1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực hành chuyên đề khởi sự kinh doanh

75 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 2,74 MB

Nội dung

Bối cảnh chungThị trường quán cafe Việt Nam là một thị trường rất sôi động và cạnh tranh, vớisự xuất hiện của nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, từ các quán cafe truyền thốngđến các q

lOMoARcPSD|39270902 BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI BÁO CÁO THỰC HÀNH HỌC PHẦN: Chuyên đề Khởi sự Kinh doanh Nhóm thực hiện: Nhóm 1 Danh sách nhóm: Lê Thị Kim Anh – 2021605147 Nguyễn Thu Huyền – 2019601136 Lớp: Nguyễn Thị Hồng Ngọc – 2021600783 Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Trường - 2021601188 2022BM6046009 T.S Nguyễn Thị Trang Nhung Hà Nội_ 08/2023 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 LỜI CẢM ƠN Trong kỳ học vừa qua, nhóm 1 đã nhận được sự hướng dẫn cụ thể và tận tình của cô Trang Nhung để có thể tích luỹ được kiến thức, biết và hiểu được những phương pháp để hoàn thành ý tưởng kinh doanh Nhóm 1 xin chân thành gửi lời cảm ơn đến cô giáo đã hỗ trợ, tư vấn, định hướng và hướng dẫn nhóm trong suốt thời gian qua Những đóng góp và đánh giá của thầy chính là cơ sở để nhóm có thể từng bước hoàn thiện ý tưởng Cuối cùng nhóm xin kính chúc cô nhiều sức khoẻ và thành công hơn nữa trong sự nghiệp Nhóm 1 xin chân thành cảm ơn và hẹn gặp lại cô trong các môn học khác! 1 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 PHẦN 1: PHÂN TÍCH TỔNG QUAN NGÀNH, KHÁCH HÀNG & ĐỐI THỦ CẠNH TRANH 1.1 Tổng quan ngành 1.1.1 Bối cảnh chung Thị trường quán cafe Việt Nam là một thị trường rất sôi động và cạnh tranh, với sự xuất hiện của nhiều loại hình kinh doanh khác nhau, từ các quán cafe truyền thống đến các quán cafe hiện đại, từ các thương hiệu nội địa đến các thương hiệu ngoại nhập Thị trường quán cafe Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh Covid-19, khiến cho nhu cầu tiêu thụ và nguồn cung cà phê có những biến động lớn Tuy nhiên, thị trường quán cafe Việt Nam vẫn được dự báo sẽ tăng trưởng mạnh trong những năm tới, do dân số tiếp tục tăng và lối sống của người tiêu dùng ngày càng đa dạng hóa Mở quán kinh doanh cà phê được nhiều người lựa chọn khi khởi nghiệp do tiềm năng của thị trường khá lớn Hơn nữa, lợi nhuận cũng rất tốt, vốn linh hoạt và có thể chọn nhiều loại hình kinh doanh quán cà phê khác nhau Uống cà phê không chỉ là thói quen mà còn là văn hóa của người Việt Nhiều người nghiện cà phê mỗi sáng sớm đều chọn uống 1 ly cafe để tỉnh táo trước khi làm việc Ngoài ra, đi uống cà phê còn là cơ hội để mọi người tụ họp với nhau trò chuyện tán gẫu, trao đổi tâm tình Từ “đi cafe” được dùng quen thuộc khi bạn mời người khác đi uống nước, cho dù đến quán bạn không uống cafe đi nữa Ngày nay, để phục vụ nhiều khách hàng và đa dạng thu nhập, các quán cafe đều có các menu đa dạng các loại thức uống khác nhau Ngoài cà phê còn có sinh tố, nước trái cây, trà – trà sữa, kem, bánh ngọt, đồ ăn vặt… Cho nên khi nói đến đi uống cà phê – bạn có thể đến quán mà không cần uống cà phê Nơi đây bạn có thể chọn lựa uống hàng chục loại thức uống khác nhau, không chỉ uống mà có thể ăn nhẹ tùy thích Việc cung cấp nhiều loại thức uống, đáp ứng nhu cầu đa dạng khách hàng khiến kinh doanh quán cà phê đem đến lợi nhuận và thu nhập khá ổn Vì vậy mở quán cafe được nhiều người lựa chọn khi bắt đầu kinh doanh Kinh doanh cà phê là một ngành hot tại Việt Nam: Một số nghiên cứu gần đây được Ngân hàng thế giới (World bank) đưa ra cho thấy tiềm năng thị trường nội địa của Theo đó, Việt Nam có thể tiêu thụ tới 70.000 2 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 tấn/năm Nghĩa là với sản lượng cà phê hàng năm thu hoạch được 700.000 – 800.000 tấn thì lượng cà phê tiêu thụ nội địa của Việt Nam ở mức xấp xỉ 10% Việt Nam cũng là nước trồng và sản xuất cà phê đứng thứ 2 thế giới Giá thành các loại cà phê sau khi đã qua chế biến ở Việt Nam cũng khá rẻ Bạn có thể chọn được nhiều mức giá khác nhau, rất phù hợp từ người bình dân cho đến cao cấp Chính những thuận lợi về thiên thời, địa lợi, nhân hòa từ nguồn vật liệu cafe trong nước cho đến thói quen Kết hợp với nhu cầu cao của người tiêu dùng nên mở quán cafe thường được nhiều người lựa chọn khi khởi nghiệp kinh doanh 1.1.2 Cầu thị trường Nhu cầu của thị trường là một khái niệm quan trọng trong kinh doanh và marketing Nó chỉ những nhu cầu, mong muốn của khách hàng đối với một sản phẩm hay dịch vụ nào đó trên thị trường Nhu cầu của thị trường có thể được phân thành ba cấp độ: cần, mong muốn và nhu cầu Cần (Need) là những nhu cầu tự nhiên, thiết yếu của con người, không phải do ai tạo ra Ví dụ như nhu cầu về ăn uống, sinh hoạt, an toàn, yêu thương… Mong muốn (Want) là những nhu cầu được hình thành dựa trên môi trường, văn hóa và cá tính của mỗi người Ví dụ như nhu cầu về một chiếc điện thoại thông minh, một chiếc xe hơi, một bộ quần áo thời trang… Nhu cầu (Demand) là những nhu cầu mà khách hàng có khả năng và sẵn sàng chi trả để có được sản phẩm hay dịch vụ đó Ví dụ như nhu cầu về một chiếc điện thoại iPhone 12, một chiếc xe Toyota Camry, một bộ quần áo Gucci… Tình hình hiện nay Theo thống kê của Cục Xúc tiến Thương mại (VIETTRADE), lượng tiêu thụ cà phê điển hình trong nước trên giấy tờ danh sách tiếp tục tăng mạnh Cụ thể, mùa vụ 2014/2015 là 2,08 triệu bao (tương đương 125.000 tấn) với tốc độ tăng trưởng 4% so với 2013/2014 => CẦU: Tức là khoảng 13,7 triệu ly/ngày - con số khủng khiếp Và trên thế giới hiện nay, cà phê là loại nước giải khát được sử dụng phổ biến chỉ sau nước nên mọi người có thể hiểu vì sao cafe trong nước lại có tiếng và chi tiêu nhiều đến như vậy Việt Nam là địa điểm đứng thứ 2 trên Thế giới về sản lượng xuất khẩu và nằm trong top tiêu thụ cà phê hàng đầu Thế giới Yếu tố thời tiết có thể quyết định đến tình trạng được mùa hay mất mùa trong sản 3 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 Tiêu thụ cà phê đầu người tăng dần từ nhóm có thu nhập thấp nhất đến nhóm có thu nhập cao nhất và phổ biến ở thành thị (cao gần gấp 2 lần so với nông thôn) Tuy nhiên vào các dịp lễ Tết thì số lượng người tiêu dùng cà phê cũng tăng lên đáng kể Cà phê tiêu thụ ở Việt Nam được phân chia rõ ràng, cà phê rang xay chiếm ⅔ tổng lượng cà phê tiêu thụ, còn lại là cà phê hoà tan Theo như thống kê, có khoảng 19.2% người Việt Nam tiêu thụ cà phê, trong đó 47% tiêu thụ cà phê uống liền và 53% tiêu thụ cà phê bột Về người tiêu dùng, những khách hàng của cà phê thường rất trung thành, 65% người tiêu dùng có sử dụng cà phê Việt Nam uống cà phê 7 lần trên tuần Đặc biệt, trong đại dịch COVID-19, khi nền kinh tế của toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề nhưng nhu cầu tiêu thụ cà phê vẫn không hề giảm mà ngày càng tăng Việt Nam cũng không ngoại lệ, xu hướng tiêu dùng cà phê trong nước cũng tăng mạnh Việt Nam vẫn luôn được xem là thị trường kinh doanh quán cafe đầy tiềm năng Sự phát triển mạnh mẽ của các ông lớn như Starbucks, Highlands Coffee, The Coffee House,… cùng hàng loạt các thương hiệu mới ra đời đã chứng tỏ sức hấp dẫn của thị trường này Phân tích nhu cầu uống cà phê của khách hàng theo các yếu tố:  Tần suất theo giới tính và độ tuổi Theo báo cáo tần suất uống cà phê của người Việt như sau: – 20% đàn ông uống cà phê nóng nhiều hơn 3 lần/tuần, 65% đàn ông uống cà phê đá nhiều hơn 3 lần/tuần – 10% phụ nữ uống cà phê nóng và 30% uống cà phê đá nhiều hơn 3 lần/tuần Như vậy, người Việt có xu hướng uống cà phê cùng đá lạnh và nam giới uống cà phê nhiều hơn so với nữ 4 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902  Độ tuổi Cuộc khảo sát chia thành 2 nhóm tuổi, nhóm 1 có độ tuổi từ 19-29, nhóm 2 có độ tuổi từ 30-49 – Nhóm tuổi 19-29: Chỉ có 10% uống cà phê nóng và 40% uống cà phê đá quá 3 lần/tuần – Nhóm tuổi 30-49: 50% uống cà phê nóng và 15% uống cà phê đá nhiều hơn 3 lần/tuần  Thời gian uống cà phê phổ biến 90% uống cà phê cùng bữa ăn sáng 50% uống cà phê trước khi ăn sáng 10% uống cà phê sau khi ăn sáng 10% uống cà phê sau khi chơi thể thao 10% uống cà phê trước khi ngủ 90% uống cà phê ngay khi thức dậy 5 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902  Địa điểm uống cà phê 50% uống cà phê tại cửa hàng 40% uống cà phê tại nhà 10% uống tại nơi làm việc  Lý do uống cà phê 40% uống cà phê để thư giãn, trò chuyện 35% nhờ cà phê để tỉnh táo sau giấc ngủ 15% tin rằng cà phê có thể giúp tăng khả năng tập trung 40% chọn cà phê vì đó là sở thích 6 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 => Từ đó có thể thấy nhu cầu của người uống cà phê ngày càng tăng lên theo mỗi năm, đặc biệt là người uống cà phê tại cửa hàng chiếm tỉ lệ lớn Đó cũng mở ra những cơ hội và thách thức cho những ai đang và sắp kinh doanh quán cà phê thì thông thường các đơn vị, nhà cung cấp kinh doanh quán cà phê thường nên cân nhắc chú ý về bố trí không gian và đào tạo những quản lý, tuyển dụng nhân sự trước khi khai trương Đây là một ngành kinh doanh sẽ mang lại lợi nhuận rất cao nếu bạn biết kinh doanh đúng cách 1.1.3 Quy mô thị trường Quy mô thị trường kinh doanh quán cà phê Việt Nam hiện nay là rất lớn và đa dạng Theo báo cáo của Mordor Intelligence, thị trường cà phê Việt Nam được dự báo sẽ đạt tốc độ CAGR 8,07% trong giai đoạn dự báo (2023-2028) Nhu cầu tiêu thụ cà phê trong nước cũng tăng lên, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang và đặc biệt là địa điểm du lịch Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, ngành cà phê Việt đã chứng kiến nhiều sự thay đổi Không ít cửa hàng đã phải tạm ngưng hoạt động, số khác thay đổi mô hình, đầu tư để “lột xác” Ngay từ đầu năm 2021, thị trường thực phẩm và đồ uống (F&B) đón nhận thêm nhiều cửa hàng, thương hiệu cũng như mô hình cà phê mới Điểm đáng chú ý là hàng loạt thương hiệu lớn mở rộng đầu tư tại những khu vực mới, thay vì tập trung ở trung tâm trong bối cảnh hạn chế đi lại do dịch bệnh Vì vậy, các thương hiệu không nhất thiết phải đợi khách du lịch và chuyên gia nước ngoài quay lại, mà có thể thu hút thêm lượng khách mới trong nước để bù đắp Chính vì thế 7 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 doanh nghiệp cần thay đổi mình khi đã phân tích thị trường kinh doanh quán cafe ở Việt Nam Cùng với việc mở rộng khu vực hoạt động và triển khai mô hình kinh doanh cửa hàng lưu động, nhiều thương hiệu còn tung ra các mô hình mới Đơn cử như Phúc Long khai trương mô hình kinh doanh mới theo dạng ki-ốt bên trong một siêu thị VinMart Theo nghiên cứu thị trường chuỗi cà phê, cùng với mô hình cửa hàng trong cửa hàng, gần đây mô hình co-working (chia sẻ chung) cũng bắt đầu thổi làn gió mới trong thị trường đồ uống Ví dụ, chuỗi đồ uống Phúc Long cho ra mắt mô hình kết hợp giữa không gian làm việc, phòng họp cá nhân với dịch vụ trà và cà phê ngay tại cửa hàng Tại đây, khách hàng sử dụng dịch vụ có thể thuê văn phòng theo ngày, tuần hoặc tháng cùng với ưu đãi về các gói bánh và nước uống tại quán Mô hình thị trường quán cà phê Việt Nam cũng được áp dụng ở nhiều hãng cà phê như Think in a Box, Artfolio Coworking Café, The Coffee House, Foglian Coffee… Trong đó, Starbucks Reserve được coi là điểm đến hút khách ngoại đang sinh sống và làm việc ở Việt Nam, khi họ có thể vừa đến đây để hàn thuyên, vừa làm việc, thậm chí họp nhóm nhân viên văn phòng Qua những phân tích và nghiên cứu về tiềm năng thị trường chung của ngành kinh doanh quán cà phê Nhóm quyết định lựa chọn mô hình kinh doanh quán cà phê kết hợp bán kèm các sản phẩm lấy địa điểm ở Tam Đảo_Vĩnh Phúc Lí do bởi những năm gần đây, khách du lịch đến Tam Đảo tăng rất nhanh, giai đoạn 2015 - 2019 tăng trưởng bình quân về lượt khách là 15%/năm Riêng năm 2022, khách tham quan du lịch đạt hơn 8,2 triệu lượt, tăng 400% so với năm 2021 và tăng 2,5% so kế hoạch năm, (trong đó khách quốc tế 73.500 lượt).Nơi đây được biết đến là khu du lịch sinh thái nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh, khí hậu quanh năm mát mẻ, những di tích lịch sử văn hóa, các khu nghỉ dưỡng,… nên việc đặt một cửa hàng cà phê trang trí theo phong cách thiên nhiên kết hợp bán các sản phẩm như nhóm đề xuất là rất hợp lí.Đây được coi là lựa chọn hàng đầu cho nhiều du khách mỗi khi muốn du lịch Vì thế tiềm năng khách hàng ở thị trường này là rất lớn Mặt khác, dù đây là khu du lịch khá nổi tiếng, nhưng về mô hình quán cà phê kết hợp bán các sản phẩm hầu như chưa tồn tại Do đó kinh doanh ở đây sẽ hạn chế được đối thủ cạnh tranh 8 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com) lOMoARcPSD|39270902 1.1.4 Lợi nhuận biên Lợi nhuận biên là phần gia tăng lợi nhuận thu được từ một đơn vị hoặc phần gia tăng vô cùng nhỏ so với số lượng sản phẩm được sản xuất ra Theo cách tiếp cận biên để tối đa hóa lợi nhuận, để tối đa hóa lợi nhuận, một công ty nên tiếp tục sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ cho đến khi lợi nhuận biên bằng không Tại bất kỳ số lượng sản lượng ít hơn, lợi nhuận biên là dương và do đó lợi nhuận có thể tăng lên bằng cách sản xuất một lượng lớn hơn; tương tự như vậy, tại bất kỳ lượng sản lượng nào lớn hơn sản lượng mà tại đó lợi nhuận biên bằng 0, lợi nhuận biên là số âm và do đó lợi nhuận có thể cao hơn bằng cách sản xuất ít hơn Vì lợi nhuận là doanh thu trừ đi chi phí nên lợi nhuận biên bằng doanh thu biên trừ chi phí biên VD: một nhân viên chỉ làm 900 que đá mỗi ngày và mỗi nhân viên có khả năng làm 1.200 que kem Khi tính toán lợi nhuận biên, phải loại trừ chi phí của nhân viên cho đến khi đạt được công suất sản xuất dự kiến là 1.200 kem que và vượt quá số lượng sản xuất đã nói thêm một đơn vị Khi một công ty đạt đến mức cao nhất của năng lực sản xuất hiện có, việc sản xuất hàng hóa trở nên đắt hơn do chi phí bảo trì và làm thêm giờ tăng lên, điều này làm giảm thiểu doanh số bán hàng bổ sung có thể đạt được Như vậy, các công ty sẽ chỉ tăng sản lượng lên đến mức lợi nhuận cận biên bằng không Sản xuất thêm một đơn vị không có ý nghĩa kinh tế vì khi lợi nhuận cận biên bằng 0, công ty sẽ không kiếm thêm được lợi nhuận Lợi nhuận biên = (Doanh thu - Chi phí) / Doanh thu Theo một số nguồn tham khảo, mức lợi nhuận biên trung bình của ngành cà phê ở Việt Nam dao động từ 20% đến 25% Tuy nhiên, mức lợi nhuận biên cụ thể của một quán cà phê sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí, quy mô, chất lượng sản phẩm, chiến lược marketing, nhân sự, và chi phí đầu tư ban đầu Một số yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến lợi nhuận biên của quán cà phê là: - Chi phí thuê mặt bằng: Chi phí này thường chiếm từ 15% đến 25% doanh thu của quán cà phê Bạn nên chọn một vị trí có giá thuê hợp lý, không quá cao so với khả năng sinh lời của quán Một số nguồn khuyên rằng giá thuê mặt bằng nên nằm ở mức 18% doanh thu dự kiến của quán cà phê - Chi phí nguyên liệu: Chi phí này bao gồm giá cả và chất lượng của các nguyên liệu như cà phê, sữa, đường, trà, và các loại thức uống khác Bạn nên chọn 9 Downloaded by SAU DO (saudinh3@gmail.com)

Ngày đăng: 25/03/2024, 17:25

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w