1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận pháp luật đại cương đề tài hình phạt trong luật hình sự việt nam – cơ sở lý luận và thực tiễn

22 9 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hình Phạt Trong Luật Hình Sự Việt Nam – Cơ Sở Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Trần Hữu Nguyên Thành
Người hướng dẫn Ts. Lê Thị Anh Đào
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành Phố Thủ Đức
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 2,26 MB

Nội dung

Theo điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hình phạt được quy định:Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, d

Trang 1

GVHD:Ts Lê Thị Anh Đào

ĐỀ TÀI: HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆTNAM – CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

Thành phố Thủ Đức, ngày 14 tháng 12 năm 2023

Trang 3

khảo 19

Trang 4

MỞ ĐẦU

Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cùng với sự phát triển không ngừng của nền công nghiệp hóa – hiện đại hóa, quyền con người ở nước ta ngày càng được nâng cao Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, đất nước ta cũng có những vấn đề khó khăn, hạn chế nảy sinh, như: những vấn đề xã hội, các tệ nạn xã hội, ảnh hưởng đến trật tự của đất nước Từ những vấn đề đã nêu trên, luật hình sự ra đời Hình phạt là một phần nhỏ ở trong Luật Hình sự và nó gắn liền cùng với sự ra đời của Nhà nước và pháp luật, đồng thời nó cũng được xem là đối tượng chủ yếu được nghiên cứu trong nhiều năm qua Hình phạt được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau trong các hoạt động sống của con người như triết học, tâm lý học, tội phạm hoc, khoa học Luật hình sự, Đối với một đất nước Việt Nam, sự phát triển nhanh chóng và đa dạng xã hội đã đặt ra những thách thức lớn đối với hệ thống hình phạt trong Bộ Luật Hình sự Việt Nam Việc làm sáng tỏ khái niệm và các nội dung của nó là một vấn đề quan trọng cần được giải quyết để từ đó đảm bảo cho việc áp dụng hình phạt một cách đúng đắn, trừng trị và uốn nắn họ, góp phần phòng ngừa tội phạm trong tương lai, hay giáo dục những người đã trở thành tội phạm trở lại thành những công dân tốt để góp phần bảo vệ trật tự xã hội và từ đó xã hội sẽ ngày càng phát triển, văn minh hơn

Nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của những vấn đề đã nêu trên, để phân tích sâu sắc hơn về lý luận của hình phạt trong Luật Hình sự Việt Nam và mong muốn đưa ra một cái nhìn toàn diện hơn về mặt lý luận và thực tiễn của hình phạt, em chọn đề tài: “Hình phạt trong luật hình sự Việt Nam – Lý luận và thực tiễn”.

Do kiến thức còn hạn chế và là lần đầu em làm tiểu luận nên sẽ khó có thể tránh được sai sót, em rất mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp của giảng viên.

Trang 5

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: HÌNH PHẠT TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM – CƠ SỞ LÝLUẬN

1.1 Khái niệm hình phạt

Để đấu tranh phòng chống các hình vi vi phạm pháp luật, Nhà nước sử dụng những biện pháp khác nhau tùy theo mức độ vi phạm Tương ứng với mỗi loại hành vi vi phạm, pháp luật quy định các loại trách nhiệm pháp lý tương ứng mà chủ thể vi phạm, hay tội phạm phải gánh chịu Đối với các hành vi vi nguy hiểm cho xã hội, chủ thể vi phạm có thể chịu trách nhiệm pháp lý hình sự hay nói cách khác người đó có thể bị áp dụng chế tài nghiêm khắc nhất, đó là hình phạt

Theo điều 30 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017, hình phạt được quy định:

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại đó

1.2 Mục đích của hình phạt

Hình phạt có hai mục đích phòng ngừa: phòng ngừa riêng và phòng ngừa chung Ở mục đích phòng ngừa riêng: Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội, pháp nhân thương mại phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, trở nên có ý thức tuân thủ theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống Xã Hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới Với mục đích phòng ngừa chung, hình phạt được tạo ra để giáo dục, cải tạo người, pháp nhân thương mại khác tôn trọng pháp luật, sửa đổi hành vi, từ đó đấu tranh phòng chống và ngăn ngừa tội phạm

Trang 6

1.3 Đặc điểm của hình phạt

Hình phạt là một trong những chế định – trách nhiệm pháp lý hình sự, hay chế tài quan trọng của Bộ luật Hình sự, là một trong những công cụ thực hiện trách nhiệm hình sự So với các loại chế tài khác, hình phạt có các đặc điểm cơ bản sau đây:

Thứ nhất, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước Điều này được thể hiện ở chỗ, hình phạt có thể tước bỏ những quyền và lợi ích cần thiết và cơ bản nhất của người bị kết án như: quyền tự do, quyền về tài sản, quyền về chính trị Thậm chí hình phạt còn có thể tước đi quyền tối cao nhất của con người, là quyền sống của người đã thực hiện tội phạm Ngoài ra, hình phạt còn để lại án tích (như là vết sẹo; nó ghi những tiền án, tiền sự trong hồ sơ lý lịch của người phạm tội) cho người bị kết án trong một thời gian nhất định Do đó, đặc điểm của hình phạt hoàn toàn khác biệt so với đặc điểm của các chế tài của các ngành luật khác trong Bộ luật Việt Nam.

Thứ hai, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước được quy định trong Bộ luật hình sự Hình phạt chỉ được quy định ở trong Bộ luật Hình sự chứ không được quy định hay thêm bớt ở trong bộ luật nào khác Bộ luật hình sự là văn bản quy phạm pháp luật quy định tội phạm và hình phạt, trong đó có quy định các loại hình phạt, nội dung và điều kiện áp dụng hình phạt Mức độ nghiêm khắc của hình phạt phụ thuộc vào tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm, chủ thể vi phạm phạm tội càng nghiêm trọng thì mức độ hình phạt càng trở nên nghiêm khắc Đối với hình phạt, các chủ thể không có quyền thỏa thuận với các chế tài khác với quy định của luật như ở một số ngành luật khác và người phạm tội chỉ phải chịu những hình phạt đã được quy định trong Bộ luật hình sự

Trang 7

Thứ ba, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước do tòa án nhân dân nhân danh nhà nước áp dụng đối với người phạm tội Không giống như các chế tài khác, các cơ quan khác nhau có thể cùng áp dụng, chẳng hạn như trong hành chính, các cơ quan hay các nhân như: Sở ban ngành, cảnh sát giao thông, Ủy ban nhân dân địa phương, đều có thẩm quyền xử phạt hành chính Nhưng đối với hình phạt, chỉ có một cơ quan duy nhất có thẩm quyền sử dụng hình phạt, đó chính là Tòa án Như vậy, Tòa án là cơ quan duy nhất có quyền nhân danh nhà nước, quyết định người phạm tội có phải chịu hình phạt hay không, mức hình phạt cụ thể áp dụng đối với chủ thể phạm tội như thế nào và hình phạt do Tòa án quyết định phải được tuyên bố công khai bằng một bản án thông qua hoạt động xét xử tại phiên tòa và nó là kết quả của phiên tòa hình sự với các thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự Thêm vào đó, hình phạt chỉ được áp dụng đối với các cá nhân người đã có hành vi bị pháp luật hình sự coi là tội phạm, nó không áp dụng đối với người khác như người thân thích của người phạm tội

Ngoài ra, hình phạt là biện pháp cưỡng chế nhà nước đặc biệt đảm bảo cho Bộ luật hình sự có thêt thực hiện được nhiệm vụ bảo vệ, giáo dục

1.4 Hệ thống hình phạt

Hệ thống hình phạt là một tổng thể các hình phạt do Nhà nước quy định trong luật hình sự, có phương thức liên kết với nhau theo một trật tự nhất định tùy thuộc vào mức độ nghiêm khắc của mỗi hình phạt.

Hệ thống hình phạt trong Bộ luật hình sự nước ta được sắp xếp theo mức độ từ nhẹ đến nặng và có tính đa dạng, mọi trường hợp đều được thực hiện theo nguyên tắc công bằng, nguyên tắc cá thể hóa hình phạt Hệ thống hình phạt có nội dung rõ ràng, mạch lạc, thuyết phục và có tính nhân đạo sâu sắc Bộ luật hình sự phân chia hình phạt thành hai nhóm: hình phạt chính và hình phạt bổ sung

Trang 8

1.4.1 Hình phạt chính:

Hình phạt chính là hình phạt cơ bản được áp dụng cho một tội phạm và được tuyên độc lập Đối với trường hợp phạm tội cụ thể, Tòa án chỉ có thể áp dụng duy nhất một hình phạt chính Tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng hình phạt, các hình phạt chính được sắp xếp sau đây:

- Cảnh cáo: là sự khiển trách công khai của Nhà nước do đối với người phạm tội về tội phạm mà họ đã thực hiện (Điều 34 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) Đây là hình phạt chính nhẹ nhất trong các hình phạt chính Cảnh cáo thường được áp dụng đối với tội phạm ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết được giảm nhẹ

- Cải tạo không giam giữ: là hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cải tạo, giáo dục tại nơi làm việc, học tập, cư trú dưới sự giám sát của cơ quan, tổ chức tại nơi họ làm việc, học tập hoặc của chính quyền địa phương, nơi họ cư trú ( Điều 36 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) Trong hệ thống hình phạt, cải tạo không giam giữ được coi là nhẹ hơn hình phạt tù có thời hạn nhưng nặng hơn phạt tiền và cảnh cáo Cải tạo không giam giữ được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc nghiêm trọng, mà chủ thể phạm tội đó đang có nơi làm việc ổn định hoặc nơi thường trú rõ ràng, nếu xét thấy không cần phải cách ly khỏi xã hội Như vậy, ta thấy được hai điều kiện cần và đủ của cải tạo không giam giữ là điều kiện về tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của tội phạm và điều kiện bảo đảm hiệu quả của việc áp dụng hình phạt Bộ luật Hình sự quy định thời hạn của hình phạt cải tạo không giam giữ là từ 06 tháng đến 03 năm Ngoài ra, thời gian bị tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam bằng 03 ngày cải tạo không giam giữ

Trang 9

- Tù có thời hạn: là hình phạt chính, buộc người phạm tội phải cách li khỏi xã hội trong thời gian nhất định để giáo dục, cải tạo (Điều 38 Bộ luật hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017) Sự hạn chế tự do của người bị kết án tù có thời hạn là nội dung pháp lý chủ yếu của loại hình phạt này Theo Điều 38 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017, mức án phạt thời hạn tù có thời hạn có hạn mức tối thiểu là 03 tháng và tối đa là 25 năm đối với chủ thể phạm tội phạm một tội Đối với chủ thể phạm tội phạm nhiều tội danh, mức tối đa của hình phạt này là 30 năm (Điều 55 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017) Người bị kết án tù có thời hạn chấp hành án tại trại giam mà Tòa án quy định Thời giam bị tạm giữ, tạm giữ được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt tù, cứ 01 ngày tạm giữ, tạm giam thì bằng 01 ngày tù, khác với hình phạt cải tạo không giam giữ.

- Tù chung thân: là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình (Điều 39 Bộ luật Hình sự) Vì tính chất cực kì nghiêm khắc của hình phạt tù chung thân và xuất phát từ nguyên tắc xử lí người thành niên phạm tội, Bộ luật Hình sự Việt Nam không cho phép áp dụng tù chung thân đối với người dưới 18 tuổi phạm tội Trong thời gian người bị kết án thi hành án tù chung thân, nếu người bị kết án chấp hành hình phạt tốt, có kết quả cải tạo tốt thì người phạm tội có thể được giảm thời hạn chấp hành hình phạt, giảm mức độ nghiêm trọng từ hình phạt tù chung thân xuống hình phạt tù có thời hạn.

- Tử hình: là hình phạt chính, tước bỏ quyền sống của người bị kết án (Theo Điều 40 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) Tử hình là hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống hình phạt Tử hình không đặt ra mục đích cải tạo và giáo dục người bị kết án mà được áp dụng đối với

Trang 10

người phạm tội đặc biệt nguy hiểm, có nhân thân xấu, nhằm loại bỏ người đó ra khỏi đời sống xã hội vì yêu cầu răn đe và phòng ngừa chung Ngoài ra, hình phạt tử hình khi được áp dụng cũng có tác động đến ý thức của người khác trong xã hội Tử hình được áp dụng với các chủ thể phạm tội phạm tội đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm đến tính mạng của con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội đặc biệt nghiêm trọng như: các tội xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm chiến tranh, tội khủng bố, tội diệt chủng loài người, Trong hệ thống hình phạt, để thể hiện chính sách nhân đạo của Nhà nước đối với hình phạt tử hình, Bộ luật Hình sự Việt Nam quy định không áp dụng cũng như không thi hành đối với những trường hợp sau Không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa đủ tuổi thành niên mà lại phạm tội, phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị đưa ra xét xử Không thi hành hình phạt tử hình đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi Trong trường hợp này và trường hợp người bị kết án tử hình xin được ân giảm án của Chủ tịch nước thì hình phạt tử hình sẽ giảm mức độ nghiêm trọng xuống, từ tử hình xuống tù chung thân

1.4.2 Hình phạt bổ sung:

Hình phạt bổ sung là hình phạt không được tuyên độc lập mà chỉ có thể được tuyên kèm theo hình phạt chính Đối với mỗi trường hợp cụ thể, Tòa án có thể áp dụng một hoặc nhiều hình phạt bổ sung nếu điều luật về tội phạm có quy định các hình phạt bổ sung này Căn cứ theo mức độ nghiêm trọng của từng hình phạt, các hình phạt bổ sung có thể được điều chỉnh như sau:

- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: là hình phạt bổ sung buộc người phạm tội không giữ được chức vụ, không được hành nghề hoặc thực hiện công việc nhất định (Điều 41 Bộ luật

Trang 11

Hình sự) Hình phạt này có thời hạn nhất định từ khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ khi bản án đã tuyên có hiệu lực pháp luật mà người kết án được hưởng án tù treo hoặc bị tuyên hình phạt khác Hình phạt này được quy định đối với các tội danh sau: lợi dụng chức vụ, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định, các tội liên quan đến việc thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện công vụ hoặc vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc hành chính (các Điều 154, 158, 237, 238, theo Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi và bổ sung năm 2017) Tùy theo mức độ nguy hiểm cho xã hội và yêu cầu phòng ngừa chung, thời hạn của Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định là từ 01 năm đến 05 năm

- Cấm cư trú: là hình phạt bổ sung, buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định (Điều 42 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) Hình phạt này được áp dụng cho người bị phạt tù khi Tòa án xét thấy họ có thể lợi dụng điều kiện địa hình, địa vật hay các điều kiện thuận lợi khác của đại phương thực hiện việc phạm tội sau khi chấp hành xong án phạt tù có thời hạn Địa phương mà người đó có thể bị cấm đến cư trú là: thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, khu vực có các đầu mối giao thông quan trọng, khu vực biên giới, Đây là những địa phương cần thiết phải đảm bảo an ninh và trật tự xã hội ở mức độ cao hơn các địa phương còn lại Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bản án, thời hạn cấm cư trú có thể linh hoạt từ 01 năm đến 05 năm kể từ ngày chấp hànnh xong hình phạt tù

- Tước một số quyền công dân: là hình phạt bổ sung, buộc người bị kết án phạt tù không được ứng cử đại biểu cở quan quyền lực Nhà nước, không được làm việc trong các cơ quan Nhà nước, không được phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân (Theo điều 44 Bộ Luật Hình sự Việt Nam) Hình phạt này chỉ được áp dụng khi người bị kết án xâm phạm đến an ninh của

Trang 12

một hay quốc gia hoặc tội phạm khác được Bộ luật Hình sự quy định Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm Thời hạn của hình phạt này được tính từ ngày người bị kết án chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng hình phạt cải tạo không giam giữ

Ngoài những hình phạt chính hay hình phạt bổ sung đã được nêu trên, còn có những hình phạt đặc biệt, nó bao hàm luôn cả hình phạt chính và hình phạt bổ sung, đó là hai hình phạt cơ bản sau đây:

- Phạt tiền: là hình phạt buộc người phạm tội phải nộp một khoản tiền nhất định vào ngân sách nhà nước (Điều 35 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017) Phạt tiền có thể là hình phạt chính hoặc hình phạt bổ sung Phạt tiền được áp dụng là một hình phạt chính đối với người phạm các tội ít nghiêm trọng xâm phạm đến trật tự quản lý kinh tế, trật tự quản lý hành chính, tội tổ chức tảo hôn, tội sử dụng trái phép tài sản, Phạt tiền là hình phạt bổ sung được quy định và áp dụng đối với các tội phạm về tham nhũng, ma túy, Mức phạt tiền được Tòa án quyết định căn cứ vào quy định của Bộ luật Hình sự và tùy theo mức độ nghiêm trọng của tội phạm trong từng trường hợp phạm tội cụ thể, đồng thời có thể xét đến tình hình tài sản của người phạm tội hoặc sự biến động của giá cả Mức phạt tiền được quy định theo mức nghiêm trọng của từng loại tội: thấp nhất là 1.000.000 đồng và cao nhất là 1.000.000.000 đồng Tuy nhiên đối với hai loại tội đặc biệt: tội trốn thuế và cho vay nặng lãi, phạt tiền được quy định như sau Với tội trốn thuế thì mức phạt tiền tối thiểu là một lần, tối đa là năm lần số tiền trốn thuế (theo điều 161) Còn với tội cho vay nặng lãi thì mức phạt tối thiểu là một lần, tối đa là mười lần số tiền lãi (theo điều 163)

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:42

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w