Về mặt xã hội thì sẽ đánh mạnh vào tâm lý của người dân, làm đảo lộn trật tự cũng như chuẩn mực đạo đức xã hội,…Đặc biệt về kinh tế nhà nước sẽ bị tác động một cách đáng kể: thiếu hụt ng
Trang 2HỌC KỲ III NĂM HỌC 2022-2023
Nhóm: 01 ( Lớp thứ 3-5 – Tiết 1-3)
Tên đề tài: Thực trạng tham nhũng hiện nay Lý luận và giải pháp.
STTHỌ VÀ TÊN SINH VIÊN MÃ SỐ SINH VIÊNTỈ LỆ %
- Tỷ lệ % = 100%: Mức độ phần trăm của từng sinh viên tham gia - Trưởng nhóm: Võ Anh Kiệt SĐT: 0353373703
Nhận xét của giáo viên
……… ……… ……….
Ngày 22 tháng 07 năm 2023
Trang 4A PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài
Trước hết, chúng ta hiểu được tham nhũng hành vi của người có chức, có quyền đã lợi dụng chúc vụ, quyền hạn của mình vì vụ lợi (bao gồm: cán bộ, công chức, viên chức sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,…)
Từ đó, chúng ta thấy được tham nhũng đang là vấn nạn không chỉ riêng ở một xã, một tỉnh mà là của cả một đất nước Thậm chí là mọi quốc gia trên thế giới Cuộc chiến tham nhũng đang hàng ngày, hàng giờ xảy ra mọi lúc, mọi nơi, ở tất cả các quốc gia.
Ở Việt Nam, tham nhũng được xác định là “cản trở nỗ lực đổi mới, tác động tiêu cực tới sự phát triển của đất nước, bóp méo các giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, làm gia tăng khoảng cách giàu, nghèo Nghiêm trọng hơn, tham nhũng còn làm xói mòn lòng tin của nhân nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và đe dọa sự tồn vong của chế độ ta.”
Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chính trị đất nước: sức mạnh của Nhà nước giảm đi trong lòng tin của người dân, hệ thống pháp luật bị tầm thường hóa Về mặt xã hội thì sẽ đánh mạnh vào tâm lý của người dân, làm đảo lộn trật tự cũng như chuẩn mực đạo đức xã hội,…Đặc biệt về kinh tế nhà nước sẽ bị tác động một cách đáng kể: thiếu hụt ngân sách Nhà nước dẫn đến thiếu đi nguồn tài chính trong việc xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho đời sống nhân dân, làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Nhận thức được những tác hại đó, thời gian qua, đặc biệt là từ 1998 đến nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành rất nhiều các văn bản về vấn đề phòng, chống tham nhũng Quyết tâm phòng, chống tham nhũng được khẳng định mạnh mẽ qua việc Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (tháng 11 năm 2005, chính thức có hiệu lực từ ngày 1 tháng 6 năm 2006).
Vậy nên, chủ đề trên giúp ta nhìn nhận, đánh giá một cách cụ thể về tình hình tham nhũng ở nước ta song với đó thực hiện những giải pháp góp phần đẩy lùi vấn nạn trên để xây dựng đất nước giàu mạnh, phát triển hơn Nên chúng em đã thống nhất chọn đề tài:
“Thực trạng tham nhũng hiện nay Lý luận và giải pháp”
Trang 52.Mục tiêu và nghiên cứu:
Làm rõ quan điểm và nêu ra đươc những giải pháp cho vấn nạn tham nhũng ở
Việt Nam cũng như trên toàn thế giới hiện nay
Đánh giá được mức độ nguy hiểm của tham nhũng ở nước ta hiện nay Đưa ra thông tin, số liệu về thực trạng của vấn đề tham nhũng, cũng như những hoạt đông cụ thể, những chính sách thực hiện nhằm đẩy lùi, ngăn chặn tham nhũng.
Đề xuất giải pháp nâng cao công tác phòng chống tham nhũng, nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối Cách mạng của Đảng, bảo đảm cán bộ Nhà nước xác định đúng mục tiêu, lý tưởng, trung thành tuyệt đối với đất nước Nâng cao ý thức, giáo dục cho người dân, kiên quyết đấu tranh đẩy lùi tham nhũng.
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tiểu luận tập trung vào hai nhiệm vụ: + Phân tích cơ sở lý luận về tham nhũng Nắm vững cơ bản bản chất của tham nhũng.
+ Trình bày thực trạng và giải pháp phòng chống tham nhũng.
3.Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng các phương pháp như khảo sát, phỏng vấn, quan sát và phân tích tài liệu để thu thập dữ liệu Ngoài ra còn tìm kiếm các bài báo, tài liệu và chính sách liên quan đến vấn nạn tham nhũng để có được cái nhìn tổng quan về chủ đề.
Sử dụng các phương pháp phân tích số liệu thống kê và định lượng để phân tích dữ liệu và đưa ra kết luận.
4.Ý nghĩa của đề tài
Phòng chống tham nhũng góp phần bảo vệ chế độ, xây dựng Nhà nước pháp quyền, góp phần tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân Ngoài ra, còn góp phần duy trì các giá trị đạo đức truyền thống, củng cố niềm tin của nhân dân vào chế độ và luật pháp
5.Bố cục đề tài
Tiểu luận được trình bày với nội dung gồm 2 chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tham nhũng.
Chương 2: Thực trạng và giải pháp phòng chống tham nhũng ở nước ta hiện nay.
Trang 6B.NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THAM NHŨNG
1.1.Khái niệm về tham nhũng
Tham nhũng được định nghĩa là "hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi" Các hành vi tham nhũng cụ thể bao gồm tham ô tài sản, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, đưa hối lộ và các hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân hoặc xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.
Trong đó:
Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm: Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức và những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
Các loại hình thức tham nhũng
Tham nhũng vật chất: là dạng tham nhũng nhằm thỏa mãn những nhu cầu vật
chất của cá nhân như tiền bạc, tài sản Đây là dạng tham nhũng phổ biến và dễ nhận thấy
Tham nhũng quyền lực: là dạng tham nhũng mà người tham nhũng lợi dụng
quyền lực cá nhân để đưa những người thân tín vào bộ máy công quyền cũng như vào các tổ chức chính trị, xã hội, đơn vị kinh tế, tài chính vì động cơ vụ lợi.
Dưới góc độ phân loại học, tham nhũng còn được thể hiện ở các dạng sau:
Tham nhũng lớn, tham nhũng nhỏ: Tham nhũng nhỏ là tham nhũng liên quan
đến việc đổi chác một số tiền nhỏ, việc làm ơn không đáng kể bởi những người tìm kiếm sự ưu đãi, hoặc việc sử dụng bạn bè hay họ hàng nắm giữ chức vụ nhỏ.
Tham nhũng chính trị: là dạng tham nhũng được hình thành do sự câu kết
giữa những người có ảnh hưởng trong hệ thống chính trị, chủ yếu là những quan chức cấp cao trong bộ máy cầm quyền, nhằm tạo ra những quyết định, hay tìm cách tác động thiên lệch vào những quyết sách của nhà nước có lợi cho một cá nhân, doanh nghiệp hoặc những nhóm lợi ích nào đó.
Tham nhũng hành chính: là dạng tham nhũng xảy ra phổ biến trong các hoạt
động quản lý hành chính của đội ngũ công chức hành chính Ở đó những người được giao quyền đã sử dụng quyền lực hành chính, trình tự thủ tục hành chính để gây khó khăn cho công dân hoặc tổ chức nhằm trục lợi cho bản thân.
Tham nhũng kinh tế: là dạng tham nhũng xảy ra trong hoạt động quản lý kinh
tế như, sản xuất kinh doanh, dịch vụ, mua sắm tài sản công, quản lý tài sản… được thực hiện bởi những người có thẩm quyền trong quản lý nhà nước về kinh tế, những người có thẩm quyền trong doanh nghiệp nhà nước
Trang 7Ngoài ra, tham nhũng còn được thể hiện dưới các dạng như: Tham nhũng công, tham nhũng tư; tham nhũng cá nhân, tham nhũng tập thể; tham nhũng xuyên quốc gia, tham nhũng trong nội bộ quốc gia; tham nhũng trực tiếp, tham nhũng gián tiếp; Tham nhũng chủ động (đưa hối lộ), tham nhũng bị động (nhận hối lộ)…
Hành vi tham nhũng
Hành vi tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ hoặc quyền lực của người đứng đầu để thu lợi cá nhân Hành vi tham nhũng có thể xảy ra ở mọi cấp độ và lĩnh vực, từ chính quyền đến các tổ chức tư nhân, từ y tế đến giáo dục và đầu tư.
Theo Luật phòng chống tham nhũng năm 2018 của Việt Nam, tham nhũng được định nghĩa là "hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ quyền hạn đó vì vụ lợi" Các hành vi tham nhũng cụ thể bao gồm tham ô tài sản, nhận hối lộ, môi giới hối lộ, đưa hối lộ và các hành vi khác gây thiệt hại cho tài sản của Nhà nước, tập thể, cá nhân hoặc xâm phạm hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức.
Hậu quả của hành vi tham nhũngTác hại về chính trị:
Tham nhũng phá hoại đội ngũ cán bộ, tầm thường hoá hệ thống pháp luật Các giá trị quản lý nhà nước xây dựng không mang đến ý nghĩa tương xứng trong nhu cầu của người dân Đây cũng là nguyên nhân căn bản nhất dẫn đến thất bại của Đảng và Nhà nước.
Kỷ cương xã hội không thể giữ vững, các sức mạnh của nhà nước cũng giảm đi trong lòng tin của nhân dân Gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân Từ đó hạn chế sức mạnh, niềm tin mãnh liệt của nhân dân vào lực lượng lãnh đạo Cũng mang đến cơ hội để cho kẻ thù phá hoại, xâm lược, lực lượng phản động.
Làm cho bộ máy trở thành quan liêu, đội ngũ viên chức tốt cũng có thể bị tác động trong nhận thức và thái độ.
Tham nhũng là trở lực lớn đối với quá trình đổi mới đất nước, tiến lên chủ nghĩa xã hội Khi bộ phận lãnh đạo không đảm bảo đóng góp vai trò, thành quả vào sự nghiệp chung Cản trở, tác động lên các tư tưởng mạnh mẽ trong thống nhất xây dựng đất nước.
Trang 8Tác hại về kinh tế:
Tham nhũng làm thất thoát những khoản tiền lớn trong chi tiêu chính sách công Như các chi phí cho việc đấu thầu, việc cấp vốn, việc thanh tra, kiểm toán và hàng loạt các chi phí khác Từ đó không đảm bảo ý nghĩa, hiệu quả sử dụng triệt để ngân sách nhà nước.
Tham nhũng gây tổn thất lớn cho nguồn thu của ngân sách nhà nước thông qua thuế Làm thất thoát nguồn thu, không phải ánh đúng giá trị nghĩa vụ các tổ chức, cá nhân phải thực hiện.
Một số lượng lớn tài sản công trở thành tài sản tư của một số cán bộ, công chức, viên chức Do đó không đảm bảo sử dụng, đầu tư công.
Do tham nhũng mà một số công trình xây dựng như các công trình cầu đường, nhà cửa kém chất lượng Gây nguy hiểm cho cuộc sống của người dân, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của nền kinh tế – xã hội Các chất lượng công trình không đảm bảo về mặt thời gian, vật chất đã bỏ ra.
Tham nhũng gây ảnh hưởng lớn đến môi trường kinh doanh Làm giảm đáng kể năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, chậm tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Các hành vi tham nhũng gây mất công bằng, bình đẳng để các doanh nghiệp tiếp cận quyền lợi theo pháp luật.
Hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, đòi hối lộ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức là có thật Làm ảnh hưởng đến giải quyết thủ tục hành chính, làm đình trệ các hoạt động sản xuất, kinh doanh Tác động sâu sắc đến nhận thức, mất niềm tin của nhân dân khi sử dụng các dịch vụ của nhà nước Tác hại về xã hội:
Tham nhũng xâm phạm, thậm chí làm thay đổi, đảo lộn những chuẩn mực đạo đức xã hội Các giá trị phản ánh, giá trị nhận thức trong xã hội không được duy trì Làm tha hoá một bộ phận không nhỏ trong đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước
Nhiều cán bộ, công chức đã không giữ được phẩm chất đạo đức của người cán bộ cách mạng, không phục vụ nhân dân Họ coi nghề nghiệp của mình là cơ hội, là điều kiện để thực hiện các hành vi tham nhũng Từ đó hướng tới các lợi ích bất chính,
Trang 9làm trái công vụ, trái lương tâm, đạo đức nghề nghiệp Mục đích là để nhanh chóng giàu có, bất chấp việc vi phạm pháp luật.
Điều đáng báo động là việc tham nhũng dường như đã trở thành bình thường trong quan niệm của một số cán bộ, công chức Đây cũng là nhận thức, đánh giá của người dân Họ không dám tin, không có cơ sở để tin tưởng tuyệt đối vào một cá nhân lãnh đạo nào Đó chính là biểu hiện của sự suy thoái, xuống cấp về đạo đức một cách
nghiêm trọng.
Biện pháp xử lí hành vi tham nhũngTrách nhiệm dân sự.
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của tài sản đã bị thay đổi do hành vi vi phạm hành chính gây ra để trả lại tổ chức; trường hợp không khôi phāc lại đưÿc tình trạng ban đầu của tài sản thì phải bồi thường bằng tiền hoặc tài sản có công năng và giá trị sử dụng tương đương với tài sản ban đầu; - Buộc nộp vào ngân sách Nhà nước sá tiền tương ứng với tiền thuê tài sản trong thßi gian chiếm đoạt Người tham ô tài sản trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước không áp dāng mức phạt của Nghị định 63 Tuy nhiên, theo Điều 125 Bộ luật Lao động 2019, người thực hiện hành vi tham ô có thể bị áp dāng hình thức xử lý kỷ luật sa thải
Trách nhiệm hình sự
Để xét trách nhiệm hình sự cho mát ngưßi có hành vi tham nhũng cần đưÿc hình sự hóa phā thuác các yếu tá sau: là người có chức, có quyền trong hệ tháng chính trị; thuác các hành vi gây hậu quả nghiêm tráng đặc biệt; làm dāng quyền hạn; ý thức cá nhân hành đáng; hậu quả liên quan đến nhà nước, người dân và xã hội.
Các hành vi tham nhũng thuộc quy định á Điều 353 đến Điều 359 của Bộ Luật Hình Sự sẽ chịu trách nhiệm hình sự với mức hình phạt cao nhất là tử hình gồm: - Tội tham ô tài sản (Điều 353) - Tội nhận hối lộ (Điều 354) - Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản (Điều 355) - Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ (Điều 356) - Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ (Điều 357) - Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi (Điều 358) Tội giả mạo trong công tác (Điều 359) Với bảy tái danh tham nhũng bị truy cứu trách
Trang 10nhiệm hình sự, thì mỗi tái danh riêng lẻ ta sẽ có nhiều mức án tù và phạt tiền khác nhau Với mức án tù thấp nhất là 01 năm đến án tù cao nhất là 20 năm Và trường hợp được xét vụ án mức nghiêm trọng, người tham nhũng có thể nhận án chung thân hoặc tử hình.
Trang 11CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Thực trạng tham nhũng nước ta hiện nay
Theo số liệu do Tổ chức Minh bạch thế giới (TI) công bố, Chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) của Việt Nam trong những năm gần đây đã tăng lên, thể hiện một chỉ báo tích cực đối với các nỗ lực của Đảng và Nhà nước ta trong công tác phòng, chống tham nhũng Cụ thể, năm 2018, Việt Nam đạt 33/100 điểm, xếp hạng 117/180 toàn cầu Trong năm 2018, Đảng và Nhà nước đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh công tác PCTN, điển hình là việc nhanh chóng, kiên quyết xử lý các vụ án tham nhũng lớn và hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về phòng chống tham nhũng Tháng 11/2018, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) gồm 10 chương với 96 điều Chính phủ đã chỉ đạo tăng cường kiểm tra và tổ chức thực hiện nghiêm các biện pháp PCTN như: đề cao tính liêm chính trong khu vực công, thực hiện hiệu quả công tác kê khai và công khai tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức Vì vậy, chỉ số CPI của Việt Nam năm 2019 đạt 37/100 điểm, tăng 4 điểm so với năm 2018, đứng thứ 96/180 quốc gia, vùng lãnh thổ trong bảng xếp hạng toàn cầu, tăng 21 bậc so với năm 2018 Đây là mức điểm cao nhất mà Tổ chức Minh bạch thế giới đánh giá đối với Việt Nam và là năm có mức tăng điểm cao nhất từ trước đến nay; cũng là sự khẳng định những kết quả tích cực trong công tác PCTN ở Việt Nam.
Những kết quả nêu trên thể hiện quyết tâm chính trị cùng với những hành động quyết liệt, thực hiện những giải pháp hiệu quả của Đảng và Nhà nước, của cả hệ thống chính trị từ Trung ương tới địa phương trong công tác PCTN Cụ thể, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng được thành lập “với mong muốn đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng thêm một bước” Trong nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XI, có 56.572 đảng viên bị xử lý kỷ luật, trong đó có 16.259 cấp ủy viên các cấp Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã tiến hành kiểm tra 13 tổ chức đảng và 33 đảng viên Qua kiểm tra, kết luận các tổ chức đảng, đảng viên đều có khuyết điểm, vi phạm, trong đó đề nghị thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách 3 tổ chức đảng, thi hành kỷ luật 13 đảng viên (khiển trách 7, cảnh cáo 6) Ủy ban kiểm tra các địa phương, đơn vị đã kiểm tra 15.898 tổ chức đảng và 55.217 đảng viên, trong đó số tổ chức đảng có
Trang 12vi phạm là 10.478, phải thi hành kỷ luật 791 tổ chức đảng; số đảng viên có vi phạm là 42.757, trong đó phải thi hành kỷ luật 20.344 trường hợp.
2.1.1 Đánh giá và nhận xét thực trạng tham nhũng nước ta hiện nay
Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII của Đảng đến cuối năm 2018, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 45 nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận về công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng và phòng, chống tham nhũng; Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua, ban hành 45 luật, pháp lệnh, 46 nghị quyết; Chính phủ đã ban hành 511 nghị định, 413 nghị quyết, 160 quyết định nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần phòng ngừa tiêu cực, tham nhũng; đã thi hành kỷ luật 53.306 đảng viên với hơn 60 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 16 Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, trong đó có cả Ủy viên Bộ Chính trị(3).
Trong năm 2019, công tác PCTN đã có bước tiến mạnh mẽ với nhiều chủ trương, giải pháp đột phá, đi vào chiều sâu, do đó tham nhũng được kiềm chế, từng bước ngăn chặn và có chiều hướng thuyên giảm, góp phần quan trọng giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao uy tín và vị thế của nước ta trên trường quốc tế Nổi bật là đẩy mạnh việc xây dựng, hoàn thiện thể chế trên các lĩnh vực đời sống: “Cụ thể là Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành gần 30 văn bản về xây dựng Đảng, hệ thống chính trị và PCTN Quốc hội đã thông qua 18 luật, 20 nghị quyết; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành 100 nghị định, 119 nghị quyết, 37 quyết định, 33 chỉ thị Như vậy, tính từ đầu nhiệm kỳ Đại hội ĐBTQ lần thứ XII đến nay, đã thi hành kỷ luật hơn 90 cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý, trong đó có 21 đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng (2 Ủy viên Bộ Chính trị), 22 sĩ quan cấp tướng trong lực lượng vũ trang”(4) Những tháng đầu năm 2020, Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN yêu cầu tập trung đưa ra xét xử sơ thẩm 10 vụ án nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội quan tâm.
Có thể khẳng định rằng, công tác PCTN ở Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận; nạn tham nhũng đã bị ngăn chặn, đẩy lùi; niềm tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước được nâng lên Có thể khái quát một số đặc điểm của công tác PCTN ở Việt Nam hiện nay, bao gồm: Không có vùng cấm,
Trang 14Nội thiếu tướng Nguyễn Anh Tuấn bị đề nghị truy tố về tội "môi giới hối lộ", bị cáo buộc đã nhận tiền của các cá nhân để "chạy án" với số tiền 2,65 triệu USD chỉ trong khoảng một năm (1-12/2022).
Vụ sai phạm tại Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á, hay còn gọi ngắn gọn là
vụ Việt Á hoặc đại án Việt Á, là một vụ án hình sự điển hình về "tham nhũng có hệ thống", đặc biệt nghiêm trọng về các tội: vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, đưa hối lộ và nhận hối lộ xảy ra tại Công ty Việt Á, CDC các tỉnh, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế và các đơn vị, địa phương liên quan Đây được cho là một trong những đại án lớn nhất của Việt Nam
Tính đến tháng 5/2023, đã có 30 vụ án liên quan với 107 bị can tại 25 địa phương, đơn vị, trong đó, có 3 Ủy viên Trung ương Đảng bị khởi tố, bắt tạm giam Trong khi đó, số tiền kê biên, phong tỏa, các bị can nộp để khắc phục hậu quả đã lên tới 1.670 tỷ đồng.
Vụ án Đinh La Thăng và đại án tập đoàn dầu khí Việt Nam Vụ án Đinh La
Thăng và đồng phạm phạm tội "Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "Tham ô tài sản" xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) – là vụ án kinh tế lớn được TAND TP Hà Nội đưa ra xét xử sơ thẩm tháng 01/2018 với bị cáo Đinh La Thăng và 21 bị cáo đồng phạm.
Quá trình điều tra cho thấy, trong quá trình thực hiện Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng, nguyên Chủ tịch HĐ Thành viên Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN), đã chỉ định Tổng công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) thực hiện gói thầu EPC, chỉ đạo PVPower ký hợp đồng EPC số 33 với PVC trái quy định, sau đó chỉ đạo cấp dưới tại PVN và Ban quản lý dự án căn cứ hợp đồng này cấp tạm ứng hơn 6,6 triệu USD, trên 1.312 tỷ đồng cho PVC để bị cáo Trịnh Xuân Thanh và đồng phạm sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng sai mục đích không đưa vào dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
Ngoài ra, bị cáo Đinh La Thăng còn chỉ đạo cấp dưới góp vốn trái pháp luật vào Ngân hàng thương mại cổ phần Đại dương (Oceanbank) gây thất thoát cho Nhà nước 800 tỷ đồng.
Trang 15Cũng liên quan đến hành vi phạm tội của bị cáo Đinh La Thăng, bị cáo Trịnh Xuân Thanh, nguyên Chủ tịch HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc Công ty cổ phần xây lắp dầu khí (PVC) và đồng phạm đã có hành vi "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" và "tham ô tài sản", xảy ra tại PVC.
Cụ thế, Trịnh Xuân Thanh đã chỉ đạo cấp dưới ký hợp đồng trái phép, để nhận tạm ứng tiền từ PVN và sử dụng hơn 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng này vào mục đích khác, không đưa vào Dự án Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2, gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền gần 120 tỷ đồng.
2.1.3 Một số lĩnh vực tham nhũng xảy ra hiện nay
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng tham nhũng xảy ra trên hầu hết các lĩnh vực như: kinh tế, chính trị, hành chính, tư pháp, giáo dục-đào tạo, y tế, tổ chức cán bộ… nhưng thường phổ biến và tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực sau:
Một là: Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý kinh tế.
Quản lý kinh tế là lĩnh vực xảy ra tham nhũng phổ biến nhất, với tần suất nhiều nhất và số tài sản rất lớn Trong lĩnh vực này, tham nhũng thường diễn ra ở các khâu, công đoạn với những thủ đoạn chủ yếu sau:
Trong công tác lập, duyệt dự toán ngân sách nhà nước hàng năm Thủ đoạn chủ yếu: Người có thẩm quyền giao dự toán thu thấp hơn khả năng thực tế lập và giao dự toán thu bỏ qua không bao quát quản lý các nguồn thu; Phân bổ kế hoạch vốn đầu tư dàn trải dẫn đến tình trạng kéo dài dự án; Duyệt dự toán cho xây dựng trụ sở cơ quan, trang thiết bị đắt tiền vượt định mức Nhà nước
Trong quản lý thu ngân sách Nhà nước Thủ đoạn chủ yếu: Lơ là, bỏ qua đối tượng phải nộp thuế, bỏ sót nguồn thu của các đối tượng có những khoản thuế, phí, lệ phí phải nộp ngân sách Nhà nước; Áp mức thu thuế khoán thấp, không sát thực tế nhiều lần cho đối tượng nộp thuế; Áp giá tính thuế, chủng lợi hàng có thuế xuất nhập khẩu thấp đối với hàng nhập khẩu có giá trị cao với thuế xuất nhập khẩu cao để giảm thuế nhập khẩu phải nộp; Thông đồng trong kiểm hóa, xác lập thủ tục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu về số lượng, chủng loại, chất lượng để trốn thuế xuất nhập khẩu và hoàn khống thuế giá trị gia tăng;
Hai là: Tham nhũng trong lĩnh vực quản lý tài chính, sử dụng ngân sách, quản lýtài sản công.