1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quyền nhân thân của vợ chồng trong hôn nhân gia đình lý luận và thực tiễn

33 3 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quyền Nhân Thân Của Vợ Chồng Trong Hôn Nhân Gia Đình. Lý Luận Và Thực Tiễn
Tác giả Lê Tuấn Kiệt, Hồ Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Yến Nhi, Trần Văn Hồng, Nguyễn Minh Hiếu
Người hướng dẫn Ths. Võ Thị Mỹ Hương
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp. Hcm
Chuyên ngành Pháp Luật Đại Cương
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,34 MB

Nội dung

Với những mục đích ấy có thể giúp cho việc xây dựng chính sách hỗ trợ trong hôn nhân gia đình, xây dựng mối quan hệ hài hòa tốt đẹp giữa vợ và chồngNhiệm vụ của nghiên cứu: Khám phá được

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ-PHÁP LUẬT

Mã lớp học: GELA220405_22_2_23

Trang 2

TIÊU CHÍ NỘI DUNG TRÌNH BÀY TỔNG

ĐIỂM

NHẬN XÉT

Ký tên

Ths Võ Thị Mỹ Hương

Trang 3

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

THỨ

1 Lê Tuấn Kiệt

- Mở đầu

- Kết luận

- Trình bày tiểuluận

Hoàn thànhtốt

3 Nguyễn Thị Yến Nhi - Trình bày 1.6

- Trình bày 2.1

Hoàn thànhtốt

4 Trần Văn Hồng - Trình bày 1.4

- Trình bày 1.5

Hoàn thànhtốt

5 Nguyễn Minh Hiếu - Trình bày 2.2

- Trình bày 2.3

Hoàn thànhtốt

Trang 4

DANH MỤC VIẾT TẮT

BLDS: Bộ luật dân sự

HN&GĐ: Hôn nhân và Gia đình

BLHS: Bộ luật hình sự

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 1

3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 2

4 Bốc cục chi tiết 2

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA VỢ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH 3

1.1 Khái niệm quyền nhân thân của vợ chồng 3

1.2 Đặc điểm quyền nhân thân của vợ chồng 4

1.3 Ý nghĩa của việc quy định quyền nhân thân của vợ chồng 5

1.3.1 Ý nghĩa xã hội 5

1.3.2 Ý nghĩa pháp lý 6

1.4 Các quyền thể hiện mối liên hệ tình cảm giữa vợ và chồng 6

1.4.1 Quyền được yêu thương, chăm sóc giảm vợ chồng 6

1.4.2 Quyền được sống chung giữa vợ chồng 8

1.5 Các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng giữa vợ và chồng 9

1.5.1 Quyền tự do lựa chọn chỗ ở, nơi cư trú 11

1.5.2 Quyền tự do lựa chọn tín ngưỡng, tôn giáo 12

1.5.3 Quyền được học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội 12

1.5.4 Quyền đại diện giữa vợ và chồng 13

1.6 Các quyền nhân thân khác của vợ chồng 14

1.6.1 Quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật 14

1.6.2 Quyền yêu cầu buộc bên vợ, chồng chấm dứt hành vi chung sống như vợ, chồng với người khác 15

1.6.3 Quyền yêu cầu ly hôn 15 Chương 2 THỰC TIỄN THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN NHÂN THÂN

Trang 6

2.1 Thực tiễn thực hiện pháp luật về quyền nhân thân của vợ chồng 17 2.1.1 Những kết quả đạt được từ thực tiễn thực hiện quyền nhân thân vợ chồng 17 2.1.2 Tồn tại, vướng mắc từ thực tiễn thực hiện quyền nhân thân của vợ chồng 18 2.2 Nguyên nhân của những tồn tại, vướng mắc từ thực tiễn thực luật về quyền nhân thân của vợ chồng 20 2.3 Giải pháp nhằm đảm bảo thực hiện có hiệu quả quy định về quyền nhân thân của vợ và chồng 22 2.3.1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về quyền nhân thân của vợ và chồng 24 KẾT LUẬN 26

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ xưa hôn nhân và gia đình đóng vai trò rất quan trọng, nó được xem là nền tảnghạnh phúc và cả sự phát triển của xã hội Đó sự kết hợp giữa mặt tình cảm và xã hội, làkết quả của tình yêu, nhưng hôn nhân trong gia đình không chỉ là tình yêu giữa vợ vàchồng mà còn là sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình Trong cuộc sống hiện đại,quyền nhân thân trong hôn nhân trở thành một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếpđến sự tồn tại và phát triển của gia đình

Quyền nhân thân trong hôn nhân gia đình ám chỉ tới quyền tôn trọng, tự do, tìnhcảm giữa các thành viên trong gia đình, được xem là một nguyên tắc cơ bản nhưng lại vôcùng quan trọng mang lại một gia đình, một xã hội công bằng, bình đẳng Tạo ra một môitrường gia đình khỏe mạnh, giúp vợ chồng và các thành viên trong gia đình sẽ hiểu rõhơn về trách nhiệm mình, đối xử nhau bằng sự tôn trọng và sự cảm thông, nhằm xâydựng một gia đình hạnh phúc

Với mục đích nghiên cứu, làm rõ cho sinh viên đưa ra một cái nhìn sâu sắc hiểu được

về quyền nhân thân của vợ và chồng trong hôn nhân gia đình để phần nào giúp cho sinhviên nhận thức được tầm quan trọng của quyền tự do và tôn trọng trong mối quan hệ vợchồng, để tạo gia một gia đình hạnh phúc giúp các thành viên trong gia đình có một môitrường phát triển lành mạnh Qua bài tiểu luận này có thể cung cấp cho việc xây dựngchính sách hỗ trợ trong hôn nhân, đồng thời cũng cung cấp được những thông tin bổ ích,

có giá trị cho sinh viên về mối quan hệ vợ chồng trong xã hội ngày nay

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Mục đích: Đưa ra một cái nhìn tổng quan sâu sắc nhất về quyền thân nhân của vợchồng trong gia đình về những vai trò, trách nhiệm và quyền tự do trong hôn nhân giađình Với những mục đích ấy có thể giúp cho việc xây dựng chính sách hỗ trợ trong hônnhân gia đình, xây dựng mối quan hệ hài hòa tốt đẹp giữa vợ và chồng

Nhiệm vụ của nghiên cứu: Khám phá được tầm quan trọng của quyền thân nhângiữa vợ và chồng trong gia đình, với nghiên cứu này, sẽ xác định được quyền và trách

Trang 8

nhiệm của cả vợ và chồng trong mối quan hệ hôn nhân, và cũng như đưa ra khuyến nghị

và hướng dẫn để hiểu được việc sử dụng quyền trong hôn nhân đó

3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu được đề tài chúng em đã áp dụng những phương pháp nghiên cứusau:

Phương pháp phân tích tài liệu: Phương pháp này chúng em tập trung chủ yếu vàocác bài báo, bài phân tích, bài tiểu luận liên quan đến quyền nhân thân trong hôn nhân,

Giúp hiểu sâu về lý thuyết, những quy định pháp lý, quan điểm trong lĩnh vực này

Phương pháp so sánh: Dựa vào các bài phân tích về quyền nhân thân trong hônnhân vợ chồng, so sánh những dữ liệu phân tích giữa các năm để tiến hành so sánh rồiđưa ra nhận xét

Trang 9

Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VÀ NỘI DUNG QUY ĐỊNH VỀ QUYỀN NHÂN THÂN CỦA VỢ CHỒNG THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT HIỆN HÀNH

1.1 Khái niệm quyền nhân thân của vợ chồng

Khái niệm quyền nhân thân của cá nhân được quy định tại Điều 25 Bộ luật Dân sự

năm 2015 (sau đây gọi là BLDS năm 2015) như sau “Quyền nhân thân được quy định trong Bộ luật này là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.

Vợ, chồng chỉ người đã kết hôn, tham gia vào quan hệ hôn nhân quan hệ hôn nhânhình thành từ sự kiện kết hôn, khi đó, các cá nhân (một nam, một nữ) sẽ tham gia vàoquan hệ hôn nhân với tư cách là người vợ - người chồng Khi bước vào quan hệ hônnhân, vợ chồng có các quyền nhân thân và tài sản Như vậy, có thể nói quyền nhân thâncủa vợ chồng trước hết là các quyền nhân thân của cá nhân Khi các cá nhân tham gia vàomột quan hệ xã hội khác - quan hệ hôn nhân vợ - chồng với tư cách là chủ thể trong quan

hệ hôn nhân sẽ được hưởng thêm các quyền nhân thân khác gắn liền với mình trong quan

hệ hôn nhân Quyền nhân thân của vợ, chồng xuất hiện khi quan hệ hôn nhân hình thànhhợp pháp và chấm dứt khi quan hệ hôn nhân chấm dứt

Điểm đặc biệt của quyền nhân thân của vợ chồng đó là giá trị nhân thân của quyềnnày đem lại gắn liền với yếu tố tình cảm hôn nhân được hình thành trên nền tảng tình yêugiữa nam và nữ, chỉ khi có tình cảm với nhau, quan hệ hôn nhân mới được hình thànhtheo đúng tinh thần của nó Thêm nữa, các quyền nhân thân của vợ chồng gắn liền vớinhân thân mỗi bên vợ chồng, không thể chuyển giao cho người khác

Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm quyền nhân thân của vợ chồng như

sau “Quyền nhân thân của vợ chồng là những quyền gắn liền với các giá trị tinh thần của

vợ chồng trong quan hệ hôn nhân không trị giả được bằng tiền, không chuyển giao được cho người khác, phát sinh và tổn tại bình đẳng giữa vợ và chồng trên cơ sở hôn nhân hợp pháp được pháp luật gia nhận và bảo vệ”.

Trang 10

1.2 Đặc điểm quyền nhân thân của vợ chồng

Quyền nhân thân của vợ chồng mang đầy đủ các đặc điểm của quyền nhân thân của

cá nhân, tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có những đặc điểm riêng đặc trưng của quyền nhânthân của vợ chồng Quyền nhân thân của vợ chồng có những đặc điểm sau:

Thứ nhất, quyền nhân thân của vợ chồng phát sinh trên cơ sở hôn nhân hợp pháp

và gắn liền với vợ chồng trong suốt thời kỳ hôn nhân Quyền nhân thân của vợ chồng

phát sinh từ khi hai bên nam, nữ được công nhân còn quan hệ hôn nhân hợp pháp, nghĩa

là được pháp luật công nhận là vợ chồng của nhau Chỉ có trường hợp hai bên nam, nữsống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03/01/1987 thì được công nhận là vợ,chồng còn các trường hợp sống chung như vợ chồng khác sau ngày nay mà không đăng

ký kết hôn sẽ không được công nhận là có quan hệ vợ chồng và không phát sinh quyềnnhân thân của vợ, chồng Kể từ thời điểm được công nhận quan hệ vợ chồng, quyền nhânthân của vợ chồng phát sinh và tồn tại trong suốt thời kỳ hôn nhân Khi quan hệ hôn nhânchấm dứt theo quy định của pháp luật thì quyền nhân thân của vợ chồng cũng đồng thờichấm dứt Như vậy, hôn nhân là điều kiện cần thiết để quyền nhân thân của vợ chồng tồntại

Thứ hai, quyền nhân thân của vợ chồng là những giá trị tinh thần, mang tính chất phi tài sản Quyền nhân thân của vợ chồng đem lại những lợi ích về tinh thần cho vợ,

chồng sự yêu thương lẫn nhau giữa vợ và chồng, vợ chồng sống trong gia đình tràn ngậphạnh phúc, tình yêu Những lợi ích này không thể cân, đo, đong, đếm bằng tài sản cũngnhư không thể thay thế trong quan hệ hôn nhân

Thứ ba, quyền nhân thân giữa vợ chồng thể hiện mối liên hệ bình đẳng giữa vợ và chồng Quyền nhân thân của vợ chồng cũng được quy định bình đẳng giữa người vợ,

người chồng, tức là, người vợ và người chồng có quyền ngang nhau trong các quyền nhânthân, người chồng có quyền nào liên quan đến quyền nhân thân thì người vợ cũng sẽ cóquyền đó

Thứ tư, quyền nhân thân của vợ chồng không thể chuyển giao cho người khác quyền nhân thân của vợ chồng chỉ xuất hiện khi đặt vợ Chồng trong quan hệ hôn nhân

Hôn nhân hình thành dựa trên tình cảm giữa nam và nữ, do đó, có những quyền nhân thân

4

Trang 11

chỉ khi trở thành vợ thành chồng thì mới thực hiện được quyền được yêu thương, chămsóc, quyền được sống chung giữa vợ chồng những quyền này đều nhằm thể hiện mốiquan hệ tình cảm giữa vợ và chồng, việc thực hiện các quyền nay nhằm vun đắp tình cảmgiữa họ, nếu không phải vợ chồng thì không thể thực hiện được Như vậy, quyền nhânthân của vợ chồng chỉ có thể do chính người vợ, chồng trong quan hệ hôn nhân thực hiện

Do vậy, không thể chuyển giao quyền nhân thân của vợ chồng cho người khác

Như vậy, các đặc điểm trên của quyền nhân thân của vợ chồng giúp phân biệt đượcquyền nhân thân của các chủ thể khác trong quan hệ hôn nhân gia đình cũng như phảnbiệt được quyền nhân thân của vợ chồng với các quyền khác của vợ chồng điển hình làquyền tài sản của vợ, chồng

1.3 Ý nghĩa của việc quy định quyền nhân thân của vợ chồng

1.3.1 Ý nghĩa xã hội

Thứ nhất, việc ghi nhận quyền nhân thân của vợ chồng là cơ sở để xây dựng gia

đình Việt Nam tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc góp phần xây dựng xã hội công bằng, vănminh gia đình là tế bào của xã hội, gia đình có ấm no, hạnh phúc thì xã hội mới pháttriển Việc quy định quyền nhân thân của vợ chồng trong Luật HN&GĐ năm 2014 như làmột biện pháp thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến quyền của vợ chồng.Trên cơ sở đó, xây dựng một gia đình tiến bộ, bình đẳng, hạnh phúc cũng là để xây dựngmột xã hội công bằng, dân chủ

Thứ hai, việc ghi nhận quyền nhân thân của vợ chồng góp phần giữ gìn những giá

trị văn hóa, truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam trong mối quan hệ ứng xử giữa vợchồng Đặc biệt, trong xã hội mới hiện nay, trước sự tác động mạnh mẽ của mặt trái cơchế kinh tế thị trưởng, giao lưu hội nhập và sự đa dạng văn hóa yếu tố tình cảm trongmỗi gia đình thực sự đang đứng trước thách thức lớn, sự rạn nứt và tẻ nhạt giữa các mốiquan hệ trong nhiều gia định là một thực tế rất đáng lo ngại Và chính thực tế này cũng đã

và đang là một trong những nguyên do làm phai nhạt giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹptrong xã hội mới Do đó, với mục đích duy trì những giá trị văn hóa, truyền thống tốt đẹpcủa người Việt Nam trong quan hệ ứng xử giữa vợ và chồng, Đảng và Nhà nước ta đã

Trang 12

quy định những quyền nhân thân của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đìnhquyền được yêu thương, chăm sóc, được sống chung giữa vợ chồng.

1.3.2 Ý nghĩa pháp lý

Thứ nhất, việc quy định về quyền nhân thân của vợ chồng trong hệ thống pháp luật

tạo cơ sở để vợ, chồng thực hiện các quyền của mình với việc quy định đầy đủ các quyềnnhân thân của vợ chồng trong hệ thống pháp luật là cơ sở pháp lý vững chắc giúp người

vợ, người chồng nhận thức được đầy đủ các quyền mà mình cả, được thực hiện để từ đómỗi người có thể thực hiện các quyền của mình

Thứ hai, các quy định về quyền nhân thân của vợ chồng là cơ sở pháp lý để cơ

quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ khi các quyền, lợiích đỏ bị xâm phạm Trên thực tế không phải tất cả mọi người đều nhận thức được phảitôn trọng và không được xâm phạm đến các quyền đó, cho nên việc quyền nhân thân của

vợ chồng bị xâm phạm là không thể tránh khỏi Để các cơ quan nhà nước bảo vệ đượccác quyền nhân thân của vợ chồng cần phải quy định cụ thể các quyền này trong hệ thốngpháp luật để làm căn cứ cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng nhằm bảo vệquyền, lợi ích hợp pháp của vợ chồng khi bị xâm phạm

1.4 Các quyền thể hiện mối liên hệ tình cảm giữa vợ và chồng

1.4.1 Quyền được yêu thương, chăm sóc giảm vợ chồng

Hôn nhân là sự kết hợp thiêng liêng giữa nam và nữ trên cơ sở tình yêu, sự hòa hợp

về quan điểm, cách sống và chia sẻ trách nhiệm chung để cùng xây dựng một gia đình,chung sống lâu dài Do vậy, việc duy trì tình yêu trong hôn nhân là yếu tố then chốt đểgiữ gìn hạnh phúc gia đình Khác với hôn nhân từ những lý do như kinh tế, địa vị, traođổi lợi ích, hôn nhân vì tình yêu rất cần sự bồi đắp hàng ngày bởi nếu ngọn lửa tình yêulụi tàn thì nguy cơ tan vỡ gia đình rất dễ xảy ra Để tình yêu thương giữa vợ và chồngđược duy trì đòi hỏi phải có sự chung tay vun đắp hằng ngày từ cả hai phía Do đó, khitham gia vào quan hệ hôn nhân, vợ, chồng đều có quyền được yêu thương, cũng đồngthời có nghĩa vụ yêu thương người kia Điều này được quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật

6

Trang 13

HN&GĐ năm 2014 “Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”.

Tình yêu thương giữa vợ và chồng là sự gắn bó giữa vợ và chồng trong đời sốnghôn nhân Trong đó, sự chung thủy giữa vợ và chống được coi là một trong những yếu tốthể hiện quyền được yêu thương của vợ chồng “Chung thủy” là chỉ sự không thay đổi,trước sau như một” Sự chung thủy đặt ra đối với cả hai bên vợ chồng bởi tình yêuthương phải xuất phát từ hai phía, phải trọn vẹn dành cho một người, không thể chia sẻcho người khác Một trong những biểu hiện rõ nét nhất của việc không chung thủy đó là

vợ, chồng ngoại tình với người khác Nhưng cũng chính việc xác định như thế nào làngoại tình lại đang là vấn đề được bàn luận rất nhiều Bên cạnh việc chung thủy với nhau,tình yêu thương của vợ chồng còn được thể hiện qua sự chăm sóc lẫn nhau Sự chăm sóccủa vợ chồng được thể hiện ở cả hai khía cạnh vật chất và tinh thần Về tinh thần, sựchăm sóc giữa vợ chồng được thể hiện cả trong sinh hoạt bình thường lẫn trong lúc ốmđau, gặp khó khăn trong cuộc sống Về mặt vật chất, sự chăm sóc thể hiện trong việc vợchồng hợp tác với nhau để cùng đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu sinh hoạt hợp lýcủa gia đình, của mỗi cá nhân, không để xuất hiện tình trạng một bên phải gánh vác gánhnặng kinh tế một mình Thêm nữa, sự chăm sóc của vợ chồng còn được thể hiện thôngqua việc bảo vệ lẫn nhau trong quan hệ với người thứ ba, với những vấn đề bên ngoài vìquyền và lợi ích của nhau

Ý nghĩa của quyền được yêu thương, chăm sóc vợ chồng: Quyền được yêu thương,chăm sóc vợ chồng giúp tạo ra một môi trường sống hạnh phúc, ấm áp và ổn định cho cảhai bên Nó cũng giúp tăng cường sự gắn kết và sự tin tưởng giữa vợ chồng, giúp họ vượtqua những thử thách trong cuộc sống hôn nhân một cách dễ dàng hơn Để thực hiệnquyền được yêu thương, chăm sóc vợ chồng, cả hai bên cần tôn trọng, quan tâm và giúp

đỡ lẫn nhau trong cuộc sống hôn nhân Họ cần thường xuyên trò chuyện, lắng nghe vàchia sẻ với nhau để hiểu và cảm thông cho nhau Ngoài ra, cũng cần chung tay quản lý tàichính gia đình một cách bình đẳng và công bằng, đảm bảo tình cảm giữa vợ chồng đượctốt đẹp

Trang 14

Nhìn chung, quyền được yêu thương, chăm sóc giữa vợ chồng được thể hiện thôngqua hành vi, cách cư xử và thái độ giữa vợ và chồng, là sự yêu mến, tôn trọng, động viên,giúp đỡ lẫn nhau Do đó, những hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm vợ, chồng cầnphải được loại bỏ trong đời sống hôn nhân Các hành vi vi phạm quyền được chăm sóc

của vợ chồng bao gồm: “Các hành vi bạo lực gia đình: Hành hạ ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng; Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về

tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bạo lực gia đình là một biểu hiện rõ nét nhất thể hiện sự xâm phạm quyền đượcyêu thương, chăm sóc giữa vợ và chồng Để bảo vệ vợ, chồng khỏi các hành vi xâmphạm tới thể chất và tinh thần những biện pháp xử lý đã được đưa ra nhằm răn đe và hạnchế những hành vi vi phạm đó Đặc biệt, đối với những hành vi gây hậu quả nghiêmtrọng thì sẽ bị xử lý bằng chế tài hình sự Theo điều 185 BLHS năm 2015 sửa đổi, bổ

sung năm 2017 quy định: “Người nào đối xử tốt tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể, vợ chồng thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm”.

1.4.2 Quyền được sống chung giữa vợ chồng

Điều 19 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định “Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau” Đây là quy định mới so với Luật HN&GĐ năm 2000 và cũng là quy định thể hiện

sự quan tâm của nhà nước đối với quyền của người vợ trong gia đình, người vợ lúc này

có quyền được sống chung với chồng mà không có ai được phép ngăn cản họ thực hiệnquyền của mình

Theo đó, vợ, chồng sau khi xác lập quan hệ hôn nhân hợp pháp sẽ cùng chia sẻtrách nhiệm và quyền lợi khi sống chung với nhau cùng nhau tổ chức một cuộc sống,chung với một nơi ở chung để cùng xây dựng hôn nhân ấm no, hạnh phúc, cùng chăm sóclẫn nhau, hỗ trợ nhau trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con cái, cùng chia sẻ tráchnhiệm trong việc quản lý tài sản gia đình và giải quyết các vấn đề phát sinh trong cuộcsống hôn nhân Việc quy định vợ chồng có quyền sống chung giữa vợ và chồng được đưa

ra sẽ giúp tránh được tình trạng hôn nhân giả tạo, và khẳng định mục đích chính đáng của

8

Trang 15

hôn nhân là xây dựng gia đình, chứ không phải để lợi dụng hôn nhân cho việc xuất cảnh,nhập cảnh hoặc đăng ký quốc tịch Điều này cũng góp phần bảo vệ quyền lợi của trẻ em,

vì trẻ sẽ có một môi trường sống đầy đủ và hạnh phúc hơn khi sống chung với cả cha và

1.5 Các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng giữa vợ và chồng

Quyền bình đẳng của vợ chồng trong mối quan hệ với con chung là một trongnhững yếu tố quan trọng trong xây dựng một gia đình hạnh phúc, lành mạnh và ổn định

Vợ và chồng đều có trách nhiệm và quyền lợi đối với việc nuôi dưỡng, giáo dục và pháttriển con cái của mình

Theo pháp luật Việt Nam, vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc quản lý vàchăm sóc con chung Cả vợ và chồng đều có thể yêu cầu được giữ lại quyền nuôi conchung nếu một trong hai không có khả năng hoặc không đảm bảo được nhu cầu phát triểncủa con Ngoài ra, cả vợ và chồng cũng có quyền đóng góp ý kiến về việc nuôi dưỡng,giáo dục và phát triển con chung

Trong mối quan hệ vợ chồng, việc chia sẻ trách nhiệm và quyền lợi với con cáicũng là một yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ gia đình hạnh phúc Vợ chồngcần thảo luận và đưa ra các quyết định quan trọng về việc nuôi dưỡng, giáo dục và pháttriển con chung Tất cả các quyết định này nên được đưa ra dựa trên sự đồng thuận và sựtôn trọng lẫn nhau giữa vợ chồng

Việc đảm bảo quyền bình đẳng của vợ chồng trong mối quan hệ với con chung sẽgiúp tạo ra một môi trường gia đình khỏe mạnh, hạnh phúc và ổn định

Trang 16

Điều này cũng giúp cho con cái được phát triển tốt nhất có thể và có được một giađình yêu thương và đầy đủ Dưới đây là những quyền bình đẳng giữa vợ và chồng trongmối quan hệ với con chung :

- Quyền lựa chọn họ, tên cho con; Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việc lựa chọn họ, tên cho con được thể hiện thông qua quy định: “Họ của cá nhân được xác định

là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ để theo thỏa thuận của cha mẹ, nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quân a) Họ, chữ đệm tên và dân tộc của trẻ

em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong tờ khai đăng ký khai sinh, trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán”

- Quyền lựa chọn quốc tịch cho con: Theo nguyên tắc quyền huyết thống, mọi đứa

trẻ sinh ra đều có quốc tịch theo quốc tịch của cha, mẹ, không phụ thuộc vào nơi đứa trẻđược sinh ra Việc lựa chọn quốc tịch cho con chi được đặt ra khi cha, mẹ có quốc tịchkhác nhau, khi đó, vợ chồng có thể thỏa thuận với nhau trong việc lựa chọn quốc tịch chocon

- Quyền lựa chọn tôn giáo, nơi cư trú: Cũng giống như việc lựa chọn quốc tịch

cho con, nếu cha mẹ không cùng tôn giáo, nơi cư trú thì vợ chồng có thể thỏa thuận đểlựa chọn cho con theo tôn giáo của cha hoặc mẹ, cư trú cùng cha hoặc mẹ để tạo điềukiện tốt nhất cho con

- Quyền chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con: Vợ, chồng có quyền bình đẳng với

nhau trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con, điều này được quy định tại Điều 69

và Điều 71 Luật HN&GĐ năm 2014 Theo đó, vợ, chồng bình đẳng với nhau trong việcchăm sóc, nuôi dưỡng con vừa để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho con, đảm bảo chocon phát triển về cả thể chất, trí tuệ và đạo đức để con trở thành người có ích cho xã hộicũng là để tạo ra sự chia sẻ trách nhiệm giữa vợ và chồng, đồng sức, đồng lòng của vợchồng trong việc xây dựng gia đình Không ai có được xâm phạm đến quyền này của vợchồng kể cả sau khi vợ chồng ly hôn, trừ trường hợp vợ, chồng bị hạn chế quyền để bảo

vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chính người con theo quyết định, bản án của Tòa án Mọihành vi xâm phạm đều bị xử lý theo quy định của pháp luật

10

Ngày đăng: 16/04/2024, 16:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w