Đây là một trong những phương pháp phân tích chiến lược giúp xác định các yếu tố cơ bản liên quan đến môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp.. Phân tích ma trận SWOT bao gồm
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
KHOA KINH TẾ
*****
HỆ THỐNG HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP)
BÀI TẬP NHÓM:
PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT TẠI JOLLIBEE
GVHD: ThS Nguyễn Văn Chiến
Mã lớp học: ERPS431208_23_1_05 SVTH: Nhóm 04
Nguyễn Phan Kiều Diễm 21126120
Võ Trần Như Hoàng 21126146
Võ Ngọc Khánh Linh 21126161 Nguyễn Nhật Minh 21126167
Hồ Thị Quỳnh Chi 21126289 Nguyễn Thị Thuỳ Linh 21126307
Nguyễn Khải Minh 21126309
Nguyễn Lê Minh Nguyệt 21126313
TP Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2023
Trang 2ĐIỂM SỐ
ĐIỂM
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Giảng viên ký tên
Nguyễn Văn Chiến
Trang 3DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024
1 Nguyễn Phan Kiều Diễm 21126120 Hoàn thành tốt
6 Nguyễn Thị Thuỳ Linh 21126307 Hoàn thành tốt
10 Nguyễn Lê Minh Nguyệt 21126313 Hoàn thành tốt
Trang 4DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1 Mô hình SWOT của Jollibee 7
Trang 5MỤC L C Ụ
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP 2
1.1 Lịch sử hình thành 2
1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh: 2
1.2.1 Sứ mệnh 2
1.2.2 Triết lý kinh doanh 2
1.2.3 Giá trị cốt lõi 3
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MA TRẬN SWOT 4
2.1 Khái niệm 4
2.2 Vai trò 4
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT TẠI JOLLIBEE 7
3.1 Ma trận SWOT tại Jollibee 7
3.1.1 Điểm mạnh (Strengths) 7
3.1.2 Điểm yếu (Weaknesses) 8
3.1.3 Cơ hội (Opportunities) 9
3.1.4 Thách thức (Threats) 10
3.2 Đánh giá 11
KẾT LUẬN 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO 13
Trang 61
LỜI MỞ ĐẦU
Ma trận SWOT là một công cụ quan trọng và hữu ích trong quá trình quản lý
và phát triển doanh nghiệp Đây là một trong những phương pháp phân tích chiến lược giúp xác định các yếu tố cơ bản liên quan đến môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp
Phân tích ma trận SWOT bao gồm việc lập danh sách các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của doanh nghiệp Yếu tố bên trong gồm các điểm yếu và điểm mạnh nội tại của doanh nghiệp, trong khi cơ hội và thách thức đại diện cho yếu
tố ngoại vi có thể tác động đến hoạt động của công ty Thông qua việc phân tích ma trận SWOT, doanh nghiệp có thể tận dụng và phát triển các yếu điểm mạnh của mình, cải thiện các yếu điểm, khai mở các cơ hội bên ngoài và đối mặt với các thách thức
Ma trận SWOT giúp doanh nghiệp nhìn nhận toàn diện về tình hình hiện tại của mình
và hướng tới xác định chiến lược phù hợp để đạt được lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng bền vững
Bài nghiên cứu của nhóm sẽ đi sâu vào phân tích ma trận SWOT tại Jollibee Nhóm sẽ đi tìm hiểu từ xác định các điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức đến phân tích và đánh giá kết quả phân tích để doanh nghiệp có thể đưa ra các chiến lược phát triển phù hợp
Trang 72
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ DOANH NGHIỆP
1.1 Lịch sử hình thành
- Ngày 28/1/1978, tập đoàn Jollibee được thành lập tại Philippines
- Chuỗi thức ăn nhanh này hiện có hơn 1000 cửa hàng tại Philippines và hơn
300 cửa hàng tại các quốc gia trên khắp thế giới
- Cửa hàng Jollibee đầu tiên được mở tại Việt Nam vào năm 2005 Kể từ đó, Jollibee đã nỗ lực hết mình để mang đến các gia đình Việt những phần ăn ngon miệng với mức giá hợp lý
- Đến nay, Jollibee là chuỗi thức ăn nhanh lớn thứ 24 trên toàn thế giới về số chi nhánh và nếu không tính các công ty ở Mỹ, đây là chuỗi thức ăn nhanh lớn thứ 5 thế giới
- Ngày 01/12/2011, tập đoàn Jollibee đã sát nhập thêm 2 thương hiệu F&B hàng đầu tại Việt Nam chuyên về kinh doanh nhà hàng và cà phê cao cấp là Highlands Coffee và Phở 24, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của tập đoàn Jollibee tại Việt Nam
- Hiện nay hệ thống cửa hàng thức ăn nhanh Jollibee đã có có hơn 100 cửa hàng tại Việt Nam trải rộng trên toàn quốc, như: Hà Nội, Ninh Bình, Hạ Long, Hải Phòng,
Đà Nẵng, Tp Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Nha Trang, Vũng Tàu, Bình Dương, Biên Hòa, Rạch Giá, Long Xuyên, Mỹ Tho, Cà Mau,…
1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh:
1.2.1 Sứ mệnh
Với mục tiêu trở thành địa điểm gắn kết gia đình Việt, Jollibee luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng với hương vị tuyệt vời trong từng món ăn, mang lại niềm vui ẩm thực cho tất cả mọi người cùng dịch vụ chuyên nghiệp, thân thiện và đặc biệt ưu tiên tiêu chí sạch sẽ lên hàng đầu
1.2.2 Triết lý kinh doanh
Nhắc đến Jollibee, người ta dễ dàng liên tưởng ngay đến “thương hiệu của gia đình” nhỏ gắn liền triết lý kinh doanh “lan tỏa niềm vui bất tận” với các giá trị của khách hàng, tạo không gian ấm cúng, thoải mái để họ có thể tận hưởng bữa ăn ngon
và những phút giây vui vẻ, thư giãn cùng gia đình, bạn bè
Trang 83
1.2.3 Giá trị cốt lõi
Để thực hiện triết lý kinh doanh của mình, Jollibee luôn tuân thủ các giá trị cốt lõi:
- Khách hàng là trọng tâm: Sản phẩm, dịch vụ được cải tiến không ngừng dựa trên những ý kiến đánh giá của khách hàng nhằm mang lại trải nghiệm hài lòng nhất
- Mang đến các giá trị vượt trội
- Luôn đề cao sự tôn trọng đối với các cá nhân
- Tinh thần tập thể
- Mang tinh thần của gia đình và luôn luôn vui vẻ
- Khiêm tốn lắng nghe và học hỏi: Luôn có sự thay đổi, phát triển đa dạng thực đơn phù hợp với văn hóa ẩm thực của từng địa phương mà Jollibee có mặt
- Trung thực và liêm chính: Tuyệt đối tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của ngành thực phẩm và tiêu chuẩn F.S.C của công ty, nếu không sẽ không đưa ra thị trường
- Tiết kiệm
Trang 94
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MA TRẬN SWOT
2.1 Khái niệm
Ma trận SWOT là một công cụ phân tích chiến lược được sử dụng để đánh giá các yếu tố nội bộ và ngoại bộ của một tổ chức hoặc dự án Ma trận SWOT được viết tắt từ các chữ cái đầu tiên của các yếu tố sau:
- Strengths (S): Điểm mạnh
- Weaknesses (W): Điểm yếu
- Opportunities (O): Cơ hội
- Threats (T): Thách thức
Điểm mạnh và điểm yếu là yếu tố bên trong doanh nghiệp Đây là những đặc điểm mang lại lợi thế tương đối (hoặc bất lợi tương ứng) so với đối thủ cạnh tranh của tổ chức, doanh nghiệp Mặt khác, cơ hội và thách thức là những yếu tố bên ngoài
Cơ hội là các yếu tố của môi trường bên ngoài mà doanh nghiệp có thể nắm bắt để cải thiện hiệu suất kinh doanh như tăng trưởng doanh thu hoặc cải thiện tỷ suất lợi nhuận Thách thức là các yếu tố có thể gây nguy hiểm cho lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp
Bằng cách xác định các yếu tố này, các tổ chức hoặc dự án có thể phát triển các chiến lược để tận dụng các cơ hội, giảm thiểu các thách thức và cải thiện điểm mạnh và điểm yếu của họ Phương pháp phân tích SWOT được sử dụng nhiều trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, dịch vụ,
2.2 Vai trò
Xác định lợi thế và hạn chế: Ma trận SWOT giúp tổ chức xác định các điểm
mạnh và điểm yếu của mình Bằng cách nhìn vào các yếu tố nội bộ, tổ chức có thể nhận ra những lợi thế cạnh tranh và những hạn chế cần được khắc phục Điều này giúp tổ chức tập trung vào việc tận dụng và phát triển các yếu tố tích cực và đưa ra các biện pháp để giảm thiểu hoặc khắc phục các vấn đề tiêu cực
Tận dụng cơ hội và đối phó với mối đe dọa: Ma trận SWOT giúp tổ chức nhận
ra các cơ hội và mối đe dọa trong môi trường kinh doanh bên ngoài Bằng cách xác định những cơ hội tiềm năng, tổ chức có thể tạo ra các chiến lược để tận dụng những
cơ hội này và đạt được lợi ích kinh doanh Đồng thời, ma trận SWOT cũng giúp tổ
Trang 105
chức nhìn nhận và đối phó với mối đe dọa Bằng cách nhận biết các rủi ro tiềm năng,
tổ chức có thể phát triển các biện pháp ứng phó và đảm bảo tính bền vững của hoạt động kinh doanh
Định hình chiến lược: Ma trận SWOT cung cấp thông tin quan trọng để định
hình chiến lược tổ chức Dựa trên phân tích SWOT, tổ chức có thể xác định các mục tiêu chiến lược và lập kế hoạch để đạt được chúng Nó cung cấp một khung làm việc cho việc lựa chọn các phương án và quyết định chiến lược dựa trên những thông tin
cụ thể về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và mối đe dọa của tổ chức
Tăng cường sự nhận thức và phản hồi: Ma trận SWOT giúp tổ chức tăng
cường sự nhận thức về môi trường kinh doanh và nắm bắt các yếu tố quan trọng Nó cung cấp một cơ chế để theo dõi và đánh giá sự thay đổi trong môi trường và điều chỉnh chiến lược kinh doanh theo cách thích hợp Ma trận SWOT cũng khuyến khích việc thu thập thông tin và phản hồi liên tục, giúp tổ chức nắm bắt những thay đổi và thích nghi với chúng một cách hiệu quả
2.3 Nội dung phân tích
Phân tích SWOT của doanh nghiệp là quá trình đánh giá tổng thể về điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức mà doanh nghiệp đang đối mặt Cụ thể như sau:
- Điểm mạnh (Strengths): là những yếu tố vượt trội, tách biệt, độc đáo của doanh
nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh, chẳng hạn như lượng khách hàng trung thành, công nghệ hiện đại, thương hiệu nổi tiếng, sản phẩm độc đáo,…
- Điểm yếu (Weaknesses): là những yếu tố cản trở doanh nghiệp hoạt động một
cách tối ưu nhất Đây là những điểm mà doanh nghiệp cần khắc phục, cải tiến nhanh chóng để duy trì tính cạnh tranh trên thị trường như: giá cao hơn đối thủ, thương hiệu còn nhỏ, chưa có tiếng trên thị trường, sản phẩm lỗi,
- Cơ hội (Opportunities): là những yếu tố tác động ở ngoài tác động thuận lợi,
tích cực, mang lại cho doanh nghiệp cơ hội phát triển, xây dựng chiến lược cạnh tranh trên thị trường Ví dụ: Tiềm năng phát triển thương hiệu hoặc bán hàng trên các mạng
xã hội như Tiktok, nhu cầu khách hàng ngày càng cao,
- Thách thức (Threats): đề cập tới các yếu tố ở hiện tại và tương lai có khả năng
tác động tiêu cực đến doanh nghiệp Chẳng hạn như nguyên vật liệu tăng, đối thủ
Trang 116
cạnh tranh nhiều và mạnh, xu hướng mua sắm của khách hàng thay đổi liên tục, Dựa trên phân tích SWOT, từ đó đưa ra những chiến lược cụ thể như:
- Tận dụng sức mạnh: Tăng cường chiến lược tiếp thị dựa trên danh tiếng thương
hiệu mạnh mẽ
- Khắc phục yếu điểm: Đầu tư vào cập nhật hạ tầng công nghệ và đa dạng hóa
sản phẩm
- Khai thác cơ hội: Mở rộng quốc tế và nghiên cứu phát triển sản phẩm mới
- Đối mặt với rủi ro: Phát triển kế hoạch dự phòng để giảm thiểu ảnh hưởng từ
biến động thị trường và cạnh tranh khốc liệt
Phân tích SWOT không chỉ giúp doanh nghiệp tự nhìn nhận những điểm mạnh yếu mà còn là cơ hội để định hình chiến lược phát triển trong tương lai
Trang 127
CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT TẠI JOLLIBEE
3.1 Ma trận SWOT tại Jollibee
Hình 1 Mô hình SWOT của Jollibee (Ngu n businessmodelanalyst.com) ồ : 3.1.1 Điểm mạnh (Strengths)
Hương vị đặc trưng của Philippines: Jollibee nổi tiếng với các món ăn mang
hương vị đặc trưng của Philippines như Chickenjoy, Jolly Spaghetti và Peach Mango Pie Những món ăn này được chế biến bằng nguyên liệu chất lượng cao nên hương vị
và mùi vị đều đồng nhất ở tất cả các địa điểm của Jollibee
Thương hiệu mạnh: Jollibee là một thương hiệu nổi tiếng cả trong nước và
quốc tế Công ty đã xây dựng một mối liên kết cảm xúc sâu sắc với khách hàng thông qua các chiến dịch quảng cáo đáng nhớ và nhân vật đại diện thương hiệu - chú ong Jollibee đáng yêu
Tiếp cận tập trung vào khách hàng: Jollibee luôn đặt nhu cầu và sở thích của
khách hàng lên hàng đầu Công ty liên tục thu thập ý kiến phản hồi từ khách hàng và điều chỉnh dịch vụ của mình để đáp ứng yêu cầu thay đổi của khách hàng
Sáng tạo và đổi mới: Jollibee luôn đứng đầu trong việc đổi mới và sáng tạo
trong ngành công nghiệp thức ăn nhanh Công ty đã thêm nhiều món mới vào thực đơn của mình và tạo ra các món ăn pha trộn độc đáo như Tuna Pie và Buko Pandan Sundae
Trang 138
Hệ thống nhượng quyền mạnh: Jollibee đã xây dựng một hệ thống nhượng
quyền mạnh mẽ, đảm bảo sự đồng nhất về sản phẩm và dịch vụ tại tất cả các cửa hàng Jollibee
Mở rộng chiến lược: Jollibee đã có kế hoạch mở rộng chiến lược thông minh, giúp công ty mở rộng hiệu quả vào các khu vực mới
Chất lượng thực phẩm cao: Jollibee nổi tiếng với việc cung cấp thực phẩm
chất lượng cao, tươi ngon và được làm từ nguyên liệu tốt nhất Công ty cũng có các biện pháp kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt để đảm bảo thực phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất
Sự trung thành của khách hàng: Jollibee đã xây dựng một cơ sở khách hàng
trung thành nhờ cam kết cung cấp thực phẩm chất lượng cao, dịch vụ tuyệt vời và trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ
3.1.2 Điểm yếu (Weaknesses)
Quá phụ thuộc vào thị trường Philippines: Hiện tại, khoảng 1/5 số cửa hàng
(1150) của Jollibee nằm ở Philippines Mặc dù công ty đã mở rộng thành công sang các thị trường khác, chẳng hạn như Hoa Kỳ và Canada, nhưng công ty vẫn phụ thuộc rất nhiều vào thị trường Philippines Điều này có thể hạn chế sự phát triển của Jollibee tại các thị trường khác nơi thương hiệu này chưa được biết đến nhiều
Không ứng dụng công nghệ trong chế biến: Theo những đánh giá gần nhất,
Jollibee vẫn sử dụng phương pháp chế biến truyền thống Hệ thống điểm bán hàng và nền tảng đặt hàng trực tuyến của công ty đã lỗi thời, dẫn đến dịch vụ khách hàng kém hiệu quả và chậm trễ Điều này khiến công ty gặp bất lợi so với các đối thủ đã đầu tư mạnh vào công nghệ để cải thiện hoạt động Jollibee cần đầu tư vào hệ thống điểm bán hàng, nền tảng đặt hàng di động và trang web hiện đại hơn để nâng cao trải nghiệm của khách hàng và hợp lý hóa hoạt động Điều này cũng sẽ cho phép công ty thu thập dữ liệu có giá trị có thể được sử dụng để cải thiện sản phẩm và dịch vụ của mình
Ngân sách marketing thấp: So với các thương hiệu QSR khác, Jollibee chi khá
ít tiền cho việc marketing Chính vì vậy mà độ nhận diện thương hiệu của Jollibee không quá cao Khảo sát của Q&Me thực hiện vào tháng 8/2020 tại Việt Nam cho thấy chỉ 40% người tiêu dùng biết đến thương hiệu, thấp hơn rất nhiều so với KFC
Trang 149
và các hãng QSR khác
Vấn đề kiểm soát chất lượng: Jollibee đã phải đối mặt với các vấn đề về kiểm
soát chất lượng, ảnh hưởng đến danh tiếng của thương hiệu Năm 2018, Jollibee buộc phải tạm thời đóng cửa một số cửa hàng tại Philippines sau khi khách hàng báo cáo tìm thấy vật lạ trong thực phẩm của họ Những sự cố như vậy có thể làm tổn hại đến hình ảnh thương hiệu và làm xói mòn niềm tin của khách hàng
Dịch vụ chậm: Jollibee đã bị chỉ trích vì dịch vụ chậm chạp, đặc biệt là trong
giờ cao điểm Điều này có thể ngăn cản khách hàng tìm kiếm dịch vụ nhanh chóng
và hiệu quả, đặc biệt là trong môi trường đô thị có nhịp độ nhanh
Giá cao hơn trung bình: Mặc dù chất lượng sản phẩm vượt trội Xong, một
điều không thể phủ nhận rằng Jollibee có giá khá cao Các sản phẩm của công ty có giá cao hơn nhiều đối thủ cạnh tranh, khiến người tiêu dùng nhạy cảm về giá khó tiếp cận được Jollibee phải tập trung tối ưu hóa chi phí để giảm giá mà không ảnh hưởng đến chất lượng Điều này có thể liên quan đến việc khám phá các lựa chọn tìm nguồn cung ứng mới cho nguyên liệu thô, cải thiện hiệu quả chuỗi cung ứng và tối ưu hóa hoạt động của cửa hàng để giảm chi phí Ngoài ra, công ty có thể xem xét giới thiệu các lựa chọn bữa ăn giá trị để làm cho sản phẩm của mình có giá cả phải chăng hơn đối với những người tiêu dùng có ngân sách hạn chế
3.1.3 Cơ hội (Opportunities)
Xu hướng tiêu dùng nhanh: Cuộc sống hiện đại với nhịp sống nhanh mang lại
cơ hội cho các hãng thức ăn nhanh Người trẻ ngày càng bận rộn và có xu hướng lựa chọn tiêu dùng nhanh, giúp tiết kiệm thời gian Jollibee có thể tận dụng cơ hội này để
mở rộng dịch vụ và thực đơn Việc thêm vào các món ăn mới và đa dạng hóa thực đơn có thể thu hút khách hàng mới và tăng doanh số bán hàng
Mở rộng thị trường toàn cầu: Jollibee có cơ hội mở rộng thị trường quốc tế để
phục vụ một nhóm khách hàng mới Jollibee đã xâm nhập vào thị trường Mỹ và có
kế hoạch mở rộng hơn nữa sang các quốc gia khác Bằng cách tận dụng sức mạnh thương hiệu và dịch vụ sản phẩm của mình, Jollibee có thể tạo chỗ đứng trên các thị trường mới và giành được thị phần từ những đối thủ đã có tên tuổi Việc tăng cường quảng bá thương hiệu và mở thêm cửa hàng ở các quốc gia mới có thể giúp Jollibee tăng doanh số bán hàng và trở nên nổi tiếng trên toàn cầu