1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam - Trường Đại học Luật Hà Nội. Chủ biên: Hoàng Văn Sao, Nguyễn Phúc Thành, Trần Thị Hiền (Phần 2)

228 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình Luật Tố tụng hành chính Việt Nam - Phần 2
Tác giả Hoàng Văn Sao, Nguyễn Phúc Thành, Trần Thị Hiền
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Tố Tụng Hành Chính
Thể loại Giáo trình
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 228
Dung lượng 89,69 MB

Nội dung

Tuy Luật t6 tụng hành chính không trực tiếp quy định người khởi kiện hoặc người mà họ đại diện có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vihành chính, quyết

Trang 1

ta có thể nhận thay một trong những điều kiện quan trọng củaviệc khiếu nại là người khiếu nại có quyền, lợi ích hợp pháp

bị xâm phạm bởi các quyết định hành chính, hành vi hành

chính hoặc quyết định kỉ luật

Tuy Luật t6 tụng hành chính không trực tiếp quy định

người khởi kiện hoặc người mà họ đại diện có quyền, lợi ích

hợp pháp bị xâm phạm bởi quyết định hành chính, hành vihành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc, quyết định giải

quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh hoặc

việc lập danh sách cử tri nhưng lại có quy định gián tiếp vềđiều kiện này tại Điều 5, cụ thể là: “Cá nhân, cơ quan, tổ chức

có quyên khởi kiện vụ án hành chính để yêu cẩu toà án bảo vệquyên, lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của Luật này”.Nhấn mạnh hơn, khoản 6 Điều 3 Luật tố tụng hành chínhcũng theo tỉnh thần tại Điều 5 Luật tố tụng hành chính và đểbảo đảm sự thống nhất giữa các phương thức giải quyết tranhchấp hành chính, cần xác định: Người khởi kiện hoặc người

mà họ đại diện có quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi

quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luậtbuộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định

xử lí vụ việc cạnh tranh hoặc việc lập danh sách cử tri là điềukiện pháp lí dé thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính

- Thir hai, việc khởi kiện vụ án hành chính được thực hiện

trong trường hợp và thời hiệu do pháp luật quy định.

Phù hợp với nguyên tắc bảo đảm quyền quyết định và tựđịnh đoạt của người khởi kiện trong tố tụng hành chính, việc

Trang 2

quy định về các trường hợp và thời hiệu khởi kiện vụ án hànhchính là cần thiết dé người khởi kiện có thời gian chuẩn bị cácđiều kiện cần và đủ dé cân nhắc, lựa chọn việc có khởi kiện vụ

án hành chính hay không Tuy nhiên, thời hiệu khởi kiện vụ án

hành chính cần phải được xác định tương ứng với từng trườnghợp thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính Bởi vì, cáctrường hợp này có sự khác biệt về đối tượng và lí do của việckhởi kiện vụ án hành chính Bên cạnh đó, pháp luật cũngkhông thể quy định thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính quádài Vì nếu thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính quá dài thì sẽ

gây khó khăn cho toà án trong việc xác minh, thu thập chứng

cứ dé giải quyết vụ án hành chính và cũng khó khăn trong việc

bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm Mặt khác,

để bảo đảm sự thống nhất giữa các phương thức giải quyếttranh chấp hành chính thì việc xác định các trường hợp và thờihiệu khởi kiện vụ án hành chính không chỉ cần phải căn cứ vàocác quy định hiện hành của pháp luật về tố tụng hành chính màcòn cần phải căn cứ vào các quy định hiện hành của pháp luật

về khiếu nại và giải quyết khiếu nại theo thủ tục hành chính

VỀ các trường hợp khởi kiện vụ án hành chính, Điều 103Luật tố tụng hành chính quy định:

“- Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyên khởi kiện vu anhành chính đối với quyết định hành chính, hành vì hànhchính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc trong trường hợpkhông đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nạivới người có thẩm quyên giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời

Trang 3

hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếunại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giảiquyết, nhưng không đồng ÿ với việc giải quyết khiếu nại vềquyết định, hành vi đó.

- Cá nhân, tô chức có quyên khởi kiện vụ án hành chính doivới quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụ việccạnh tranh trong trường hợp không dong ý với quyết định do

- Cá nhân có quyên khởi kiện vụ án hành chính về danhsách cử tri bdu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bdu cửđại biểu hội dong nhân dân trong trường hợp đã khiếu nại với

cơ quan có thẩm quyên giải quyết khiếu nại, nhưng hết thờihạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại khôngđược giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không dong ÿvới cách giải quyết khiếu nại”

Như vậy, tuỳ thuộc vào từng loại đối tượng khởi kiện và lí

do thực hiện việc khởi kiện mà cá nhân, tổ chức có quyền khởikiện vụ án hành chính trong những trường hợp khác nhau.

Về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính, Điều 104 Luật tốtụng hành chính quy định:

“- Thời hiệu khởi kiện là thoi hạn mà ca nhân, cơ quan, tổchức được quyên khởi kiện dé yêu cẩu toà án giải quyết vụ ánhành chính bảo vệ quyển và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm;nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyên khởi kiện

- Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy

định như sau:

Trang 4

+ 01 năm, ké từ ngày nhận được hoặc biết được quyết địnhhành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc;+ 30 ngày, kế từ ngày nhận được quyết định giải quyếtkhiếu nại về quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh;

+ Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu

nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạngiải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quảgiải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đếntrước ngày bầu cử 05 ngày

- Trường hợp vì sự kiện bat kha khang hoặc trở ngại kháchquan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện đượctrong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Diéu nàythì thời gian có sự kiện bat khả kháng hoặc trở ngại khách

quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.

- Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thờihan, thời hiệu cũng được áp dụng trong tô tụng hành chính

- Toà án nhân dân toi cao hướng dan thi hành quy định tạiĐiều này”

Pháp luật tố tụng đã quy định khá cụ thể thời hiệu khởikiện ở các trường hợp khác nhau Tuy nhiên, nếu vì sự kiện bấtkhả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho cá nhân, tổchức không khởi kiện được trong thời hạn này thi thời gian có

sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không

tính vào thời hiệu khởi kiện.

Đôi với việc khởi kiện vụ án hành chính về việc lập danh

Trang 5

sách cử tri thì cá nhân chỉ có quyền khởi kiện nếu trước đó đãkhiếu nại với cơ quan lập danh sách cử tri; việc xác định thờihiệu khởi kiện đối với loại vụ án hành chính này phụ thuộcvào thời điểm cá nhân thực hiện việc khiếu nại, thời điểmngười này nhận được thông báo về kết quả giải quyết khiếunại và thời điểm tiến hành bau cử Do Luật tố tụng hành chínhquy định thời điểm kết thúc thời hiệu khởi kiện đối với loại

vụ án hành chính này là thời điểm trước ngày bầu cử 05 ngày

để dành thời gian cần thiết (tối thiểu là 05 ngày) cho toà ángiải quyết vụ án hành chính, nên việc cá nhân khởi kiện đốivới loại vụ án hành chính này khi thời hiệu khởi kiện đã hết,

dù với bất kì lí do gì thì việc khởi kiện này đều không đượctoà án chấp nhận thụ lí

- Thứ ba, người khởi kiện không đồng thời khiếu nại đếnngười có thâm quyền giải quyết khiếu nại

Pháp luật bảo đảm quyền tự do lựa chọn phương thức giảiquyết tranh chấp hành chính của cá nhân, tổ chức có quyền, lợiích hợp pháp bị xâm phạm bởi việc thực thi quyền hành pháp

là cần thiết Tuy nhiên, việc cá nhân, tô chức này khởi kiện vụ

án hành chính đồng thời với việc khiếu nại đến người có thâmquyên giải quyết khiếu nại không những không thé hiện đượcmột cách rõ ràng ý chí của họ trong việc lựa chọn phương thứcgiải quyết tranh chấp hành chính mà còn làm phát sinh tranhchấp về thâm quyền giải quyết vụ việc giữa toà án và người cóthâm quyền giải quyết khiếu nại Do đó, tại điểm g khoản 1Điều 105 Luật tố tụng hành chính quy định một trong những

Trang 6

nội dung bắt buộc phải có trong đơn khởi kiện vụ án hànhchính là: “Cam đoan về việc không đông thời khiếu nại đếnnguoi có thẩm quyên giải quyết khiếu nại”.

- Thứ f, vụ việc được khởi kiện thuộc thâm quyền xét xử

vụ án hành chính của toà án

3 Hình thức và nội dung khởi kiện vụ án hành chính

Dé đề cao trách nhiệm của người khởi kiện vụ án hànhchính và phù hợp với tính chất “tố tụng viết” của tố tụng hànhchính, Luật tố tụng hành chính quy định người khởi kiện phảilàm đơn khởi kiện vụ án hành chính gửi đến toà án có thâmquyền giải quyết vụ án hành chính Việc gửi đơn khởi kiện cóthể được thực hiện băng phương thức nộp trực tiếp tại toà ánhoặc gửi qua bưu điện Vì thế, ngày khởi kiện được xác định làngày người khởi kiện nộp đơn tại toà án hoặc ngày có dấu bưuđiện nơi gửi đơn khởi kiện.)

Do sự đa dạng về mục đích của việc khởi kiện vụ án hành

chính nên cách thức thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính

cũng đa dạng, cụ thé như sau:

(1) Các loại VIỆC này được quy định cụ thé tại Điều 28 Luật tố tụng hành chính (2).Xem: Điêu 106 Luật tô tụng hành chính.

Trang 7

+ Trường hợp khởi kiện vụ án hành chính dé bảo vệ quyền,lợi ich hợp pháp của cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hànhchính thì cá nhân này kí tên hoặc điểm chỉ vào phần cuối củađơn khởi kiện vụ án hành chính.

+ Trường hợp khởi kiện vụ án hành chính dé bảo vệ quyền,

lợi ích hợp pháp của những cá nhân không có năng lực hành vi

tố tụng hành chính (người chưa thành niên, người mat năng lựchành vi dân sự) thì người đại diện theo pháp luật của những cánhân này phải kí tên hoặc điểm chỉ vào phần cuối của đơn khởikiện vụ án hành chính.

+ Trường hợp khởi kiện vụ án hành chính dé bảo vệ quyên,lợi ích hợp pháp của cơ quan, tô chức thì người đại điện theopháp luật của cơ quan, tổ chức này phải kí tên và đóng dấu vàophần cuối của đơn khởi kiện vụ án hành chính

Kèm theo đơn khởi kiện vụ án hành chính phải có các tàiliệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ

và hợp pháp Trường hợp người đại diện theo pháp luật thực

hiện việc khởi kiện vụ án hành chính thì kèm theo đơn khởikiện vụ án hành chính phải có các tài liệu dé ching minh cho

tư cách đại diện của họ là hợp pháp.

Đề phù hợp với pháp luật, đơn khởi kiện vụ án hành chínhcần phải có những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều

105 Luật tô tụng hành chính, cụ thé là:

+ Noày, tháng, năm làm đơn;

+ Toa án được yêu cau giải quyét vụ an hành chính;

Trang 8

+ Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;

+ Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỉ luật buộcthôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lí vụviệc cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cửtri hoặc tom tắt diễn bién của hành vi hành chính;

+ Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);

+ Các yêu cau dé nghị toà án giải quyết;

+ Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người

có thẩm quyền giải quyết khiếu nại”

Ill THU LÍ VỤ AN HANH CHÍNH

1 Khái niệm thụ lí vu án hành chính

Theo Từ dién tiếng Việt, “thụ lí” là “tiếp nhận giải quyết

vu kién? Trong t6 tụng hành chính, vụ án hành chính đượcgiải quyết qua nhiều giai đoạn khác nhau và thuộc thẩm quyềncủa nhiều cấp toà án Do vậy, tương ứng với từng giai đoạncủa tổ tụng hành chính, việc thụ lí vụ án hành chính có théđược thực hiện theo yêu cầu khởi kiện hoặc kháng cáo, khángnghị của các cơ quan, tô chức, cá nhân theo quy định của phápluật Phù hợp với trình tự tố tụng hành chính, Chương nay chỉ

đề cập việc thụ lí vụ án hành chính theo yêu cầu khởi kiện (thụ

lí vụ án hành chính theo thủ tục sơ thâm).

Như đã nêu, vụ án hành chính chỉ phát sinh theo yêu cầukhởi kiện vụ án hành chính nhưng để tránh việc lạm dụng

(1).Xem: Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ dién học - Viện ngôn ngữ học, Nxb

Đà Nang, 2002, tr 961.

Trang 9

quyền khởi kiện vụ án hành chính đồng thời tạo cơ sở cần thiết

dé toà án có thé giải quyết vụ án hành chính theo đúng quyđịnh của pháp luật thì toà án có quyền xem xét tính hợp phápcủa các yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính và sự phù hợp củayêu cầu này với thẩm quyền của mình dé quyết định thụ lí hay

từ chối thụ lí vụ án hành chính

Việc thụ lí vụ án hành chính chính thức làm phát sinh trách

nhiệm của toà án trong việc giải quyết vụ án hành chính, giúpcho toà án có những nhận định ban đầu cần thiết về tình trạngtranh chấp hành chính, phương hướng giải quyết Vụ VIỆC vahạn chế tình trạng tranh chấp về thâm quyền giải quyết vụ việc

có thê xảy ra Bên cạnh đó, việc thụ lí vụ án hành chính cònlàm phát sinh những quyền hạn cụ thé của toà án trong tô tụnghành chính Toà án chỉ sử dụng những quyền han đó trong quatrình giải quyết những vụ án hành chính đã được thụ lí Khiđơn kiện vụ án hành chính đã được thụ lí thì vụ án hành chínhphát sinh và phải được giải quyết băng bản án hay quyết định

có hiệu lực pháp luật của toà án.

Với những ý nghĩa nêu trên, khi thụ lí vụ án hành chính toà

án phải xem xét kĩ lưỡng cả về điều kiện, nội dung và hìnhthức của việc khởi kiện vụ án hành chính rồi đối chiếu với cáccăn cứ do pháp luật quy định để quyết định thụ lí hay từ chốithụ lí vụ án hành chính, tránh tình trạng thụ lí những vụ việckhông thuộc thâm quyền xét xử vụ án hành chính của mình.Như vậy, thụ lí vụ án hành chính có những đặc điểm sau:

- Thứ nhất, nội dung cơ bản của thụ lí vụ án hành chính là

Trang 10

chấp nhận giải quyết vụ án hành chính theo yêu cầu khởi kiệncủa cá nhân, tô chức.

Khởi kiện vụ án hành chính làm phát sinh trách nhiệm củatoà án trong việc tiếp nhận và trả lời công khai chính thức vềviệc vụ án hành chính đó có được giải quyết tại toà án hay không.Trong trường hợp từ chối thụ lí vụ án hành chính, toà án cótrách nhiệm giải thích rõ lí do từ chối thụ lí cho cá nhân, tổchức đã khởi kiện vụ án hành chính và hướng dẫn họ yêu cầu

cơ quan khác có thâm quyền giải quyết vụ việc theo quy định

của pháp luật.

Trong trường hợp vụ án hành chính được thu lí, toà an cótrách nhiệm hướng dẫn cá nhân, tô chức đã khởi kiện vụ ánhành chính thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng của họ vàchuẩn bị các điều kiện cần thiết để giải quyết vụ án hành chính

theo thủ tục do pháp luật quy định.

Như vậy, thụ lí vụ án hành chính là điều kiện bắt buộc cótính chất quyết định cho việc phát sinh vụ án hành chính, mởđầu cho toàn bộ quá trình giải quyết vụ án hành chính tai toà án

- Thứ hai, thụ lí vụ án hành chính là hành vi tố tụng hànhchính do toà án có thẩm quyền thực hiện

Tuy thuộc vào phạm vi các vu án hành chính thuộc thâmquyền xét xử của hệ thống toà án nói chung và việc phân cấpthâm quyền này cho từng toà án cụ thê theo quy định của phápluật mà mỗi toà án không có thâm quyên giải quyết tất cả các

vụ án hành chính Do đó, khi tiếp nhận đơn khởi kiện vụ ánhành chính toà án cần phải xác định sự phù hợp của vụ việc

Trang 11

được khởi kiện với thâm quyền của mình để quyết định việcthụ lí hay từ chối thụ lí vụ án hành chính Việc thụ lí những vụ

án hành chính sai thâm quyền đều là hành vi trái pháp luật vàviệc giải quyết các vụ án này cần phải được đình chỉ ngay

- Ther ba, các căn cứ và hình thức thụ lí vụ án hành chính

được pháp luật tố tụng hành chính quy định

Quyên thụ lí vụ án hành chính thuộc về toà án nhưng đókhông phải là đặc quyền tuỳ tiện của toà án Toà án có quyền

từ chối thụ lí vụ án néu không đủ các căn cứ thụ lí

Pháp luật tố tụng hành chính quy định các căn cứ thụ lí vụ

án hành chính phù hợp với các điều kiện, yêu cầu về nội dung

và hình thức thê hiện của việc khởi kiện vụ án hành chính T uyvậy, điều đó không có nghĩa là toà án luôn phải thụ lí vụ ánhành chính nếu việc khởi kiện vụ án hành chính được thựchiện theo đúng các điều kiện, nội dung và hình thức thé hiện

do pháp luật quy định Việc thụ lí vụ án hành chính còn phải

được thực hiện trên cơ sở một số căn cứ khác mang tínhnghiệp vụ của toà án như: xác định thẩm quyền thụ lí trongtrường hợp có tranh chấp về thâm quyền giải quyết vụ việc;kiểm tra việc thực hiện nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơthâm của cá nhân, tô chức khởi kiện vụ án hành chính v.v Bên cạnh các căn cứ thụ lí vụ án hành chính, việc pháp luật

tố tụng hành chính quy định về hình thức thụ lí vụ án hànhchính là cần thiết để bảo đảm tính thống nhất của công tác thụ

lí vụ án hành chính và đề cao trách nhiệm của toà án trong việctiếp nhận, xem xét yêu cầu khởi kiện vụ án hành chính và thụ

Trang 12

lí, giải quyết nhanh chóng, đúng pháp luật vụ án hành chính.

Từ những nhận định nêu trên, chúng ta có thé hiểu thụ lí

vụ án hành chính là hành vi tố tụng do toà án có thâm quyềnthực hiện theo những căn cứ, hình thức được pháp luật tốtụng hành chính quy định nhăm chính thức chấp nhận giảiquyết vụ án hành chính theo yêu cầu khởi kiện vụ án hànhchính của cá nhân, tổ chức

2 Căn cứ thụ lí vụ án hành chính

Luật tố tụng hành chính không trực tiếp quy định các căn

cứ thụ lí vụ án hành chính mà gián tiếp quy định các căn cứnày thông qua quy định về các trường hợp chuyên đơn khởikiện và trả lại đơn khởi kiện.) Theo các quy định này thì toà

án tiễn hành thu lí vụ án hành chính khi vụ việc được khởi kiệnkhông thuộc một trong các trường hợp toà án phải chuyên đơnkhởi kiện cho toà án có thấm quyền hoặc phải trả lại đơn khởikiện cho người khởi kiện.

Theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 107 Luật tố tụnghành chính thì toa án phải “chuyển đơn khởi kiện cho toà án cóthẩm quyên và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thẩmquyên giải quyết của toà án khác” Tuy Luật này quy địnhngười khởi kiện có trách nhiệm gửi đơn khởi kiện đến toà án

có thâm quyền"? song có thé do kiến thức pháp luật của cánhân trực tiếp thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính cóhạn chế hoặc việc xác định toà án có thâm quyên thụ lí don

(1).Xem: Khoản 3 Điều 107 Luật tố tụng hành chính.

(2).Xem: Khoản 1 Điêu 106 Luật tô tụng hành chính.

Trang 13

khởi kiện còn phụ thuộc vào những yêu tố khách quan (kết quảgiải quyết tranh chấp về thâm quyền giải quyết vụ việc; toà áncấp tỉnh lấy những vụ việc thuộc thâm quyền của toà án cấphuyện lên dé giải quyết v.v.) mà trong nhiều trường hợp toa án

đã tiếp nhận đơn khởi kiện không có thâm quyên giải quyết vụ

việc được khởi kiện.

Do đó, dé có thể tiến hành thụ lí nhanh chóng, đúng phápluật đơn khởi kiện vụ án hành chính của ca nhân, tô chức trongtrường hợp vụ việc được khởi kiện thuộc thâm quyền của toà

án khác thì toà án đã tiếp nhận đơn khởi kiện không được trảlại đơn khởi kiện hay tiến hành thụ lí vụ án hành chính mà phảichuyền đơn khởi kiện đến toà án có thâm quyên

Theo quy định tại khoản 1 Điều 109 Luật tố tụng hànhchính thì toà án trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp

sau đây:

- Thứ nhát, người khởi kiện không có quyền khởi kiện.Xét về phương diện lí luận thì khoản 1 Điều 109 Luật tốtụng hành chính liệt kê quá nhiều trường hợp toà án trả lại đơnkhởi kiện nên các trường hợp này đã có sự chồng chéo vớinhau, gây khó khăn cho toà án khi lựa chon căn cứ pháp lí dé trảlại đơn khởi kiện vụ án hành chính Do đó, để tránh sự nhằmlẫn, thiếu nhất quán trong việc viện dẫn căn cứ pháp lí cho việctrả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính do người khởi kiện không

có quyền khởi kiện thì trường hợp được quy định tại điểm akhoản 1 Điều 109 của Luật này cần được xác định là trường hợpngười khởi kiện hoặc người mà họ đại điện không có quyền,

Trang 14

lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi quyết định, hành vi bị khởi

kiện Nói cách khác, việc khởi kiện vụ án hành chính được

thực hiện trong trường hợp này đã vi phạm điều kiện khởi kiệnthứ nhất được nêu ra ở tiểu mục 2 thuộc mục II của Chươngnày.

- Thứ hai, người khởi kiện không có đủ năng lực hành vi tố

tụng hành chính.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 105 Luật tố tụng hànhchính thi chủ thé trực tiếp thực hiện việc khởi kiện vụ án hànhchính (người kí vào phần cuối của đơn khởi kiện) bao giờ cũng

là cá nhân có đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính.” Do đó,trong trường hợp cá nhân là người chưa thành niên hoặc là

người mất năng lực hành vi dân sự mà trực tiếp thực hiện việc

khởi kiện vụ án hành chính, thì toà án cần xác định việc khởikiện vụ án hành chính của cá nhân này đã vi phạm về hìnhthức khởi kiện vụ án hành chính và căn cứ vào điểm b khoản 1Điều 109 của Luật này dé trả lại đơn khởi kiện

- Thứ ba, thời hiệu khởi kiện đã hết mà không có lí dochính đáng

Đây là trường hợp khởi kiện vụ án hành chính vi phạmđiều kiện khởi kiện thứ hai được nêu ra ở tiểu mục 2 thuộcmục II của Chương này Tuy vậy, toà án cũng có thể thụ lí vụ

án hành chính nếu việc chậm trễ khởi kiện vụ án hành chính là

có lí do chính đáng” (trừ trường hợp khởi kiện vụ án hành

(1).Xem: Khoản 3 Điều 48 Luật tố tụng hành chính.

(2).Xem thêm: Khoản 3 Điêu 104 Luật tô tụng hành chính

Trang 15

chính về danh sách cử tri).

- Thứ tr, chưa có đủ điều kiện khởi kiện vụ án hành chính.Khoản 1 Điều 109 Luật tố tụng hành chính đã liệt kê trùnglặp nhiều trường hợp toà án trả lại đơn khởi kiện do việc khởikiện vụ án hành chính chưa đủ điều kiện (tại các điểm a, c, d,

e, ø của khoản này) Do đó, để tránh sự nhằm lẫn, thiếu nhấtquán trong việc viện dẫn căn cứ pháp lí cho việc trả lại đơnkhởi kiện vụ án hành chính do chưa có đủ điều kiện khởi kiện

vụ án hành chính thì trường hợp được quy định tại điểm dkhoản 1 Điều này cần được xác định là trường hợp việc khởikiện vụ án hành chính không được thực hiện trong nhữngtrường hợp được quy định tại Điều 103 của Luật này, ví dụnhư: Cá nhân, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối vớiquyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỉ luậttrong trường hợp đã khiếu nại với người có thâm quyền giảiquyết khiếu nại nhưng chưa hết thời hạn giải quyết khiếu nạitheo quy định của pháp luật về khiếu nại và chưa có kết quảgiải quyết khiếu nai của người có thâm quyên giải quyết khiếunại; hoặc cá nhân khởi kiện vụ án hành chính về danh sách cửtri trong trường hợp chưa khiếu nại với cơ quan có thâm quyềngiải quyết khiếu nại v.v

- Thứ năm, sự việc đã được giải quyết băng bản án hoặcquyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật

Phù hợp với nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa, các

“bản án, quyết định của toà án đã có hiệu lực pháp luật phảiđược các cơ quan nhà nước, tô chức chính trị-xã hội, tổ chức

Trang 16

xã hội, tổ chức xã hội-nghê nghiệp, tô chức kinh tế, don vị vũ

trang nhân dân và mọi người tôn trọng.

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có nghĩa vụ chấp hành bản án,quyết định của toà án phải nghiêm chỉnh chấp hanh” Dovậy, đối với những sự việc đã được giải quyết bằng bản án

hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật của toà án thì các cá

nhân, tô chức có liên quan không được quyền khởi kiện yêucầu toà án thụ lí giải quyết lại vụ việc đó (trừ trường hợp toà

án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án hành chính đượcquy định tại khoản 1 Điều 121, điểm a và c khoản 2 Điều 131

và khoản 2 Điều 203 Luật tố tụng hành chính) Trong trườnghợp không đồng ý với bản án, quyết định của toà án đã cóhiệu lực pháp luật thì cá nhân, tổ chức có liên quan có quyềnkhiếu nại với người có thẩm quyên giải quyết khiếu nại theoquy định của pháp luật hoặc đề nghị người có thâm quyềnkháng nghị bản án, quyết định này theo thủ tục giám đốcthâm hay tái thâm

Như vậy, không phải là trong mọi trường hợp toà án đềutrả lại đơn khởi kiện nếu sự việc được khởi kiện đã được giảiquyết băng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của toà án

- Thứ sdu, sự việc không thuộc thâm quyền giải quyết củatoà án.

Nhìn chung đây là trường hợp việc khởi kiện vụ án hànhchính vi phạm điều kiện khởi kiện thứ tu được nêu ra ở tiểu

(1).Xem: Điều 12 Luật tổ chức toà án nhân dân năm 2002.

Trang 17

mục 2 thuộc mục II của Chương này Tuy vậy, do việc xác

định thâm quyền của mỗi toà án phụ thuộc vào nhiều căn cứpháp lí khác nhau nên việc xem xét đơn khởi kiện đối với sựviệc không thuộc thâm quyền giải quyết của toà án cần phảiphân biệt các trường hợp cụ thể sau:

+ Trường hợp sự việc được khởi kiện không thuộc thầmquyền giải quyết của hệ thống toà án nói chung thì toà án đãnhận đơn khởi kiện căn cứ vào điểm e khoản 1 Điều 109 Luật

tố tụng hành chính để trả lại đơn khởi kiện

+ Trường hợp sự việc được khởi kiện thuộc thâm quyền giảiquyết của hệ thống toà án nói chung nhưng đây không phải là

vụ án hành chính thì toà án đã nhận đơn khởi kiện có tráchnhiệm hướng dẫn người khởi kiện thực hiện lại việc khởi kiện

và tiễn hành thụ lí hoặc chuyên đơn khởi kiện theo quy định củapháp luật phù hợp với loại vụ án đã được khởi kiện lại.

+ Trường hợp sự việc được khởi kiện thuộc thâm quyềnxét xử vụ án hành chính của hệ thống toà án nói chung đượcquy định tại Điều 28 Luật tố tụng hành chính nhưng lại thuộcthâm quyền của toà án khác thì toà án đã tiếp nhận đơn khởikiện phải chuyên đơn khởi kiện đến toà án có thâm quyền theoquy định tại điểm b khoản 3 Điều 107 của Luật này

- Thứ bảy, người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việctheo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tạiĐiều 31 Luật tố tụng hành chính

Đây là trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ ánhành chính tại toà án có thẩm quyền đồng thời có đơn khiếu

Trang 18

nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại Như vậy,xét về phương diện lí luận thì toà án có quyền trả lại đơn khởi

kiện với lí do là việc khởi kiện vụ án hành chính trong trường

hop nay đã vi phạm điều kiện khởi kiện thứ ba được nêu ra ởtiêu mục 2 thuộc mục II của Chương này Tuy nhiên, trongtrường hợp hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định củapháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyếthoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giảiquyết khiếu nại thì họ vẫn có quyền khởi kiện vụ án hànhchính ra toà án có thẩm quyên theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp có nhiều cá nhân, tổ chức có đơn khởikiện vụ án hành chính tai toà án có thẩm quyền đồng thời cóđơn khiếu nại đến người có thâm quyền giải quyết khiếu nại vềcùng một vụ việc thì toà án chỉ căn cứ vào điểm g khoản 1Điều 109 Luật tô tụng hành chính dé trả lại đơn khởi kiện nếucác cá nhân, t6 chức này đều đã dứt khoát lựa chọn giải quyết

vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại Nếu các cá nhân, tôchức này không thống nhất được với nhau về việc lựa chọngiải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại hay thủ tục

tố tụng hành chính thì toà án cần căn cứ vào hướng dẫn củaHội đồng thắm phán Toà án nhân dân tối cao để xác định vụviệc này thuộc thẩm quyên giải quyết của toà án hay thuộcthâm quyền của người giải quyết khiếu nại dé thụ lí vụ án hànhchính hay trả lại đơn khởi kiện theo căn cứ quy định tại điểm ekhoản 1 Điều 109 Luật này

- Thứ tám, đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định

Trang 19

tại khoản 1 Điều 105 Luật tố tụng hành chính mà không đượcngười khởi kiện sửa đổi, bố sung theo quy định tại Điều 108Luật này.

Việc khởi kiện vụ án hành chính vi phạm các yêu cầu nêutrên không chỉ đơn thuần là hành vi trái pháp luật mà còn là việclàm thiếu trách nhiệm của cá nhân, tô chức khởi kiện vụ án hànhchính trong việc biểu đạt chính thức và đầy đủ yêu cầu của mình

trước toà án Do đó, toà án không có đủ những thông tin thực

tiễn và căn cứ pháp lí dé thụ lí giải quyết vụ án hành chính, bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức này Vì vậy, toà

án có quyền từ chối thụ lí vụ án hành chính, nếu đơn khởi kiệnkhông có đủ nội dung mà pháp luật quy định cần phải có

- Thứ chín hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản

1 Điều 111 Luật tố tụng hành chính mà người khởi kiện khôngxuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho toà án, trừ

trường hợp có lí do chính đáng.

Tuy không phải là căn cứ thụ lí chỉ phối những vấn đề

thuộc nội dung vụ việc nhưng việc xác định trách nhiệm nộp

tiền tạm ứng án phí sơ thẩm của người khởi kiện phải đượcthực hiện trước khi toà án thụ lí vụ án hành chính là cần thiết.Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp người khởikiện vụ án hành chính đều phải nộp tiền tạm ứng án phí sơthâm Theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Pháp lệnh án phí, lệphí toà án, số 10/2009/PL-UBTVQHI2 ngày 27/02/2009 thìngười khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biéu Quốc hội,danh sách cử tri bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân không phảinộp tiền tạm ứng án phí, án phí Theo quy định tại các khoản 1,

Trang 20

4, 5 và 6 Điều 11 Pháp lệnh này thì người khởi kiện vụ án hànhchính trong những trường hợp sau đây được miễn nộp toàn bộtiền tạm ứng án phí:

- Người khởi kiện vụ án hành chính là thương binh; bố, mẹ

liệt sĩ; người có công với cách mạng;

- Người khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hànhchính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lí hànhchính giáo dục tại xã, phường, thị tran; đưa vào trường giáodưỡng; đưa vào cơ sở giáo duc và dua vào cơ sở chữa bệnh:

- Cá nhân, hộ gia đình thuộc diện nghèo theo quy định của Chính phủ;

- Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh

dự, nhân phẩm.

Ngoài các trường hợp nêu trên, người khởi kiện vụ án hành

chính đều phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thâm Nếu vụ việcđược khởi kiện có đủ các căn cứ khác để thụ lí và người khởikiện phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thâm thì toà án có tráchnhiệm thông báo cho người khởi kiện biết dé họ nộp tiền tạmứng án phí sơ tham theo quy định của pháp luật Sau khi đã nộptiền tạm ứng án phí sơ thâm, người khởi kiện có trách nhiệmxuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí sơ thâm dé bổ sung

đủ căn cứ cho toà án quyết định thụ lí vụ án hành chính.

Như vậy, việc toà án trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chínhcũng đồng nghĩa với việc toà án chính thức từ chối thụ lí vụ án

(1) Hai biện pháp này đã được thay thế bằng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Luật xử lí vi phạm hành chính số 15/2012/QH13, ngày 20/6/2012.

Trang 21

hành chính theo yêu cầu khởi kiện của cá nhân, tổ chức Do đó,

để bảo đảm quyên, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện vụ ánhành chính, hạn chế việc toà án tuỳ tiện trả lại đơn khởi kiện

vụ án hành chính pháp luật không chỉ quy định cụ thê về cáctrường hợp toà án trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính màcòn quy định cách thức và bảo đảm quyên khiếu nại của ngườikhởi kiện, quyền kiến nghị của viện kiểm sát về việc trả lại đơnkhởi kiện Về van đề này, khoản 2 Điều 109 và Điều 110 Luật

tố tụng hành chính quy định:

“+ Khi trả lai đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo cho người khởi kiện, toa án phải có văn bản ghi rõ lí do trả lại don khởi kiện Văn ban trả lại don khởi kiện được gửi ngay choviện kiểm sát cùng cap”

“+ Trong thời hạn 07 ngày làm việc, ké từ ngày nhận đượcvăn bản trả lại đơn khỏi kiện, người khỏi kiện có quyền khiếunại, Viện kiểm sát có quyên kiến nghị với chánh án toà án đã

trả lại đơn khởi kiện.

+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kề từ ngày nhận đượckhiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, chánh án toà

án phải ra một trong các quyết định sau đây:

Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông bao chođương sự, viện kiểm sát cùng cấp biết;

Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu kèm theo để tiến hành

việc thụ lí vụ an.

+ Trường hợp không đồng ý với quyết định giải quyết

khiếu nại của chánh án toà án thì trong thời hạn 10 ngày làmviệc, kế từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nai,

Trang 22

người khởi kiện có quyên khiếu nại, viện kiểm sát cùng cấp cóquyên kiến nghị với chánh án toà án cấp trên trực tiếp Trongthời hạn 07 ngày làm việc, ké từ ngày nhận được khiếu nại,kiến nghị, chánh án toà án cấp trên trực tiếp phải giải quyết.Quyết định của chánh án toà án cấp trên trực tiếp là quyếtđịnh giải quyết cuối cùng ”.

3 Hình thức thu lí vụ an hành chính

Xuất phát từ tầm quan trọng của thụ lí vụ án hành chínhđối với việc khởi kiện và giải quyết vụ án hành chính mà Luật

tố tụng hành chính quy định cụ thé về hình thức thụ lí vụ ánhành chính tại các điều 107, 108 và 111 Tuy theo tính chat,nội dung của từng loại vụ án hành chính và yêu cầu khởi kiệncủa cá nhân, tô chức mà hình thức thụ lí các vụ án này làkhông hoàn toàn giống nhau Tuy vậy, nhìn chung việc thụ lí

vụ án hành chính được thực hiện tại toà án có thâm quyền băngcách vào số thụ lí vụ án và thủ tục thụ lí vụ án hành chínhthông thường được tiến hành theo trình tự sau đây:

- Thứ nhất, nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính

Toà án nhận đơn khởi kiện vụ án hành chính do cá nhân, tổchức nộp trực tiếp tại toà án hoặc gửi qua bưu điện và phải ghivào sô nhận đơn khởi kiện, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn khởikiện cho cá nhân, tô chức có đơn khởi kiện vụ án hành chính

- Thier hai, xem xét vụ việc được khởi kiện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, ké từ ngày nhận đượcđơn khởi kiện, chánh án toà án phân công một thâm phán xem

xét vụ việc được khởi kiện.

Trang 23

Trong thời hạn trên, kể từ ngày được phân công, thâmphán phải xem xét vụ việc và thực hiện các hành vi cần thiết sau

đây:

+ Trong trường hợp phát hiện đơn khởi kiện không có đủcác nội dung quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật tố tụng hànhchính thì thâm phán này thông báo cho người khởi kiện biết để

họ sửa đổi, bố sung trong thời hạn 10 ngày làm việc, kế từ

ngày người khởi kiện nhận được thông báo của toả án.

+ Trong trường hợp đơn khởi kiện đã có đủ các nội dung

quy định tại khoản 1 Điều 105 Luật tố tụng hành chính thìthâm phán này phải chuyển đơn khởi kiện cho toa án có thâmquyền và báo cho người khởi kiện, nếu vụ án thuộc thâm

quyền giải quyết của toà án khác; hoặc trả lại đơn khởi kiện

cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quyđịnh tại khoản 1 Điều 109 của Luật này; hoặc thông báo vềviệc thụ lí vụ án hành chính hay việc phải nộp tiền tạm ứng ánphí sơ thâm cho người khởi kiện

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, ké từ ngày nhận đượcthông báo nộp tiền tạm ứng án phí sơ thầm, người khởi kiệnphải nộp khoản tiền này và xuất trình biên lai nộp khoản tiền

này cho toà an.

- Thứ ba, quyết định thụ lí vụ án hành chính

Thâm phán được phân công xem xét vụ việc được khởi

kiện quyết định thụ lí vụ án hành chính Ngày thụ lí vụ án hành

chính là ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạmứng án phí sơ thẩm (nếu người khởi kiện phải nộp khoản tiềnnày) hoặc là ngày thẩm phán thông báo cho người khởi kiện

Trang 24

biết việc thụ lí vụ án hành chính (nếu người khởi kiện khôngphải nộp khoản tiền này).

Ngoài trình tự thông thường được nêu ở trên, trong một sốtrường hợp cụ thê việc thụ lí vụ án hành chính phải đáp ứngmột số yêu cầu đặc biệt về thời hạn, cụ thể như sau:

+ Trong trường hợp cá nhân, tổ chức nộp đơn khởi kiệnđồng thời với việc nộp đơn yêu cầu toà án có thâm quyền raquyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì sau khinhận được đơn yêu cầu này, chánh án toà án chỉ định ngay mộtthâm phán thụ lí giải quyết đơn yêu cầu Trong thời hạn 48 giờ,

kế từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu, thâm phán phải xemxét và ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; nếukhông chấp nhận yêu cau thì thẩm phán phải thông báo bằngvăn bản và nêu rõ lí do cho cá nhân, tổ chức đã nộp đơn biết.)+ Ngay sau khi nhận được đơn khởi kiện về danh sách cử tri,chánh án toà án phân công một thấm phán thụ lí ngay vu an.”

IV BIEN PHÁP KHAN CAP TẠM THỜI TRONG TOTUNG HANH CHINH

1 Khái niệm biện pháp khan cấp tạm thời trong tốtụng hành chính

Theo các quy định tại khoản 1 Điều 60 và Điều 62 Luật tốtụng hành chính thì trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự

có quyền yêu cầu toà án đang giải quyết vụ án đó áp dụng mộthoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây:

(1).Xem: Khoản 4 Điều 67 Luật tố tụng hành chính.

(2).Xem: Điêu 168 Luật tô tụng hành chính.

Trang 25

- Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyếtđịnh kỉ luật buộc thôi việc, quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh.

- Tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính.

- Cấm hoặc buộc thực hiện những hành vi nhất định

Theo các quy định nêu trên, chúng ta có thé nhận thấy cácbiện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính có nhữngđặc điểm sau:

- Thứ nhất, quyền áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện phápkhẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính thuộc về toà án.Một mặt, việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thờitrong tô tụng hành chính là cần thiết dé bảo vệ kịp thời quyền,lợi ích hợp pháp của đương sự đã yêu cầu toà án áp dụng cácbiện pháp này; bảo đảm việc giải quyết vụ án hành chính

hoặc thi hành bản án, quyết định của toà án về vụ án hành

chính Mặt khác, việc áp dụng các biện pháp này lại có ảnhhưởng trực tiếp đến hoạt động bình thường của cá nhân, tô

chức bị áp dụng các biện pháp này; đặc biệt là biện pháp tạm

đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỉ

luật buộc thôi việc, quyết định xử lí vụ việc cạnh tranh và

biện pháp tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính đã ảnhhưởng trực tiếp tới hiệu lực của quản lí hành chính nhà nước

Vì vậy, cần xác định các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tốtụng hành chính là các biện pháp cưỡng chế nhà nước do toà

án có thâm quyền áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ trong quá trìnhgiải quyết vụ án hành chính

Tuy toà án là cơ quan duy nhất có thâm quyên áp dụng,thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp khan cấp tạm thời song toà án

Trang 26

chỉ được thực hiện thâm quyên này theo yêu cầu hợp pháp của

đương sự.

- Thứ hai, các biện pháp khẩn cấp tạm thời có thê được áp dụng,thay đối, huỷ bỏ ở bat kì giai đoạn nào của tổ tụng hành chính.Việc áp dụng các biện pháp này có mục đích đa dạng, cụthê là: Dé tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự,

bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại

không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành bản án,quyết định của toà án về vụ án hành chính Do đó, việc ápdụng, thay đối, huỷ bỏ các biện pháp này có thé được áp dungtrong bat kì giai đoạn nào của tố tụng hành chính

Cũng như việc thực hiện các thầm quyền khác của toà ántrong tố tụng hành chính, toà án chỉ thực hiện thâm quyền ápdụng, thay đôi, huỷ bỏ biện pháp khan cấp tạm thời sau khi vụ

án hành chính đã được thụ lí Tuy khoản 2 Điều 60 Luật tốtụng hành chính quy định: “Trong trường hợp do tình thé khẩncap, can phải bảo vệ ngay bằng chứng, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì ca nhân, CƠ quan, tổ chức có

quyên nộp don yêu cau tod án có thẩm quyên ra quyết định áp

dụng biện pháp khẩn cấp tam thời đồng thời với việc nộp đơn

khởi kiện cho toa án đó” song day cũng không phải là trường

hợp toà án có thé áp dụng biện pháp khan cấp tạm thời trướckhi thụ lí vụ án hành chính.

Việc không giới hạn giai đoạn áp dụng, thay đổi, huỷ bỏcác biện pháp này đã thé hiện tính thống nhất của các biệnpháp này Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn tố tụnghành chính mà việc áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp

Trang 27

này cũng có những đặc thu Vi du: Việc áp dụng, thay đôi, huỷ

bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời trước khi mở phiên toà do mộtthấm phán xem xét, quyết định, còn tại phiên toà thì do hộiđồng xét xử xem xét, quyết định

- Thứ ba, các biện pháp khan cấp tạm thời trong tô tụnghành chính phải được áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ trong trườnghợp và theo thủ tục do pháp luật tố tụng hành chính quy định.Việc áp dụng, thay đôi, huỷ bỏ các biện pháp này được toà

án thực hiện trên cơ sở quyền lực nhà nước và có khả năng ảnhhưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích của các cá nhân, tổ chức có

liên quan Do vậy, dé hạn chế sự tuỳ tiện áp dụng, thay đôi, huỷ

bỏ các biện pháp này pháp luật tố tụng hành chính quy định cụthê về trường hợp và thủ tục áp dụng các biện pháp này

- Thứ tw, quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biệnpháp khan cấp tạm thời trong t6 tụng hành chính có hiệu lựcthi hành ngay.

Do tính cấp thiết của các biện pháp này mà việc chậm trễ racác quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp này hoặcchậm trễ thi hành các quyết định này sẽ trực tiếp làm hạn chế

hiệu quả của việc áp dụng, thay đôi, huỷ bỏ các biện pháp này Do

vậy, các quyết định áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biện pháp này

có hiệu lực thi hành ngay mặc du có thé có khiếu nại hay kiếnnghị.

Nhu vậy, chúng ta có thé hiểu biện pháp khan cấp tạm thờitrong tố tụng hành chính là biện pháp cưỡng chế cấp thiết dotoà án có thâm quyền áp dụng trong quá trình giải quyết vụ ánhành chính theo yêu cầu hợp pháp của đương sự dé tạm thời

Trang 28

giải quyết yêu cầu cấp bách của họ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàntình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục đượchoặc bảo đảm việc thi hành bản án, quyết định của toà án về vụ

án hành chính.

2 Các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng hành chính

a Biện pháp tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hànhchính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc, quyết định xử li vụ việc

cạnh tranh

Trong quản lí hành chính nhà nước các quyết định hànhchính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc, quyết định xử lí vụviệc cạnh tranh được ban hành đều là quyết định pháp luật cábiệt, thường có hiệu lực thi hành ngay Việc bảo đảm hiệu lựcthi hành các quyết định này là yêu cầu pháp lí bắt buộc đối với

cả chủ thể và đối tượng quản lí hành chính nhà nước Tuy vậy,nếu các quyết định này có liên quan đến việc làm phát sinhtranh chấp hành chính đang được toà án giải quyết thì toà án có

trách nhiệm xem xét, bảo vệ các quyên, lợi ích hợp pháp của

các cá nhân, tổ chức bị xâm phạm bởi các quyết định này

Từ những lí do nêu trên, Điều 63 Luật tố tụng hành chínhquy định biện pháp “tam đình chỉ việc thi hành quyết địnhhành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc, quyết định xử lí

vụ việc cạnh tranh được áp dụng nếu trong quá trình giảiquyết vụ án có căn cứ cho rang quyết định đó là trái pháp luật

và việc thi hành quyết định đó sẽ dan đến những hậu quảnghiêm trọng khó khắc phục ”

b Biện pháp tạm dừng việc thực hiện hành vi hành chính Trong quản lí hành chính nhà nước việc thực hiện hành

Trang 29

vi hành chính là trách nhiệm công vụ của các cá nhân, tôchức, co quan có thâm quyền Tuy vậy, nếu hành vi hànhchính có liên quan đến việc làm phát sinh tranh chấp hànhchính đang được toà án giải quyết thì toà án có trách nhiệmxem xét, bảo vệ các quyên, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổchức bị xâm phạm bởi hành vi này Do đó, Điều 64 Luật tốtụng hành chính quy định biện pháp “tam dung việc thựchiện hành vi hành chính được áp dụng nếu có căn cứ chorằng hành vi hành chính là trái pháp luật và việc tiếp tụcthực hiện hành vi hành chính sẽ dan đến những hậu quảnghiêm trọng khó khắc phục ”.

c Biện pháp cam hoặc buộc thực hiện những hành vinhất định

Tuy các đương sự trong t6 tụng hành chính có nhữngquyên, lợi ích hợp pháp nhất định nhưng ho cũng có tráchnhiệm tôn trọng quyền, lợi ich hợp pháp của cá nhân, tô chứckhác và tạo điều kiện cần thiết để toà án giải quyết vụ án hànhchính nhanh chóng, đúng pháp luật Do đó, Điều 65 Luật tốtụng hành chính quy định biện pháp “cẩm hoặc buộc thựchiện những hành vi nhất định được ap dụng nếu trong quatrình giải quyết vu án có căn cứ cho rằng đương sự thực hiệnhoặc không thực hiện một số hành vi nhất định làm ảnhhưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyên và lợi ích hợppháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được toà

an giải quyết ”

3 Thủ tục áp dụng, thay đối, huỷ bỏ các biện pháp khancấp tạm thời trong tô tụng hành chính

Trang 30

Theo các quy định tại Điều 67, Điều 68 và Điều 69 Luật tố

tụng hành chính, việc toà án áp dụng, thay đôi, huỷ bỏ biện

pháp khân cấp tạm thời trong tố tụng hành chính được thực

hiện theo trình tự sau đây:

- Thứ nhất, sáng kiến áp dụng, thay đôi hoặc huỷ bỏ biệnpháp khẩn cấp tạm thời

Đương sự yêu cầu toà án áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏbiện pháp khẩn cấp tạm thời phải làm đơn gửi đến toà án cóthâm quyền; kèm theo đơn này phải có chứng cứ để chứngminh cho sự cần thiết của việc áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏbiện pháp khẩn cấp tạm thời

Trong trường hợp yêu cầu toà án áp dụng biện pháp khâncấp tạm thời thì đương sự có yêu cầu không phải thực hiệnbiện pháp bảo đảm nhưng phải chịu trách nhiệm trước phápluật về yêu cầu của mình, nếu có lỗi trong việc gây thiệt hại thìphải bồi thường.“

Đơn yêu cau áp dung, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp khancấp tạm thời phải có các nội dung chính sau đây:

- Ngày, tháng, năm viết đơn;

- Tên, địa chi của người có yêu cầu áp dụng, thay đôi hoặchuỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;

- Tên, dia chỉ của người bị yêu cầu áp dụng, thay đổi hoặchuỷ bỏ biện pháp khân cấp tạm thời;

- Tóm tắt nội dung quyết định hành chính, quyết định kỉ luậtbuộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử

lí vụ việc cạnh tranh hoặc hành vi hành chính bị khởi kiện;

(1).Xem: Khoản 3 Điều 60 và khoản 1 Điều 66 Luật tố tụng hành chính.

Trang 31

- Lí do cần phải áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện phápkhẩn cấp tạm thời;

- Biện pháp khan cấp tạm thời cần được áp dụng, thay đổihoặc huỷ bỏ và các yêu cầu cụ thé

- Thứ hai, xem xét yêu cầu áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏbiện pháp khân cấp tạm thời

Khi nhận được đơn yêu cầu áp dụng, thay đôi hoặc huỷ bỏbiện pháp khân cấp tạm thời thâm phán hoặc hội đồng xét xử

có trách nhiệm xem xét tính hợp pháp và có căn cứ của đơnyêu cầu đề chấp nhận hoặc từ chối yêu cầu này

Nếu đương sự có đơn yêu cầu toa án áp dụng, thay đổi hoặchuỷ bỏ biện pháp khan cấp tạm thời trong quá trình giải quyết

vụ án hành chính và trước khi mở phiên toà thì thâm phán đượcphân công giải quyết vụ án phải xem xét và ra quyết định theoyêu cầu của đương sự hoặc không chấp nhận yêu cầu này trongthời hạn 48 giờ, ké từ thời điểm nhận đơn yêu cầu Trường hopkhông chấp nhận yêu cầu này thì thẩm phán phải thông báobang văn bản và nêu rõ lí do cho đương sự đã có yêu cầu biết.Nếu đương sự có đơn yêu cầu toà án áp dụng, thay đổihoặc huỷ bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên toà thì hộiđồng xét xử phải xem xét và ra ngay quyết định theo yêu cầucủa đương sự hoặc không chấp nhận yêu cầu này Trường hợpkhông chấp nhận yêu cầu này thì hội đồng xét xử phải thôngbáo, nêu rõ lí do cho đương sự đã có yêu cầu biết và ghi vàobiên bản phiên toà.

Nếu cá nhân, tổ chức nộp đơn yêu cầu toà án có thâmquyền áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đồng thời với

Trang 32

việc nộp đơn khởi kiện cho toà án đó thì chánh án toà án chỉ

định ngay một thâm phán thụ lí giải quyết đơn yêu cầu này.Trong thời hạn 48 giờ, ké từ thời điểm nhận được đơn yêucầu, thâm phán phải xem xét và ra quyết định áp dụng biệnpháp khân cấp tạm thời; nếu không chấp nhận yêu cầu thìthâm phán phải thông báo băng văn bản và nêu rõ lí do cho cánhân, tổ chức đã có yêu câu biết

- Thứ ba, ra quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biệnpháp khẩn cấp tạm thời

Tham phán hoặc hội đồng xét xử chỉ ra quyết định áp dụng,thay đôi hoặc huỷ bỏ biện pháp khan cấp tạm thời, nếu đơn yêucầu áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp nay của đương sự

là hợp pháp và có đủ căn cứ theo quy định của pháp luật.

Các căn cứ để áp dụng từng biện pháp khẩn cấp tạm thờiđược quy định tại các điều 63, 64 và 65 Luật tố tụng hànhchính Tuy Luật này không quy định cụ thể về các căn cứ déthay đổi và huỷ bỏ biện pháp khan cấp tạm thời nhưng xét vềphương diện lí luận, chúng ta có thé hiểu việc huỷ bỏ biện

pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện trong trường hợp có

căn cứ cho rằng việc áp dụng biện pháp đó là trái pháp luậthoặc các căn cứ để áp dụng biện pháp này không còn; việcthay đổi biện pháp khẩn cấp tạm thời được thực hiện trongtrường hợp có căn cứ để huỷ bỏ biện pháp khan cấp tạm thờiđang được áp dụng và có căn cứ dé áp dụng biện pháp khancấp tạm thời khác hoặc trong trường hợp có căn cứ cho rằngviệc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác là có hiệu quảhơn so với biện pháp khẩn cấp tạm thời đang được áp dụng

Trang 33

- Thứ tư, thi hành quyết định áp dụng, thay đôi hoặc huỷ

bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời

Quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp khẩncấp tạm thời có hiệu lực thi hành ngay Toà phải cấp hoặc gửingay quyết định này cho đương sự, viện kiểm sát cùng cấp và

cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp

Do các quyết định nêu trên có hiệu lực thi hành ngay; cóảnh hưởng trực tiếp tới quyên, lợi ích hợp pháp của các đương

sự và việc giải quyết vụ án hành chính nên việc bảo đảm quyềnkhiếu nại của các đương sự, quyền kiến nghị của viện kiểm sátđối với việc ra hoặc không ra các quyết định này là cần thiết.Luật tố tụng hành chính quy định vấn đề này tại Điều 70 vàĐiều 71 với những nội dung sau:

+ Đương sự có quyền khiếu nại, viện kiểm sát có quyềnkiến nghị với chánh án toà án đang giải quyết vụ án về quyếtđịnh áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khan cấp tạm thờihoặc việc không ra quyết định này của thâm phán trong thờihạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày nhận được quyết định hoặcnhận được thông báo về việc không ra quyết định này

Chánh án toà án phải xem xét, giải quyết khiếu nại, kiếnnghị nêu trên trong thời hạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày nhậnđược khiếu nại, kiến nghị Quyết định giải quyết khiếu nại,kiến nghị của chánh án toà án là quyết định cuối cùng và phải

được cấp hoặc gửi ngay cho đương Sự, viện kiểm sát cùng cấp

và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp.

+ Tại phiên toà, đương sự có quyền khiếu nại, viện kiểmsát có quyền kiến nghị với hội đồng xét xử về việc áp dụng,thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc không áp

Trang 34

dụng, thay đối, hủy bỏ biện pháp này.

Việc giải quyết khiếu nại, kiến nghị tại phiên toà thuộcthâm quyền của hội đồng xét xử Quyết định giải quyết khiếunại, kiến nghị của hội đồng xét xử là quyết định cuối cùng

CÂU HOI HUONG DAN ON TẬP,ĐỊNH HUONG THẢO LUẬN

1 Phân tích khái niệm vụ án hành chính.

2 Phân tích khái niệm khởi kiện vụ án hành chính.

3 Phân tích hình thức và nội dung khởi kiện vụ án hành chính.

4 Phân tích khái niệm thụ lí vụ án hành chính.

8 Phân tích các yêu cầu pháp lí đối với việc áp dụng, thay

đôi, huỷ bỏ biện pháp khân câp tạm thời trong tô tụng hành

chính.

9 Phân tích thủ tục áp dụng, thay đổi, huỷ bỏ các biệnpháp khân câp tạm thời trong tô tụng hành chính.

Trang 35

CHUONG VIII

GIAI DOAN CHUAN BI XET XU SO THAM

I KHAI NIEM, MUC DICH VA Y NGHIA CUA GIAIDOAN CHUAN BI XET XU SO THAM

1 Khai niệm giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm

Chuẩn bị xét xử là giai đoạn tiếp theo của quá trình tố tụnghành chính, ké từ ngày thụ lí vụ án hành chính cho đến khikhai mạc phiên toà sơ thẩm Như vậy, theo nghĩa rộng giaiđoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính là khoảng thời gian dopháp luật quy định mà trong thời gian đó toà án có thâm quyềnphải hoàn thành các công việc như điều tra, xác minh, thu thậpchứng cứ, nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính cũng như cáccông việc chuẩn bị mở phiên toà Tuy nhiên theo nghĩa hẹp,giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính là giai đoạn tố tụngđược bắt đầu từ sau khi có quyết định thụ lí vụ án hành chính

và kết thúc khi thẩm phán được phân công giải quyết vụ ánhành chính đã chuẩn bi xong các tài liệu cần thiết cho việc mởphiên toà xét xử sơ thâm hoặc ban hành các quyết định tạmđình chỉ giải quyết vụ án hành chính, đình chỉ giải quyết vụ ánhành chính Trong chương này, giai đoạn chuẩn bị xét xử sơthâm được hiểu theo nghĩa hẹp là giai đoạn với khoảng thờigian 04 tháng, trường hợp vụ án hành chính có đối tượng xét

Trang 36

xử là quyết định giải quyết khiếu nại quyết định xử lí cạnhtranh thì thời han là 02 tháng, ké từ ngày thụ lí vụ án hànhchính, thâm phán được phân công giải quyết vụ án hành chínhphải ra một trong các quyết định sau đây:

Các công việc mà toà án có thẩm quyền phải hoàn thànhtrong giai đoạn chuẩn bị xét xử có ý nghĩa rất quan trọng trongxét xử sơ thâm, nói cách khác chất lượng của bản án, quyếtđịnh sơ thâm phụ thuộc phần lớn vào kết quả của giai đoạnchuẩn bị xét xử Hoàn toàn khác với trình tự tố tụng hình sự,trong giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính, thâm phánđược phân công giải quyết vụ án hành chính phải tự mình hoànthành các công việc cần thiết như: điều tra, xác minh và thu

thập chứng cứ, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ v.v cũng như

tự mình chịu trách nhiệm về các quyết định đã ban hành

Giai đoạn chuân bị xét xử vụ án hành chính là quy trình tốtụng kế tiếp ngay sau khi thụ lí vụ án với khoảng thời gian 4tháng hoặc 6 tháng song thâm phán lại phải hoàn thành khốilượng công việc đồ sộ, quyết định phần lớn đến chất lượng củaphán quyết sau này

Trang 37

Với giai đoạn này, thẩm phán phải vận dụng pháp luật

cũng như các biện pháp nghiệp vụ một cách linh hoạt thì mới

có thé khai thác triệt dé các van dé mấu chốt của vụ án Dé lamđược điều đó, thẩm phán phải gặp cả người khởi kiện, người bikiện, người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan, các cơ quan, tôchức va các cá nhân dé tìm hiểu sự việc cũng như yêu cầu họcung cấp các tài liệu, chứng cứ cần thiết

Giai đoạn chuẩn bị xét xử còn được thé hiện ở nhiều yêu

cầu, công việc và thời hạn khác liên quan mật thiết đến hoạt

động xác minh thu thập chứng cứ, hoạt động nghiên cứu hồ sơ

vụ án của thâm phán Những hoạt động này đảm bảo cho cơquan tiễn hành tố tụng xác định được hướng giải quyết đúngđăn đối với vụ việc thuộc thâm quyên, trong thời hạn mà pháp

luật quy định.

Tóm lại: Giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thấm vụ án hànhchính là giai đoạn độc lập của quá trình giải quyết vụ án hànhchính, chỉ phát sinh khi toà án quyết định thụ lí vụ tranh chấphành chính bằng một vụ án hành chính Ở giai đoạn này đốitượng xem xét là tất cả các tài liệu, chứng cứ có liên quan đến

vụ việc hành chính Đây là giai đoạn đóng vai trò nền tảng và

có ý nghĩa quan trọng trong toàn bộ quá trình giải quyết vụ ánhành chính.

Theo quy định của pháp luật, trật tự tiến hành các côngviệc trong giai đoạn chuẩn bị xét xử bao gồm 4 bước:

- Chánh án toà án nhân dân có thẩm quyền phân công thâmphán phụ trách giải quyết vụ án hành chính;

- Thông báo cho người bị kiện và người có quyên lợi,

Trang 38

nghĩa vụ liên quan, viện kiểm sát cùng cấp về việc thụ lí vụ án

hành chính;

- Điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ.;

- Nghiên cứu hồ sơ vụ án

Thâm phán được giao giải quyết vụ án hành chính hoàn

toàn chủ động trong quá trình thực hiện các công việc trên,

nghĩa là họ có thể thực hiện các công việc trên song song nhau;

vừa thu thập tài liệu chứng cứ vừa nghiên cứu đánh giá chứng

cứ Sau khi điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, nếu có cơ sởthâm phán có thé ban hành các quyết định như tạm đình chỉgiải quyết vụ án hành chính hoặc đình chỉ giải quyết vụ ánhành chính Trong trường hợp không có đủ căn cứ theo quyđịnh của pháp luật để ban hành hai quyết định trên, thì thâmphán tiễn hành nghiên cứu toàn bộ hồ sơ vụ án dé có thé dua

vụ án hành chính ra xét xử.

2 Ý nghĩa của giai đoạn chuẩn bị xét xử

Nhìn chung, giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính

có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giải quyết vụ án hànhchính Nếu giai đoạn chuẩn bị xét xử được thực hiện một cáchnghiêm túc, thu thập được đầy đủ các chứng cứ trong vụ ánthì sẽ là nền tảng, cơ sở quan trọng cho xét xử sơ thâm Đâycũng là giai đoạn giúp thấm phán nghiên cứu kĩ lưỡng bản

chất của vụ án để có thé ra các quyết định quan trọng một

cách chính xác nhất, như: quyết định áp dụng các biện phápkhan cấp tạm thời, quyết định tạm đình chỉ hoặc đình chỉ giảiquyết vụ án v.v Đặc biệt trong giai đoạn này, toà án có điềukiện tham gia vào việc giáo dục ý thức pháp luật trong quần

Trang 39

chúng nhân dân thông qua việc tiếp xúc với các đương sự.Ngoài ra, thông qua việc nghiên cứu hồ sơ vụ án hành chính,

toà án kip thoi phát hiện ra những sai sót của cơ quan công

quyền, từ đó kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền ban hành

ra quyết định hành chính, có hành vi hành chính Trong trườnghợp các cơ quan có thấm quyên có thé khắc phục được nhữngkhiếm khuyết ngay trong giai đoạn này thì sẽ tiết kiệm đượcrất nhiều thời gian cũng như công sức để giải quyết tranhchấp hành chính theo thủ tục t6 tụng

3 Mục đích của giai đoạn chuẩn bị xét xử

Giai đoạn chuan bị xét xử vụ án hành chính có mục đích sau:

- Thu thập được đầy đủ các tài liệu, chứng cứ có ý nghĩacho việc giải quyết vụ án nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của công dân cũng như các cơ quan, tổ chức có quyền vàlợi ích bị xâm phạm.

Như vậy, giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án hành chính làkhoảng thời gian mà toà án có thâm quyền tiễn hành điều tra,thu thập các tài liệu chứng cứ của vụ án, đánh giá, nghiên cứucác tài liệu chứng cứ nhăm giúp toà án có những phán quyếtđúng đắn khi xét xử sơ thâm cũng như kịp thời ban hành cácquyết định trong giai đoạn này theo quy định của pháp luật

Trang 40

II NHUNG CÔNG VIỆC CHÍNH TOA AN CAN TIENHANH TRONG GIAI DOAN CHUAN BI XET XU SO THAM

Ở giai đoạn này, toà án có thâm quyén phải tiến hànhnhững công việc sau:

+ Phân công thâm phán giải quyết vụ án

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, ké từ ngày toà án thụ lí

vu án hành chính, chánh án toà án phân công thẩm phán đãthực hiện việc xem xét đơn khởi kiện và thụ lí vụ án giải quyết

vụ án; trường hợp thâm phán không thê tiếp tục giải quyết vụ

án hoặc thuộc trường hợp phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc

bị thay đối thì chánh án phân công thâm phán khác giải quyết

vụ án Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết phải kéo dài thìchánh án phân công thâm phán dự khuyết và thông báo chongười bị kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vàviện kiểm sát cùng cấp biết về việc toà án đã thụ lí vụ án hànhchính (Điều 114 Luật tố tụng hành chính)

+ Thông báo về việc toà án thụ lí vụ án hành chính

Ké từ ngày thụ lí vụ án hành chính, trong thời hạn 05 ngàylàm việc, toà án phải thông báo bằng văn bản cho "người bịkiện" và "người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan" và viện kiểmsát cùng cấp biết về việc toà án thụ lí vụ án hành chính Việcthông báo này là cần thiết, để cho người bị kiện, người cóquyên lợi, nghĩa vụ liên quan biết quyết định hành chính, hành

vi hành chính, quyết định kỉ luật buộc thôi việc nào đã bị kiện,

ngoài ra còn xác định trách nhiệm của người bị kiện trong việc

cung cấp tài liệu, chứng cứ cho việc ra quyết định hành chính, hành vi hành chính; hoặc chuẩn bị những việc cần thiết dé

Ngày đăng: 17/04/2024, 09:45

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w