Trong suốt thời gian thực tập tại công ty TNHH MH Global Logistics, em nhận thấy để duy trì hoạt động xuất khẩu của công ty cần có những giải pháp kịp thời, phù hợp với bối cảnh kinh tế
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH MH GLOBAL LOGISTICS 1 1.1 Thông tin chung về công ty MH GLOBAL LOGISTICS
Giới thiệu về công ty TNHH MH GLOBAL LOGISTICS
Bảng 1.1: Giới thiệu Công ty TNHH MH Global Logistics
Tên công ty Công ty trách nhiệm hữu hạn MH Global Logistics
Tên quốc tế MH GLOBAL LOGISTICS CO., LTD Địa chỉ P512( Văn phòng), toà A2, tầng 05, khu The Garden, khu đô thị Mỹ Đình- Mễ Trì, Phường Mỹ Đình 1, Quận Nam
Từ Liêm, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Website http://www.mhglobal.co.kr/WebHome/main.asp
Người đại diện Phạm Thị Mai
Quản lý bởi Chi cục thuế quận Nam Từ Liêm
Loại hình doanh nghiệp Công ty trách nhiệm hữu hạn ngoài nhà nước
Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty TNHH MH Global Logistics
Công ty TNHH MH Global Logistics là một doanh nghiệp đầy năng động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu và logistics, được thành lập vào tháng 02/2017 Ra đời với mục tiêu kết nối các giá trị xuyên quốc gia MH đang được thị trường biết đến là một nhà sản xuất và xuất khẩu uy tín trong ngành Sự hài lòng của đối tác, của khách hàng là điều cốt lõi mà công ty luôn hướng đến kể từ khi thành lập, Công ty luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu và ưu tiên số một Với 7 năm kinh nghiệm trong hoạt động xuất nhập khẩu cùng với đội ngũ lãnh đạo, nhân viên đầy kinh nghiệm, Công ty TNHH MH Global Logistics đã và đang phấn đấu trở thành trung tâm để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của tất cả các yêu cầu dịch vụ của khách hàng.
Lĩnh vực kinh doanh
Công ty TNHH MH Global Việt Nam được thành lập với sứ mệnh là công ty hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn xúc tiến thương mại điện tử, logistics và xuất nhập khẩu Các lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty TNHH MH Global Logistics bao gồm:
Bảng 1.2: Danh sách kinh doanh ngành nghề của Công ty TMHH MH Global
4641 Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
4753 Bán lẻ thảm, đệm, chăn, màn, rèm, vật liệu phủ tường và sàn trong các cửa hàng chuyên doanh
4771 Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh
5229 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải
Chi tiết: Dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải đường biển; đại lý làm thủ tục hải quan; đại lý vận tải hàng hóa (kể cả dịch vụ liên quan đến hậu cần); môi giới thuê phương tiện vận tải ô tô; dịch vụ đóng hòm, đóng thùng và bao gói hàng hóa để vận chuyển; hoạt động của các đại lý bán vé máy bay; hoạt động liên quan đến vận tải như lấy mẫu, cân hàng hóa
8299 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Chi tiết: Xuất nhập khẩu các mặt hàng Công ty kinh doanh; (Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, Doanh nghiệp chỉ kinh doanh khi có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật)
Nguồn: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của Công ty MH Global Logistics
Có thể nói, MH Global Logistics là một công ty kinh doanh đa ngành nghề Ngoài việc kinh doanh các ngành nghề buôn bán và sản xuất trong nước, MH Global Logistics cũng tập trung mở trung mở rộng thị trường kinh doanh ra nước ngoài với một số mặt hàng chủ yếu như: vải vóc, các mặt hàng dùng trong đời sống như thảm, đệm, chăn, màn, rèm và một số mặt hàng khác.
Bộ máy tổ chức
Công ty TNHH MH Global Việt Nam có trụ sở chính tại Hà Nội và văn phòng đại diện tại Hải Phòng Tuy nhiên, bài báo cáo này chỉ tập trung nghiên cứu tại trụ sở Nam
Từ Liêm, Hà Nội Công ty chia làm phòng ban, đứng đầu là ban giám đốc Với mỗi ban bên dưới, mỗi ban sẽ chịu quản lý của một trưởng phòng khác nhau
Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của Công ty TNHH MH Global Logistics
Nguồn: Phòng hành chính nhân sự 1.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc : là người đại diện theo pháp luật của công ty, chịu trách nhiệm chung tất cả hoạt động của công ty trước pháp luật Giám đốc có thẩm quyền quyết định và điều hành mọi hoạt động của công ty
Phó giám đốc : là người hỗ trợ giám đốc trong việc quản lý hoạt động kinh doanh, quản lý các phòng ban và thay mặt giám đốc khi vắng mặt để chỉ đạo hoạt động Ở các bộ phận nghiệp vụ của công ty có các trưởng phòng trực tiếp quản lý, điều hành hoạt động trong phạm vi chức năng của phòng ban mình
Phòng kế toán – tài chính : tham mưu, giúp việc cho ban giám đốc về việc xây dựng chính sách, chiến lược tài chính và kiểm soát các hoạt động tài chính của công ty Thực hiện công tác theo chuyên môn tài chính, kế toán như: theo dõi và cân đối nguồn vốn công ty, quản lý tài chính, thu chi, lưu trữ hồ sơ cho công ty, lập các báo cáo định kỳ về tình hình tài chính của công ty
Phòng hành chính nhân sự: phụ trách các công việc liên quan đến người lao động trực thuộc công ty như tuyển dụng, đào tạo nhân viên, giám sát các công việc của nhân viên như chấm công, lương
Phòng kinh doanh : có nhiệm vụ tìm kiếm khách hàng, giới thiệu sản phẩm của công ty ở thị trường trong và ngoài nước như chào giá, thỏa thuận điều khoản, kí kết hợp đồng, chăm sóc khách hàng và xây dựng các mối quan hệ tốt với những khách hàng
Phòng chứng từ : lập các chứng từ nhập và xuất cho lô hàng, thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hải quan, bảo hiểm cho hàng hóa, quản lý lưu trữ các chứng từ công văn, thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng, liên lạc với khách hàng để thông báo những thông tin cần thiết, theo dõi booking hàng hóa, chịu trách nhiệm phát hành vận đơn, lệnh giao hàng,
Phòng giao nhận: trực tiếp giao nhận hàng hóa tại cảng, làm việc với các bên liên quan: kho bãi, giao nhận, vận tải, hải quan,…Chịu trách nhiệm giao – nhận bộ chứng từ xuất – nhập từ sales/ docs, hoàn thành các thủ tục cần thiết cho việc xuất hoặc nhập hàng cho công ty như nộp thuế, đổi lệnh, thông quan hải quan
Phòng Kĩ thuật và Phát triển Sản xuất: Chịu trách nhiệm xây dựng và duy trì các cấu trúc, máy móc, thiết bị; nhanh chóng sửa chữa, khắc phục các lỗi có liên quan đến công nghệ, máy móc, tiến hành bảo dưỡng theo quy định, đảm bảo hệ thống máy móc, thiết bị công nghệ làm việc suôn sẻ, không để xảy ra tình trạng gián đoạn gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh Đồng thời lên kế hoạch sản xuất chi tiết cho từng công việc, quản lý và giám sát chất lượng, quy trình sản xuất; kết nối với các phòng ban và khách hàng nhằm đảm bảo chất lượng thành phẩm
Xưởng sản xuất: Chịu trách nhiệm về công tác phối hợp sản xuất giữa các phân xưởng trong doanh nghiệp, đảm bảo hoàn thành kế hoạch theo đúng tiến độ được chỉ đạo; bố trí nhân lực phù hợp theo chuyên môn, dây chuyền sản xuất; kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ làm việc tại các phân xưởng.
Nguồn lực của công ty
Bảng 1.3: Tình hình tài chính của công ty TNHH MH Global Logistics 2020 - 2023
Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty TNHH MH Global Logistics 2020-2023
Theo bảng số liệu trên ta thấy trong giai đoạn 2020-2023, tổng tài sản của công ty có sự biến động Năm 2020, tổng tài sản của công ty là 14.666.629.479 VNĐ Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, năm 2020 chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu bị đứt gãy và Việt Nam cũng không ngoại lệ Doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng đơn hàng giảm mạnh, giá gia công giảm mạnh, đã xảy ra tình trạng hủy đơn hàng, giảm sản lượng và chậm thanh toán Năm 2021, đại dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp, tuy nhiên doanh nghiệp đã dần thích nghi và đưa ra được những giải pháp và chính sách hợp lý để hoạt động hiệu quả hơn so với năm 2020 Sau 2 năm chịu ảnh hưởng từ dịch bệnh, tình hình tài chính của công ty cũng dần khôi phục lại vào năm 2022, tổng tài sản đạt 18.974.801.563 VNĐ tăng 23,31% so với năm 2021
Về nguồn vốn, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của công ty có giảm nhẹ, với năm 2020 là 54,1%, năm 2021 là 48,8%, năm 2022 là 47,44% và năm
2023 là 47,39% Năm 2022, nợ phải trả nhiều hơn so với năm 2020 và 2021 lần lượt là 48,15% và 26,59%, năm 2023 nhiều hơn 2022 là 11,7 % Và nợ phải trả tăng chứng tỏ nhu cầu nhập nguyên vật liệu của công ty tăng lên, thể hiện sự tăng trưởng của các đơn hàng so với năm trước đó Năm 2022-2023, nhờ các chính sách kiểm soát dịch bệnh của nhà nước, hoạt động sản xuất của công ty cũng dần ổn định hơn
Bảng 1.4: Chỉ tiêu khả năng thanh toán của công ty TNHH MH Global Logistics giai đoạn 2020 - 2023
Hệ số thanh toán ngắn hạn
= Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh
= (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán tổng quát
= Tổng tài sản/Nợ phải trả
Nguồn: Báo cáo thường niên của Công ty TNHH MH Global Logistics 2020-2023
Hệ số khả năng năng thanh toán ngắn hạn là chỉ tiêu cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là cao hay thấp khi đến hạn Thông qua số liệu trên, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty tuy có biến động giữa các năm nhưng đều đạt lớn hơn 1, điều này chứng tỏ tính thanh khoản ở mức cao, công ty đang không gặp vấn đề gì về tài chính, công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn
Hệ số thanh toán nhanh là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của một công ty mà không cần bán hàng tồn kho hoặc có thêm nguồn tài chính Ta thấy hệ số thanh toán nhanh của công ty năm 2021 là 1,15; năm 2022 là 1,16 và năm
2023 là 1.01 Đây không phải con số cao so với năm 2020 là 1,21 nhưng cả 3 năm đều lớn hơn 1, cho thấy công ty vẫn đủ khả năng thanh toán ngay khoản nợ ngắn hạn và không gặp vấn đề về tài chính
Hệ số thanh toán tổng quát là chỉ tiêu cho biết với tổng số tài sản hiện có, doanh nghiệp có đảm bảo trả nợ được các khoản nợ phải trả khi tới hạn không Xét thấy năm 2020-2023 hệ số thanh toán tổng quát của công ty đều nằm trong mức trung bình cao (1