1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo erp hệ thống hoạch định nguồn nhân lực chủ đề ma trận swot của samsung

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ma Trận SWOT Của Samsung
Tác giả Đinh Thị Hiền Nhi, Lê Thị Cẩm Tiên, Hoàng Song Nhã
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Chiến
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Hệ Thống Hoạch Định Nguồn Nhân Lực
Thể loại Báo Cáo
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thủ Đức
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 2,78 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (5)
  • 2. Mục tiêu nghiên cứu (5)
  • 3. Đối tượng và phạm vi giới hạn đề tài (5)
  • 4. Phương pháp nghiên cứu (5)
  • 5. Tóm tắt nội dung nghiên cứu (6)
  • CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG (7)
    • 1.1 Khái niệm ma trận SWOT (0)
    • 1.2 Vai trò và ý nghĩa của ma trận SWOT (7)
      • 1.2.1 Vai trò (8)
      • 1.2.2 Ý nghĩa (0)
    • 1.3 Những mặt hạn chế của ma trận SWOT (0)
    • 1.4 Nội dung phân tích ma trận SWOT (0)
    • 1.5 Các bước xây dựng ma trận SWOT (12)
  • CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY SAMSUNG (13)
    • 2.1 Giới thiệu tổng quát về tập đoàn Samsung (13)
    • 2.2 Phân tích ma trận SWOT của Samsung (13)
      • 2.2.1 Thành phần (0)
        • 2.2.1.1 Điểm mạnh (Strengths) (0)
        • 2.2.1.2 Điểm yếu (Weaknesses) (18)
        • 2.2.1.3 Cơ hội (Opportunies) (19)
        • 2.2.1.4 Thách thức (Threats) (21)
      • 2.2.2 Phân tích chiến lược (23)
        • 2.2.2.1 Chiến lược SO (23)
        • 2.2.2.2 Chiến lược ST (25)
        • 2.2.2.3 Chiến lược WO (26)
        • 2.2.2.4 Chiến lược WT (28)
    • 3.1 Tầm nhìn của Samsung (29)
    • 3.2 Các giải pháp đề xuất (29)
  • KẾT LUẬN (32)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (33)

Nội dung

Tóm tắt nội dung nghiên cứuĐề tài chia ra thành 3 phần, trong đó phần Nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết về xây dựng ma trận SWOTChương 2: Phân tích thực trạng của công ty

Mục tiêu nghiên cứu

Cách xây dựng ma trận Swot và ứng dụng vào công ty Samsung.

Đối tượng và phạm vi giới hạn đề tài

Chuỗi hệ thống của công ty Samsung.

Phương pháp nghiên cứu

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ XÂY DỰNG

Vai trò và ý nghĩa của ma trận SWOT

Phân tích SWOT là một trong năm bước hình thành chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm: xác lập tôn chỉ của doanh nghiệp, phân tích SWOT, xác định mục tiêu chiến lược, hình thành mục tiêu và kế hoạch chiến thuật, xây dựng cơ chế kiểm soát chiến lược.

Mô hình quá trình hình thành chiến lược

SWOT là một trong những kỹ năng hữu ích nhất Nhờ công cụ này, nhà lãnh đạo làm việc hiệu quả, giảm thiểu stress, cải tiến khả năng quyết định, tối đa hóa hiệu quả cá nhân và còn nhiều hơn nữa Phân tích SWOT là một kỹ thuật phân tích rất mạnh trong việc xác định Điểm mạnh và Điểm yếu để từ đó tìm ra được Cơ hội và Nguy cơ Sử dụng trong ngữ cảnh kinhdoanh, nó giúp chúng ta hoạch định được thị trường một cách vững chắc.

Phân tích SWOT rất đơn giản nhưng là một cơ chế rất quan trọng để đánh giá Điểm mạnh yếu cũng như phân tích Cơ hội, nguy cơ mà chúng ta phải đối mặt Nó là một sự đánh giá khả năng trong nhận xét và phán đoán bản thân cũng như các nhân tố bên ngoài của chính chúng ta Vận dụng thành công sẽ giúp chúng ta có một trong những kỹ năng phân tích và đánh giá tình huống tốt.

Mô hình phân tích SWOT là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một công ty hay của một đề án kinh doanh SWOT phù hợp với làm việc và phân tích theo nhóm, được sử dụng trong việc lập kế hoạch kinh doanh, xây dựng chiến lược, đánh giá đối thủ cạnh tranh, tiếp thị, phát triển sản phẩm và dịch vụ… Điều gì làm cho phân tích SWOT trở nên có sức mạnh như vậy, đơn giản mà nghĩ, nó có thể giúp chúng ta xem xét tất cả các cơ hội mà chúng ta có thể tận dụng được Và bằng cách hiểu được điểm yếu của chúng ta trong kinh doanh, chúng ta sẽ có thể quản lý và xóa bỏ các rủi ro mà chúng ta chưa nhận thức hết Hơn thế nữa, bằng cách sử dụng cơ sở so sánh và phân tích SWOT giữa chúng ta và đối thủ cạnh tranh, chúng ta có thể phác thảo một chiến lược mà giúp chúng ta phân biệt chúng ta với đối thủ cạnh tranh, vì thế mà giúp chúng ta cạnh tranh hiệu quả trên thị trường.

1.3 Những mặt hạn chế của ma trận SWOT

Sử dụng phân tích SWOT có thể đem lại nhiều lợi ích cho các nhà quản trị chiến lược Tuy nhiên, ma trận SWOT cũng có những hạn chế cần lưu ý: SWOT chỉ đưa ra những phác họa mang tính chất định hướng cho chiến lược của doanh nghiệp, chỉ là giai đoạn đầu trong quá trình hình thành chiến lược Độ chính xác của việc phân tích còn phụ thuộc vào kỹ năng phán đoán và sự gắn kết các yếu tố trong và ngoài doanh nghiệp của nhà phân tích.

Kỹ thuật phân tích SWOT giúp doanh nghiệp đề ra các phương án chiến lược khả thi chứ không giúp doanh nghiệp lựa chọn hay quyết định chiến lược nào đó là tốt nhất. Không phải tất cả các chiến lược được đề ra trên ma trận SWOT đều được lựa chọn để áp dụng trong thực tế kinh doanh Do vậy, để tìm ra chiến lược khả thi nhất cho doanh nghiệp nhà quản trị cần phải phân tích thêm các mô hình ma trận khác như:ma trận BCG, ma trận chiến lược chính, ma trận QSPM,…

1.4 Nội dung phân tích ma trận SWOT

Phân tích SWOT là việc đánh giá một cách chủ quan các dữ liệu được sắp xếp theo định dạng SWOT dưới một trật tự logic dễ hiểu, dễ trình bày, dễ thảo luận và đưa ra quyết định, có thể được sử dụng trong mọi quá trình ra quyết định Các mẫu SWOT cho phép kích thích suy nghĩ hơn là dựa trên các phản ứng theo thói quen hoặc theo bản năng. Mẫu phân tích SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận hai hàng hai cột, chia làm bốn phần: Strengths (Những mặt mạnh), Weaknesses (Những mặt yếu), Opportunities (Những cơ hội), và Threats (Những đe dọa) Trước khi xây dựng SWOT, nhà quản trị cần phải hoàn tất việc phân tích các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp (cơ hội và nguy cơ) và các yếu tố bên trong doanh nghiệp (các mặt mạnh và mặt yếu) Các yếu tố bên trong doanh nghiệp có thể là: Văn hóa doanh nghiệp, hình ảnh doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức, nhân lực chủ chốt, khả năng sử dụng các nguồn lực, hiệu quả hoạt động, năng lực hoạt động, thương hiệu, thị phần, nguồn tài chính, công nghệ, Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp cần phân tích gồm: nhà cung cấp, đối tác, thay đổi xã hội, công nghệ mới, môi trường kinh tế, môi trường chính trị và pháp luật,…

Nguyên tắc của mô hình SWOT là tập trung kết quả nghiên cứu thành 4 nhóm:

- Strengths (sức mạnh - ưu thế): Lợi thế của mình là gì? Công việc nào mình làm tốt nhất? Nguồn lực nào mình cần, có thể sử dụng? Ưu thế mà người khác thấy được mình là gì? Phải xem xét vấn đề từ trên phương diện bản thân và của người khác Các ưu thế thường được hình thành khi so sánh với đối thủ cạnh tranh Chẳng hạn, nếu tất cả các đối thủ cạnh tranh đều cung cấp các sản phẩm chất lượng cao thì một quy trình sản xuất với chất lượng như vậy không phải là ưu thế mà là điều cần thiết phải có để tồn tại trên thị trường.

- Weaknesses (điểm yếu - hạn chế): Có thể cải thiện điều gì? Công việc nào mình làm tồi nhất? Cần tránh làm gì? Phải xem xét vấn đề trên cơ sở bên trong và cả bên ngoài Người khác có thể nhìn thấy yếu điểm mà bản thân mình không thấy Vì sao đối thủ cạnh tranh có thể làm tốt hơn mình? Lúc này phải nhận định một cách thực tế và đối mặt với sự thật.

- Opportunities (cơ hội): Cơ hội tốt đang ở đâu? Xu hướng đáng quan tâm nào mình đã biết? Cơ hội có thể xuất phát từ sự thay đổi công nghệ và thị trường dù là quốc tế hay trong phạm vi hẹp, từ sự thay đổi trong chính sách của nhà nước có liên quan tới lĩnh vực hoạt động của công ty, từ sự thay đổi khuôn mẫu xã hội, cấu trúc dân số , từ các sự kiện diễn ra trong khu vực

- Threats (thách thức): Những trở ngại đang gặp phải? Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì? Những đòi hỏi đặc thù về công việc, về sản phẩm hay dịch vụ có thay đổi gì hay không? Thay đổi công nghệ có nguy cơ gì với doanh nghiệp hay không? Có yếu điểm nào đang đe dọa?

Sau đó so sánh một cách có hệ thống từng cặp các yếu tố để tạo ra các cặp phối hợp logic như: S-O, S-T, W-O, W-T Đây là bước khó khăn nhất của việc phân tích. Ngoài ra, còn có thể hình thành các giải pháp bằng cách kết hợp nhiều hơn 2 yếu tố như: S-W-O, S-W-T, S-O-T,… tùy theo tình huống cụ thể Mô hình ma trận SWOT được minh họa bằng sơ đồ sau:

Những cơ hội (O) Những thách thức (T) Các điểm mạnh (S) Nhóm phối hợp S/O Nhóm phối hợp S/W

Các điểm yếu (W) Nhóm phối hợp W/O Nhóm phối hợp W/T

SO: Dùng thế mạnh bên trong của doanh nghiệp để khai thác cơ hội bên ngoài ST: Dùng thế mạnh bên trong để khắc phục mối đe dọa bên ngoài

WO: Tận dụng cơ hội để khắc phục điểm yếu hoặc cần phải khắc phục điểm yếu mới có thể khai thác được cơ hội.

WT: Cung cấp những thông tin liên quan đến nguy cơ lớn nhất mà doanh nghiệp cần chủ động phòng ngừa Đồng thời giảm thiểu những yếu kém để tránh các đe dọa mà doanh nghiệp.

1.5 Các bước xây dựng ma trận SWOT Để thành lập ma trận SWOT cần theo trình tự sau:

Bên ngoài Cơ hội (O) Đe doạ (T)

Các chiến lược SO: sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội bên ngoài.

Các chiến lược ST: sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa từ bên ngoài. Điểm yếu

Các chiến lược WO: vượt qua điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội.

Các chiến lược WT: tối thiểu hoá các điểm yếu để tránh khỏi các mối đe dọa.

Bước 1: Liệt kê những cơ hội chủ yếu từ môi trường bên ngoài (O1, O2…)

Bước 2: Liệt kê những đe dọa chủ yếu từ môi trường bên ngoài (T1, T2…)

Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp (S1, S2…)

Các bước xây dựng ma trận SWOT

Để thành lập ma trận SWOT cần theo trình tự sau:

Bên ngoài Cơ hội (O) Đe doạ (T)

Các chiến lược SO: sử dụng các điểm mạnh để tận dụng cơ hội bên ngoài.

Các chiến lược ST: sử dụng điểm mạnh để tránh các mối đe dọa từ bên ngoài. Điểm yếu

Các chiến lược WO: vượt qua điểm yếu bằng cách tận dụng các cơ hội.

Các chiến lược WT: tối thiểu hoá các điểm yếu để tránh khỏi các mối đe dọa.

Bước 1: Liệt kê những cơ hội chủ yếu từ môi trường bên ngoài (O1, O2…)

Bước 2: Liệt kê những đe dọa chủ yếu từ môi trường bên ngoài (T1, T2…)

Bước 3: Liệt kê các điểm mạnh chủ yếu của doanh nghiệp (S1, S2…)

Bước 4: Liệt kê các điểm yếu chủ yếu của doanh nghiệp (W1, W2…)

Bước 5: Kết hợp các điểm mạnh với cơ hội hình thành các chiến lược (SO)

Bước 6: Kết hợp các điểm yếu với cơ hội hình thành các chiến lược (WO)

Bước 7: Kết hợp các điểm mạnh với đe dọa hình thành các chiến lược (SO)

Bước 8: Kết hợp các điểm yếu với đe doạ hình thành các chiến lược (WT)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TY SAMSUNG

Giới thiệu tổng quát về tập đoàn Samsung

Tập đoàn Samsung là một công ty đa quốc gia được thành lập vào ngày 1 tháng 3 năm 1938 bởi nhà sáng lập – Ông Lee Byung-chul Samsung vốn là công ty kinh doanh nhỏ, dần dần nhờ chiến lược tập trung phát triển vào lĩnh vực điện tử tiêu dùng đã giúp công ty mở rộng quy mô từ toàn quốc và lan rộng khắp toàn cầu Tính đến năm 2020, Samsung là thương hiệu dẫn đầu khu vực Châu Á và xếp trong top 10 toàn thế giới Một số thông tin tổng quát về Samsung:

Trụ sở chính đặt tại: Thủ đô Seoul, Hàn Quốc

Lĩnh vực kinh doanh: Điện tử tiêu dùng, CNTT & Truyền thông di động và giải pháp thiết bị

Sản phẩm và dịch vụ: Camera, thẻ nhớ, bóng đèn, điện thoại thông minh, máy quay phim,

TV, đèn LED, bếp lò, PC, tủ lạnh, thiết bị gia dụng Đối thủ cạnh tranh: Huawei, Xiaomi, Vivo, Lenovo, HTC, Microsoft, Nokia, Intex, Apple, Asus, Gionee, Sony, Toshiba…

Công ty con: Samsung Electronics và Samsung Life Insurance.

Phân tích ma trận SWOT của Samsung

O1 - Nâng cao chất lượng quản lý nhân sự O2 - Lợi thế về khách hàng O3 - Sức mạnh công nghệ 5G O4 - Nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật số ngày càng tăng

T1 - Tranh cãi T2 - Cạnh tranh cao T3 - Các mối đe dọa về pháp lý và quy định T4 - Ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19

T5 - Biến động của nền kinh tế Điểm mạnh (S)

S1 - Giá trị thương hiệu lớn

S4 - Thương hiệu dẫn đầu thị trường châu Á

S5 - Mạng lưới phân phối rộng rãi

S1O1O2: Chiến lược mở rộng, tăng cường thị trường dịch vụ và phát triển nhân lực S2O3: Chiến lược phát triển công nghệ

S5O4: Chiến lược mở rộng dịch vụ kỹ thuật số

S2T3: Chiến lược Tuân thủ và quản lý rủi ro Điểm yếu (W)

W1 - Bị phụ thuộc vào thị trường Mỹ

W2 - Yếu thế tại thị trường Trung Quốc

W3 - Doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm dần

W1O2: Chiến lược “địa phương hóa”

W2O3: Chiến lược xâm nhập thị trường Trung Quốc W3O4: Chiến lược đa dạng hóa và dịch vụ kỹ thuật số

W1W2T2: Chiến lược đa dạng hóa thị trường nguồn doanh thu

W3T2: Chiến lược tối ưu hóa sản phẩm và dịch vụW2T3: Chiến lược hợp tác

Samsung từ lâu đã lấy đổi mới là tiêu chí để tồn tại trong mọi ngành công nghiệp, dù là công nghiệp điện thoại thông minh, máy tính bảng hay truyền hình Chính vì lẽ đó, Samsung đã mang tới một loạt sản phẩm bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, tivi, cũng như chất bán dẫn và các sản phẩm bộ nhớ Đây là một điểm mạnh đáng chú ý khi phân tích mô hình SWOT của Samsung.

W1: Bị phụ thuộc vào thị trường Mỹ Điểm yếu đầu tiên trong ma trận SWOT của Samsung là sự phụ thuộc vào thị trường Mỹ Nước Mỹ được xem là thị trường đầy tiềm năng khi ước tính cả Apple và Samsung, những "gã khổng lồ" trong giới công nghệ, đều bán được ít nhất 70,8% sản phẩm smartphone tại đây Mặc dù Samsung đã đa dạng hóa nguồn lực và mở rộng hoạt động thị trường tại các nước châu Á nhưng doanh số tổng vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Mỹ

Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ rất khó lường và nếu suy thoái kinh tế xảy ra sẽ khiến doanh thu của Samsung gặp nguy hiểm và có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tài nguyên hoạt động của nó Đó là lý do tại sao Samsung cần mở rộng thị trường sang các nước châu Á và châu Âu để đảm bảo tính bền vững và tránh những thất bại tiềm tàng nếu nền kinh tế

W2: Yếu thế tại thị trường Trung Quốc

Trung Quốc hiện đang vươn lên trở thành thị trường lớn nhất thế giới về điện thoại thông minh, theo sau là Ấn Độ và Mỹ Thị trường này được đánh giá là miếng mồi béo bở mang lại nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp điện thoại thông minh Ước tính trong quý 1 và quý 2 năm 2020, số lượng điện thoại thông minh xuất xưởng củaSamsung tại Trung Quốc đã giảm từ 1% xuống 0% Do đó, dù Trung Quốc được xem là thị trường tiềm năng nhưng Samsung cần phải tìm ra hướng đi mới, khác biệt hơn để xâm nhập thành công tại đây

W3: Doanh thu và lợi nhuận có xu hướng giảm dần

Theo thống kê, từ năm 2019 tỷ trọng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp Samsung đã giảm đều Nguyên nhân khiến nguồn doanh thu tổng sụt giảm đến từ hoạt động kinh doanh về màn hình LCD và bộ nhớ bị sụt giảm

Trong năm 2019, tuy số lượng sản phẩm xuất xưởng tăng trưởng nhưng giá thành DRAM liên tục giảm đã khiến lợi nhuận kinh doanh bộ nhớ suy giảm Bên cạnh đó, nhu cầu người dùng về màn hình LCD giảm đã kéo theo doanh thu mảng màn hình sụt giảm Ước tính, tổng doanh thu của Samsung từ 243 nghìn tỷ KRW trong năm 2018 đã giảm xuống còn 230 nghìn tỷ KRW trong năm 2019 (giảm 13 nghìn tỷ KRW) Lợi nhuận giảm từ 58.9 nghìn tỷ KRW năm 2018 xuống còn 27.8 nghìn tỷ KRW trong năm 2019 (giảm 31.1 nghìn tỷ KRW).

Tuy nhiên, dù thị trường này có nhiều tiềm năng nhưng lại khó cho các doanh nghiệp đa quốc gia xâm nhập Theo khảo sát, người tiêu dùng nội địa Trung Quốc ưa chuộng sử dụng các sản phẩm trong nước

Doanh nghiệp nội địa dẫn đầu lượng thị phần lớn nhất trong nước là Huawei, tiếp đó là Vivo, Oppo và Xiaomi Còn với Samsung, thương hiệu chỉ chiếm một thị phần không đáng kể tại đây (chỉ dao động từ 0 – 1%).

O1: Nâng cao chất lượng quản lý nhân sự

Bên cạnh chất lượng sản phẩm, Samsung có thể tạo ra những thành tựu chuyển đổi ấn tượng nếu đầu tư vào quản lý nhân sự Điều này không chỉ giúp tăng trưởng doanh số bán hàng mà còn tạo ra đòn bẩy cạnh tranh so với đối thủ Công ty có thể sử dụng hình ảnh thương hiệu của mình và sử dụng nhân viên có trình độ, kỹ năng cao để cải thiện hiệu suất và năng suất của doanh nghiệp.

O2: Lợi thế về khách hàng

Nếu như khách hàng chia làm 2 sở thích: iOS và Android thì tương ứng với đó là 2 gã khổng lồ dẫn đầu 2 hệ điều hành này là Apple và Samsung Thị trường người dùng

Samsung trên toàn cầu luôn ở mức cao và hãng cũng xây dựng tập khách hàng trung thành rất lớn với các sản phẩm của mình Nhất là với thị trường tiềm năng tại Mỹ. O3: Sức mạnh công nghệ 5G

Samsung chính là doanh nghiệp dẫn đầu trong phân khúc điện thoại thông minh 5G Ước tính trong quý 1 năm 2020, doanh nghiệp Samsung đã bán ra khoảng 3,4 triệu chiếc điện thoại thông minh 5G tại thị trường Mỹ (chiếm tỷ trọng 12% thị phần trong nước) Nhờ đó, đưa Samsung trở thành thương hiệu có thị phần lớn nhất trong phân khúc điện thoại thông minh 5G so với các đối thủ nặng ký khác như LG, One Plus,… Cho đến hiện tại, công nghệ 5G vẫn là cơ hội lớn dành cho các thương hiệu điện thoại thông minh Bởi xu hướng người dùng đang dành nhiều chi phí hơn cho các công cụ Internet và cải thiện tốc độ đường truyền gia tăng

Tháng 9 năm 2019, Samsung cùng nhà mạng Verizon đã tiến hành ký kết hợp đồng 5 năm liên quan đến phần cứng và những dịch vụ liên quan với tổng giá trị ước tính lên đến 6.6 tỷ USD Điều này không chỉ giúp Samsung củng cố vị thế mà còn mở ra cho doanh nghiệp này cơ hội phát triển ở các thị trường khác ngoài nước Mỹ.

O4: Nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật số ngày càng tăng

Trong những năm gần đây, nhu cầu của người tiêu dùng đối với các dịch vụ kỹ thuật số ngày càng gia tăng, nhất là trong thời điểm dịch covid bùng nổ Người tiêu dùng phải phụ thuộc nhiều hơn vào các thiết bị điện tử trong các hoạt động như đặt hàng sản phẩm cho tới việc giải trí

Sức tiêu thụ về điện thoại thông minh trong đầu năm 2020 có phần suy giảm do dịch bệnh Tuy nhiên, chính dịch bệnh cũng mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp điện tử khi mà nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật số có sự gia tăng lớn trên toàn cầu Minh chứng là số lượng người dùng Netflix, Tiktok,… tăng trưởng vượt bậc.

Tầm nhìn của Samsung

Tầm nhìn của Samsung là trở thành một trong những tập đoàn công nghệ hàng đầu trên thế giới và là một phần quan trọng trong cuộc cách mạng số hóa toàn cầu Samsung đặt ra mục tiêu phấn đấu không ngừng để định hình tương lai thông qua sự đổi mới và sáng tạo trong mọi khía cạnh của công nghệ Công ty tập trung vào việc cung cấp các giải pháp kỹ thuật số đột phá, sản phẩm và dịch vụ để tạo ra giá trị cho khách hàng, đồng thời đóng góp tích cực vào sự phát triển của xã hội và hành tinh.

Tầm nhìn của Samsung không chỉ giới hạn bởi việc sản xuất điện thoại di động và thiết bị điện tử, mà còn bao gồm sự cam kết đối với các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo(AI), Internet of Things (IoT), công nghệ 5G, năng lượng sạch và giải pháp y tế Công ty hướng tới việc xây dựng một cuộc cách mạng kỹ thuật số toàn diện, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và khả năng tiếp cận công nghệ cho mọi người trên khắp thế giới.

Các giải pháp đề xuất

Samsung có một số giải pháp tiềm năng để tận dụng cơ hội, đối phó với thách thức và tối ưu hóa điểm mạnh cũng như khắc phục điểm yếu:

Giải pháp tận dụng cơ hội

Nâng cao chất lượng quản lý nhân sự (O1):

Samsung có thể tạo ra một chương trình đào tạo liên tục cho nhân viên về kỹ năng quản lý và lãnh đạo.

Khuyến khích phát triển sự tham gia của nhân viên và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thăng tiến nội bộ.

Samsung có thể tăng cường đầu tư vào nghiên cứu và phát triển để duy trì sự đổi mới trong các sản phẩm và công nghệ.

Hợp tác với các đối tác R&D và các cộng đồng khoa học và công nghệ để tạo ra sản phẩm tiên tiến. Đối phó với nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật số (O4):

Samsung có thể mở rộng danh mục sản phẩm và dịch vụ số để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về công nghệ số.

Phát triển ứng dụng và nền tảng dựa trên điện toán đám mây để cung cấp dịch vụ số hóa tiện lợi cho người dùng.

Giải pháp đối phó với thách thức

Samsung có thể tạo ra một đội ngũ quản lý tình huống tranh cãi chuyên nghiệp để đảm bảo rằng tranh cãi được giải quyết một cách hiệu quả và không ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu.

Hợp tác chặt chẽ với khách hàng để tìm giải pháp thỏa đáng đối với các tranh cãi. Tối ưu hoạt động R&D (T2):

Samsung có thể tập trung vào tối ưu hóa quản lý tài chính và điều hành để giảm chi phí nghiên cứu và phát triển. Đảm bảo rằng mọi dự án R&D được đánh giá kỹ lưỡng về khả năng sinh lợi và thị trường tiềm năng.

Tối ưu hóa mạng lưới phân phối (T5):

Samsung có thể cải thiện quản lý chuỗi cung ứng và tối ưu hóa mạng lưới phân phối để giảm chi phí vận chuyển và lưu trữ.

Hợp tác với đối tác vận chuyển và nhà cung cấp để cải thiện hiệu suất trong quá trình phân phối sản phẩm.

Giải pháp tối ưu hóa điểm mạnh

Tận dụng giá trị thương hiệu lớn (S1):

Samsung có thể đầu tư vào quảng cáo và tiếp thị để tăng cường nhận diện thương hiệu trên toàn cầu.

Tạo ra các chiến dịch quảng cáo sáng tạo để tôn vinh giá trị thương hiệu của họ. Tận dụng mạng lưới phân phối rộng rãi (S5):

Samsung có thể mở rộng mạng lưới phân phối để đảm bảo rằng sản phẩm và dịch vụ của họ đến được tay người tiêu dùng trên khắp thế giới.

Hợp tác với các đối tác phân phối để đảm bảo sự hiệu quả trong việc tiếp cận thị trường. Giải pháp khắc phục điểm yếu

Giải quyết điểm yếu tại thị trường Mỹ (W1) và Trung Quốc (W2):

Samsung có thể tập trung vào phát triển chiến lược đa dạng hóa thị trường mục tiêu để giảm sự phụ thuộc vào một thị trường cụ thể.

Tìm cách cải thiện hiệu suất tiếp thị và phân phối sản phẩm tại các thị trường này. Đối phó với doanh thu và lợi nhuận giảm dần (W3):

Samsung có thể tập trung vào việc phát triển sản phẩm và dịch vụ mới để đáp ứng nhu cầu thị trường đang thay đổi.

Tối ưu hóa quản lý tài chính để giảm tối thiểu chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

Các giải pháp này có thể giúp Samsung tận dụng cơ hội, đối phó với thách thức và tối ưu hóa thế mạnh của họ, đồng thời khắc phục điểm yếu để duy trì và củng cố vị thế của mình trong ngành công nghiệp công nghệ.

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w