1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo kiến tập tên đơn vị công ty tnhh dịch vụ và thương mại sản xuất hưng thịnh

32 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo kiến tập tại Công ty TNHH Dịch vụ và Thương mại Sản xuất Hưng Thịnh
Tác giả Phan Anh Cường
Trường học Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
Chuyên ngành Kinh tế Tài nguyên và Môi trường
Thể loại Báo cáo kiến tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 459 KB

Cấu trúc

  • PHẦN 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT HƯNG THỊNH (6)
    • 1.1. Thông tin về đơn vị kiến tập (6)
    • 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển (6)
    • 1.3. Cơ cấu tổ chức (7)
    • 1.4. Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp (8)
    • 1.5. Các sản phẩm, dịch vụ chính của doanh nghiệp (8)
    • 1.6. Kết quả kinh doanh của đơn vị kiến tập trong 2 năm gần nhất (9)
  • PHẦN 2: HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT HƯNG THỊNH (11)
    • 2.1 Tổng quan về các hoạt động trong công ty (11)
      • 2.1.1. Hoạt động Tài chính – kế toán (11)
      • 2.1.2. Hoạt động kỹ thuật (12)
      • 2.1.3. Hoạt động Marketing và bán hàng (13)
      • 2.1.4. Hoạt động nhân sự (14)
      • 2.1.5. Hoạt động kinh doanh (15)
    • 2.2. Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận phụ trách (15)
      • 2.2.1. Bộ phận Tài chính – kế toán (15)
      • 2.2.2. Bộ phận kỹ thuật (17)
      • 2.2.3. Bộ phận marketing (17)
      • 2.2.4. Bộ phận nhân sự (18)
      • 2.2.5. Bộ phận kinh doanh (18)
    • 2.3. Quá trình hoạt động, phát triển của các bộ phận (20)
      • 2.3.1. Bộ phận kế toán tài chính - Kế toán (20)
        • 2.3.1.1. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty (20)
        • 2.3.1.2. Hệ thống báo cáo kế toán (22)
      • 2.3.2. Bộ phận kỹ thuật (22)
      • 2.3.3. Bộ phận Marketing và bán hàng (23)
      • 2.3.4. Bộ phận nhân sự (24)
  • PHẦN 3: KẾT LUẬN (30)
    • 3.1. Đánh giá hoạt động của các bộ phận và tình hình kinh doanh của đơn vị kiến tập trong 2 năm gần nhất (30)
    • 3.2. Đánh giá quá trình kiến tập của sinh viên tại đơn vị kiến tập và định hướng cho việc học tập trong tương lai (31)

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU* Mục đích của việc đi kiến tập: Kiến tập thực chất là việc quan sát, kiến tậplà một cách dành cho các sinh viên đại học, cao đẳng nắm vững hơn kiến thức, hiểu rõ và biết cách

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT HƯNG THỊNH

Thông tin về đơn vị kiến tập

Tên đơn vị: Công ty TNHH dịch vụ và thương mại sản xuất Hưng Thịnh

Tên viết tắt: HUNG THINH MST COLTD

Mã số thuế: 0106749624 Địa chỉ: Cụm 2, Xã Liên Trung, Huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội, VN

Người đại diện: NGUYỄN XUÂN HƯNG Điện thoại: 0986866955/091245830

Quản lí bởi: Chi cục thuế huyện Đan Phượng

Tình trạng: Đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại sản xuất Hưng Thịnh được thành lập vào ngày15/1/2015 do ông Nguyễn Xuân Hưng là giám đốc Công ty do chi cục thuế huyện Đan Phượng quản lý Công ty có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng Trụ sở chính đặt tại Cụm 2, Xã Liên Trung, Huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội Ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất cho thuê và sản xuất các sản phẩm từ sắt thép, vật liệu xây dựng cho các công trình vừa và nhỏ Từ ngày thành lập cho đến nay, quá trình kinh doanh của công ty ngày càng phát triển, sản phẩm ngày càng đa dạng, công ty cũng không ngừng đổi mới máy móc cũng như trang thiết bị hiện đại giúp công ty đạt được năng suất cao cũng như đảm bảo sự an toàn cho nhân viên của công ty Với phương châm của mình là “ Sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất ” qua đó đã tạo được uy tín với các chủ đầu tư, đồng thời tạo được nền móng vững chắc để Công ty phát triển trong điều kiện mới Đất nước chuyển mình bước sang thời kỳ đổi mới 4.0,đặt ra trước mắt Công ty nhiều cơ hội cũng như vô vàn thách thức, đòi hỏi Công ty phải nhanh chóng thay đổi công tác quản lý, tổ chức kinh doanh theo hướng nhanh chóng, để thích nghi, tồn tại và phát triển trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh quyết liệt.

Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức

- Giám đốc: Là người trực tiếp điều hành công việc, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của cả công ty, quản lý các nhân viên dưới quyền, là người ra quyết định đối với các vấn đề quan trọng, là người quyết định cuối cùng tới toàn bộ chiến lược công ty trong ngắn hạn cũng như dài hạn Thay mặt công ty làm việc và ký kết hợp đồng với đối tác, giải quyết các công việc hành chính thường ngày Chịu trách nhiệm trước pháp luật đối với các vấn đề của công ty, chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của công ty.

- Phòng tài chính - Kế toán: Có nhiệm vụ lập kế hoạch tài chính và kiểm soát ngân quỹ, kiểm tra các chi phí đã phát sinh trong quá trình sản xuất, thu thập phân loại xử lý tổng hợp số liệu thông tin về số liệu sản xuất kinh doanh của công ty Giám sát việc lập hoá đơn thanh toán và phiếu ghi nhận, quản lý lưu trữ các tài liệu, số liệu thống kê của Công ty

- Phòng kỹ thuật: Là bộ phận giữ vai trò xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị, hệ thống và chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị của công ty Bộ phận này trực tiếp điều hành những việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ và máy móc của công ty nhằm đảm bảo các hoạt động có liên quan đến kỹ thuật công nghệ diễn ra thuận lợi, hiệu quả Đồng thời, nhanh chóng sửa chữa, khắc phục các lỗi có liên quan đến công nghệ, máy móc, tiến hành bảo dưỡng theo quy định, đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ làm việc suôn sẻ, không để xảy ra tình trạng gián đoạn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh

- Phòng nhân sự: Tham mưu cho Giám đốc điều hành và phụ trách các chương trình tuyển dụng, đào tạo, theo dõi chế độ, ban hành các quy định, kỷ luật trong công ty.

Phòng tài chính – kế toán

Phòng nhân sự Quản lý kho

Tham mưu cho giám đốc trong việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, quản lý nhân sự, tổ chức lao động, theo dõi thực hiện các chế độ chính sách, lãnh đạo và giải quyết các vấn đề về các bộ phận, đội ngũ lao động, chăm lo đến đời sống của cán bộ công nhân viên, duy trì mối quan hệ với chính quyền địa phương Đảm bảo các bộ phận, cá nhân công ty thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình.

- Phòng kinh doanh là bộ phận làm nhiệm vụ tiếp xúc với khách hàng Bên cạnh đó phòng kinh doanh có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, nghiên cứu thị trường, xây dựng các kế họach kinh doanh như kế họach mua hàng, kế họach tiêu thụ sản phẩm.

Theo dõi, giám sát tiến độ thực hiện các kế hoạch, chiến lược kinh doanh của các bộ phận khác Đảm bảo việc thực hiện kế hoạch diễn ra đúng quy trình và tiến độ sản xuất sản phẩm đáp ứng đúng yêu cầu trong hợp đồng với khách hàng.

Theo dõi quá trình hoạt động kinh doanh và quản lý các hợp đồng thương mại, dịch vụ giữa công ty với nhà cung cấp và khách hàng. Đưa ra phương án phát triển nguồn khách hàng tiềm năng mới cho doanh nghiệp. Đồng thời duy trì và phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện có.

- Quản lý kho: điều hành bốc xếp kho, bãi tập kết, xuất nhập hàng hóa ra vào kho.Quản lý được số lượng hàng hóa còn hay hết.

Loại hình kinh doanh của doanh nghiệp

Hiện nay, với những thuận lợi trong điều kiện hoạt động cũng như địa vị của mình và nguồn tài nguyên Công ty TNHH dịch vụ và thương mại sản xuất Hưng Thịnh là Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, với các lĩnh vực hoạt động như:

- Kinh doanh các dịch vụ xây dựng

- Sản xuất dụng cụ xây dựng các loại

- Cho thuê các loại máy móc liên quan đến xây dựng

Các sản phẩm, dịch vụ chính của doanh nghiệp

* Sản xuất vật liệu xây dựng

- Giáo hoàn thiện mạ kẽm

- Thép hộp mạ kẽm các loại

* Dịch vụ cho thuê dụng cụ/thiết bị xây dựng

- Máy đào và chuyển đất: máy xới, ủi, cạp, máy san,…

- Máy xúc: máy xúc nhiều gầu, máy xúc một gầu

- Máy và thiết bị đầm như lu bánh, lu rung, lu chân cừu, đầm động,…

- Máy móc và thiết bị đóng/hạ cọc: các loại búa đóng cọc, máy khoan cọc nhồi, thiết bị ép cọc,…

- Máy và thiết bị làm ổn định nền móng: Máy và thiết bị hạ cọc cát, các máy pha trộn tại chỗ,…

- Máy và thiết bị phục vụ cho công tác thi công bê tông: máy trộn bê tông, máy vận chuyển bê tông, mấy đầm bê tông, trạm trộn bê tông,…

- Các loại máy và các thiết bị hoàn thiện

Kết quả kinh doanh của đơn vị kiến tập trong 2 năm gần nhất

Giai đoạn năm 2020-2021 là những năm đầy biến động bất ngờ của nền kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng Đại dịch Covid-19 bùng phát mạnh tại các châu lục đã thay đổi hầu hết các kịch bản kinh tế cũng như đảo lộn những dự báo triển vọng của các ngành và lĩnh vực kinh doanh, trong đó ngành nghề sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng nặng nề Nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh sau hai lần bùng phát, kinh tế trong nước sớm phục hồi, các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô cũng tốt hơn, tăng trưởng GDP cả năm

(2020) đạt 0,9% (trong khi dự kiến kinh tế thế giới suy giảm hơn 5 %), việc giải ngân vốn đầu tư công tăng cao là nhân tố thúc đẩy tăng trưởng Nhìn chung, năm 2021 nhiều ngành nghề sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng nghiêm trọng do dịch bệnh Covid-19, gây thiệt hại nặng nề về kinh tế cho các địa phương đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Bảng 1: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2020 -2021

(Nguồn: Phòng kế toán - Công ty TNHH Dịch vụ thương mại sản xuất Hưng Thịnh )

Qua bảng trên ta thấy doanh thu tiêu thụ của Công ty cũng biến động theo các năm với chiều tăng từ năm 2020 đến 2021 Với doanh thu năm 2020 đạt 25 tỷ đồng tăng lên

Sự biến động này là do một phần ảnh hưởng dịch Covit khiến cho ngành cho thuê và sản xuất bị ảnh hưởng Ban lãnh đạo của công ty đã có những thay đổi trong chiến lược kinh doanh nhằm thích ứng với tình hình bệnh dịch và định hướng mục tiêu kinh doanh mới Công ty đề xuất chủ trương phát triển kinh doanh một cách bền vững, lâu dài, giảm thiểu tối đa các hoạt động kinh doanh có thể gây rủi ro Tập trung tổ chức lại bộ máy theo hướng chuyên môn hóa, các nhóm, phòng ban có cùng chức năng được tập hợp lại để phát huy tối đa thế mạnh của các phòng, xây dựng các quy trình công việc để kiểm soát rủi ro Với sự phục hồi kinh tế cuối năm 2021 đầu năm 2022 sẽ đánh dấu cho sự tăng trưởng mạnh trong ngành đồ gỗ nói riêng và các ngành sản xuất nói chung.

HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BỘ PHẬN TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ THƯƠNG MẠI SẢN XUẤT HƯNG THỊNH

Tổng quan về các hoạt động trong công ty

Mỗi bộ phận, phòng ban trong công ty sẽ đảm nhận một chức năng, nhiệm vụ riêng biệt Nếu chúng ta ví công ty hoạt động như một cơ thể sống, thì mỗi phòng ban là một bộ phận riêng biệt, nhưng lại hỗ trợ cho nhau để tạo nên một cơ thể sống bình thường. Các bộ phận trong công ty cũng vậy, phụ trách những công việc khác nhau nhưng có sự liên kết trong hoạt động để thực hiện mục tiêu chung của công ty Và thiếu bất kỳ một phòng ban nào thì công ty cũng không thể hoạt động bình thường Không phải công ty nào cũng có tổ chức bộ máy, phòng ban như nhau Tùy thuộc vào loại hình công ty, hoạt động kinh doanh mà các bộ phận trong công ty cũng khác nhau Dưới đây là các bộ phận thường thấy của công ty TNHH Dịch vụ và thương mại sản xuất Hưng Thịnh.

2.1.1 Hoạt động Tài chính – kế toán

Sơ đồ 2: Cơ cấu phòng kế toán

-Kế toán trưởng : Là người phụ trách chung về kế toán và điều hành công tác kế toán công ty Là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền về công tác kế toán của công ty

- Kế toán tổng hợp : Tính toán và tổng hợp toàn bộ hoạt động tài chính của công ty dựa trên các chứng từ gốc mà bộ phận kế toán chuyển đến theo yêu cầu của công tác tài chính kế toán Lập tờ khai và báo cáo quyết định thuế

- Kế toán hàng hóa vật tư : Theo dõi tình hình nhập –xuất – tồn kho vật tư, sản phẩm, hàng hoá về mặt số lượng và giá trị tại các kho của công ty.

- Kế toán lương : Tính lương và trả lương theo Quy định của cty dựa trên Bảng chấm công, Hợp đồng lao động Phản ánh các nghiệp vụ liên quan tới việc trích và trả lương cho CBCNV của công ty

-Thủ quỹ : Trực tiếp nắm giữ và quản lý việc thu chi từ quỹ tiền mặt của công ty theo đúng nguyên tắc quản lý tiền mặt Ghi chép các khoản thu , chi , đồng thời báo cáo

Kế toán tổng hợp Kế toán hàng hóa vật tư

Kế toán lương Thủ quỹ thu chi hằng ngày Cuối kỳ kế toán phải công bố các khoản thu , chi , tồn quỹ với ban quản lý công ty

Sơ đồ 3: Cơ cấu phòng kỹ thuật

- Trưởng phòng kỹ thuật : Quản lý công tác kỹ thuật tại các doanh nghiệp, hỗ trợ các hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm cũng như các hoạt động sản xuất khác của doanh nghiệp Trưởng phòng kỹ thuật sẽ cung cấp định hướng để thiết kế, phát triển và vận hành hệ thống, đồng thời thực hiện các công việc có liên quan khác Tham gia tư vấn, theo dõi, kiểm tra và thực hiện các công tác kỹ thuật có liên quan đến các dự án, các hợp đồng công ty đã ký kết

- Phó phòng kỹ thuật : hỗ trợ cho Trưởng phòng kỹ thuật các việc như phân công, giao việc cho các kỹ thuật viên, đồng thời kiểm tra, đôn đốc tiến độ thực hiện công việc của các bộ phận chức năng do phòng kỹ thuật quản lý

- Chuyên viên, nhân viên kỹ thuật : thực hiện công tác xây dựng và duy trì các cấu trúc, hệ thống máy móc, thiết bị, các chương trình hoạt động của máy móc, thiết bị đang được sử dụng trong doanh nghiệp Trực tiếp nắm bắt và điều hành các công việc liên quan đến kỹ thuật, công nghệ của hệ thống máy móc, thiết bị Thường xuyên theo dõi, kiểm tra nhằm phát hiện các hư hỏng kỹ thuật, nhanh chóng sửa chữa để không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất Tiến hành bảo dưỡng theo định kỳ để hệ thống máy móc làm việc hiệu quả nhất.

Chuyên viên, nhân viên kỹ thuật Trưởng phòng kỹ thuật

2.1.3 Hoạt động Marketing và bán hàng

Sơ đồ 4: Cơ cấu phòng marketing

- Trường phòng marketing: lập kế hoạch, chiến lược, quản lý chi tiêu, phân bổ ngân sách cho hợp lý, đặt ra chỉ tiêu KPI cho nhân sự và chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc Những người lên kế hoạch này cần có kinh nghiệm trong ngành, am hiểu một số kênh truyền thông và quảng cáo nhất định, có thể quản lý, đánh giá và hỗ trợ cấp dưới khi họ gặp khó khăn trong công việc.

- Nhân viên content marketing: gồm có các vị trí copywriter, designer và video editor Copywriter là người đảm nhiệm về phần text, concept, script trên các nền tảng, kênh truyền thông Họ sẽ sáng tạo ra nội dung hoặc có thể sử dụng lại các ý tưởng đã có rồi viết lại hay hơn, sáng tạo ra những tagline, thủ pháp viết bài, lên concept Designer là người hỗ trợ copywriter sáng tạo ra các nội dung mới, họ chịu trách nhiệm đảm bảo mặt thẩm mỹ, thiết kế sao cho chuyên nghiệp, giữ đúng hình ảnh nhận diện của thương hiệu và đảm bảo truyền tải được thông điệp do copywriter tạo ra hay đạt được mục tiêu của chiến dịch marketing

- Nhân viên chạy quảng cáo: người lên kế hoạch, phụ trách triển khai và theo dõi hiệu quả của các chiến dịch quảng cáo trả phí

- Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Thấu hiểu hành vi tìm kiếm, phân tích các xu hướng, và đem lại chuyển đổi từ máy tìm kiếm là nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên SEO Bộ phận này mang lại các cơ hội mới (danh sách khách hàng mới, đơn hàng mới,… tùy thuộc vào mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân viên chạy quảng cáo

Nhân viên nghiên cứu và phát triển sản phẩm

Sơ đồ 5: Cơ cấu phòng nhân sự

- Nhân viên đào tạo và phát triển: Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo theo yêu cầu của công ty Xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với từng mục tiêu phát triển.

- Nhân viên hành chính: thực hiện tất cả các công việc có liên quan đến nghiệp vụ hành chính như: soạn thảo các văn bản, thư từ, thông báo; sắp xếp, lưu trữ hồ sơ; quản lý các trang thiết bị, văn phòng phẩm và các tài sản khác của công ty;… và cũng có thể đảm đương một số công việc của bộ phận khác.

- Nhân viên lương thưởng và phúc lợi: xây dựng và quản lý hệ thống lương thưởng, phúc lợi và các chính sách có liên quan khác của công ty sao cho đảm bảo tính công bằng về quyền lợi của nhân viên và các quy định của nhà nước

Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận phụ trách

2.2.1 Bộ phận Tài chính – kế toán

- Xây dựng kế hoạch tài chính, kế hoạch sử dụng vốn, tổ chức công tác kế toán, thống kê và bộ máy kế toán theo chế độ hiện hành phù hợp với tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty Ghi chép tính toán phản ánh số hiện có, tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản vật tư tiền vốn, quá trình và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng kinh phí của đơn vị;

- Kiểm tra giám sát các khoản thu chi tài chính (bao gồm cả việc chấp hành các chính sách kinh tế tài chính, các chế độ tiêu chuẩn đối với người lao động, các định mức

Nhân viên quản lý khách hàng

Nhân viên tạo khách hàng tiềm năng

Nhân viên chăm sóc khách hàng kinh tế kỹ thuật, các định mức chi tiêu và kỷ luật tài chính của Nhà nước), các nghiã vụ thu, nộp thanh toán nợ Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu, chi tài chính kiểm tra việc giữ gìn và sử dụng các loại tài sản, vật tư, tiền vốn, kinh phí Phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán.

- Tham mưu kịp thời cho Giám đốc về công tác tài chính của đơn vị.

- Tham mưu cho Giám đốc công tác hạch toán đối với các công trình xây dựng trong công tác sản xuất kinh doanh.

- Quản lý kho, quỹ của Công ty.( Có chế độ báo cáo định kỳ theo quy định).

- Tham mưu cho Ban giám đốc việc ký kết các hợp đồng kinh tế theo quy định hiện hành.

- Kế toán thanh toán vốn bằng tiền :

+ Kiểm tra các chứng từ chi tiền mặt thanh toán vốn với khách hàng, các đơn vị trực thuộc Công ty Theo dõi thanh toán các chứng từ với Kho bặc Nhà nước thành phố và Ngân hàng đầu tư & Phát triển Cuối tháng tập hợp lập bảng đối chiếu số dư, lập bảng tổng hợp trình Kế toán trưởng và Giám đốc phê duyệt

+ Theo dõi ghi chép phản ánh tình hình biến động của các khoản vốn bằng tiền tại Quỹ Công ty, Kho bạc nhà nước thành phố và Ngân hàng đâu tư & Phát triển.

+ Theo dõi tiền gửi tại Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Ngoại thương

+ Tiếp nhận hồ sơ thanh toán các dự án, kiểm tra các hồ sơ tài liệu, các văn bản pháp lý của từng công trình dự án, lập thủ tục thanh toán vốn công trình với Kho bạc tỉnh trên cơ sở dự án chi đã được phê duyệt gửi Kho bạc tỉnh, Thành phố thanh toán khối lượng hoàn thành cho các nhà thầu.

- Kế toán Thuế, dịch vụ , kho nhiên liệu, công cụ, dụng cụ:

+ Theo dõi các khoản thu dịch vụ, tổng hợ số liệu, lập báo cáo cáckhoản thu theo tháng, quý, năm.

+ Kê khai thuế, lập bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào bán ra cho hoạt động kinh doanh chịu thuế, báo cáo quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp với cơ quan thuế. + Quyết toán thuế thu nhập cá nhân.

+ Theo dõi cấp phát và báo cáo sử dụng hoá đơn, theo dõi công nợ khách hàng, đôn đốc thuu hồi và làm báo cáo công nợ cuối năm.

+ Trích lập các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, hạch toán khâu hao TSCĐ.+Trích lương, ăn ca, bồi dưỡng độc hại phải trả cho CB – CNV và người lao động + Phân bổ , tính hạch toán giá thành từng sản phẩm, dịch vụ trong các kỳ kế toán( quý, năm ).

+ Kiểm tra lại các số liệu kế toán chi tiết, in ấn là lưu giữ tài liệ kế toán theo quy định.

- Tham mưu giúp Giám đốc Công ty về chiến lược sản xuất kinh doanh, kế hoạch thực hiện và cung ứng các sản phẩm dịch vụ công ích của Công ty.

- Xây dựng kế hoạch, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh và cung ứng các dịch vụ công ích, tổ chức giao kế hoạch của Công ty.

- Hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các đơn vị xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, trên cơ sở đó tổng hợp cân đối kế hoạch kinh doanh của toàn Công ty.

- Hướng dẫn thực hiện quy trình kỹ thuật và nghiệm thu nội bộ các sản phẩm công ích theo tháng, quý, năm Lập hồ sơ nghiệm thu sản phẩm theo yêu cầu của ban nghiệm thu sản phẩm công ích Thành phố.

- Tham gia công tác vào công tác tiếp nhận các công trình hạ tầng khi có chủ trương của cấp trên, lập kế hoạch thực hiện bổ sung từ các công trình tiếp nhận cho Ban nghiệm thu thành phố và các đơn vị liên quan.

- Quản lý và thực hiện các công việc liên quan đến nhiệm vụ của Xí nghiệp

- Nghiên cứu thị trường, xác định khách hàng mục tiêu; phân tích, đánh giá, xác định nhu cầu khách hàng để xây dựng gói sản phẩm, dịch vụ phù hợp;

- Lập Kế hoạch, Chương trình Marketing cho các Đơn vị phù hợp với Kế hoạch Kinh doanh

- Xây dựng và đề xuất các Chương trình quảng cáo, Chương trình tiếp cận khách hàng mục tiêu phù hợp với từng dịch vụ trong từng giai đoạn;

- Lên ý tưởng, xây dựng và phát triển thương hiệu: Đây là chức năng quan trọng của phòng Marketing, giúp hình ảnh của doanh nghiệp luôn nhất quán, truyền tải đến khách hàng một cách rõ ràng Với chức năng nhiệm vụ phòng Marketing này, doanh nghiệp sẽ tạo được vị thế trên thị trường.

- Nghiên cứu và phát triển sản phẩm: Hiểu rõ được sản phẩm của mình và nhu cầu của thị trường tiêu dùng, phòng Marketing sẽ giúp doanh nghiệp đưa ra được phương hướng tiêu thụ sản phẩm hiệu quả mà tiết kiệm được nhiều chi phí.

Quá trình hoạt động, phát triển của các bộ phận

2.3.1 Bộ phận kế toán tài chính - Kế toán

Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại sản xuất Hưng Thịnh áp dụng các Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán Việt Nam: Theo Thông tư 133/2016/TT-BTC, ban hành ngày 26/8/2016

- Đồng tiền sử dụng trong hạch toán : Việt Nam Đồng (VNĐ)

- Niên độ kế toán: Bắt đầu từ 01/01, kết thúc: 31/12

- Phương pháp tính thuế GTGT: Khấu trừ

- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:

- Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

- Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá bình quân gia quyền cuối kỳ

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ:

- Nguyên tắc đánh giá tài sản cố định theo nguyên giá (Giá gốc)

- Phương pháp khấu hao TSCĐ theo đường thẳng

2.3.1.1 Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty

- Hình thức sổ kế toán đơn vị đang sử dụng: Kế toán máy vi tính

- Công ty TNHH Dịch vụ và thương mại sản xuất Hưng Thịnh là loại hình doanh nghiệp vừa và nhỏ, khối lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh không quá nhiều nhưng do đặc thù của ngành sản xuất, gia công các sản phẩm vật liệu xây dựng nên khá đa dạng về loại NVL, khối lượng giao dịch lớn nên đòi hỏi phải có sự tổ chức quản lý khoa học và hợp lý mới có thể vừa tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực kế toán vừa giảm bớt khối lượng công việc Do vậy Công ty đã chọn hình thức kế toán máy vi tính với sự hỗ trợ của phần mềm Misa SME.

- Trình tự ghi sổ kế toán của công ty:

+ Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi

Nợ, Có để nhập dữ liệu vào máy tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán Theo quy định của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.

+ Cuối tháng hoặc định kỳ, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo tài chính Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ Kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy

+ Cuối tháng, cuối năm sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định.

Nhập liệu hàng ngày Đối chiếu kiểm tra Ghi cuối tháng hoặc định kỳ

Chứng từ kế toán cùng loại

- Tổng hợp: Sổ cái TK 152,

- Chi tiết: Sổ chi tiết NVL

Sơ đồ 7: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán máy vi tính của Công ty

2.3.1.2 Hệ thống báo cáo kế toán

- Kỳ lập báo cáo: Năm

- Nơi gửi báo cáo: Chi cục thống kê Huyện Đan Phượng, Chi cục Thuế

Huyện Đan Phượng, Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội.

- Trách nhiệm lập báo cáo: Giám đốc

+ Bảng cáo tình hình tài chính;

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ;

+ Bảng cân đối tài khoản;

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính.

2.3.2 Bộ phận kỹ thuật Để một công ty có thể vận hành tốt thì hệ thống kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng Nó được xem là cốt lõi nhằm mang đến điều kiện sống và làm việc an toàn, thoải mái cho công nhân tại công ty.

Từ hệ thống máy móc, an ninh đến hệ thống cung cấp và truyền tải điện hay thậm chí cả phòng cháy chữa cháy Tất cả đều là những bộ phận thiết yếu cho một công ty và phải được đảm bảo luôn hoạt động liên tục và tuyệt đối an toàn.

Khi một trong những hệ thống ấy gặp bất trắc, đây lúc lúc đội ngũ kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ của mình Đó là đảm bảo cho các hệ thống hoạt động bình thường trở lại Do đó, vai trò của bộ phận kỹ thuật vô cùng quan trọng.

Công việc kỹ thuật công ty là gì?

Công việc thường xuyên và quan trọng nhất của bộ phận kỹ thuật chính là quản lý và vận hành hệ thống kỹ thuật theo quy trình của bên cung cấp Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải luôn tuân thủ những hướng dẫn của nhà cung cấp để đảm bảo các thiết bị được hoạt động một cách hiệu quả nhất.

Công tác bảo trì, bảo dưỡng: Đây là nhiệm vụ của nhà cung cấp Trong thời bảo hành, các nhà cung cấp sẽ phân công kỹ thuật viên đến xử lý sự cố Sau khi hết thời gian bảo hành thì nhà cung cấp sẽ ủy quyền lại cho đơn vị quản lý máy móc, thiết bị. Lúc đó đội ngũ kỹ thuật viên sẽ đảm nhận công việc bảo trì hệ thống kỹ thuật.

Nhiệm vụ xử lý sự cố bất trắc: Trong quá trình vận hành, không thể tránh khỏi sự cố xảy ra Bộ phận kỹ thuật phải có trách nhiệm nắm rõ tình hình hoạt động và đưa ra cách khắc phục kịp thời để đảm bảo công việc Cụ thể có thể kể đến các sự cố kỹ thuật sau:

- Sự cố chập cháy do điện.

- Hỏng hệ thống máy móc, thiết bị

- Hư hỏng hệ thống điện

- Sự cố hệ thống thiết bị phòng cháy chữa cháy

Công tác đảm bảo an toàn: Bộ phận kỹ thuật phải đảm bảo vận hành các thiết bị cũng như khắc phục sự cố để đem lại sự an toàn cho toàn bộ công nhân và nhân viên taih công ty.

Công tác huấn luyện và đào tạo: Kỹ thuật viên phải bố trí thời gian để đơn vị quản lý, và toàn bộ công nhân tại công ty có thể tham dự các chương trình đào tạo và tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy cũng như hướng dẫn vận hành các thiết bị an toàn và hiệu quả nhất.

Công tác phối hợp hoạt động: Bộ phận hệ thống kỹ thuật có nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị, bộ phận liên quan để vận hành và xử lý các tình huống bất trắc một cách nhanh chóng nhất.

Con người sản xuất trong dây chuyền.

Ngày đăng: 20/04/2024, 00:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w