Chính vì vậy, nhìn chung, đa số pháp luật bảo vệ người tiêu dùng các nước không coi tổ chức là người tiêu ding.” Cac giaodịch ma họ tham gia sẽ được bảo vệ theo pháp luật hop đồng,mặc dù
Trang 1GIÁO TRÌNH
LUAT BẢO VỆ QUYEN LỢI
NGƯỜI TIEU DUNG
Trang 214-2014/CXB/76-443/CAND
Trang 3TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH
LUẬT BẢO VỆ QUYEN LỢI
NGƯỜI TIỂU DUNG
(Tái bản lần thứ 2 có sửa đổi)
NHÀ XUẤT BẢN CÔNG AN NHÂN DÂN
HÀ NOI - 2014
Trang 4OonN Dn + C2 NY eK
Chu bién
TS NGUYEN THI VAN ANH
Tap thé tac gia
TS NGUYEN THỊ VAN ANH
TS NGUYEN VAN CUGNG
ThS NGO VINH BACH DƯƠNG
TS BÙI NGUYÊN KHANH
Chương | (mục 1,2) Chương Š
Chương 4 (mục 2) Chương | (mục 3) Chương 4 (mục 1) Chương 3 (mục 2)
Trang 5LỜI GIỚI THIỆU
Việt Nam dang trong quá trình hội nhập sâu rộng vào nênkinh tế thé giới, từng bước trưởng thành và khang định được vithé của mình trên trường quốc tế Không thé phủ định được trongsuốt hơn 20 năm qua, Việt Nam đã có những bước tiến to lớn vềkinh tế và xã hội Để tiếp tục duy trì và phát huy những thành tích
ấy, Nhà nước phải đưa ra được những chính sách phát triểnmang tính bên vững, trong đó có chính sách bảo vệ người tiêu
dùng Chính sách bảo vệ người tiêu dùng mà bộ phận quan trọng
nhất là pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng dang làchính sách được hau hết các nước trên thé giới quan tâm xây
dung và thực thi.
Luật bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng được Quốc hội thông
qua ngày 17/11/2010, có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 Đây là cơ sở
pháp li quan trọng bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng ở Việt Nam.Ngoài ra, việc xây dựng và hoàn thiện những văn bản hướng dancũng như các quy định pháp luật có liên quan dang dan tạo thành
hệ thông cơ sở pháp li bảo vệ người tiêu dùng mang tính xuyênsuốt và thống nhất Tuy nhiên, hiện nay nhiễu quy định pháp luật
về bảo vệ người tiêu dùng van còn khá mới mẻ với các tô chức, cá
nhân kinh doanh hang hoa, dich vụ và cả với người tiêu dùng Do
đó can đẩy mạnh hơn nữa công tác nghiên cứu, phố biến pháp
Trang 6luật nhằm nâng cao khả năng thực thi của các quy định pháp luật
liên quan tới bảo vệ người tiêu dùng.
Trong bối cảnh như vậy, việc biên soạn Giáo trình luật bảo
vệ quyên lợi người tiêu dùng để phục vụ cho công tác nghiên cứu
và giảng dạy về pháp luật bảo vệ quyên lợi người tiêu ding là rấtcân thiết Có thể nói, Giáo trình luật bảo vệ quyên lợi người tiêu
dung cua Truong Dai học Luật Hà Nội là một trong những giáo
trình dau tiên của Việt Nam nghiên cứu chuyên sâu trong lĩnh vực
pháp luật mới mẻ này Việc biên soạn Giáo trình được dựa trên
cơ sở hệ thông các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành cũngnhư cơ sở lí luận và thực tế liên quan tới van dé bảo vệ người tiêudùng không chỉ của Việt Nam mà cả các nước trên thé giới Đây
là tài liệu hết sức cơ bản, hữu ích phục vụ cho việc giảng dạy,
nghiên cứu, hoc tap, tham khảo cua các sinh viên, học viên và
giảng viên Trường Đại học Luật Hà Nội, đáp ứng yêu câu đổimới chương trình giảng dạy theo học chế tín chỉ
Quá trình biên soạn khó tránh khỏi thiếu sot, tập thể tác giảmong muốn nhận được ý kiến đóng góp của bạn đọc để Giáotrình luật bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng ngày càng hoàn thiệntrong những lan tái bản tiếp theo
Xin tran trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
Trang 7CHƯƠNG 1
NHỮNG VAN DE LÍ LUẬN VE BẢO VE
NGƯỜI TIEU DUNG VA PHÁP LUẬT BAO VE
QUYEN LỢI NGƯỜI TIEU DUNG
1 TONG QUAN VE BAO VE NGUOI TIEU DUNG
1.1 Khái niệm người tiêu dùng
Người tiêu dùng (consumer) là khái niệm rộng được hiểudưới nhiều góc độ khác nhau
(consumer goods/services hoặc final goods/services) và lam chúng
tiêu hao hoặc biến mat qua việc sử dụng đó Trong mọi nền sảnxuất xã hội, xét cho cùng, đối tượng được hướng tới chính là người
tiêu dùng Những động thái chi tiêu của ho (consumer behaviors)
đối với những ngành, nhóm hàng nhất định là tư liệu để rút ra
định hướng trong đầu tư, sản xuất và tiếp thị cho các doanhnghiệp Người tiêu dùng, như Mahatma Gandhi đã viết: "họ
không phụ thuộc vào chúng ta mà chúng ta phụ thuộc vào họ Ho
Trang 8không làm gián đoạn quy trình sản xuất mà là mục dich của nó".)Kinh tế học cũng lấy việc tiêu thụ sản phẩm cuối cùng hayhàng tiêu dùng dé xác định tổng sản phẩm nội địa, tức tong sảnphẩm quốc nội hay GDP (Gross Domestic Product) Đó là giá trị
thị trường của tất cả hàng hoá và dịch vụ cuối cùng được sản xuất
ra trong phạm vi lãnh thé quốc gia trong thời kì nhất định.” Mộtcách sơ lược như vậy cũng đã cho phép khang định người tiêudùng là bộ phận cực kì quan trọng của bất kì nền kinh tế nào
Dưới giác độ pháp lí:
Ở hầu hết các quốc gia trên thé giới, khái niệm người tiêudùng chỉ xuất hiện với tư cách là chủ thé pháp luật từ khi lĩnh vựcpháp luật về bảo vệ người tiêu dùng được ra đời Trước đó, ngườitiêu dùng chỉ là khái niệm của kinh tế học Họ cũng vẫn tham giacác quan hệ dân sự nhằm mục đích sinh hoạt, tiêu dùng nhưng chỉđược coi là một bên trong các hợp đồng dân sự Vì vậy, dưới góc
độ pháp lí, người tiêu dùng là đối tượng được bảo vệ theo pháp
luật bảo vệ người tiêu dùng.
Hàng hoá, dịch vụ đến được tay người tiêu dùng luôn đượcthực hiện thông qua các hợp đồng một cách trực tiếp hoặc giántiếp: Chúng có thé được tô chức cấp phát sau khi tổ chức đó đã kíhop đồng với nhà cung cấp (vi du: doanh nghiệp mua nước uống
để phục vụ cho công nhân của họ); Chúng có thể được tặng cho
(1) Anil Dutt Misra: “Jnsipiring Thoughts of Mahatma Gandhi", Concept Publishing Company, 2008, tr 28.
(2) GDP =C +G+I+NX Trong đó: C là tiêu dùng của cá nhân, hộ gia đình; G là tiêu
dùng của chính phủ; I là tổng dau tư, I = De + In, De là khấu hao, In là đầu tư ròng;
NX là cán cân thương mại, NX = X — M, X (export) là xuất khâu, M (import) là nhập khẩu.
Trang 9bởi người khác hoặc bởi chính nhà cung cấp; Chúng cũng có thêđược mua trực tiếp từ nhà cung cấp Trong tất cả những trường hợp
này, người tiêu dùng đã được bảo vệ với tư cách là một bên trong
quan hệ hợp đồng dân sự hoặc lao động Tuy nhiên, nếu dua vàoluật dân sự truyền thống, khái niệm "người tiêu dùng" sẽ mãi mãichỉ là khái niệm kinh tế, chứ không phải khái niệm pháp lí
Xác định đối tượng được bảo vệ theo luật bảo vệ người tiêudùng không chỉ là vấn đề lí luận mà còn có ý nghĩa quan trọng
trong thực tiễn áp dụng pháp luật bởi người tiêu dùng được hưởng
sự ưu tiên hơn so với những chủ thể luật dân sự khác trong các giaodịch cũng như trong giải quyết tranh chấp Chính bởi sự ưu tiênnày, nhằm bảo đảm hiệu quả điều chỉnh và tính công bằng trong
áp dụng các ưu đãi, pháp luật không thể sử dụng nguyên vẹn kháiniệm người tiêu dùng trong kinh tế học hoặc với tính cách làngười mua hàng hoá, dịch vụ trong luật dân sự mà cần được phânbiệt Người tiêu dùng không thể là đối tượng chung chung màluôn là các chủ thể cụ thể Thông thường, pháp luật bảo vệ người
tiêu dùng các nước giới hạn người tiêu dùng là các cá nhân mua
hàng hoá, dịch vụ không nhằm mục đích hoạt động kinh doanh,thương mại hoặc hoạt động nghề nghiệp chuyên nghiệp
Nhìn chung, để xác định chủ thé là người tiêu dùng, pháp luậtcác nước thường dựa vào các điều kiện sau:
Thứ nhất, đối tượng của giao dich là những hàng hoá, dịch
vụ được phép lưu thông và đáp ứng được các nhu cau sinh hoạtvật chất và tỉnh thân của cá nhân con người
Đây là điều kiện, rất khó xác định bởi nhu cầu sinh hoạt củacon người trong điều kiện hiện nay là rất đa dạng Những hàng
Trang 10hoá, dịch vụ thiết yếu hàng ngày của con người như đồ ăn, thứcuống, thuốc chữa bệnh, đồ chơi, đồ dùng học tập được coi là đối
tượng đương nhiên của giao dịch với người tiêu dùng Khi đó, các
quy định của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng liên quan đến vệsinh, an toàn đối với sức khoẻ con người được áp dụng, ké cả đối
với trường hợp hàng hoá chưa được bán cho người tiêu dùng.
Trong những trường hợp khác, cần phải kết hợp với mục đích của
việc mua hang hoá, dịch vụ đó dùng vào việc gi.
Thứ hai, người tiêu dùng là cả nhân.
Xác định người tiêu dùng là các cá nhân xuất phát từ chính
mục đích cho sự ra đời của lĩnh vực pháp luật này là hỗ trợ những
người tiêu dùng yếu thé trong quan hệ với nhà cung cap hàng hoá,dịch vụ Nhìn chung, nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ có hiểu biếttốt hơn về hàng hoá, dịch vụ của mình so với người tiêu dùng Khitìm hiểu về sản phẩm, khả năng tiếp cận và tiếp nhận thông tin,tham vấn của cá nhân đơn lẻ là hạn chế hơn nhiều so với tô chức.Nói cách khác, trong việc tự bảo vệ quyền của mình, năng lực của
tổ chức thường tốt hơn cá nhân Điều 2 Chỉ thị 93/13/EEC năm
1993 về các điều khoản giao dịch không công bằng của Hội đồngchâu Âu quy định: “Người tiêu dùng được xác định là con người
tự nhiên, xác lập các hợp đông theo chỉ thị này, cho các mục đíchkhông phải thương mại, nghề nghiệp ” Quy định này được tiếp tục
khang định lại trong luật bảo vệ người tiêu dùng của các thành viên
EU và cũng được nhiều quốc gia ngoài EU sử dụng
Ngoài ra, việc "tiêu dùng" hay "sinh hoạt" của tổ chức cũng
là điều khó xác định; đồng thời sẽ khó có thé coi việc "tiêu dùng"hay "sinh hoạt" của tô chức là không vì hoạt động chức năng hoặc
Trang 11nghề nghiệp của tổ chức đó Vi du: co quan mua nước uốngkhông phải dé “cơ quan uống” mà là dé những con người cụ thểlàm việc hoặc giao dịch tại đó uống Thông qua việc phục vụnước uống cho người lao động và khách giao dịch, chất lượng
hoạt động của cơ quan đó được cải thiện.
Chính vì vậy, nhìn chung, đa số pháp luật bảo vệ người tiêu
dùng các nước không coi tổ chức là người tiêu ding.” Cac giaodịch ma họ tham gia sẽ được bảo vệ theo pháp luật hop đồng,mặc dù đối tượng của giao dịch là hàng hoá, dịch vụ tiêu dùng.Trong ví dụ nêu trên, người uống nước, nếu bị thiệt hại có thểkiện nhà cung cấp với tư cách người tiêu dùng nhưng cơ quan, tôchức đã mua nước chỉ có thé kiện nhà cung cấp với tư cách người
(1).Một số bản dịch không chính thức ở Việt Nam cho rằng luật của Hàn quốc, Đài
Loan, Thái Lan quy định người tiêu dùng bao gồm cả tổ chức là suy diễn không chính xác Điều 2 Luật bảo vệ người tiêu dùng Dai Loan năm 1994 quy định: “The term "consumers" means those who enter into transactions, use goods or accept
services for the purpose of consumption”, Điều 3 Luật Bảo vệ người tiêu dùng Thai
Lan năm 1979 quy định: “Consumer” mean a person who buy or obtains services from a business man or a person who has been offered or invited by a businessman to purchase goods or obtain services and includes a person who duly uses good or a person who duly obtains services from a businessman even he/she is not a person who pays the remuneration” Những quy định nay chi nêu cách xác định khái niệm người
tiêu dùng theo mục đích sử dụng hàng hoá, dịch vụ hoặc hình thức tiếp nhận (mua,
được cho, mời) hàng hoá dịch vụ chứ không ngụ ý hoặc phản ảnh rõ ràng người tiêu dùng có thể là tổ chức Điều 2 Luật khung về bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc năm
2006 quy định: “Consumer” means those who use (including utilization; hereinafter the same shall apply) goods and services provided by enterprisers for the purpose of daily use or production, prescribed by the Presidential Decree” Quy định nay của
Han Quốc tuy rất độc đáo ở chỗ nó cho xác định người tiêu ding có mục dich sản xuất (production) ngoài mục đích sử dụng hàng ngày (daily use) nhưng phải được nêu
rõ trong các nghị định của tổng thống Hàn Quốc (Presidential Decree) Tham chiếu các văn bản của tổng thống Hàn Quốc về thực thi Luật khung về bảo vệ người tiêu dùng tại website chính thức của Cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Hàn Quốc (KCA) http://www.kca go kr/jsp/ eng/info_02.jsp, chúng tôi khong thay bang chứng xác
thực liên quan đến quy định về người tiêu dùng Hàn Quốc có thé là tổ chức.
Trang 12mua trong quan hệ hợp đồng thông thường hoặc có thể trở thành
đại diện của người tiêu dùng mà thôi.
Một số trường hợp cá biệt coi các doanh nghiệp rất nhỏ cũng
là người tiêu dùng Chăng hạn, theo Luật thực hành thương mại
Úc 1974 (Trade Practices Act 1974), các giao dịch về hàng hoá,dịch vụ có giá trị nhỏ hơn 40.000 đô la Úc thì người mua cũngđược đối xử như là người tiêu dùng trong chế độ bảo hành, kê cảkhi người mua là tổ chức Trong trường hợp giá trị giao dịch lớnhơn 40.000 đô la Úc, để được coi là “người tiêu dùng”, ngườimua phải chứng minh mục đích sử dụng là tiêu dùng của mình.“Tuy vậy, chúng ta nên nhìn nhận đây là sự đối xử tương đương
“như là người tiêu dùng” của pháp luật đối với trường hợp cá biệtnày Bởi lẽ, pháp luật bảo vệ người tiêu dung được đặt ra dé hỗtrợ luật dân sự và thương mại dé khắc phục những hạn chế củaquyền tự do khế ước khi có sự không cân xứng về điều kiện kinh
tế, trình độ hiểu biết giữa các bên trong giao dịch chứ pháp luậtbảo vệ người tiêu dùng không thay thế luật dân sự và thương mại.Thứ ba, việc mua hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích tiêu dùng,
sinh hoạt cho ca nhân, hộ gia đình.
Mục đích tiêu dùng, sinh hoạt ở đây có nghĩa là người tiêu
dùng mua hàng hoá, dịch vụ để sử dụng cho các nhu cầu của cá
nhân mình, gia đình mình Mục đích tiêu dùng, sinh hoạt không
phải là phục vụ cho việc bán lại, hoạt động sản xuất kinh doanhkhác hoặc các hoạt động nghề nghiệp
Việc mua các sản phẩm phục vụ tiêu dùng nhằm bán lại, (vídu: mua bánh mỳ từ nhà sản xuất về dé bán lẻ) hoặc chế biến
(1) Popat: International Product Law Manual, Kluwer Law International, 01-11-2010, tr 166.
Trang 13thành sản phâm khác dé bán (ví du: mua bánh mì từ nhà sản xuất,thêm các gia vị, thức ăn khác tạo thành các món ăn mới rồi đembán) không được coi là hành vi tiêu dùng và chu thể thực hiện
chúng không phải là người tiêu dùng.
Cũng cần lưu ý là người tiêu dùng có thể không có quan hệtrực tiếp với nhà cung cấp Họ có thể được người mua tặng, cho,cấp phát Chăng hạn, người cha mua sữa cho con uống, đứa con
không tham gia giao dịch mua bán nhưng nó vẫn là người tiêu dùng
Ở Việt Nam, khái niệm người tiêu dùng đã được thừa nhậntrong Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 1999 vàLuật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 Hai văn bảnquy phạm pháp luật này đều quy định: "Người tiêu dùng là người
mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh
2 Lẻ A * xã R bổ y+, 1
hoạt của cá nhân, gia đình, tô chức 0
Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam không quyđịnh về hang hoá, dịch vụ tiêu dùng Tuy vậy, có thé hiểu đượcrằng, đó là những gì được phép lưu thông và được người ta mua
về để sử dụng cho các mục đích sinh hoạt, tiêu dùng cá nhân, chogia đình Cũng tương tự như các nước, điều kiện về mục đíchcũng được sử dụng để xác định người tiêu dùng theo Luật bảo vệquyền lợi người tiêu dùng năm 2010 Người tiêu dùng mua, sử
dụng hàng hoá cho mục đích sinh hoạt, tiêu dùng.
Tuy vậy, định nghĩa về người tiêu dùng nêu tại khoản 1 Điều 3Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 lại đưa thêm
"mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của tổ chức" là chưa được rõràng Bởi lẽ, hoạt động tiêu dùng, sinh hoạt của tổ chức không thể
(1).Xem: Khoản 1 Điều 3 Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010.
Trang 14xác định được Chúng ta chỉ có thể nói tổ chức mua 10 bình nướcchứ không thể nói tổ chức đó "uống hết" 10 bình nước được.
Trường hợp nhà làm luật ngụ ý rằng việc mua hàng hoá, dịch
vụ về dé phục vụ nhân viên của mình thì việc mua nước của tổchức nhằm phục vụ hoạt động chức năng của mình Khi đó, tổ
chức không phải là người tiêu dùng mà nhân viên của họ - những
người được cấp phát nước uống mới là người tiêu dùng
Trường hợp nhà làm luật ngụ ý rằng tô chức cũng là người tiêu
dùng thì một mặt nó không phù hợp thông lệ chung, pháp luật bảo
vệ người tiêu dùng được đặt thêm bên cạnh luật dân sự, thương
mại chỉ dé hỗ trợ các cá nhân yếu thé trong các giao dịch Điều nàylàm giảm bớt ý nghĩa cũng như lãng phí nguồn lực cho chính sáchbảo vệ người tiêu dùng của Nhà nước ta Đồng thời, nó cũng có thé
bị lạm dụng bởi chính các doanh nghiệp cũng là những tô chứcđặc thù Thay vì họ thực hiện các quyền của mình theo luật dân
sự, thương mại, họ giành lợi thế bất chính với phía bên kia băngcách khởi kiện thông qua các quyền của người tiêu dùng
1.2 Sự cần thiết phải bảo vệ người tiêu dùng
Trước hết, người tiêu dùng là những con người, là tất cảchúng ta.” Là trung tâm của những mối quan tâm về sự phát triểntoàn diện và lâu dài, con người có quyền được hưởng một cuộc
sống hạnh phúc và lành mạnh, có quyền được hưởng các sản
phẩm an toàn, phù hop với kha năng và nhu cầu của mình Thiết
(1) Câu nói của tổng thống Hoa Kỳ Kenedy ngày 15/3/1962: "Consumers, by definition,
include us all" Xem thêm: John F Kenedy: "Special message to the Congress on
Protection Consumer Interest", in trong tuyén tap "Public Papers of the Presidents
of the United States" Office of the Federal Register, National Archives and Records Administration, USA 2005, tr 235.
Trang 15lập cơ chế bảo đảm sự an toàn đối với người tiêu dùng trong việcthực tế sử dụng hàng hoá, dịch vụ cũng như trong tâm lí của họ lànhiệm vụ quan trọng của các quốc gia hiện đại trong việc bảo vệ
và phát triển các giá trị quyền con người
Thứ hai, bảo vệ người tiêu dùng còn xuất phát từ chính vai
trò của họ trong nền kinh tế Trên thị trường, các chủ thé tac động
qua lại lẫn nhau dé xác định ba van dé trong tam: Do la san xuatcái gi? Sản xuất như thé nào? Sản xuất cho ai? Theo đó, ngườitiêu thụ sản phẩm trong cơ chế thị trường giữ vi trí trung tâm củanên kinh tế và là đối tượng hướng tới của mọi doanh nghiệp Nhucầu, sở thích của họ chính là những động cơ thúc day sự cạnh
tranh giữa các doanh nghiệp Sự thành bại của doanh nghiệp phụ
thuộc chủ yếu vào việc người tiêu dùng có bỏ phiếu cho họ bằngnhững đồng tiền thông qua việc mua sản pham của doanh nghiệp
đó hay không Trong trường hợp sản phẩm không được người
tiêu dùng lựa chọn sử dụng, doanh nghiệp sẽ không bán được
hàng hoá, dịch vụ và sẽ dẫn đến phá sản
Đề phát triển kinh tế bền vững, bất kì nhà nước nào cũng đềuphải quan tâm bảo vệ các thành tổ thị trường mà người tiêu dùng là
nhân vật trung tâm Bên cạnh những hỗ trợ mang tính kĩ thuật như
hướng dẫn, đào tạo, tuyên truyền, cần thiết có một công cụ mạnhhơn đó là chính sách bảo vệ người tiêu dùng dé bảo đảm cho ngườitiêu dùng có thể dựa vào đó để tự mình bảo vệ hoặc nhờ người
khác bảo vệ trước những vi phạm, lạm dụng của các doanh nghiệp.
1.3 Chính sách của nhà nước về bảo vệ người tiêu dùng
1.3.1 Khải niệm
Theo cách hiểu phổ biến nhất, chính sách công là một quá
Trang 16trình hành động hoặc không hành động của chính quyên để giảiquyết một van dé công cộng.) Nói cách khác, đó là các chủtrương cùng các hoạt động can thiệp đến đối tượng nhằm làm nóphát triển theo hướng đúng với mong muốn của người làm chínhsách và phù hợp với quy luật khách quan Sự can thiệp đến đốitượng có thé thực hiện theo các hình thức điều chỉnh trực tiếp nhưban hành luật và t6 chức thi hành luật, đây là hình thức phô biếnnhất Đối tượng của chính sách trong trường hợp này sẽ bị ápdụng chế tài nếu không thực hiện đúng quy định Tuy nhiên,trong nhiều trường hợp, người lập chính sách lại lựa chọn cáchthức can thiệp một cách gián tiếp thông qua các biện pháp hỗ trợ,khuyên khích đối tượng tự phát triển Khi đó, các đối tượng củachính sách sẽ được hưởng những ưu đãi, lợi thé nhất định nếu
thực hiện theo những gợi ý, định hướng của nhà làm chính sách
và ngay cả khi họ thực hiện theo hướng ngược lại thì cũng không
có biện pháp chế tài nào được áp dụng cho họ
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là bảo vệ cấu thành thịtrường, là bảo vệ các giá trị quyền con người Trong xã hội dânchủ, hiện đại, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là trách nhiệmchung của nhà nước và toàn xã hội Những nỗ lực chung nhằmhướng tới bảo đảm các quyền của người tiêu dùng thường đượcdiễn đạt bằng khái niệm “chính sách bảo vệ người tiêu dùng”
Đây được xem là một chính sách công được lựa chọn và thực hiện bởi nhà nước.
Phù hợp với những mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của
(1) Michael E Kraft and Scott R Furlong: Public Policy: Politics, Analysis and Alternatives,
CQ Press, 2004, tr 5.
Trang 17mình, nhà nước có những định hướng và các biện pháp can thiệp
vào thị trường, xã hội nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của ngườitiêu dùng Như vậy, có thể hiểu chính sách của nhà nước về bảo
vệ người tiêu dùng là những chủ trương, định hướng và những
biện pháp tác động nhằm hiện thực hoá các quyên và lợi ích của
người tiêu dùng.
1.3.2 Các bộ phận cấu thành của chính sách bảo vệ quyên
lợi người tiêu dùng
Trên cơ sở các phương án khác nhau của hoạt động phân tích chính sách, nhà nước sẽ lựa chọn các biện pháp, công cụ phù hợp
nhất với điều kiện thực tế xã hội cũng như khả năng nhân lực, tài
chính cua mình Hoạt động này, theo khoa học chính tri gọi là
quyết định chính sách Quyết định chính sách có thê là việc banhành các đạo luật về vấn đề liên quan hoặc triển khai những biệnpháp tô chức khác hoặc thực hiện chúng một cách đồng thời.Trong chính sách bảo vệ người tiêu dùng, tất cả các quốc giađều lựa chọn việc ban hành các đạo luật và kết hợp đồng thời vớicác biện pháp tô chức như tuyên truyền, giáo dục nhằm nâng caohiểu biết và khả năng tự bảo vệ của người tiêu dùng cũng như
nâng cao trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Có thể phân
loại các bộ phận của chính sách bảo vệ người tiêu dùng như sau:
a Các biện pháp pháp lí: bao gồm các văn bản quy phạmpháp luật ghi nhận các quyền của người tiêu dùng, nghĩa vụ củacác nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ, quy định các cơ chế bảo đảmthực thi như quyền và thủ tục khởi kiện, khiếu nại, thanh tra,giám sát cũng như việc thi hành quyết định giải quyết đơn kiện,khiếu nại của người tiêu dùng
Trang 18Các biện pháp pháp lí bảo vệ người tiêu dùng hợp thành lĩnh
vực pháp luật đặc biệt trong hệ thống pháp luật — pháp luật bảo vệ
người tiêu dùng Nói một cách khác, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là bộ phận của chính sách bảo vệ người tiêu dùng của các
quốc gia Tuy là bộ phận nhưng cũng như trong mọi chính sách
công, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng luôn đóng vai trò chủ đạo trong chính sách bảo vệ người tiêu dùng bởi chỉ có pháp luật mới
là chỗ dựa vững chắc và 6n định cho đối tượng được bảo vệ Cácbiện pháp không mang tính pháp lí như giáo duc, tư van haykhuyến khích thường sẽ bị chi phối bởi địa vị xã hội và điều kiệnkinh tế của các nhóm lợi ích khác nhau mà trong trường hợp này
là người tiêu dùng và các doanh nghiệp, sự hợp tác và cạnh tranh
giữa họ sẽ thường xuyên bắt bình đăng Khi đó, pháp luật bảo vệngười tiêu dung là rào chắn an toàn cho những thoả thuận khôngcông bằng hoặc sự áp đảo của một bên Vai trò trung tâm, chủ
đạo của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng sẽ được làm rõ hơn
trong các phần tiếp theo
b Các biện pháp tổ chức: bao gồm các biện pháp nâng cao
năng lực của người tiêu dùng; nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; nâng cao năng lực của các cơ quan nhà nước Việc nâng cao năng lực của người tiêu dùng chính là làm cho
họ tự bảo vệ mình một cách tốt hơn như: hướng dẫn, tư vấn,tuyên truyền, phô biến pháp luật về người tiêu dùng; tạo điều kiệncho người tiêu dùng và các thực thé xã hội khác có thé liên kếtthành lập các nhóm, hội bảo vệ người tiêu dùng để chia sẻ kinh
nghiệm tham gia các giao dịch, kinh nghiệm sử dụng hàng hoá
dịch vụ an toàn, tiết kiệm cũng như chia sẻ kinh nghiệm xử líhoặc hợp tác với nhau trong việc đối phó với những bất đồng,
Trang 19tranh chấp với các nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ như khởi kiệntập thể, tây chay sản phẩm hoặc nhà cung cấp nhất định.
Việc nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chính là làm cho doanh nghiệp có ý thức tôn trọng người tiêu dùng và
cộng đồng Ngoài các quy định của pháp luật, những biện pháptuyên truyền, giáo dục, thuyết phục hoặc khuyến khích bằng cáclợi ích vật chất, tuyên dương về tinh thần được áp dụng nhằmhướng các doanh nghiệp tới việc cung cấp những sản phẩm cóchất lượng tốt, an toàn, thuận lợi đối với người sử dụng, thân
thiện với môi trường hoặc xây dựng phong cách phục vụ người
tiêu dung tốt hơn
Việc nâng cao trình độ của các cơ quan nhà nước ở đây là
việc làm cho họ bảo vệ người tiêu dùng được tốt hơn trong phạm
vi chức năng và thâm quyền của mình Khi xây dựng chính sáchbảo vệ người tiêu dùng, nhà nước luôn tính đến khâu đào tạo cán
bộ về kiến thức, kĩ năng công vụ cũng như kiến thức về pháp luậtbảo vệ người tiêu dùng Hoạt động đào tạo có thể được thực hiệntheo nhiều hình thức như tập huấn tại chỗ, đào tạo tập trung, hợp
tác, chia sẻ kinh nghiệm với các cơ quan, tổ chức nước ngoài và
quốc tế thông qua các chương trình hội thảo, tham quan khảo sáthoặc phối hợp trong nghiệp vụ đối với những trường hợp mà việcbảo vệ người tiêu dung có liên quan đến nhiều nước Nâng caonăng lực còn được xuất hiện và thực hiện bởi những hoạt động
thanh tra, giám sát việc thực hiện công tác bảo vệ người tiêu dùng
Ở Việt Nam, ngoài việc ban hành đạo luật về bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng và các đạo luật khác có liên quan, Nhà nước
cũng lựa chọn và cam kết thực hiện những biện pháp không mang
Trang 20tính pháp lí nhằm thực hiện chính sách bảo vệ người tiêu dùng.Theo Điều 5, Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010,
các biện pháp thực thi chính sách bảo vệ người tiêu dùng bao
gồm các định hướng hành động cơ bản sau:
- Tạo diéu kiện thuận lợi dé tổ chức, cá nhân chủ động thamgia vào việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Khuyến khích tổ chức, cá nhân ứng dụng, phát triển côngnghệ tiên tiễn dé sản xuất hàng hoá, cung ứng dịch vụ an toàn,bảo đảm chất lượng;
- Triển khai thường xuyên, đông bộ các biện pháp quản lí,giám sát việc tuân thủ pháp luật của tổ chức, cá nhân kinh doanh
hàng hoá, dịch vụ;
- Huy động mọi nguồn lực nhằm tăng đâu tư cơ sở vật chất,phát triển nhân lực cho cơ quan, tô chức thực hiện công tác bảo
vệ quyên lợi người tiêu dùng;
- Thường xuyên tăng cường tư vấn, hỗ trợ, tuyên truyễn, phobiến, hướng dan kiến thức cho người tiêu dùng;
- Đẩy mạnh hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, chia sẻ thôngtin, kinh nghiệm quản lí trong việc bảo vệ quyên lợi người tiêu dùng ”.Cần lưu ý, tên gọi của Điều 5 Luật bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng năm 2010: “Chính sách của Nhà nước về bảo vệquyên lợi người tiêu dùng” không có nghĩa là toàn bộ chính sáchbảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam chỉ gồm các biện pháp mangtính tổ chức nói trên mà còn bao gồm cả việc ban hành các quyđịnh về bảo vệ người tiêu dùng cũng như bảo đảm cho chúng
được thực thi.
Trang 212 NHỮNG VAN ĐÈ LÍ LUẬN VỀ PHAP LUẬT BẢO VENGƯỜI TIEU DUNG
2.1 Khái niệm và đặc điểm của pháp luật bảo vệ người
tiêu dùng
2.1.1 Khải niệm
Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng là lĩnh vực pháp luật điều
chỉnh các quan hệ giữa người tiêu dùng và các thương nhân khi người tiêu dùng mua, sử dụng hàng hoá, dịch vụ của thương nhân
đó Lĩnh vực pháp luật này quy định những quyền của người tiêudùng, quy định trách nhiệm sản phẩm của thương nhân, ngănchặn các giao dịch không công bằng, bảo vệ thông tin cá nhân
của người tiêu dùng.
- Về doi tượng diéu chỉnh, có thé thay những quan hệ muabán giữa thương nhân và người tiêu dùng chỉ thuần túy là đốitượng điều chỉnh truyền thống của luật dân sự Cần lưu ý, quan hệ
này không phải là quan hệ thương mại vì không có mục đích bán
lại nên không thê được điều chỉnh bởi luật thương mại
- Về phương pháp diéu chỉnh, pháp luật bảo vệ người tiêudùng sử dụng phương pháp của luật hành chính để tác động bằngcách trao thêm quyền cho bên yếu thế là người tiêu dùng trongnhững quan hệ hợp đồng với thương nhân
Một hợp đồng dân sự có tính chất truyền thống giữa ngườitiêu dùng và nhà cung cấp là kết quả của những thoả thuận tựnguyện, không ép buộc về số lượng, chất lượng, giá cả Nhữngđiều khoản hợp đồng này sẽ có hiệu lực, bất luận những thiệt hạihay những bất tiện có thể xảy ra, người mua bị ràng buộc bởi
những gi minh đã thoả thuận nên tự mình phải hài lòng với những
Trang 22gi mà minh đã quyết định trước khi mua mà cũng không thé xin
xỏ người bán Sự tự do hợp đồng như vậy có thể được diễn tảbăng câu châm ngôn "hãy để người mua tự nhận thức" (caveatemptor), người mua phải tự mình nghiên cứu, xét đoán và quyếtđịnh cho mình Khi đã kí kết, người mua phải tuân thủ thực hiệnđúng các cam kết theo nguyên tắc khế ước không thé chối bỏ(pacta sunt servanda) vốn tồn tại từ thời La Mã cổ đại
Việc mua bán hàng hoá, dịch vụ trên thị trường tuy phụ
thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng như các nhà kinh tế đãlàm rõ Nhưng rõ ràng nó được kiểm soát và cung cấp bởi cáccác thương nhân và bao giờ cũng vậy, họ hiểu biết về hàng hoá,
dịch vụ của mình hơn là những người tiêu dùng Vì vậy, trong
việc mua bán ấy, nhà cung cấp luôn chiếm ưu thế trong việcthuyết phục người tiêu dùng mua hàng hoá, dịch vụ theo nhữngđiều khoản mà mình đặt ra.“
Ở thời La Mã cổ đại - thời của những nguyên tắc luật dân sựđược ra đời và phát triển huy hoàng, những nhu cầu của conngười chủ yếu chỉ dừng lại ở những đồ ăn, thức uống đơn giản, ít
có sự chế biến qua nhiều công đoạn Việc nhận dạng nhữngkhiếm khuyết của hàng hoá, vì vậy cũng rất đơn giản Trong xã
hội công nghiệp, người tiêu dùng được sử dụng những hàng hoá,
dịch vụ tỉnh vi, hiện đại nhưng cũng phức tạp hơn Nếu chỉ với
kinh nghiệm và sự cảm nhận không thông qua sự trợ giúp của các
phương tiện kĩ thuật, người tiêu dùng tự mình khó có thê đánh giáđúng được giá trị, chất lượng, xuất xứ của hàng hoá, dịch vụ, khó
(1).Trong kinh tế học, đây được gọi tình trạng bắt đối xứng thông tin (information
asymmetry) là trang thai bat cân bang trong cơ cau thông tin - giữa các chủ thê giao dich có mức độ năm giữ thông tin không ngang nhau.
Trang 23nhận biết, phát hiện được những khuyết tật của chúng.
Khối lượng lớn cộng với sự lưu thông tự do, thuận lợi kéo
theo người tiêu dùng nhận được những hàng hoá, dịch vụ từ những vùng xa xôi thông qua các đại lí, người bán lẻ và thường
thì họ không biết được nhà sản xuất ở đâu Khoa học công nghệ
phát triển ngày càng mạnh mẽ mang đến cho người tiêu dùng
những hàng hoá, dịch vụ tinh vi, hiện đại nhưng cũng phức tap hơn Tính năng sử dụng của các hàng hoá, dịch vụ này tiện lợi
nhưng người tiêu dùng thường không được giải thích nhiều về
các hàng hoá, dịch vụ đó và họ sử dụng không theo những yêu
cầu an toàn, do đó có thé làm hỏng hóc hoặc gây tai nạn Cũng cónhiều trường hợp nhà cung cấp lợi dụng sự không hiểu biết củangười tiêu dùng, đưa cho họ những hàng hoá không đủ chất lượngnhưng người tiêu dùng khi phát hiện ra thì không thé khiếu nạihay kiện tụng vì lí do bên bán không vi phạm hợp đồng đã kí kết.Nhiều khi, người tiêu dùng bị buộc phải sử dụng hàng hoá, dịch
vụ mà không có khả năng lựa chọn nào khác bởi lí do loại hàng
hoá, dịch vụ đó chỉ do một thương nhân độc quyền cung cấp.Trong những trường hợp như vậy, quyền tự do khế ước đã khôngcòn mang giá trị nhân văn của một quyền tự do cá nhân.”
Nguyên tắc caveat emptor hay pacta sunt servanda không còn
thích hợp với tính cách là phương tiện bảo vệ bên tham gia hợp
đồng khi anh ta là người tiêu dùng nữa Người tiêu dùng cần được
bảo vệ thiết thực hơn bằng các quy định của pháp luật công bênngoài các quy định của luật dân sự truyền thống Đây là lí do dẫn
(1).Xem: Ngô Vĩnh Bạch Dương, “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong pháp luật
cạnh tranh”, Tap chí Nhà nước và pháp luật, sô 11/2000, tr 37.
Trang 24đến việc các nhà làm luật lựa chọn cách thức điều chỉnh mới chonhóm quan hệ truyền thống và hình thành nên lĩnh vực pháp luật
mới - pháp luật bảo vệ người tiêu dùng.
2.1.2 Đặc điểm của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Thứ nhất, áp đặt những điều kiện bắt buộc thương nhân phảituân thủ để khắc phục những bất lợi của người tiêu dùng trongquan hệ với nhà cung cấp hàng hoá dịch vụ
Cu thé, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng tập trung quy địnhcác van đề kiểm soát điều kiện giao dịch chung; cam các điềukhoản không công bằng: trình tự thực hiện giao dich từ xa, giaodịch điện tử Việc can thiệp này làm cho nguyên tắc tự do khếước chỉ còn có ý nghĩa tương đối trong các giao dịch giữa người
tiêu dùng và thương nhân.
Thứ hai, xác định trách nhiệm san phẩm một cách nghiêmkhắc và mở rộng về chủ thể chịu trách nhiệm
Theo đó những người chịu trách nhiệm đối với khuyết tật củasản phẩm tiêu dùng có thé không phải là người gây ra khuyết tật
đó nhưng có tham gia vào chuỗi hoạt động đưa sản phẩm đến tayngười tiêu dùng Hầu hết các nước trên thế giới đều có luật tráchnhiệm sản phẩm nằm trong hoặc độc lập với luật bảo vệ ngườitiêu dùng Chắng hạn ở Thái Lan, Luật trách nhiệm sản phẩm
được ban hành năm 2008 trong khi Luật bảo vệ người tiêu dùng
của họ có từ năm 1979 Ở Anh, trách nhiệm sản phẩm được biếtđến sớm hơn luật bảo vệ người tiêu dùng Án lệ Donoghue kiệnStevenson năm 1932 được coi là mốc quan trọng của quy định
về trách nhiệm sản pham thì tới tận những năm 1970, ho mới cócác quy định riêng về bảo vệ người tiêu dung như Sale of Goods
Trang 25Act 1979 (luật bán hang), Unfair Contract Terms Act 1977 (luật
về các điều khoản không công bằng) và đến Consumer ProtectionAct 1987 (luật bảo vệ người tiêu dùng) thì trách nhiệm sản phẩm
được quy định chung với luật bảo vệ người tiêu dùng theo
hướng dan của Chỉ thi 85/374/EEC năm 1985 của Hội đồngchâu Âu về trách nhiệm sản phẩm Ở Việt Nam, quy định vềtrách nhiệm sản phẩm được quy định trong Luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng năm 2010.
Thứ ba, thiết lập những ngoại lệ so với những nguyên tắc tôtụng dân sự truyền thong nhằm tạo điều kiện thuận lợi chongười tiêu dùng tham gia giải quyết tranh chấp liên quan đếnviệc quyền lợi của mình bị vi phạm
Đây là những ngoại lệ về điều kiện hình thức khi khởi kiệnhoặc giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh Chăng hạn như khởi kiệntập thé (class action ở Hoa Ky, Sammelklage ở Đức) hoặc đảo nghĩa
vụ chứng minh (Beweislastumkehr - Đức) Theo Luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng năm 2010 của Việt Nam, người tiêu dùng cũng được giảm nhẹ nghĩa vụ chứng minh, họ chỉ phải chứng minh sự
thiệt hại còn nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ sẽ phải chứng minh
về việc không tồn tại mối quan hệ nhân quả giữa hành vi sảnxuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ với những thiệt hại của ngườitiêu dùng hay chứng minh mình không có lỗi (Điều 42)
2.2 Sự ra đời và phát triển của pháp luật bảo vệ ngườitiêu dùng trên thế giới
Hiện thân đầu tiên của các quy định về chống độc quyền vàthương mại không công bằng, bảo vệ người tiêu dùng trong lịch
sử nhà nước và pháp luật là đạo luật "lex Julia de Annona" về
Trang 26nâng giá lương thực được nhà nước La Mã ban hành vào khoảng năm 50 trước công nguyên Luật này trừng phạt nặng các thương
nhân nâng giá ngũ cốc bang cách liên kết với nhau dé ép giá."
Băng việc trừng phạt sự làm giàu bất chính của các nhà buôn và
đầu cơ mặt hàng tiêu dùng thiết yếu là lương thực, lex Julia deAnnona được coi là đạo luật đầu tiên trên thé giới liên quan đếnbảo vệ người tiêu dùng cũng như chống độc quyền Do trình độphát triển kinh tế còn hạn chế, hơn nữa sau đó là thời kì phát triểnhuy hoàng của luật dân sự La mã, đó có thé là lí do mà những ýtưởng của lex Julia de Annona không được tiếp tục phát triển lên.Đến cuối thé ki XIX va đầu thế ki XX, tập trung tư bản đã lênđến mức độ rất cao và đe dọa đến quyền tự do cạnh tranh, cơ hội
gia nhập thị trường của những doanh nhân nhỏ Những đạo luật
chống độc quyền của Hoa Kỳ là Sherman Act 1890 và ClaytonAct 1914 được ra đời nhằm lập lại trật tự cạnh tranh trong nềnkinh tế Những đạo luật này đã gây những ảnh hưởng lớn đến cảbên ngoài biên giới Hoa Kỳ Trào lưu luật chống độc quyền với
mục đích chính là bảo đảm cạnh tranh lành mạnh một cách gián
tiếp đã bảo vệ người tiêu dùng khỏi những hậu quả xấu như bịphân biệt đối xử hoặc phải mua với giá cả không hợp lí
(1) William Alexander Hunter, Gaius: "A systematic and historical exposition of Roman law in the order of a code", Sweet & Maxwell, 1803, tr 1063 va 1067; William Livesey Burdick: "The principles of Roman law and their relation to modern law",
The Lawbook Exchange, Ltd., 2004, tr 685 Da số các tài liệu chúng tôi thu thập được đều trích dẫn là khoảng năm 50, tức là thời Cộng hoà La Mã của Caesar Tuy vậy, có một số tài liệu chú thích là Lex Julia de Annona ban hành vào khoảng khoảng năm 18 trước Công nguyên tức là thời Đế quốc La Mã của Augustus Xem thêm: Adolf
Berger: Encyclopedic dictionary of Roman law, Volume 43, American Philosophical Society, 1953, tr 553.
Trang 27Những án lệ ở châu Âu đầu thế kỉ XX cũng đã gợi mở những
ý tưởng đầu tiên về trách nhiệm sản pham khi mà người tiêu dunggặp quá nhiều khó khăn, thậm chí là không tưởng trong việc truytìm ai là người đã có lỗi gây ra thiệt hại cho mình Điền hình nhất
là phán quyết về vụ Donoghue kiện Stevenson ở Anh năm 1932.Trong vụ kiện này, nguyên đơn kiện và đòi bồi thường vì bị đaubụng và bị ảnh hưởng nặng về tâm lí sau khi phát hiện một phầncon ốc sên đang phân huỷ trong chai đồ uống Nguyên đơn khôngphải là người mua và trả tiền, chị ta chỉ là người được mời, bị đơn
là nhà sản xuất cũng không bán hàng cho bên nguyên Sau khicác toà cấp dưới đều khang định hai bên không tồn tại quan hệhợp đồng và việc kiện của bên nguyên là không có cơ sở Đếnnăm 1932, vụ kiện được kháng cáo lên Thượng viện Anh, Namtước Atkin đã nhận định rằng nhà sản xuất phải chịu trách nhiệmđối với sản phâm của mình nếu ông ta bán chúng theo mẫu mã
mà ông ta muốn nó hiện diện như vậy trước người tiêu dùng cuốicùng; và mẫu mã đó làm cho người tiêu dùng không thé kiểm tratrước khi tiêu dùng một cách hợp lí; và với nhận thức rằng nếuthiếu sự thận trọng thích hợp trong khâu bao gói sản phẩm thì sẽ
có thé gây ra những tôn thất về sức khoẻ hoặc tài sản cho ngườitiêu dùng Phan quyết này đã có ảnh hưởng lớn đến luật bôithường ngoài hợp đồng của Anh và lí thuyết về trách nhiệm sảnphẩm của nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ cũng như pháp luật bảo
(1).Cho đến tận trước ngày 1/10/2009, “Thượng viện Anh (House of Lords) vẫn là CƠ
quan có quyền xét lại các phán quyết của các toà án cấp dưới Sau hơn 7 thé ki ton tại, thâm quyền xét xử của thượng viện với tư cách là cấp xét xử cao nhất và cuối
cùng đã được chuyên sang cho Toà án tối cao vương quốc Anh — được thành lập từ
1/10/2009 theo Luật cải cách hiến pháp 2005 (Constitutional Reform Act 2005) của Vương quốc Anh.
Trang 28vệ người tiêu ding.”
Tuy vậy, mãi đến thập ki 60 thế kỉ XX, do tình trạng ngườitiêu dùng bị xâm phạm các lợi ích kinh tế trở nên nhức nhối hơnbao giờ hết mà nguyên nhân của nó không chỉ nằm ở việc độcquyền hoặc sự liên kết giữa các thương nhân Luật cạnh tranh,kiểm soát độc quyền đã trở nên không đủ dé duy trì trật tự cạnhtranh và phát triển kinh tế bền vững Các nhà lập pháp mới thấyđược sự cần thiết phải có những biện pháp hữu hiệu hơn dé bảo
vệ người tiêu dùng trước những hành vi "xấu chơi" của các nhà
kinh doanh.
Giải pháp của các quốc gia đều hội tụ ở một điểm là phảicông bồ trong pháp luật những quyền cơ bản của người tiêu dùngđồng thời quy định những biện pháp bảo đảm thực hiện cácquyền đó mà mọi thương gia phải tôn trọng Ngày 15/3/1962,Tổng thống Mỹ John F Kenedy tuyên bố trước Thượng viện Hoa
Kỳ về các quyền của người tiêu dùng: Quyền được an toàn;Quyền được thông tin; Quyền được lựa chọn; Quyền được lắngnghe ý kiến.) Về sau, Tổ chức quốc tế người tiêu dùng IOCU(sau này là CI) chấp nhận các quyền trên và bổ sung thêm 4quyền nữa là: Quyền được thoả mãn những nhu cầu cơ bản;Quyền được đền bù; Quyền được giáo dục và Quyền được sốngtrong môi trường trong lành.)
Tiếp sau nước Mỹ, hàng loạt các quốc gia đã ban hành cho
(1) Geraint G Howells,Stephen Weatherill: Consumer protection law, Ashgate Publishing, Ltd., 2005, tr 232.
(2) John F Kenedy: "Special message to the Congress on Protection Consumer Interest",
tài liệu đã dẫn, tr 235.
(3) Xem thêm: Tạp chí người tiêu dùng số 7/1993, tr 18.
Trang 29mình những đạo luật về các khía cạnh khác nhau của việc bảo vệ
người tiêu dùng trong thực hành thương mại Đi tiên phong là các
nước tư bản phát triển, có thể chỉ ra những đạo luật tiêu biểu làLuật cơ bản về bảo vệ người tiêu dùng 1968 của Nhật Bản, Luậttín dụng tiêu dùng 1974, Luật về những điều khoản hợp đồngkhông công bằng 1977 (Unfair Contract Terms Act) ở Anh, Luật
về thực hành thương mại 1974 (Trade Practices Act) ở Uc, Luat
về kiêm soát đối với những điều kiện giao dich chung 1977 (AGBGesetz) của Đức, Tiếp theo là các nước đang phát triển (tại thờiđiểm đó) cũng đã xây dựng đạo luật theo kinh nghiệm của cácnước phát triển, có thể chỉ ra ở đây là Luật khung về bảo vệ ngườitiêu dùng năm 1986 của Hàn Quốc, Luật bảo vệ người tiêu dùng
1986 của Ấn Độ Cho tới nay, hầu như tất cả cả nước đều đã cónhững quy định về bảo vệ người tiêu dùng
Như vậy, do thấy được vai trò của người tiêu dùng trong kếtcau thị trường, các nhà làm luật ở nước có nền kinh tế thi trườngphát triển đã từng bước thay đổi các phương pháp điều chỉnhpháp luật truyền thống để bảo vệ người tiêu dùng trong các quan
hệ với các thương nhân Bên ngoài việc bảo vệ các giá tri nhân
văn, nhân quyên, mục đích, lợi ích và hiệu quả tác động pháp luật
là những lí do cơ bản cho phép nhà làm luật can thiệp trực tiếpbang những mệnh lệnh hành chính Tw đây, người ta đã thừa nhậnmột cách phổ biến, ké cả trong học thuật cũng như thực tiễn, về
sự cần thiết và cơ sở kinh tế, xã hội của một nhánh pháp luật —luật bảo vệ người tiêu dùng."
(1) Gerald Thain & others: The Oxford Handbook of Legal Studies, Oxford University Press 7/2003, tr 536.
Trang 302.3 Nội dung của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng
Tùy thuộc quan niệm của từng nước, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng có những nội dung và cách quy định khác nhau Tuy
nhiên về cơ bản, pháp luật bảo vệ người tiêu dùng gồm những nội
dung chính sau:
Một là quyền và nghĩa vụ của người tiêu dùng
Đây là phần quan trọng nhất của pháp luật bảo vệ người tiêu
dùng Tuy về hình thức, chúng mang tính tuyên ngôn hơn là cácquy định điều chỉnh trực tiếp nhưng đây là cơ sở pháp lí quantrong dé chỉ tiết hoá trong các đạo luật chuyên ngành có liên quanđến người tiêu dùng Theo “Bản hướng dẫn về bảo vệ người tiêudùng” kèm theo Nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc sốA/RES/39/248 ngày 16/4/1985, người tiêu dùng có các quyền:Quyền được an toàn; quyền được thông tin; quyền được lựa chọn;quyền được lắng nghe ý kiến; quyền được thoả mãn những nhucầu cơ bản; quyền được đền bù; quyền được giáo dục và quyềnđược sống trong môi trường trong lành Đây cũng chính là “támquyền của người tiêu dùng” được Quốc tế người tiêu dùng (CI)đưa vào trong các hoạt động tuyên truyền vận động chính sách
của mình từ khi thành lập năm 1960.
Hai là nghĩa vụ, trách nhiệm của người cung cấp hàng hoá,
dịch vụ cho người tiêu dùng
Đây là nội dung đặc thù của pháp luật bảo vệ quyền lợi ngườitiêu dùng Ngoài những nghĩa vụ theo thoả thuận và được điềuchỉnh bởi các ngành luật tư, người cung cấp, hàng hoá, dịch vụcho người tiêu dùng phải gánh chịu thêm nhiều nghĩa vụ mangtính hành chính và đặc biệt là gánh chịu trách nhiệm sản pham -
Trang 31loại trách nhiệm pháp lí đặc biệt khi hàng hoá, dịch vụ của nhà
cung cấp có những khuyết tật, ké cả trong trường hợp người nàykhông có lỗi đối với những khuyết tật đó
Đáng lưu ý là việc chứng minh của thương nhân với tư cách
là bị đơn nhưng nghĩa vụ chứng minh của họ như nguyên đơn Ở
đây, nhà làm luật đã áp đặt lên bị đơn một tư cách giả tưởng, họ
không hề đi kiện nhưng họ được coi là đã kiện về việc mình phải
được miễn trách nhiệm sản pham Trường hợp không thé chứngminh được mình được miễn, họ phải chịu trách nhiệm đối vớinhững cáo buộc của nguyên đơn về khuyết tật của hàng hoá, dịch
vụ mà mình đã sản xuất, thiết kế hoặc cung cấp Nhà làm luật cácnước đều có quy định thương nhân phải chịu nghĩa vụ chứngminh mình không thuộc các trường hợp phải chịu trách nhiệm bồithường: Sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của mình đã cung cấp làkhông có khuyết tật (free from defect), an toàn (safety), phù hợp
với mục đích sử dung (fit for purpose), hàng hoá, dịch vụ dat tới
trình độ công nghệ hoặc nghề nghiệp tương đương với nhữnghàng hoá, dịch vụ được cung cấp trên thị trường tại thời điểmgiao dịch với người tiêu dùng.“
Ba là kiểm soát các điều khoản giao dich không công bang
Về hình thức, giao dịch của người cung cấp hàng hoá dịch vụ
với người tiêu dùng được thực hiện theo các quy định của luật
dân sự Tuy vậy, do tình trạng bất đối xứng thông tin giữa hai bêntham gia giao dịch có thể dẫn đến những lạm dụng, nhà làm luậtcác nước đều thiết lập các cơ chế kiêm soát để ngăn ngừa những
(1).Điều 6 Quy đinh thi hành Luật bảo vệ người tiêu dùng Đài Loan năm 1994; Điều
831 Bộ luật dân sự Đức năm 1886 sửa đôi lân cuôi tháng 01/2011.
Trang 32hậu quả xấu đối với bên yếu thế Đây là thành tựu lớn trong lịch
sử lập pháp thế giới Từ cuối những năm 70 của thé ki XX, các
nhà làm luật Đức và Anh đã ban hành những quy định quan
trọng nhằm kiểm soát những điều kiện giao dịch chung vànhững điều khoản không công bằng đối với người tiêu ding.”Hiện nay, văn bản pháp luật được quan tâm nhất trên thế giới vềkiểm soát các điều kiện giao dịch chung là Chỉ thị của Ủy banchâu Âu số 93/13/EEC ngày 05/04/1993 về những điều khoảnkhông công bằng trong hợp đồng với người tiêu dùng Nhữngđạo luật này có ảnh hưởng lớn đến trào lưu bảo vệ người tiêudùng tại các nước phát triển và chỉ ra những bài học quan trọngcho các nước khác trong nỗ lực tìm kiếm cơ chế bảo vệ người
tiêu dùng hữu hiệu hơn.
Bon là giải quyết tranh chap với người tiêu ding
Đối tượng của tranh chấp là những quan hệ tư Vì vậy, vềnguyên tắc, các tranh chấp với người tiêu dùng sẽ được giải quyếttheo trình tự của luật tư Thường thì các tranh chấp với người tiêudùng có thé được giải quyết theo các hình thức: Thương lượng,
hoà giải, trọng tài và toà án.
Người tiêu dùng là những cá nhân riêng lẻ nhưng số lượng rất
lớn Trong những vụ kiện mà người tiêu dùng là nguyên đơn
thường phát sinh tình huống có nhiều người tiêu dùng cùng kiệnmột nhà cung cấp hàng hoá, dịch vụ về những nội dung tương tựnhau Để giảm bớt chi phí tố tụng cho cả hai bên và cho toà án,
(1) Luật về kiểm soat đối với những điều kiện giao dịch chung năm 1977 (AGB Gesetz)
của Đức, Luật về những điêu khoản hợp đông không công bang năm 1977 (Unfair Contract Terms Act) của Anh.
Trang 33pháp luật các nước đã đặt ra hình thức khởi kiện tập thể và đặt
cho nó quy trình nộp đơn riêng.
Tính chất của các tranh chấp giữa người tiêu dùng với thươngnhân khác với các vụ việc dân sự thông thường ở chỗ có sự mấtcân bằng quá lớn về khả năng tiếp cận và sử dụng chứng cứ.Người tiêu dùng không hề được đào tạo những kiến thức về hànghoá, dịch vụ mà họ sử dụng, trong khi phía bên kia lại rất thànhthạo bởi họ đã làm ra một phần hoặc toàn bộ những sản phẩm ấy
Người tiêu dùng là các cá nhân đơn lẻ còn thương nhân lại là
những đối tượng có tô chức, kinh nghiệm trong kinh doanh, bảnthân họ lại nắm phần lớn những chứng cứ, thông tin về chấtlượng sản phẩm Chính vi vậy, giải pháp của hầu hết các quốc giađối với việc giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và thươngnhân đều có khuynh hướng giảm bớt các nghĩa vụ cho người tiêudùng Khi tranh chấp được đưa ra toà án, pháp luật các nước đều
có xu hướng giảm bớt nghĩa vụ chứng minh cho người tiêu dùng
trong tô tụng khi anh ta là người đi kiện, trong một số trường hợp,
đảo hoàn toàn nghĩa vụ chứng minh cho phía thương nhân.
Nam là các hành vi bị cam và chế tài xử lí vi phạm
Luật bảo vệ người tiêu dùng các nước đều hướng tới loại bỏ
những hành vi thương mại không lành mạnh ngay cả khi chúng
không hướng đến người tiêu dùng cụ thể nào Theo thông lệ, luật
bảo vệ người tiêu dùng công bố những hành vi bị cấm trong hoạt
động thương mại Những hành vi này thường là: quảng cáo gian
dối, nêu thông tin sai lệch về uy tín của doanh nghiệp hoặc sảnphẩm, che giấu khuyết tật sản phâm, cung cấp hàng hoá có khả
năng gây nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng, quấy rối, ép buộc
người tiêu dùng.
Trang 34Khi xảy ra vi phạm hoặc có tranh chấp, những quan hệ hợpđồng giữa người tiêu dùng và thương nhân sẽ được áp dụng chếtài có tính truyền thống được áp dụng là chế tài dan sự mà bồithường thiệt hại là hình thức chủ yêu Đồng thời hình thức xử lí viphạm bằng chế tài hành chính cũng thường xuyên được áp dụngnếu xuất hiện những vi phạm thuộc những trường hợp bị cam.Những việc phat vi phạm ở đây có thể là phạt tiền, buộc thu hồi,sửa chữa hoặc tiêu huỷ sản pham khuyết tật, tước quyền kinh
doanh Trong những trường hợp vi phạm nghiêm trọng, thương
nhân có thê bị xử lí về hình sự
Ngoài các nội dung trên, việc thành lập các hội đoàn, quỹ hỗ
trợ và bảo vệ người tiêu dùng (vi du: thành lập hội bảo vệ người
tiêu dùng: thành lập các tô chức truyền thông về người tiêu dùng
như báo, tạp chí hướng dẫn tiêu dùng, tạp chí đánh giá, so sánh
sản phẩm tiêu dùng); thành lập cơ quan quản lí nha nước hoặcgiải quyết các van đề liên quan đến người tiêu dùng (ví du: cơ
quan quản li việc bảo vệ người tiêu dùng, cơ quan thanh tra, giải
quyết khiếu nại của người tiêu dùng”) cũng là những nội dung
thuộc nội hàm pháp luật bảo vệ người tiêu dùng Tuy nhiên, đây không phải là những nội dung đặc thù của lĩnh vực luật này bởi
việc lập hội là quyền con người cơ bản được quy định trong hiến
(1) Biện pháp thành lập thanh tra bảo vệ người tiêu dùng Comsumer Ombudsman được rất nhiều nước áp dụng Khởi đầu từ các nước vùng Scandinavia từ năm 1809 với mục đích giám sát hành pháp, Thanh tra Ombudsman được mở rộng trên khắp thế
giới giữa những năm 1970 dé thực hiện việc bảo vệ người tiêu dùng Các cơ quan Ombudsman này có nhiệm vụ tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng và có thể trực tiếp phạt hoặc đưa sự việc ra toà án đối với những vi phạm của thương nhân đối với người tiêu dùng Xem thêm: Christian Kleinschmidt: “Consumer
protection in international perspective - Jahrbuch fiir Wirtschaftsgeschichte”, Akademie Verlag, Germany 2006 tr 39, 40.
Trang 35pháp còn việc thành lập cơ quan phụ trách vấn đề cụ thể trongđiều hành thường được các nước giao cho chính phủ cầm quyền
tự quyết định tùy theo nhu cầu, điều kiện xã hội nước đó
Cũng cần lưu ý là mỗi lĩnh vực pháp luật không nhất thiếtphải có duy nhất một đạo luật đề cập tất cả mọi vấn đề liên quan
Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng cũng như vậy Chưa một nước
nào có tham vọng quy tụ tất cả các nội dung của pháp luật bảo vệngười tiêu dùng trong một đạo luật duy nhất Đạo luật về bảo vệ
người tiêu dùng luôn được thực thi thông qua sự hỗ trợ của cácđạo luật khác, những văn bản hướng dẫn và những cập nhật của
các án lệ của toà án.
3 KHÁI QUÁT PHAP LUAT BAO VỆ NGƯỜI TIỂUDUNG Ở VIỆT NAM
3.1 Sự hình thành và phát triển
Việt Nam mới chuyền đổi sang nền kinh tế thị trường trong
thời gian chưa dài Vì vậy, việc bảo vệ người tiêu dùng trong
pháp luật Việt Nam còn là lĩnh vực tương đối mới Xét một cáchtổng quát, có thể phân chia sự hình thành và phát triển của lĩnhvực pháp luật này theo những mốc thời gian sau đây:
* Giai đoạn trước nam 1986
Đây là thời kì mà ở Việt Nam hầu như không có văn bản
pháp lí nào liên quan đến bảo vệ người tiêu dùng Hành vi đầu cơ
lương thực cũng bị trừng trị theo các quy định của luật hình sự,
luật hành chính chỉ nhằm bảo đảm an ninh lương thực sau chiếntranh và bảo đảm độc quyền cho kinh tế tập thể và nhà nước.Những hoạt động đầu cơ giai đoạn này là rất nhỏ và không ảnhhưởng đến đời sống người tiêu dùng
Trang 36Ngoài ra, việc sản xuất hàng hoá, dich vụ trong nên kinh tế kế
hoạch hoá tập trung không phải do lựa chọn hay sức ép của người
tiêu dùng, cho nên, ngay cả trong kinh tế học thời đó, người tiêudùng rất ít được đề cập Khái niệm người tiêu dùng đôi khi cũngđược truyền thông nhắc tới nhưng chỉ với tư cách là nguồn đánhgiá tham khảo cho việc xét duyệt các danh hiệu thi dua sản xuấtgiữa các đơn vị kinh tế quốc doanh và tập thê
* Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1999
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng cộng sảnViệt Nam năm 1986 đã đánh dấu bước chuyền của nền kinh tếnước ta từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nên kinh tế
thị trường có sự quản lí của Nhà nước theo định hướng xã hội
chủ nghĩa với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế Vớiviệc hình thành nền kinh tế thị trường, khái niệm người tiêudùng xuất hiện với đúng nghĩa là thành tố của thị trường Cũng
từ đây, ý kiến, nguyện vọng của người tiêu dùng không còn lànguồn tham khảo trong đánh giá thi đua giữa các doanh nghiệp.Chúng đã từng bước được nhận biết bởi các doanh nghiệp Kếtquả là sau thời gian đôi mới, hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ởViệt Nam đã trở nên phong phú hơn thời kì bao cấp Người tiêudùng đã bước đầu có quyền lựa chọn những sản phẩm phù hợpnhất với nhu cầu và túi tiền của mình thay vì buộc phải muatheo tem phiếu như trước kia
Những quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tronggiai đoạn này năm tản mạn, rải rác trong nhiều văn bản quy phạm
pháp luật khác nhau như: Hiến pháp Việt Nam năm 1992 (Điều
28); Bộ luật hình sự năm 1985 với các tội: Tội làm hang giả, tội
Trang 37buôn bán hang giả (Điều 167); Tội lừa dối khách hàng (Điều 170;
Tội lưu hành sản phẩm kém phẩm chất lượng (Điều 177) Ngoài
ra, một số pháp lệnh và nghị định có liên quan cũng đề cập van đề
bảo vệ người tiêu dùng như Pháp lệnh đo lường ngày 6/7/1990,
Pháp lệnh chất lượng hàng hoá ngày 27/12/1990, Pháp lệnh xử lí
vi phạm hành chính năm 1995, Nghị định số 140-HĐBT ngày25/4/1991 quy định về kiểm tra, xử lí việc sản xuất, buôn bán
hàng giả, Bộ luật dân sự năm 1995, Luật thương mại ngày
10/5/1997, Nghị định của Chính phủ số 57/CP ngày 31/5/1997
quy định việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đo
lường và chất lượng hàng hoá v.v Tuy nhiên, trước đòi hỏi của
sự phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệthống văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng đãbộc lộ những nhược điểm như các quy định pháp luật còn mangtính chung chung, đặc biệt là thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện, dovậy, hiện tượng kinh doanh thiếu trung thực, lừa dối người tiêudùng thường xuyên xảy ra và chưa có cơ chế giải quyết thốngnhất Thêm vào đó, việc giáo dục cho người tiêu dùng nhận thứcđúng và đủ về hàng hoá chưa được quan tâm đúng mức
* Giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2010
Sau nhiều lần biên soạn, lay ý kiến, đến ngày 27/04/1999,
Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Ủy ban
thường vụ Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/10/1999 Với 6 chương, 30
điều, Pháp lệnh này đã phần nào thể chế hoá đường lối, chínhsách của Đảng, cụ thê hoá các quy định của Hiến pháp năm 1992
về vấn đề bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Sự ra đời của Pháp
Trang 38lệnh bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có ý nghĩa rất quan trọng
vì đây là văn bản quy phạm pháp luật mang tính tổng hop dautiên quy định day đủ những quyên, trách nhiệm và nghĩa vụ củangười tiêu dùng; trách nhiệm của các ngành, các cấp chính quyền,trách nhiệm của các doanh nghiệp, các t6 chức xã hội đối vớiquyền lợi người tiêu dùng
Trên thực tế, trong hai năm ké từ ngày Pháp lệnh bảo vệ
người tiêu dùng có hiệu lực, văn bản này không được thực thi,
bởi tới ngày 02/10/2001, Chính phủ mới ban hành Nghị định số69/2001/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh bảo vệngười tiêu dùng Nghị định gồm 6 chương, 24 Điều quy định chỉtiết việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dung theo nhữngnguyên tắc được nêu trong Pháp lệnh Nghị định không nhắc lạiquyền của người tiêu dùng nhưng có thêm chương quy định về
tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Nội dung các chương
khác tương tự như nội dung trong Pháp lệnh nhưng được quy
định chỉ tiết hơn Tuy còn ở mức độ khác nhau, các quyền của
người tiêu dùng nêu trong Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng
1999 của Việt Nam, về cơ ban, đã cụ thé hoá được 8 quyền củangười tiêu dùng được Quốc tế người tiêu dùng (CD) và Liên hợpquốc công bố
Bên cạnh đó, còn một loạt pháp lệnh, nghị định và thông tư
liên quan đến van dé bảo vệ người tiêu dùng như: Luật cạnh tranhnăm 2004, Luật tiêu chuẩn kĩ thuật năm 2006, Bộ luật hình sự
năm 1999, Pháp lệnh chất lượng hàng hoá năm 1999 (sau đó
được thay thé bằng Luật chất lượng sản phẩm, hàng hoá năm
2007), Pháp lệnh đo lường năm 1999, Pháp lệnh quảng cáo năm
Trang 392001, Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm năm 2003, Pháp lệnhgiá năm 2002, Chỉ thị số 31/1999/CT-TTg ngày 27/10/1999 của
Thủ tướng Chính phủ về đấu tranh chống sản xuất và buôn bán
hàng giả v.v Đây là những quy định quan trọng của pháp luật bảo vệ người tiêu dùng trong giai đoạn này.
* Tir năm 2010 đến nay
Trước sự phát triển ngày càng nhanh chóng và đa dạng của nềnkinh tế thị trường, đặc biệt là sau khi Việt Nam trở thành thànhviên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), nhiều
thách thức mới lại được đặt ra với công tác bảo vệ người tiêu dùng.
Ngày 17/11/2010, Quốc hội Việt Nam đã thông qua Luật bảo vệquyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12 Đạo luật này quyđịnh day đủ hơn Pháp lệnh bảo vệ người tiêu dùng 1999, với sự bốsung của nhiều quy định quan trọng như: Bảo vệ thông tin củangười tiêu dùng: trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hàng hoá cókhuyết tật gây ra, hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, điều kiệngiao dịch chung Với 6 chương, 51 điều, Luật bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng quy định các quyền, nghĩa vụ của người tiêu dùng:trách nhiệm của tô chức, cá nhân kinh doanh hang hoá, dịch vụ đốivới người tiêu dùng: trách nhiệm của tô chức xã hội tham gia bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng; giải quyết tranh chấp giữa người tiêudùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; tráchnhiệm quản lí nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dung.3.2 Hiệu lực của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
năm 2010
Vẻ doi tượng và thời gian áp dung, Luật bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng năm 2010 áp dụng đối với người tiêu dùng; tổ
Trang 40chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; cơ quan, tô chức, cánhân có liên quan đến hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngtrên lãnh thô Việt Nam và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2011.
Về phạm vi điều chỉnh, Luật hướng tới các nội dung: quyền
và nghĩa vụ của người tiêu dùng: trách nhiệm của tô chức, cá
nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đối với người tiêu dùng: trách
nhiệm của tô chức xã hội trong việc tham gia bảo vệ quyền lợingười tiêu dùng: giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tô
chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; trách nhiệm quản lí
nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (Điều 1) Ngoài ra,Luật cũng quy định những nội dung quan trọng khác, thiết thực
và phù hợp với thông lệ các nước như vấn đề kiểm soát các điềukiện giao dịch chung, các hành vi bị cắm và xử lí vi phạm phápluật bảo vệ người tiêu dùng Cụ thé là:
Thứ nhất, quy định về quyên và nghĩa vụ của người tiéu dùngLuật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2010 của ViệtNam đã nêu đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của người tiêudùng mà Quốc tế người tiêu dùng (CI) đã tuyên bố và Nghị quyếtcủa Đại hội đồng Liên hợp quốc số A/RES/39/248 đã hướng dẫn.Theo Điều 8 và điều 9 Luật này, người tiêu dùng có các quyền và
nghĩa vụ sau:
- Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản, quyên, lợi
ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng hàng hoá, dịch
vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá, dich vụ cung cấp
- Được cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ về tô chức, cá
nhân kinh doanh hàng hoá, dịch vụ; nội dung giao dịch hàng hoá,
dịch vụ; nguồn gốc, xuất xứ hàng hoá; được cung cấp hoá đơn,