Trong giai đoạn này, nền kinh tế có xu hướng phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng GDP cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp.Chúng ta đang ở trong giai đoạn nào?Chu kỳ kinh tế Việt Nam gần đây nhất có
PHÂN TÍCH VĨ MÔ, PHÂN TÍCH NGÀNH NGHỀ DOANH NGHIỆP THAM GIA, GIỚI THIỆU DOANH NGHIỆP
Phân tích tình hình kinh tế vĩ mô
1.1 Bối cảnh kinh tế vĩ mô được xác định dựa trên những chỉ tiêu nào:
Các chỉ tiêu đo lường tình hình kinh tế vĩ mô
Lạm phát: Đối với TTCK, khi lạm phát gia tăng sẽ làm mức lãi suất cũng tăng theo để đảm bảo lãi suất thực dương và kênh TTCK trở nên kém hấp dẫn hơn các kênh đầu tư khác chẳng hạn như gửi tiền tiết kiệm từ đó làm lượng cung lớn hơn lượng cầu cổ phiếu và gây ra tình trạng giảm giá cổ phiếu Thêm vào đó, khi lạm phát gia tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào của công ty và ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty cũng gián tiếp khiến cổ phiếu bị giảm giá.
Lãi suất: chi phí phải trả của người đi vay cho việc sử dụng nguồn vốn của người cho vay Lãi suất là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển chung của nền kinh tế.
Cung tiền: Cung tiền là lượng tiền được đưa vào nền kinh tế để đáp ứng các nhu cầu như phương tiện thanh toán, nhu cầu cất trữ của các chủ thể trong nền kinh tế.
Tỷ giá hối đoái: Tỷ giá hối đoái là tỷ giá giữa hai đồng tiền mà theo đó một đồng tiền này sẽ đổi thành đồng tiền khác bằng một tỷ lệ nhất định Có 2 cách yết giá là yết giá trực tiếp và yết giá gián tiếp, tùy theo từng quốc gia mà sẽ chọn cách yết giá phù hợp đối với từng loại ngoại tệ.
Tác động của các chỉ tiêu đo lường tới các ngành hàng chủ chốt, hành vi tiêu dùng và giá chứng khoán
Các nhân tố kinh tế vĩ mô tác động đến chỉ số giá cổ phiếu là cung tiền, lãi suất, lạm phát, tỷ giá hối đoái, giá trị sản lượng công nghiệp và đầu tư trực tiếp nước ngoài Khi sử dụng phần mềm Eviews sẽ giúp xác định các nhân tố kinh tế vĩ mô thực sự tác động đến biến phụ thuộc và mức độ tác động Phương pháp này sẽ loại bỏ những biến không phù hợp và hạn chế các biến không cần thiết trong mô hình nghiên cứu vì nếu không, các kết quả ước lượng sẽ không chính xác.
1.2 Xác định Việt Nam đang ở trong giai đoạn nào của chu kỳ kinh tế:
Chu kỳ kinh tế và dấu hiệu nhận biết
Chu kỳ kinh tế (Business Cycle) là những biến động có tính chu kỳ của một nền kinh tế
Cụ thể, chu kỳ kinh tế sẽ được đo lường bằng sự biến động của GDP thực tế, tạo nên sự luân phiên của các sự kiện: Suy thoái, phục hồi, hưng thịnh.
Nhận biết: Chu kỳ kinh tế là sự biến động của GDP theo các giai đoạn biến động khác nhau Nắm rõ về giai đoạn của chu kỳ kinh tế sẽ giúp phân tích, đánh giá được cơ hội đầu tư, kinh doanh Cụ thể, các giai đoạn của chu kỳ kinh tế sẽ bao gồm:
Nền kinh tế thường trải qua 4 giai đoạn theo vòng tuần hoàn cụ thể:
Giai đoạn suy thoái kinh tế: Đây là giai đoạn mà hoạt động kinh tế bắt đầu suy giảm Doanh nghiệp giảm sản xuất và cắt giảm chi phí để giữ được mức lợi nhuận Nhiều doanh nghiệp phải giảm giá sản phẩm để thu hút khách hàng Điều này dẫn đến tăng lượng thất nghiệp vì doanh nghiệp phải cắt giảm nhân sự để tiết kiệm chi phí.
Giai đoạn khủng hoảng kinh tế: Đây là thời kỳ khó khăn trong lịch sử kinh tế, khi mà hoạt động kinh tế giảm sút mạnh mẽ, thất nghiệp tăng cao và giá cả tăng đột biến Đây là giai đoạn kéo dài và có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống của nhiều người dân và doanh nghiệp trên toàn cầu.
Giai đoạn hồi phục kinh tế: Là giai đoạn sau khi kinh tế trải qua giai đoạn suy thoái hoặc khủng hoảng Khi này các hoạt động kinh tế bắt đầu tăng trưởng trở lại và các chỉ số kinh tế dần được cải thiện Đây là giai đoạn kinh tế tích cực và đáng mong đợi, giúp nền kinh tế phục hồi trở lại.
Giai đoạn hưng thịnh: Là giai đoạn đặc trưng cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế Biểu hiện rõ rệt là sự gia tăng sản xuất, tăng trưởng kinh tế và sự tăng trưởng đáng kể của các chỉ tiêu kinh tế Trong giai đoạn này, nền kinh tế có xu hướng phát triển mạnh mẽ, tăng trưởng GDP cao và tỷ lệ thất nghiệp thấp.
Chúng ta đang ở trong giai đoạn nào?
Chu kỳ kinh tế Việt Nam gần đây nhất có đáy chu kỳ bắt đầu từ năm 2019-
2021 Năm 2022 nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phục hồi, mức GDP tăng trở lại, lạm phát đang được kiểm soát khá tốt.
Những ngành, lĩnh vực gặp thuận lợi, bất lợi trong giai đoạn này?
Nhóm ngành, lĩnh vực ở Việt Nam gặp những thuận lợi trong giai đoạn phục hồi: nhóm ngành như công nghiệp, công nghệ, xây dựng, cung cấp vật liệu… sẽ là lựa chọn lý tưởng để đầu tư
Nhóm ngành, lĩnh vực ở Việt Nam gặp bất lợi trong giai đoạn phục hồi: Trong bối cảnh áp lực lạm phát gia tăng, rủi ro về thắt chặt tiền tệ và nguy cơ về suy thoái kinh tế hiện hữu, triển vọng một số ngành được đánh giá như sau:
Những ngành ít chịu tác động bởi lạm phát và suy thoái: Ngành điện, Dược phẩm, Nước và Thực phẩm (đặc biệt là thực phẩm xuất khẩu như thủy sản và gạo), Logistics…
Những ngành dự kiến gặp bất lợi do nỗ lực ổn định vĩ mô của chính phủ: Bất động sản, Xây dựng, Vật liệu xây dựng…
1.3 Lựa chọn một ngành có tiềm năng nhất trong giai đoạn 6 tháng tới, theo quan điểm của nhóm em?
Ngành công nghệ có tiềm năng nhất trong giai đoạn 6 tháng tới nguyên nhân là do sự phát triển và ứng dụng chóng mặt của cuộc cách mạng 4.0 khiến khối ngành công nghệ thông tin trở thành xu hướng hiện nay và có cơ hội sinh lời cao.
Phân tích ngành và chiến lược tạo ra giá trị của doanh nghiệp
2.1 Ứng dụng phân tích ngành theo mô hình 5 nhân tố của Porter:
Các nhân tố trong mô hình của Porter:
5 nhân tố bao gồm: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, nhà cung ứng, khách hàng và sản phẩm thay thế.
Phân tích các yếu tố trong mô hình của Porter với bối cảnh là ngành, lĩnh vực mà nhóm đã chọn:
Cạnh tranh từ các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Lĩnh vực xây dựng là một trong những lĩnh vực mũi nhọn được nhà nước quan tâm trong việc phát triển nền kinh tế của nước ta Lĩnh vực xây dựng và bất động sản giúp phát triển cơ sở hạ tầng từ đó thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác trong nền kinh tế Đe dọa từ những đối thủ tiềm ẩn
Việt Nam là một quốc gia chưa phát triển nhu cầu xây dựng các công trình còn rất lớn và có tốc độ tăng trưởng cao Việc này dẫn đến những tập đoàn bất động sản, những công ty xây dựng lớn trên thế giới cũng đã đánh giá về thị trường và định hướng gia nhập Chính những đối thủ tiềm ẩn này khiến các doanh nghiệp trong nước phải đề phòng Các công ty lớn có tiềm lực tài chính có thể đầu tư và thâu tóm toàn bộ thị trường Như vậy lúc đó, các doanh nghiệp sẽ có những khó khăn rất lớn và cần những quyết định đúng đắn để có thể tồn tại trên thị trường
Hài lòng và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng để từ đó có được doanh thu uy tín và tạo ra lợi nhuận cho công ty chính là mục đích mà các doanh nghiệp hướng tới Tuy nhiên chính vì thế khách hàng có những đặc quyền nhất định dể từ đó tạo ra những áp lực đối với công ty Những khách hàng thông minh họ luôn tìm cách đàm phán để đưa ra mức giá tốt nhất cho chất lượng mà họ nhận được Chính vì những áp lực này mà công ty luôn cố gắng tìm hiều nghiên cứu sao cho có thể hạ giá thành sản phẩm mà chất lượng sản phẩm được nâng cao.
Sức ép từ nhà cung cấp: Nhà cung cấp là một trong những lực lượng cạnh tranh tạo ra sức ảnh hưởng lớn tới hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng Do là một công ty lớn với lượng công trình thi công tương đối nhiều điều này dẫn dến lượng hàng hóa, vật liệu công ty mua luôn có số lượng cực lớn Khi bước vào thời gian khoảng tháng 8 tám âm lịch là lúc các công trình xây dựng khởi công cây dựng nhiều nhu cầu nguyên vật liệu tăng cao cùng với đó là nhân lực, đối tác thi công của công ty cũng có những đơn hàng riêng Do vậy vào thời kỳ này Công ty thường bị ép giá và những đòi hỏi nhiều hơn từ những nhà cung cấp nguyên vật liệu thiết bị và các đối tác thi công khác. Đe dọa từ sản phẩm thay thế
Các sản phẩm của Tổng Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Và Thương Mại Việt Nam tạo nên giúp giải quyết những nhu cầu cơ bản của con người Công nghệ phát triển còn kéo theo đó là nhiều sản phẩm thay thế khác mà hiện nay chúng ta đã bắt đầu thấy sự phát triển của chúng Ví dụ như các sản phẩm nhà thông minh với đầy đủ hệ sinh thái OIT, nhà theo mẫu sản xuất sẵn không cần xây dựng chỉ cần lắp đặt cũng đã xuất hiện trên thế giới Trong khoảng thời gian tới khi các công nghệ này hoàn thiện các sản phẩm trở lên phổ biến hơn sẽ tạo những áp lực không nhỏ tới các công ty xây dựng Nên việc tìm hiểu thị trường phân tích thông tin để giúp công ty có những thay đổi cần thiết mới giúp công ty có được những thành tựu như mong đợi
2.2 Giới thiệu sơ lược về doanh nghiệp:
Tổng CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Việt Nam (CTX) thành lập năm
1982 Hoạt động chủ yếu của CTX là xây dựng, chiếm 45% tỷ trọng doanh thu và xuất nhập khẩu hàng hóa (sắt, thép, vật liệu xây dựng, đồ nội thất) Hoạt động đầu tư bất động sản đang được đẩy mạnh, trở thành hoạt động chiến lược ưu tiên hàng đầu của Công ty trong những năm gần đây với nhiều dự án lớn, đem lại nguồn lợi nhuận cao.
2.3 Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của doanh nghiệp: Đầu tư, kinh doanh phát triển nhà, phát triển và kinh doanh cơ sở hạ tầng, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế mới, cho thuê văn phòng và nhà ở; Hoạt động kinh doanh bất động sản
Xây dựng các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị; Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, thủy lợi, thủy điện, công trình ngầm, công trình ngoài biển, bưu điện, văn hóa, thể thao, sân bay, bến cảng, công trình kỹ thuật hạ tầng khu đô thị và khu công nghiệp, công trình cấp thoát nước và môi trường, công trình đường dây và trạm biến thế điện
Mua bán và kinh doanh xuất nhập khẩu các hàng hóa công nghệ xây dựng, dây chuyền công nghệ, thiết bị máy móc thuộc ngành công nghiệp và dịch vụ.
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Phân tích khái quát
Bảng 2.1: Phân tích ngang bảng CĐKT giai đoạn năm 2018 – 2022 công ty CTX
Năm 2022 tổng tài sản của CTX tăng 114.174.621 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,39% so với năm 2021 Nguyên nhân do tài sản ngắn hạn tăng cao nhất trong các năm qua, cụ thể đạt tăng 108.045.567 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 16,35%, cụ thể tài sản ngắn hạn khác và đầu tư ngắn hạn tăng cao, tài sản dài hạn lại tăng 6.129.053 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 0,42% Nguồn vốn sản của CTX tăng 114.174.621 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 5,39% so với năm 2021 Nguyên nhân do nợ phải trả năm 2022 tăng 120.202.080 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 10,65%, và vốn chủ sở hữu giảm -6.027.459 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng -0,61% so với năm 2021.
Năm 2021: Tổng tài sản năm 2021 giảm -7.883.601 đồng so với năm 2020, tương ứng với tỷ lệ giảm là -3,46% Nguyên nhân là do tài sản ngắn hạn giảm mạnh cụ thể là giảm -195.134.972 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 22,8%, nhưng tài sản dài hạn lại tăng 119.251.371 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 8,92% Tổng nguồn vốn năm 2021 của công ty CTX giảm 75.883.601 đồng so với năm 2020, tương ứng với mức giảm là 3,46% Nguyên nhân là do nợ phải trả giảm 72.840.514 đồng, tương ứng với mức giảm 6,06% và vốn chủ sở hữu giảm 3.043.086 đồng, tướng ứng với mức giảm 0,31%.
Năm 2020 tổng tài sản của CTX giảm 180.662.836 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm -7,61% so với năm 2019 Nguyên nhân do tài sản ngắn hạn giảm thấp ít nhất trong các năm qua, cụ thể đạt giảm 207.219.884 đồng, tương tứng với tỷ lệ giảm - 19,49%, cụ thể tài sản ngắn hạn khác và đầu tư ngắn hạn giảm nhẹ, nhưng tài sản dài hạn lại tăng nhẹ 26.557.048 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 2,03% Nguyên nhân do nợ phải trả năm 2020 giảm 166.296.572 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 12,15%, và vốn chủ sở hữu giảm 14.366.263 đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm 1,43% so với năm 2019
Năm 2019 tổng tài sản của CTX giảm 532.797.265 đồng tương ứng với tỉ lệ giảm 18,33% so với năm 2018 bởi vì tài sản dài hạn tăng cao nhất trong các năm qua tương ứng với tỉ lệ 52,9%, nhưng ngược lại tài sản ngắn hạn giảm mạnh với số tiền
-986.143.816 đồng chỉ sau sự sụt giảm của năm 2018 tương ứng với -48,12% cho thấy được dù tỷ lệ tài sản ngắn hạn giảm khá cao nhưng cũng không đáng kể đến tổng tài sản và công ty vẫn duy trì được khá tốt.
Năm 2018 tổng tài sản của CTX tăng 376.692.659 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 14,6% so với năm 2017 Nguyên nhân do tài sản ngắn hạn tăng cao nhất trong các năm qua, cụ thể đạt tăng 267.563.280 đồng, tương tứng với tỷ lệ tăng 15,02%, cụ thể tài sản ngắn hạn khác và đầu tư ngắn hạn tăng cao, tài sản dài hạn tăng109.129.379 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 14,6% Nguồn vốn sản của CTX tăng
376.692.659 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 14,89% so với năm 2017 Nguyên nhân do nợ phải trả năm 2018 tăng 368.539.396 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 21,26 %, và vốn chủ sở hữu tăng 8.153.263 đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng 1,02% so với năm 2017.
Chỉ tiêu Phân tích dọc
Bảng 2.2: Phân tích dọc bảng cân đối kế toán 2018-2022 của công ty CTX
Năm 2018: Tài sản ngắn hạn năm 2018 so với năm 2017 có tỷ trọng tăng, cụ thể chiếm tỷ trọng 70.52% trên tổng tài sản, tài sản dài hạn năm 2018 so với năm 2017 có tỷ trọng chiếm tỷ trọng 29.48%, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhiều hơn tài sản dài hạn Nợ phải trả năm 2018 so với năm 2017 có tỷ trọng tăng, cụ thể chiếm tỷ trọng 72.34%, vốn chủ sở hữu năm 2018 so với năm 2017 chiếm tỷ trọng 27.66%, vốn chủ sở hữu trong năm này chiếm tỷ trọng thấp hơn nợ phải trả.
Năm 2019: Tài sản ngắn hạn năm 2019 so với năm 2018 có tỷ trọng giảm, cụ thể giảm từ 70.52% xuống 44.80% (giảm 25.72%), tài sản dài hạn năm 2019 so với năm 2018, có tỷ trọng tăng, cụ thể tăng từ 29.48% lên 55.20% (tăng 25.72%), tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn tài sản dài hạn (44.80%