1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quyền nhân thân của vợ chồng trong hôn nhân gia đình lý luận và thực tiễn

30 10 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Nhân Thân Của Vợ Chồng Trong Hôn Nhân Gia Đình. Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Thái Thị Thanh Tiền, Lê Thu Hoài, Trần Quốc Báu, Nguyễn Ngọc Thạch, Trần Hồ Gia Khánh
Người hướng dẫn Ts. Đoàn Trọng Chỉnh
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. HCM
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,82 MB

Nội dung

Mục đích của nghiên cứu là giúp sinh viên có cái nhìn sâu sắc về quyền nhân thân của vợ và chồng trong hôn nhân gia đình, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quyền tự do và tôn trọng trong

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT

-🕯🕯🕯🕯🕯✡✡🕮🕮🕮🕮✡✡🕯🕯🕯🕯🕯

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

TIỂU LUẬN:

LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

GVHD: Ts Đoàn Trọng Chỉnh

SVTH: MSSV

1 Thái Thị Thanh Tiền 23132118

2 Lê Thu Hoài 23132033

3 Trần Quốc Báu 23132009

4 Nguyễn Ngọc Thạch 23132110

5 Trần Hồ Gia Khánh 23132044

Mã lớp học: GELA220405_23_1_30

Tp Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023

Trang 2

TIÊU CHÍ NỘI DUNG TRÌNH BÀY TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT

Ký tên

Ts Đoàn Trọng Chỉnh

Trang 3

DANH MỤC VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật dân sự

HN&GĐ: Hôn nhân và gia đình

BLHS: Bộ luật hình sự

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1

3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2

4 Bố cục chi tiết 2

Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VÀ NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA VỢ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 3

1.1 Khái niệm quyền nhân thân của vợ chồng 3

1.2 Đặc điểm quyền thân nhân của vợ chồng 3

1.3 Ý nghĩa của việc quy định quyền nhân thân của vợ chồng 5

1.3.1 Ý nghĩa xã hội 5

1.3.2 Ý nghĩa pháp lý 5

1.4 Các quyền thể hiện mối liên hệ tình cảm giữa vợ và chồng 6

1.4.1 Quyền được yêu thương, chăm sóc giữa vợ chồng 6

1.4.2 Quyền được sống chung giữa vợ và chồng 7

1.5 Các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng giữa vợ và chồng 8

1.5.1 Quyền tự do lựa chọn chỗ ở, nơi cư trú 10

1.5.2 Quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo 11

1.5.3 Quyền được học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội 12

1.5.4 Quyền đại diện giữa vợ và chồng 12

1.6 Các quyền nhân thân khác của vợ chồng 13

1.6.1 Quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật 13

1.6.2 Quyền yêu cầu buộc bên vợ, chồng chấm dứt hành vi chung sống như vợ, chồng với người khác 14

1.6.3 Quyền yêu cầu ly hôn 15

Chương 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA VỢ VÀ CHỒNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN17 2.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền nhân thân của vợ chồng 17 2.1.1 Những kết quả đạt được từ thực tiễn thực hiện quyền nhân thân vợ chồng 17 2.1.2 Tồn tại, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện quyền nhân thân của vợ chồng 17

Trang 5

2.2 Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc từ thực tiễn thực luật về quyền thân nhân của vợ chồng 19 2.3 Kiến nghị giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả quy định về quyền thân nhân của vợ và chồng 20

KẾT LUẬN 23 BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ 25

Trang 6

sự tồn tại và phát triển của gia đình

Việc ám chỉ quyền nhân thân trong hôn nhân gia đình liên quan đến quyền tôn trọng, tự do và tình cảm giữa các thành viên Đây không chỉ là nguyên tắc cơ bản mà còn là một yếu tố quan trọng, tạo nên một xã hội công bằng và bình đẳng Môi trường gia đình khỏe mạnh được xây dựng thông qua sự hiểu biết về trách nhiệm và đối xử với nhau với tôn trọng và sự chia sẻ, hình thành nên một gia đình hạnh phúc

Mục đích của nghiên cứu là giúp sinh viên có cái nhìn sâu sắc về quyền nhân thân của vợ và chồng trong hôn nhân gia đình, nhấn mạnh đến tầm quan trọng của quyền tự

do và tôn trọng trong mối quan hệ vợ chồng Qua tiểu luận này có thể đóng góp vào việc xây dựng chính sách hỗ trợ hôn nhân và cung cấp thông tin hữu ích, giúp sinh viên hiểu rõ hơn về mối quan hệ vợ chồng trong xã hội hiện đại, hướng đến một xã hội nơi gia đình không chỉ là nền tảng cho sự phát triển mà còn là nơi tạo ra niềm vui và hạnh phúc

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích: Đưa ra một cái nhìn tổng quan sâu sắc nhất về quyền nhân thân của vợ chồng trong gia đình bao gồm cả quyền và trách nhiệm của họ đối với nhau trong mối quan hệ hôn nhân Với những mục đích ấy có thể giúp cho việc xây dựng chính sách

hỗ trợ trong hôn nhân gia đình, xây dựng mối quan hệ hài hòa tốt đẹp giữa vợ và chồng

Nhiệm vụ: Khám phá được tầm quan trọng của quyền thân nhân giữa vợ và chồng trong bối cảnh gia đình Trong quá trình này, sẽ phân tích và xác định rõ ràng quyền và trách nhiệm của cả vợ và chồng trong mối quan hệ hôn nhân Từ đó đưa ra những khuyến nghị và hướng dẫn thiết thực, nhằm thúc đẩy sự hiểu biết và thực hiện quyền thân nhân một cách cân bằng và tích cực trong hôn nhân

Trang 7

2

3. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu được đề tài chúng em đã áp dụng những phương pháp nghiên cứu sau:

Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này chúng em tập trung chủ yếu vào các bài báo, bài phân tích, bài tiểu luận liên quan đến quyền nhân thân trong hôn nhân, Giúp hiểu sâu về lý thuyết, những quy định pháp lý, quan điểm trong lĩnh vực này

Phương pháp so sánh: Dựa vào các bài phân tích về quyền nhân thân trong hôn nhân vợ chồng, so sánh những dữ liệu phân tích giữa các năm để tiến hành so sánh rồi đưa ra nhận xét

Trang 8

3

Chương 1

LÝ LUẬN CHUNG VÀ N ỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN NHÂN THÂN

CỦA VỢ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

1.1 Khái niệm quyền nhân thân của vợ chồng

Theo khoản 1 Điều 25 Bộ luật Dân sự Quyền nhân thân là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác

Bất kì một cá nhân nào khi kết hôn, tham gia vào quan hệ hôn nhân thông qua các điều luật quy định của nhà nước, các sự kiện kết hôn thì đều được xem với tư cách

là vợ chồng Khi bước vào quan hệ này, vợ chồng đều được hưởng các quyền bình - đẳng, quyền tôn trọng lẫn nhau, quyền thân nhân và tài sản Vì quyền thân nhân của vợ chồng được hình thành từ quyền thân nhân cá nhân nên mỗi cá nhân trong quan hệ này đều có các quyền, quan hệ xã hội có lợi khác nhằm bảo vệ quyền lợi của mình Tuy nhiên, quyền thân nhân của vợ chồng vẫn có những điểm khác biệt, đặc biệt là vấn đề thời hạn: quyền này chỉ xuất hiện khi nam, nữ bước vào quan hệ hôn nhân và kết thúc khi cả hai quyết định ly hôn dưới sự chứng giám của pháp luật

Từ những phân tích trên, ta có thể rút ra được khái niệm về quyền thân nhân của

vợ chồng: “Quyền thân nhân của vợ chồng là những quyền và nghĩa vụ mang yếu tố tình cảm, là lợi ích tinh thần giữa 2 cá thể vợ chồng, gắn liền với bản thân vợ chồng - trong suốt quá trình hôn nhân và được pháp luật thừa nhận và bảo vệ.”

1.2 Đặc điểm quyền thân nhân của vợ chồng

Quyền thân nhân của vợ chồng có các đặc điểm tương tự với quyền thân nhân cá nhân, tuy nhiên cũng có một số đặc điểm riêng đặc trưng cho quyền này Sau đây là những đặc điểm:

Thứ nhất, quyền nhân thân giữa vợ và chồng phát sinh trên cơ sở kết hôn, gắn liền với quan hệ vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân Theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 thì: “Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn” Và với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng trước ngày 3/01/1987, theo quy định tại điểm a Khoản 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 thì đối với quan hệ vợ chồng được xác

Trang 9

4

lập trước ngày 3/01/1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi trong việc đăng ký kết hôn, không hạn chế về mặt thời gian và được miễn lệ phí đăng ký kết hôn Ngoài trường hợp này, các quan hệ hôn nhân sẽ không được công nhận và không thể xuất hiện quyền thân nhân của vợ chồng Kể từ thời điểm được công nhận, quyền thân nhân của

vợ chồng phát sinh và tồn tại trong suốt giai đoạn hôn nhân và sẽ chấm dứt khi quan

hệ của vợ chồng kết thúc theo đúng quy định của pháp luật Như vậy, hôn nhân là điều cần thiết để hình thành nên quyền thân nhân của vợ chồng

Thứ hai, quyền nhân thân là quyền gắn liền với cá nhân và không thể là đối tượng chuyển dịch cho người khác, quyền này có tính độc lập, cá biệt hóa cá nhân này với cá nhân khác, không thể trộn lẫn Quyền thân nhân của vợ chồng hình thành khi cả hai đang trong quan hệ hôn nhân và đều có tình cảm dành cho nhau Vì thế khi quyền thân nhân được hình thành, vợ và chồng đều có quyền được yêu thương, chăm sóc, quyền được tôn trọng về phẩm chất, danh dự, tôn giáo và đều có nghĩa vụ thực hiện các công việc trong gia đình Việc thực hiện những quyền và nghĩa vụ trên giúp thể hiện mối quan hệ tình cảm giữa vợ và chồng, giúp vun đắp tình cảm cho nhau, và chỉ

có vợ chồng mới thực hiện được Do vậy quyền thân nhân của vợ chồng thì chỉ do chính người vợ - chồng trong quan hệ hôn nhân thực hiện

Thứ ba, quyền thân nhân của vợ chồng là quyền mang lại những giá trị phi vật chất Tình cảm nam nữ mang lại một giá trị tinh thần to lớn trong mỗi cá nhân khi tham gia vào mối quan hệ yêu đương để từ đó chuyển hóa thành quan hệ vợ chồng Vợ chồng sống trong hạnh phúc, niềm vui, đó là những giá trị không thể đo lường, đong đếm được Vì thế quyền thân nhân của vợ chồng mang lại những giá trị to lớn trong tinh thần mỗi người

Thứ tư, quyền thân nhân của vợ chồng làm tăng cường mối quan hệ bình đẳng giữa nam và nữ Bình đẳng vẫn là vấn đề khá nhức nhối từ xưa đến nay, quyền nhân thân của vợ chồng nêu bật được sự ngang hàng của đôi bên, người vợ có quyền và nghĩa vụ vun đắp, xây dựng bản thân, gia đình thì người chồng cũng vậy

Như vậy, những đặc điểm quyền thân nhân của vợ chồng giúp phân biệt với những quyền thân nhân khác trong quan hệ hôn nhân cũng như làm nổi bật những giá trị cốt lõi trong chính quyền này

Trang 10

Thứ hai, quyền thân nhân của vợ chồng góp phần xây dựng gia đình hạnh phúc, bền vững Gia đình hạnh phúc là nhân tố cốt lõi để tạo nên một xã hội công bằng, văn minh, phát triển Việc quy định quyền thân nhân của vợ chồng trong luật HN&GĐ là một trong những cách thể hiện sự quan tâm trong việc quản lý xã hội của Đảng và Nhà nước Dựa trên những yếu tố này, có thể nói quyền thân nhân của vợ chồng giúp xây dựng gia đình hạnh phúc, là tiền đề cho một xã hội phát triển, tiến bộ

Thứ ba, ngoài việc hình thành nên một xã hội, quyền thân nhân của vợ chồng cũng là yếu tố góp phần trong việc gìn giữ truyền thống văn hóa tốt đẹp Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế thị trường và hội nhập toàn cầu, con người đang ngày càng có xu hướng chạy theo hai chữ “vật chất” mà không màng đến yếu tố tinh thần, chính điều này đã phần nào làm phai nhạt đi giá trị văn hóa, truyền thống của đất nước Vì vậy, để mãi duy trì và ngày càng phát triển vốn giá trị văn hóa này, quyền thân nhân của vợ chồng xuất hiện, vừa thể hiện sự quan tâm của chính phủ, vừa đẩy mạnh công tác xây dựng và phát triển xã hội

1.3.2 Ý nghĩa pháp lý

Thứ nhất, dựa trên hệ thống pháp lý về luật HN&GĐ cả vợ lẫn chồng đều phải thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của bản thân trong việc xây dựng gia đình khi tham gia vào quan hệ hôn nhân Nhờ có cơ sở pháp lý vững chắc, mỗi cá nhân đều nhận thức được những điều phải và nên làm để có thể làm tròn bổn phận cũng như trách nhiệm khi tham gia vào quan hệ kết hôn

Thứ hai, các quy định về quyền thân nhân của vợ chồng cũng là bằng chứng xác đáng, là cơ sở lý luận để cơ quan nhà nước thẩm quyền dựa vào đó để có thể bảo vệ quyền và lợi ích khi quyền này bị xâm phạm Trên thực tế có thể thấy rằng, không phải

Trang 11

6

tất cả ai cũng có nhận thức đúng về quy định trên và việc quyền thân nhân của vợ chồng bị xâm hại là việc không thể tránh khỏi Để có thể bảo vệ được quyền lợi của mỗi công dân, mỗi cá nhân khi tham gia vào quan hệ kết hôn, chính phủ phải đưa ra những quy định cụ thể để từ đó căn cứ vào đó để bảo vệ đúng quyền lợi và lợi ích hợp pháp của vợ, chồng khi bị xâm phạm

1.4 Các quyền thể hiện mối liên hệ tình cảm giữa vợ và chồng

1.4.1 Quyền được yêu thương, chăm sóc giữa vợ chồng

Hôn nhân là một mối quan hệ đặc biệt, gắn bó mật thiết và có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của mỗi người Mối quan hệ này được xây dựng trên cơ sở tình yêu,

sự tôn trọng và thấu hiểu lẫn nhau Đó là sự kết hợp thiêng liêng giữa nam và nữ trên

cơ sở tình yêu, sự hòa hợp về quan điểm, cách sống và chia sẻ trách nhiệm chung để cùng xây dựng một gia đình, chung sống lâu dài.Để tình yêu thương giữa vợ và chồng được duy trì đòi hỏi phải có quyền được yêu thương và chăm sóc Quyền được yêu thương và chăm sóc giữa vợ chồng là một quyền nhân thân quan trọng, được pháp luật bảo vệ Quyền này thể hiện sự gắn bó, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng, là nền tảng để xây dựng một gia đình hạnh phúc Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014 “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”

Quyền được yêu thương, chăm sóc vợ chồng là một trong những quyền cơ bản của con người, được pháp luật bảo vệ Quyền này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với đời sống hôn nhân, giúp tạo dựng một mối quan hệ vợ chồng bền chặt, hạnh phúc.Yêu thương và chăm sóc là nền tảng của một cuộc hôn nhân hạnh phúc Khi vợ chồng yêu thương và chăm sóc nhau, họ sẽ cảm thấy được yêu thương, trân trọng và

an toàn Một môi trường sống hạnh phúc, ấm áp và ổn định sẽ là nền tảng vững chắc

để vợ chồng cùng nhau xây dựng một gia đình hạnh phúc.Yêu thương và chăm sóc cũng là sợi dây gắn kết hai trái tim lại với nhau Khi vợ chồng yêu thương và chăm sóc nhau, họ sẽ cảm thấy gần gũi, gắn bó và tin tưởng lẫn nhau hơn.Cuộc sống hôn nhân luôn có những thăng trầm, khó khăn Khi vợ chồng yêu thương và chăm sóc nhau, họ

sẽ có thêm sức mạnh để cùng nhau vượt qua những thử thách đó Tình yêu thương và

Trang 12

Bạo lực gia đình là một biểu hiện rõ nét nhất thể hiện sự xâm phạm quyền được yêu thương, chăm sóc giữa vợ và chồng Để bảo vệ vợ, chồng khỏi các hành vi xâm phạm tới thể chất và tinh thần những biện pháp xử lý đã được đưa ra nhằm răn đe và hạn chế những hành vi vi phạm đó Đặc biệt, đối với những hành vi gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị xử lý bằng chế tài hình sự Theo điều 185 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định: “Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”

1.4.2 Quyền được sống chung giữa vợ và chồng

Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau” Đây là quy định mới so với LuậtHN&GĐ năm 2000 và cũng là quy định thể hiện sự quan tâm của nhà nước đối với quyền của người vợ trong gia đình, người vợ lúc này có quyền được sống chung với chồng mà không có ai được phép ngăn cản họ thực hiện quyền của mình

Cụ thể, quyền được sống chung giữa vợ chồng giúp vợ chồng gắn bó, gần gũi, hiểu và thông cảm cho nhau hơn Khi sống chung, vợ chồng có thể chia sẻ với nhau mọi tâm tư, tình cảm, giúp đỡ nhau trong cuộc sống Điều này sẽ giúp họ cảm thấy được yêu thương, trân trọng và an toàn.Quyền được sống chung giữa vợ chồng cũng giúp vợ chồng cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc Khi vợ chồng sống chung, họ

có thể cùng nhau chăm sóc con cái, xây dựng kinh tế gia đình và cùng nhau thực hiện

Trang 13

8

các nghĩa vụ của vợ chồng Điều này sẽ giúp họ tạo dựng một gia đình ấm áp, hạnh phúc.Ngoài ra, quyền được sống chung giữa vợ chồng còn giúp bảo vệ quyền lợi của trẻ em Trẻ em cần được sống trong môi trường gia đình ấm áp, hạnh phúc Khi vợ chồng sống chung, trẻ em sẽ được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đầy đủ hơn Tuy nhiên, trong một số trường hợp như do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và các lý do chính đáng khác mà vợ chồng không thể sống chung, trên cơ sở thỏa thuận giữa vợ và chồng thì việc sống chung giữa vợ và chồng có thể được hoãn lại do dựa trên thỏa thuận hợp đồng giữa hai bên Tuy nhiên, vợ chồng cần đảm bảo giữa họ vẫn có sự liên kết về tình cảm, có sự quan tâm, yêu thương lẫn nhau để cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đinh, đảm bảo cho con cái có được hạnh phúc gia đình

1.5 Các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng giữa vợ và chồng

Trong xã hội hiện đại, hôn nhân được xem là một mối quan hệ quan trọng, gắn bó

và bền chặt giữa hai người Để hôn nhân được hạnh phúc, bền vững, cần có sự bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng

Tự do là quyền được làm những gì mình muốn, không bị ai ngăn cản, bắt buộc Trong hôn nhân, tự do là quyền của vợ và chồng được tự do lựa chọn nghề nghiệp, học tập, tham gia các hoạt động xã hội, vui chơi, giải trí,… Tự do giúp vợ và chồng được phát triển bản thân, đóng góp cho xã hội và xây dựng gia đình hạnh phúc

Dân chủ là quyền được tham gia vào các hoạt động của cộng đồng, được bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình Trong hôn nhân, dân chủ là quyền của vợ và chồng được tham gia vào việc ra quyết định chung của gia đình, được bày tỏ ý kiến, quan điểm của mình về các vấn đề liên quan đến gia đình Dân chủ giúp vợ và chồng hiểu và thông cảm cho nhau hơn, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc

Bình đẳng là quyền được hưởng những quyền lợi như nhau, không phân biệt đối

xử Trong hôn nhân, bình đẳng là quyền của vợ và chồng được hưởng những quyền lợi như nhau, không phân biệt giới tính, dân tộc, tôn giáo,… Bình đẳng giúp vợ và chồng tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc

Luật HN&GĐ năm 2014 đã quy định rõ các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng giữa

vợ và chồng Theo đó, vợ và chồng có quyền bình đẳng về nhân thân, tài sản, nghĩa vụ

và quyền lợi trong gia đình Vợ và chồng có quyền tự do lựa chọn nghề nghiệp, học

Trang 14

9

tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và hưởng các quyền lợi

về tinh thần, vật chất theo quy định của pháp luật Để thực hiện các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng giữa vợ và chồng, cần có sự nỗ lực của cả vợ và chồng Mỗi người cần

ý thức được quyền và nghĩa vụ của mình, tôn trọng lẫn nhau, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc.Dưới đây là những quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trong mối quan

hệ với con chung:

- Quyền lựa chọn họ, tên cho con: Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc lựa chọn họ, tên cho con được thể hiện thông qua quy định: “Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ để theo thỏa thuận của cha mẹ, nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán Họ, chữ đệm tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự

và được thể hiện trong tờ khai đăng ký khai sinh, trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán”

- Quyền lựa chọn quốc tịch cho con: Theo nguyên tắc quyền huyết thống, mọi đứa trẻ sinh ra đều có quốc tịch theo quốc tịch của cha, mẹ, không phụ thuộc vào nơi đứa trẻ được sinh ra Việc lựa chọn quốc tịch cho con chi được đặt ra khi cha, mẹ có quốc tịch khác nhau, khi đó, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau trong việc lựa chọn quốc tịch cho con

- Quyền lựa chọn tôn giáo, nơi cư trú: Cũng giống như việc lựa chọn quốc tịch cho con, nếu cha mẹ không cùng tôn giáo, nơi cư trú thì vợ chồng có thể thỏa thuận để lựa chọn cho con theo tôn giáo của cha hoặc mẹ, cư trú cùng cha hoặc mẹ để tạo điều kiện tốt nhất cho con

- Quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con: Vợ, chồng có quyền bình đẳng với nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con, điều này được quy định tại Điều

69 và Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2014 Theo đó, vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng con vừa để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho con, đảm bảo cho con phát triển về cả thể chất, trí tuệ và đạo đức để con trở thành người có ích cho xã hội cũng là để tạo ra sự chia sẻ trách nhiệm giữa vợ và chồng, đồng sức, đồng lòng của vợ chồng trong việc xây dựng gia đình Không ai có được xâm phạm đến quyền này của vợ chồng kể cả sau khi vợ chồng ly hôn, trừ trường hợp vợ, chồng bị

Trang 15

1.5.1 Quyền tự do l a ch n ch ự ọ ỗ ở, nơi cư trú

Quyền tự do chọn lựa địa điểm sinh sống là một trong những quyền cơ bản của con người, bao gồm cả đối với vợ chồng trong mối quan hệ hôn nhân Mỗi người đều

có quyền tự do lựa chọn nơi cư trú, dựa trên nhu cầu, điều kiện và mong muốn của bản thân và gia đình

Trong mối quan hệ vợ chồng, quyền tự do chọn lựa địa điểm cư trú không chỉ đảm bảo sự thoải mái và an toàn cho cả hai, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự hạnh phúc gia đình Việc vợ chồng có khả năng tự do chọn lựa nơi cư trú phù hợp với nhu cầu và điều kiện của họ sẽ thúc đẩy sự phát triển tích cực và ngăn chặn xung đột trong gia đình

Tuy nhiên, quyền tự do này cũng cần phải tuân thủ theo quy định pháp luật của địa phương và quốc gia Trong trường hợp vợ chồng muốn chuyển đến nơi ở mới, họ cần đảm bảo tuân thủ mọi quy định đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú, đặc biệt

là đối với những người nước ngoài

Theo tinh thần của pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, công dân có quyền

tự do cư trú, không bị phân biệt đối xử dựa trên các tiêu chí như tuổi, giới tính, tôn giáo hay trình độ học vấn Quy định của BLDS 2015, Luật Cư trú năm 2020 và các văn bản pháp luật khác liên quan đến việc lựa chọn nơi cư trú đều nhấn mạnh quyền tự

do này Sau khi xác lập quan hệ hôn nhân, theo phong tục của Việt Nam vợ chồng sẽ

về sống chung một nhà với nhau, khi đó nơi vợ, chồng sống chung với nhau sẽ được coi là nơi cư trú chung của vợ chồng, đây sẽ là nơi mà vợ chồng thường xuyên sinh sống với nhau Việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng được quy định tại Điều 20 Luật

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:43

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w