1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

(Tiểu luận) phân tích case study tìm hiểu hoạt độngmua và quản trị nguồn cung tại chuỗi bán lẻ7 eleven

36 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Case Study: Tìm Hiểu Hoạt Động Mua Và Quản Trị Nguồn Cung Tại Chuỗi Bán Lẻ 7-Eleven
Tác giả Nhóm 6
Người hướng dẫn Ths. Phạm Thị Huyền
Trường học Trường Đại Học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh Tế Và Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại bài thảo luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 6,01 MB

Cấu trúc

  • 1.2. So sánh 7 - Eleven và các đối thủ cạnh tranh khác (11)
  • 2. Sự khác biệt về hoạt động mua và quản lý nguồn cung tại 7-Eleven so với các (14)
    • 2.2. Quy trình nghiệp vụ mua (14)
    • 2.3. Phản ứng với nhu cầu thị trường (19)
    • 2.4. Xử lý lưu lượng hàng hóa (19)
    • 3.2. Xây dựng mối quan hệ gần gữi với các nhà cung cấp các cấp, NBL, trung tâm phân phối với từng loại mặt hàng (22)
    • 3.3. Tận dụng chiến lược nguồn cung dựa trên đặc điểm từng mặt hàng kinh (26)
    • 3.4. Rủi ro tiềm ẩn với chiến lược nêu trên (27)
  • 4. Ứng dụng công nghệ của 7-Eleven 27 1. Tại cửa hàng (29)
    • 4.2. Tại trụ sở chính (30)
    • 4.3. Tại các nhà cung cấp (30)

Nội dung

Đối tác phía Việt Nam, Công ty Seven System Việt Namcho biết công ty đã có kế hoạch xây dựng các chuỗi cửa hàng 7 – Eleven và nhượngquyền thương mại cho các doanh nhân địa phương.3.Giới

So sánh 7 - Eleven và các đối thủ cạnh tranh khác

Quy mô và phạm vi kinh doanh

Khác với các chuỗi cửa hàng tiện lợi, 7-Eleven ghi dấu với thế giới khi phủ rộng khắp Mỹ, Nhật Bản và Thái Lan, cứ mỗi 100m là lại có một cửa hàng nhỏ của 7- Eleven Điều này giúp cho việc dễ dàng kiểm soát chất lượng tại các cửa hàng vì khoảng cách giữa các điểm bán rất gần nhau Người quản lý có thể di chuyển giữa các cửa hàng để thực hiện các công tác kiểm tra ,đánh giá mà vẫn tiết kiệm được nhiều thời gian và chi phí.

Sản phẩm và dịch vụ

Chuỗi cửa hàng của 7 - Eleven không ngừng nỗ lực đầu tư vào việc tạo ra các sản phẩm và trải nghiệm thú vị cho khách hàng như điều này chương trình đổi thưởng hay ứng dụng điện thoại cho nhóm người dùng trẻ hay hợp tác với Trolli tung ra loại kẹo dẻo Tiny Hands dành cho người hâm mộ phim Deadpool 2.

Lựa chọn các vị trí đắc địa cho chuỗi cửa hàng, 7-Eleven luôn tập trung vào các khu chung cư, trường học hoặc các tòa nhà văn phòng, phù hợp với nhóm khách hàng văn phòng, gia đình trẻ và nhóm học sinh, sinh viên; luôn hướng đến tiêu chuẩn cửa hàng “Xanh, Sạch, Đẹp” Tại Mỹ - nơi 7-Eleven được sáng lập, chuỗi cửa hàng tiện ích này khá giống với “tiệm tạp hóa” Cửa hàng được đặt ở vị trí có trạm nhiên liệu.Sản phẩm được bày bán là nước có gas, kẹo, thuốc lá, các loại snack để khách có thể tiêu dùng nhanh trong lúc nạp nhiên liệu cho xe hơi Tại Indonesia, cửa hàng của 7-Eleven khá giống quán cà phê với khu vực nghỉ chân rất lớn Vị trí của các cửa hàng thường đặt ở những nơi có khung cảnh Khách có thể mua đồ uống và thưởng thức ngay trong cửa hàng Bàn ghế cho khách còn được bố trí xếp ở cả bên ngoài cửa hàng.Đặc biệt, tại Nhật Bản, 7 -Eleven còn có những nguyên tắc quản lý khắt khe theo văn hóa người Nhật như sau khi nhận tiền của khách, nhân viên phải lập tức rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn, rồi mới được phép đi găng tay để dùng gắp gắp đồ rán cho khách trong tủ giữ nhiệt cạnh quầy thu ngân do người Nhật quan niệm tiền rất bẩn nên nhân viên nhận tiền xong nếu muốn lấy đồ ăn trong tủ giữ nhiệt sẽ phải rửa tay để đảm bảo không có vi trùng nhiễm chéo vào đồ Khách hàng ở đây có thể mua được bia rượu và không ít đặc sản của Nhật, ngoài ra còn nhiều sản phẩm thiết yếu cho đời sống hàng ngày như kem đánh răng, dầu gội đầu, ô cho đến cả bông tai, cắt móng tay Không chỉ có vậy, 7-Eleven cũng đảm bảo đồ ăn uống ở cửa hàng luôn là tươi mới và đảm bảo khi tung ra các bộ sản phẩm đồ uống, bánh ngọt, đồ chín riêng cho từng mùa Bốn mùa trong năm là bốn dòng sản phẩm khác nhau và thậm chí mùa xuân năm sau cũng khác với mùa xuân năm trước Để đảm bảo chất lượng thực phẩm chín tốt nhất và tươi nhất cho khách, 7-Eleven không nhận thực phẩm chế biến từ đầu ngày để bán đến cuối ngày cho khách Mỗi ngày có từ 2 đến 5 lần tiếp thực phẩm mới từ ít nhất khoảng 3 xưởng cung cấp thực phẩm trong phạm vi gần theo cho phép của 7-Eleven. Đồ ăn chín sẽ không phải đi quãng đường quá xa dẫn đến chất lượng suy giảm. Khi gia nhập thị trường Việt Nam, mục tiêu của 7-Eleven là tạo ra sự khác biệt trong ngành mua sắm bán lẻ tại đây Thương hiệu này đã tận dụng mạng xã hội để lắng nghe người dùng mạng phát biểu quan điểm về các món ăn Việt Nam, từ đó đưa ra chiến lược sản phẩm phù hợp Thương hiệu này cung cấp những bữa ăn nhanh gọn nhưng đầy đủ dinh dưỡng cho khách hàng Cửa hàng có cả những món ăn đường phố Việt như bánh tráng trộn, trứng vịt lộn, bắp xào, gỏi cuốn, xôi, chè,… Đây còn là một trong số ít cửa hàng tiện lợi có bán cơm trưa tự chọn cho người dùng.

Mức giá và chiến lược giá

7 - Eleven có sự đa dạng về sản phẩm và hướng tới dân công sở nên giá cả ở tầm trung Ví dụ, nếu bạn đang tìm kiếm một món ăn cho buổi trưa thì hãy đến 7-Eleven. Với khoảng giá từ 18.000 đến 50.000 đồng, cũng khá phù hợp với “ngân sách” bữa trưa của nhiều đối tượng.

Chiến lược tiếp thị và phát triển thương hiệu Để có thể mở rộng quy mô trên toàn cầu, 7-Eleven đã sử dụng chiến lược địa phương hóa Chiến lược này đòi hỏi công ty phải có những điều chỉnh phù hợp với văn hóa và lối sống tại thị trường họ muốn thâm nhập Chính vì vậy mà cửa hàng của 7- Eleven tại mỗi quốc gia sẽ có nhiều sự khác biệt thú vị Đây trở thành điểm thu hút của chuỗi cửa hàng này khi luôn mang lại sự mới mẻ cho cả người dân địa phương và du khách Và đó cũng là lý do giúp chuỗi cửa hàng tiện lợi này trở thành một phần trong cuộc sống của người dân địa phương mỗi nơi mà nó xuất hiện

7 - Eleven còn tạo hiệu ứng truyền miệng do độ phủ của các cửa hàng này rất dày, khiến nhiều người dân địa phương biết đến và thảo luận về nó Nhờ vậy mà 7-Eleven có thể tiết kiệm chi phí quảng cáo trên truyền hình và các phương tiện khác 7-Eleven cũng thường xuyên tung ra nhiều ưu đãi hấp dẫn giúp khách hàng mua sắm tiết kiệm hơn Đặc biệt, khi mua hàng qua ứng dụng 7REWARDS khách hàng còn có cơ hội tích điểm mỗi ngày để đổi lấy những mã giảm giá siêu hấp dẫn Với mỗi

1000 đồng mua sắm tại 7-Eleven khách hàng sẽ được tích 1 điểm vào tài khoản Khi tích đủ 1000 điểm bạn sẽ có cơ hội đổi lấy voucher giảm giá 20.000 đồng từ 7-Eleven.

So với nhiều thương hiệu khác, 7-Eleven cho phép tích hợp ví điện tử trên ứng dụng7REWARDS, vừa hỗ trợ khách hàng mua hàng online nhanh chóng trong vòng 30 phút, vừa thanh toán dễ dàng qua những ví điện tử thông minh như Momo, ZaloPay…

Một trong những chiến lược Marketing của 7-Eleven độc đáo là đặt các cây ATM trong chính cửa hàng của mình Nó mở ra một bước ngoặt cho chính 7-Eleven và cũng là bước ngoặt cho ngành kinh doanh chuỗi cửa hàng tiện lợi.

Tiện ích, các tính năng công nghệ

Tại 7 - Eleven, khách có thể rút tiền, gửi tiền Khách cũng có thể photo, scan giấy tờ, gửi fax với chi phí rất thấp, hay có thể thoải mái tìm đọc những loại báo, tạp chí mà họ thích và mua chúng Khách đồng thời có thể thanh toán tiền điện, tiền nước, tiền điện thoại, tiền Internet và rất nhiều các loại chi phí khác Các công ty điện, nước, điện thoại nhờ vậy cũng tiết kiệm được nhiều nhân lực còn 7-Eleven được hưởng hoa hồng. Đây chính là những tiện ích tạo nên điểm khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Nền tảng Wifi Marketing của AWING ngày càng mở rộng khi có thêm sự gia nhập của 7-Eleven Đây hứa hẹn là giải pháp hiệu quả giúp gợi nhớ thương hiệu hoặc thúc đẩy mua sắm tới nhóm khách hàng tiềm năng đang thực hiện hành vi mua hàng ngay tại điểm bán Với quảng cáo trên AWING Wifi Marketing:

- Quảng cáo trực tiếp ngay tại điểm bán, giúp tác động đến hành vi mua hàng khi xem quảng cáo 100% viewability trên điện thoại

- Target chính xác đến tệp khách hàng tiềm năng của mình thông qua tính năng filter độ tuổi, giới tính

- Quảng cáo xuất hiện tại các cửa hàng tiện lợi ở khu tòa nhà văn hóa, dân cư và trường học…

- Khách hàng tương tác trực tiếp với quảng cáo, không phải chia sẻ hình ảnh với quảng cáo khác, tạo ấn tượng và khả năng ghi nhớ.

Ngoài ra, khác với các chuỗi cửa hàng tiện ích khác, 7 - Eleven Thái Lan còn sử dụng hệ thống nhận dạng dữ liệu KanKan Trong đó, bao gồm công nghệ nhận dạng khuôn mặt dựa trên nền tảng AI và các công nghệ phân tích hành vi nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, phân tích kinh doanh, quản lý nhân viên và an ninh. Khoảng 10 triệu người bước vào các cửa hàng của 7-Eleven ở Thái Lan mỗi ngày và công nghệ KanKan có thể giám sát thời gian khách hàng ở những nơi cụ thể trong cửa hàng, thậm chí ghi lại cảm xúc của họ Nó cũng có thể xác định thành viên của chương trình khách hàng thân thiết của 7-Eleven, cho phép quản lý, cung cấp các chương trình khuyến mãi phù hợp Các hình ảnh cũng như nhận dạng khuôn mặt sẽ không được lưu trữ trên bất kỳ máy chủ nào của 7-Eleven Điều này nhằm giải quyết các mối lo ngại về quyền riêng tư đối với những thông tin được KanKan thu thập lại và đáp ứng các tiêu chuẩn do các nhóm nhân quyền trên khắp thế giới đưa ra.

Chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven cũng đang thử nghiệm khái niệm cửa hàng mới tại Nhật Bản với mô hình đầu tiên xuất hiện tại Mỹ: cửa hàng không nhân viên nhằm cạnh tranh với sự lấn sân của gã khổng lồ công nghệ Amazon trong lĩnh vực bán lẻ tại các cửa hàng thực Tương tự như Amazon Go, 7-Eleven kết hợp các máy ảnh cùng công nghệ và thuật toán dự đoán để xác định thời điểm mua hàng Khách hàng chỉ cần quét mã QR có sẵn trong ứng dụng 7-Eleven Người mua hàng sẽ nhận được biên lai chi tiết của ngay sau khi họ hoàn tất việc mua hàng.

Sự khác biệt về hoạt động mua và quản lý nguồn cung tại 7-Eleven so với các

Quy trình nghiệp vụ mua

Chuỗi cung ứng toàn cầu của 7-Eleven khá phức tạp Họ có rất nhiều nhà cung cấp ở nhiều nơi khác nhau trên thế giới nên có một chuỗi cung ứng lớn.

Dự báo nhu cầu mua:

Dự báo nhu cầu mua: là một quá trình lấy dữ liệu bán hàng đã được ghi nhận lại trong quá trình bán hàng và sử dụng nó để đưa ra dự báo về nhu cầu của khách hàng trong tương lai

Tất cả các sản phẩm được chia thành các loại như thực phẩm, phi thực phẩm, dịch vụ ăn uống và vật tư trong kế hoạch mua hàng Thời gian thực hiện chiến lược mua hàng thường là ba ngày làm việc và dựa trên Moving Average technique

Dự báo nhu cầu mua là một quá trình kinh doanh quan trọng Nhiều chiến thuật chiến lược và hoạt động dựa trên dự báo này, chẳng hạn như lập ngân sách, lập kế hoạch tài chính, kế hoạch bán hàng và tiếp thị cũng như lập kế hoạch năng lực Bởi vì rất nhiều quyết định kinh doanh phụ thuộc vào dự báo nhu cầu mua nên việc có được dự đoán chính xác là rất quan trọng. a Loại hình dự báo

Dự báo nhu cầu – lập kế hoạch sản xuất Đây là một quá trình hợp tác nhằm phát triển các dự báo và kế hoạch chung với các đối tác trong chuỗi cung ứng thay vì thực hiện chúng một cách độc lập Dựa trên tiền đề rằng các công ty có thể dự báo chính xác hơn hơn nếu họ làm việc cùng nhau để mang lại giá trị cho khách hàng, chia sẻ rủi ro trên thị trường và cải thiện hiệu suất của họ Độ chính xác của dự báo nhu cầu ảnh hưởng đáng kể đến mức tồn kho, chi phí lưu trữ hàng tồn kho và mức độ dịch vụ khách hàng Khi nhu cầu mang tính mùa vụ cao, khó có thể đạt được dự báo chính xác nếu không sử dụng mô hình dự báo thích hợp Khi dự báo không chính xác, kế hoạch sản xuất thu được sẽ không đáng tin cậy và có thể dẫn đến tình trạng thừa hoặc thiếu hàng Để giảm rủi ro về dự báo không chính xác, một lượng dự trữ an toàn phù hợp phải được cung cấp, đòi hỏi phải đầu tư thêm vào hàng tồn kho và dẫn đến tăng chi phí giữ hàng tồn kho. b Dự báo thời gian mua hàng

7-Eleven là chuỗi bán lẻ với rất nhiều mặt hàng đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau. Nếu công ty đưa ra dự báo trong một khoảng thời gian quá dài thì việc đáp ứng ngay lập tức nhu cầu của khách hàng sẽ không được đảm bảo.7-Eleven chỉ có thể dự đoán trong khoảng một đến hai tuần để biết được khách hàng thích sản phẩm nào trong thời gian này.

Mỗi cửa hàng của 7-Eleven sẽ có trung bình 3.000-5.000 sản phẩm tùy thuộc vào nhu cầu của khách hàng địa phương 7-Eleven nhanh mạnh việc bán hàng theo khu vực để phục vụ chính sách nhu cầu của địa phương Những mặt hàng này được nhóm thành 4 loại chính: thực phẩm đã qua chế biến, thức ăn nhanh, thức ăn hàng ngày và các mặt hàng không phải là đồ ăn Thực phẩm đã qua chế biến và đồ ăn nhanh là những mặt hàng bán chạy nhất cho các cửa hàng, trung bình đóng góp hơn 50% doanh thu cửa hàng Các sản phẩm bán chạy nhất trong danh mục thức ăn nhanh là hộp cơm trưa, cơm nắm, bánh mì, mì ống Các sản phẩm khác được giao bán tại các cửa hàng 7- Eleven bao gồm nước ngọt, đồ uống dinh dưỡng, đồ uống có cồn như bia và rượu, phần mềm trò chơi, đĩa CD nhạc và tạp chí.

Một hậu quả của việc dự báo nhu cầu không thành công là sự lãng phí Vì sản phẩm của 7-Eleven bao gồm thực phẩm tươi sống như thịt, cá, trứng hoặc những sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn nên nếu sản xuất dư thừa và không bán được đúng thời điểm thực phẩm tươi ngon nhất thì sẽ không thể sử dụng nữa Loại bỏ các mặt hàng hư hỏng hoặc hàng tồn kho quá hạn là một trong những hậu quả do việc dự báo nhu cầu mua chưa chính xác Vì vậy, việc giữ đúng số lượng sản phẩm trong kho là rất quan trọng đối với 7-Eleven.

Mục tiêu của công ty 7-Eleven là dự báo số lượng khách hàng, số lượng sản phẩm bán ra và phân loại các sản phẩm được yêu cầu. c Phương pháp dự báo

Phương pháp dự báo bao gồm hai phương pháp chính là phương pháp định lượng và phương pháp định tính.

Phương pháp định lượng: Phương pháp định lượng dựa trên mô hình toán học Các phương pháp này mang tính khách quan và nhất quán, có khả năng xử lý lượng lớn dữ liệu và phát hiện ra các mối quan hệ phức tạp Với điều kiện là có sẵn dữ liệu tốt, các phương pháp này nhìn chung chính xác hơn các phương pháp định tính.

Phương pháp định tính: Phương pháp định tính thường được gọi là phương pháp dự đoán, phương pháp dựa trên ý kiến, dự đoán chủ quan của các cá nhân như người quản lý, nhân viên bán hàng hay khách hàng Hỏi khách hàng xem họ có mua một sản phẩm cụ thể hay không, được gọi là “Khảo sát ý định” (Intention surveys), là một loại phương pháp dự báo định tính Một phương pháp khác được gọi là “Tổng hợp ý kiến lực lượng bán hàng” (Sales force composite) sử dụng kiến thức và kinh nghiệm của quản lí, nhân viên, hay đại lí bán hàng của một công ty hoặc các thành viên của kênh phân phối để dự báo doanh số vì những người này hiểu rõ nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Người ta yêu cầu các nhân viên bán hàng khu vực dự báo doanh số rồi cần một ban giám khảo tổng hợp để hình thành kết quả dự báo Mời thành viên của kênh phân phối tham gia dự báo nhằm đảm bảo tính độc lập vì các thành viên này không là nhân viên công ty.

Quyết định phương thức mua:

Mỗi cửa hàng yêu cầu hàng hóa cần được bán hàng ngày với các đơn đặt hàng xen kẽ về chủng loại và số lượng sản phẩm Các đơn hàng này được tập hợp tại mỗi cửa hàng và được tổng hợp tại trung tâm dữ liệu 7-Eleven nhằm đồng bộ hóa các hoạt động ở nhiều chức năng như phân phối sản phẩm, mua hàng, kế toán và phân tích dữ liệu.

Với hơn 84.000 cửa hàng trải dài trên 19 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Có hai nguồn cung cấp chính trong chuỗi cung ứng của 7-Eleven là các nhà cung ứng và tự sản xuất nội bộ Với 93% tổng sản phẩm tại các cửa hàng 7-Eleven được cung cấp từ hơn 1800 nhà cung ứng, 7% còn lại được cung cấp bởi tập đoàn 7-Eleven và Tập đoàn CP – cổ đông lớn của CP All.

Tuỳ vào nhu cầu sản phẩm của khách hàng hay tuỳ vào từng quốc gia, khu vực để 7-Eleven lựa chọn phương thức mua hay quyết định lựa chọn nhà cung ứng. Đối với 7-Eleven Việt Nam, nguyên liệu để chế biến 100 món ăn của 7-Eleven được chọn lựa kỹ lưỡng từ những nhà cung cấp uy tín.Trong đó, gạo Nhật trồng và thu hoạch tại Việt Nam Hạt gạo tròn, ngắn, độ kết dính cao cùng mùi thơm đặc trưng, mang lại một trải nghiệm mới cho bữa cơm truyền thống Việt Nam Rau củ quả tươi thu hoạch từ những nông trại có chứng nhận VietGAP, là bảo chứng cho cam kết của chúng tôi đối với mục tiêu “An toàn từ nông trang đến tận bàn ăn” Toàn bộ thịt, cá, hải sản sử dụng trong món ăn đều có thể truy xuất được nguồn gốc về tận cơ sở chăn nuôi.

Quan hệ với nhà cung ứng

7-Eleven là một công ty toàn cầu hoạt động tại hơn 19 quốc gia và có hàng nghìn nhà cung ứng trên khắp thế giới Bởi vì có một số lượng lớn các nhà cung ứng nên 7- Eleven đề ra một bộ hướng dẫn tiêu chuẩn cho tất cả các nhà cung cấp của mình Để lựa chọn nhà cung ứng phù hợp, 7-Eleven đưa ra tiêu chuẩn, chỉ khi vượt qua được thì mới trở thành nhà cung ứng cho 7-Eleven Dựa trên những tiêu chuẩn đã đặt ra này, 7- Eleven quản lý mối quan hệ với các nhà cung ứng bằng cách sử dụng chiến lược đôi bên cùng có lợi Để cùng nhau phát triển mối quan hệ giữa các nhà cung ứng, 7-Eleven xây dựng mối quan hệ dựa trên sự tin cậy Họ tin rằng nhà cung ứng đã đáp ứng được những tiêu chuẩn trên sẽ là nhà cung ứng có chất lượng cao hơn Điều này mang đến sự phát triển lâu dài và bền vững trong tương lai nếu hai bên có thể đảm bảo các tiêu chuẩn và thống nhất với nhau về mọi mặt từ giá cả, chất lượng Điều này làm cho chuỗi cung ứng toàn cầu trở nên hiệu quả hơn và khi có mối quan hệ tốt với nhà cung ứng có thể có được mức giá tốt hơn so với thị trường.

Phản ứng với nhu cầu thị trường

Mặc dù mang tính chất kinh doanh của những cửa hàng tiện lợi, tuy nhiên ở mỗi quốc gia, 7-Eleven lại có những đặc trưng riêng về sản phẩm và dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu khách hàng

Chẳng hạn tại Indonesia, cửa hàng của 7-Eleven giống một quán cafe và quen thuộc với 65% khách hàng dưới độ tuổi 30 Thương hiệu này cung cấp wifi miễn phí, bàn ghế xếp cả trong và ngoài, và có cả nhạc sống Trong khi đó, tại Đài Loan, thương hiệu này thậm chí phổ biến hơn Starbucks tại Texas Ở Đài Bắc, hơn 4.400 địa điểm đặt trong một thành phố 23 triệu dân với nhiều khu vực có trên 2 cửa hàng.Tại Nhật Bản, 7-Eleven nổi tiếng với sản phẩm cơm trưa hộp Ước tính tại đây, thương hiệu này bán hơn 200 triệu phần cơm trưa hộp mỗi năm.Tại Mỹ, 7-Eleven hơi giống các cửa hàng tạp hóa và siêu thị mini, trừ việc họ bán một loại đồ uống gọi là Slurpee, biểu tượng của chuỗi cửa hàng này Ở khu vực Đông Nam Á, 7-Eleven đã xuất hiện tại Thái Lan, Malaysia, Philippines, Singapore, Indonesia và Việt Nam

Trong khi đó tại Việt Nam, với các nhu cầu của các tệp khách hàng khác nhau, 7-Eleven đã xây dựng một mô hình kinh doanh mới, vừa bán những sản phẩm đặc trưng riêng, vừa đáp ứng được nhu cầu từ thị trường và từ các khách hàng Khi bắt đầu có thông tin 7-Eleven sẽ kinh doanh ở thị trường Việt Nam, các khách hàng ở thị trường này đã bày tỏ và thể hiện các nhu cầu khác nhau Đối với học sinh, sinh viên bày tỏ mong muốn 7-Eleven sẽ bán những món ăn truyền thống của Việt Nam nhưng theo phong cách fastfood (đồ ăn nhanh) và bán thêm trà sữa, cafe và các loại nước uống tiện dụng như thương hiệu này đang bán tại Thái Lan Bên cạnh đó, những người trong độ tuổi này cũng mong rằng 7-Eleven sẽ bán nhiều loại đồ ăn đóng gói như burger kèm 1 quầy thêm rau cà chua, Tuy nhiên, đối với những người làm văn phòng hoặc những người bận rộn lại cho rằng ở Việt Nam, thương hiệu này nên có thêm quầy bia và bán nhiều loại đồ ăn đặc biệt thích hợp với uống bia Ngoài ra, 7-Eleven cũng cho thanh toán bằng thẻ tín dụng và có dịch vụ giao hàng.

Xử lý lưu lượng hàng hóa

7-Eleven bắt đầu đưa quy trình bổ sung sản phẩm tươi sống hằng ngày, bao gồm thực phẩm, bánh ngọt và rau củ … trên phạm vi lãnh thổ nước sở tại từ những năm 1994 Ngay khi triển khai, 7-Eleven đã chú tâm xây dựng một quá trình lên đơn hàng phức tạp và một mạng lưới phân phối cực kỳ chi tiết có khả năng giảm thiểu số thời gian và số lần di chuyển giữa nhà phân phối và điểm bán lẻ cuối cùng.

Một trong những điểm nổi bật của mô hình này là các nhà kho phân phối tập trung Để cung cấp những thông tin chuẩn xác nhất, mỗi quản lý cửa tiệm 7-Eleven đều sở hữu một hệ thống đặt hàng và báo cáo tồn kho, tất cả sẽ được cập nhật lên máy chủ tập đoàn vào 10 sáng mỗi ngày và ngay lập tức hàng hóa bổ sung sẽ được chở đến ngay trong ngày.

Hệ thống quản lý tập trung của 7-Eleven luôn tập hợp tất cả đơn hàng trong một khu vực, chuyển thông tin về kho hàng cũng như các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sống và sẽ nhanh chóng nhận được hàng hóa cần thiết trong vòng vài tiếng sau đó. Để làm được điều này, mỗi khi máy tính tiền quét một mã sản phẩm có hạn sử dụng ngắn như bánh sandwich, salad hay bánh ngọt, tất cả thông tin sẽ được chuyển về các nhà cung cấp để chuẩn bị Đa phần sản phẩm sẽ được sản xuất và giao ngay trong ngày thông qua hệ thống xe tải của 7-Eleven. Để đáp ứng các nhu cầu thị trường nói trên, 7- Eleven đã mở cửa hàng đầu tiên tại toà nhà Saigon Trade Center, quận 1, điều này thể hiện rằng 7-Eleven đang nhắm đến đối tượng khách hàng là dân văn phòng, công sở, tầng lớp trẻ, trung lưu. Việc đáp ứng nhu cầu thị trường còn được thể hiện qua trên Fanpage chính thức của mình, 7-Eleven còn tiết lộ sẽ có thực đơn với danh mục hơn 100 món ăn được làm mới mỗi ngày, sẽ là điểm cung cấp bữa trưa công sở đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phù hợp văn hoá ẩm thực của người Việt Ngoài những sản phẩm mang thương hiệu riêng, 7-Eleven còn bày bán các thực phẩm quốc tế như đồ uống cagas Slurpee, nước giải khát Big Gulp, thực phẩm tươi sống, những món ăn được phát triển theo khẩu vị của khu vực… Bên cạnh đó, những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu thường có trong cửa hàng tiện lợi sẽ vẫn được 7-Eleven cung cấp Đồng thời, 7-Eleven cũng sẽ bày bán các sản phẩm nhãn hàng riêng của mình, tương tự như cách đã làm tại những quốc gia khác.

Một trong những điểm khác biệt của chuỗi cung ứng 7-Eleven là hệ thống đặt hàng của mỗi cửa tiệm Nhiệm vụ của quản lý cửa tiệm mỗi ngày là đếm số lượng hàng đang có, kiểm tra hạn sử dụng và đánh dấu những sản phẩm đang dưới mức an toàn Tất cả đều theo một bộ quy chuẩn chung cho toàn bộ hệ thống nhằm đảm bảo thông tin mà quản lý cửa hàng cung cấp hoàn toàn không mang tính chủ quan Hệ thống đặt hàng còn dựa vào doanh thu trong quá khứ để cung cấp dự báo bán hàng cho từng cửa tiệm riêng biệt Được thiết kế để dễ dàng sử dụng, giảm thiểu tối đa tình trạng "cháy hàng" và cung cấp cho nhân viên nhiều thời gian để làm việc khác Chỉ cần nghiêm túc tuân thủ quy trình mà 7-Eleven đặt ra, hệ thống này sẽ đảm bảo hiệu quả hoạt động tối ưu nhất cho mỗi cửa tiệm.

Chuỗi cung ứng phức tạp cũng đồng nghĩa với việc sai sót con người sẽ có khả năng xảy ra Chính vì thế, 7-Eleven cung cấp cho những nhân viên phân loại hàng một hệ thống cung cấp chỉ dẫn bằng âm thanh, mỗi người nhân viên sẽ đeo hệ thống này vào tai và làm theo hướng dẫn, không còn phải vừa nhìn vào giấy, vừa xếp bằng tay dẫn đến sai sót Sản phẩm nào cần được bỏ vào thùng hàng cụ thể nào luôn được đọc trực tiếp thông qua hệ thống với nhân viên đeo thiết bị 7-Eleven còn đầu tư một khoản tiền lớn vào hệ thống Chuỗi cung ứng khi cập nhật hệ thống phân tích và dự báo thu mua vào từng kho hàng Những kho hàng giờ đây có thể dự đoán được số lượng hàng mà từng cửa tiệm 7-Eleven có thể cần trong từng ngày cụ thể, để từ đó sắp xếp nhân sự và lên đơn hàng cho phù hợp.

Xử lý hàng hóa qua các trung tâm phân phối

Hệ thống phân phối 7 - Eleven liên kết chặt chẽ toàn bộ chuỗi cung ứng Tất cả các khâu cung cấp sản phẩm cho cửa hàng được tối giản Khi một cửa hàng đặt hàng, nhà cung cấp cũng như trung tâm phân phối sẽ ngay lập tức nhận được đơn hàng qua hệ thống Nhà cung cấp bắt đầu sản xuất theo yêu cầu các đơn đặt hàng ngay khi nhận được orders từ tất cả các cửa hàng 7 - Eleven,điều này có nghĩa là tất cả các nhà cung cấp dựa trên dự báo của họ về dữ liệu khách hàng thực tế từ đó, dẫn đến việc loại bỏ.

Xử lý hàng tồn kho

Như chúng ta biết có một sự đánh đổi giữa vận chuyển và hàng tồn kho, và cắt giảm chi phí cho một người sẽ làm tăng chi tiêu cho người khác 7- Eleven đã có thể sử dụng phân khúc vận tải một cách xuất sắc và giữ cho hàng tồn kho gần như bằng không Các cửa hàng được bổ sung ít nhất ba lần một ngày và thời gian ngắn này không chỉ đảm bảo về số lượng mà cả về chất lượng tuyệt đối khi chúng tới tay người tiêu dùng Hệ thống thông tin cho phép các cửa hàng 7 - Eleven đáp ứng phù hợp hơn,tốt hơn với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng Nhân viên cửa hàng có thể điều chỉnh hỗn hợp bán hàng trên kệ theo mô hình tiêu thụ trong suốt cả ngày Ví dụ,các món ăn sáng phổ biến được bày bán sớm hơn trong ngày và các mặt hàng bữa tối phổ biến được bày bán muộn hơn vào buổi tối Việc xác định các mặt hàng chậm hoặc không có tín hiệu tiêu thụ khả quan cho phép cửa hàng chuyển đổi kệ và không gian để giới thiệu các mặt hàng mới, do đó họ tận dụng được toàn bộ không gian Khi một sản phẩm mới được giới thiệu, quyết định có nên tiếp tục lưu trữ nó hay không được đưa ra trong vòng ba tuần đầu tiên Mỗi mặt hàng trên kệ đều góp phần vào doanh thu và không lãng phí không gian kệ có giá trị.

3.1 Khái quát về mạng lưới 7-Eleven tại Nhật Bản

Lĩnh vực cửa hàng tiện lợi là một trong số ít lĩnh vực kinh doanh tiếp tục phát triển trong thời kỳ suy thoái kéo dài ở Nhật Bản vào cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI Từ năm 1991 đến 2013, doanh thu hàng năm tại các cửa hàng tiện lợi đã tăng gấp ba lần, từ hơn 3 nghìn tỷ lên gần 10 nghìn tỷ yên Để so sánh trong giai đoạn này, doanh số siêu thị vẫn ổn định, ở mức khoảng 13 nghìn tỷ yên.

Lĩnh vực cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản dần dần được củng cố, với những người chơi lớn hơn đang phát triển và những người điều hành nhỏ hơn đóng cửa Năm 2004, mười chuỗi cửa hàng tiện lợi hàng đầu chiếm khoảng 90% số cửa hàng tiện lợi của Nhật Bản Đến năm 2013, việc hợp nhất đã dẫn đến năm chuỗi hàng đầu chiếm hơn 90% doanh số bán hàng của cửa hàng tiện lợi tại Nhật Bản

Seven-Eleven Japan đã tăng thị phần của mình trên thị trường cửa hàng tiện lợi kể từ khi khai trương Năm 2012, Seven Eleven là nhà điều hành cửa hàng tiện lợi hàng đầu Nhật Bản, chiếm 38,8% thị phần trong phân khúc cửa hàng tiện lợi Thị phần này đã tăng so với thị phần 34,3 trong năm 2008 Seven-Eleven rất hiệu quả về doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng Năm 2004, doanh số bán hàng trung bình hàng ngày tại bốn chuỗi cửa hàng tiện lợi lớn ngoại trừ Seven-Eleven Nhật Bản đạt tổng cộng 484.000 yên Ngược lại, các cửa hàng Seven-Eleven có doanh thu hàng ngày là 647.000 yên, cao hơn 30% so với đối thủ cạnh tranh cộng lại Đến năm 2013, doanh thu trung bình hàng ngày trên mỗi cửa hàng tại các cửa hàng Seven-Eleven Nhật Bản đã tăng lên 668.000 yên Năm 2013, thu nhập từ hoạt động kinh doanh của Seven-Eleven là 224,9 tỷ yên, giúp Seven-Eleven trở thành công ty dẫn đầu không chỉ trong lĩnh vực cửa hàng tiện lợi mà còn trong toàn bộ ngành bán lẻ của Nhật Bản Seven-Eleven dự định tiếp tục tăng trưởng bằng cách mở 1.500 cửa hàng mới trong năm kết thúc vào tháng 2 năm 2014 Sự tăng trưởng này đã được lên kế hoạch cẩn thận, khai thác các thế mạnh cốt lõi mà Seven-Eleven Nhật Bản đã phát triển trong lĩnh vực hệ thống thông tin và hệ thống phân phối.

Xây dựng mối quan hệ gần gữi với các nhà cung cấp các cấp, NBL, trung tâm phân phối với từng loại mặt hàng

Mối quan hệ với các các trung tâm phân phối, nhà cung cấp:

Các sản phẩm, thực phẩm hàng ngày được sản xuất tại các cơ sở chuyên biệt do các đối tác sản xuất độc lập của 7-Eleven điều hành và được vận chuyển đến các cửa hàng vật lý của hãng từ các trung tâm phân phối Việc đặc quyền hóa các cơ sở sản xuất và các trung tâm phân phối là điểm khác biệt của 7-Eleven so với các đối thủ trong việc phát triển sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm soát chất lượng Đồng thời, chia sẻ dữ liệu đơn hàng của cửa hàng với các nhà sản xuất và các trung tâm phân phối cho phép việc giao hàng hiệu quả hơn trong thời gian ngắn hơn Các mặt hàng từ các cơ sở sản xuất và nhà cung cấp được gửi đến các trung tâm phân phối trước khi được giao đến mỗi cửa hàng Đây là các trung tâm phân phối kết hợp có các khu vực riêng biệt theo 4 mức độ nhiệt độ khác nhau cho từng sản phẩm cụ thể:

Thực phẩm đông lạnh (-20°C): kem, thực phẩm đông lạnh, viên đá

Sản phẩm bảo quản nhiệt độ lạnh (5°C): sandwich, salad, các mặt hàng đặc sản, sữa và đồ uống làm từ sữa, mì và nhiều loại khác.

Sản phẩm làm từ gạo (20°C): cơm hộp, cơm trắng, bánh mì nướng tươi, v.v.Sản phẩm bảo quản trong nhiệt độ phòng: nước ngọt, mì ăn liền, đồ uống có cồn, đồ tiêu dùng hàng ngày, v.v.

Hình 3.1: Chuỗi cung ứng của 7-Eleven tại Nhật Bản

Hệ thống phân phối Seven-Eleven kết nối mật thiết toàn bộ chuỗi cung ứng cho tất cả các loại sản phẩm Các trung tâm phân phối và mạng thông tin đóng vai trò quan trọng trong việc này Mục tiêu chính là theo dõi cẩn thận doanh số bán hàng của các mặt hàng và cung cấp thời gian hoàn thành ngắn Điều này cho phép quản lý cửa hàng dự báo doanh số bán hàng chính xác tương ứng với mỗi đơn hàng.

Hơn nữa, điểm đặc biệt ở hệ thống trung tâm phân phối liên kết với 7-Eleven tại Nhật Bản là vô cùng linh hoạt, có thể xê dịch lịch trình vận chuyển theo nhu cầu của thị trường Ví dụ, các mặt hàng giải khát như kem có thể được vận chuyển hàng ngày vào mùa hè, trong khi với các thời điểm khác trong năm, con số này xuống chỉ còn 3 lần trong tuần Với các thực phẩm tươi sống hay các mặt hàng đồ ăn nhanh, thời gian xử lý đơn hàng thậm chí sẽ được kéo xuống dưới 12 tiếng đồng hồ, ví dụ một chi nhánh của 7-Eleven nào đó tại Nhật Bản đặt các sản phẩm cơm nắm trước 10 giờ sáng có thể đặt làm với các trung tâm phân phối luôn phần ăn buổi tối ngày hôm đó, nhằm mục đích phục vụ cho các khách hàng đúng giờ tan tầm.

Hình 3.2: Vận chuyển từ trung tâm phân phối đến cửa hàng của 7-Eleven ở Nhật Bản

Người quản lý cửa hàng của 7-Eleven sẽ sử dụng công nghệ Graphic Order Terminal (GOT) để đặt hàng Thời điểm đặt hàng vào buổi sáng, trưa và tối được thiết lập cố định cho tất cả các cửa hàng trong hệ thống của hãng trên khắp Nhật Bản Khi một cửa hàng đặt hàng, thông tin sẽ ngay lập tức được truyền tải đến các nhà cung cấp và trung tâm phân phối Nhà cung cấp sau khi nhận đơn từ tất cả các cửa hàng 7- Eleven sẽ bắt đầu sản xuất để đáp ứng đơn đặt hàng Các mặt hàng đã được đặt hàng sẽ được vận chuyển bằng xe tải từ nhà cung cấp đến trung tâm phân phối và sẽ được tách riêng cho mỗi đơn hàng trong lô hàng, giúp trung tâm phân phối có thể nhanh chóng chuyển giao lô hàng đến xe tải đang hướng đến cửa hàng tương ứng.

Tại trung tâm phân phối, các sản phẩm cùng mức độ nhiệt độ từ các nhà cung cấp khác nhau (ví dụ: sữa và bánh mỳ) được chuyển trực tiếp vào cùng một xe tải Có bốn loại xe tải tương ứng với bốn mức độ nhiệt độ được đề cập ở trên Một xe tải có thể giao hàng đến nhiều hơn một cửa hàng Số lượng cửa hàng trên mỗi xe tải phụ thuộc vào khối lượng hàng mà mỗi cửa hàng đã đặt Tất cả các lần giao hàng đều được thực hiện vào giờ thấp điểm Một máy quét sẽ được sử dụng tại điểm nhận hàng Hệ thống hoạt động dựa trên sự tin tưởng và không yêu cầu tài xế phải có mặt khi nhân viên cửa hàng quét quá trình giao hàng Điều này giúp giảm thời gian giao hàng tại mỗi cửa hàng.

Hệ thống phân phối này giúp cho 7-Eleven giảm số lượng xe cần thiết cho việc giao hàng từ cửa này đến cửa khác, mặc dù tần suất đối với một số nhóm sản phẩm khá cao. Vào năm 1974, mỗi cửa hàng có tới 70 xe “ghé thăm” mỗi ngày, nhưng cho đến năm

2006 chỉ còn cần 9 xe Điều này giảm thiểu đáng kể chi phí giao hàng và cho phép giao nhanh chóng nhiều loại thực phẩm tươi sống khác nhau Những trung tâm phân phối này không tích trữ hàng hóa, mà áp dụng hệ thống cross-docking để chuyển hàng hóa trực tiếp từ nguồn cung cấp đến cửa hàng.

Ngoài các sản phẩm, 7-Eleven dần dần bổ sung nhiều dịch vụ mà khách hàng có thể sử dụng tại cửa hàng Những dịch vụ đầu tiên được 7-Eleven tại Nhật Bản thêm vào vào là thanh toán hóa đơn điện (tháng 10/1987) Sau đó, công ty mở rộng danh mục tiện ích cho phép khách hàng thanh toán hóa đơn gas, bảo hiểm và điện thoại Các cửa hàng tiện lợi có thời gian hoạt động và vị trí thuận tiện hơn so với ngân hàng hoặc các cơ quan khác, và dịch vụ thanh toán hóa đơn các dịch vụ này thu hút hàng triệu khách hàng tăng dần theo mỗi năm.

Vào tháng 2 năm 2000, 7-Eleven Nhật Bản thành lập công ty thương mại điện tử 7dream.com, với mục tiêu nhằm tối đa hóa hệ thống phân phối hiện có Các cửa hàng hoạt động như điểm nhận và trả hàng của khách hàng Trên thực tế, khách hàng thích mua sắm trực tuyến tại 7dream và nhận hàng tại cửa hàng tiện lợi địa phương hơn là nhận hàng tại nhà Điều này là khả thi bởi tần suất của khách hàng Nhật Bản ghé thăm cửa hàng tiện lợi rất cao.

Cho đến năm 2009, gần như mọi cửa hàng tiện lợi của 7-Eleven tại Nhật Bản có cây ATM riêng Các dịch vụ khác mà cửa hàng cung cấp được mở rộng sang cả hoạt động in ấn, bán vé (các trận bóng chày, buổi hòa nhạc,…) Vào năm 2010 thì thậm chí còn cung cấp các dịch vụ tư pháp như cung cấp giấy xác nhận cư trú Lý do chính chủ yếu tạo động lực cho 7-Eleven tại Nhật Bản tích cực đa dạng hóa các dịch vụ của hãng là nhằm tận dụng triệt để vị trí của các cửa hàng trong hệ thống của hãng, đồng thời cũng là một hình thức gia tăng thêm doanh thu tổng Điều này, bên cạnh đó, cũng khiến khách hàng lui tới cửa hàng nhiều hơn trước đây.

Mối quan hệ với các nhà bán lẻ

Seven-Eleven Nhật Bản đã phát triển một mạng lưới nhượng quyền rộng khắp và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động hàng ngày của mạng lưới này Mạng lưới Seven-Eleven Nhật Bản bao gồm cả các cửa hàng thuộc sở hữu của công ty và nhượng quyền thương mại thuộc sở hữu của bên thứ ba Để đảm bảo hiệu quả, Seven-Eleven Nhật Bản xây dựng chính sách mở rộng mạng lưới cơ bản dựa trên chiến lược tập trung thị trường Việc thâm nhập vào bất kỳ thị trường mới nào đều được xây dựng xung quanh một cụm từ 50 đến 60 cửa hàng được hỗ trợ bởi một trung tâm phân phối Việc phân cụm như vậy đã mang lại cho Seven-Eleven Nhật Bản sự hiện diện ở thị trường mật độ cao và cho phép công ty vận hành một hệ thống phân phối hiệu quả Seven-Eleven Nhật Bản cảm thấy rằng chiến lược tập trung thị trường của họ đã cải thiện hiệu quả phân phối, nhận thức về thương hiệu, hiệu quả của các dịch vụ hỗ trợ nhượng quyền thương mại và hiệu quả quảng cáo Nó cũng đóng vai trò như một biện pháp ngăn chặn cạnh tranh hiệu quả

Tuân thủ chiến lược thống trị của mình, Seven-Eleven Nhật Bản đã mở phần lớn các cửa hàng mới tại các khu vực có cụm cửa hàng hiện có Ví dụ, quận Aichi, nơi Seven-Eleven bắt đầu mở cửa hàng vào năm 2002, đã chứng kiến sự gia tăng lớn trong năm 2004, với 108 cửa hàng mới mở Con số này đại diện cho hơn 15% số cửa hàng Seven-Eleven mới được mở tại Nhật Bản trong năm đó Đến năm 2014, Seven-Eleven đã có cửa hàng tại 42/47 tỉnh ở Nhật Bản Với nhu cầu ngày càng tăng về các "cửa hàng tiện lợi, gần nhau" khi có ít nhà bán lẻ vừa và nhỏ ở một khu vực nhất định, Seven- Eleven nhận thấy rằng bên cạnh việc đưa cửa hàng đến các khu vực mới, họ cũng có thể tiếp tục mở các cửa hàng ở những khu vực có mật độ dày đặc các khu đô thị đông dân cư như Tokyo, Nagoya và Osaka Với việc nhượng quyền thương mại Seven-Eleven đang được săn đón nhiều.

Tận dụng chiến lược nguồn cung dựa trên đặc điểm từng mặt hàng kinh

Chiến lược nguồn cung dựa trên đặc điểm từng mặt hàng kinh doanh Để đảm bảo cung ứng thường xuyên với số lượng nhỏ và đáp ứng nhu cầu nhanh chóng tới mạng lưới bán lẻ dày đặc của 7-Eleven Nhật Bản, 7-Eleven cần sử dựng chiến lược nguồn cung dựa trên đặc điểm mặt hàng kinh doanh của 7-Eleven Nhật Bản.

Một vài nét về hệ thống quản lý độc đáo của hãng, 7-Eleven được vận hành dựa trên quan điểm “hiện đại hóa và kích hoạt ngành bán lẻ vừa và nhỏ” và “sự tồn tại và phát triển chung” cũng như nguyên tắc đa dạng sản phẩm, bảo quản chất lượng và độ tươi ngon, sạch sẽ và vệ sinh Mỗi cửa hàng tuy chỉ có diện tích khoảng 100m2 nhưng lại cung cấp hơn 3.000 loại hàng hóa, dịch vụ Trong số đó, các loại thực phẩm, đồ uống tươi sống chiếm khoảng 70%, nhu yếu phẩm hàng ngày, tạp chí và thuốc lá chiếm khoảng 30%.

Theo thống kê, các sản phẩm có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ yên trở lên dưới dạng của 7-Eleven Nhật Bản bao gồm:

Sản phẩm giao hàng ngày Đồ uống/Rượu

Thức ăn đã qua chế biến

Mặt hàng đơn giản (giấy, bột giặt, bàn chải đánh răng, ): Các mặt hàng này là mặt hàng phổ biến, rủi ro và giá trị thấp và được người tiêu dùng mua hàng ngày; vì vậy với các mặt hàng này 7-Eleven cần đơn giản hóa quy trình mua sắm, tối đa hóa lợi nhuận của mặt hàng này

Mặt hàng trở ngại (linh kiện điện tử): Đây là các mặt hàng với ít nhà cung cấp, mang lại giá trị thấp, thường là các mặt hàng có thông số kỹ thuật phức tạp, nhưng nếu thiếu các mặt hàng này, doanh nghiệp sẽ không hoàn thiện được sản phẩm cuối cùng Trên thực tế, mặt hàng này tại các cửa hàng tiện lợi như 7- Eleven là không nhiều, vì vậy 7-Eleven không cần đặt nhiều trọng tâm vào mặt hàng này mà chỉ cần đảm bảo nguồn cung không bị đứt gãy.

Mặt hàng đòn bẩy: là các hạng mục sản phẩm có rủi ro nguồn cung thấp nhưng tác động đến lợi nhuận cao Dù nguồn cung cấp dồi dào nhưng những sản phẩm này rất quan trọng đối với doanh nghiệp

Mặt hàng chiến lược: là mặt hàng có rủi ro nguồn cung và tác động tài chính cao, nói chung, các hạng mục này hiếm, có giá trị vật chất cao như kim loại hiếm hay hợp chất có giá trị cao Tùy thuộc vào vị thế năng lực tương đối với các hạng mục chiến lược nhắm tới sự hợp tác hay phối hợp 7-Eleven không có các mặt hàng mang đặc điểm này.

Ngoài ra, 7-Eleven cũng có kế hoạch bán sản phẩm gốc của Seven & I Group Seven Premium, sản phẩm thương hiệu riêng (PB) của tập đoàn, dựa trên các phương pháp phát triển sản phẩm ban đầu mà 7-Eleven Nhật Bản đã phát triển trong nhiều năm qua như gạo, bánh mì nấu chín và mì, đồng thời dựa trên cơ sở hạ tầng và phát triển sản phẩm bí quyết của từng công ty trong nhóm 7-Eleven đang phát triển sản phẩm này bằng cách củng cố lực lượng bán hàng của mình Kết quả là, 7-Eleven đã nhận ra hương vị và chất lượng ngang bằng hoặc tốt hơn các sản phẩm bán chạy nhất của thương hiệu quốc gia (NB), nhưng ở mức giá có vẻ hợp lý hơn giá thị trường hiện tại.

Hình 3.1: Cơ cấu phát triển, số lượng nhà máy sản xuất, số lượng nhà máy chuyên dụng, trung tâm phân phối chung tại Nhật Bản theo vùng nhiệt độ và số lượng trung tâm xử lý tính đến cuối tháng 5 năm 2014

Hệ thống cung cấp sản phẩm

Mỗi sản phẩm ban đầu hàng ngày được sản xuất tại một nhà máy chuyên dụng do một công ty đối tác độc lập điều hành và được giao đến các cửa hàng từ các trung tâm phân phối chung được tổ chức theo vùng nhiệt độ Để tạo sự khác biệt trong việc phát triển sản phẩm, quản lý vệ sinh và kiểm soát chất lượng, các nhà máy chuyên dụng và trung tâm phân phối chung theo nhiệt độ cụ thể của tập đoàn Seven & i đều độc quyền cho 7-Eleven Nhật Bản.

Rủi ro tiềm ẩn với chiến lược nêu trên

Chiến lược nguồn cung dựa trên đặc điểm mặt hàng kinh doanh của 7-Eleven Nhật Bản có thể đối mặt với một số rủi ro Dưới đây là một số ví dụ về những rủi ro này:

Rủi ro về tiếp cận nguồn cung: Chiến lược nguồn cung dựa trên đặc điểm mặt hàng kinh doanh yêu cầu sự tiếp cận và ổn định từ các nhà cung cấp Nếu không có đủ nguồn cung hoặc nếu nguồn cung bị gián đoạn (ví dụ: thiên tai, khủng hoảng kinh tế), 7-Eleven Nhật Bản có thể gặp khó khăn trong việc duy trì lượng hàng hóa phù hợp để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Rủi ro về chất lượng sản phẩm: Nếu chiến lược nguồn cung không đảm bảo chất lượng sản phẩm, 7-Eleven Nhật Bản có thể phải đối mặt với sự phản ứng tiêu cực từ phía khách hàng Điều này có thể gây tổn thất về danh tiếng và doanh thu của công ty.

Rủi ro về biến động giá cả: Nếu chiến lược nguồn cung không thể ổn định giá cả của các mặt hàng kinh doanh, 7-Eleven Nhật Bản có thể gặp khó khăn trong việc dự báo và quản lý giá thành Biến động giá cả có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty và cảm nhận của khách hàng về sự công bằng và tính dễ tiếp cận của sản phẩm.

Rủi ro về thay đổi trong thị trường và xu hướng tiêu dùng: Chiến lược nguồn cung dựa trên đặc điểm mặt hàng kinh doanh của 7-Eleven Nhật Bản có thể không hoàn toàn phù hợp với thị trường hoặc xu hướng tiêu dùng mới Nếu không thích nghi nhanh chóng, công ty có thể mất đi cơ hội kinh doanh và vùng cạnh tranh của mình.

Rủi ro về hậu quả xã hội và môi trường: Chiến lược nguồn cung cần phải đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và xã hội Nếu công ty không đáp ứng được tiêu chuẩn này, có thể phải đối mặt với sự phản đối từ phía khách hàng, tổ chức phi chính phủ và cảnh sát môi trường, gây tổn thất cho hình ảnh công ty và tài sản. Để giảm thiểu các rủi ro này, 7-Eleven Nhật Bản cần có quy trình kiểm soát chất lượng, hợp tác chặt chẽ với nhà cung cấp, theo dõi thị trường và xu hướng tiêu dùng, dự báo biến động giá cả, và tuân thủ các quy định về xã hội và môi trường.

Như đã nói ở trên, sản phẩm ban đầu hàng ngày của 7-Eleven được sản xuất tại một nhà máy chuyên dụng do một công ty đối tác độc lập điều hành và các nhà máy chuyên dụng và trung tâm phân phối chung theo nhiệt độ cụ thể của tập đoàn Seven & i đều độc quyền cho 7-Eleven Nhật Bản Như vậy, dựa theo sơ đồ trên, 7-Eleven có ít nhất hơn 140 nhà cung cấp và số lượng nhà cung cấp này khá nhiều Vì vậy, để phù hợp với quá trình tích hợp về đầu nguồn, 7-Eleven cần phải kiểm soát được các nhà cung cấp Nói cách khác, trong mối quan hệ tích hợp dọc này, 7-Eleven phải là thành viên kênh có sức mạnh lớn nhất và nắm quyền kiểm soát tuyệt đối.

7-Eleven bắt đầu đưa quy trình bổ sung sản phẩm tươi sống hằng ngày, bao gồm thực phẩm, bánh ngọt và rau củ … trên phạm vi cả nước từ những năm 1994 Ngay khi triển khai, 7-Eleven đã chú tâm xây dựng một quá trình lên đơn hàng phức tạp và một mạng lưới phân phối cực kỳ chi tiết có khả năng giảm thiểu số thời gian và số lần di chuyển giữa nhà phân phối và điểm bán lẻ cuối cùng.

Một trong những điểm nổi bật của mô hình này là các nhà kho phân phối tập trung Chịu sự phản đối kịch liệt bởi các nhà cung cấp trong thời gian đầu vì không ai muốn hàng hóa mình bị "đè" bởi những thương hiệu khác, nhưng 7-Eleven với cam kết về tính chuyên nghiệp đã dần thuyết phục được những đối tác "cứng đầu" này. Để cung cấp những thông tin chuẩn xác nhất, mỗi quản lý cửa tiệm 7-Eleven đều sở hữu một hệ thống đặt hàng và báo cáo tồn kho, tất cả sẽ được cập nhật lên máy chủ tập đoàn vào 10 sáng mỗi ngày và ngay lập tức hàng hóa bổ sung sẽ được chở đến ngay trong ngày. Đằng sau "hậu trường", hệ thống quản lý tập trung của 7-Eleven luôn tập hợp tất cả đơn hàng trong một khu vực, chuyển thông tin về kho hàng cũng như các đơn vị cung cấp thực phẩm tươi sống và sẽ nhanh chóng nhận được hàng hóa cần thiết trong vòng vài tiếng sau đó. Để làm được điều này, mỗi khi máy tính tiền quét một mã sản phẩm có hạn sử dụng ngắn như bánh sandwich, salad hay bánh ngọt, tất cả thông tin sẽ được chuyển về các nhà cung cấp để chuẩn bị Đa phần sản phẩm sẽ được sản xuất và giao ngay trong ngày thông qua hệ thống xe tải của 7-Eleven.

7-Eleven vượt qua nhiều đối thủ khác trên thị trường khi cung cấp sản phẩm ăn liền và bánh mì được sản xuất ngay trong ngày Nhưng sản phẩm tươi lúc nào cũng đi kèm với hạn sử dụng, chẳng hạn như tất cả bánh donut sẽ được làm chỉ vài giờ trước khi được đưa lên kệ, nhưng đến cuối ngày, những sản phẩm không bán được sẽ bị vứt bỏ thẳng tay.

Một chuyên gia nhận định: "Hệ thống cửa hàng tiện lợi luôn cần một chuỗi cung ứng nhanh nhạy để đáp ứng nhu cầu thực phẩm tươi sống của khách hàng Chẳng hạn như sữa tươi, 7-Eleven tự tin có tốc độ từ nơi vắt sữa đến kệ trưng bày ngắn nhất, nếu như khách hàng chỉ còn 7 ngày sử dụng nếu mua sữa tươi tại các nhà bán lẻ khác, 7-Eleven với chuỗi cung ứng của mình có thể cung cấp khách hàng 14 ngày trước khi hết hạn sử dụng."

Ứng dụng công nghệ của 7-Eleven 27 1 Tại cửa hàng

Tại trụ sở chính

Tại trụ sở chính của 7-Eleven, họ đã triển khai hệ thống Retail Information System (RIS) để thu thập dữ liệu từ các đơn hàng hàng ngày tại các cửa hàng và chuyển tiếp chúng đến hệ thống dữ liệu điện tử (Electronic Data System).

Hệ thống này cung cấp thông tin về doanh số theo ngày, tuần và tháng đến các quản lý cửa hàng, giúp họ đưa ra quyết định về việc đặt hàng và số lượng mặt hàng cần cung cấp Ngoài ra, nó còn đảm bảo kiểm tra lại các đơn đặt hàng trước khi chuyển tới các nhà cung cấp Để tối ưu hóa hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin này, 7- Eleven đã áp dụng phần mềm E-Business Suite của Oracle Corp dưới đây với từng chức năng cụ thể phục vụ cho quá trình mua nhận hàng:

Tên phần mềm Chức năng

Oracle I - Procurement - Quy trình đơn hàng

- Cung cấp đơn giá từ nhà cung cấp

- Điều phối hàng chuẩn chỉ và đúng hạn

Oracle sourcing - Tìm kiếm các nhà cung cấp có giá thấp nhất

- Theo dõi biến động giá cả và động thái từ các nhà cung cấp

Tại các nhà cung cấp

7-Eleven đã phát triển giao diện 7-Exchange Retail Advantage cùng với IRI, mở ra khả năng cho các nhà sản xuất tiếp cận dữ liệu giao dịch hàng ngày của tất cả các cửa hàng trong hệ thống của 7-Eleven Công cụ phân tích này giúp các nhà cung cấp kiểm tra mức tồn kho của các mặt hàng trong cửa hàng Tiếp cận này cung cấp cơ hội cho các nhà cung cấp để tối ưu hóa quy trình phát triển sản phẩm, từ đó đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách tối ưu Ngoài ra, nó cũng giúp họ nắm vững nhu cầu thị trường mà không cần thông qua các bên trung gian, từ đó chuẩn bị cho quy trình sản xuất và lập kế hoạch dự trữ một cách hiệu quả Việc cung cấp thông tin chi tiết từ điểm bán hàng thể hiện mối quan hệ gần gũi giữa các nhà cung cấp và 7-Eleven, nhằm tối đa hóa cơ hội kinh doanh tiềm năng.

Trong quá trình nghiên cứu về hoạt động mua và quản trị nguồn cung của 7-Eleven, nhóm 6 đã nhận thấy sự quan trọng và ảnh hưởng đáng kể của việc xây dựng và duy trì một hệ thống mua hàng và quản lý nguồn cung hiệu quả trong ngành bán lẻ 7-Eleven đã thành công trong việc tạo dựng một mô hình kinh doanh tiện lợi và đa dạng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên toàn cầu.

Một trong những yếu tố quan trọng của thành công của 7-Eleven là cách công ty xây dựng một chuỗi cung ứng đáng tin cậy và hiệu quả Từ việc lựa chọn nhà cung cấp đến quản lý quan hệ với những đối tác chiến lược, 7-Eleven đã áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng cao và quy trình kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sự cung cấp liên tục và đáng tin cậy của hàng hóa và dịch vụ.

Ngoài ra, nhóm 6 đã nhận thấy vai trò quan trọng của công nghệ và hệ thống thông tin trong việc tối ưu hóa hoạt động mua hàng và quản lý nguồn cung của 7-Eleven. Công ty đã đầu tư mạnh mẽ vào các công nghệ tiên tiến, từ hệ thống theo dõi kho hàng tự động đến phân tích dữ liệu và dự báo, giúp nâng cao khả năng quản lý, tối ưu hóa tồn kho và tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

Cuối cùng, việc nghiên cứu về hoạt động mua và quản trị nguồn cung của 7-Eleven đã mang lại cho nhóm 6 những hiểu biết sâu sắc về cách một tập đoàn bán lẻ hàng đầu có thể xây dựng và duy trì một hệ thống mua hàng và quản lý nguồn cung thành công.

Hy vọng rằng đề tài này có thể đóng góp vào sự phát triển và nghiên cứu trong lĩnh vực này, đồng thời khuyến khích các doanh nghiệp khác áp dụng các phương pháp và quy trình hiệu quả để nâng cao khả năng cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong thế giới bán lẻ ngày càng phát triển.

D.TÀI LIỆU THAM KHẢO https://tailieu.vn/doc/bai-bao-cao-de-tai-phan-tich-tinh-kha-thi-khi-tham- nhap-vao-thi-truong-viet-nam-cua-7-eleven-1947334.html https://vietnambiz.vn/noi-danh-o-nuoc-ngoai-nhung-tai-sao-7-eleven-lai- cham-chap-o-thi-truong-viet-nam-10-nam-van-chua-dat-110-ke-hoach- mo-chuoi-2023316143318872.htm https://cafebiz.vn/chuoi-cung-ung-hinh-mau-cua-7-eleven-khong-can-ton- kho-vi-hang-duoc-giao-chuan-xac-moi-ngay-dam-bao-tuoi-song-va- khong-mot-sai-sot-2018101011271454.chn https://congthuong.vn/bai-3-cua-hang-tien-loi-o-viet-nam-dang-phat- trien-ra-sao-215790.html http://awing.vn/bai-viet/[Location]-chao-mung-7-eleven-chuoi-cua-hang- tien-lon-nhat-the-gioi-gia-nhap-awing-network- d95caa209f1d47d0b1ac8bff22ffa5cb

7-Eleven | Store Locator https://vietnambiz.vn/noi-danh-o-nuoc-ngoai-nhung-tai-sao-7-eleven-lai- cham-chap-o-thi-truong-viet-nam-10-nam-van-chua-dat-110-ke-hoach- mo-chuoi-2023316143318872.htm http://alokaka.com/index.php/2023/08/21/cach-ma-7-eleven-khai-thac-du- lieu-mang-den-dot-pha-trong-kinh-doanh/ https://amis.misa.vn/73700/chien-luoc-marketing-cua-7-eleven/ https://cafebiz.vn/chuoi-cung-ung-hinh-mau-cua-7-eleven-khong-can-ton- kho-vi-hang-duoc-giao-chuan-xac-moi-ngay-dam-bao-tuoi-song-va- khong-mot-sai-sot-2018101011271454.chn https://www.dantrisoft.com/2016/11/cach-7-eleven-tan-cong-cac-cua- hang-tien-loi-viet-nam.html https://congnghiepdichvu.vn/tai-chinh/doanh-nghiep/-chan-uot-chan-rao- vao-viet-nam-7-eleven-lay-gi-de-chien-thang-.html https://www.cukcuk.vn/5263/chuoi-cua-hang-tien-loi-7-eleven-kiem-boi- tien-nho-chieu-marketing-sau/ https://vietnambiz.vn/11000-cua-hang-7eleven-tai-thai-lan-se-ap-dung- cong-nghe-ai-nhan-dien-khuon-mat-48833.htm https://marketing.org.vn/7-eleven-buoc-vao-cuoc-dua-cua-hang-khong- nhan-vien-2/ https://leadernetwork.vn/7-eleven-choi-lon-voi-cua-hang-khong-nguoi- ban-dau-tien-o-my-canh-tranh-mo-hinh-voi-amazon-go/

Phương pháp tổng hợp ý kiến lực lượng bán hàng (Sales force composite) là gì? (vietnambiz.vn)

Logistics Management in Retail Industry : A case study of 7-Eleven in Thailand (diva-portal.org)

Objectives of Purchasing - Tutorial (vskills.in)

Why Total Cost of Ownership is critical in procurement and supply chain management (linkedin.com) https://hocvienhangkhong.edu.vn/kinhdoanhviet/chien-luoc-phat-trien- san-pham-canh-tranh-cua-7-eleven.html https://www.7andi.com/library/dbps_data/_template_/_res/ir/library/co/pd f/2014_05.pdf https://cafebiz.vn/chuoi-cung-ung-hinh-mau-cua-7-eleven-khong-can-ton- kho-vi-hang-duoc-giao-chuan-xac-moi-ngay-dam-bao-tuoi-song-va- khong-mot-sai-sot-2018101011271454.chn

Quản trị chuỗi cung ứng

Go to course giáo trình quản trị chuỗi cung ứng dành cho bậc đ…

Quản trị chuỗi cung ứng 100% (24)

Công tác quản lý hàng tồn kho tại công ty Vinamilk

Quản trị chuỗi cung ứng 100% (23)

Quản trị chuỗi cung ứng 97% (89)

Chuỗi cung ứng cà phê Trung Nguyên

Quản trị chuỗi cung ứng 97% (65)

Ngày đăng: 22/02/2024, 22:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w