1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài tìm hiểu hoạt động mua và quản trị nguồn cung tại một doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng

53 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠIVIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

- -ĐỀ TÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG

Đề tài

TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG TẠIMỘT DOANH NGHIỆP TRONG CHUỖI CUNG ỨNG

Trang 2

1 Cao Thị Khánh Duyên Cơ sở lý thuyết

2 Nguyễn Lê Kỳ Duyên Vận dụng vàoDN

3 Nguyễn Minh TrungDũng Cơ sở lý thuyết

4 Trần Thùy Dương Power Point

5 Nguyễn Tiến Đạt Vận dụng vàoDN

6 Nguyễn Văn Điều Vận dụng vào DN

7 Nguyễn Đông Đô Vận dụng vàoDN

8 Nguyễn Minh Đức Vận dụng vàoDN 9 Phạm Thị HươngGiang Thuyết trình

10 Mai Phạm Ngân Hà( Nhóm trưởng) Word

Trang 3

MỤC LỤC

A CƠ SỞ LÝ THUYẾT 8

I TỔNG QUAN MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG 8

1 Khái niệm mua và quản trị nguồn cung 8

2 Mục tiêu của mua và quản trị nguồn cung 9

3 Vai trò của mua và quản trị nguồn cung 10

4 Phân loại mua trong doanh nghiệp 11

II QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ MUA HÀNG 13

III QUAN HỆ NHÀ CUNG CẤP 14

1 Khái niệm quan hệ nhà cung cấp 14

2 Phân loại nhà cung cấp & các loại hình QHNCC 15

B HOẠT ĐỘNG MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG TRONGCHUỖI CUNG ỨNG XE MÁY CỦA HONDA VIỆT NAM 17

I KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY TẠIVIỆT NAM 17

II TỔNG QUAN VỀ HONDA VIỆT NAM 18

1 Giới thiệu về Honda Việt Nam 18

2 Lịch sử hình thành và phát triển 18

3 Mục tiêu và chiến lược của Honda Việt Nam 19

III HOẠT ĐỘNG MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG TRONGCHUỖI CUNG ỨNG XE MÁY CỦA HONDA VIỆT NAM 20

1 Chuỗi cung ứng xe máy của Honda Việt Nam 20

2 Vai trò và vị trí chức năng mua/ bộ phận mua củaHonda Việt Nam 22

3 Sơ đồ phân loại các mặt hàng mua đầu vào của doanhnghiệp 22

4 Phân loại các quyết định mua tại DN theo đặc điểm cácyếu tố đầu vào 23

5 Phân loại các nhà cung cấp theo vị trí địa lý và loạihình quan hệ 25

6 Cách lựa chọn và quản lý nhà cung cấp của công tyHonda Việt Nam 28

6.1 Cách lựa chọn nhà cung cấp của Honda Việt Nam 28

6.2 Cách Honda Việt Nam quản lý nhà cung cấp 31

7 Mối quan hệ của Honda Việt Nam với công ty CP nhựaHà Nội( HPC) 33

Trang 4

8 Các rủi ro nguồn cung đã từng xảy ra với Honda ViệtNam và cách giải quyết của Honda Việt Nam 36C TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

Trang 5

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 26 tháng 1 năm 2024.

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 1

I/ Thời gian, địa điểm

1 Thời gian: 21h00 ngày 14/03/2024 2 Địa điểm: Google Meet

II/ Thành phần tham gia

1 Cao Thị Khánh Duyên 2 Nguyễn Lê Kỳ Duyên 3 Nguyễn Minh Trung Dũng

4 Trần Thùy Dương 5 Nguyễn Tiến Đạt

6 Nguyễn Văn Điều 7 Nguyễn Đông Đô 8 Nguyễn Minh Đức

9 Phạm Thị Hương Giang 10 Mai Phạm Ngân Hà

III/ Nội dung cuộc họp

- Tiến hành chọn Doanh nghiệp,các thành đưa ra các DN - Đưa ra bình chọn và chọn “Honda Việt Nam’’

IV/ Đánh giá chung

Các thành viên tham gia họp đúng giờ và có ý thức đóng góp trong quá trình thảo luận.

Nhóm trưởng

Mai Phạm Ngân Hà

Trang 6

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày 26 tháng 2 năm 2024.

BIÊN BẢN HỌP NHÓM LẦN 2

I/ Thời gian, địa điểm

1 Thời gian: 21h00 ngày 17/03/2024 2 Địa điểm: Google Meet

II/ Thành phần tham gia

1 Cao Thị Khánh Duyên 2 Nguyễn Lê Kỳ Duyên 3 Nguyễn Minh Trung Dũng

4 Trần Thùy Dương 5 Nguyễn Tiến Đạt

6 Nguyễn Văn Điều 7 Nguyễn Đông Đô

IV/ Đánh giá chung

Các thành viên tham gia họp đúng giờ và có ý thức đóng góp trong quá trình thảo luận.

Nhóm trưởng

Mai Phạm Ngân Hà

Trang 7

MỞ ĐẦU

Hoạt động mua và quản trị nguồn cung là một phần quan trọng trong quy trình sản xuất và kinh doanh của một doanh nghiệp Nó bao gồm việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp, đàm phán hợp đồng, quản lý mối quan hệ với nhà cung cấp, đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của nguồn cung, và tối ưu hóa quy trình cung ứng để đảm bảo hiệu quả và sự thành công của doanh nghiệp Đặc biệt nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, vận tải phát triển, vận tải được coi là một được coi là một trong những ngành trong những ngành công nghiệp mũi nhọn Là quốc gia có dân số đông, nhu cầu xã hội phát triển,Việt Nam là thị trường tiềm năng để các nhà sản xuất xe máy tập trung đầu tư phát triển Theo thống kê của Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam doanh số thị trường xe máy Việt Nam đã đạt hơn 2,5 triệu chiếc trong năm 2023 Trong đó Honda Việt NAm vẫn là thương hiệu xe máy được ưa chuộng nhất tại Việt Nam.Trong quý 1/2024, Honda Việt Nam đã bán ra 448.415 xe, chiếm 67,7% thị phần.

Tuy nhiên, để tồn tại trước sự cạnh tranh trong môi trường kinh doanh đầy biến động là điều không hề dễ dàng Các công ty cần phát triển mô hình kinh doanh, hoàn thiện và tối ưu hoạt động mua và quản trị nguồn cung của riêng mình đủ mạnh để cạnh tranh trên thị trường Có một sự quản trị nguồn cung hoàn chỉnh sẽ giúp tạo cơ sở để doanh nghiệp tiết kiệm những chi phí không cần thiết và tăng giá trị gia tăng cho sản phẩm của doanh nghiệp

Để tìm hiểu một cách kỹ lưỡng về hoạt động mua và quản trị nguồn cung, nhóm 3 xin trình bày cụ thể “Hoạt động động mua và quản và quản trị nguồn trong chuỗi cung ứng xe máy của Honda Việt Nam” Như các bạn đã biết, sau nhiều năm xây dựng và phát triển, Honda Việt Nam đã thiết kế được việc mua hàng và quản trị nguồn

Trang 8

cung hợp lý và hiệu quả tại thị trường Việt Nam và trở thành công ty được nhiều người tin tưởng Thông qua đó nhóm 3 sẽ có những tìm hiểu cụ thể hơn và hoạt động mua và quản trị nguồn cung trong chuỗi cung ứng xe máy của Honda Việt Nam

Trang 9

A CƠ SỞ LÝ THUYẾT

I.TỔNG QUAN MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG1.Khái niệm mua và quản trị nguồn cung

Mua và quản trị nguồn cung (Purchasing and Supple Management ) là quá trình quản lý hoạt động liên quan đến việc chọn lựa nhà cung cấp, vận chuyển, lưu trữ và quản lý hàng hóa từ nguồn cung đến khách hàng cuối cùng một cách hiệu quả và hiệu suất Mua và quản trị nguồn cung đảm bảo sản xuất - kinh doanh nhịp nhàng, liên tục đạt mục tiêu của doanh nghiệp.

 Khái niệm mua sắm (Purschasing ): Mua sắm là quá trình đặt hàng với nhà cung cấp để có được hàng hóa và dịch vụ cần thiết nhằm thực hiện các tác nghiệp sản xuất - kinh doanh tại doanh nghiệp một cách kịp thời và hiệu quả

 Khái niệm thu mua (Procurement): Thiết kế, hoạch định và đánh giá nhu cầu về vật liệu và dịch vụ trong doanh nghiệp, từ đó đặt hàng hóa / dịch vụ từ các nhà cung cấp theo điều kiện thuận lợi nhất

 Khái niệm quản trị cung ứng (Supply Management): Chức năng quản lý các yếu tố đầu vào nhằm đảm bảo nhận dạng được các cơ hội tìm nguồn cung phù hợp, tích hợp với nguồn lực của nhà cung cấp để thực hiện mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp và của toàn bộ chuỗi cung ứng.

Trong đó, cơ chế tham gia trước mua là cơ chế mua chuyên biệt, trong đó bộ phận mua tham gia sớm, ngay từ đầu, vào việc các định nhu cầu sản xuất - kinh doanh gồm:

 Đặt quan hệ trước để mua:

- Tận dụng kinh nghiệm chuyên môn của bộ phận mua về vật liệu, nguồn hàng để thêm phương án mua

- Giúp cân đối hài hòa giữa yêu cầu về kinh tế/ tài chính với tiêu chuẩn hoàn hảo của bộ phận kỹ thuật/ sản xuất trong kiểm soát chi phí sản xuất - kinh doanh

 Nhà cung cấp tham gia sớm:

Trang 10

- Nhà cung cấp tham gia ngay từ khâu nghiên cứu và phát triển sản phẩm

- Sớm hiểu được nhu cầu sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp người mua, sớm chuẩn bị vật liệu, rút ngắn chu kỳ mua, nhanh đưa sản phẩm ra thị trường và giảm dự trữ cho cả nhà cung cấp và doanh nghiệp

Trình tự tham gia mua và quản trị nguồn cung: Đánh giá các nhà cung cấp hiện tại và tiềm năng -> Lựa chọn nhà cung cấp và ký kết hợp đồng -> Hợp tác với nhà cung cấp trong thiết kế và sản xuất -> Hoạch định nhu cầu vật liệu và dịch vụ -> Đặt hàng và tiếp nhận Trong quan hệ dài hạn, đồng bộ doanh nghiệp cần tìm kiếm các nhà cung cấp tốt nhật và xây dựng liên minh chiến lược với họ để gia tăng giá trị cho doanh nghiệp và chuỗi cung ứng.

2.Mục tiêu của mua và quản trị nguồn cung

 Nhiệm vụ của mua và quản trị nguồn cung:

- Đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn lực, khai thác tốt mạng lưới cung ứng để biến động sản xuất - kinh doanh diễn ra nhịp nhàng, liên tục

- Tối đa hóa mức độ đóng góp của nguồn cung vào việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp

Trang 11

3.Vai trò của mua và quản trị nguồn cung

Mua và quản trị nguồn cung có tác động trực tiếp tới doanh thu

Trang 12

 Tăng doanh thu nhờ:

- Tiếp cận thị trường nhanh hơn - Cải tiến về chất lượng

- Linh hoạt về giá cả

- Đổi mới sản phẩm và quy trình  Giảm tổng chi phí nhờ:

- Giảm chi phí mua

- Giảm tổng chi phí sở hữu - Giảm dự trữ

- Giảm rủi ro

 Vị trí của mua và quản trị nguồn cung trong chuỗi giá trị

Chuỗi giá trị của Michael Porter

4.Phân loại mua trong doanh nghiệp

Hoạt động mua các yếu tố đầu vào rất đa dạng tùy thuộc vào đặc điểm đơn vị và mục đích mua, vào sản phẩm cần mua và có thể thực hiện bằng nhiều cách thức khác nhau.

Bảng 1: Phân loại theo mục đích và đặc điểm người mua

Trang 13

Người muaĐặc điểmMục đích

Bảng 2: Phân loại theo đặc điểm sản phẩm

Mua vật tưMua dịch vụMua trang thiết bịsản xuất

- Vật liệu trực tiếp: - Dịch vụ quan - Trang thiết bị sản xuất

Trang 14

trong doanh nghiệp + Sửa chữa máy, nhập dữ liệu, bếp ăn, môi trường…

loại chuyên dụng, loại nâng cấp và đổi mới (xe tải, xe nâng hàng, thiết được thực hiện giữa 2 bên theo mức giá giao ngay tại thời điểm giao dịch và kết thúc thanh toán trong vòng hai ngày làm việc tiếp theo kế từ ngày cam kết mua

Là một thỏa thuận ràng buộc mang tính pháp lý giữa hai bên tham gia về việc mua và bán một loại tài sản tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá được thỏa thuận trước giữa

Trang 15

đảm cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.

II QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ MUA HÀNG

Bước 1: Phân tích nhu cầu mua của doanh nghiệp

- Căn cứ vào nhu cầu của khách hàng và khách hàng nội bộ, các bộ phận trong doanh nghiệp xác định nhu cầu mua hàng hóa, vật tư của mình và gửi “phiếu yêu cầu vật tư” và “bảng dự toán nhu cầu vật tư” đến bộ phận mua của doanh nghiệp.

- Bộ phận mua sau đó thẩm định lại tính chính xác của “phiếu yêu cầu vật tư” và“bảng dự toán” rồi tổng hợp nhu cầu mua của các phòng ban thành từng nhóm/chủng loại và lượng hóa thành các chỉ tiêu cụ thể, rõ ràng.

Bước 2: Quyết định mua hay tự làm

Đứng trước mỗi yêu cầu mới hay sự thay đổi lớn của môi trường kinh doanh

Doanh nghiệp luôn phải trả lời câu hỏi “thuê ngoài hay tự làm” Để trả lời câu hỏi này

doanh nghiệp phải cân nhắc rất kỹ vì nó không chỉ liên quan đến vấn đề chi phí sản

xuất, đảm bảo chất lượng mà còn liên quan đến chuỗi giá trị và xa hơn nữa là lợi thế

cạnh tranh của doanh nghiệp.

Bước 3: Quyết định phương thức mua và thời điểm mua

Có 3 phương thức mua là: Mua lại thẳng, mua lại có điều chỉnh và mua mới Dựa

vào chất lượng nhà cung ứng, dựa vào tương quan các tiêu chí của nhà cung ứng với

các nhà cung ứng khác, dựa vào sự thay đổi của tình thế mua… Từ đó chọn ra phương

thức mua phù hợp nhất.

Trang 16

- Có 3 loại thời điểm mua:

+ Mua tức thì: Nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của doanh nghiệp (nguồn cung có sẵn,

dễ kiếm)

+ Mua trước: Nhằm đáp ứng nhu cầu trong dài hạn hoặc nhằm mục đích dự trữ (nguồn

cung khan hiếm hoặc có khả năng tăng giá trong tương lai)

+ Mua đầu cơ: mua bán nhằm mục đích kiếm lời chứ không nhằm đáp ứng nhu cầu

của doanh nghiệp

Bước 4: Đánh giá và lựa chọn nhà cung cấp

Doanh nghiệp sẽ liệt kê ra các tiêu chí mua hàng của mình, sau đó dựa vào độ

quan trọng (sự ưu tiên) của từng tiêu chỉ mà gắn điểm trọng số cho từng tiêu chí một

Đến phần xếp loại, doanh nghiệp có thể chấm điểm dựa trên khả năng đáp ứng nhu cầu

của nhà cung ứng hoặc so sánh các nhà cung ứng với nhau đối với từng tiêu chí Cuối

cùng là tính tổng điểm cho các nhà cung ứng và chọn ra nhà cung ứng nào có tổng số

điểm cao nhất.

Bước 5: Tiếp nhận hàng hóa/dịch vụ/chứng từ

Bộ phận mua kiểm tra và đối chiếu với hợp đồng theo các tiêu chí sau: Thời gian

giao hàng, địa điểm giao hàng, số lượng sản phẩm, chất lượng sản phẩm…Đồng thời

thực hiện việc tiếp nhận hàng hóa vào kho (hoặc vào bộ phận sản xuất), cấp phát hàng

cho bộ phận yêu cầu vật tư, tiếp nhận chứng từ/hóa đơn giao dịch.

Bước 6: Đánh giá kết quả sau mua

Trang 17

Thực hiện hiện đánh giá bằng cách đối chiếu với các chỉ tiêu ban đầu ở bước1

so sánh kết quả với chỉ tiêu, điều chỉnh (nếu cần), loại bỏ và thay đổi nhà cung cấp

(nếu nhà cung cấp không đạt yêu cầu).

III.QUAN HỆ NHÀ CUNG CẤP

1 Khái niệm quan hệ nhà cung cấp

Mối quan hệ kết nối nảy sinh với các lợi ích qua lại khi các cá nhân & các tổ chức tương tác với nhau trong hoạt động cụ thể.

Nhà cung cấp: Tổ chức hoặc cá nhân, có khả năng cung ứng các yếu tố đầu vào cần thiết cho các hoạt động của DN

Doanh nghiệp cần mua nhiều yếu tố đầu vào, từ nhiều nhà cung cấp khác nhau

Quản trị quan hệ nhà cung cấp: Cách tiếp cận hệ thống để đánh giá các NCC đầu vào cho DN, xác định đóng góp của NCC vào thành công của DN và phát triển chiến lược để tối đa hóa giá trị & cơ hội từ họ, cân đối với mục tiêu chung của CCU.

Vai trò của quản trị nhà quan hệ NCC - Tìm kiếm NCC tốt

- Chủ động xây dựng & phát triển các mối quan hệ phù hợp - Chia sẻ lợi ích chung với NCC

- Thúc đẩy cải tiến chất lượng, năng suất - Hạn chế rủi ro

- Chi phí hợp lý, giá trị cao nhất

2 Phân loại nhà cung cấp & các loại hình QHNCC

Theo nhiều tiêu thức khác

Trang 18

Bảng 4: Mức độ quan hệ từ đơn giản đến phức tạp

Loại hìnhĐặc điểmBản chất mối quan hệ

QH tác nghiệp Truyền đạt yêu cầu kỹ thuật, có điều chỉnh khi cần thiết; Kiểm soát kỹ; Có thể mua tập trung

QH với Đáp ứng công việc QH chiến thuật Xác định đúng

Trang 20

B HOẠT ĐỘNG MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG TRONGCHUỖI CUNG ỨNG CỦA HONDA VIỆT NAM

I.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁYTẠI VIỆT NAM

Việt Nam là một trong những nước có thị trường xe máy lớn hàng đầu thế giới, với khoảng 72 triệu chiếc xe máy được đăng ký, tương đương với khoảng 72% dân số Việt Nam có xe máy.

Thống trị tại thị trường xe máy Việt Nam là Honda với thị phần lên đến hơn 80% Tiếp đến có thể kể đến các hãng xe như Yamaha, SYM, Piaggio, Suzuki là những ông lớn trong ngành xe máy tại Việt Nam Ngoài ra, còn có các hãng xe khác như Ducati, Kawasaki… Tuy nhiên, các hãng xe này chiếm thị phần không đáng kể.

Hoạt động sản xuất xe máy tại Việt Nam đang dần phục hồi và ổn định trở lại sau thời gian chịu ảnh hưởng do chuỗi cung ứng toàn cầu đứt gãy, dẫn đến thiếu vật liệu, linh kiện sản xuất Hoạt động sản xuất ổn định, kéo sản lượng xe xuất xưởng gia tăng nhưng thực tế các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh xe máy tại Việt Nam cũng không thế hân hoan khi sức mua trên thị trường xe máy đang từng bước chậm lại.

Theo Hiệp hội các nhà sản xuất xe máy Việt Nam (VAMM), bao gồm 5 thành viên là Honda, Piaggio, Suzuki, SYM và Yamaha cùng công bố doanh số bán hàng Quý 4 năm 2023 là 681.963 xe, tăng 11,68% so với quý trước và giảm 18,03% so với cùng kỳ năm 2022 Tổng doanh số bán hàng cả năm 2023 là 2.516.212 xe, giảm 16.21% so với năm 2022 Những con số này cho thấy việc doanh số bán xe máy tại Việt Nam đã rơi về mốc tương đương với doanh số của 15 năm trước, khi trong năm 2009, lượng xe tiêu thụ của 5 doanh nghiệp này cũng rơi vào khoảng 2,3 triệu xe Tuy đây chỉ là con số thống kê từ 5 doanh nghiệp thuộc VAMM nhưng nó cũng đã phản ánh gần chính xác hiện trạng của thị trường xe máy Việt Nam khi 5 doanh nghiệp này chiếm hầu hết thị phần xe máy tại Việt Nam.

Trang 21

Thị trường xe máy Việt Nam phát triển mạnh trong giai đoạn 2015 – 2018, đạt đỉnh vào năm 2018 với hơn 3,3 triệu chiếc xe bán ra Năm 2019 ghi nhận mức bán ra giảm chỉ còn hơn 3,2 triệu chiếc khiến nhiều người nghi ngờ Việt Nam đang bước vào giai đoạn bão hòa và doanh số các năm tiếp theo sẽ luôn giao động khoảng 3 triệu chiến/năm Tuy nhiên, hai năm 2020 và 2021 sau đó, thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid 19 khiến doanh số lao dốc Tới năm 2023, thị trường xe máy Việt Nam tuy có sự phục hồi nhẹ nhưng những ảnh hưởng nặng nề thời hậu Covid vẫn tiếp tục khiến doanh số giảm, dù cả các hãng xe và Chính phủ đã áp dụng những chính sách kích cầu, giảm giá để người dân dễ dàng mua xe hơn Điều này khiến dự báo trong năm 2024 sức mua xe máy sẽ tiếp tục giảm Ngoài ra, với sự xuất hiện của xe điện và xu hướng sống xanh, sử dụng các phương tiện giao thông xanh, tạo sự chuyển dịch thị phần khỏi những hãng xe máy truyền thống.

II.TỔNG QUAN VỀ HONDA VIỆT NAM1.Giới thiệu về Honda Việt Nam

Công ty Honda Việt Nam là liên doanh giữa Công ty Honda Motor (Nhật Bản), Công ty Asian Honda Motor (Thái Lan) và Tổng Công ty Máy Động Lực và Máy Nông nghiệp Việt Nam với 2 ngành sản xuất chính: xe máy và xe ô tô Gần 30 năm có mặt tại Việt Nam, Honda Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một trong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực sản xuất xe gắn máy và nhà sản xuất ô tô uy tín tại thị trường Việt Nam.

Honda Việt Nam tự hào mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao, dịch vụ tận tâm và những đóng góp vì một xã hội giao thông lành mạnh Với khẩu hiệu “Sức mạnh của những Ước mơ”, Honda mong muốn được chia sẻ cùng mọi người thực hiện ước mơ thông qua việc tạo thêm ra nhiều niềm vui mới cho người dân và xã hội.

Với lĩnh vực xe máy của Honda:

Trang 22

Hiểu rõ xe máy là phương tiện đi lại quan trọng và chủ yếu tại Việt Nam, Honda Việt Nam luôn nỗ lực hết mình cung cấp cho khách hàng những sản phẩm xe máy có chất lượng cao nhất với giá cả hợp lý được sản xuất từ những nhà máy thân thiện với môi trường Kể từ khi Honda bước chân vào thị trường Việt Nam, công ty đã liên tục đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường – nơi xe máy là phương tiện chiếm gần 90% tại các thành phố lớn Tính đến nay, Honda Việt Nam có 3 nhà máy sản xuất xe máy và 2 phân xưởng xe máy chuyên lắp ráp xe máy và phụ tùng xe máy.

2.Lịch sử hình thành và phát triển

Sau khi chính thức thành lập vào năm 1996, Honda đã bắt đầu cho lăn bánh những chiếc xe máy đầu tiên tại thị trường Việt Nam sau đó 1 năm Từ xuất phát điểm với 1 nhà máy sản xuất xe máy đặt trụ sở tại Vĩnh Phúc, đến nay sau gần 30 năm phát triển, Honda Việt Nam đã chứng minh được nỗ lực mở rộng kinh doanh nhằm đáp ứng kỳ vọng cho vị thế là nhà sản xuất ô tô xe máy hàng đầu và có được những cột mốc đáng nhớ trong quá trình phát triển của mình.

- 1996 – 2000: Xuất xưởng chiếc xe Super Dream vào 12/1997, khánh thành nhà máy Honda Việt Nam (HVN) năm 1998 Năm 1999, khánh thành Trung tâm Lái xe An toàn.

- 2001 – 2005: Wave Alpha được giới thiệu vào năm 2002 Vào tháng 6 năm 2005, HVN khởi công xây dựng nhà máy Ô tô.

- 2006 – 2010: Trong năm 2006, khánh thành nhà máy Ô tô và đưa chiếc xe Civic do HVN lắp ráp lần đầu giới thiệu ra thị trường Năm 2007 chứng kiến sự ra đời của dòng xe Air Blade - chiếc xe tay ga đầu tiên do Honda Việt Nam lắp ráp và giới thiệu ra thị trường

- 2011 – 2015: Năm 2011, HVN bắt đầu xây dựng nhà máy xe máy thứ 3 tại tỉnh Hà Nam Năm 2013, nhà máy Ô tô tiếp tục lắp ráp mẫu xe City và giới thiệu ra thị trường

Trang 23

- Tháng 10/2020, HVN chào mừng xuất xưởng chiếc xe máy thứ 30 triệu Ngày 26 tháng 1 năm 2021, HVN chào mừng xuất xưởng chiếc ô tô thứ 100.000

3.Mục tiêu và chiến lược của Honda Việt Nam

* Mục tiêu

Honda hướng đến mục tiêu trung hòa carbon vào 2050, từng bước hiện thực hóa tầm nhìn “không còn tử vong do tai nạn giao thông” đến 2045 của Chính phủ.

Để hướng tới không phát thải, hãng đã đặt 3 mục tiêu đến 2050 gồm: lượng khí thải CO2 bằng 0; sử dụng 100% năng lượng không carbon và 100% sử dụng vật liệu bền vững.

Honda cũng đã tiếp tục phối hợp với các cơ quan Chính phủ, các Nhà phân phối Honda ô tô và các cửa hàng Bán xe và Dịch vụ do Honda Ủy nhiệm (HEAD) triển khai các hoạt động tuyên truyền về kiến thức an toàn giao thông, đào tạo kỹ năng dự đoán, phòng tránh rủi ro, tai nạn giao thông.

* Tầm nhìn 2030 của Honda Motor

Mang lại cho tất cả mọi người “Niềm vui mở rộng tiềm năng cuộc sống” Dẫn đầu trong thúc đẩy tiến bộ của “sự di chuyển” và nâng cao “Chất lượng cuộc sống” cho mỗi người trên toàn thế giới.

III.HOẠT ĐỘNG MUA VÀ QUẢN TRỊ NGUỒN CUNG TRONGCHUỖI CUNG ỨNG XE MÁY CỦA HONDA VIỆT NAM

1.Chuỗi cung ứng xe máy của Honda Việt Nam

Trang 24

❖ Nhà cung cấp

Honda Việt Nam đã xây dựng cho mình hệ thống cung ứng linh kiện, phụ tùng với khoảng hơn 110 doanh nghiệp với khoảng 20% doanh nghiệp sử dụng 100% vốn của Việt Nam Số còn lại được đảm nhiệm bởi các công ty có vốn đầu tư nước ngoài đến từ Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc, Thái Lan…

− Nhật Bản: Cung cấp các linh kiện quan trọng nhất của xe máy liên quan đến động

cơ và hộp số như xi lanh, piston, trục máy, trục chuyển động…

− Thái Lan: Cung cấp một phần các linh kiện quan trọng trên và hộp xi lanh, chế

hoà khí bơm dầu…

− Trung Quốc: Cung cấp các linh kiện khác như đèn, gương, vỏ máy…

− Tháng 3/2014, Honda Việt Nam khánh thành phân xưởng Piston đầu tiên tại

Bắc Ninh Việc đưa phân xưởng vào hoạt động không chỉ nâng cao tỷ lệ nội địa hoá của các sản phẩm mà còn là bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo nền tảng vững chắc cho hoạt động sản xuất trong nước và mở rộng xuất khẩu.

Trang 25

− Công ty Nittan Việt Nam (liên doanh giữa Thái Lan và Nhật Bản) chuyên cung

cấp cho Honda các van động cơ xe máy và xe hơi tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.

− Công ty cổ phần Innotek chuyên sản xuất cho Honda các linh kiện phụ tùng cho

ô tô, xe máy và các ngành công nghiệp phụ trợ.

− Công ty Nissin chuyên có 100% vốn của Nhật Bản, là nhà cung cấp

nhà máy chế tạo xe máy hiện đại nhất khu vực Đông Nam

− Nhà máy xe thứ hai: tháng 8/2008, nhà máy xe thứ 2 chuyên sản xuất xe tay ga

và xe số cao cấp được khánh thành tại Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc.

− Nhà máy xe thứ 3: được khánh thành vào tháng 11/2014 tại Duy Tiên, Hà Nam,

nhà máy được thiết kế hướng tới mục tiêu thân thiện với môi trường và con người, góp

phần đáp ứng nhu cầu đang không ngừng tăng trưởng của thị trường xe máy Việt Nam.

− Ngoài ra còn có nhà máy bánh răng, trung tâm phụ tùng; nhà máy Piston với

Trang 26

các phân xưởng tiên tiến, hiện đại như phân xưởng hàn, phân xưởng sơn, phân xưởng

phương tiện giao thông cần được dùng thử nên chủ yếu được phân phối qua các cửa

hàng, siêu thị, đại lý của Honda Các cửa hàng, siêu thị này có mặt

Hiện nay, Honda không chỉ chú trọng vào nhóm khách hàng truyền thống là các cơ quan/ tổ chức mua xe theo ngân sách nhà nước, cơ quan/ tổ chức đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam, các công ty/ doanh nghiệp mà công ty đã đẩy mạnh.

2.Vai trò và vị trí chức năng mua/ bộ phận mua của HondaViệt Nam

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w