1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại công ty tnhh sor việt nam

21 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tổng hợp Công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Sor Việt Nam
Tác giả Mai Duy Đông
Người hướng dẫn Ths. Trương Quang Minh
Trường học Trường Đại học Thương Mại
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 712,81 KB

Nội dung

Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, phải đến 9/6/2023, công ty mới có giấy phép đăng ký kinh doanh chính thức Kể từ khi thành lập, SOR Việt Nam đã khẳng định được vị thế của m

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SOR VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: THS TRƯƠNG QUANG MINH

Sinh viên thực hiện: MAI DUY ĐÔNG

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU 1

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH 2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SOR VIỆT NAM 3

1.1 Giới thiệu khái quát về công ty TNHH SOR VIỆT NAM 3

1.2 Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 3

1.3 Lĩnh vực kinh doanh chính 3

1.4 Cơ cấu tổ chức 4

1.5 Nhân lực của đơn vị 6

1.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật 7

1.7 Tài chính của đơn vị 8

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA ĐƠN VỊ 9

2.1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 9

2.2 Hoạt động kinh tế quốc tế của Công ty 11

2.2.1 Các mặt hàng nhập khẩu chính của công ty 11

2.2.2 Thị trường nhập khẩu chính 13

2.2.3 Quy trình nhập khẩu của Công ty TNHH SOR Việt Nam 14

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 16

3.1 Những thành công mà doanh nghiệp đã đạt được 16

3.2 Những tồn tại và hạn chế 16

3.2.1 Những tồn tại 16

3.2.2 Nguyên nhân 17

3.3 Đề xuất vấn đề cần nghiên cứu 18

TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 3

LỜI NÓI ĐẦU

Trước ngưỡng cửa tốt nghiệp Đại học, đối với bất kì một sinh viên nào đặc biệt

là sinh viên Đại học Thương Mại, kì thực tập cuối khóa chính là bước quan trọng trong quá trình đào tạo chính quy, đồng thời là nền tảng ban đầu để sinh viên làm quen với môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo điều kiện cho sinh viên học hỏi, tiếp thu kỹ năng nghề nghiệp tại đơn vị thực tập Được sự đồng ý của Ban Giám Đốc Công ty TNHH SOR VIỆT NAM, kể từ ngày 14/12/2023 đến 22/01/2024 em đã được thực tập tại Công

ty Trong quá trình thực tập, được sự hỗ trợ của mọi người, em đã học hỏi được rất nhiều và đến nay em đã hoàn thành báo cáo thực tập cuối khóa của mình

Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trường Đại học Thương Mại nói chung, các thầy cô Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng, đặc biệt ThS Trương Quang Minh, người trực tiếp hướng dẫn và chỉ bảo cho em một cách tận tình

có thể hoàn thành tốt báo cáo thực tập

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các anh chị trong Công ty TNHH SOR VIỆT NAM đã tận tình hướng dẫn, truyền đạt cho em thực tế công việc cũng như những kinh nghiệm đáng giá, tạo điều kiện để em hoàn thành kì thực tập này Trong quá trình hoàn thành báo cáo với kiến thức và thời gian còn hạn chế, bài báo cáo vẫn còn rất nhiều thiếu sót Em rất mong nhận được sự chỉ bảo và góp ý quý báu của thầy cô để giúp cho bài báo cáo thêm hoàn thiện Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH ẢNH

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty TNHH SOR VIỆT NAM 6 Bảng 1.2: Tài sản của Công ty Công ty TNHH SOR VIỆT NAM giai đoạn 2021-2023 8 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty giai đoạn 2021 – 2023 9

Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng và tỷ suất lợi nhuận của Công ty TNHH SOR VIỆT NAM 9 Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty TNHH SOR VIỆT NAM giai đoạn 2021 – 2023 11 Bảng 2 4: Thị trường nhập khẩu chủ yếu của Công ty TNHH SOR VIỆT NAM giai đoạn

2021 – 2023 13

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH SOR Việt Nam 4

Trang 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH SOR VIỆT

NAM2

- Tên đơn vị: Công ty TNHH SOR Việt Nam

- Tên giao dịch: SOR VIET NAM COMPANY LIMITED

- Mã số thuế: 0110381005

- Địa chỉ: Số nhà 11 phố Thọ Tháp, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội

- Người đại diện pháp luật: Nguyễn Thị Liên

- Số điện thoại: 0985819168

- Ngày hoạt động: 09-06-2023

Công ty TNHH SOR Việt Nam, tiền thân là một hộ kinh doanh cá thể hoạt động từ năm 2016 dưới tên Sor Cosmetic với hoạt động kinh doanh chính là buôn bán hàng mỹ phẩm nhập khẩu Sau nhiều năm hình thành và phát triển, cùng với những mong muốn

mở rộng thị trường của mình, công ty đã đăng ký trở thành công ty TNHH SOR Việt Nam từ năm 2022 Tuy nhiên, do ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19, phải đến 9/6/2023, công ty mới có giấy phép đăng ký kinh doanh chính thức

Kể từ khi thành lập, SOR Việt Nam đã khẳng định được vị thế của mình trong ngành công nghiệp mỹ phẩm, thu hút sự tin tưởng từ nhiều khách hàng lớn cả trong và ngoài nước

Châm ngôn "Đẹp Mọi Lúc - Đẹp Mọi Nơi" không chỉ là triết lý kinh doanh mà còn là cam kết đem đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng và dịch vụ tận tâm nhất SOR Việt Nam tự hào về sự đa dạng trong sản phẩm, đồng thời luôn nỗ lực để đáp ứng và vượt qua mọi mong đợi của khách hàng

Căn cứ vào giấy phép đăng ký kinh doanh về lĩnh vực kinh doanh chính của công

ty Dưới đây là các ngành nghề kinh doanh chính của công ty:

- Đại lý, môi giới, đấu giá

Trang 6

- Bán buôn thực phẩm

- Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình

- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác

- Bán buôn tổng hợp

- Bán lẻ thuốc, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và vật phẩm vệ sinh trong các cửa hàng chuyên doanh

- Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu

Có thể thấy, công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực trên thị trường Tuy nhiên, loại hình kinh doanh chính của công ty là dịch vụ làm đẹp và kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu

Hình 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH SOR VIỆT NAM

Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự Công ty TNHH SOR VIỆT NAM

Giám đốc điều hành: Là người đại diện pháp luật chịu trách nhiệm về tất cả các vấn

đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty, quản lý và điều hành mọi hoạt động của công ty Phê duyệt các hợp đồng kinh tế, các quyết định về nhân sự, các kế hoạch đào tạo cán bộ nhân viên Trực tiếp lãnh đạo các đơn vị, bộ phận của công ty và ủy quyền cho các quản lý từng bộ phận khi vắng mặt

Trang 7

Phòng hành chính nhân sự: Tiến hành tuyển dụng, quản lý hồ sơ nhân viên, quản

lý và thực hiện bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế Cùng ban giám đốc xây dựng hệ thống lương, chính sách công ty, thỏa ước lao động tập thể Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cán

bộ nhân viên để nâng cao nghiệp vụ, cùng ban giám đốc đánh giá khen then hoặc sa thải,

kỉ luật

Phòng kế toán: Có nhiệm vụ theo dõi hướng dẫn các mặt công tác về kế toán giúp

công ty chủ động về nguồn vốn để phục vụ cho các phòng Bên cạnh đó còn kiểm tra giám sát các khoản thu chi, các khoản thu, nộp, thanh toán nợ, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình thành tài sản sau đó lập báo cáo thống kê định kì nộp về cho giám đốc điều hành

Phòng kỹ thuật: Phụ trách công việc hướng dẫn, chăm sóc khách hàng trong các vấn

đề liên quan đến sắc đẹp, thẩm mỹ Hỗ trợ tư vấn cho khách các phương pháp điều trị, sinh hoạt để cải thiện sắc đẹp của mình

Phòng quản lý kho hàng: Có nhiệm vụ quản lý tồn kho, kiểm soát hàng hóa, và đảm

bảo sự cung ứng sản phẩm suôn sẻ Nhân viên có nhiệm vụ quản lý không gian lưu trữ, điều phối và phân phối hàng hóa, đồng thời làm việc với các đối tác cung cấp mỹ phẩm tại nước ngoài và báo cáo với sếp để nhập hàng về đúng thời hạn Ngoài ra, phòng này cũng đảm nhận vai trò giải quyết các vấn đề và sự cố liên quan đến tồn kho, giúp đảm bảo hoạt động của công ty diễn ra một cách hiệu quả và hiệu suất cao

Phòng Kinh doanh – Marketing: Có nhiệm vụ xây dựng và triển khai các chiến lược

bán hàng và marketing theo tháng, quý và năm phù hợp với định hướng được Ban lãnh đạo đưa ra; Chăm sóc, duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện có đồng thời tìm kiếm, phát triển khách hàng mới có nhu cầu về các dịch vụ của công ty; Tổng hợp, phân tích, đánh giá số liệu, tập hợp thông tin từ thị trường để đề xuất các chiến lược kinh doanh phù hợp cho từng giai đoạn

Trang 8

1.5 Nhân lực của đơn vị

Bảng 1.1: Cơ cấu nguồn nhân lực của Công ty TNHH SOR Việt Nam

Đơn vị: Người và %

Chỉ tiêu

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Số người

Tỷ lệ (%)

Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự Công ty TNHH SOR Việt Nam

Từ bảng số liệu trên cho thấy :

Số lượng nhân lực: Tổng số lao động đã tăng đáng kể từ năm 2021 (15 người) đến năm 2023 (30 người), cho thấy sự mở rộng hoạt động của đơn vị trong khoảng thời gian này Đơn vị cũng mở thêm nhiều cơ sở nữa tại Hà Nội và Bắc Ninh Tuy nhiên, điều

Trang 9

này cũng có thể đặt ra câu hỏi về cách quản lý và hỗ trợ tăng cường nguồn nhân lực để đảm bảo hiệu suất làm việc và tương tác tốt giữa các nhóm làm việc

Tuổi tác: Độ tuổi chủ yếu của lao động tập trung vào nhóm 22-30 tuổi, với tỷ lệ từ

66 – 73% trong giai đoạn 2021-2023 Điều này phù hợp với một ngành nghề mang tính trẻ trung cao là dịch vụ làm đẹp và kinh doanh mỹ phẩm Bên cạnh đó cũng có thể cho thấy công ty đang tập trung vào việc thu hút và tuyển dụng nhân viên trẻ để đáp ứng nhu cầu phát triển và đổi mới Tuy số lượng lao động 30-40 tuổi và 40-50 không đáng kể nhưng lại là những nhân sự lòng cốt và giữ chức vụ cao Điều này cho thấy công ty cũng mong muốn lớp trẻ học hỏi các kinh nghiệm của những người đi trước để có những bước phát triển về sau

Giới tính: Tỉ lệ giới tính luôn giao động theo tỉ lệ 7:3 Nữ giới chiếm tỉ lệ cao hơn vì đây là lĩnh vực kinh doanh phù hợp hơn với nữ giới Ngoài ra, vẫn có nhiều nam giới hoạt động trong các phòng ban chiến lược của công ty như marketing, quản lý kho, Trình độ học vấn: Trình độ nhân viên sau Đại học của công ty không có quá nhiều

vì tỉ lệ nhân viên có độ tuổi 20-30 chiếm đa số trong công ty Với một công ty hoạt động

về lĩnh vực sắc đẹp, nhân sự chủ yếu sẽ là những người có bằng đại học hoặc bằng cao đẳng và trung cấp

Công ty đều có văn phòng hoạt động và hệ thống lưu kho riêng Hiện tại, công ty đang có hai cơ sở tại 11 Thọ Tháp, Cầu Giấy, Hà Nội (cơ sở chính) và cơ sở tại 185 Nguyễn Gia Thiều, Suối Hoa, Bắc Ninh

Văn phòng của công ty được trang bị đầy đủ hệ thống máy móc, thiết bị hiện đại như: máy vi tính, máy in, máy fax, máy photocopy, máy scan đặc biệt là toàn bộ máy tính đều được nối mạng internet tốc độ cao tạo thuận lợi để phục vụ cho việc tìm thông tin về thị trường, cập nhật thông tin hàng hóa, theo dõi các thay đổi trong chính sách của nhà nước và các cơ quan hữu quan, đặc biệt là các thay đổi trong chính sách thuế và hải quan

Với những điều kiện như trên, công ty có thuận lợi trong việc đáp ứng nhanh chóng các đơn hàng của đối tác cũng như đảm bảo được chất lượng của sản phẩm Đồng thời cũng tạo cho công nhân một môi trường rộng rãi, thoải mái trong quá trình làm việc

Trang 10

1.7 Tài chính của đơn vị

Vốn điều lệ ban đầu của công ty là 4.000.000.000 VND (4 tỷ Việt Nam đồng)

Bảng 1.2: Tài sản của Công ty TNHH SOR Việt Nam giai đoạn 2021-2023

Nguồn: Báo cáo cân đối kế toán của Phòng Kế toán năm 2021-2023

Dựa vào bảng số liệu trên, có thể thấy tổng tài sản của công ty từ năm 2021-2023 lần lượt tăng từ 3.183.591.344 (2021) lên 6.323.459.342 (2022) và 10.842.577.926 (2023)

Sự tăng trưởng này được giải thích bởi việc Sự tăng lớn trong Tổng Tài Sản thường phản ánh sự mở rộng của công ty thông qua việc mở rộng thị trường Và đó cũng là kết quả của việc đầu tư mạnh mẽ vào cơ sở hạ tầng, công nghệ, và các tài sản cố định khác

khi công ty mở thêm cơ sở mới bất chấp đại dịch Covid-19

Tổng nguồn vốn của công ty tăng trong trong giai đoạn 2021-2023 Sự tăng này có thể xuất phát từ việc công ty mở rộng thị trường của mình và đi lên trở thành công ty TNHH Cơ cấu nguồn vốn của công ty tăng dần qua các năm báo hiệu một tín hiệu kinh doanh khởi sắc trong các năm sắp tới khi đây là một thị trường tiềm năng

Trang 11

CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

ĐƠN VỊ

2.1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Công ty TNHH SOR Việt Nam là một trong những doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ làm đẹp và kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu Với 8 năm phát triển, công ty đã xây dựng một mạng lưới đối tác nhà cung cấp và phân phối Dưới đây là số liệu cụ thể thể hiện tình hình phát triển kinh doanh của công ty qua doanh thu và lợi nhuận đạt được trong giai đoạn 2021-2023

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh Công ty giai đoạn 2021 – 2023

47,8% 58,11%

Tốc độ tăng trưởng lợi nhuận

49,5% 29,8%

Trang 12

Năm 2021 2022 2023 TSLN sau thuế

trên doanh thu

37,17% 27,04% 29,16%

Nguồn: Tính toán dựa trên Bảng số liệu 2.1

Nhìn vào thống kê số liệu bảng 2.1 và bảng 2.2 về kết quả kinh doanh và tỷ lệ doanh thu, chi phí, lợi nhuận sau thuế trong giai đoạn 2021 – 2023, ta có thể thấy cả về doanh thu và lợi nhuận của công ty đều có xu hướng tăng trưởng mạnh

Cụ thể:

- Biến động trong Doanh Thu: Từ năm 2021 đến 2022, doanh thu tăng từ 6,9 tỷ đồng lên 10,3 tỷ đồng, tốc độ tăng tưởng 47,8% Từ năm 2022 đến 2023, doanh thu tăng lên khoảng 16,3 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 58,11% Sự tăng trưởng mạnh này có thể được giải thích bởi công ty mở rộng quy mô kinh doanh và mở rộng sự hiện diện trên thị trường, đồng thời tái cấu trúc cơ cấu trở thành công ty TNHH

- Biến động trong Lợi Nhuận: Từ năm 2021 đến 2022, lợi nhuận trước thuế tăng

từ 3 tỷ lên 4,5 tỷ, tốc độ tăng trưởng lên tới 49,5% Năm 2023, công ty đạt lợi nhuận trước thuế là 5,88 tỷ, tốc độ tăng trưởng 29,8% Sự tăng trưởng mạnh trong năm 2022 do công ty thay đổi chiến lược và mở rộng thị trường Mặc dù tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong năm 2023 giảm mạnh nhưng đây vẫn là một tốc độ tăng trưởng rất tốt Điều này cho thấy công ty đã có biện pháp tối ưu hóa và phát triển kinh doanh tối ưu

- Tỷ suất lợi nhuận cao: Mặc dù có sự sụt giảm mạnh về tỷ suất lợi nhuận trong năm 2022 (từ 37,17% còn 27,04%) nhưng năm 2023 đã có sự tăng trưởng trở lại lên mức 29,16% Dù giảm mạnh nhưng đây vẫn là mức tỉ suất lợi nhuận ở mức cao Mức sụt giảm mạnh trong năm 2023 có thể được giải thích do Covid-19 dẫn tới chi phí tăng cao và công ty tập trung nhiều chi phí đầu tư vào thiết bị máy móc Sự đầu tư này bao gồm việc mua sắm và cải thiện các thiết bị sản xuất, công nghệ mới, và cơ sở hạ tầng sản xuất Khi công ty tập trung nhiều nguồn lực vào đầu tư vào thiết bị máy móc, một phần lớn nguồn lực tài chính và vốn có thể được dành cho việc này, dẫn đến tăng chi phí và cản trở khả năng sinh lời ngay trong

Trang 13

giai đoạn đầu Trong giai đoạn đầu, tỷ suất lợi nhuận giảm do phải trả nợ, chi phí hoạt động, và bảo trì máy móc

Qua những phân tích trên cho thấy công ty đã có một sự tăng trưởng mạnh trong doanh thu và lợi nhuận sau thuế Sự tăng trưởng này có thể được kết quả của việc mở rộng thị trường, tối ưu hóa chi phí, và cải thiện hiệu suất kinh doanh Tuy nhiên, cần tiếp tục quan sát để đảm bảo sự bền vững của sự phát triển này trong tương lai

2.2 Hoạt động kinh tế quốc tế của Công ty

2.2.1 Các mặt hàng nhập khẩu chính của công ty

Là một công ty chuyên về dịch vụ làm đẹp và kinh doanh hàng mỹ phẩm nhập khẩu, SOR Việt Nam có hoạt động kinh doanh quốc tế chính là nhập hàng mỹ phẩm và máy móc trang thiết bị từ các thị trường trên thế giới như Mỹ, Trung quốc, Hàn Quốc

Bảng 2.3: Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty TNHH SOR Việt Nam giai

Trang 14

Theo số liệu thống kê của công ty TNHH SOR Việt Nam, ta có thể thấy:

- Sữa Rửa Mặt: Kim ngạch nhập khâut mặt hàng sữa rửa mặt của công ty tăng mạnh từ năm 2021 đến năm 2023 Năm 2021, kim ngạch mặt hàng này chỉ khoảng 214 triệu VND, nhưng năm 2022 tăng lên hơn 362 triệu VND Mặc dù

2023 có sụt giảm nhẹ nhưng không đáng kể

- Kem Dưỡng Ẩm: Tăng trưởng từ 150 triệu lên 200 triệu từ 2021-2022 Đến năm

2023, mặt hàng này có sự sụt giảm mạnh về kim ngạch nhập khẩu Nguyên nhân

là bởi có nhiều sự cạnh tranh của các đối thủ khác trên thị trường

- Serum Trị Mụn: Tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ năm 2021 đến năm 2022

từ 250 triệu lên hơn 336 triệu VND Mặc dù 2023 có sụt giảm nhẹ nhưng không đáng kể Lý giải cho việc này là vì năm 2022 công ty bắt đầu mở rộng cơ sở và đẩy mạnh thị trường

- Sản Phẩm Khác: Là mặt hàng có tăng trưởng giá trị và tỷ trọng đáng kể nhất trong cả ba năm Các mặt hàng này ngoài những sản phẩm mỹ phẩm khác, còn

có sản phẩm đóng góp giá trị nhập khẩu cao nhất đó là máy móc và trang thiết

bị Do nhu cầu mở rộng cơ sở, đòi hỏi doanh nghiệp phải đầu tư máy móc trang thiết bị Điều này dẫn đến kim ngạch nhập khẩu nhóm sản phẩm này tăng cao

và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2022 và 2023 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này đã tăng từ 45,25% năm 2021 lên 72,38% năm 2022 và 79,48% năm 2023 Đây cũng là lý do khiến các mặt hàng sữa rửa mặt, serum dù tăng kim ngạch nhập khẩu nhưng tỷ trọng trong tổng kim ngạch lại giảm mạnh

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN