuân Hà (Hà Tĩnh) dùng điện thoại, mạng xã hội (facebook) điều hành nhóm xã hội đen, đe doạ một số người dân tại địa phương

° Trường hợp phạm nhân Nhữ Văn Duc dùng dao (do vợ mang vào) giết vợ tại buồng thăm gặp trong Trại

giam Thủ Đức.

Trang 30

Dé bảo đảm quyền của của người bị kết án phạt tù, cùng với việc xâydựng hệ thống các quy phạm pháp luật về quyền của người bị kết án phạt tù,một yêu cầu quan trọng đặt ra là phải thường xuyên làm tốt công tác hệ thốnghóa các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này để kịp thời loại bỏnhững quy phạm pháp luật không còn phù hợp, sửa đổi, bố sung những quyphạm pháp luật chưa phù hợp với thực tiễn, làm cơ sở cho việc ban hành mớinhững quy phạm pháp luật do nhu cầu thực tiễn của đời sống kinh tế, chínhtrị, văn hóa, xã hội đặt ra cho lĩnh vực này Đồng thời phải xây dựng, banhành những quy định mang tính bảo đảm thực hiện các quyền của ngườingười bị kết án phạt tù.

Thứ hai, bảo đảm quyên con người của người bị kết án phạt tù bằng hệthong tô chức hoạt động của các cơ quan quản lý thi hành án phạt tù dong

bộ, thông nhất

Hoạt động của các cơ quan quản lý và thi hành án phạt tù là hoạt động

trực tiếp liên quan đến các quyền tự do dân chủ của công dân, đến việc bảo vệcác quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nên thực chất đó là hoạt độngbảo vệ quyền của người bị kết án phạt tù Qua đó, hiệu quả của hoạt động thihành án phat tù luôn được gan liền với hiệu quả của việc bảo đảm quyền củangười bị kết án phạt tù nói riêng và bảo đảm quyền con người, quyền côngdan trong đời sống xã hội nói chung Đồng thời, trong hoạt động nay mọi biểu

hiện của việc không làm đúng hoặc vi phạm pháp luật của những người có

thâm quyên đều liên quan đến vi phạm đối với quyền con người, quyền côngdân của người bị kết án phạt tù

Thứ ba, bảo đảm quyên con người của người bị kết án phạt tù bằng sựphối hợp hoạt động hiệu quả giữa các cơ quan thi hành án phạt tù

Dé hệ thống các cơ quan thi hành án phạt tù và các cơ quan quản lý vàthi hành án hình sự hoạt động thông suốt, có hiệu quả, hiệu lực cần phải cómột cơ chế phối hợp thống nhất và đồng bộ về tô chức và hoạt động giữa các

cơ quan, tô chức này Trong đó sự phối hợp là cơ sở dé giải quyết các sự việcđược thống nhất, đúng pháp luật Hoạt động thi hành án phạt tù cần phải có sự

23

Trang 31

chế ước lẫn nhau dé bảo đảm cho các cơ quan quản lý và thi hành án phạt tùthực hiện đúng các quy định của pháp luật tránh việc lạm quyên, lộng quyên,

vi phạm pháp luật trong hoạt động thi hành án phat tù.

Thứ tư, bảo đảm quyên con người của người bị kết án phạt tù bằng các

hoạt động giảm sát, thanh tra khách quan, chính xác trong hoạt động thi hành an phat tu

Để công tác giám sát hoạt động thi hành án phạt tù có hiệu quả cầnthiết phải xây dựng cơ chế giám sát, sự phối hợp trong quá trình giám sát;trách nhiệm thâm quyền của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giámsát Có như vậy mới tăng cường hiệu quả của công tác giám sát góp phanbảo đảm đối với quyền người bị kết án phạt tù

Thứ năm, bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù bằnggiải quyết khiếu nại, tô cáo và xử ly vi phạm

Cơ sở lý luận và thực tiễn cho thấy, chỉ khi quyền và lợi ích hợp phápngười bị kết án phạt tù chưa được giải quyết thỏa đáng, bị xâm phạm hoặc khi

có vi phạm pháp luật của người có thâm quyên thi hành án phạt tù thì mới nảysinh việc khiếu nại, tố cáo và yêu cầu xử lý vi phạm Cho nên, bộ máy các cơ

quan thi hành án phạt tù trong sạch, lành mạnh, hoạt động thi hành án phạt tù

có hiệu quả, được người người bị kết án phạt tù “tam phục, khẩu phục” thìtình trạng khiếu nại, tố cáo được thuyên giảm và ngược lại Chính vì vậy, débao dam quyén của người bị kết án phạt tù, một nội dung quan trọng là phảităng cường công tác giải quyết khiếu nại, tổ cáo và kịp thời xử lý vi phạm dongười có thẩm quyền thi hành án phat tù gây ra

Thứ sáu, bảo đảm quyên con người của người bị kết án phat tù bằngcác điều kiện vật chat cho người bị kết án phạt tù chấp hành án theo qui định

của pháp luật và tăng cường y thức trách nhiệm của can bộ làm công tác thi hành an phat tu

Hoạt động thi hành án phạt tu phần lớn diễn ra tại các trại giam, trại

tạm giam, nhà tạm giữ trên cả nước nên đòi hỏi trụ sở làm việc, công cụ

phương tiện làm việc, trang thiết bị phục vụ cho công tác thi hành án phạt tù

Trang 32

Bên cạnh đó là các cơ sở vật chất nhằm bảo đảm các chế độ ăn, mặc, ở, sinhhoạt, học tập, lao động, giải trí cho những người bị kết án phạt tù theo quiđịnh của pháp luật Chỉ khi người bị kết án phạt tù được bảo đảm các chế độnày thì các quyền của họ mới được thực hiện trên thực tế.

Các cán bộ, chiến sĩ làm công tác thi hành án đóng vai trò quan trọngtrong việc bảo đảm quyền con người của người bị kết án phạt tù vì họ làngười trực tiếp áp dụng các qui định của pháp luật đến từng người bị kết án

Bên cạnh đó họ cũng là người thực hiện với ý thức, trách nhiệm và lương tâm

nghề nghiệp Do đó các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng, số lượng của

đội ngũ cán bộ, chiến sỹ làm công tác thi hành án hình sự, nâng cao ý thứcnghề nghiệp, đạo đức, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kết ánphạt tù là vô cùng cần thiết

Thứ bay, bảo đảm quyển con người của người bị kết án phạt tù bangcác hoạt động xã hội hóa trong trại giam, nhanh chóng day manh hoat dongtha tù trước thời hạn có điều kiện

Nghị quyết số 49-NQ/TW chỉ rõ: “Tieng bước thực hiện việc xã hội hoá

và quy định những hình thức, thủ tục để giao cho tô chức không phải là cơquan nhà nước thực hiện một số công việc thi hành án”, đặc biệt cần lưu ýđến vấn đề nhiệm vụ, quyền hạn của tô chức thực hiện xã hội hóa, quy định rõràng về quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thâm quyền hỗ trợ và thực hiệnmột số công việc về cưỡng chế trong thi hành án, bảo đảm quyền lực nhànước do Nhà nước thực hiện Bên cạnh đây mạnh công tác xã hội hóa trongtrại giam, cần nhanh chóng đưa biện pháp tha tù trước thời hạn có điều kiện

vào thực hiện Day là một chính sách nhân đạo của nhà nước, coi trọng giáo

dục hơn trừng trị đối với người được tha tù trước thời hạn có điều kiện Banchất của biện pháp này là mang tính chất cộng đồng, quá trình chấp hànhhình phạt của người phạm tội dựa trên sự thay đôi của chính bản thân củangười bị kết án dưới sự giám sát, hỗ trợ của cộng đồng bao gồm cả chínhquyền địa phương, cơ quan làm việc, gia đình, trường học và cộng đồngdân cư Do đó, cần tăng cường và day mạnh hoạt động này nhằm phát huy

25

Trang 33

sự hỗ trợ của cộng đồng, giảm tải tình trạng giam giữ trong trại giam, bảođảm hơn nữa các quyền con người của người bị kết án phạt tù.

2 Qui định của pháp luật về bảo đảm quyền con người của người

Đối với phạm nhân, nguyên tắc 1, Tập hợp các nguyên tắc về bảo vệ tat

cả những người bị giam hoặc cầm tù dưới bất kì hình thức nào của Liên HợpQuốc năm 1988 đã khang định: “Tat cả những người bị giam hoặc cam tùdưới bắt kì hình thức nào déu phải được đối xử một cách nhân đạo và đượctôn trọng với phẩm giá vốn có của con người ”” Quyền bất khả xâm phạm vềthân thể, danh dự, nhân phẩm được Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam ghinhận tại Điều 20 như sau: “Moi người có quyén bat khả xâm phạm về thânthể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không bị tratấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất cứ hình thức đối xử nào khác xâmphạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm” Trong Luật thihành án hình sự, Điều 9 quy định về những hành vi bị nghiêm cam trong thihành án hình sự cũng không hề đề cập đến hành vi tra tan Việc không quyđịnh hành vi tra tấn trong điều này sẽ dẫn đến thiếu căn cứ pháp lý dé xử lýhành vi trên Đồng thời với việc ghi nhận quyền bất khả xâm phạm về thânthé, danh dự, nhân phẩm, pháp luật còn quy định trách nhiệm của các cơ quantiễn hành tố tụng trong việc bảo đảm quyền này Trong lĩnh vực thi hành án,trách nhiệm của cơ quan có thâm quyền trong thi hành án hình sự được dé cậptrong Điều 4 Luật thi hành án hình sự năm 2010 Đây là những quy định

Đỗ Thị Phượng (2011), Quyên con người, quyền công dân dưới góc độ pháp luật tô tụng hình sự Việt Nam, Tạp chí luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội số 1, tr 50.

Trang 34

mang tính chất nguyên tắc chi phối toàn bộ quá trình thi hành án hình sự.Việc tuân thủ và thực hiện triệt dé các quy định này là một trong những cáchthức thực thi quyền con người của người bị kết án phạt tù trong thi hành ánhình sự Theo quy định tại Điều 4, các cơ quan có tham quyên trong thi hành

án hình sự phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, bảo đảm lợi ích của Nhà nước,quyền và lợi ích hợp pháp của tô chức, cá nhân Đặc biệt, quy định tại khoản

3 Điều 4 phản ánh một cách rõ nét nhất trách nhiệm của các cơ quan nàytrong việc bảo đảm quyền của người chấp hành án Khoản 3 Điều 4 quy định

“bao đảm nhân đạo xã hội chủ nghĩa, tôn trọng nhân phẩm, quyền và lợi íchhợp pháp của người chấp hành án” Tuy nhiên, trong nội dung của nguyên tắcnày có hai van dé lớn khá độc lập với nhau đó là nguyên tắc nhân đạo xã hộichủ nghĩa và nguyên tắc tôn trọng các quyền, lợi ích của người chấp hành ánvới tư cách là người đã bị hạn chế một số quyền công dân do đã bị kết án phạt tù

- Quy định pháp luật về bảo đảm quyên được tiếp cận thông tin củangười bị kết án phạt tù

Với tư cách con người, người chấp hành án phạt tù phải được giữ mốiliên hệ với thế giới bên ngoài, với gia đình, người thân, luật sư, được biết cácthông tin quan trọng trừ một số trường hợp hạn chế để bảo đảm cho công tácthi hành án Quyên được tiếp cận thông tin của người chấp hành án phạt tùđược hiểu trên hai khía cạnh là quyền được thăm gặp thân nhân và quyềnđược thông tin Quyền được thăm gặp thân nhân được đề cập trong nguyêntắc thứ 19 Những nguyên tắc cơ bản trong việc đối xử với tù nhân (được Đạihội đồng Liên Hợp Quốc thông qua và công bố theo Nghị quyết 45/111 ngày14/12/1990).Trong pháp luật Việt Nam, quyền được liên lạc, thăm gặp thânnhân được quy định tại điều 46, 47 Luật thi hành án hình sự năm 2010.Dé tạođiều kiện cho các cơ quan có thâm quyền thống nhất trong thi hành luật Thihành án hình sự năm 2010, Bộ Công an đã ban hành thông tư số 07/2018 TT-BCA quy định việc phạm nhân gặp thân nhân, nhận, gửi thư, nhận tiền, đồ vật

và liên lạc điện thoại với thân nhân.

27

Trang 35

Có thê nói, chế độ thăm gặp, liên lạc đối với phạm nhân trong Luật Thịhành án hình sự 2010 là tương đối phù hợp, tạo điều kiện để phạm nhân giữmối liên hệ với thế giới bên ngoài đồng thời bảo đảm không gây xáo trộnnhiều trong công tác giam giữ phạm nhân Chế độ này cũng tương thích vớicác chuân mực quốc tế Hiện nay, Luật Thi hành án hình sự năm 2010 không

có quy định riêng đối với nhóm phạm nhân này mà áp dụng quy định thămgặp, liên lạc chung theo chúng tôi là chưa phù hợp, cần sửa đổi để đáp ứngnhu cầu tinh thần của phạm nhân nữ có con dưới 36 tháng tuổi.Khía cạnh thứhai của quyền được liên lạc với thế giới bên ngoài là quyền được tiếp cậnthông tin Ở cấp độ quốc tế, đoạn 39 các quy tac tối thiêu về tiêu chuẩn đối xửvới tù nhân năm 1955 quy định “Ti nhân phải thường xuyên được biết nhữngtin tức quan trọng thông qua việc đọc báo, tạp chí định kỳ hay những ấnphẩm đặc biệt của nhà tù, thông qua nghe đài, diễn thuyết hay bất kì biệnpháp tương tự nào do ban quản lý nhà tù cho phép và kiểm soát” Ö ViệtNam, quyền được thông tin của phạm nhân được quy định tại khoản 2 Điều

28 Luật Thị hành án hình sự, đó là phạm nhân được thông tin về thời sự,

chính sách pháp luật của nhà nước Quy định này mới chỉ dừng lại ở việc xác

định loại thông tin Sau đó, thông tư liên tịch số 02/2012 BTP-BGDĐT hướng dẫn việc tô chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáodục công dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinhhoạt, giải trí cho phạm nhân quy định chi tiết về hình thức cung cấp thông tincho phạm nhân, nội dung thông tin Như vậy, quyền được thông tin của phạm

TTLT-BCA-BQP-nhân chỉ được giới hạn ở loại thông tin là thời sự, chính sách pháp luật của Nhà nước.

- Quy định của pháp luật về bảo đảm quyên được khiếu nại và giảiquyết khiếu nại của người bị kết án phạt tù

Quyền được khiếu nại và giải quyết khiếu nại được quy định rất cụ thểtrong Quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử đối với tù nhân năm 1955, đoạn35,36 Trong pháp luật Việt Nam, quyền về khiếu nại, tổ cáo là quyền conngười được ghi nhận tại Điều 30 của Hiến pháp năm 2013 Quyền khiếu nại,

Trang 36

tố cáo của người bị kết án phạt tù được quy định trong Chương XXXIII Khiếunại, t6 cáo trong tố tụng hình sự và Chương XIII giải quyết khiếu nại, tố cáo

trong thi hành án hình sự trong Luật thi hành án hình sự năm 2010 Theo đó,

người chấp hành án hình sự có quyền khiếu nại, t6 cáo những hành vi quyếtđịnh trái pháp luật của cán bộ cơ quan tham gia thi hành án phạt tù, của bất cứ

cá nhân nao khác vi phạm pháp luật trong thi hành án phạt tù và chịu trách

nhiệm về hành vi khiếu nại, tố cáo của mình Theo đánh giá của chúng tôi,các quy định về quyền được khiếu nại, tố cáo vẫn chưa tạo ra cơ sở pháp lýday đủ dé bảo vệ quyền con người của người bị kết án phạt tù Theo tinh thầnchung từ Điều 150 đến Điều 164 Luật Thi hành án hình sự quy định: thủtrưởng cơ quan của người bị khiếu nại có quyên giải quyết khiếu nại, chỉ đượckhiếu nại 2 lần Đối với các trường hợp khiếu nại, liên quan đến quyết định,

hành vi trái pháp luật trong quan lý, giáo dục phạm nhân của người được giao

quản lý, giáo dục phạm nhân thì do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.Theo quy định này, để khiếu nại một vẫn đề nào đó, người chấp hành án phạt

tù phải viết đơn khiếu nại và gửi đến người có thâm quyền giải quyết khiếunại nói trên Tuy nhiên, theo Điều 47 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 thìmọi thư, điện tín, liên lạc của phạm nhân đều bị kiểm tra, kiểm duyệt bởi trạigiam Cơ chế này không đảm bảo tính khách quan, dân chủ trong việc tạođiều kiện cho phạm nhân thực hiện quyền khiếu nại, đồng thời không đảmbảo tính an toàn trong việc bảo vệ phạm nhân do đã gửi đơn khiếu nại mộthành vi nào đó của cán bộ trại giam có thê bị coi là tra tấn hay trái pháp luậthoặc do đã chứng kiến, biết được tình tiết của vụ tra tấn và có thé trở thànhngười làm chứng”

- Quy định pháp luật về bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo củangười bị kết án phạt tù

Quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của phạm nhân được đề cập trong

Doan 41 Các quy tac tiêu chuân tôi thiêu về đôi xử đôi với tù nhân của Liên

* Nguyễn Quang Vũ, Lê Thị Anh Nga (2016), Vấn dé câm tra tan và việc hoàn thiện pháp luật thi hành án

phạt tù, Tap chí khoa học pháp lý sô 4/2016.

29

Trang 37

Hợp Quốc năm 1955 Ở Việt Nam, quyên tự do tín ngưỡng tôn giáo được ghinhận trong Khoản 1,2 Điều 24 Hiến Pháp năm 2013 : “Moi người có quyển tu

đo tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào Các tôn giáo

bình dang trước pháp luật Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyên tự do tínngưỡng, tôn giáo ” Có thê thây, quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là một trongnhững quyền con người cơ bản và chính sách nhất quán của Việt Nam là tôntrọng và tạo mọi điều kiện thuận lợi dé người dân có thê thực hiện quyền tự

do tín ngưỡng, tôn giáo, coi trọng chính sách đoàn kết và hòa hợp giữa các

tôn giáo Trong lĩnh vực thi hành án hình sự, mặc dù Luật thi hành án hình sự

năm 2010 chưa có những quy định liên quan đến tín ngưỡng tôn giáo củangười đang chấp hành hình phạt tù nhưng van dé này được điều chỉnh bangHiến pháp và cụ thé hóa trong Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 (có hiệulực từ 01/01/2018) Khoản 5 Điều 6 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 quyđịnh: “Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thihành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đangchấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc,

cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyên sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tin

ngưỡng, tôn giáo `.

Trên cơ sở tiếp thu những quy định rất mới và tiễn bộ trong Luật tínngưỡng tôn giáo năm 2016, lần đầu tiên Dự thảo Luật Thi hành án hình sự đã

đề cập đến vấn đề này Khoản 3 Điều 44 Dự thảo Luật Thi hành án hình sựquy định: “phạm nhân theo tôn giáo được sử dụng kinh sách, bày tỏ niém tintín ngưỡng, tôn giáo theo quy định của Chính phủ và phù hợp với diéu kiện

quan lý, giam giữ, giáo duc cải tạo ” Do vay, trong thi hành án phạt tù việc

kết hợp đa dạng hình thức thực hiện quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo là việcnên làm, một mặt bảo đảm quyên cơ bản của con người và mặt khác đáp ứngđược các tiêu chí quốc tế tối thiểu về quyền liên quan đến tín ngưỡng, tôn

giáo.

- Quy định của pháp luật về bảo đảm quyên kinh tế, xã hội và văn hóacủa người bị kết án phạt tù

Trang 38

+ Quy định của pháp luật về bảo đảm quyên được đáp ứng nhu cau tốithiểu của cuộc sống của người bị kết dn phạt tù

Nhu cầu tối thiểu là những điều kiện cần thiết nhất đối với tù nhântrong sinh hoạt hàng ngày như nhu cầu về ăn, mặc ở, vệ sinh cá nhân Cácquy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử đối với tù nhân dé cập rất cụ thé và chitiết nội dung này Theo đó, vào những giờ thường lệ, tù nhân phải được banquản lý nhà tù cung cấp những thức ăn đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khỏe

và thể lực, đủ chất và được chuẩn bị và phục vụ chu đáo Nước uống phảiluôn có san cho mọi tù nhân bắt cứ khi nào họ can’ Tù nhân được mặc quần

áo phù hợp với thời tiết để giữ sức khỏe, quần áo phát cho tù nhân khôngđược mang tính lăng mạ hay hạ nhục, quần áo lót phải được thay giặt thườngxuyên '°

Pháp luật Việt Nam có những quy định cụ thé về chế độ ăn, ở đối vớingười bị kết án phạt tù phải chấp hành án ở các trại giam, trại tạm giam Chế

độ này được quy định tại Điều 42 Luật thi hành án hình sự năm 2010 và điều

8 Nghị định số: 117/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức, quản lýphạm nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt chăm sóc y tế đối với phạm nhân.Trong điều kiện kinh tế xã hội của nước ta, chế độ ăn này đầy đủ dinh dưỡng

và bảo đảm để phạm nhân có sức khỏe học tập và lao động Chế độ này đápứng tiêu chuẩn được nêu trong Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử đốivới tù nhân Đối với nhóm phạm nhân đặc biệt là phạm nhân nữ có thai hoặcnuôi con dưới 36 tháng tuổi, tiêu chuẩn ăn được quy định cao hơn dé đảm bảosức khỏe của người mẹ Việc quy định chế độ ăn riêng cho phạm nhân nữ cóthai hoặc nuôi con dưới 36 thang tuôi thé hiện chính sách nhân đạo của Đảng

và Nhà nước ta Về cơ bản, chế độ ăn này là phù hợp, đáp ứng nhu câu thiếtyếu của người phụ nữ trong giai đoạn mang thai và nuôi con nhỏ

Bên cạnh việc quy định quyền được đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng

ngày của phạm nhân, Luật Thi Hành án hình sự năm 2010 quy định trách

? Đoạn 20 Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiểu về đối xử đối với tù nhân năm 1955.

!° Đoạn 17 Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiêu về đối xử đối với tù nhân năm 1955.

31

Trang 39

nhiệm và điều kiện cần thiết của cơ sở giam giữ trong việc bảo đảm quyềnnày của phạm nhân Các điều kiện này tập trung vào yếu tô nhân sự, cơ sở vậtchất trong các cơ sở giam giữ Chế độ ở của phạm nhân được quy định ởkhoản 4 điều 42 Luật Thi hành án hình sự và khoản 2 Điều 9 nghị định số:117/2011/NĐ-CP như sau Phạm nhân được ở theo buông giam tập thê, trừ cáctrường hợp quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều 27 Luật THAHS.

+ Quy định của pháp luật về bảo đảm quyên được chăm sóc y té củangười bị kết án phạt tù

Quyền được chăm sóc sức khỏe của con người được quy định tại Điều

12 ICESCR Người bị kết án tù cũng được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏetheo quy định Chế độ này được quy định trong nguyên tắc số 24 trong Tậphợp các nguyên tắc về bảo vệ tất cả những người bị giam hay bị cầm tù dướibat kì hình thức nao năm 1988, nguyên tắc thứ 9 trong Những nguyên tắc cơbản trong việc đối xử với các tù nhân năm 1990 Theo đó, tù nhân phải kiêmtra sức khỏe ngay sau khi người đó đến nơi cầm tù, và sau đó người bị giamhay bị cầm tù phải được điều trị và chăm sóc y tế khi cần thiết Việc điều trị

và chăm sóc này phải được cung cấp miễn phí Tù nhân cũng được tiếp cậncác dịch vụ y tế sẵn có trong nước mà không bị phân biệt đối xử trên cơ sởtình trạng pháp lý của họ Đặc biệt, Các quy tắc tiêu chuẩn tối thiêu về đối xửvới tù nhân của Liên Hợp Quốc năm 1955 từ đoạn 22 đến đoạn 26 cụ thể hóa,chi tiết hóa chế độ chăm sóc sức khỏe của phạm nhân

Trong pháp luật Việt Nam, quyền được chăm sóc sức khỏe của conngười được ghi nhận tại Điều 38 Hiến pháp 2013: “Moi người có quyền đượcbảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình dang trong việc sử dung các dịch vụ y tế và

có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng bệnh, khám bệnh, chữa bệnh ”.Đối với người bị kết án phạt tù, quyền chăm sóc y tế của họ được quy định tạiĐiều 48 Luật THAHS và Điều 13 Nghị Định 117/2011/NĐ-CP ngày 15 tháng

12 năm 2011 của Chính phủ quy định về tô chức, quản lý phạm nhân và chế

độ ăn mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tê đôi với phạm nhân.

Trang 40

Đối với phạm nhân nghi mắc bệnh tâm thần hoặc bị bệnh khác tới mứcmat kha năng nhận thức hoặc mat khả năng điều khiển hành vi của mình đượcđưa vào cơ sở chuyên khoa y tế dé bắt buộc chữa bệnh Chi phi bắt buộc chữabệnh do nhà nước chi trả và thời gian bắt buộc chữa bệnh được tính vào thờihạn chấp hành hình phạt tù”.

+ Quy định của pháp luật về bảo đảm quyên được học tập của người bịkết án phạt tù

Quyền được học tập được quy định cụ thê trong điều 13, 14 Công ướcquốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa Theo quy định này, các quốcgia thành viên Công ước thừa nhận quyén của mọi người được học tập

Ở Việt Nam, quyền được học tập của người chấp hành hình phạt tùđược ghi nhận trong Khoản 1 Điều 28 Luật Thi hành án hình sự năm 2010 vàđược cụ thê hóa trong Thông tư Liên tịch số: 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDDT hướng dẫn việc tổ chức day văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dụccông dân, phổ biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinhhoạt, giải trí cho phạm nhân Bên cạnh việc quy định quyền được học tập củangười phải chấp hành án phạt tù, pháp luật quy định nghĩa vụ của các cơ quanchịu trách nhiệm tô chức thi hành hình phạt tù trong việc bảo đảm quyền của

!! Khoản 3 Điều 48 Luật thi hành án hình sự

33

Ngày đăng: 14/04/2024, 23:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w