1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn

93 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Phân Tích Tài Chính Doanh Nghiệp Công Ty Cổ Phần Xi Măng Bỉm Sơn
Tác giả Phạm Mai Hương, Tạ Thị Lan Anh, Đinh Thị Hồng Nhung, Nguyễn Thị Lan, Phạm Yến Hà, Nguyễn Thị Tú Uyên, Nguyễn Thị Thuỳ, Nguyễn Thị Hà Anh, Mạc Thu Thuỷ, Mai Quỳnh Trang
Trường học Học viện Tài chính
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2021
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 593,92 KB

Cấu trúc

  • A. TỔNG QUAN CÔNG TY (4)
    • I. Giới thiệu chung (4)
    • II. Lịch sử hình thành, phát triển (5)
    • III. Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh (5)
      • 1. Lĩnh vực hoạt động (5)
      • 2. Đặc điểm ngành nghề kinh doanh (6)
  • B. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN GIAI ĐOẠN 2019 – 2020 (8)
    • I. Phân tích khái quát tình hình tài chính (9)
      • 1. Phân tích khái quát quy mô tài chính (9)
      • 2. Phân tích khái quát cấu trúc tài chính (12)
      • 3. Phân tích khái quát khả năng sinh lời (14)
    • II. Phân tích tình hình nguồn vốn (20)
    • III. Phân tích tình hình tài sản (29)
    • IV. Phân tích kết quả kinh doanh (36)
    • V. Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh (43)
    • VI. Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động (45)
    • VII. Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho (49)
    • VIII. Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu (52)
    • IX. Phân tích khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA) (56)
    • X. Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE) (63)
    • XI. Phân tích tình hình công nợ (70)
    • XII. Phân tích tình hình tài trợ (80)
    • XIII. Phân tích khả năng thanh toán (89)
  • C. ĐÁNH GIÁ CHUNG (93)
    • I. Ưu điểm (93)
    • II. Hạn chế (93)
    • III. Giải pháp (93)

Nội dung

TỔNG QUAN CÔNG TY

Giới thiệu chung

Tên công ty Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn

Tên giao dịch Vicem BimSon Cement JSC

Tên viết tắt Vicem BimSon

Mã số thuế 2800232620 Địa chỉ Phường Ba Đình – TX Bỉm Sơn – Thanh Hoá

KL cổ phiếu đang niêm yết 123.209.812 Điện thoại +84(237).382.4242

Website https://www.ximangbimson.com.vn

Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn là một trong những lá cờ đầu của ngành xi măng, với bề dày gần 30 năm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh xi măng, xi măng Bỉm Sơn là thương hiệu được đông đảo người tiêu dùng biết đến và tin tưởng

Sản phẩm của công ty được tiêu thụ tại hơn 10 tỉnh thành trong cả nước Với những thành tựu đạt được trong sản xuất, kinh doanh, Công ty đã được nhà nước tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý và chứng nhận của các tổ chức uy tín.

Lịch sử hình thành, phát triển

- Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn tiền thân là Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn được xây dựng vào đầu những năm 80 Vị trí của Nhà máy nằm gần vùng núi đá vôi, đất sét có trữ lượng dồi dào và chất lượng tốt, đây là 2 nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng chất lượng cao;

- Thực hiện chủ trương sản xuất gắn liền với tiêu thụ sản phẩm, ngày 12/08/1993, Bộ Xây Dựng ra quyết định số 366/BXD-TCLĐ hợp nhất Công ty Kinh doanh Vật tư số 4 và Nhà máy Xi măng Bỉm Sơn, đổi tên thành Công ty Xi măng Bỉm Sơn;

- Công ty Xi măng Bỉm Sơn là doanh nghiệp nhà nước, trực thuộc Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, có chức năng tổ chức sản xuất, cung ứng xi măng cho khách hàng trên địa bàn được phân công đảm nhiệm;

- Ngày 23/03/2006 Bộ xây dựng ra quyết định số 486/QĐ-BXD chuyển doanh nghiệp nhà nước Công ty xi măng Bỉm Sơn thuộc Tổng công ty xi măng Việt Nam thành Công ty Cổ phần xi măng Bỉm Sơn;

- Ngày 01/05/2006 Công ty đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với số vốn điều lệ 900 tỷ đồng trong đó vốn nhà nước chiếm 89,58% tương đương 806,223 tỷ đồng;

- Ngày 24/11/2006 Công ty đã chính thức được cấp giấy Niêm yết cổ phiếu trên Trung tâm GDCK Hà Nội do UBCKNN cấp;

- Ngày 1/5/2006, công ty đã chính thức đi vào hoạt động với số vốn điều lệ là 900 tỷ đồng;

- Ngày 31/12/2007 vốn điều lệ Công ty tăng từ 900 tỷ đồng lên 956.613.970.000 đồng;

- Năm 2017, VĐL nâng lên 1.100.100.540.000 đồng.

Đặc điểm ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh

Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn hoạt động chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xi măng, clinker Ngoài ra, cùng với sự phát triển theo thời gian, công ty mở rộng hoạt động tại nhiều lĩnh vực khác:

- Sản xuất xi măng, clinker, sản xuất các loại vật liệu xây dựng và phụ gia xi măng; chế biến khoáng sản để sản xuất xi măng;

- Kinh doanh xi măng, clinker và các loại vật liệu xây dựng khác

- Khai thác khoáng sản để sản xuất xi măng;

- Xuất nhập khẩu xi măng, clinker;

- Sản xuất bê tông thương phẩm và các cấu kiện bê tông đúc sẵn;

- Xếp dỡ cảng đường thủy

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ

- Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa

 Hoạt động bán buôn, bán lẻ các sản phẩm khác ngoài xi măng:

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc chủ sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê;

- Bán lẻ xăng, dầu, dầu nhờn, mỡ bôi trơn, gas;

 Hoạt động xây dựng, khai thác

- Lập dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ, tư vấn đấu thầu trong xây dựng và tư vấn đầu thầu dự án mua sắm trang thiết bị; Giám sát công trình điện, cơ khí, địa chất

- Xây dựng nhà không để ở

- Xây dựng công trình đường sắt

- Xây dựng công trình công nghiệp, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật;

- Xây dựng công trình đường bộ

- Khai thác đá, cát, sỏi, đất sét;

- Sửa chữa, trung tu, đại tu các loại ô tô, máy xúc, máy ủi, xe cẩu, xe đặc chủng, máy xây dựng.

- Dịch vụ nhà hàng ăn uống, giải khát;

- Gia công, chế tác các mặt hàng cơ khí;

- Tư vấn quản lý dự án đầu tư;

- Kiểm tra và phân tích kỹ thuật

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác chưa được phân vào đâu được sử dụng như hàng hóa trong kinh doanh; Cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng và kỹ thuật dân dụng không kèm người điều khiển.

2 Đặc điểm ngành nghề kinh doanh a Đặc điểm ngành xi măng

- Xi măng là vật liệu xây dựng cơ bản được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới, hiện chưa có sản phẩm thay thế Với vai trò là nguyên liệu đầu vào chính cho các ngành kinh tế lớn khác như bất động sản, xây dựng, đầu tư công, ngành xi măng được coi là ngành công nghiệp trụ cột, góp phần công nghiệp hóa, thúc đẩy quá trình đô thị hóa của một quốc gia.

- Công nghệ sản xuất xi măng hiện đại, vốn đầu tư lớn, thời gian hoàn vốn dài

- Công nghệ sản xuất xi măng thải ra một lượng CO lớn do quá trình đốt nhiên liệu, tạo ra một lượng bụi rất lớn khi nung, nghiền clinker gây ô nhiễm môi trường trầm trọng Do vậy công nghệ sản xuất xi măng gắn liền với công tác bảo vệ môi trường

- Dây chuyền vận hành liên tục nhưng sản phẩm tiêu thụ có tính thời vụ, phụ thuộc vào nhu cầu xây dựng b Tình hình chung của ngành xi măng trong giai đoạn 2019 – 2020

- Biến động giá bán: Giá xi măng có xu hướng đi ngang do dư cung trong những năm gần đây và có xu hướng giảm nhẹ do có sự tham gia thêm của các nhà máy xi măng mới

- Cơ cấu tiêu thụ: cơ cấu tiêu thụ xi măng và clinker giữa nội địa – xuất khẩu là

62% - 38% và đang tăng dần tỷ trọng về xuất khẩu.

+ Nội địa: tỷ lệ tiêu thụ xi măng nội địa so với công suất chỉ đạt 55% (dư cung lớn) với tăng trưởng tiêu thụ nội địa chỉ đạt 1.4%/năm

+ Xuất khẩu: nhờ việc Trung Quốc thay đổi chính sách ngành xi măng (giới hạn và giảm dần các nhà máy xi măng, chủ yếu vì mục đích môi trường) giúp cho việc xuất khẩu xi măng của Việt Nam trở nên thuận lợi, tăng trưởng 7.7%/ năm

- Thị phần xi măng của Việt Nam phân mảnh, cạnh tranh cao, đặc biệt tại thị trường miền Bắc và miền Trung (nơi có nhiều nhà máy và công ty xi măng) Ngược lại, tại thị trường miền Nam thì mức độ cạnh tranh thấp hơn do sự thiếu hụt công suất. c Triển vọng ngành

- Trong năm 2021, dự báo nguồn cung căn hộ sơ cấp tại thị trường Hà Nội và

Hồ Chí Minh sẽ được cải thiện với mới tăng trưởng lần lượt khoảng 65% và 13%.

- Theo dữ liệu từ TCTK Việt Nam, tăng trưởng diện tích sàn xây dựng Việt Nam đang ở mức 1%/năm.

- Theo dự đoán của các công ty xi măng, đầu tư công sẽ giúp nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước tăng khoảng 3%.

- Tăng trưởng tiêu thụ xi măng của Trung Quốc có thể đạt 6% năm 2021 và tăng tiêu thụ thêm 80 triệu tấn clinker Như vậy, Việt Nam sẽ tăng xuất khẩu thêm 2.4 triệu tấn clinker 2021.

- Do chính sách về bảo vệ môi trường và dư thừa công suất xi măng của Trung

Quốc (tỷ lệ huy động đạt 75% 2021) nên sản phẩm nhập khẩu chính là clinker (bán thành phẩm, biên lợi nhuận thấp) Về mặt tích cực, doanh nghiệp dễ tìm đầu ra hơn giúp giảm áp lực hàng tồn kho, giảm chi phí bán hàng và cải thiện dòng tiền

- Các doanh nghiệp tiếp tục tăng sự cạnh tranh gây nên sự cạnh tranh về giá bán. Đồng thời, biên lợi nhuận gộp suy giảm do giá than có sự hồi phục mạnh.

Sau khi thực hiện sáp nhập thương hiệu Vicem Tam Điệp theo đề án tái cấu trúc của Vicem 2019 – 2025, tình hình tài chính, tình hình hoạt động của BCC có nhiều thay đổi Báo cáo phân tích tài chính Công ty CP Xi măng Bỉm Sơn của Nhóm 5 sẽ phân tích từ khái quát đến chi tiết các khía cạnh và những vấn đề liên quan đến tài chính của BCC trong giai đoạn 2019 – 2020.

PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP XI MĂNG BỈM SƠN GIAI ĐOẠN 2019 – 2020

Phân tích khái quát tình hình tài chính

1 Phân tích khái quát quy mô tài chính

BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT QUY MÔ TÀI CHÍNH

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ chênh lệch

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch tuyệt đối Tỷ lệ chênh lệch

- Đánh giá khái quát: Nhìn chung quy mô sản xuất kinh doanh của công ty lớn nhưng có xu hướng giảm về cả tài sản, EBIT – lợi nhuận trước lãi vay và thuế , lợi nhuận sau thuế, NC – luân chuyển tiền thuần Tuy nhiên, vốn chủ và luân chuyển thuần của công ty lại tăng Qua đó ta thấy công ty đang thu hẹp hoạt động kinh doanh, gây trở ngại cho việc mở rộng các quan hệ tài chính.

(1) Tổng tài sản của công ty cuối năm 2020 là 3.912.778 trđ, cuối năm 2019 là 4.394.941 trđ So với cuối năm 2019 thì tổng tài sản cuối năm 2020 đã giảm 482.163 trđ, tương ứng giảm 10,97% Từ đó ta thấy quy mô sản xuất kinh doanh của công ty đang suy giảm, làm giảm khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong cùng ngành Việc giảm tài sản có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh trong những năm tiếp theo của công ty, vì vậy công ty cần rà soát xem nguyên nhân dẫn đến việc tổng tài sản là do đâu.

(2) Vốn chủ sở hữu của công ty cuối năm 2020 là 2.091.148 trđ, đầu năm 2020 là2.043.007 trđ So với đầu năm 2020 thì vốn chủ sở hữu cuối năm 2020 đã tăng 48.141 trđ, tương ứng tăng 2,36%, chứng tỏ công ty đang tăng huy động vốn từ bên trong doanh nghiệp, tăng khả năng độc lập tài chính Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu tăng ( 2,36%) trong khi tài sản giảm( 10,97%) Cho thấy trong năm 2020, công ty huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn chủ Nhìn chung, khả năng tự chủ tài chính của công ty tương đối ổn định và có xu hướng tăng lên

(3) Luân chuyển thuần của công ty năm 2020 là 4.308.681 trđ, năm 2019 là 3.831.687 trđ So với năm 2019, luân chuyển thuần năm 2020 đã tăng 476.994 trđ tương ứng tăng 12,45%, cho thấy kết quả sản xuất kinh doanh của công ty đang tăng lên Đây chủ yếu là do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng Đây là hoạt động kinh doanh chính nên việc tăng luân chuyển thuần của công ty được coi là bền vững Từ đó ta thấy công tác bán hàng trong năm đã đạt được hiệu quả Như vậy tầm ảnh hưởng của cty trên thị trường ngày càng gia tăng

(4) EBIT: Năm 2020, 2019 đều dương Kết quả hoạt động cuối cùng của doanh nghiệp chưa tính dến chi phí lãi vay và thuế đều dương chứng tỏ công ty hoạt động có hiệu quả Nhưng năm 2020 so với 2019 lợi nhuận trước thuế và lãi vay lại giảm123.951 trđ, tỷ lệ giảm 42,38% Năm 2020, luân chuyển thuần tăng 1,45%, nhưng lợi nhuận trước lãi vay và thuế lại giảm chứng tỏ trong năm 2020, hoạt động của công ty phát sinh nhiều chi phí làm giảm kết quả hoạt động Việc chi phí trong năm 2020 tăng lên là nguyên nhân chủ yếu làm cho EBIT giảm, cụ thể là giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác.

(5) Lợi nhuận sau thuế năm 2020 và 2019 đều dương Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả Nhưng năm 2020 so với năm 2019 lợi nhuận sau thuế đã giảm 72.345 trđ, tỷ lệ giảm 46,27 % Ta thấy luân chuyển thuần tăng 1,45% nhưng lợi nhuận trước lãi vay và thuế cũng như lợi nhuận sau thuế giảm cho thấy công tác quản trị chi phí của công ty còn hạn chế, làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận.

(6) Lưu chuyển tiền thuần năm 2020 là -33.948 trđ, năm 2019 là 6.266 trđ Năm

2020, doanh nghiệp đã không cân đối được dòng tiền Lưu chuyển tiền thuần năm

2020 so với 2019 giảm 40.214 trđ tỷ lệ giảm 641.78% Tình hình này cho thấy quy mô vốn bằng tiền của doanh nghiệp rất đáng báo động, khiến công ty giảm mức độ an toàn ngân quỹ, giảm đáng kể khả năng chủ động trong chi tiêu Nếu lượng tiền, tương đương tiền cuối kì phù hợp với kế hoạch ngân quỹ thì việc giảm lưu chuyển tiền thuần được đánh giá là hợp lý (Nếu lượng tiền, tương đương tiền cuối kỳ cao hơn so với kế hoạch ngân quỹ thì sẽ gây ra tình trạng ứ đọng vốn bằng tiền)

Qua phân tích số liệu ta thấy quy mô hoạt động cũng như quy mô tài chính của công ty đang bị thu hẹp, chính sách huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn chủ Trong năm 2020 công ty đạt mức tăng trưởng dương tuy nhiên còn ở mức thấp Bên cạnh đó, EBIT, lợi nhuận sau thuế, lưu chuyển tiền thuần đều có xu hướng giảm, đặc biệt là lưu chuyển tiền thuần giảm mạnh Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của công ty đang gặp khó khăn, giảm mạnh so với năm trước

Như vậy trong năm tới công ty cần: rà soát chi tiết các khoản doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp xem loại nào đang biến động giảm mạnh để có các biện pháp phù hợp nhằm ngăn chặn đà sụt giảm doanh thu; loại nào có triển vọng tăng trưởng thì có những chính sách, chiến lược thúc đẩy bán hàng như chính sách giá bán, khuyến mãi, các dịch vụ trước và sau bán hàng nhằm đẩy mạnh mạng lưới tiêu thụ, gia tăng lợi nhuận Bên cạnh đó cũng cần tăng cường công tác quản trị chi phí, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, làm tăng lợi nhuận sau thuế Tích cực trong công tác huy động vốn từ chủ sở hữu kết hợp với đòn bẩy tài chính để cải thiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

2 Phân tích khái quát cấu trúc tài chính

BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch tuyệt đối

1 Hệ số tự tài trợ (Ht =

2 Hệ số tài trợ thường xuyên

- Tài sản dài hạn (TSDH) 3.383.048 3.682.894 -299.846 -8,14%

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch tuyệt đối

(1)Hệ số tự tài trợ ( H t ) của công ty cuối năm 2020 lớn hơn 0.5 lần Cụ thể Ht cuối năm

2020 là 0,5344 lần cho thấy bình quân 1 đồng vốn kinh doanh được tài trợ bởi 0,5344 đồng vốn chủ sở hữu So với cuối năm 2019 đã tăng 0,0696 lần, tỷ lệ tăng 14,97% Như vậy cuối năm 2020 công ty có mức độ tự chủ tài chính cao, không phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài nhiều Hệ số tự tài trợ cao cho thấy quan điểm của nhà quản lý đang đi theo phương châm an toàn Hệ số tự tài trợ tăng lên chủ yếu là do tổng tài sản giảm đi 10,97%, từ đó giúp cho 1 đồng vốn kinh doanh có thể được tài trợ nhiều hơn bởi đồng vốn chủ sở hữu

Có thể thấy công ty đang dần chuyển dịch rõ nét hơn về cơ cấu tỷ trọng nguồn vốn, chủ yếu tăng huy động bằng nguồn vốn chủ sở hữu, phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp.

(2)Hệ số tài trợ thường xuyên (H tx ) của công ty cuối năm 2020 và 2019 lần lượt là

0,6197 lần và 0.5559 lần, đều nhỏ hơn 1, công ty không đủ nguồn vốn dài hạn để tài trợ cho tài sản dài hạn mà công ty đã phải sử dụng 1 phần nguồn vốn ngắn hạn để bù đắp cho sự thiếu hụt đó Tình hình đó cho thấy chính sách tài trợ của công ty là mạo hiểm Vì khi nguồn vồn tài trợ đến hạn trước khi tài sản dài hạn có thể thu hồi được vốn Tình hình đó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của công ty, không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, không an toàn, rủi ro cao, giảm cơ hội đầu tư sinh lời.

So với đầu năm 2020 thì cuối năm 2020 hệ số tài trợ thường xuyên đã tăng lên 0.0638, tỷ lệ tăng 11,47 % tuy nhiên vẫn nhỏ hơn 1, cho thấy dù doanh nghiệp có tiết kiệm được chi phí vốn nhưng lại không đảm bảo sự ổn định Do đó, công ty cần tìm hiểu kĩ nguyên nhân vì sao Htx của mình vẫn cứ nhỏ, từ đó đề ra những giải pháp kịp thời để quản trị chính sách huy động vốn, chính sách tài trợ hiệu quả.

(3)Hệ số chi phí (H cp ) năm 2020 là 0,9805 lần, cho thấy năm 2020 bình quân 1 đồng luân chuyển thuần công ty phải bỏ ra 0,9805 đồng chi phí Hcp năm 2019 là 0,9592 lần, tỷ lệ tăng 0.0213 lần, cho thấy hiệu quả quản trị chi phí giảm Như vậy cả 2 năm thì công ty đều có lãi nhưng Hcp lại ở mức cao, cho thấy tình hình quản trị chi phí của cty có hiệu quả, nhưng còn thấp vì hệ số gần bằng 1.

Như vậy, qua phân tích trên ta thấy mức độ độc lập và tự chủ tài chính của doanh đang đi theo hướng an toàn Tuy nhiên hệ số tài trợ thường xuyên còn thấp, không đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp Hơn nữa xu hướng biến động của công ty cũng chưa tốt vì hệ số chi phí còn cao, có xu hướng gia tăng gây ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty Vì vậy công ty cần có những giải pháp kịp thời để khắc phục những nhược điểm trên như:

- Chú trọng đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên.

- Có giải pháp kịp thời tái thiết lại doanh nghiệp, nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh.

- Xây dựng định mức sử dụng chi phí cụ thể cho từng bộ phận, phòng ban

- Giảm bớt các khoản vay nợ, tăng mức độ độc lập, tự chủ tài chính.

Phân tích tình hình nguồn vốn

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền

1 Phải trả người bán ngắn hạn 777.170 42,79% 904.505 38,53% -127.335 -14,08% 4,26%

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 87.338 4,81% 52.458 2,23% 34.880 66,49% 2,57%

3 Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 30.650 1,69% 47.024 2,00% -16.374 -34,82% -0,32%

4 Phải trả người lao động 64.974 3,58% 50.634 2,16% 14.340 28,32% 1,42%

5 Chi phí phải trả ngắn hạn 82.718 4,55% 88.044 3,75% -5.326 -6,05% 0,80%

6 Phải trả ngắn hạn khác 12.625 0,70% 13.450 0,57% -825 -6,13% 0,12%

7 Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn 756.052 41,62% 1.189.522 50,67% -433.470 -36,44% -9,05%

8 Quỹ khen thưởng phúc lợi 4.840 0,27% 1.877 0,08% 2.963 157,86% 0,19%

1 Dự phòng phải trả dài hạn 5.263 100% 4.420 100% 843 19,07% 0,00%

1 Vốn góp của chủ sở hữu 1.232.098 58,92% 1.100.100 53,85% 131.998 12,00% 5,07%

- Cổ phiếu phổ thông có quyền biểu quyết 1.232.098 100% 1.100.100 100% 131.998 12,00% 0,00%

2 Thặng dư vốn cổ phần 57.007 2,73% 57.007 2,79% - 0,00% -0,06%

3 Quỹ đầu tư phát triển 691.514 33,07% 663.588 32,48% 27.926 4,21% 0,59%

4 Lợi nhuận sau 110.529 5,29% 222.312 10,88% -111.783 -50,28% -5,60% thuế chưa phân phối

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối luỹ kế đến cuối năm trước

- Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối năm nay

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp cuối năm 2020 là 3.912.778 triệu đồng Đây là doanh nghiệp có quy mô khá lớn, khả năng cạnh tranh với các đơn vị trong ngành cao, tiềm lực tài chính mạnh So với đầu năm 2020 thì tổng nguồn vốn đã giảm đi 482.163 triệu đồng, tỷ lệ giảm 10,97% Nguồn vốn giảm là do Nợ phải trả giảm đi 530.304 trđ trong khi Vốn chủ sở hữu chỉ tăng lên được 48.141 triệu đồng Nguồn vốn giảm chứng tỏ doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô kinh doanh Ngoài ra việc giảm nợ phải trả, tăng vốn chủ sở hữu cũng cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp tính đến thời điểm cuối năm 2020 phụ thuộc chủ yếu từ nguồn vốn nội sinh, giảm bớt nhu cầu tài trợ vốn từ nguồn vốn bên ngoài từ đó làm Doanh nghiệp giảm áp lực thanh toán, áp lực trả nợ.

Về cơ cấu: Nhìn chung, đầu năm và cuối năm 2020 thì công ty đã có sự thay đổi trong cơ cấu nguồn vốn Tỷ trọng Nợ phải trả so với tỷ trọng Vốn chủ sở hữu đã có sự thay đổi Tại ngày 31/12/2019 thì tỷ trọng NPT trong tổng nguồn vốn là 53,51%, còn tại

31/12/2020 là 46,56%, đã giảm đi 6,96% Tỷ trọng Vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn ngày 31/12/2019 là 46,49%, tại ngày 31/12/2020 là 53,44%, tăng lên 6,96% Tại thời điểm đầu năm 2020, Nợ phải trả chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn nhưng đến ngày 31/12/2020 thì tỷ trọng Vốn chủ sở hữu lại chiếm tỷ trọng cao hơn trong tổng nguồn vốn Qua đó, phản ánh chính sách huy động vốn của doanh nghiệp biến động theo xu hướng tích cực, tăng khả năng tự chủ tài chính, mức độ tự chủ tài chính được cải thiện.

Có thể thấy doanh nghiệp đã hạn chế huy động vốn từ nguồn vốn nợ, tích cực tăng thêm nguồn vốn chủ sở hữu trong giai đoạn này Doanh nghiệp cần tích cực phát huy những chính sách quản trị vốn hiệu quả trong giai đoạn tiếp theo để mang lại hiệu quả cho hoạt động kinh doanh.

Nợ phải trả cuối năm 2020 là 1.821.630 triệu đồng, đầu năm 2020 là 2.351.934 triệu đồng Như vậy, tại thời điểm cuối năm so với đầu năm thì Nợ phải trả của công ty đã giảm đi 530.304 triệu đồng với tỷ lệ giảm 22,55% Nguyên nhân chính là do Nợ ngắn hạn giảm Cơ cấu nợ của công ty chủ yếu đến từ việc huy động nợ ngắn hạn Tình hình đó cho thấy áp lực trả nợ của công ty tương đối cao Trong năm 2020, Nợ ngắn hạn giảm 531.147 triệu đồng tương ứng với 22,63% Mặc khác tỷ trọng nợ ngắn hạn cuối năm lại có sự giảm nhẹ (giảm 0,1%) và tỷ trọng nợ dài hạn lại có sự tăng nhẹ (tăng 0,1%).

1.1 Nợ ngắn hạn: cuối năm 2020 là 1.816.367 triệu đồng, đầu năm 2020 là 2.347.514 triệu đồng Tại thời điểm cuối năm so với đầu năm, Nợ ngắn hạn của công ty đã giảm xuống 531.147 triệu đồng với tỷ lệ giảm 22,63% Đó là do Phải trả người bán ngắn hạn giảm, Người mua trả tiền trước ngắn hạn giảm, Thuế và các khoản phải nộp NN giảm, Chi phí phải trả ngắn hạn giảm, Phải trả ngắn hạn khác giảm, Vay và nợ thuê tài chính giảm Trong đó vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn và Phải trả người bán ngắn hạn có tỷ lệ giảm nhiều nhất trong số các chỉ tiêu giảm

Biểu đồ thể hiện sự biến động quy mô Nợ ngắn hạn a Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2020 lần lượt là 756.052 triệu đồng và 1.189.522 triệu đồng (cuối năm 2020 so với đầu năm giảm đi 433.470 trđ với tỷ lệ giảm 36,44%) Tương ứng chiếm tỷ trọng lần lượt là 50,67% và 41,62% tại đầu năm và cuối năm

Tại thời điểm đầu năm 2020 thì Vay và nợ thuê tài chính chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu Nợ ngắn hạn, nhưng đến cuối năm thì lại chiếm tỷ trọng cao thứ 2 sau Phải trả người bán ngắn hạn

Ta thấy trong năm cty đã thanh toán 1 số khoản vay và nợ thuê tài chính, từ đó làm giảm ảnh hưởng của Vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn trong Nợ ngắn hạn Nếu không có các khoản vay và nợ thuê tài chính đến hạn, quá hạn thanh toán thì công ty đang chấp hành tốt kỷ luật thanh toán với các bên cho vay Điều này giúp cho công ty giữ được uy tín Chỉ tiêu này giảm mạnh cho thấy doanh nghiệp đã giảm bớt được gánh nặng nợ ngắn hạn, tuy nhiên điều này cũng có thể làm giảm bớt nguồn vốn kinh doanh cho công ty. b Phải trả người bán ngắn hạn tại thời điểm cuối năm 2020 và đầu năm 2020 lần lượt là 777.170 trđ và 904.505 trđ (cuối năm 2020 so với đầu năm thì Phải trả người bán ngắn hạn giảm 127.335 trđ với tỷ lệ giảm 14,08%) Bên cạnh đó ta thấy tỷ trọng của Phải trả người bán ngắn hạn tại thời điểm cuối năm và đầu năm lần lượt là 42,79% và 38,53%

Tại thời điểm cuối năm thì Phải trả người bán là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu Nợ ngắn hạn Khoản phải trả người bán là khoản nợ doanh nghiệp đi chiếm dụng được của các đối tác, giúp doanh nghiệp chiếm dụng được nguồn vốn với chi phí thấp, tạo uy tín với người bán Đây là khoản vay dựa vào tính chất, không cần tài chính đảm bảo, đồng thời việc thương lượng với nhà cung cấp trong trường hợp trả chậm dễ dàng hơn Mặt khác đòi hỏi doanh nghiệp phải trả nợ đúng hạn để đảm bảo uy tín với các nhà cung cấp.

Công ty đang có xu hướng giảm khoản chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp. Việc giảm Phải trả người bán ngắn hạn nếu các khoản đi chiếm dụng này không quá hạn thanh toán thì có thể thấy công ty đang thực hiện tốt kỷ luật thanh toán, uy tín của công ty được giữ gìn. c Phải trả ngắn hạn khác: tại thời điểm cuối năm 2020 là 12.625 triệu đồng so với đầu năm là 13.450 triệu đồng thì đã giảm đi 825 triệu đồng với tỷ lệ giảm 6,13% đã cho thấy công tác quản trị các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp có xu hướng biến động tích cực

Cụ thể: Phải trả về cổ tức giảm 1 triệu đồng, Quỹ phúc lợi xã hội đóng góp bởi người lao động giảm 227 triệu đồng và Các khoản phải trả, phải nộp khác giảm 596 triệu đồng Nếu như không có các khoản nợ quá hạn thanh toán thì chứng tỏ công ty đang quản lý tốt tình hình công nợ phải trả

Bên cạnh đó, tỷ trọng Phải trả ngắn hạn khác tại thời điểm đầu năm và cuối năm lần lượt là 0,57% và 0,7% (cuối năm đã tăng 0,13% so với đầu năm) Mặc dù giá trị của Phải trả ngắn hạn khác giảm nhưng tỷ trọng lại tăng lên trong cơ cấu Nợ ngắn hạn. d Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tại thời điểm cuối năm 2020 là 30.650 triệu đồng, còn tại thời điểm đầu năm 2020 là 47.024 trđ Như vậy cuối năm 2020 so với đầu năm 2020 thì Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước đã giảm đi 16.374 triệu đồng với tỷ lệ giảm 34,82%.

Bên cạnh đó, tỷ trọng của Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tại thời điểm cuối năm cũng đã giảm đi 0,31% trong tổng cơ cấu Nợ ngắn hạn khi so sánh với thời điểm đầu năm

Thuế và các khoản phải nộp nhà nước giảm là do doanh nghiệp đã giảm sâu ở Thuế thu nhập doanh nghiệp và Thuế thu nhập cá nhân Cụ thể, Thuế TNDN giảm 15.914 trđ còn Thuế thu nhập cá nhân giảm 2.266 trđ Ngoài ra thì các khoản thuế và các khoản phải nộp NN khác của doanh nghiệp hầu hết đều giảm trừ khoản Thuế giá trị gia tăng

Phân tích tình hình tài sản

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ lệ Tỷ trọng

I Tiền và các khoản tương đương tiền

2 Các khoản tương đương tiền

II Đầu tư tài chính ngắn hạn - 0,00% 5.000 0,70% -5.000 -100,00% -0,70%

1 Đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn

III Các khoản phải thu ngắn hạn

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng

2 Trả trước cho người bán ngắn hạn

3 Phải thu ngắn hạn khác 5.805 6,59% 9.877 4,56% -4.072 -41,23% 2,02%

4 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi

2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

V Tài sản ngắn hạn khác 13.663 2,58% 21.441 3,01% -7.778 -36,28% -0,43%

1 Chi phí trả trước ngắn hạn 13.161 96,33% 20.939 97,66% -7.778 -37,15% -1,33%

2 Thuế GTGT được khấu trừ - 0,00% - 0,00% - - 0,00%

3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước

I Các khoản phải thu dài hạn

1 Phải thu dài hạn khác 5.555 100% 4.979 100% 576 11,57% 0,00%

II Tài sản cố định 3.245.007 95,92% 3.494.667 94,89% -249.660 -7,14% 1,03%

1 Tài sản cố định hữu hình 3.235.823 99,72% 3.485.484 99,74% -249.661 -7,16% -0,02% Nguyên giá 7.274.269 224,80% 7.257.730 208,23% 16.539 0,23% 16,58% Giá trị khấu hao luỹ kế -4.038.446 -124,80% -3.772.246 -108,23% -266.200 7,06% -16,58%

2 Tài sản cố định vô hình 9.184 0,28% 9.183 0,26% 1 0,01% 0,02%

Giá trị hao mòn luỹ kế -2.089 -22,75% -1.849 -20,14% -240 12,98% -2,61%

III Tài sản dở dang dài hạn 46.462 1,37% 63.264 1,72% -16.802 -26,56% -0,34%

1 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang

IV Đầu tư tài chính dài hạn - 0,00% - 0,00% - - 0,00%

1 Đầu tư vào công ty con 116.190 - 116.190 - - 0,00% 0,00%

2 Dự phòng đầu tư tài chính ngắn hạn

V Tài sản dài hạn khác 86.024 2,54% 119.984 3,26% -33.960 -28,30% -0,72%

1 Chi phí trả trước dài hạn 75.350 87,59% 103.769 86,49% -28.419 -27,39% 1,11%

2 Thiết bị vật tư, phụ tùng thay thế dài hạn

- Tổng tài sản tại thời điểm cuối năm 2020 là 3.912.778 triệu đồng, đã giảm 482.163 trđ ( tương ứng với mức giảm 10,97%) so với thời điểm đầu năm Tổng tài sản giảm là do công ty giảm tài sản ngắn hạn 182.317 triệu đồng và giảm đầu tư vào tài sản dài hạn 299.846 triệu đồng vào cuối năm 2020 => quy mô tài sản, quy mô đầu tư và khả năng tài chính của công ty thu hẹp.

- Cơ cấu tài sản biến động theo chiều hướng chú trọng hơn vào tài sản dài hạn biểu hiện thông qua việc tỷ trọng của tài sản dài hạn tăng 2,66% ( từ 83,80% lên 86,46%) cùng với đó thì tỷ trọng của tài sản dài hạn tương ứng là sự giảm 2,66% về tỷ trọng của tài sản ngắn hạn trong cơ cấu phân bổ vốn (từ 16,2% xuống 13,54% )

Như vậy chính sách đầu tư cuối năm 2020 so với cuối năm 2019 thiên về tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn, giảm đầu tư về tỷ trọng tài sản ngắn hạn Với doanh nghiệp sản xuất xi măng thì cơ cấu tài sản này là hợp lý

Trong tổng tài sản thì tài sản dài hạn luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu Điều này phù hợp vs đặc điểm ngành nghề sản xuất xi măng Vì đối với các doanh nghiệp sản xuất xi măng thì vốn đầu tư vào dây chuyền sản xuất công nghệ là có giá trị lớn

- Tài sản ngắn hạn cuối năm là 87.977 triệu đồng, giảm 182.317 triệu đồng (25,6%) so với đầu năm, điều này cho thấy tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp biến động theo xu hướng giảm

Nguyên nhân việc giảm tài sản là do tiền và các khoản tương đương tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu ngắn hạn, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác đều giảm

- Về cơ cấu tài sản ngắn hạn: Hàng tồn kho luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tài sản ngắn hạn, đầu năm là 48,78%, cuối năm là 64,18% Tiếp đến là các khoản phải thu ngắn hạn lần lượt là 30,39% và 16,63% Cho thấy tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn thấp, do vốn dự trữ chiếm tỷ trọng lớn.

Cuối năm so với đầu năm, tỷ trọng hàng tồn kho tăng lên, tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn giảm Tính thanh khoản của tài sản giảm, quy mô tài sản ngắn hạn giảm, cơ cấu tài sản ngắn hạn thay đổi Phân tích các chỉ tiêu: a Tiền và các khoản tương đương tiền: cuối năm giảm là 33.948 trđ, tỷ lệ giảm

27,84% Có thể thấy tiền cuối năm so với đầu năm giảm, mức độ dự trữ ngân quỹ giảm, làm cho công ty không chủ động trong việc chi tiêu thanh toán

Tỷ lệ tiền mặt dự trữ giảm mạnh có thể là do trong năm doanh nghiệp sử dụng nhiều tiền mặt hơn đế đáp ứng cho nhu cầu chi tiêu ngày càng gia tăng như để trả tiền mua nguyên vật liệu, thanh toán tiền tạm ứng, đầu tư thêm tài sản cố định; hoặc doanh nghiệp dùng tiền mặt để chi trả các khoản công nợ của mình

Tỷ lệ tiền mặt dự trữ không những không tăng mà còn giảm mạnh, trong khi tỷ lệ nợ ngắn hạn lại có xu hướng tăng nhanh, làm giảm khả năng ứng phó nhanh của doanh nghiệp với các nghĩa vụ trả nợ, đòi hỏi doanh nghiệp phải gia tăng khả năng lưu chuyển tiền trong năm 2021. b Các khoản phải thu ngắn hạn cuối năm giảm 128.252 trđ, tỷ lệ giảm 59,27%. Đó là do phải thu ngắn hạn của khách hàng và phải thu ngắn hạn khác đều giảm, trả trước cho người bán ngắn hạn tăng.

Trong đó, phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm 47.297 trđ, tỷ lệ giảm 41,52% Phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm cho thấy doanh nghiệp thắt chặt chính sách tín dụng đối với khách hàng, từ đó giảm số vốn bị chiếm dụng

Mặc dù các khoản phải thu ngắn hạn nói chung, phải thu ngắn hạn khác hàng nói riêng giảm nhưng dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi lại tăng lên, chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong công tác thu hồi nợ, điều đó đòi hỏi doanh nghiệp cần tăng cường công tác quản trị đối với nợ phải thu Doanh nghiệp cần xem xét lại chi tiết các đối tượng đang chiếm dụng vốn của doanh nghiệp, để có kế hoạch thu hồi vốn nhanh, tránh thất thoát lượng vốn lớn. c Hàng tồn kho cuối năm 2020 là 339.971 triệu đồng, giảm 7.339 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 2,11% Công tác tiêu thụ xi măng có xu hướng tốt, doanh nghiệp đã thúc đẩy các biện pháp, chính sách để gia tăng khả năng bán hàng hóa ra ngoài thị trường HTK giảm được đánh giá là hợp lý, công ty bán lỗ clinker để tăng chất lượng clinker, giảm tiêu hao nguyên vật liệu và tăng hiệu quả sản xuất. d Tài sản ngắn hạn khác: cuối năm tăng 7.778 triệu đồng, tỷ lệ giảm 36,28% do chi phí trả trước ngắn hạn giảm đi

- Tài sản dài hạn cuối năm là 3.383.048 triệu đồng giảm 299.846 triệu đồng tương ứng với 8,14% Điều này cho thấy tài sản dài hạn của doanh nghiệp biến động theo xu hướng giảm Nguyên nhân sự giảm này là do tài sản cố định, tài sản dở dang dài hạn, tài sản dài hạn khác đều giảm trong khi phải thu dài hạn tăng

- Về cơ cấu tài sản dài hạn: trong TSDH thì TSCĐ luôn chiếm tỷ trọng chủ yếu, đầu năm là 95,92%, cuối năm là 94,89% trong tổng TSDH Như vậy TSDH chủ yếu đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là đầu tư cho TSCĐ

Phân tích kết quả kinh doanh

BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch

Tuyệt đối Tỷ lệ Tổng luân chuyển thuần (=DTT+DTTC+TNK) 4.308.681 3.831.687 476.994 12,45%

1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.299.594 3.826.942 472.652 12,35%

2 Các khoản giảm trừ doanh thu 761 929 -168 -18,08%

- Hàng bán bị trả lại 761 929 -168 -18,08%

3 Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.298.833 3.826.013 472.820 12,36%

4 Giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp 3.760.158 3.270.748 489.410 14,96%

5 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 538.675 555.265 -16.590 -2,99%

6 Doanh thu hoạt động tài chính 37 604 -567 -93,87%

Trong đó: Chi phí lãi vay 64.188 96.287 -32.099 -33,34%

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 233.050 138.136 94.914 68,71%

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 99.412 194.631 -95.219 -48,92%

14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 104.334 196.186 -91.852 -46,82%

15 Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành 20.328 39.835 -19.507 -48,97%

16 Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 84.006 156.351 -72.345 -46,27%

18 Hệ số sinh lời hoạt động

19 Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế

20 Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh

21 Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng

22 Hệ số chi phí (Hcp=TCP/LCT) 0,9805 0,9592 0,0213 2,22%

Tổng chi phí (TCP = LCT - LNST) 4.224.675 3.675.336 549.339 14,95%

23 Hệ số giá vốn hàng bán 0,8747 0,8549 0,0198 2,32%

24 Hệ số chi phí bán hàng

25 Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp

- Kết quả kinh doanh 2 năm 2019, 2020 đều có lãi, kết quả này chủ yếu đến từ hoạt động kinh doanh bán hàng và cung cấp dịch vụ Trong năm 2020, luân chuyển thuần là 4.308.681 triệu đồng so với năm 2019 là 3.831.687 triệu đồng tăng 476.994 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 12,45% Lợi nhuận sau thế năm 2020 là 84.006 triệu đồng so với năm 2019 là 156.351 triệu đồng giảm 72.345 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 46,27% Hệ số sinh lời ròng hoạt động năm 2020 là 0,0195 so với năm 2019 là 0,0408 giảm 0,0213 lần tương ứng với tỷ lệ giảm là 52,22% Nguyên nhân làm cho ROS giảm là do lợi nhuận sau thuế giảm trong khi luân chuyển thuần lại tăng lên Điều này cho thấy hiệu quả chi phí của doanh nghiệp giảm xuống dẫn đến lợi nhuận sau thuế giảm xuống Hệ số chi phí năm 2020 là 0,9805 so với năm 2019 là 0,9592 tăng 0,0213 lần ứng với tỷ lệ tăng 2,22% Hệ số chi phí tăng lên là do tỷ lệ tăng tổng chi phí tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng của luân chuyển thuần, hệ số chi phí cả 2 năm đều nhỏ hơn 1 tình hình quả trị chi phí của doanh nghiệp có hiệu quả nhưng năm 2020 lại tăng lên cho thấy hiệu quả giảm xuống.

- Lợi nhuận sau thuế năm 2020 là 84.006 triệu đồng so với năm 2019 là 156.351 triệu đồng giảm 72.345 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 46,27% Lợi nhuận sau thuế giảm là do tỷ lệ tăng tổng chi phí nhanh hơn tỷ lệ tăng của tổng luân chuyển thuần cụ thể là tổng chi phí tăng 549.339 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 14,95%; tổng luân chuyển thuần tăng 476.994 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 12,45% Hệ số sinh lời ròng hoạt động năm 2020 là 0,0195, có nghĩa là với 1 đồng doanh thu thuần tạo ra được 0,0195 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2019 là 0,0408, có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần tạo ra được 0,0408 đồng LNST Hệ số sinh lời ròng hoạt động năm 2020 so với năm 2019 giảm 0,0213 ứng với tỷ lệ giảm là 52,22% Năm 2020 do tình hình dịch Covid19 dẫn đến giá thành mua nguyên vật liệu tăng lên đồng thời theo tài liệu đã cho CTCP Xi măng Bỉm Sơn thuộc ngành công nghiệp sản xuất xi măng, trong những năm vừa qua đang trong tình trạng cung lớn hơn cầu, tình hình đó gây khó khăn cho các doanh doanh nghiệp ngành xi măng trong việc tiêu thụ sản phẩm và điều đó cũng tác động đến CTCP Xi măng Bỉm Sơn Hệ số chi phí 2 năm đều nhỏ hơn 1 nhưng so với năm 2019 thì năm 2020 tăng lên là điều hợp lý bởi vì chi phí tăng do tác động từ bên ngoài như dịch bệnh, thiên tai, lũ lụt.

Lợi nhuận sau thuế giảm cũng là do lợi nhuận trước thuế giảm Lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2020 là 104.334 triệu đồng so với năm 2019 là 196.186 triệu đồng giảm 91.852 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 46,82% Lợi nhuận kế toán trước thuế là do lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm 95.219 triệu đồng tuy nhiên lợi nhuận khác lại tăng lên 3.367 triệu đồng Lợi nhuận khác tăng là do tỷ lệ tăng thu nhập khác nhanh hơn tỷ lệ tăng chi phí khác cụ thể là thu nhập khác tăng 4.741 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 93,51%, chi phí khác tăng 1.374 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 39,09% Dựa vào thuyết minh BCTC năm 2020 ta có thể thấy thu nhập khác tăng lên là do doanh nghiệp thu thanh lý tài sản năm 2020 là 4.631 triệu đồng so với năm 2019 là 2.043 triệu đồng tăng 2.588 triệu đồng, việc thu từ thanh lý tài sản tăng lên là do công ty đổi mới máy móc nhằm sử dụng máy móc hiện đại, tăng năng suất hoạt động, cải tiến chất lượng sản phẩm nhằm tăng doanh thu bán hàng bởi vì cuối năm 2020 nguyên giá tài sản cố định hữu hình và vô hình đều tăng lên Năm 2020 doanh nghiệp thu được từ hoạt động mới là từ bán điện năng là 971 triệu đồng nhưng so với giá vốn của bán điện năng mà doanh nghiệp bỏ ra thì chưa đem lại hiệu quả và các khoản thu nhập khác năm 2020 là 2.466 triệu đồng so với năm 2019 là 1.109 triệu đồng tăng 1.357 triệu đồng Các khoản thu trên là nguyên nhân làm cho thu nhập khác tăng nhanh lên tới 93,51%

Chi phí khác năm 2020 tăng lên là do chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản tăng 75 triệu đồng do tài sản mà công ty đem đi nhượng bán, thanh lý vẫn còn giá trị sửa dụng; các khoản chi phí khác năm 2020 là 3.843 triệu đồng so với năm 2019 là

762 triệu đồng tăng 3.081 triệu đồng Các khoản chi phí khác tăng lên đột biến và cao hơn các khoản phải thu khác, doanh nghiệp cần phải xem xét việc chi phí phát sinh liên quan có hợp lý hay không để điều chỉnh chính sách quản trị chi phí hiệu quả Các khoản nộp về vi phạm hành chính trong năm 2020 không phát sinh so với năm 2019 giảm mạnh 2.753 triệu đồng cho thấy doanh nghiệp chấp hành tốt điều luật đưa ra, từ đó uy tín của doanh nghiệp tăng lên Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế năm 2020 là 0,0242, có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần tạo ra được

0,0242 đồng lợi nhuận trước thuế; năm 2019 là 0,0512, có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần tạo ra được 0,0512 đồng lợi nhuận trước thuế Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế giảm 0,027 lần ứng với tỷ lệ giảm 52,71% Hệ số sinh lời hoạt động trước thuế giảm là do lợi nhuận trước thuế giảm trong khi doanh thu thuần lại tăng lên, do đó doanh nghiệp cần phải xem xét tình hình quản trị chi phí của mình.

- Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2020 là 99.412 triệu đồng so với năm 2019 là 194.631 triệu đồng giảm 95.219 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 48,92% Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm là do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm, doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm trong khi chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên, tuy nhiên chi phí tài chính có xu hướng giảm xuống Cụ thể, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 là 538.675 triệu đồng so với năm 2019 là 555.265 triệu đồng giảm 16.590 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 2,99%.Doanh thu hoạt động tài chính năm 2020 là 37 triệu đồng so với năm 2019 là 604 triệu đồng giảm

567 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 93,87% cho thấy công ty giảm hoạt động đầu tư tài chính kiếm lời, chi phí sản xuất tăng do tác động của dịch Covid19, thiên tai bão lũ tại miền trung và những tác động về nguồn cung cấp nguyên vật liệu làm cho lợi nhuận gộp về hàng bán và cung cấp dịch vụ giảm Chi phí bán hàng năm

2020 là 142.062 triệu đồng so với năm 2019 là 126.788 triệu đồng tăng 15.274 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 12,05% Nguyên nhân chính làm cho chi phí bán hàng tăng là do chi phí nhân công tăng 9.466 triệu đồng và chi phí phát triển thị trường 20.198 triệu đồng Điều này cho thấy doanh nghiệp đang mở rộng thị trường sản phẩm, chi phí nhân công tăng lên do công ty tuyển thêm lao động phục vụ cho việc phát triển sản phẩm của mình Hệ số chi phí bán hàng năm 2020 là 0,033, có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần bù đắp được 0,033 đồng chi phí bán hàng; năm 2019 là 0,0331, có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần bù đắp được 0,0331 đồng chi phí bán hàng Hệ số chi phí bán hàng giảm 0,0001 lần ứng với tỷ lệ giảm 0,28% là do tỷ lệ tăng chi phí bán hàng chậm hơn tỷ lệ tăng doanh thu thuần Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2020 là 233.050 triệu đồng so với năm 2019 là

138.136 triệu đồng tăng 94.914 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 68,71% Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng lên là do chi phí nhân công tăng 5.827 triệu đồng, chi phí khấu hao và hao mòn tài sản cố định tăng 2.017 triệu đồng, chi phí quản lý khác tăng 5.840 triệu đồng và sự tăng lên mạnh về các khoản dự phòng phải thu khó đòi lên tới 93.507 triệu đồng cho thấy tình trạng các khoản phải thu có nguy cơ khó đòi tăng lên Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2020 là 0,0542, có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần bù đắp được 0,0542 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp; năm 2019 là 0,0361, có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần bù đắp được 0,0361 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp Hệ số chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 0,0181 lần ứng với tỷ lệ tăng 50,15% Nguyên nhân dẫn đến tăng chi phí đó chính là sự khó khăn trong việc bán hàng do tác động của dịch bệnh, thiên tai bão lũ tại miền trung đồng thời hiện nay thị trường xi măng cung lớn hơn cầu có tác động lớn trong việc tiêu thụ sản phẩm từ đó làm tăng chi phí Đây là nguyên nhân khách quan, việc tăng chi phí lên được đánh giá là hợp lý, doanh nghiệp cần đưa ra các giải pháp cụ thể để đối phó với những tình hình khó khăn chung của toàn xã hội, đưa ra chính sách quản trị chi phí hiệu quả nhằm khôi phục kinh tế trong thời kỳ dịch bệnh Trong khi đó chi phí tài chính năm 2020 là 64.188 triệu đồng so với năm 2019 là 96.314 triệu đồng giảm 32.126 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 33,36% cho thấy doanh nghiệp giảm đòn bẩy tài chính Giảm đòn bẩy tài chính trong tình hình hiện tại là hợp lý khi mọi hoạt động đều bị giới hạn do các nguyên nhân khách quan tác động từ đó doanh nghiệp có thể tiết kiệm được 1 khoản chi phí lãi vay góp phần tăng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh năm 2020 là 0,0231 so với năm 2019 là 0,0509 giảm 0,0277 lần ứng với tỷ lệ giảm 54,53% Hệ số sinh lời hoạt động kinh doanh giảm là do lợi nhuận hoạt động kinh doanh giảm trong khi tổng của doanh thu thuần và doanh thu tài chính tăng lên.

- Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 là 538.675 triệu đồng so với năm 2019 là 555.265 triệu đồng giảm 16.590 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 2,99% Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm là do tỷ lệ tăng giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp tăng nhanh hơn tỷ lệ tăng doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ Việc giá vốn tăng nhanh hơn là do doanh nghiệp cân đối năng lực sản xuất, xử lý Clinker tồn, giảm tiêu hao nguyên liệu cụ thể ta có thể thấy trong năm 2020 doanh nghiệp đã giảm bớt hàng tồn kho trong kỳ cụ thể hàng tồn kho giảm 7.413 triệu đồng Trên thuyết minh báo cáo tài chính năm 2020 ta so sánh doanh thu bán Clinker thấp hơn giá vốn bán Clinker, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp đã bán lỗ để nâng cao chất lượng Clinker, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Giá vốn tăng lên cũng do giá nguyên vật liệu tăng lên hoặc doanh nghiệp thay đổi định mức sản xuất, trình độ sửa dụng lao động, từ đó doanh nghiệp cần có các chính sách cụ thể trong việc quản trị chi phí để có thể giảm tối đa những tác động xấu làm cho giá vốn của doanh nghiệp tăng lên.

- Doanh thu thuần năm 2020 là 4.298.833 triệu đồng so với năm 2019 là 3.826.013 tăng 472.820 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng là 12,36% Doanh thu thuần là do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng lên chủ yếu là hoạt động bán xi măng và các khoản giảm trừ doanh thu chính là hàng bán bị trả lại giảm xuống cụ thể là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2020 là 4.299.594 triệu đồng so với năm 2019 là 3.826.942 triệu đồng tăng 472.652 triệu đồng ứng với tỷ lệ tăng 12,35% Các khoản giảm trừ doanh thu năm 2020 là 761 triệu đồng so với năm 2019 là 929 triệu đồng giảm 168 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm là 18,08% Việc các khoản giảm trừ doanh thu giảm cho thấy chất lượng sản phẩm tăng lên, tăng uy tín của doanh nghiệp Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng năm 2020 là

0,038 so với năm 2019 là 0,0759 giảm 0,0378 lần ứng với tỷ lệ giảm là 49,86%

Hệ số sinh lời hoạt động bán hàng giảm là do lợi nhuận hoạt động bán hàng giảm (cụ thể năm 2020 là 163.563 triệu đồng so với năm 2019 là 290.341 triệu đồng giảm 126.778 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 43,67%) trong khi đó doanh thu thuần tăng lên Lợi nhuận hoạt động bán hàng giảm do các nguyên nhân khách quan như dịch bênh, thiên tai, sự tác động của thị trường hiện nay do cung lớn hơn cầu là nguyên nhân chủ yếu làm cho công tác bán hàng, quản lý doanh nghiệp gặp khó khăn từ đó làm cho chi phí tăng lên Bên cạnh đó ta thấy được rằng, lợi nhuận hoạt động bán hàng giảm do giá vốn hàng bán và dịch vụ cung cấp tăng lên do những nguyên nhân khách quan đó tác động đến giá vốn hàng bán cụ thể hệ số giá vốn hàng bán năm 2020 là 0,8747, có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần bù đắp được 0,8747 đồng giá vốn hàng bán; năm 2019 là 0,8549, có nghĩa là 1 đồng doanh thu thuần bù đắp được 0,8549 đồng giá vốn hàng bán Chỉ tiêu này tăng lên 0,0198 lần ứng với tỷ lệ tăng 2,32% cho thấy khoản bù đắp cho giá vốn tăng lên làm cho lợi nhuận thu về giảm xuống Đây là điều không thể tránh khỏi do tác động từ bên ngoài, doanh nghiệp cần phải đưa ra các biện pháp dự phòng, lập kế hoạch quản trị chi phí phù hợp với giai đoạn khó khăn này.

Như vậy, kết quả hoạt động kinh doanh giảm do giá vốn tăng lên làm cho lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm xuống, đồng thời chi phí bán hàng, chi phí quả lý doanh nghiệp tăng lên cũng làm cho lợi nhuận giảm xuống Doanh nghiệp cần tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thành viên phát huy hiệu quả các dây chuyền sản xuất, tập trung các giải pháp sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm Đồng thời, quan tâm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nguyên liệu Đầu tư đổi mới công nghệ theo chiều sâu, nâng cao năng suất và tiết kiệm nhiên liệu.

- Tăng lợi nhuận là một bài toán rất quan trọng đối với các doanh nghiệp Việc tăng lợi nhuận cũng giúp cho doanh nghiệp có nguồn tài trợ bên trong, làm giảm áp lực từ các nguồn tài trợ bên ngoài Để đạt được mục tiêu đề ra, trong những kỳ tới doanh nghiệp cần phải kết hợp Marketing sản phẩm trong khâu bán hàng của doanh nghiệp nhằm thu hút được các khách hàng tiềm năng Không những thế cần đưa ra các chính sách trong việc quản trị chi phí giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao, từ đó nhằm giảm giá vốn và tăng sức cạnh tranh trên thị trường sản phẩm của doanh nghiệp

Phân tích hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh

BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch

II Mức độ ảnh hưởng

Do Skd AH đến HSkd

Do LCT AH đến HSkd

- Qua bản phân tích trên ta thấy: hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh năm 2020 là 1,0373 lần, tăng lên 0,1671 lần ứng vớ tỷ lệ 19,21% so với năm 2019 Có nghĩa là trong năm 2020, bình quân 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì công ty thu được 1,0373 đồng luân chuyển thuần

Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng lên là một xu hướng biến động tốt đối với doanh nghiệp Hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng lên nói trên là do ảnh hưởng của hai yếu tố: Tổng luân chuyển thuần và vốn kinh doanh bình quân, ta cần đi sâu phân tích từng nhân tố ảnh hưởng:

1 Vốn kinh doanh bình quân:

- Vốn kinh doanh bình quân năm 2020 là 4.153.859,5 triệu đồng, năm 2019 là 4.403.454.5 triệu đồng giảm 249.595 triệu đồng ứng với tỷ lệ giảm 5,67%

Ta thấy trong năm doanh nghiệp thu hẹp quy mô hoạt động kinh doanh so với năm trước Với giả định luân chuyển thuần không đổi, vốn kinh doanh tác động ngược chiều tới hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh cụ thể là vốn kinh doanh bình quân giảm làm cho hiệu suất sử dụng vốn tăng lên 0,0523 lần

- Nguyên nhân khiến vốn kinh doanh bình quân giảm là do trong năm có xảy ra đại dịch Covid 19, bão lụt liên miên mọi hoạt động sản xuất kinh doanh tại một số địa phương bị đình trệ, do đó doanh nghiệp đã thay đổi chính sách đầu tư theo hướng giảm cả đầu tư dài hạn và đầu tư ngắn hạn nhưng vẫn chú trọng về tỷ trọng đầu tư dài hạn hơn Chiến lược này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm ngành nghề sản xuất xi măng.

Cụ thể, Theo kế hoạch được thông qua tại Đại hội Cổ đông (ĐHCĐ), năm 2019 Xi măng Bỉm Sơn triển khai nhiều dự án đầu tư như dự án chuyển đổi công nghệ nghiền xi măng đến đóng bao - tổng mức đầu tư dự kiến 927 tỉ, dự án kho nguyên liệu mới – mức đầu tư dự kiến 384 tỉ, dự án tận dụng nhiệt thừa để phát điện - dự kiến đầu tư 540 tỉ, dự án quan trắc khí thải tự động-đầu tư 16 tỉ

Bên cạnh đó, khi doanh nghiệp thu hẹp quy mô vốn đầu tư ngắn hạn, mở rộng quy mô vốn đầu tư dài hạn thì đầu tư dài hạn khả năng sinh lời lớn nhưng rủi ro cũng rất cao, doanh nghiệp có nguy cơ không đảm bảo khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, gây gánh nặng nợ cho năm tiếp theo Vì vậy doanh nghiệp cần xem xét các khoản nợ ngắn hạn đã đến thời hạn thanh toán chưa để có thể cân đối chính sách đầu tư cho phù hợp.

- Luân chuyển thuần năm 2020 là 4.308.681 trđ, năm 2019 là 3.831.687 trđ tăng

476.994 trđ tương ứng với tỷ lệ tăng là 12,45% Luân chuyển thuần tăng làm cho hiệu suất sử dụng vốn kinh doanh tăng 0,1148 lần, cho thấy quy mô doanh thu - thu nhập mà DN nhận được năm 2020 được cải thiện so với năm 2019 Đây chủ yếu là do doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng, đặc biệt là doanh thu bán xi măng và clinker tăng mạnh Đây là hoạt động kinh doanh chính nên việc tăng luân chuyển thuần của công ty được coi là bền vững Ngoài ra còn có thêm thu nhập khác từ việc bán điện năng Mặc dù năm 2020 so với năm

2019 doanh nghiệp có thu hẹp nguồn vốn kinh doanh nhưng doanh nghiệp vẫn tăng được lợi nhuận, chứng tỏ doanh nghiệp đã có chính sách bán hàng hiệu quả.Bên cạnh đó, trong năm công ty có thêm 1 đối tác lớn vừa là khách hàng vừa là nhà cung cấp là công ty Cổ phần Xi măng Vicem Hoàng Mai, góp phần đáng kể trong việc tăng doanh thu bán xi măng, clinker và vật tư Như vậy có thể nói tầm ảnh hưởng của cty trên thị trường ngày càng gia tăng.

Phân tích tốc độ luân chuyển vốn lưu động

BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN LƯU ĐỘNG

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch tuyệt đối

2 VLĐ bình quân (Slđ=(TSNHđk+TSNHck)/2) 620.888,5 918.009 -297.121 -32,37%

I Số vòng quay vốn lưu động

II Kỳ luân chuyển vốn lưu động

III Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

- Do Slđ AH đến SVlđ

∆ Slđ(SVlđ) = LCT0/Slđ1 – LCT0/Slđ0

- Do Slđ AH đến Klđ

- Do LCT AH đến SVlđ

∆ LCT(SVlđ) = LCT1/Slđ1 – LCT0/Slđ1

- Do LCT AH đến Klđ

- ΔSVSV lđ = ΔSVS lđ (SV lđ ) + ΔSVLCT(SV lđ ) 2,7656

- ΔSVK lđ = ΔSVS lđ (K lđ ) + ΔSVLCT(K lđ ) -34,3735

Vốn lưu động tiết kiệm (d 1 *ΔKΔSVK lđ ) -411.401

- Số vòng luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp năm 2019 là 4,1739 vòng so với năm 2020 tăng lên là 6,9395 vòng Kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm từ 86,2501 ngày xuống còn 51,8766 ngày: có nghĩa là bình quân trong năm 2019 vốn lưu động của doanh nghiệp quay được 4,1739 vòng và 1 vòng luân chuyển hết 86,2501 ngày

Năm 2020, vốn lưu động của doanh nghiệp quay được 6,9395 vòng và 1 vòng luân chuyển chỉ hết 51,8766 ngày Như vậy năm 2020 so với năm 2019 tốc độ luân chuyển vốn lưu động đang tăng lên làm cho doanh nghiệp tiết kiệm 411.400,664 triệu đồng

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động tăng lên do ảnh hưởng của 2 nhân tố: luân chuyển thuần và vốn lưu động bình quân.

1 Vốn lưu động bình quân: đây là nhân tố có tác động ngược chiều đối với tốc độ luân chuyển vốn lưu động Cụ thể, trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì sự giảm xuống của vốn lưu động bình quân trong năm 2020 là 297.120,5 triệu đồng làm cho số vòng luân chuyển vốn lưu động tăng 1,9974 vòng và kỳ luân chuyển giảm 27,9155 ngày

Từ trên cho thấy, đây là một nhân tố tích cực, tác động mạnh làm tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong năm 2020 Vốn lưu động bình quân có sự giảm mạnh từ 918.009 triệu đồng xuống 620.888,5 triệu đồng với tốc độ giảm tương ứng 32,37%, chủ yếu là do công ty đã giảm các khoản phải thu ngắn hạn bình quân và hàng tồn kho. a Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân: giảm 58.488 triệu đồng trong năm 2020 tương ứng tốc độ 27,75% Có nguyên nhân chính là bởi các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm xuống, những khoản dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng lên Điều này cho thấy chất lượng các khoản phải thu của công ty không tốt, nợ xấu tăng cao trong năm 2020 (khoản dự phòng phải thu ngắn hạn năm 2019 trung bình chỉ có 1.936 triệu đồng nhưng sang năm 2020 nó đã lên đến con số 48.690 triệu đồng). Qua thuyết minh báo cáo tài chính của công ty nhận thấy rằng, dự phòng nợ khó đòi từ người bán còn lớn hơn nợ khó đòi từ khách hàng Để khắc phục nhược điểm này công ty cần nhanh chóng, hối thúc nhiều hơn để giải quyết các khoản nợ xấu trên Đặc biệt chú ý đối với bên công ty TNHH Hoàng Hà

Sơn, công ty TNHH Ngọc Mười, công ty Cổ phần Lilama 5 trong việc thanh toán nợ cũ Đồng thời, cần xây dựng các chính sách trong việc chọn lọc khách hàng và nhà cung cấp. b Hàng tồn kho bình quân năm 2020 là 343.641 triệu đồng trong khi năm 2019 đạt

558.716 triệu đồng, do giảm nguyên liệu vật liệu sử dụng sản xuất hàng trong kho là chủ yếu

Giải thích cho điều này có thể nhắc đến nhiều nguyên nhân như: doanh nghiệp áp dụng chính sách nâng cao chất lượng nguyên vật liệu cụ thể là công ty bán lỗ clinker nhằm cải tạo chất lượng đồng thời tạo không gian cho các mặt hàng quan trọng; ảnh hưởng phần lớn bởi dịch Covid-19 quy mô của công ty bị thu hẹp lại hơn từ đó công ty giảm thiểu tối đa chi phí, rủi ro hư hại nguyên liệu, vật liệu dù lại rất thấp, lượng hàng tồn kho được cân đối chỉ giữ ở mức hợp lý giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra trơn tru

Tuy nhiên với tốc độ giảm của hàng tồn kho trung bình lên đến 38,49% thì công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn cần chú ý do chi phí tái đặt hàng nguyên liệu, vật liệu sẽ có thể gia tăng, nếu trường hợp xấu xảy ra lượng hàng tồn kho quá ít sẽ không thể đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng.

2 Tổng luân chuyển thuần năm 2020 có sự thay đổi so với năm 2019: tăng từ

3.831.686 triệu đồng lên 4.308.681 triệu đồng tăng 476.995 triệu đồng với tốc độ tăng 12,45% Với giả định các nhân tố khác không thay đổi luân chuyển thuần tăng làm cho số vòng luân chuyển tăng 0,7682 vòng và kỳ luân chuyển giảm 6,4580 ngày Cho thấy đây là nhân tố tích cực tác động tốt đến tốc độ luân chuyển vốn lưu động a Luân chuyển thuần tăng chủ yếu là do Doanh thu thuần bán hàng đã tăng lên trong năm 2020 từ 3.826.012 triệu đồng đến 4.299.594 triệu đồng, thể hiện sự cố gắng của công ty trong việc quản lý sản xuất kinh doanh

Cụ thể: doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty đã gia tăng 472.652 triệu đồng trong năm 2020, xong các khoản giảm trừ doanh thu của công ty cũng được kiểm soát tốt hơn giảm đi 169 triệu đồng trong năm Đánh giá công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn đã có các chiến thuật kinh doanh rất phù hợp trong bối cảnh thị trường biến động: làm nhu cầu của khách hàng tăng nhờ việc liên tục khẳng định thương hiệu trên thị trường; công tác kinh doanh đc đẩy mạnh, uy tín của doanh nghiệp ngày càng được nâng cao. b Ngoài ra Thu nhập khác của doanh nghiệp trong năm 2020 cũng đã tăng lên với tốc độ đáng chú ý 93,51% (4.741 triệu đồng) Nguyên nhân chính là do trong năm doanh nghiệp đã thanh lý lượng lớn tài sản tổng giá trị thanh lý 4.631 triệu đồng

Việc công ty thanh lý tài sản nhằm tái cấu trúc doanh nghiệp, quy mô đủ lớn, giảm chi phí cố định, nâng cao chất lượng máy móc, tăng năng suất lao động đồng thời sử dụng trang thiết bị tiên tiến nhằm tiết kiệm chi phí

Cụ thể trong năm 2020 công ty đã đầu tư máy móc thiết bị 12.709 triệu đồng, thiết bị văn phòng 2.305 triệu đồng, mua phần mềm máy tính 241 triệu đồng

Liên hệ sự biến động tương đối của vốn lưu động bình quân và luân chuyển thuần, cho thấy trong khi vốn lưu động bình quân của công ty có chiều hướng giảm thì luân chuyển thuần lại có sự biến động tăng Chính đó lại là sự cộng hưởng tốt làm cho tốc độ luân chuyển vốn lưu động của công ty tăng lên

Tuy nhiên, tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có tính thanh khoản cao nên việc giảm tài sản ngắn hạn sẽ làm giảm tính thanh khoản, giảm khả năng thanh toán của công ty Vậy nên doanh nghiệp cần cân nhắc lựa chọn đầu tư ngắn hạn một cách hợp lý Bên cạnh đó, công ty cũng cần tăng cường các biện pháp tổng hợp để tận dụng, khai thác năng lực sản xuất kinh doanh nhằm gia tăng doanh thu thuần bán hàng từ đó tăng luân chuyển thuần.

- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động năm 2020 so với năm 2019 của công ty Cổ phần

Xi măng Bỉm Sơn đã có sự cải thiện Từ đó đã giúp công ty tiết kiệm được 411400,664 triệu đồng Đạt được kết quả này là do công tác quản lí, phân bố và sử dụng vốn của doanh nghiệp một cách hợp lý và rất hiệu quả

Tuy nhiên, để giúp công ty có hiệu quả hoạt động kinh doanh tối ưu hơn, doanh nghiệp nên quan tâm kiểm tra, quan sát các khoản phải thu để tránh tình trạng bị mất vốn hoặc bị chiếm dụng vốn quá lớn Và tiếp tục chú trọng phát triển chỉ tiêu cốt lõi– doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ bằng cách như đẩy mạnh chiến lược marketing, phát triển những mẫu mã sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng…

Phân tích tốc độ luân chuyển hàng tồn kho

BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch tuyệt đối

1 Giá vốn hàng bán (GVHB) 3.760.158 3.270.748 489.410 14,96%

2 Hàng tồn kho bình quân

I Số vòng quay hàng tồn kho

II Kỳ luân chuyển hàng tồn kho

Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

+ Do Stk ảnh hưởng đến SVtk

+ Do Stk ảnh hưởng đến Ktk

+ Do GVHB ảnh hưởng đến SVtk

+ Do GVHB ảnh hưởng đến Ktk

Tổng hợp ảnh hưởng ΔSVSV tk = ΔSVS tk (SV tk ) + ΔSVGVHB(S tk ) 5,0881 ΔSVK tk = ΔSVS tk (K tk ) + ΔSVGVHB(K tk ) -28,5955

Số vốn hàng tồn kho tiết kiệm

- Căn cứ vào bảng số liệu, số vòng quay hàng tồn kho của công ty Cổ phần Xi măngBỉm Sơn năm 2020 là 10,9421 vòng, tăng 5,0881 vòng so với năm 2019 tương ứng tỷ lệ tăng là 86,92% Ta thấy tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp có sự gia tăng nhanh chóng

Kỳ luân chuyển hàng tồn kho của doanh nghiệp năm 2020 là 32,9004 ngày, giảm 28,5955 ngày tương ứng giảm 46,50 % cho thấy doanh nghiệp đang có xu hướng sử dụng vốn hàng hóa rất tốt

Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng lên chịu tác động của 2 nhân tố là giá vốn và hàng tồn kho bình quân

1 Hàng tồn kho bình quân: nhân tố này tác động ngược chiều với số vòng quay hàng tồn kho Hàng tồn kho bình quân năm 2020 là 343.641 triệu đồng, giảm 215.075 triệu đồng với tốc độ giảm là 38,49% Với giả định giá vốn không đổi, hàng tồn kho bình quân giảm làm cho số vòng quay hàng tồn kho tăng 3,6639 vòng và kỳ thu tiền bình quân giảm đi 23,6726 ngày.

- Nguyên nhân làm cho hàng tồn kho bình quân giảm đi là do nguyên liệu vật liệu và công cụ dụng cụ của doanh nghiệp xuất nhiều hơn so với năm 2019 Cho thấy trong kỳ doanh nghiệp đã xuất kho công cụ dụng cụ, nguyên vật liệu để đưa vào sản xuất kinh doanh Đồng thời từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp ta dễ nhận thấy lượng thành phẩm, chi phí sản xuất dở dang trong kỳ và cả doanh thu bán hàng đã tăng lên cho thấy công ty đang tích cực gia tăng sản xuất, thúc đẩy quá trình tiêu thụ để tăng doanh thu cho công ty.

- Tuy việc giảm hàng tồn kho bình quân giúp tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty tăng lên, làm giảm chi phí tồn trữ, cân đối được việc xuất nhập hiệu quả, giảm ứ đọng vốn nhưng lượng hàng tồn kho giảm cũng sẽ có những ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh của kỳ sau Giảm hàng tồn kho nguyên vật liệu có thể gây áp lực lên vấn đề chi phí nếu như giá đầu vào của nguyên vật liệu tăng cao đột ngột ở kỳ sau Hay ngay trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 này đã có rất nhiều doanh nghiệp do không trữ nguyên vật liệu cần thiết phục vụ cho nhu cầu khách hàng đã bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh

- Vì vậy, doanh nghiệp chủ động giải quyết các vấn đề về hàng tồn kho, tránh ứ đọng nhưng cũng cần có lượng hàng tồn kho dự trữ vừa đủ đáp ứng sản xuất, thị trường, tránh gián đoạn sản xuất và phân phối.

- Giá vốn hàng hàng bán năm 2020 là 3.760.158 triệu đồng tăng 489.410 triệu đồng so với năm 2019 tương ứng với tốc độ tăng 14,96% làm tăng tốc độ luân chuyển hàng tồn kho, cụ thể: số vòng quay hàng tồn kho tăng 1,4242 vòng và kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm 4,9230 ngày Dễ thấy tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán (14,96%) lớn hơn tỷ lệ tăng của doanh thu thuần bán hàng (12,358%), tức giá vốn hàng bán tăng về quy mô và hiệu quả của nó lại chưa thật sự tốt Để giải thích cho điều này phải nhắc đến nguyên nhân do doanh nghiệp bán lỗ Clinker với mục đích nhằm loại bỏ phần nguyên vật liệu đã để lâu trong kho, cải thiện chất lượng nguồn nguyên vật liệu của doanh nghiệp Và một phần nguyên nhân của nó là thời điểm dịch bệnh toàn cầu, di chuyển khó khăn, giá cả mọi thứ leo thang, theo đó giá nguyên vật liệu xây dựng mà công ty cần để sản xuất cung theo đó tăng lên.

Vì vậy doanh nghiệp nên có sự đàm phán với các nhà cung cấp, đặc biệt là các nhà cung cấp lâu năm để hưởng ưu đãi và giá vốn; đồng thời cần đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề, trình độ của nhân viên từ đó sử dụng tiết kiệm hiệu quả giá vốn.

- Qua những phân tích trên ta thấy, tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn có sự tăng lên khá tốt, từ đó đã giúp cho công ty tiết kiệm được một khoản tiền lớn 298.677,04 triệu đồng Tốc độ luân chuyển vốn hàng tồn kho đang biến động theo chiều hướng tích cực, phù hợp với tình hình doanh nghiệp nói chung và ngành nói riêng

- Tuy nhiên để nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty thì nên chuyên tâm hơn áp dụng các chính sách:

+ Tập trung các giải pháp sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm

+ Đồng thời, quan tâm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn nguyên liệu

+ Đầu tư đổi mới công nghệ theo chiều sâu, nâng cao năng suất và tiết kiệm nhiên liệu.

Phân tích tốc độ luân chuyển các khoản phải thu

BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN THANH TOÁN

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch

- Doanh thu thuần bán hàng

(DTT = DTBH - Các khoản giảm trừ doanh thu)

+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 4.299.594 3.826.942 472.652 12,35%

+ Các khoản phải trừ doanh thu -761 -929 168 -18,08%

- Các khoản phải thu NH bình quân

(Spt = (Các khoản phải thu NH đầu năm +

Các khoản phải thu NH cuối năm)/2)

1 Số vòng thu hồi nợ (SVpt = DTT/Spt) 28,2363 18,1557 10,0805 55,52%

2 Kỳ thu hồi nợ bình quân (Kpt = Sn/SVpt) 12,7496 19,8284 -7,0789 -35,70%

3 DTT bình quân 1 ngày trong năm

4 Mức độ ảnh hưởng các nhân tố

+ Do Spt ảnh hưởng đến SVpt

(∆Spt(SVpt) = DTT0/Spt1 – DTT0/Spt0) 6,9749

+ Do Spt ảnh hưởng đến Kpt

+ Do DTT ảnh hưởng đến SVpt

(∆DTT(SVpt) = DTT1/Spt1 – DTT0/Spt0) 3,1057

+ Do DTT ảnh hưởng đến Kpt

∆SV pt = ∆S pt (SV pt ) + ∆DTT(SV pt ) 10,0805

∆K pt = ∆S pt (K pt ) + ∆DTT(K pt ) -7,0789

5 Vốn thanh toán tiết kiệm (d1 * ∆ Kpt) -84.530

Năm 2020, số vòng thu hồi nợ của doanh nghiệp là 28,2363 vòng so với năm 2019 tăng 10,0805 vòng, tỷ lệ tăng 55,52% Kỳ luân chuyển các khoản phải thu năm 2020 là 12,7496 ngày giảm 7,0789 ngày so với năm 2019 (công ty chỉ mất chưa đến 2 tuần để thu hồi các khoản phải thu), tỷ lệ giảm là 35,70%

So với năm 2019, tốc độ luân chuyển các khoản phải thu tăng lên, kỳ thu hồi nợ giảm xuống, doanh nghiệp đã tiết kiệm được 84.530,4565 trđ Để tìm hiểu nguyên nhân cụ thể đã tác động làm tăng số vòng quay vốn phải thu và đánh giá xem việc gia tăng tốc độ luân chuyển vốn thanh toán là dấu hiệu tích cực hay tiêu cực thì chúng ta đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển vốn thanh toán

1 Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân:

- Các khoản phải thu NH bình quân năm 2020 là 152.245 triệu đồng, giảm 58.488 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương ứng 27,75% so với năm 2019 Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, Các khoản phải thu ngắn hạn bình quân năm 2020 giảm làm Số vòng thu hồi nợ tăng 6,9749 vòng, Kỳ thu hồi nợ bình quân giảm 5,5033 ngày

- Các khoản phải thu NH bình quân giảm là do các nguyên nhân:

+ Chủ quan: Do công ty tiến hành thắt chặt tín dụng thương mại với khách hàng và các bên liên quan, thu hồi các khoản nợ đến hạn, giảm thời hạn được nợ.

+ Khách quan: Do khách hàng (Cty TNHH Hoàng Hà Sơn, Cty TNHH Ngọc Mười và các bên liên quan) thanh toán các khoản nợ cty từ năm 2019

Ngoài ra, Các khoản phải thu ngắn hạn giảm còn do Cty Cổ phần Xi măng Miền Trung mất khả năng thanh toán, không thanh toán được tiền mua hàng hoá vật tư (30.084 triệu đồng) đồng thời không có khả năng cung ứng hoạt động gia công cho khoản ứng trước phí gia công xi măng (60.833 triệu đồng) dẫn đến khoản phải thu từ năm 2019 thành nợ xấu, không có khả năng thu hồi.

- Việc thắt chặt tín dụng thương mại không làm giảm sản lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng, tuy nhiên đây không phải dấu hiệu tích cực do chất lượng nợ của công ty thấp, tiềm ẩn rủi ro khó thu hồi.

Do đó, các khoản phải thu ngắn hạn giảm làm tốc độ luân chuyển vốn thanh toán tăng được đánh giá là không hợp lý Công ty cần khắc phục công tác quản trị công nợ, phân tích khách hàng kỹ trước khi đưa ra quyết định cấp tín dụng thương mại để hạn chế rủi ro, tránh nợ xấu

2 Doanh thu thuần bán hàng

- Doanh thu thuần năm 2020 là 4.298.833 triệu đồng, tăng 472.820 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng 12,36% so với năm 2019 Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, doanh thu thuần tăng đã làm số vòng quay các khoản phải thu tăng 3,1057 vòng, kỳ thu hồi nợ bình quân giảm 1,5756 ngày.

- Doanh thu thuần tăng là do ảnh hưởng bởi các nguyên nhân:

+ Chủ quan: Trong năm 2020, sản lượng sản xuất và tiêu thụ clinker, xi măng nghiền của công ty đều tăng làm cho doanh thu bán hàng tăng tương ứng Doanh thu bán xi măng năm 2020 tăng 386.346 triệu đồng, tỷ lệ tăng 11,37%; doanh thu bán clinker tăng 101.488 triệu đồng, tỷ lệ tăng 24,60%

Bên cạnh đó, chất lượng, quy cách sản phẩm từ khâu sản xuất đến vận chuyển, tiêu thụ được đảm bảo hơn so với năm trước làm cho Hàng bán bị trả lại năm 2020 giảm từ 929 triệu đồng xuống còn 761 triệu đồng, tỷ lệ giảm 22,08%.

Ngoài ra, công ty cũng đang thực hiện nhiều chính sách, biện pháp nhằm đẩy mạnh tình hình tiêu thụ như: thực hiện tái cấu trúc lại mô hình xí nghiệp tiêu thụ nhằm đáp ứng tình hình thực tế của thị trường, xây dựng đội ngũ tư vấn kỹ thuật về bê tông cho các trạm trộn, công trình; triển khai các chương trình bán hàng, các chính sách xúc tiến nhằm gia tăng lợi ích cho hệ thống bán hàng, hoàn thành mục tiêu sản lượng cam kết

+ Khách quan: Trung Quốc thay đổi chính sách ngành xi măng(giới hạn và giảm dần các nhà máy xi măng mục đích bảo vệ môi trường), giúp cho việc xuất khẩu xi măng của Việt Nam nói chung và xi măng BCC nói riêng trở nên thuận lợi

Ngoài ra, nhu cầu tăng nguồn cung căn hộ sơ cấp cũng như các dự án đầu tư công đã góp phần làm tăng nhu cầu về xi măng, nhờ vậy công ty có thể tăng sản lượng tiêu thụ và tăng doanh thu

Có thể thấy, cùng với những tín hiệu tích cực trên thị trường xi măng, công ty đã có những chính sách, biện pháp phù hợp để cải tiến chất lượng sản phẩm, tăng độ phủ của thương hiệu trên thị trường, từ đó thúc đẩy tình hình tiêu thụ, tăng doanh thu Do đó, doanh thu thuần tăng làm tăng tốc độ luân chuyển vốn thanh toán được đánh giá là hợp lý

- Trên cơ sở phân tích hai nhân tố ảnh hưởng, ta thấy: doanh thu tăng trong khi các khoản phải thu giảm ảnh hưởng tích cực đến tốc độ luân chuyển vốn thanh toán, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được vốn thanh toán Tuy nhiên, việc giảm các khoản phải thu xuất phát từ những nguyên nhân không tích cực

Phân tích khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh (ROA)

BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI RÒNG CỦA VỐN KINH DOANH

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch tuyệt đối

2 Lợi nhuận sau thuế (LNST) 84.006 156.351 -72.345 -46,27%

3 Tổng chi phí (TCP = LCT - LNST) 4.224.675 3.675.336 549.339 14,95%

8 Hệ số chi phí (H cp = TCP/LCT) 0,9805 0,9592 0,0213 2,22%

I ROA = H đ *ΔK SV lđ *ΔK(1-H cp ) 0,0202 0,0355 -0,0153 -43,10% Mức độ ảnh hưởng các nhân tố đến ROA

- Do Hđ AH đến ROA

∆ROA(Hđ)=(Hđ1-Hđ0) *SVlđ0*(1-Hcp0) -0,0100

- Do SVlđ AH đến ROA

∆ROA(SVlđ)=Hđ1*(SVlđ1 -SVlđ0) *(1-

∆ROA(Hcp)=- Hđ1 *SVlđ1*(Hcp1-Hcp0) -0,0221

∆ROA=∆ROA(Hđ) +∆ROA(SVlđ)

Hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh năm 2020 là 0,0202 lần, phản ánh bình quân mỗi đồng vốn kinh doanh sau mỗi kì nhất định tạo được 0,0202 đồng LNST Hệ số này > 0 cho thấy DN hoạt động có lãi Tuy nhiên ở năm 2019 hệ số này là 0,0355 tức là bình quân sử dụng 1 đồng vốn tham gia vào quá trình sản xuất thì doanh nghiệp thu được 0,0355 đồng LNST

Như vậy, năm 2020 so với năm 2019 tỷ suất sinh lời ròng của vốn kinh doanh đã giảm 0,0153 đồng (tương đương giảm 43,04%) Mức giảm khá mạnh, cho thấy khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh bị giảm sút, qua đó đánh giá được trình độ tổ chức hoạt động của doanh nghiệp từ năm 2019 đến 2020 không được tốt, tiềm ẩn nguy cơ trong việc thanh toán các chi phí và rủi ro để đầu tư của công ty trong quá trình hoạt động. Đồng thời khi so sánh chỉ tiêu ROA của tổng công ty qua các năm với các công ty đối thủ như công ty CP xi măng Hà Tiên (đạt 7,1%) và công ty CP xi măng La Hiên(đạt 8,4%) thì hệ số khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh luôn thấp hơn

Do vậy doanh nghiệp cần tìm hiểu rõ nguyên nhân biến động để có thể nhanh chóng tăng được mức độ tăng trưởng Đồng thời phát triển các chính sách tài chính và chiến lược kinh doanh mới để phù hợp với đặc điểm và môi trường kinh doanh trong thời gian sắp tới.

Việc hệ số sinh lời ròng của vốn doanh nghiệp (ROA) giảm chủ yếu đến từ 3 nhân tố:

Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ), số vòng luân chuyển vốn lưu động (SVlđ) và hệ số chi phí (Hcp).

1 Hệ số đầu tư ngắn hạn Hđ

- Hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ) của BBC năm 2020 là 0,1495 lần tương đương với việc tài sản ngắn hạn chiếm 14,95% trong tổng số tài sản hiện có của doanh nghiệp, còn lại tài sản dài hạn chiếm 85,05%, so với năm 2019 thì hệ số đầu tư ngắn hạn giảm 0,059 lần (28,3%).

Hệ số đầu tư ngắn hạn giảm là do chính sách đầu tư trong năm 2020 của công ty có sự thay đổi, tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn (từ 83,8% lên 86,46%), giảm tỷ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn (từ 16,2% xuống 13,54%) và do đặc thù ngành nghề kinh doanh

Ngành sản xuất xi măng là ngành công nghiệp nặng với chu trình sản xuất phức tạp,nguyên liệu chủ yếu lấy từ thiên nhiên với kích cỡ và khối lượng là rất lớn, máy móc sản xuất phải tối ưu nhà xưởng và kho dự trữ Hơn nữa chu kỳ của một sản phẩm là lớn hơn rất nhiều so với những ngành công nghiệp nhẹ Vì thế cơ cấu tài sản của công ty phần lớn là tài sản dài hạn chiếm trên dưới 80%.

- Ngoài ra, trong năm 2020, số dư vốn kinh doanh bình quân là 4.153.859,5 triệu đồng, giảm so với năm 2019 là 249.595 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ giảm là 5,67

% Tỷ lệ tăng của tổng tài sản ngắn hạn lại tăng chậm hơn so với tỷ lệ tăng của tổng tài sản Điều này cũng cho thấy công ty đã chuyển một phần tài sản sang đầu tư cho tài sản dài hạn Xem xét chi tiết bảng cân đối kế toán ta thấy được:

+ Giảm TSNH: Các khoản phải thu ngắn hạn giảm: năm 2020 là 88.119 triệu đồng, năm 2019 là 216.371 triệu đồng giảm 128.252 triệu đồng Đồng thời tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh: năm 2019 là 121.925 triệu đồng, sang năm 2020 chỉ còn 87.977 triệu đồng, giảm 33.948 triệu đồng (tỷ lệ giảm là 27,84%) cho thấy mức độ dự trữ ngân quỹ giảm, công ty không chủ động được trong việc thanh toán.

+ Tăng TSDH: Năm 2019, chi phí xây dựng cơ bản dở dang là 63.264 triệu đồng. Năm 2020, chỉ tiêu đạt 46.462 triệu đồng Ta thấy, chi phí xây dựng cơ bản dở dang giảm mạnh, giảm 16.802 triệu đồng, tỷ lệ giảm là 26,56 %.

Nguyên nhân là do công ty đang dần hoàn thành việc đầu tư và phát triển mở rộng. Trong giai đoạn 2020 - 2021, khu vực miền Trung dự kiến có thêm 2 nhà máy công suất lớn là nhà máy xi măng Long Sơn dây chuyền 3 và nhà máy Tân Thắng hoàn thành và đi vào hoạt động

Hiện tại, nhà máy xi măng Tân Thắng đã hoàn thành công đoạn chạy thử và chuẩn bị hoạt động chính thức vào cuối tháng 9/2020 Đối với xi măng Long Sơn, đơn vị này mới đang bắt đầu lắp đặt thiết bị, dự kiến sẽ hoàn thành và đi vào hoạt động chính thức vào Q1/2021, đây là lý do khiến cho chi phí xây dựng dở dang của DN giảm đi vì các công trình đều đã và sắp hoàn thành , mức độ dự trữ giảm vì phải thanh toán cho các công trình và chi phí.

 Khi xem xét trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì Hđ giảm đã làm cho ROA giảm 0,0100 lần Đây là nhân tố tác động tiêu cực đến ROA Như vậy, chính sách đầu tư tập trung quá nhiều vào TSDH của công ty là chưa thực sự hợp lý vì chưa đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển vốn trong năm 2020.

Do đó, công ty cần xem xét lại công tác quản trị cũng như phân bổ tài sản của mình.Đặc biệt, cần phải đẩy nhanh và hoàn thành các dự án, các dây chuyền sản xuất để đưa vào hoạt động đáp ứng nhu cầu của thị trường trong các năm tài chính tiếp theo.

2 Số vòng luân chuyển vốn lưu động SV lđ

- Do số vòng luân chuyển vốn lưu động trong năm 2020 có sự thay đổi so với năm

2019 (SVlđ năm 2020 là 6,9395 vòng; năm 2019 là 4,1739 vòng), tăng 2,7656 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 66,26% Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì SVlđ tăng làm cho ROA tăng 0,0169 lần Đây là nhân tố tác động tích cực đến hệ số khả năng sinh lời ròng tài sản Số vòng luân chuyển vốn lưu động lớn và tăng chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả và hợp lý thể hiện hoạt động kinh doanh có xu hướng phát triển tốt SVlđ tăng là do tuy rằng tài sản ngắn hạn bình quân giảm 32,37%, nhưng tổng luân chuyển thuần tăng lên 12,45%.

Cụ thể, giảm vốn lưu động, công ty đã giảm hàng tồn kho 7.339 triệu đồng; đồng thời cũng giảm tài sản ngắn hạn khác 7.778 triệu đồng Việc giảm hàng tồn kho với tỉ lệ tăng là 2,11 % đã giúp công ty tránh được việc gây ra ứ đọng vốn, đặc biệt là ngành xi măng với đặc thù không thể bảo quản được lâu do chịu ảnh hưởng bởi thời tiết.

Phân tích khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)

BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI VCSH (ROE)

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch

3.Tổng chi phí (TCP = LCT - LNST) 4.224.675 3.675.336 549.339 14,95%

4.TS bình quân =(TTSđk+TTSck)/2 4.153.860 4.403.455 -249.595 -5,67%

I ROE = 1/H t *ΔKH đ *ΔKSV lđ *ΔK(1-H cp ) 0,0407 0,0794 -0,0387 -48,79%

II Mức độ AH các nhân tố đển ROE

∆ROE(Ht)=(1/Ht1-1/Ht0) x Hđ0 x SVlđ0 x (1-Hcp0)

∆ROE(Hđ)= 1/Ht1 x (Hđ1- Hđ0) x SVLđ0 x (1-Hcp0)

∆ROE(SVlđ)= 1/Ht1 x Hđ1 x( SVlđ1-

∆ROE(Hcp)= -1/Ht1 x Hđ1 x SVLđ1 x

+∆ROE(SV lđ ) +∆ROE(H cp )

Qua bảng phân tích trên ta thấy trong năm 2020 khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu đạt 0,0406 lần, giảm 0,0388 lần tương ứng với tỷ lệ giảm là 48,82% so với năm

2019 Nghĩa là trong năm 2019 bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì công ty thu được 0,0794 đồng lợi nhuận sau thuế Đến năm 2020 thì bình quân 1 đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì công ty chỉ thu được 0.0406 đồng lợi nhuận sau thuế

Như vậy, hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của công ty trong năm 2020 giảm rất nhiều so với năm 2019 Đây là xu hướng biến động tiêu cực tới doanh nghiệp

Mặt khác, khi so sánh tương quan với chỉ số của các công ty đối thủ như công ty CP xi măng Hà Tiên (đạt 12,1%) và công ty CP xi măng La Hiên(đạt 22,1%) thì ROE của công ty luôn thấp hơn, chứng tỏ chiến lược kinh doanh cũng như chính sách tài chính của công ty còn những điểm chưa phù hợp với đặc điểm kinh doanh cũng như môi trường kinh doanh của doanh nghiệp nên cần phải đi phân tích chi tiết để làm rõ.

Sự biến động của ROE bị ảnh hưởng bởi 4 chính sách cơ bản của công ty:

- Chính sách huy động vốn của công ty thông qua nhân tố hệ số tự tài trợ (Ht)

- Chính sách đầu tư vốn thông qua nhân tố hệ số đầu tư ngắn hạn (Hđ).

- Chính sách quản trị vốn lưu động thông qua số vòng quay vốn lưu động (SVlđ)

- Chính sách quản trị doanh thu, chi phí, lợi nhuận của công ty thông qua hệ số chi phí (Hcp).

1 Hệ số tự tài trợ

- Năm 2020 hệ số tự tài trợ của công ty là 0,4976 lần, có nghĩa là bình quân 1 đồng vốn kinh doanh được tài trợ bởi 0,4976 đồng vốn chủ sở hữu Hệ số này nhỏ hơn 1 cho thấy trong cấu trúc tài sản của công ty phần vốn nợ đang chiếm tỷ trọng lớn còn phần vốn chủ chiếm tỷ trọng nhỏ hơn

Chính sách huy động vốn của doanh nghiệp đang theo đuổi là phụ thuộc về tài chính vào các chủ nợ.

- Năm 2019, hệ số tự tài trợ bằng 0.4472 lần, năm 2020 so với năm 2019 tăng0.505 lần, tương ứng với tỷ lệ tăng mạnh là 11,28% Có nghĩa là doanh nghiệp đã tăng khả năng tự tài trợ Tuy nhiên hệ số này lại làm cho ROE giảm 0.0081 lần. Đây là nhân tố tác động tiêu cực đến ROE So sánh năm 2020 với 2019 thì trong khi vốn chủ sở hữu bình quân tăng 97.969 triệu VNĐ với tỷ lệ tăng là 4.98 thì tổng tài sản bình quân lại giảm 249.595 triệu VNĐ, tương ứng tỷ lệ 5,67%.

- Nguyên nhân làm cho hệ số tài sản trên vốn chủ biến động tăng so với năm trước Đầu tiên, xem xét chi tiết mối quan hệ giữa tài sản và vốn chủ chúng ta thấy: tổng tài sản của công ty Bỉm Sơn năm 2020 là 3.912.778 triệu đồng, so với năm 2019 tổng tài sản giảm đi 482.163 triệu đồng (với tỉ lệ giảm là 10,97%), tức là doanh nghiệp đang thu hẹp quy mô tài sản Năm 2020, vốn chủ sở hữu của công ty là 2.091.148 triệu đồng tăng thêm 48.141 triệu đồng, tỉ lệ tăng là 2,36% Như vậy công ty đang ưu tiên và chủ yếu huy động nợ.

Trong năm 2020, cơ cấu nợ của công ty không tốt, nợ ngắn hạn chiếm tới 99,71% và trong khi nợ dài hạn chỉ chiểm tỷ trọng nhỏ 0,29 %, cơ cấu nợ thiên về tập trung huy động nợ ngắn hạn

Các khoản nợ chủ yếu từ việc chiếm dụng vốn của người bán ngắn hạn (công ty TNHH Quang Trung) chiếm tới 42,79% và các khoản vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn chiếm tới 41,62% từ việc vay của các Ngân hàng như Vietcombank CN Bỉm Sơn, Sầm Sơn; BIDV CN Bỉm Sơn và MB CN Thanh Hóa.

Vì nợ công ty vay chủ yếu là nợ vay ngắn hạn nên sẽ gây áp lực rất lớn cho việc thanh toán Hơn nữa việc xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm ~13% tiêu thụ BCC, nhưng do tình hình dịch bệnh năm 2020 diễn biến phức tạp khiến cho việc tiêu thụ clinker ở thị trường này bị giảm sút Đó là lý do vì sao mặc dù trong năm công ty vẫn đang kinh doanh có lãi, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế giảm 72.345 triệu đồng tỉ lệ giảm lên tới 46,27%

Vậy nên công ty không nên tiếp tục theo đuổi chính sách này về dài hạn vì tuy nó giúp làm tăng ROE nhưng áp lực thanh toán là rất lớn, khiến cho mức độ tự chủ của DN có thể bị giảm sút, mất uy tín của DN trên thị trường nếu như có các khoản nợ đến hạn và quá hạn.

Công ty cần phải chủ động lập ra kế hoạch trả nợ, gia hạn với người bán chủ động dòng tiền và đảm bảo uy tín không phát sinh nợ bất hợp pháp đồng thời

DN nên huy động vốn chủ, tránh việc tập trung quá nhiều vào vốn nợ và chiếm dụng vốn vì điều đó gây ra áp lực trả nợ lớn cho doanh nghiệp và điểm tín dụng của DN trên thị trường.

Hệ số đầu tư của công ty năm 2020 là 0,1495 lần so với năm trước giảm 0,059 lần, tỉ lệ giảm là 28,3% Với giả định các nhân tố khác không đổi , hệ số đầu tư đang tác động tiêu cực đến ROE, làm cho ROE giảm 0,0202 lần.

Nguyên nhân hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu giảm đi nói trên là do chính sách đầu tư của công ty theo chiều hướng tăng tỷ trọng đầu tư vào tài sản dài hạn và giảm tỉ trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn Cụ thể là:

Phân tích tình hình công nợ

TÌNH HÌNH QUY MÔ CÔNG NỢ

I Các khoản phải thu ngắn hạn 88.119 216.371 -128.252 -59,27%

1 Phải thu ngắn hạn của khách hàng 66.617 113.914 -47.297 -41,52%

2 Trả trước cho người bán ngắn hạn 111.140 94.516 16.624 17,59%

6 Phải thu ngắn hạn khác 5.805 9.877 -4.072 -41,23%

7 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi -95.443 -1.936 -93.507 4829,91%

II Các khoản phải thu dài hạn 5.555 4.979 576 11,57%

6 Phải thu dài hạn khác 5.555 4.979 576 11,57%

Tổng các khoản phải thu 93.674 221.350 -127.676 -57,68%

I Các khoản phải trả ngắn hạn

1 Phải trả người bán ngắn hạn 777.170 904.505 -127.335 -14,08%

2 Người mua trả tiền trước ngắn hạn 87.338 52.458 34.880 66,49%

3 Thuế và các khoản phải nộp NN 30.650 47.024 -16.374 -34,82%

4 Phải trả người lao động 64.974 50.634 14.340 28,32%

5 Chi phí phải trả ngắn hạn 82.718 88.044 -5.326 -6,05%

6 Phải trả ngắn hạn khác 12.625 13.450 -825 -6,13%

8 Quỹ khen thưởng phúc lợi 4.840 1.877 2.963 157,86%

II Các khoản phải trả dài hạn 5.263 4.420 843 19,07%

1 Dự phòng phải trả dài hạn 5.263 4.420 843 19,07%

Tổng các khoản phải trả 1.065.57

BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NỢ VÀ TRÌNH ĐỘ QUẢN TRỊ NỢ

1 Hệ số các khoản phải thu 0,0239 0,0504 -0,0264 -52,47%

2 Hệ số các khoản phải trả 0,2723 0,2645 0,0078 2,97%

3 Hệ số các khoản nợ phải thu so với các khoản nợ phải trả 0,0879 0,1904 -0,1025 -53,83%

2020 Năm 2019 Chênh lệch tuyệt đối

4 Hệ số thu hồi nợ 28,2363 18,1557 10,0805 55,52%

- Các khoản phải thu NH BQ 152.245 210.733 -58.488 -27,75%

5 Kỳ thu hồi nợ bình quân 12,7496 19,8284 -7,0789 -35,70%

6 Hệ số hoàn trả nợ 3,3901 2,9566 0,4336 14,66%

- Các khoản phải trả NH bq

7 Kỳ trả nợ bình quân 106,1911 121,7633 -15,5722 -12,79%

Nhìn chung cuối năm 2020, quy mô vốn bị chiếm dụng và quy mô vốn đi chiếm dụng đều giảm so với đầu năm.

Tại thời điểm cuối năm 2020, trong mỗi đồng tài sản của công công ty bị chiếm dụng 0,0239 đồng và đi chiếm dụng 0,2723 đồng

Tổng các khoản phải trả tăng và tổng các khoản phải thu giảm cho thấy công ty đang đi chiếm dụng vốn nhiều hơn bị chiếm dụng, đồng thời công ty đang tiến hành thắt chặt tín dụng với các bên

Thông thường, việc đi chiếm dụng vốn nhiều hơn giúp công ty có vốn để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh Tuy nhiên để đánh giá xem việc chiếm dụng vốn nhiều và bị chiếm dụng vốn ít có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến tình hình của công ty cần đi vào phân tích chi tiết.

1 Phân tích tình hình quy mô, cơ cấu nợ a Các khoản phải thu

- Tổng các khoản phải thu cuối năm 2020 là 93.674 triệu đồng, giảm 127.676 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương ứng 57,68% so với đầu năm 2020 cho thấy quy mô vốn bị chiếm dụng giảm đáng kể

Trong các khoản phải thu, các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn, tức là công ty bị chiếm dụng chủ yếu là vốn ngắn hạn

Các khoản phải thu ngắn hạn giảm chủ yếu là do Phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm, phải thu ngắn hạn khác giảm và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi tăng mạnh

- Phải thu ngắn hạn của khách hàng cuối năm 2020 là 66.617 triệu đồng giảm 47.297 triệu đồng, tỷ lệ giảm tương ứng 41,52% so với đầu năm

Phải thu ngắn hạn của khách hàng giảm có thể do công ty tiến hành thu hồi các khoản nợ ngắn hạn từ khách hàng (Cty TNHH Hoàng Hà Sơn, Cty TNHH Ngọc Mười, các khách hàng khác và các bên liên quan)

Tuy nhiên, Dự phòng phải thu khó đòi của các khoản Phải thu ngắn hạn từ khách hàng và các bên liên quan cuối năm 2020 là 34.609 triệu đồng, tăng 32.673 triệu đồng, tỷ lệ tăng 1.687,65% so với đầu năm, chứng tỏ thực chất việc giảm khoản phải thu khách hàng chỉ đến một phần từ việc thu hồi được nợ, phần lớn còn lại là do rủi ro từ việc chậm thu hồi hoặc không thể thu hồi các khoản phải thu nói trên. Điều này cho thấy công tác quản trị nợ phải thu của công ty đang gặp vấn đề, các khoản phải thu có chất lượng kém, tiềm ẩn nhiều rủi ro không thu hồi được nợ

- Phải thu ngắn hạn khác cuối năm 2020 là 5.805 triệu đồng, giảm 4.072 triệu đồng, tỷ lệ giảm 41,23%.

Trong năm 2020, các khoản tạm ứng tiền và vật tư cho nhân viên giảm từ 3.636 triệu đồng xuống còn 2.588 triệu đồng Bên cạnh đó, các khoản phải thu khác cũng giảm 99,60%, từ 6.241 triệu đồng xuống còn 3.217 triệu đồng

Mặc dù các khoản phải thu này không có tính chất thương mại những cũng góp phần làm giảm các khoản phải thu

- Trả trước cho người bán ngắn hạn cuối năm 2020 là 111.140 triệu đồng, tăng 16.624 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng 17,59% so với đầu năm 2020 Chỉ tiêu này tăng là do sự gia tăng các khoản trả trước ngắn hạn cho công ty Cổ phần Lilama 5, tổng công ty Xi măng Việt Nam và các công ty khác.

Việc gia tăng các khoản thanh toán trước cho người bán và các bên liên quan có thể do công ty muốn tạo mối quan hệ tốt với các bên cung cấp hàng hoá, dịch vụ Tuy nhiên, doanh thu tài chính của công ty có xu hướng giảm, cho thấy công ty không được hưởng lợi thanh toán nhiều từ việc ứng trước cho người bán Đồng thời, dự phòng trả trước ngắn hạn khó đòi cuối năm 2020 là 60.833 triệu đồng, đầu năm 2020 dự phòng bằng 0 Khoản dự phòng này đến từ khoản ứng trước phí gia công xi măng cho công ty Cổ phần Xi măng Miền Trung nhưng không có khả năng thu hồi.

- Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi cuối năm 2020 là 95.443 triệu đồng, tăng phi mã 4.829,91% so với đầu năm 2020 Chứng tỏ tại thời điểm cuối năm 2020, các khoản phải thu của công ty đang gặp rủi ro khó thu hồi Từ những phân tích trên có thể thấy, khoản dự phòng này chủ yếu trích lập cho khoản nợ xấu của công ty Cổ phần Xi măng Miền Trung(số trích lập 91.913 triệu đồng)

Công ty CP Xi măng Miền Trung khi đi vào hoạt động đã gây tác động tiêu cực đến môi trường và cư dân Do đó, công ty này đang trong tình trạng ngừng sản xuất kéo dài để cải thiện, khắc phục hậu quả Tình hình tài chính của công ty Miền Trung đang gặp khó khăn có nguy cơ phá sản dẫn đến việc không có khả năng hoàn trả các khoản nợ cho Cty Xi măng Bỉm Sơn Điều này là nguyên nhân chính làm tăng nợ xấu đồng thời làm các khoản phải thu giảm so với đầu năm

- Các khoản phải thu dài hạn gồm phải thu dài hạn khác, cụ thể là khoản ký quỹ cải tạo phục hồi môi trường mỏ Tam Diên cuối năm là 5.263 triệu đồng, tăng 843 triệu đồng, tỷ lệ tăng tương ứng 19,07% so với đầu năm 2019

Năm 2020, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid 19 cũng như dịch tả lợn châu Phi, giá một số nhóm hàng hoá dịch vụ tăng (giá gạo, thịt lợn, vật tư y tế,…) làm cho chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2020 tăng 5,15% so với năm 2019, từ đó làm cho số tiền công ty ký quỹ cao hơn so với năm trước, do đó việc tăng này được đánh giá là hợp lý

- Hệ số các khoản phải thu cuối năm 2020 là 0,0239; giảm 0,0264 lần, tỷ lệ giảm tương ứng 52.47% so với đầu năm 2019

Hệ số các khoản phải thu giảm là do cuối năm 2020, Các khoản phải thu và Tổng tài sản của công ty đều giảm nhưng tốc độ giảm của Các khoản phải thu là 57,68% lớn hơn nhiều tốc độ giảm của Tổng tài sản là 10,97%

Công ty giảm quy mô vốn bị chiếm dụng và mức độ bị chiếm dụng vốn Việc thắt chặt tín dụng không làm giảm sản lượng tiêu thụ và doanh thu bán hàng Tuy nhiên vốn bị chiếm dụng giảm còn do 1 khoản nợ phải thu lớn đã chuyển thành nợ xấu không có khả năng thu hồi phải trích lập dự phòng Bên cạnh đó, việc ứng trước tiền hàng cho người bán của công ty đang tiềm ẩn rủi ro không được cung ứng hàng hoá, dịch vụ đã thoả thuận.

Phân tích tình hình tài trợ

BẢNG XÁC ĐỊNH NGUỒN TÀI TRỢ, SỬ DỤNG NGUỒN TÀI TRỢ NĂM 2020

Nguồn tài trợ Số tiền Tỷ trọng Sử dụng nguồn tài trợ Số tiền Tỷ trọng

I.Các chỉ tiêu NV tăng 48.984 9,21% I Các chỉ tiêu Tài sản tăng 576 0,11%

1 Nợ dài hạn 843 1,72% 1 Các khoản phải thu dài hạn 576 100%

II Các chỉ tiêu tài sản giảm 482.739 90,79% II Các chỉ tiêu nguồn vốn giảm 531.147 99,89%

1 Tiền và các khoản tương đương tiền 33.948 7,03% 1 Nợ ngắn hạn 531.147 100%

2 Đầu tư tài chính ngắn hạn 5.000 1,04%

3 Các khoản phải thu ngắn hạn 128.252 26,57%

5 Tài sản ngắn hạn khác 7.777 1,61%

7 Tài sản dở dang dài hạn 16.801 3,48%

8 Tài sản dài hạn khác 33.961 7,04%

BẢNG XÁC ĐỊNH NGUỒN TÀI TRỢ, SỬ DỤNG NGUỒN TÀI TRỢ NĂM 2019

Nguồn tài trợ Số tiền Tỷ trọng Sử dụng nguồn tài trợ Số tiền Tỷ trọng I.Các chỉ tiêu NV tăng 148.544 18,25% I Các chỉ tiêu Tài sản tăng 648.527 79,66%

1 Nợ dài hạn 746 0,50% 1 Tiền và các khoản tương đương tiền 6.266 0,97%

2 Vốn chủ sở hữu 147.798 99,50% 2 Các khoản phải thu ngắn hạn 11.276 1,74%

3 Các khoản phải thu dài hạn 2.859 0,44%

5 Tài sản dài hạn khác 47.855 7,38%

II Các chỉ tiêu tài sản giảm 665.554 81,75% II Các chỉ tiêu nguồn vốn giảm 165.571 20,34%

1 Hàng tồn kho 422.810 63,53% 1 Nợ ngắn hạn 165.571 100,00%

2 Tài sản ngắn hạn khác 6.656 1,00%

3 Tài sản dở dang dài hạn 236.088 35,47%

BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI TRỢ

Chỉ tiêu 31/12/2020 31/12/2019 Chênh lệch tuyệt đối

1 Hệ số tài trợ thường xuyên

Chỉ tiêu Năm 2020 Năm 2019 Chênh lệch tuyệt đối

4.Sử dụng nguồn tài trợ 531.723 814.098 -282.375 -34,69%

Nhìn bảng phân tích cho thấy hoạt động tài trợ năm 2020 đã có thay đổi về cơ bản so với năm 2019 trên tất cả các phương diện: quy mô, tỷ lệ và cơ cấu

Vốn lưu chuyển cuối năm và đầu năm đều 1, cho thấy công ty đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay bằng kết quả từ hoạt động kinh doanh có lãi Tuy nhiên hệ số này có xu hướng giảm do trong năm 2020, EBIT và chi phí lãi vay của doanh nghiệp đều giảm nhưng tốc độ giảm EBIT lớn hơn tốc độ giảm

CP lãi vay Hoàn trả các khoản nợ làm giảm chi phí lãi vay đồng thời kết quả hoạt động giảm cho thấy việc giảm mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính của công ty đang có tác động tiêu cực tới kết quả hoạt động Do vậy hệ số khả năng thanh toán lãi vay giảm được đánh giá là không hợp lý Công ty cần:

- Kiểm soát tốt chính sách bán hàng nhằm tăng doanh thu, giảm chi phí để tăng EBIT.

- Tăng mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và hệ thống phân phối bán hàng nhằm tăng khả năng sinh lời để từ đó đảm bảo và tăng khả năng thanh toán chi phí lãi vay bằng kết quả hoạt động.

5 Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn:

Hệ số khả năng chi trả nợ ngắn hạn của công ty cuối năm là 0,2103 lần, đầu năm là 0,2134 lần giảm 0,0031 lần (tương ứng 1,45%) cho biết rằng bằng dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh tạo ra trong kỳ doanh nghiệp có thể hoàn trả được 0,2103 lần tổng dư nợ ngắn hạn bình quân

Hệ số ở đầu năm và cuối năm đều < 1 cho thấy cty không đảm bảo khả năng chi trả nợ NH bằng dòng tiền từ hoạt động kinh doanh tạo áp lực cân đối dòng tiền từ các hoạt động khác song lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh ở cả 2 năm đều dương

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Ưu điểm

- Trong năm 2020, sản lượng sản xuất và tiêu thụ các mặt hàng tăng làm tăng doanh thu.

Ngày đăng: 21/08/2023, 08:42

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT QUY MÔ TÀI CHÍNH - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT QUY MÔ TÀI CHÍNH (Trang 9)
BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT CẤU TRÚC TÀI CHÍNH - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT CẤU TRÚC TÀI CHÍNH (Trang 12)
BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KHẢ NĂNG SINH LỜI - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
BẢNG PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT KHẢ NĂNG SINH LỜI (Trang 14)
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN (Trang 20)
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI SẢN (Trang 29)
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KINH DOANH (Trang 36)
BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
BẢNG PHÂN TÍCH HIỆU SUẤT SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH (Trang 43)
BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN HÀNG TỒN KHO (Trang 49)
BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN THANH TOÁN - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
BẢNG PHÂN TÍCH TỐC ĐỘ LUÂN CHUYỂN VỐN THANH TOÁN (Trang 52)
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI VCSH (ROE) - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG SINH LỜI VCSH (ROE) (Trang 63)
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NỢ VÀ TRÌNH ĐỘ QUẢN TRỊ NỢ - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NỢ VÀ TRÌNH ĐỘ QUẢN TRỊ NỢ (Trang 71)
BẢNG XÁC ĐỊNH NGUỒN TÀI TRỢ, SỬ DỤNG NGUỒN TÀI TRỢ NĂM 2019 - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
2019 (Trang 80)
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI TRỢ - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI TRỢ (Trang 81)
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN - Báo cáo phân tích tài chính doanh nghiệp công ty cổ phần xi măng bỉm sơn
BẢNG PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG THANH TOÁN (Trang 89)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w