1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành chuyên đề tại công ty samsung electronics

135 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Thực Hành Chuyên Đề Tại Công Ty Samsung Electronics
Tác giả Nguyễn Hữu Huy
Trường học Trường Đại Học Công Nghiệp Hà Nội
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

Nhiệm vụ doanh nghiệp - Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường Samsung phải đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của họ đáp ứng được nhu cầuvà mong muốn của thị trường.. Điề

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU GHI ĐIỂM

I ĐÁNH GIÁ (Điểm từng tiêu chí đánh giá lấy sau dấu phảy hai số)

Giáo viên

1

2

3

4

III NHẬN XÉT

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Hà Nội, ngày … tháng … năm 2023

NGƯỜI ĐÁNH GIÁ

(Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC HÌNH ẢNH

LỜI MỞ ĐẦU

LỜI CẢM ƠN

TUẦN 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ, SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU CỦA

DOANH NGHIỆP

1.1 Nhiệm vụ doanh nghiệp

1.2 Sứ mệnh doanh nghiệp

1.3 Mục tiêu của doanh nghiệp

1.3.1 Vị thế thị trường: 7

1.3.2 Những đổi mới: 8

1.3.3 Năng suất : 9

1.3.4 Các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính: 10

1.3.5 Khả năng sinh lời: 10

1.3.6 Thành tích và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp: 11

1.3.7 Thành tích và thái độ của công nhân và trách nhiệm xã hội: 12

1.3.8 Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp 12

TUẦN 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP 14

2.1 Môi trường kinh tế 14

2.1.1 Môi trường kinh tế Hàn Quốc 14

2.1.2 Môi trường kinh tế Việt Nam 14

2.2 Môi trường dân số 15

2.3 Môi trường chính trị/luật pháp 15

2.3.1 Tại Hàn Quốc 15

2.3.2 Tại Việt Nam 16

2.4 Môi trường khoa học công nghệ 16

2.4.1 Vẻ ngoài hào nhoáng 17

2.4.2 Hệ điều hành ưu việt 17

Trang 3

2.5 Môi trường tự nhiên: 18

2.6 Môi trường văn hóa: 19

2.6.1 Văn hóa Hàn Quốc 19

2.6.2 Văn hóa Việt Nam 19

2.6.3 Nhân khẩu học 19

2.7 Nhà cung ứng 20

2.8 Đối thủ cạnh tranh 21

2.9 Sản phẩm thay thế 23

2.10 Khách hàng 23

TUẦN 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN TRONG 24

DOANH NGHIỆP 24

3.1 Năng lực tài chính 24

3.1.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực thanh toán 24

3.1.2 Nhóm chỉ tiêu đo lường năng lực hoạt động 26

3.1.3 Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời 28

3.1.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn 30

3.2 Năng lực nhân sự 31

3.3 Năng lực Marketing 37

3.3.1 Năng lực nghiên cứu thị trường 37

3.3.2 Thị phần của doanh nghiệp 37

3.3.3 Uy tín, thương hiệu 38

3.3.4 Hiệu quả truyền thông 38

3.3.5 Hoạt động nghiên cứu phát triển (R&D) 38

3.3.6 Mạng lưới phân phối 38

TUẦN 4: CHÍNH SÁCH SẢN PHẨM/ DỊCH VỤ 40

4.1 Danh mục sản phẩm 40

4.1.1 Di động 40

4.1.2 TV & AV 40

4.2 Nhãn hiệu sản phẩm 41

4.3 Bao gói sản phẩm 42

TUẦN 5: CHÍNH SÁCH GIÁ CẢ 43

5.1 Xác định phương pháp định giá 43

5.1.1 Định giá trên cơ sở chi phí: 43

Trang 4

5.1.3 Định giá dựa vào người mua: 45

5.2 Xác định kiểu chiến lược giá 45

5.2.1 Chiến lược định giá sản phẩm mới: 45

5.3 Xác định chiến lược điều chỉnh giá 46

TUẦN 6: QUYẾT ĐỊNH PHÂN PHỐI 48

6.1 Kiểu kênh phân phối 48

6.2 Cấu trúc kênh 49

6.2.1 Kênh phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất 49

6.2.2 Kênh phân phối gián tiếp 49

6.2.3 Kênh phân phối đại diện của nhà sản xuất và các chi nhánh bán lẻ 49

6.3 Đánh giá hiệu quả của từng kênh phân phối 49

6.4 Quản lý kênh 52

TUẦN 7: QUYẾT ĐỊNH TRUYỀN THÔNG 54

7.1 Lựa chọn công cụ truyền thông 54

7.1.1 Quảng cáo 54

7.1.2 Bán hàng cá nhân 54

7.1.3 Khuyến mãi 54

7.1.4 PR của Samsung (quan hệ công chúng) 55

7.2 Sử dụng các công cụ truyền thông 55

7.2.1 Quảng cáo: 55

7.2.2 Quan hệ công chúng: 55

7.2.3 Khuyến mãi: 56

7.2.4 Truyền thông xã hội: 56

7.3 Đánh giá hiệu quả truyền thông 57

7.3.1 Hiệu quả truyển thông qua quảng cáo: 57

7.3.2 Hiệu quả truyền thông qua bán hàng cá nhân: 57

7.3.3 Hiệu quả truyền thông qua khuyến mãi 57

7.3.4 Hiệu quả truyền thông qua PR của Samsung 57

TUẦN 8: THỰC HÀNH CHUẨN BỊ HỒ SƠ PHỤC VỤ CÔNG TÁC 58

TUYỂN DỤNG 58

8.1 Thiết kế bản mô tả công việc 58

8.2 Thiết kế bản yêu cầu ứng viên 60

Trang 5

TUẦN 9: THỰC HÀNH CHUẨN BỊ HỒ SƠ PHỤC VỤ CÔNG TÁC 73

TUYỂN CHỌN 73

9.1 Điền thông tin ứng viên vào hồ sơ 73

9.2 Chuẩn bị câu hỏi phỏng vấn và bản đánh giá ứng viên 82

9.3 Bản đánh giá ứng viên 87

TUẦN 10: THỰC HÀNH PHÒNG VẤN 90

10.1 Quy trình phỏng vấn 90

10.2 Đánh giá kĩ năng dẫn dắt cuộc phỏng vấn 90

TUẦN 11: CÔNG TÁC HƯỚNG DẪN HỘI NHẬP 90

11.1 Giới thiệu lịch sử và văn hóa doanh nghiệp 90

11.1.1 Lịch sử 90

11.1.2 Văn hóa doanh nghiệp 91

11.2 Giới thiệu sơ đồ tổ chức, nhiệm vụ và chức năng của các phòng ban 92

11.3 Giới thiệu mục tiêu của tổ chức 93

11.4 Mô tả sản phẩm và dịch vụ hiện doanh nghiệp đang cung ứng 95

11.5 Giới thiệu chế độ đãi ngộ tại công ty 100

TUẦN 12: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 104

12.1 Xác định nhu cầu của khách hàng về dịch vụ 104

12.1.1 Nhu cầu được chào đón: 104

12.1.2 Nhu cầu được phục vụ nhanh chóng: 104

12.1.3 Nhu cầu được cảm thấy thoải mái: 105

12.1.4 Nhu cầu được thấu hiểu 106

12.1.5 Nhu cầu được giúp đỡ và hỗ trợ 107

12.1.6 Nhu cầu được ghi nhận 112

12.1.7 Nhu cầu được tôn trọng 114

12.2 Đo lường chất lượng dịch vụ tại doanh nghiệp 115

12.2.1 Mức độ tin cậy: 115

12.2.2 Sự phản hồi: 116

12.2.3 Sự bảo đảm: 117

12.2.4 Sự cảm thông: 118

12.2.5 Yếu tố hữu hình: 119

12.2.6 Kết quả đo lường thực tế của Samsung về yếu tố hữu hình: 119

TUẦN 13: CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ 120

Trang 6

13.2 Đánh giá chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp 122

13.2.1 Về cơ sở vật chất và thiết bị 122

13.2.2 Về độ tin cậy 122

13.2.3 Về sự đảm bảo 123

13.2.4 Về sự đồng cảm 123

13.2.5 Về khả năng đáp ứng 123

13.2.6 Kết luận 123

13.3 Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ của doanh nghiệp 124

TUẦN 14: THỰC HÀNH GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH TMDV 125

14.1 Quy trình và nghiệp vụ bán hàng 125

14.1.1 Kịch bản tư vấn sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp: 126

14.2 Ứng xử với than phiền của khách hàng 127

14.2.1 Kịch bản phàn nàn về sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp: 127

KẾT LUẬN 128

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán 32

Bảng 2: Nhóm chỉ tiêu đo lường năng lực hoạt động 34

Bảng 3: Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời 35

Bảng 4: Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn 37

Bảng 5: Yếu tố tổ chức của năng lực nhân sự 39

-

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1: Sơ đồ tỏ chức của công ty Samsung 97

Hình 2: Các thiết bị đeo của Samsung 103

Hình 3: Điện thoại thông minh Samsung 112

Hình 4: Trung tâm dịch vụ khách hàng Samsung 112

Hình 5: Công nghệ AI của Samsung 112

Hình 6: Khảo sát nhu cầu của khách hàng 113

Hình 7: Hỗ trợ khách hàng của Samsung 114

Hình 8: Trải nghiệm khách hàng của Samsung 114

Hình 9: Giải đáp thắc mắc cho khách hàng 115

Hình 10: Hỗ trợ kĩ thuật cho khách hàng 115

Hình 11: Các kênh hỗ trợ khách hàng của Samsung 116

Hình 12: Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng của Samsung 117

Hình 13: Chương trình bảo hành và sửa chữa sản phẩm của Samsung 117

Hình 14: Lắng nghe khách hàng 118

Hình 15: Tôn trọng khách hàng 118

Hình 16: Tri ân khách hàng 119

Hình 17: Khảo sát chất lượng dịch vụ khách hàng của Samsung 124

Hình 18: Trung tâm bảo hành Samsung 128

-

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU

Nền kinh tế Việt Nam đang bước vào hội nhập kinh tế quốc tế Đặc biệt, đất nước ta đã

là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO, vì vậy sự giao lưu kinh tế trên thế giới diễn ra hết sức sôi động, trên thị trường hàng hóa của nhiều nước có thể cũng xuấthiện tại một vùng địa lý, điều đó giúp cho người tiêu dùng có thêm nhiều sự lựa chọn hàng hóa đồng thời đó cũng là một thách thức đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường Trước môi trường kinh doanh luôn biến đổi, cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay, mỗi doanh nghiệp cần tìm cho mình một hướng đi đúng đắn để theo kịp trào lưu mới, không ngưng nâng cao được vị thế của doanh nghiệp trênthương trường

Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam phát triển ổn định, đòi hỏi của người dân đối với những nhu cầu về cuộc sống nói chung và nhu cầu thực phẩm nói riêng cũng ngày càng cao Công ty Samsung Electronics là một doanh nghiệp hàng đầu hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật và điện tử viễn thông Trong hoàn cảnh đất nước ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có sự cập nhật để đáp ứng xu thế toàn cầu, Công ty Samsung Electronics cần phải có định hướng chiến lược nhằm giữ vững vị trí hang đầu và tiếp tục phát triển trong tương lai Với mong muốn góp phần tìm ra hướng đi nhằm giữ vững được vị thế của Samsung trong tương lai, đồng thời, nhằm vận dụng những kiến thức được học, chúng em xin chọn " Công ty Samsung Electronics " làm đề tài để tìm hiểu cho bài tiểu luận của mình

-

Trang 10

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép chúng em đượcbày tỏ lòng biết ơn Trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội, Khoa Quản lý kinh doanh;đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến giảng viên hướng dẫn T.S Lêthị Hải đã giảng dạy, hỗ trợ rất nhiệt tình cho chúng em trong quá trình học tập bộ mônChuyên đề Quản trị kinh doanh thương mại và dịch vụ

Nhờ đó bài báo cáo này của chúng em đã được hoàn thiện một cách tốt nhất,đồng thời trong thời gian thực hiện báo cáo, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiếnthức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc và cả kĩ năng làm việc nhóm hiệuquả Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức mà chúng em có thể vận dụng vào học tập

và cuộc sống

Bài báo cáo thực hiện trong quá trình chúng em học tập môn học Bước đầu đivào thực tế của chúng em còn hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không tránh khỏinhững thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của

Cô để bài báo cáo của chúng em được hoàn thiện hơn đồng thời có điều kiện bổ sung,nâng cao kiến thức của mình

Chúng em xin chân thành cảm ơn!!!

-

Trang 11

TUẦN 1: XÁC ĐỊNH NHIỆM VỤ, SỨ MỆNH VÀ MỤC TIÊU CỦA DOANH NGHIỆP

Thông tin cơ bản về doanh nghiệp:

Tên: Tập đoàn Sam Sung

Loại hình doanh nghiệp: Tập đoàn đa quốc gia

Ngành nghề kinh doanh: Đa ngành

1.1 Nhiệm vụ doanh nghiệp

- Hoạt động kinh doanh đáp ứng nhu cầu của thị trường

Samsung phải đảm bảo rằng các sản phẩm và dịch vụ của họ đáp ứng được nhu cầu

và mong muốn của thị trường Điều này đòi hỏi họ phải tìm hiểu và đáp ứng đượcnhu cầu thay đổi của khách hàng và tiếp cận vào các thị trường mới

- Thực hiện đầy đủ các cam kết đối với khách hàng về sản phẩm, dịch vụ, giảiquyết thỏa đáng các mối quan hệ lợi ích với các chủ thể kinh doanh theonguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi;

Samsung cần đáp ứng đầy đủ và đáng tin cậy các cam kết về chất lượng sản phẩm, dịch vụ và quan hệ lợi ích Họ phải xây dựng mối quan hệ bền vững và cùng có lợi với các chủ thể kinh doanh khác, đồng thời tuân thủ nguyên tắc bình đẳng và công bằng

- Bảo toàn và tăng trưởng vốn, mở rộng kinh doanh;

Samsung phải đảm bảo tiếp tục bảo toàn và tăng trưởng vốn để phát triển và mởrộng hoạt động kinh doanh của mình Điều này có thể bao gồm việc quản lý tài sản,tối ưu hóa tài chính, và tìm kiếm các cơ hội mới để mở rộng kinh doanh.Bảo vệmôi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xã hội;

Samsung phải cam kết và thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường và cáchoạt động sản xuất của mình Họ cũng phải tuân thủ các quy định về an ninh, antoàn và trật tự xã hội để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và bảo vệ quyền lợicủa cộng đồng

- Bảo vệ môi trường, bảo vệ sản xuất, bảo đảm an ninh, an toàn và trật tự xãhội;

-

Trang 12

Samsung phải cam kết và thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường và các hoạt động sản xuất của mình Họ cũng phải tuân thủ các quy định về an ninh, an toàn

và trật tự xã hội để đảm bảo môi trường làm việc an toàn và bảo vệ quyền lợi của cộng đồng

- Chấp hành pháp luật, thực hiện chế độ hạch toán thống kê thống nhất vàthực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước

Samsung phải tuân thủ các quy định pháp luật và thực hiện chế độ hạch toán thống kêthống nhất để đảm bảo tính minh bạch và trung thực trong hoạt động kinh doanh củamình Họ cũng phải đáp ứng các nghĩa vụ và yêu cầu của nhà nước trong việc quản lý

và báo cáo tài chính

1.2 Sứ mệnh doanh nghiệp

Tuyên bố sứ mệnh của Samsung là “Chúng tôi sẽ cống hiến nguồn nhân lực và công

nghệ của mình để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ cao cấp, từ đó đóng góp cho một xãhội toàn cầu tốt đẹp hơn.” Sứ mệnh công ty này được công bố vào những năm 1990,khi công ty đang trải qua quá trình mở rộng nhanh chóng trên toàn cầu trong nhiều thịtrường bán dẫn, điện tử và công nghệ liên quan Dựa trên hoạt động kinh doanh vàđịnh vị ngành quốc tế hiện tại, Samsung tập trung vào các thành phần sau trong sứmệnh doanh nghiệp của mình:

1, Nguồn nhân lực và nguồn lực công nghệ

2, Tính ưu việt của sản phẩm và dịch vụ

3, Cải thiện xã hội toàn cầu

Một bản tuyên bố sứ mệnh của doanh nghiệp cần phải thể hiện được 3 đặc điểm cơbản:

- Một là, tập trung vào thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể Samsung với

vị thế là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới, và sứ mệnh của họkhông chỉ đơn thuần là tạo ra các sản phẩm và dịch vụ xuất sắc, mà còn tập trung vàothị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể Thay vì chỉ tập trung vào việc sản xuất cácsản phẩm công nghệ cụ thể, Samsung đặt mục tiêu là đáp ứng những nhu cầu rộng lớncủa thị trường và mang lại lợi ích vượt trội cho khách hàng và xã hội

Samsung nhận thức rằng thị trường công nghệ đang thay đổi nhanh chóng và ngàycàng đa dạng Các sản phẩm và dịch vụ công nghệ không còn đơn giản chỉ là nhữngchiếc điện thoại di động hay máy tính bảng, mà đã trở thành một phần không thể thiếutrong cuộc sống hàng ngày của mọi người Vì vậy, sứ mệnh của Samsung là cung cấpcác giải pháp toàn diện và đa dạng cho thị trường, đáp ứng nhu cầu và mong muốn củakhách hàng

-

Trang 13

Tập trung vào thị trường chứ không phải sản phẩm cụ thể cho phép Samsung tạo ranhững sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu thị trường Họ không chỉ sản xuất vàcung cấp các sản phẩm công nghệ, mà còn tạo ra một hệ sinh thái toàn diện của riêng

họ với các sản phẩm như điện thoại máy tính bảng, ti vi, tủ lạnh, máy giặt và các sảnphẩm khác Samsung định hướng sứ mệnh của mình vào việc đáp ứng nhu cầu của tất

cả mọi người, không chỉ riêng các đối tượng nhỏ hay các nhóm khách hàng cụ thể

Hai là, bản tuyên bố sứ mệnh phải có tính khả thi Một bản tuyên bố sứ mệnh

phải có tính khả thi, đảm bảo rằng những mục tiêu và cam kết được đề ra có thểđạt được Samsung hiểu rằng việc tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đột phákhông chỉ đòi hỏi sự sáng tạo và nghiên cứu phát triển, mà còn yêu cầu sự khảthi về công nghệ, tài chính và cơ sở hạ tầng Do đó, sứ mệnh của Samsung phảiđược xây dựng dựa trên cơ sở thực tế và khả năng của công ty

Một trong những đặc điểm quan trọng của bản tuyên bố sứ mệnh của Samsung là nóphải mở ra cho doanh nghiệp một tầm nhìn mới với những cơ hội mới Điều này cónghĩa là Samsung phải định hình mục tiêu và nhiệm vụ của mình dựa trên những xuhướng công nghệ mới và những thay đổi trong nhu cầu của khách hàng Họ phải luônthích nghi và đổi mới để đáp ứng những yêu cầu mới và tạo ra những sản phẩm vàdịch vụ tốt nhất trong ngành công nghệ

- Ba là, bản tuyên bố sứ mệnh phải có tính cụ thể.Samsung, có một bản tuyên bố sứ

mệnh cụ thể và xác định phương hướng để định hình hành động của mình Sứmệnh của Samsung không chỉ đơn thuần là "sản xuất những sản phẩm có chấtlượng cao với chi phí thấp", mà nó còn mở rộng hơn để định hướng cho nhữngquyết định của ban lãnh đạo

Samsung cam kết mang đến những giải pháp công nghệ tiên tiến và đổi mới để cảithiện cuộc sống của mọi người Sứ mệnh của họ là trở thành một nguồn cung cấp toàndiện các sản phẩm và dịch vụ công nghệ thông tin, từ điện thoại di động và máy tínhbảng đến hệ thống gia đình thông minh và các thiết bị gia dụng Đồng thời, họ cũngtập trung vào các lĩnh vực như công nghệ y tế, năng lượng tái tạo và công nghệ IoT(Internet of Things)

Sứ mệnh của Samsung không chỉ định hướng cho nhà quản lý, mà còn hướng dẫn cácquyết định chiến lược và phát triển của công ty Bằng cách tập trung vào việc mangđến các sản phẩm và dịch vụ công nghệ tiên tiến, Samsung xác định mục tiêu củamình là tạo ra những trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và giúp họ nâng cao chấtlượng cuộc sống thông qua công nghệ

Tuy nhiên, sứ mệnh của Samsung không bị hạn chế quá hẹp Họ không chỉ tập trungvào một lĩnh vực duy nhất, mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác nhau để đảm

-

Trang 14

bảo sự phát triển bền vững trong tương lai Samsung không chỉ tạo ra các sản phẩm vàdịch vụ tiên tiến, mà còn đóng góp vào việc phát triển cộng đồng và bảo vệ môitrường

1.3 Mục tiêu của doanh nghiệp

1.3.1 Vị thế thị trường:

- Samsung được biết tới là một thương hiệu điện thoại thông minh và điện tử tiêudùng, đặc biệt khi công ty này đã giành được vị trí dẫn đầu trong thị trường toàncầu về các thiết bị tivi vào năm 2006 và vẫn tiếp tục giữ vững được vị trí củamình cho tới nay

Sự tín nhiệm trong vị thế dẫn đầu của công ty đến từ sự tập trung vào đổi mới khi Samsung liên tục đi trước các thương hiệu khác trong phân khúc này và mang lại một loạt đổi mới cho công nghệ tivi, bao gồm cả “The Wall” với chế độ xemmàn hình lớn cho gia đình và văn phòng

- Ngoài tivi, Samsung vẫn giữ vững là nhà cung cấp điện thoại thông minh lớnnhất với số lượng xưởng sản xuất nhiều nhất toàn cầu năm 2019 Số lượng công

ty Hàn quốc chiếm khoảng 22% thị phần trong ngành công nghiệp điện thoạithông minh vào năm 2019 Trong suốt năm 2019, Samsung đã bán được hơn

290 triệu điện thoại thông minh trên toàn thế giới

- Ngoài điện thoại thông minh và tivi, Samsung cũng giữ chắc vị thế của mìnhtrong ngành công nghiệp máy tính bảng, chất bán dẫn và màn hình Galaxy Tabcủa Samsung đang cạnh tranh rất khốc liệt với Apple iPad Năm 2019, với 7triệu lô hàng sản xuất chỉ riêng trong quý 4, Samsung đã trở thành nhà cung cấpmáy tính bảng lớn thứ hai trên thế giới Ngoài ra, Samsung cũng là nhà bán bộnhớ flash NAND lớn nhất khi có thị phần 31% trong quý II năm 2020 vàSamsung cũng có vị thế vững chắc trong thị trường bán dẫn toàn cầu

- Vị thế của Samsung trên thị trường Việt Nam:

Samsung là một trong những thương hiệu công nghệ lớn nhất tại Việt Nam,chiếm vị thế hàng đầu tại thị trường Việt Nam về các mặt hàng công nghệ, tạo

ra 170.000 việc làm cho người lao động nước ta

1.3.2 Những đổi mới:

Chuyển đổi sang sản xuất điện tử tiêu dùng và các dịch vụ khác: Samsung đangchuyển đổi trọng tâm sản xuất từ các linh kiện điện tử sang các sản phẩm điện tử tiêudùng như điện thoại di động, máy tính bảng, máy lạnh, tivi và thiết bị gia dụng thôngminh Họ cũng mở rộng vào lĩnh vực dịch vụ bằng các dịch vụ đám mây, nền tảng tròchơi và các ứng dụng di động

-

Trang 15

Sự đổi mới trong quy trình sản xuất và quản lý: Samsung đã áp dụng các phương pháp

và công nghệ tiên tiến để nâng cao quy trình sản xuất và quản lý Họ chú trọng vàoquy trình tự động hóa, giảm thiểu thời gian sản xuất, cải thiện chất lượng sản phẩm vàtăng tính hiệu quả

Đầu tư vào nghiên cứu và phát triển: Samsung đã tăng đầu tư vào nghiên cứu và pháttriển công nghệ để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ mới và sáng tạo Họ cũng hợp tácvới các trung tâm nghiên cứu và tổ chức khác trên toàn thế giới để khai thác tiềm năngđổi mới và tạo ra các giải pháp tiên tiến

1.3.3 Năng suất :

- Tăng năng suất sản xuất: Samsung đã tập trung vào việc tăng năng suấttrong quá trình sản xuất linh kiện điện tử và các sản phẩm tiêu dùngcủa mình Họ đã đầu tư vào các công nghệ sản xuất tiên tiến, tự độnghóa quy trình và tăng cường hiệu quả làm việc để đạt được tỷ lệ hao hụtthấp và sản xuất hiệu quả

Cải thiện năng suất lao động: Samsung đã đặt mục tiêu cải thiện năng suất laođộng bằng cách thúc đẩy đào tạo và phát triển nhân viên, cải thiện quy trìnhcông việc và tăng cường sự hiệu quả trong các quy trình làm việc của công ty

-

Trang 16

- Tối ưu hóa quy trình sản xuất: Samsung đã tập trung vào việc tối ưu hóa quytrình sản xuất bằng cách gia công chính xác, giảm thiểu lỗi và thất thoát, tăngcường kiểm soát chất lượng và tăng cường quy trình quản lý

- Tăng cường sự phối hợp và hợp tác: Samsung đã đặt mục tiêu tăng cường sựphối hợp và hợp tác giữa các đơn vị và bộ phận trong công ty để tạo ra sự phốiđồng thông qua việc chia sẻ thông tin, tối ưu hóa tài nguyên và tăng cườngtương tác giữa các nhóm làm việc

- Đảm bảo sự phù hợp với tiêu chuẩn và quy định: Samsung đề ra mục tiêu tuânthủ các tiêu chuẩn và quy định liên quan đến năng suất, an toàn làm việc, bảo vệmôi trường và quản lý chất lượng sản phẩm để đảm bảo tuân thủ các quyền lợi

và trách nhiệm đối với khách hàng, cộng đồng và cơ quan quản lý

1.3.4 Các nguồn tài nguyên vật chất và tài chính:

- Vốn đầu tư: Samsung sử dụng vốn đầu tư để mở rộng và nâng cấp các cơ sở sảnxuất, mua sắm các thiết bị và công nghệ hiện đại, từ đó nâng cao khả năng sảnxuất và nắm bắt nhanh chóng các cơ hội mới trên thị trường

- Nguồn nhân lực: Samsung đầu tư vào quá trình tuyển dụng và đào tạo nhânviên có kiến thức và kỹ năng chuyên môn để đạt được các mục tiêu của mình

Họ thuê các chuyên gia và nhà nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ

để phát triển và áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản phẩm và dịch vụ củamình

- Nguồn cung ứng vật liệu: Samsung thu mua các nguyên liệu và linh kiện từ cácnhà cung ứng đáng tin cậy để đảm bảo chất lượng và độ tin cậy của sản phẩmcủa mình Họ thiết lập mối quan hệ đối tác dài hạn với các nhà cung ứng vàkiểm soát chuỗi cung ứng để đảm bảo nguồn cung ổn định và hiệu quả

- Bản quyền và sở hữu trí tuệ: Samsung sở hữu nhiều bằng sáng chế, thương hiệu

và quyền tác giả cho các công nghệ và sản phẩm của mình Điều này giúpSamsung bảo vệ các trí tuệ và tài sản của mình và tạo ra lợi thế cạnh tranh trênthị trường

- Nghiên cứu và phát triển: Samsung đầu tư một phần lớn nguồn lực tài chính vànhân lực cho hoạt động nghiên cứu và phát triển Họ có các trung tâm nghiêncứu và phòng thí nghiệm trên toàn cầu, nơi các nhà khoa học và kỹ sư tìm kiếm

và phát triển các công nghệ và sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu thị trường

1.3.5 Khả năng sinh lời:

- Dịch vụ và sản phẩm đa dạng: Samsung cung cấp một loạt sản phẩm và dịch vụnhư điện thoại di động, máy tính bảng, TV, máy ảnh, các sản phẩm điện tử gia

Trang 17

- Đổi mới công nghệ: Samsung chú trọng vào đổi mới công nghệ và sản phẩm, sửdụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT), vàtruyền thông 5G Sự đổi mới này giúp Samsung tạo ra sản phẩm và dịch vụcạnh tranh và thu hút khách hàng

- Chiến lược tiếp thị và quảng cáo: Samsung đã đầu tư mạnh vào chiến lược tiếpthị và quảng cáo để tăng hiệu suất tiếp thị và tạo ra nhận diện thương hiệu mạnh

mẽ Qua đó, Samsung thu hút được sự chú ý của khách hàng và tạo ra doanh sốbán hàng cao

- Chi phí sản xuất hiệu quả: Samsung kiểm soát chi phí sản xuất thông qua tối ưuhóa quy trình và nâng cao hiệu suất làm việc Điều này giúp Samsung giảm chiphí sản xuất và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường

- Chiến lược toàn cầu: Samsung đã xây dựng mạng lưới cung ứng và phân phốitoàn cầu, mở rộng thị trường và tối đa hóa tiềm năng doanh số bán hàng

1.3.6 Thành tích và trách nhiệm của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp:

- Thành tích:

Tăng trưởng doanh thu: Các nhà lãnh đạo của Samsung đã đóng vai trò quantrọng trong việc tăng trưởng doanh thu của công ty Nhờ vào chiến lược sảnphẩm đa dạng và khả năng tiếp cận thị trường quốc tế, Samsung đã được mộttrong những công ty dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ

Đổi mới công nghệ: Các nhà lãnh đạo của Samsung đã đóng góp đáng kể vàoviệc đổi mới công nghệ của công ty Samsung luôn tìm cách sáng tạo và pháttriển các sản phẩm và dịch vụ mới, với những công nghệ tiên tiến như màn hìnhcong, 5G và trí tuệ nhân tạo

Chiến lược toàn cầu: Samsung đã mở rộng và củng cố mạng lưới sản xuất vàphân phối trên toàn cầu nhờ sự lãnh đạo của các nhà lãnh đạo Điều này đã giúpSamsung tiếp cận và phục vụ được khách hàng trên khắp thế giới

- Trách nhiệm:

Quản lý công ty: Các nhà lãnh đạo của Samsung có trách nhiệm quản lý và điềuhành hoạt động của công ty Điều này bao gồm việc định hướng chiến lược,quyết định kinh doanh và quản lý tài chính

Đạo đức kinh doanh và tuân thủ luật pháp: Các nhà lãnh đạo đảm bảo rằngSamsung tuân thủ các nguyên tắc đạo đức kinh doanh và tuân thủ tất cả các quyđịnh pháp lý về kinh doanh

Trách nhiệm xã hội và môi trường: Samsung đặt trọng tâm vào việc thực hiệntrách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường Các nhà lãnh đạo định hình các chínhsách và chiến lược phù hợp để đảm bảo công ty hoạt động một cách bền vững

và có trách nhiệm với cộng đồng và môi trường

Trang 18

Phát triển nhân viên và quản lý tài năng: Các nhà lãnh đạo của Samsung đảmbảo rằng công ty đầu tư vào phát triển nhân viên, tạo điều kiện cho họ phát triển

kỹ năng và năng lực để đóng góp vào sự thành công của công ty

1.3.7 Thành tích và thái độ của công nhân và trách nhiệm xã hội:

- Thành tích công nhân:

Công nghệ và chất lượng sản phẩm: Công nhân của Samsung đóng góp vào việc sản xuất sản phẩm chất lượng cao và áp dụng công nghệ tiên tiến Điều này giúp công ty duy trì vị thế hàng đầu trong thị trường công nghệ

Hiệu suất làm việc: Công nhân của Samsung nỗ lực làm việc chăm chỉ và hiệuquả, đảm bảo sự hoạt động liền mạch và tăng cường năng suất sản xuất

Đóng góp ý tưởng: Samsung khuyến khích công nhân đóng góp ý tưởng và đổimới trong công việc của họ Công ty giới thiệu các chương trình khuyến khíchsáng tạo và đề cao việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm

- Thái độ công nhân:

Sự cam kết: Công nhân của Samsung thể hiện sự cam kết và trách nhiệm đốivới công việc của mình Họ làm việc chăm chỉ, có tinh thần cống hiến và sẵnsàng học hỏi và cải tiến

Sự chuyên nghiệp: Công nhân của Samsung thể hiện sự chuyên nghiệp trongcách làm việc, bao gồm tuân thủ quy trình làm việc, luân chuyển công việcđúng thời gian và tuân thủ quy tắc an toàn lao động

Tinh thần đồng đội: Công nhân của Samsung làm việc cùng nhau và hỗ trợ lẫnnhau để đạt được mục tiêu chung Họ thể hiện tinh thần đồng đội và tạo môitrường làm việc tích cực và hỗ trợ - Trách nhiệm xã hội của Samsung:

Đảm bảo quyền lợi công nhân: Samsung tuân thủ các tiêu chuẩn lao động vàluật pháp về quyền lợi công nhân, bao gồm tiền lương công bằng, giờ làm việchợp lý và môi trường làm việc an toàn

Trách nhiệm môi trường: Samsung cam kết thực hiện các biện pháp bảo vệ môitrường, bao gồm giảm lượng chất thải và tiết kiệm năng lượng Họ đặt môitrường làm việc và sản xuất xanh là một phần quan trọng của chiến lược xã hộicủa mình

Trợ giúp xã hội: Samsung thường xuyên đóng góp vào các hoạt động và dự án

xã hội, như giáo dục, y tế, đào tạo và trợ giúp cộng đồng

1.3.8 Thị trường mục tiêu của doanh nghiệp

Samsung hướng đến mục tiêu chiếm lĩnh và phát triển trên nhiều thị trường khác nhautrên toàn cầu Công ty này hoạt động trong nhiều lĩnh vực công nghệ, bao gồm điện

Trang 19

mình trên các thị trường quan trọng như Bắc Mỹ, Châu Âu, Châu Á, châu Phi và ChâuĐại Dương

Trong lĩnh vực điện thoại di động, Samsung đã xây dựng một thị trường mục tiêu toàncầu và cạnh tranh trực tiếp với các đối thủ như Apple, Huawei, Xiaomi và Sony.Samsung cung cấp một loạt sản phẩm điện thoại thông minh từ tầm trung đến cao cấp,nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng trên khắp thế giới

Trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng, Samsung cung cấp các sản phẩm như TV, máy lạnh,máy giặt, tủ lạnh và nhiều thiết bị gia dụng khác Công ty này muốn trở thành một nhàlãnh đạo trong lĩnh vực này, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng vớicác sản phẩm chất lượng cao và công nghệ tiên tiến

Ngoài ra, Samsung cũng tập trung vào việc phát triển các lĩnh vực công nghệ mới nhưtrí tuệ nhân tạo, Internet of Things (IoT), truyền thông 5G và xe tự lái Công ty nàymong muốn tận dụng tiềm năng của các công nghệ mới này và mở rộng sự hiện diệncủa mình trên các thị trường tiềm năng

Samsung nhắm đến mục tiêu trở thành một thương hiệu công nghệ hàng đầu, đáp ứngnhu cầu của người tiêu dùng trên toàn cầu và tạo ra giá trị bền vững cho cộng đồngquốc tế

Trang 20

TUẦN 2: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN NGOÀI DOANH NGHIỆP 2.1 Môi trường kinh tế

2.1.1 Môi trường kinh tế Hàn Quốc

Hàn Quốc nằm trong số 25 nền kinh tế đứng đầu về xếp hạng môi trường kinh doanh.Thực tế, sau khủng hoảng tài chính chẫu Á 1997, Hàn Quốc đã "xốc" lại toàn bộ hệthống doanh nghiệp cũng như các quy trình thủ tục Chỉ trong một thời gian ngắn, nềnkinh tế Đông Á này loại bỏ 6 nghìn trong tổng số 12 nghìn văn bản quy định về thủ tụchành chính Với nền kinh tế thị trường năng động, Hàn Quốc đã sớm trở thành quốcgia phát triển với GDP >20.000 USD Có thể nói không có quốc gia nào gặt hái đượcnhiều tiến bộ trên các lĩnh vực kinh tế, xuất khẩu, văn hóa và cả vị thế đất nước nhiềunhư Hàn Quốc trong thập kỉ vừa qua Điều này đã đem lại thuận lợi rất lớn cho hoạtđộng kinh doanh của các công ty và doanh nghiệp tại chính quốc

2.1.2 Môi trường kinh tế Việt Nam

Môi trường kinh tế ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và Samsung đã đóng gópđáng kể vào sự phát triển này Samsung đã chọn Việt Nam là một trong những cơ sởsản xuất và xuất khẩu quan trọng nhất của họ, đồng thời tạo ra hàng ngàn việc làm chongười dân

Việt Nam và đóng góp vào GDP của đất nước

Một trong những đặc điểm quan trọng của môi trường kinh tế ở Việt Nam là sự hỗ trợ

và khuyến khích từ phía chính phủ Chính phủ Việt Nam đã tạo ra nhiều chính sáchthuận lợi nhằm thu hút và duy trì các nhà đầu tư nước ngoài như Samsung Chính sáchnày bao gồm các gói kích thích đầu tư, giảm thuế và các ưu đãi khác để thu hút cácdoanh nghiệp công nghệ lớn như Samsung Điều này đã giúp Samsung phát triển và

mở rộng hoạt động sản xuất tại Việt Nam

Samsung đã đóng góp lớn vào phát triển kỹ thuật và công nghệ ở Việt Nam Họ đã đầu

tư vào các trung tâm nghiên cứu và phát triển công nghệ tại Việt Nam, đồng thời hợptác với các trường đại học và viện nghiên cứu để đào tạo và phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao Điều này không chỉ nâng cao năng lực kỹ thuật của Việt Nam mà còntạo ra cơ hội phát triển và tiến bộ cho các nhân viên và sinh viên tại đất nước này Ngoài ra, Samsung cũng đóng góp vào phát triển cộng đồng và bảo vệ môi trường ởViệt Nam Họ thực hiện các chương trình xã hội và môi trường như chương trình giáodục, hỗ trợ tài chính cho các dự án xã hội và thực hiện các hoạt động bảo vệ môitrường

Samsung cũng cam kết giảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động sản xuất lên môitrường và thúc đẩy sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng và tái chế

Tuy nhiên, môi trường kinh tế ở Việt Nam cũng đặt ra một số thách thức cho Samsung

Trang 21

thủ trong ngành Để duy trì vị thế của mình, Samsung cần tiếp tục đầu tư vào nghiêncứu và phát triển để tạo ra những sản phẩm và dịch vụ mới và đột phá

2.2 Môi trường dân số

Thị trường lao động Hàn Quốc đông đúc, đội ngũ nhân công lành nghề Tuy nhiên, xuhướng già hóa dân số tại Hàn Quốc sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự ổn định của nền kinh

tế nước này, theo báo cáo của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc được công bố hôm16/9, ước tính tỷ lệ sinh tại Hàn Quốc sẽ giảm gần 53% vào năm 2050 sau khi tăng kỷlục đến 73,1% trong năm 2012 Sự già hóa dân số khiến nguồn nhân lực tại nước nàygiảm mạnh và dẫn đến thiếu hụt lao động- đây chính là yếu tố làm suy giảm tăngtrưởng kinh tế và hàng loạt các hệ lụy như người dân không còn khả năng chi trả chonhà ở trong khi thị trường bất động sản lao dốc Xu hướng già hóa dân số xuất hiệntại Hàn Quốc từ năm 2000 và nước này dự kiến có một xã hội già cả vào năm 2018.Theo đó, tỷ lệ người trên 65 tuổi tại Hàn Quốc sẽ tăng từ 7% - tương đương với xã hộiđang già hóa, đến 14% - xã hội già cả và tiếp đó là 20% - xã hội siêu người già Xuhướng già hóa dân số cũng gây ra mất cân bằng ngân sách cho Hàn Quốc, khi chínhphủ phải chi nhiều hơn cho lương hưu và thu về ít hơn từ thuế Trong khi đó, với dân

số xấp xỉ 87 triệu người, tiếp tục tăng với mức tăng hon 1 triệu người/năm, Việt Namđang có số dân xếp thứ 13 trên thế giới Lực lượng lao động dồi dào, ham học hỏi, vàmức lương trung bình lại thấp nên Việt Nam đã thu hút nhiều công ty nước ngoài đầu

tư, xây dựng nhà máy, chỉ nhánh tại Việt Nam Tiêu biểu là việc Samsung Electronics

đã lập Công ty TNHH Samsung Electronics Vietnam sản xuất di động với vốn 670 tỷUSD tại Việt Nam Văn hóa Hàn Quốc luôn hướng đến hàng trong nước nên Samsungrất được người Hàn Quốc ưa chuộng và trở thành niềm tự hào của họ khi tập đoàn này

đã vượt qua những đối thủ Nhật Bản để trở thành một trong những thương hiệu đượcbiết đển nhiều nhất trên thế giới trong lĩnh vực chip điện tử, điện thoại di động và mànhình phang Đây cũng là nét khác biệt với văn hóa của Việt Nam, người Việt không có

xu hướng dùng hàng nội, thậm chí khi chất lượng sản phẩm của một số mặt hàng nộiđịa không thua kém gì nước ngoài thì tâm lí chung của người Việt vẫn thích dùng hàngngoại hơn Nhất là đối với ngành điện tử, chưa có công ty điện tử Việt Nam nào cóchất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường Vì vậy, con đường phát triển chonhững công ty điện tử Việt Nam còn rất nhiều khó khăn, còn Samsung đã trở thànhthương hiệu quen thuộc của người Việt

2.3 Môi trường chính trị/luật pháp

2.3.1 Tại Hàn Quốc

Chính sách của chính phủ Hàn Quốc trong ngoại thương, giáo dục đều tạo điều kiện

để công ty trong nước phát triển Đặc biệt là những ngành nghề xương sống như côngnghiệp nặng, điện tử Đặc biệt, Hàn Quốc đã có những tiến bộ từ năm 1990 trong lĩnhvực sở hữu trí tuệ và R&D Trong thập kỉ qua, chi phí cho R&D tại Đông Á nói chung

và Hàn Quốc nói riêng đã tăng hơn bất kỳ khu vực nào trên thế giới Theo số liệu thuthập được từ Yonhap New Agency thì Hàn Quốc dành 3,74% GDP cho R&D Chínhphủ Hàn Quốc ngoài việc tài trợ trực tiếp cho hoạt động R&D của khối nhà nước, màcòn dành nguồn lực tài chính đáng kể để hỗ trợ R&D cho khối doanh nghiệp Điều này

Trang 22

đã tạo điều kiện thúc đẩy cho các doanh nghiệp trong nước, trong đó có Samsung, cóthêm nhiều những ý tưởng hữu ích và có những bước tiến nhảy vọt về công nghệ

2.3.2 Tại Việt Nam

Việt Nam là nước nông nghiệp lâu đời, thế nên thế mạnh của kinh tế Việt Nam chỉ tậptrung vào nông nghiệp, và sau này là một số ngành công nghiệp nhẹ Vì vậy, ngànhcông nghiệp điện tử đã không được quan tâm đúng mức vào những năm trước đây Khichính phủ mở cửa thị trường, thị trường điện tử Việt Nam nhanh chóng roi vào tay cácdoanh nghiệp nước ngoài trong đó có Samsung Samsung đã biết tận dụng chính sách

ưu đãi thuế trong giai đoạn mở cửa của Việt Nam, đầu tư mạnh vào Việt Nam và thôntính thị trường Do trình độ khoa học kỹ thuật, công nghệ của Việt Nam còn kém, chủyếu thiên về sử dụng công nghệ hơn là sản xuất công nghệ nên hiện nay, chính phủđang có những chủ trương khuyên khích doanh nghiệp đâu tư nhiêu hơn cho R&D.Việt Nam thuộc phân khúc sản xuất chi phí thấp, mà tay nghề của kỹ sư Việt Namcũng không thua kém các nước khác, nên Việt Nam là điểm đến lí tưởng cho các công

ty đa quốc gia muốn mở rộng mạng lưới R&D ra toàn cầu Trước xu thế đó, năm 2010,Công ty Điện tử Samsung Việt Nam (Samsung) vừa làm lễ bàn giao phòng thí nghiệmSamsung - HUST, trị giá 62.000 đô la Mỹ cho Khoa Điện tử - Viễn thông, Đại họcBách khoa Hà Nội (HUST) Đây được xem như là bước đầu trong dự án thành lậptrung tâm R&D của Samsung tại Việt Nam Trong văn bản được ban hành ngày13/9/2012, Chính phủ đã đồng ý để Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn các cơ quan,địa phương liên quan giải quyết việc cấp/điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư Dự án đầu

tư giai đoạn II của SEV với các nội dung ưu đãi đầu tư đã được kiến nghị Cùng vớiviệc cho phép SEV được hưởng ưu đãi đầu tư cao nhất như một doanh nghiệp côngnghệ cao, với các ưu đãi như được áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiêp hàngnăm bằng 10% trong suốt thời gian thực hiện dự án; được miễn thuế thu nhập doanhnghiệp trong 4 năm kể từ khi có thu nhập chịu thuế và giảm 50% số thuế phải nộptrong 9 năm tiếp theo , thì Chính phủ cũng đã đồng ý điều chỉnh các tiêu chí nghiêncứu và phát triển (R&D) đối với dự án của SEV Theo kiến nghị, SEV muốn được ápdụng cách tính tỷ lệ lao động (5%) làm việc trong lĩnh vực R&D căn cứ trên cơ sở tính

số lao động không sản xuất 3 ca/ngày (một ngày làm việc 8 giờ; tuần làm việc 5 ngày).Còn về chi phí cho hoạt động R&D đối với phần mở rộng vẫn phải thực hiện theo quyđịnh của Luật Công nghệ cao, nhưng cho phép được tính toàn bộ chi phí các hình thứcđào tạo (trong và ngoài nước) và chi phí hỗ trợ đào tạo và chi phí tài trợ các tổ chứckhoa học và công nghệ trong nước vào chi phí cho hoạt động R&D của doanh nghiệp

2.4 Môi trường khoa học công nghệ

Sự tăng trưởng nhanh chóng của các máy tính xách tay (laptop) đã tạo nên mộtmôitrường làm việc di động và hiện đại, không cần phải ngồi một nơi cố định cùng vớimáytính để bàn (desktop) mà người ta vẫn có thể làm việc được ở bất cứ nơi nào họđến Tuy nhiên, với công nghệ ngày càng vượt trội, con người bắt đầu nhận ra họ cóthể tìm thấysự linh hoạt mạnh mẽ hơn nữa trong công việc cũng như giải trí – Đó là tùchiếc điệnthoại thông minh thế hệ mới hiện nay (smartphone) Những chiếcsmartphone ngày naychính alf các thiết bị kỹ thuật cao được kết hợp chức năng điện

Trang 23

chính là một chiếc máy tínhnhỏ gọn với đầy đủ các chức năng cần thiết và có thể đểvừa trong túi

Bên cạnh đó, những thiết bị giải trí, đa phương tiện (như TV, các thiết bị đọc sách, thiếtbịtruyền thông, thiết bị thu hình ảnh và âm thanh) cũng đang trên đà đổi mới và pháttriển.Những sản phẩm mới tinh vi và hiện đại hơn ra đời nhằm thay thế những sảnphẩm đã lỗithời Như vậy có thể thấy, công nghệ sản xuất các thiết bị di động và truyềnthông ngàymột tiên tiến hơn đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội loài người

Hầu như tất cả các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng lớn đã tham gia vào trận chiến Và đểthành công trong thị trường màu mỡ này, các thương hiệu lần lượt tung ra nhữngsảnphẩm chất lượng với những công nghệ ngày càng vượt trội

2.4.1 Vẻ ngoài hào nhoáng

Các thiết bị di động cũng như các thiết bị giải trí ngày càng được chú trọng vẻ bềngoàihơn Các nhà sản xuất sử dụng công nghệ mới cho ra đời những thiết bị rất mỏng

và có hình ảnh sắc nét gấp bội (những chiếc TV siêu mỏng sử dụng công nghệ mànhình LED,OLED của các hãng Samsung, LG, Sony,…), điện thoại di động sử dụngcông nghệAMOLED cho độ bền cao hơn nhiều lần công nghệ cũ Những công nghệcảm biến thờigian, cảm biến ánh sáng cũng được sử dụng để nhằm tăng cường màu sắcmàn hình vàkhả năng hiển thị của sản phẩm

2.4.2 Hệ điều hành ưu việt

Các hãng sản xuất hệ điều hành cũng đua nhau nâng cấp, phát triển sản phẩm củamình.Từ đó, các hệ điều hành nối tiếp nhau ra đời, phiên bản mới đẹp hơn, tiện dụnghơn, tíchhợp nhiều hơn so với phiên bản cũ Có thể kể đến một số hệ điều hành dànhcho dektopvà laptop nổi trội mới nhất và được mọi người sử dụng rộng rãi nhưWindow 7 – 8 – 10, Mac OS X, Linux Đối với thị trường hệ điều hành dành cho điệnthoại thông minh vàmáy tính bảng, có nhiều điều hành phát triển như Androi, iOS,Window Phone, Symbian.Trong đó Androi đang ở vị thế dẫn đầu với thị phần lớn vàđược mọi người yêu thích

Nắm được thị hiếu của người tiêu dung, các nhà sản xuất thiết bị cũng đã tích hợp các

hệ điều hành mới nhất và tiên tiến nhất cho sản phẩm của mình để thu hút người tiêudung

2.4.3 Khả năng đa phương tiện

Trong môi trường công nghiệp hiện đại ngày nay, công nghệ tiên tiến và phát triểnkhông ngừng Điều đó giúp tối hóa các sảnphẩm công nghệ Điển hình hiện nay, mộtchiếc điện thoại không chỉ giới hạn bởi nhữngchức năng cơ bản như nghe gọi hay soạnthảo tin nhắn mà trở thành một công cụ giải trínhỏ gọn, hợp thời Với khả năng đaphương tiện, tích hợp văn bản, âm thanh, hình ảnhtrong môi trường thông tin số, mộtđiện thoại thông minh hay một máy tính bảng có thểthay thế những phương tiện giải trícồng kềnh khác, chúng có thể kiêm nhiệm cả chứcnăng của TV, sách báo, radio haycác thiết bị lưu trữ thông tin khác

2.4.4 Khả năng di động mạnh mẽ

Bất cứ ai phải di chuyển nhiều điểm trong công việc hay phải thường xuyên gặp gỡkhach hang ở nhiều địa điểm khác nhau đều hiểu rằng việc truy cập thông tin dữ liệumọi nơi mọi lúc là sự cần thiết Và nổi bật hơn nữa là bên cạnh khả năng xử lý công

Trang 24

việc thuần túy, các thiết bị được thiết kế đơn giản hơn, mỏng hơn và thích hợp để sửdụng khi phải di chuyển nhiều Một thiết bị được xem là đáp ứng được tiêu chuẩn diđộng mạnh mẽ khi:

2.5 Môi trường tự nhiên:

- Khi sự quan tâm đến tính bền vững ngày càng tắng, khách hàng đang yếu cầu cáccông ty phải chịu trách nhiệm về các hành động của họ đối với môi trường Kháchhàng thích các thương hiệu cung câếp sản phẩm bền vững và liên tục tập trung vàoviệc giảm lượng khí thải carbon của họ Samsung đã tập trung vào việc giảm tiếu thụnăng lượng và quản lý các rủi ro liến quan đến việc sử dụng nước Công ty đã thiết lậpmột hệ thống quản lý chất lượng năng lượng ở tất cả các nơi làm việc và đã theo dõithành công các chỉ số chi phí và năng lượng Ngoài ra, thương hiệu đã xây dựng

và áp dụng chính sách quản lý tương ứng đối với các chất hóa học Công ty đặt mụctiếu giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong suốt vòng đời của sảnphẩm Họ cũng đã tạo ra một khuôn khổ được thiết lập tốt để quản lý phát thải khí nhàkính trong hậu cần sản phẩm và du lịch kinh doanh Samsung Electronics đã ký mộtthỏa thuận với Green Development và đang tìm cách để giúp đỡ người dânMombasa, Kenya Công ty đã cung cấp bếp cồn sinh học cho cư dân Mombasa, tạo ra

sự khác biệt đáng kể trong cuộc sống của họ

- Hàn Quốc nằm trên Bán đảo Triều Tiên, một bán đảo trải dài 1.000 km từ Bắc tớiNam, ở phần đông bắc của lục địa châu Á, nơi hải phậncủa bán đảo tiếp giáp với phầncực Tây của Thái Bình Dương Phía bắc bán đảo tiếp giáp với Trung Quốc và Nga.Phía đông của bán đảo là Biển Đông, xa hơn nữa là nước láng giềng Nhật Bản, chínhđiều này đã giúp cho việc giao thương trên đường biển phát triển mạnh mẽ, tạo điềukiện để Samsung phát triển không những ở nội địa mà còn cả khắp các nước khác trênthế giới, nhất là các nước phát triển và có thị trường tiêu thụ rộng lớn: Nga, TrungQuốc, Nhật Bản và các nước châu Âu, Mỹ…

- Hàn Quốc có một số loại tài nguyên thuận lợi cho việc phát triển ngành công nghệcao, tạo nguồn nhiên liệu và nguyên liệu cho các sản phẩm và thiết bị của Samsungnhư:than đá, tungsten, graphít, môlíp đen, chì, thủy điện

- Tập đoàn Samsung đã công bố nhiều nỗ lực để giảm tiêu thụ năng lượng và khí thải

Trang 25

sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuấtđến môi trường

- Samsung cũng đã xác định rõ các quyền lợi và trách nhiệm của mình đối với việcbảo vệ môi trường Họ đã cam kết tăng sự nhận thức về bảo vệ môi trường trong tất cảcác hoạt động sản xuất và xem xét các giải pháp tái chế và tái sử dụng nguyên vật liệu,nhằm giảm thiểu lượng rác thải và cạn kiệt tài nguyên tự nhiên

- Ngoài ra, Samsung cũng đã thực hiện các chương trình giảm thiểu ô nhiễm môitrường và xử lý chất thải một cách hiệu quả Công ty này đã cải thiện quy trình sảnxuất để đảm bảo tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường và pháp luật liên quan

- Tuy nhiên, như với bất kỳ doanh nghiệp lớn nào, việc tăng giá các yếu tố đầu vàosản xuất có thể gây áp lực lên hoạt động sản xuất của Samsung Để đối phó với vấn đềnày, Samsung đã tập trung vào nâng cao hiệu quả năng lực sản xuất và quản lý chuỗicung ứng, cũng như tìm kiếm các nguồn cung cấp tài nguyên thay thế Điều này giúpgiảm sự phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm ảnh hưởng đến hoạtđộng sản xuất của công ty

2.6 Môi trường văn hóa:

Samsung đã kết hợp thành công chiến lược tư duy toàn cầu và hành động tại địaphương Mặc dù đã mở rộng ra nhiều quốc gia, Samsung vẫn phải điều chỉnh sảnphẩm của mình để phù hợp với nhu cầu của khách hàng địa phương Sở thích củangười tiếu dùng thay đổi nhanh chóng có thể có cả tác động tích cực và tiếu cực đốivới một doanh nghiệp và nó có thể có tác động tích cực đến một doanh nghiệp và tácđộng tiêu cực đến một doanh nghiệp khác Các thương hiệu như Samsung phải tínhđến lực lượng vắn hóa xã hội này khi tập trung các nôẽ lực tiếp thị của họ một cách cóchiến lược Điện thoại thông minh và máy tính bảng của Samsung đã thích ứng tốt vớinhu cầu về điện thoại thông minh và thiếết bị di động màn hình lớn hơn Đồng thời,dòng Galaxy của hãng cũng khá phổ biến ở nhiều thị trường khác nhau Công ty cũng

có đạo đức và chấp nhận thực tế rằng tham nhũng có thể có tác động tiếu cực nghiếmtrọng đến giá trị thương hiệu của công ty

2.6.1 Văn hóa Hàn Quốc

Văn hóa Hàn Quốc luôn hướng đến hàng trong nước nên Samsung nên rất được ngườiHàn Quốc ưa chuộng và trở thành niềm tự hào của họ khi tập đoàn này đã vượt quanhững đối thủ Nhật Bản để trở thành một trong những thương hiệu được biết đến nhiềunhất trên thế giới trong lĩnh vực chip điệ tử, điện thoại di động và màn hình phẳng

2.6.2 Văn hóa Việt Nam

Người Việt không có xu hướng dùng hàng nội, thậm chí khi chất lượng sản phẩm củamộtsố mặt hàng nội địa không thua kém gì nước ngoài thì tâm lí chung của người Việtvẫn thích dùng hàng ngoại hơn Nhất là đối với nghành điện tử, chưa có công ty điện

tử Việt Nam nò có chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của thị trường Vì vây, con

Trang 26

đường phát triển cho những công ty điện tử Việt Nam còn rất nhiều khó khăn, cònSamsung đã trở thành thương hiệu quen thuộc của người Việt

2.6.3 Nhân khẩu học

Thị trường lao động Hàn Quốc đông đúc, đội ngũ công nhân lành nghề Tuy nhiênnhững năm gần đây, dân số Hàn Quốc già hóa rất nhanh với số người già trên 65 tuổihiện đã vượt quá 10% tổng dân số 48.58 triệu người Tỷ lệ sih thấp, tỷ suất sinh chỉcòn 1,2 con năm 2010 Sự suy giảm dân số trong độ tuổi này đồng nhĩa với việc giảmlực lượng sản xuất, kéo tỷ lệ tăng trưởng tiềm năng của Hàn Quốc đi xuống Bên cạnh

đó, nhóm người trẻ tuổi giảm đi có thể khiến thị trường bị thu hẹp, giảm mức tiêu dùngtrong nước Trong khi đó, với dân số xấp xỉ 87 triệu người , tiếp tục tăng với mức tănghơn 1 triệungười/năm, Việt Nam đang có số dân xếp thứ 13 trên thế giới Lực lượnglao động dồi dào, ham học hỏi, và mức lương trung bình lại thấp nên Việt Nam đã thuhút nhiều công ty nước ngoài đầu tư, xây dựng nhà máy, chi nhánh tại Việt Nam Tiêubiểu là việcSamsung Electronics đã lập Công ty TNHH Samsung Electrincs Vietnamsản xuất di động với vốn 670 tỷ USD Tại Việt Nam

2.7 Nhà cung ứng

Người cung ứng là các tổ chức hay các cá nhân cung cấp nguyên nhiên vật liệu và cácyếu tố đầu vào cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và cho cả cácđối thủ cạnh tranh Các nhà quản trị phải luôn luôn nắm bắt đầy đủ các thông tin chínhxác về số lượng, chất lượng, giá cả, năng lực và các dịch vụ đi kèm của các nhà cungứng hiện tại đồng thời tìm kiếm các thông tin về các nhà cung ứng tiềm năng nhằmgiảm thiểu rủi ro trong tình huống các nhà cung ứng hiện tại gặp vấn đề bất thườnghoặc ép giá doanh nghiệp

Samsung có một nhà cung ứng mạnh mẽ và đáng tin cậy trong môi trường kinh doanhbên trong doanh nghiệp Với tầm nhìn và sứ mệnh của mình, Samsung đã xây dựngmột mạng lưới nhà cung ứng toàn cầu để đáp ứng nhu cầu sản xuất và cung cấp cácsản phẩm công nghệ cao cấp của họ

Họ không chỉ tìm kiếm những nhà cung ứng có khả năng sản xuất hàng loạt với chấtlượng cao, mà còn đảm bảo rằng những nhà cung ứng này tuân thủ các tiêu chuẩn đạođức và môi trường của Samsung Điều này giúp bảo đảm rằng sản phẩm của Samsungđược sản xuất và cung cấp theo các quy trình và tiêu chuẩn chất lượng cao nhất

Samsung đặt mục tiêu tạo ra một nhà cung ứng bền vững và có trách nhiệm xã hội Họ

đề cao việc tuân thủ các quy định về môi trường, nhân quyền và an toàn lao động.Samsung đảm bảo rằng nhà cung ứng của họ không chỉ cung cấp sản phẩm và dịch vụtốt, mà còn đảm bảo việc làm công bằng và an toàn cho người lao động

Samsung cũng tạo ra các chương trình đào tạo và hỗ trợ để nâng cao năng lực và khảnăng cạnh tranh của nhà cung ứng Họ đầu tư vào việc đào tạo và phát triển kỹ thuậtcho nhà cung ứng, giúp họ nắm bắt và áp dụng các công nghệ mới nhất Điều này giúptăng cường sự hợp tác và cải thiện hiệu suất của toàn bộ chuỗi cung ứng

Trang 27

giá và đánh giá nhà cung ứng, từ khả năng sản xuất và chất lượng sản phẩm cho đếnkhả năng đáp ứng yêu cầu thời gian và giá trị

Tóm lại, Samsung đã xây dựng một nhà cung ứng mạnh mẽ và đáng tin cậy trong môitrường kinh doanh bên trong doanh nghiệp Họ tìm kiếm và duy trì mối quan hệ đối táclâu dài với các nhà cung ứng chất lượng và đáng tin cậy trên toàn thế giới Samsungđặt mục tiêu xây dựng một nhà cung ứng bền vững và có trách nhiệm xã hội, tuân thủcác quy định về môi trường và an toàn lao động Họ đầu tư vào đào tạo và hỗ trợ nhàcung ứng để nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của họ Samsung cũng đánh giá

và đánh giá hiệu suất của nhà cung ứng để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của việccung cấp

2.8 Đối thủ cạnh tranh

Cấp độ 1: Cạnh tranh mong muốn tức là với cùng một khoản tiền người ta có thể dùng

vào các mục đích khác nhau như xây nhà, mua phương tiện đi lại, đi du lịch, mua thiết

bị giải trí tại gia,… Khi dùng vào mục đích này có thể thôi không dùng vào mục đíchkhác, dùng cho mục đích này sẽ hạn chế dùng vào mục đích khác Khi nghiên cứu đốithủ cạnh tranh, điều quan trọng là phải biết được những xu hướng tiêu dùng và cáchthức người ta phân bổ thu nhập cho tiêu dùng

Samsung đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh mong muốn trong các lĩnh vực và mụcđích tiêu dùng khác nhau Dưới đây là một số đối thủ chính mà Samsung mong muốncạnh tranh với:

Apple: Apple vẫn là một đối thủ cạnh tranh quan trọng của Samsung Samsung mongmuốn cạnh tranh với Apple trong lĩnh vực điện thoại di động, máy tính bảng,smartwatch và các dịch vụ kết nối và giải trí đi kèm Cả hai công ty đều tập trung vàoviệc tạo ra những sản phẩm và trải nghiệm người dùng cao cấp

Huawei: Huawei là một đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ của Samsung, đặc biệt trong lĩnhvực điện thoại di động và công nghệ viễn thông Tuy nhiên, do các hạn chế đối vớiviệc tiếp cận thị trường quốc tế, tình hình cạnh tranh giữa Samsung và Huawei có thể

đã thay đổi

Xiaomi: Xiaomi đã trở thành một đối thủ cạnh tranh ngày càng quan trọng choSamsung, đặc biệt trong phân khúc giá rẻ và trung cấp Samsung mong muốn cạnhtranh với Xiaomi bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ công nghệ đáng chú ý

và giá trị cho khách hàng

Sony: Samsung cạnh tranh với Sony trong nhiều lĩnh vực, bao gồm TV, âm thanh, máyảnh và thiết bị giải trí gia đình Cả hai công ty đều cố gắng tạo ra những sản phẩm công nghệ tiên tiến và trải nghiệm người dùng đa dạng

LG: LG cũng là một đối thủ cạnh tranh trong nhiều lĩnh vực, bao gồm TV, điện thoại diđộng, máy lạnh và các thiết bị gia dụng Samsung mong muốn cạnh tranh với LG bằngcách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tương tự nhưng với những điểm mạnh riêng

Cấp độ 2: Cạnh tranh giữa các loại sản phẩm khác nhau để cùng thoả mãn một mong

muốn Mong muốn về phương tiện đi lại có thể gây ra cạnh tranh giữa các hãng bán xecon, xe gắn máy, các hãng vận tải khách

Trang 28

Samsung đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong các lĩnh vực và loại sản phẩmkhác nhau Dưới đây là một số ví dụ về đối thủ cạnh tranh giữa các loại sản phẩm củaSamsung:

Điện thoại di động: Samsung cạnh tranh với Apple, Huawei, Xiaomi, OnePlus, và cácnhà sản xuất điện thoại di động khác trên thị trường Các công ty này cung cấp cácdòng sản phẩm điện thoại thông minh với nhiều tính năng và công nghệ tiên tiến Máy tính bảng: Samsung cạnh tranh với Apple iPad, Huawei MediaPad, Lenovo Tab

và các nhà sản xuất khác trong lĩnh vực máy tính bảng Các công ty này cung cấp cácthiết bị có màn hình lớn, khả năng kết nối và tính di động

TV và thiết bị giải trí: Samsung cạnh tranh với LG, Sony, Panasonic và các nhà sảnxuất TV khác Các công ty này cung cấp các mẫu TV với công nghệ hiển thị tiên tiến,

độ phân giải cao và tính năng thông minh

Thiết bị gia dụng: Samsung cạnh tranh với LG, Bosch, Electrolux và các công ty sảnxuất thiết bị gia dụng khác Các sản phẩm bao gồm máy giặt, tủ lạnh, máy lạnh, máyrửa chén và các thiết bị gia dụng khác

Thiết bị điện tử tiêu dùng: Samsung cạnh tranh với Sony, Panasonic, Philips và cáccông ty khác trong lĩnh vực âm thanh, máy ảnh, máy quay phim, tai nghe và các thiết

bị điện tử tiêu dùng khác

Cấp 3: Cạnh tranh trong cùng loại sản phẩm Ví dụ xe máy hai kỳ, bốn kỳ, côn tay hay

côn tự động… Khi đó các nhà quản trị marketing cần phải biết thị hiếu của từng thịtrường đối với các dạng sản phẩm khác nhau

Samsung đối đầu với nhiều đối thủ cạnh tranh trong các lĩnh vực sản phẩm khác nhau Dưới đây là một số đối thủ chính của Samsung trong các lĩnh vực điện tử tiêu dùng: Apple: Apple là đối thủ chính của Samsung trong lĩnh vực điện thoại di động và máytính bảng Hai công ty này cạnh tranh trực tiếp trong việc cung cấp các sản phẩmsmartphone như iPhone và Galaxy, cũng như các sản phẩm máy tính bảng như iPad vàGalaxy Tab Cuộc cạnh tranh giữa Samsung và Apple đã trở thành một trong nhữngcuộc chiến đáng chú ý nhất trong ngành công nghiệp công nghệ

LG: LG là một đối thủ cạnh tranh của Samsung trong nhiều lĩnh vực, bao gồm TV,điện thoại di động, máy lạnh, và các thiết bị gia dụng Hai công ty này cạnh tranh trựctiếp để giành được sự ưu ái của khách hàng với các sản phẩm công nghệ tiên tiến vàthiết kế đẹp mắt

Sony: Sony cạnh tranh với Samsung trong nhiều lĩnh vực, bao gồm TV, máy ảnh, tainghe, và thiết bị giải trí gia đình Cả hai công ty này đều tập trung vào việc cung cấpcác sản phẩm công nghệ cao cấp và chất lượng

Xiaomi: Xiaomi là một đối thủ cạnh tranh trong lĩnh vực điện thoại di động, đặc biệt làtrong phân khúc giá rẻ và trung cấp Xiaomi đã nhanh chóng trở thành một trong

Trang 29

Cấp 4: Cạnh tranh giữa các nhãn hiệu: giữa các nhãn hiệu, các nhà quản trị marketing

cần phải biết sức mạnh và điểm yếu của từng nhãn hiệu và các doanh nghiệp tươngứng Samsung là một tập đoàn đa ngành với nhiều nhãn hiệu và thương hiệu con Tuynhiên, trong một số trường hợp, các nhãn hiệu hay dòng sản phẩm của Samsung có thểcạnh tranh với nhau Dưới đây là một số ví dụ về đối thủ cạnh tranh giữa các nhãn hiệucủa Samsung:

- Một số sản phẩm thay thế có mối đe dọa đến các sản phẩm của doanh nghiệp Sam Sung: Điện thoại Apple, Huawei, Xiaomi…, máy tính bảng Apple, Ipad, các loại điều hòa không khí: LG, Tivi LG, Sony… là các sản phẩm đối thủ của Sam Sung

Trang 30

- Người tiêu dùng thường sử dụng các sản phẩm như: Tivi, laptop, Ipad, điệnthoại, máy lạnh…; Phân phối cho các khách hàng trên các quốc gia khác nhau

• Nhà phân phối:

- Đây là đối tượng đưa sản phẩm của Samsung đến người tiêu dùng Có thể là nhàmạng hoặc các siêu thị, cửa hàng điện thoại Với các nhà mạng như AT&T, Verizon, T-Mobile vị thế của họ là có lượng khách hàng sử dụng khổng lồ và chịu chi Muốn tiếpcận các đối tượng này nhất là ở các thị trường mà hầu hết khách hàng sở hữu điệnthoại thông qua thuê bao hợp đồng với nhà mạng như Mỹ, Canada thì nhà sản xuấtluôn phải đáp ứng được các yêu cầu gắt gao của nhà mạng đưa ra Các nhà mạng luôngây ra áp lượng yêu cầu các nhà sản xuất điện thoại như Samsung đưa ra giá bán thấpnhất và muốn sản phẩm tương thích tốt nhất với mạng mình cũng như có kiểu dáng ,cấu hình tốt hơn nhà mạng đối thủ Với các cửa hàng, siêu thị điện thoại với vị thế là

có mạng lưới rộng khắp tiếp cập được nhiều loại đối tượng người tiêu dùng thì luônmuốn được hưởng chiết khấu tốt nhất Điều này dẫn tới Samsung ngoài việc giảm giáchi phí sản xuất để có thể cung cấp cho các nhà phân phối giá tốt nhất còn phải tăngcường việc nghiên cứu tính tương thích với nhà mạng và đa dạng hóa kiểu dáng sảnphẩm để phù hợp với yêu cầu của các nhà mạng

TUẦN 3: MÔI TRƯỜNG KINH DOANH BÊN TRONG

DOANH NGHIỆP 3.1 Năng lực tài chính

3.1.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực thanh toán

Tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ánh rõ nét chất lượngcông tác tài chính Nếu hoạt động tài chính tốt, doanh nghiệp sẽ ít công nợ, khả năngthanh toán dồi dào, ít bị chiếm dụng vốn cũng như ít đi chiếm dụng vốn Ngược lại nếuhoạt động tài chính kém thì sẽ dẫn đến tình trạng chiếm dụng vốn lẫn nhau, các khoảncông nợ phải thu, phải trả sẽ dây dưa, kéo dài Khả năng thanh toán của doanh nghiệpchỉ tập trung vào thanh toán khoản vay nợ mà doanh nghiệp cần phải thanh toán trongnăm Do vậy, doanh nghiệp phải dùng toàn bộ tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụngcủa mình để thanh toán nợ tới hạn Nếu khả năng thanh toán yếu, doanh nghiệp phảichịu lãi suất đồng thời làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ kinh tế trong kinh doanh

Vì vậy, khi xét đến khả năng thanh toán, người ta chỉ xét đến khả năng thanh toán nợngắn hạn Thuộc nhóm chỉ tiêu này bao gồm:

Bảng 0.1 Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực thanh toán

Trang 31

nợ dài hạn, )

- Nếu hệ số này <1 là báohiệu sự phá sản của doanhnghiệp, vốn chủ sở hữu bị mấttoàn bộ, tổng số tài sản hiện có(tài sản lưu động, tài sản cố định)không đủ trả số nợ mà doanhnghiệp phải thanh toán

- Nếu chỉ tiêu này >1 thì toàn

bộ tài sản ngắn hạn của doanhnghiệp được xem là có thểchuyển đổi thành tiền để đáp ứngđược nhu cầu thanh toán nợ ngắnhạn

- Nếu chỉ tiêu này <1 thì mộtphần nợ ngắn hạn của doanhnghiệp đã được đầu tư vào tài sảndài hạn là

những tài sản khó chuyển đổithành tiền để đáp ứng nhu cầuthanh toán DN mất khả năngthanh toán về mặt kỹ thuật, nếukéo dài sẽ dẫn đến phá sản

- Việc phân tích và tính toáncác hệ số khả năng thanh toán

Trang 32

nhanh giúp cho doanh nghiệp biếtđược thực trạng các khoản cầnthanh toán nhanh để có kế hoạch

dự trữ nhằm đáp ứng kịp thời cácnhu cầu thanh toán

và các khoản tương đương tiền cóđáp ứng được nhu cầu thanh toánngắn hạn của doanh nghiệp haykhông Nếu chỉ tiêu này ≥ 1 cónghĩa là khả năng thanh toán tốt

Bảng 1: Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng thanh toán

3.1.2 Nhóm chỉ tiêu đo lường năng lực hoạt động

Năng lực hoạt động của doanh nghiệp là năng lực tuần hoàn của vốn doanh nghiệp.Vốn của doanh nghiệp được sử dụng để đầu tư vào các loại tài sản: tài sản lưu động vàtài sản cố định, nên cần phải đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản, và từng bộ phậncấu thành tổng tài sản Nói chung, sự tuần hoàn vốn của doanh nghiệp là sự vận độngthống nhất của vốn tiền tệ, vốn sản xuất, vốn hàng hoá – dịch vụ Trong đó, sự vậnđộng của hàng hoá – dịch vụ có ý nghĩa quan trọng vì hàng hoá, dịch vụ có được tiêudùng thì mới thực hiện được giá trị, thu hồi được vốn và hoàn thành vòng tuần hoàncủa vốn Do vậy, nhà quản lý có thể thông qua mối quan hệ và sự biến động của tìnhhình tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ và chiếm dụng vốn của doanh nghiệp để phân tích tìnhhình vận động của vốn Tình hình vận động vốn của doanh nghiệp tốt, chứng tỏ trình

độ quản lý kinh doanh của doanh nghiệp cao, hiệu suất sử dụng tiền vốn cao Ngượclại, sẽ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là thấp

Trang 33

sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồnkho trong báo cáo tài chính có giá trịgiảm qua các năm

- Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũngkhông tốt, vì như vậy có nghĩa là lượnghàng dự trữ trong kho không nhiều, nếunhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất

có khả năng doanh nghiệp bị mất kháchhàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thịphần

- Hệ số vòng quay các khoản phảithu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi

nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khảnăng chuyển đổi các khoản nợ phảithu sang tiền mặt cao, điều này giúpcho doanh nghiệp nâng cao luồng tiềnmặt, tạo ra sự chủ động trong việc tàitrợ nguồn vốn lưu động trong sảnxuất

- Từ chỉ số vòng quay vốn lưuđộng có thể xác định được số ngàyhoàn thành 1 chu kỳ kinh doanh củadoanh nghiệp bằng cách lấy số ngàytrong kỳ chia cho

Trang 34

số vòng quay vốn lưu động Vòng quayvốn lưu động khác nhau đối với cácdoanh nghiệp kinh doanh trong các lĩnhvực khác nhau, chẳng hạn như vòngquay vốn lưu động của các doanhnghiệp kinh doanh thương mại thườngcao hơn vòng quay vốn lưu động củacác doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnhvực sản xuất, xây dựng…

số vòng quay tài sản bình quân củangành

Bảng 2: Nhóm chỉ tiêu đo lường năng lực hoạt động

3.1.3 Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời

Các tỷ số trên phản ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt Để phản ánh tổng hợp nhấthiệu quả sản xuất – kinh doanh và hiệu năng quản lý, chúng ta cần phải tính toán các

tỷ số lợi nhuận Thông qua các tỷ số lợi nhuận, các nhà quản lý đánh giá năng lực thulợi của doanh nghiệp, là khả năng thu được lợi nhuận của doanh nghiệp Vì lợi nhuận

là kết quả cuối cùng trong kinh doanh của doanh nghiệp, thu được lợi nhuận là mụctiêu chủ yếu của sự tồn tại của doanh nghiệp là một mặt quan trọng trong đánh giáthành tích tài chính của doanh nghiệp Các đối tượng liên quan: nhà đầu tư, chủ sởhữu, nhà quản lý,… đều quan tâm đến năng lực thu lợi của doanh nghiệp

Trang 35

-ROA=6,0357% cho thấy công ty

samsung cứ 100 đồng tài sản thì tạo ra

được 0,60357 đồng lợi nhuận ròng

- ROA sẽ cho biết hiệu quảcủa công ty trong việc sử dụngtài sản để kiếm lời ROA đượctính bằng cách chia thu nhậphàng năm cho tổng tài sản, thểhiện bằng con số phần trăm

- Tỷ lệ ROE càng cao càngchứng tỏ công ty sử dụng hiệuquả đồng vốn của cổ đông, cónghĩa là công ty đã cân đối mộtcách hài hòa giữa vốn cổ đôngvới vốn đi vay để khai thác lợithế cạnh tranh của mình trongquá trình huy động vốn, mở rộngquy mô

- ROE nhỏ hơn hoặc bằnglãi vay ngân hàng, vậy nếu công

ty có khoản vay ngân hàng tươngđương hoặc cao hơn vốn cổđông, thì lợi nhuận tạo ra cũngchỉ để trả lãi vay ngân hàng

- ROE cao hơn lãi vay ngânhàng thì chúng ta phải đánh giáxem công ty đã vay ngân hàng vàkhai thác hết lợi thế cạnh tranhtrên thị trường chưa để có thểđánh giá công ty này có thể tăng

tỷ lệ ROE trong tương lai hay

Trang 36

không

Bảng 3: Nhóm chỉ tiêu đo lường khả năng sinh lời

3.1.4 Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn

Năng lực cân đối vốn chính là khả năng tự chủ về mặt tài chính của doanh nghiệp Cácnhà quản lý cần đánh giá hiệu quả huy động vốn nhằm đảm bảo đạt được hiệu quả sửdụng vốn tối đa Điều này không những quan trọng đối với doanh nghiệp mà nó còn làmối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư, các nhà cung cấp, ngân hàng cho vay,…Nếu khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp lớn mạnh sẽ tạo niềm tin cho các đốitượng có liên quan, do đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp về nhiều mặt trong kinhdoanh và tăng nguồn vốn kinh doanh cho doanh nghiệp Các tỷ số về đòn cân nợ đượcdùng để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợcủa các chủ nợ đối với doanh nghiệp Đòn cân nợ tăng làm gia tăng tiềm năng tạo ralợi nhuận và đồng thời cũng làm tăng rủi ro cho các chủ sở hữu Vì tăng vốn bằng cáchvay nợ làm tăng khả năng vỡ nợ của doanh nghiệp nên nguy cơ không thu hồi được nợcủa các chủ nợ tăng, và nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì lợi nhuậndành cho các chủ doanh nghiệp sẽ tăng đáng kể

Thông thường các chủ nợ muốn tỷ

số nợ trên tổng tài sản vừa phải vì tỷ

số này càng thấp thì khoản nợ càngđược đảm bảo trong trường hợpdoanh nghiệp bị phá sản

Trong khi đó, các chủ sở hữu doanhnghiệp lại muốn tỷ số này cao vì họmuốn lợi nhuận gia tăng nhanh vàmuốn toàn quyền kiểm soát doanhnghiệp Tỷ số này cao thể hiện sựbất lợi đối với các chủ nợ nhưng lại

có lợi cho chủ sở hữu nếu đồng vốnđược sử dụng có khả năng sinh lợicao Tuy nhiên, nếu tỷ số tổng nợtrên tổng tài sản quá cao, doanhnghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mấtkhả năng thanh toán

Trang 37

- Tỷ số này cao chứng tỏ khả năng

tự chủ tài chính của doanh nghiệp,nhưng cũng cho thấy doanh nghiệp

chưa tận dụng đòn bẩy tài chính nhiều

- Khả năng thanh toán lãi vaycàng cao thì khả năng thanh toán lãicủa doanh nghiệp cho các chủ nợcủa mình càng lớn Khả năng thanhtoán lãi vay thấp cho thấy một tìnhtrạng nguy hiểm, suy giảm tronghoạt động kinh tế có thể làm giảmlãi trước thuế và lãi vay xuống dướimức nợ lãi mà công ty phải trả, do

đó dẫn tới mất khả năng thanh toán

và vỡ nợ

Bảng 4: Nhóm chỉ tiêu phản ánh cấu trúc nguồn vốn

3.2 Năng lực nhân sự

Năng lực nhân sự của doanh nghiệp được đánh giá thông qua 3 nhóm yếu tố sau:

Về yếu tố tổ chức : nhóm nhân tố tổ chức phản ánh những đặc điểm về cấu trúc

tổ chức, mô hình tổ chức, mối quan hệ trong tổ chức, môi trường tổ chức… Tất

cả các nhà quản lý, điều hành doanh nghiệp đều hiểu rõ ràng rằng xây dựng tổchức chính là việc xây dựng một hệ thống các phương tiện cho việc thực thi cácmục tiêu và kiểm soát việc thực hiện các mục tiêu, trong đó mỗi phương tiện lại

là một hay nhiều hệ thống phương tiện khác nhau được thiết kế để thực hiện cácchức năng, nhiệm vụ cụ thể Trong các hệ thống này, con người và thiết bị giaohòa với nhau để tạo nên năng lực và sức mạnh của phương tiện Do đó, mộtdoanh nghiệp được tổ chức tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp đó vận hành và hoạtđộng một cách nhịp nhàng

Trang 38

Tên tiêu chí Đo lường, đánh giá

Giao tiếp trong

Nhằm đào tạo ra nguồn nhân lực có hiệu quả và chất lượng, công ty

đã đưa ra biện pháp đào tạo nhân sự quốc tế và trong nước Điều nàygiúp cho công ty có một đội ngũ nhân viên chất lượng, giúp công ty phát triển bền vững

Phần thưởng và

sự công nhận

Công ty đưa ra nhiều chế độ đãi ngộ tốt cho nhân viên và các hoạt động ngoài giờ thú vị Ngoài ra, còn có chế độ lương thưởng hấp dẫn, bảo đảm cuộc sống của nhân viên

Làm việc nhóm

Công ty khuyến khích khả năng làm việc nhóm của các thành viên

Tất cả mọi người trong nhóm cùng nhau cố gắng tạo nên sự đoànkết mạnh mẽ

Định hướng

nhóm

Để giúp các nhóm làm việc có hiệu quả hơn, công ty đã tìm ra nhiều biện pháp giúp định hướng các chiến lược, các kế hoạch một cách hiệu quả

Sự thỏa mãn

của nhân viên

Nhân viên hài lòng, làm việc tích cực, tỷ lệ nghỉ việc thấp Người hài lòng có xu hướng làm việc chăm chỉ, có động lực to lớn để cố gắng, giúp duy trì ổn định nguồn nhân lực, gia tăng chất lượng công việc, tiết kiệm chi phí tuyển dụng dân sự

Sự cam kết gắn

bó với tổ chức

Khi nhân viên hài lòng, thỏa mãn với các ưu đãi từ công ty họ sẽ cam kết làm việc lâu dài , cống hiến hết mình cho sự phát triển của công ty

Trang 39

Kỹ năng tổ

chức

Kĩ năng tổ chức là quá trình tạo ra cấu trúc của những tác vụ có trình tự giúp gia tăng năng suất Nhân viên của công ty đã thực hiện được hầu hết các kĩ năng tổ chức

Mục tiêu và sự

đảm bảo

Mục tiêu:

• Phát triển và duy trì tài năng

• Đổi mới và sáng tạo

• Đa dạng hóa và bình đẳng

• Chất lượng và đạo đức kinh doanh

Sự đảm bảo:

• Đào tạo và phát triển

• Lợi ích và chăm sóc sức khỏe

• Môi trường làm việc tích cực

• Đánh giá hiệu suất và thưởng

• Đạo đức kinh doanh và tuân thủ quy tắc

Bảng 5: Yếu tố tổ chức của năng lực nhân sự

Về yếu tố quản lý: nhóm nhân tố quản lý phản ánh những đặc điểm về phương

pháp ra quyết định, quy tắc, điều hành… Quản lý là hoạt động tất yếu nảy sinhkhi có sự hoạt động chung của con người Nó là tác động có ý thức, bằng quyềnlực, theo quy trình của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý để phối hợp cácnguồn lực nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức

Tên tiêu chí Đánh giá, đo lường

Sự phối hợp

sự phối hợp về yếu tố quản lý có nhiều điểm mạnh và điểm yếu Phối hợp chặt chẽ hài hòa giữ người quản lý và nhân viên tuy nhiên vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức về tổ chức và cạnh tranh nội bộ Vì vậy để duy trì sự thành công công ty phải liên tục cải thiện quá trình phối hợp và quản lý

Sự điều tiết

Sự điều tiết trong yếu tố quản lý của công ty Samsung thường được thực hiện để đảm bảo sự duy trì và phát triển bền vững của công ty trong bối cảnh biến đổi và thách thức Công ty đã chứng tỏ khả năng thích nghi mạnh mẽ với sự thay đổi, có khả năng quản lý tài chính một cách cẩn thận và hiệu quả Samsung đầu tư vào nghiên cứu và phát triển cho phép điều tiết sản phẩm và dịch vụ của mình để duy trì tính cạnh tranh, phản ứng nhanh chóng với các khủng hoảng

Trang 40

Tuy nhiên, họ cũng phải đối mặt với các thách thức đặc biệt khi quản

lý sự phức tạp của cơ cấu tổ chức và đảm bảo rằng các đối tác và nhà cung cấp tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định

Sự trao quyền

Samsung trao quyền cho nhân viên để đề xuất ý tưởng mới và tham gia vào các dự án đổi mới, cho phép họ có quyền quyết định về cách thực hiện công việc của mình Điều này có thể tạo động lực và tăng sự cam kết của nhân viên Sự trao quyền trong yếu tố quản lý của

Samsung có thể mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng đặt ra các thách thức trong việc đảm bảo tính minh bạch, đạo đức và kiểm soát trong tổ chức Để thành công, công ty phải cân nhắc cẩn thận và xây dựng một môi trường thúc đẩy sự trao quyền một cách có tổ chức và hiệu quả

Về yếu tố lãnh đạo : nhóm nhân tố lãnh đạo phản ánh đặc điểm về tầm nhìn, sứ

mệnh, phong cách lãnh đạo, quyền lực… Một người lãnh đạo cũng phải làngười có phong cách của riêng mình thể hiện ở cách họ hành động và ứng xửvới nhân viên trong doanh nghiệp Lãnh đạo cũng cần biết cách kết nối nhữngthành viên trong công ty

Tên tiêu chí Đánh giá, đo lường tiêu chí

Định hướng về

kế hoạch tương lai

* Hướng tới xây dựng một tương lai bền vững, tùy chỉnh và kết nối hơn với các sản phẩm và sáng kiến giảm thiểu tác động đến môi trường, đáp ứng lối sống của người tiêu dùng và tăng trải nghiệm liền mạch, thông minh

Ngày đăng: 21/03/2024, 17:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w