7 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINAPRO .... 28DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 1.3 Cơ cấu nguồn vốn và hệ số thanh toán của Công ty Cổ phần
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINAPRO
Khái quát quá trình hình thành và phát triển của Công ty
1.1.1 Giới thiệu chung về Công ty
Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINAPRO
Tên giao dịch quốc tế: VINAPRO GROUP
Đại diện pháp luật của Công ty: Tạ Đức Hậu
Trụ sở chính: Số 39 Ngõ 265 Đường Ngọc Hồi, TT Văn Điển, Thanh Trì, Hà
VPGD: Tầng 4 TXT Building, Số 10 Ngõ 1 Phố Bùi Huy Bích, Phường Hoàng
Liệt, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
Website: https://vinapro.com.vn/
Email: info@vinapro.com.vn
Ngành nghề chính: Sản xuất và xuất khẩu các sản phẩm nông sản
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro – Là tiền thân Công ty TNHH Anh Phong được thành lập vào năm 2005 Công ty được chuyển đổi hình thức sở hữu từ ngày 09/04/2013 lấy tên là Công ty Cổ phần sản xuất và xuất nhập khẩu Vinapro Việt Nam với số vốn điều lệ ban đầu là 5.000.000.000 đồng Với mong muốn đa dạng nhiều lĩnh
2 vực kinh doanh, công ty quyết định đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro Tính tới hiện tại, Công ty đã góp vốn thành lập ba công ty con
Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, Công ty đã từng bước trở thành một trong những nhà xuất khẩu nông sản hàng đầu Việt Nam với những mặt hàng chủ lực như hạt điều, quế, hoa hồi, hạt tiêu, cà phê,… Để mở rộng quy mô sản xuất và xuất khẩu, Công ty đã xây dựng 3 nhà máy và 1 kho, trong đó nhà máy Hòa Bình là nhà máy chế biến Gia vị lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 30.000m² Không chỉ dừng lại ở các mặt hàng nông sản thô, nhận thấy nhu cầu thị trường nước ngoài về các sản phẩm nông sản ngày càng tăng, những năm gần đây Công ty đã và đang nghiên cứu cho ra mắt các sản phẩm chế biến sâu hơn như hạt điều tẩm vị, sữa hạt điều,… nhằm nâng cao giá trị sản phẩm Trong suốt quá trình hoạt động, Công ty luôn chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, cải tiến trang thiết bị hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm kết hợp xây dựng đội ngũ nhân viên có năng lực, trách nghiệm Nhờ đó, sản phẩm của Công ty đã có mặt tại hơn 35 quốc gia trên thế giới, mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng tốt nhất với giá cả cạnh tranh hơn so với các nhà cung cấp khác.
Lĩnh vực kinh doanh của Công ty
Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro chủ yếu kinh doanh trong lĩnh thương mại – sản xuất – xuất khẩu các sản phẩm nông sản thô, chế biến sâu Cụ thể:
- Thương mại và sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng nông sản như hạt điều, quế, hồi, hạt tiêu, cà phê, cơm dừa, hạt sen, gừng,…
- Sản xuất, chế biến và xuất khẩu các sản phẩm nông sản chế biến sâu như hạt điều tẩm vị, bột quế, bột thảo quả,…
- Sản xuất và kinh doanh mặt hàng sữa hạt điều – dòng sữa hạt điều đầu tiên của Việt Nam được Công ty nghiên cứu, phát triển mang thương hiệu Richer Milk
Cơ cấu tổ chức Công ty
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro
(Nguồn: Phòng HCNS Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro)
Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong Công ty:
Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro thiết lập cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm tình hình kinh doanh theo mô hình công ty cổ phần trên cơ sở tuân thủ Điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty, tuân thủ quy định của Luật doanh nghiệp và quy định của pháp luật có liên quan Mỗi phòng ban phân chia theo chức năng và đặc thù hoạt động riêng, đảm nhận các chức năng, nhiệm vụ khác nhau nhưng lại có có sự liên kết chặt chẽ với nhau để mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra thuận lợi, đạt hiệu quả cao Đại hội đồng cổ đông: là đơn vị có thẩm quyền cao nhất của công ty, gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, được tổ chức và hoạt động theo quy định của Pháp luật và Điều lệ công ty Đại hội đồng cổ đông có quyền xem xét và xử lý các vi phạm của Hội đồng quản trị gây thiệt hại cho công ty và cổ đông công ty, quyết định tổ chức lại hoặc giải thể công ty, thông qua định hướng phát triển của công ty
PHÒNG HÀNH CHÍNH NHÂN SỰ
BỘ PHẬN SẢN XUẤT VÀ QUẢN LÝ KHO ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý công ty do Đại hội đồng Cổ đông bầu ra, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề quan trọng liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông
Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và Phó Giám đốc Giám đốc là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty theo nội dung ủy quyền và các quyết định của Chủ tịch HĐQT Công ty; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch HĐQT Công ty và pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao Còn Phó giám đốc sẽ cùng Giám đốc quản lý các hoạt động của doanh nghiệp theo sự phân chia trước đó, chủ động tổ chức, lên kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao
Phòng Kinh doanh: Nhân viên kinh doanh đề ra kế hoạch kinh doanh, tổ chức nghiên cứu thị trường, thực hiện kế hoạch kinh doanh, đàm phán và thực hiện ký kết hợp đồng bán hàng cho khách hàng Nhân viên chứng từ thực hiện và giám sát việc khai báo hải quan; làm việc với các hãng giao nhận vận chuyển; giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến hàng hóa trong quá trình giao nhận; thường xuyên theo dõi quá trình làm hàng và giao nhận hàng hóa
Phòng Mua hàng: Theo dõi, tổng hợp nhu cầu thu mua nguyên liệu, sản phẩm hàng hóa và các nguồn lực khác với giá tốt nhất, nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra một cách suôn sẻ
Phòng R&D: Thực hiện các công việc nghiên cứu các sản phẩm chế biến sâu của công ty, đồng thời tiến hành nghiên cứu thị trường để xác định nhu cầu và sở thích của khách hàng để cải tiến những sản phẩm cũ phù hợp
Phòng Hành chính Nhân sự: Thực hiện công tác về nhân sự, hợp đồng lao động, thực hiện nội quy, quy định của công ty Lên kế hoạch và triển khai các công tác về tuyển dụng, đào tạo nhân viên, điều chuyển nhân viên, sắp xếp kỳ nghỉ phép hàng năm
Phòng Kế toán: Thực hiện công việc kế toán tài chính doanh nghiệp cho Công ty Xây dựng kế hoạch và định hướng công tác tài chính ngắn hạn cũng như dài hạn, quản lý tài sản, thu hồi công nợ, tính lương, quyết toán định kỳ với ngân hàng Ngoài ra
5 còn phối hợp với phòng Chứng từ kiểm tra, quản lý nguồn vốn, thanh toán các khoản phí phát sinh trong quá trình làm chứng từ cho hàng hóa xuất nhập khẩu
Bộ phận Sản xuất và Quản lý kho: Chịu trách nhiệm với Ban quản lý và các lãnh đạo của công ty về vận hành máy móc, sản xuất sản phẩm Phụ trách toàn bộ việc sản xuất của công ty và những yêu cầu về sản lượng sản phẩm, chất lượng hàng hóa Theo dõi, giám sát quá trình và báo cáo tiến độ sản xuất hàng ngày với cấp trên Mỗi kho có thủ kho chịu trách nhiệm quản lý hàng xuất nhập kho và hàng tồn lại mỗi ngày, mỗi tháng và thông báo lại cho bộ phận kinh doanh cũng như bộ phận sản xuất để điều chỉnh lượng sản xuất cho phù hợp.
Nhân lực của Công ty
Bảng 1.1 Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro giai đoạn 2021
III Theo trình độ lao động
7 Bộ phận Sản xuất và
(Nguồn: Phòng HCNS Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro)
Tính đến hết năm 2023, tổng số nhân sự của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro đạt 313 người Dựa vào bảng cơ cấu có thể thấy, năm 2022 có sự biến động gia tăng nhân sự khá nhiều do công ty xây dựng thêm một nhà máy gia vị tại tỉnh Hòa Bình nên cần tuyển dụng thêm nhân sự ở bộ phận sản xuất và các phòng ban chức năng để đảm bảo công việc kinh doanh được vận hành ổn định, đạt hiệu quả cao
Về giới tính lao động, do tính chất đặc thù của công việc, số lượng nhân viên chủ yếu trong công ty là nữ chiếm 69% - 74% trong khi nam chỉ chiếm 25% - 30% Ngành nghề kinh doanh của công ty về nông sản cần nhiều lao động nữ bộ phận sản xuất cẩn thận làm hàng, đóng hàng Bên cạnh đó các bộ phận như Kế toán, Chứng từ, HCNS liên quan đến sổ sách, tài liệu yêu cầu sự tỉ mỉ, chính xác cao nên phù hợp với nhân viên nữ, nam chiếm một số ít ở vị trí nhân viên kinh doanh, nhân viên thu mua vì cần sự năng động, phải di chuyển nhiều
Về độ tuổi lao động, qua hơn 10 năm hoạt động, công ty vẫn duy trì lực lượng lao động trẻ với 69,3% - 70,7% nhân viên dưới 40 tuổi, còn lại là nhân viên trên 40 tuổi Điều này cho thấy công ty luôn tuyển dụng những người trẻ năng động, nhiệt huyết, có tính sáng tạo cao, cống hiến năng lực tốt nhất cho công ty Những nhân viên trên 40 tuổi chủ yếu là người đã gắn bó lâu dài với công ty, có kinh nghiệm, trình độ và chức vụ cao
Về trình độ lao động, phần lớn lao động là lao động phổ thông chiếm trên 70% do công ty hoạt động theo loại hình sản xuất và kinh doanh, sở hữu 3 nhà máy sản xuất nên cần nhiều lao động ở trình độ này Ngoài ra, tất cả các nhân viên phòng ban quản lý đều là lao động trí thức, đạt trình độ Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chiếm 21 – 31% Đây được xem như là một điểm nổi trội trong chiến lược phát triển của công ty khi đội ngũ nhân sự nòng cốt đều đã được đào tạo bài bản qua trường lớp, có kiến thức, kỹ năng trong công việc
Về cơ cấu lao động ở mỗi phòng ban, về cơ bản công ty có số lượng nhân viên ở các phòng ban duy trì ở mức ổn định, chỉ có ở bộ phận sản xuất có sự biến động do mở thêm nhà máy Ban Giám đốc luôn có 2 thành viên với 1 Giám đốc và 1 Phó Giám đốc, cùng với đó nhân lực Phòng Kinh doanh, Bộ phận sản xuất đang chiếm phần lớn do công ty có hoạt động chính là sản xuất và kinh doanh mặt hàng nông sản Nhân sự của công ty được phân bổ một cách hợp lý theo nhiệm vụ, chức năng của mỗi phòng ban để công việc được vận hành và đạt kết quả tốt nhất Ngoài ra, nhân viên của công ty luôn được cử đi đào tạo để nâng cao năng lực, trang bị thêm kiến thức Các cấp quản lý luôn lắng nghe ý kiến đóng góp, đề xuất của nhân viên, có những chính sách đãi ngộ về lương thưởng rõ ràng đảm bảo quyền lợi người lao động.
Cơ sở vật chất kỹ thuật
Văn phòng làm việc: Văn phòng có diện tích 350 m² gồm 4 phòng riêng biệt với đầy đủ các thiết bị văn phòng như máy tính, máy photocopy, máy fax, máy chiếu, bàn ghế, điều hòa, máy chấm công… Phòng R&D được trang bị các thiết bị máy móc phục vụ cho việc nghiên cứu các sản phẩm Ngoài ra, công ty còn có chỗ nghỉ ngơi, khu vực bếp (lò vi sóng, tủ lạnh,…) để phục vụ cho nhân viên tạo sự thoải mái và tiện nghi
Hệ thống kho, nhà máy: hiện tại công ty sở hữu 3 nhà máy tại Hòa Bình (30,000m²), Đồng Nai (20,000m²), Bến Tre (10,000m²) được trang bị máy móc hiện đại nhằm quản lý chất lượng và tăng hiệu suất cho sản xuất như dàn máy chế biến công nghệ cao làm hạt điều, máy tiệt trùng nguyên liệu dừa, máy hun trùng quế hồi,…
1.6 Tài chính của Công ty
Kể từ khi thành lập tới nay, Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro đã đạt được những thành công nhất định, tình hình tài sản và cơ cấu nguồn vốn có sự biến động qua các năm, cụ thể như sau:
Bảng 1.2 Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro giai đoạn
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro)
Nhìn vào Bảng 1.2 có thể thấy tổng tài sản của công ty đang tăng trưởng qua các năm, cơ cấu tài sản có sự thay đổi hợp lí qua các năm Mức tăng trưởng tổng tài sản lần lượt 1% vào năm 2022 và 6,87% năm 2023, tăng từ 146,6 tỷ VNĐ lên 158,2 tỷ VNĐ Điều này là do công ty đang trong giai đoạn mở rộng năng lực kinh doanh, phát triển kinh tế sau giai đoạn đại dịch
Trong giai đoạn này, nhìn chung, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ lệ lớn hơn tài sản dài hạn, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của công ty Tài sản dài hạn năm 2022 tăng 6,3% so với năm 2021, năm 2023 tiếp tục tăng 6,4% so với cùng kỳ năm ngoái, nâng mức tài sản dài hạn đạt 59,8 tỷ VNĐ Về tài sản ngắn hạn, tài sản ngắn hạn năm 2022 có
9 xu hướng giảm 2%, từ 93,7 tỷ VNĐ năm 2021 xuống còn 91,8 tỷ VNĐ, do bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid- 19 nên công ty đã hạn chế đầu tư kinh doanh, chủ yếu tập trung góp vốn thành lập công ty con là Công ty Cổ phần Richer Commodity Tuy nhiên, sang năm
2023 tài sản ngắn hạn lại tăng 7,1%, lên 98,37 tỷ VNĐ Như vậy, cơ cấu tài sản của công ty đang có xu hướng chuyển dịch về phía tài sản dài hạn, nguyên nhân do công ty đang đầu tư nâng cấp thêm một số tài sản máy móc phục vụ sản xuất tại các nhà máy, đặc biệt là nhà máy lớn ở Hòa Bình thành lập
Bảng 1.3 Cơ cấu nguồn vốn và hệ số thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Vinapro giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: VNĐ và %
Số tiền % Số tiền % Số tiền %
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro)
Dựa vào Bảng 1.3 ta thấy trong giai đoạn năm 2021 – 2023, tổng nguồn vốn công ty tăng, nợ phải trả (nguồn vốn đi vay) chiếm hơn 60% cơ cấu nguồn vốn Trong đó, khoản vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần từ 53,4 tỷ VNĐ lên 62,9 tỷ VNĐ, cho thấy
10 công ty ngày càng có khả năng tự chủ tài chính cao, giảm bớt rủi ro khi vay vốn, có những chính sách huy động vốn hiệu quả để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh Cùng với đó, nợ phải trả giảm 2,8% vào năm 2022, lý giải cho điều này vì công ty có khoản lợi nhuận chưa phân phối tăng lên giúp nợ đi vay giảm đi do đã cân đối lại được nguồn tài chính doanh nghiệp Tuy nhiên, sang năm 2023 khoản nợ phải trả lại tăng 5% lên 95,2 tỷ VNĐ, chứng tỏ nhu cầu nhập nguyên liệu sản xuất nông sản tăng lên, thể hiện đơn hàng và sản lượng xuất khẩu cũng tăng
Bảng 1.4 Chỉ tiêu khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro giai đoạn 2021 – 2023
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Hệ số thanh toán ngắn hạn
= Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn 1,01 1,01 1,03
Hệ số thanh toán tổng quát
= Tổng tài sản/ Nợ phải trả 1,57 1,63 1,66
(Nguồn: Phòng Kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro)
Dựa vào bảng số liệu trên có thể thấy, hệ số thanh toán ngắn hạn của công ty tuy có biến động nhỏ nhưng vẫn giữ ở mức lớn hơn 1 Điều này cho thấy công ty có đủ khả năng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, không gặp vấn đề về tài chính Bên cạnh đó, hệ số thanh toán tổng quát cũng ở mức trung bình cao, dao động từ 1,57 – 1,66, 1 đồng công nợ phải trả đảm bảo bằng 1,57 – 1,66 đồng tài sản trong giai đoạn 2021 – 2023 Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu, khả quan hay không khả quan Minh chứng đó thể hiện tình trạng tài chính của công ty tốt, các khoản nợ ngắn hạn hay dài hạn đều được đảm bảo trong khả năng thanh toán, công ty đang hoạt động rất hiệu quả
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN VINAPRO
Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Ngay từ khi mới thành lập Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro đã hoạt động trong lĩnh vực thương mại chuyên xuất khẩu các mặt hàng nông sản, sau đó để tối ưu chi phí công ty đã xây dựng các nhà máy sản xuất Với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nông sản, VINAPRO vẫn luôn nỗ lực không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh và ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong ngành nông sản tại Việt Nam
Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 229.873.115.739 246.587.866.321 279.192.047.445
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ 229.091.451.760 245.625.809.321 278.515.001.568
Lợi nhuận trước thuế TNDN 5.925.182.543 7.537.597.649 7.860.530.524
Lợi nhuận sau thuế TNDN 4.880.526.301 5.995.285.312 6.553.280.641
(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro)
Qua số liệu Bảng 2.1 thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn
2021 – 2023 có thể thấy doanh thu và lợi nhuận đều tăng qua các năm Cụ thể:
Giai đoạn 2021 – 2022, các chỉ tiêu tài chính đều được ghi nhận tăng Khoảng đầu năm 2021 là thời gian dịch bệnh COVID-19 bùng phát tới đỉnh điểm, chi phí cước vận chuyển tăng vọt, chuỗi cung ứng đứt gãy tác động đến hoạt động xuất khẩu công ty ảnh hưởng tới doanh thu và lợi nhuận Sang đến 2022, đại dịch cơ bản đã được kiểm soát, nền kinh tế toàn cầu dần được cải thiện và đi vào ổn định cho thấy sự phát triển tích cực của công ty khi lợi nhuận trước thuế và sau thuế đều tăng Doanh thu thuần 2022 tăng 7,3%, đáng chú ý lợi nhuận sau thuế tăng trưởng 22,8% so với năm 2021, đạt gần
6 tỷ VNĐ Mặc dù, năm 2022 có đầu tư thành lập công ty con và nhà máy, mất thêm một khoản chi phí hoạt động nhưng tổng chi phí chỉ tăng 6,6% khá ít so với tỷ trọng tăng trưởng lợi nhuận sau thuế Chứng tỏ rằng, công ty đã rất chú trọng vào việc quản lý toàn diện, xây dựng phương hướng, kế hoạch phát triển lâu dài
Giai đoạn 2022 – 2023, dễ thấy hoạt động kinh doanh của công ty vẫn đang trên đà tăng trưởng tốt, nhà máy sản xuất Hòa Bình đã đi vào trạng thái hoạt động ổn định với nhiều đơn hàng sản xuất Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng gần
4 tỷ VNĐ tính đến hết năm 2023, tương ứng 13,3% gần gấp đôi giai đoạn trước Tuy nhiên, 2023 cũng là năm được đánh giá khá khó khăn khi có nhiều yếu tố tác động từ bên ngoài khi nền kinh tế thế giới đối mặt với suy thoái, lạm phát tăng cao diễn ra ở nhiều nước khiến nhu cầu người tiêu dùng giảm mạnh đối với tất cả các mặt hàng Điều này gián tiếp tác động tới hoạt động kinh doanh xuất khẩu của VINAPRO Tổng chi phí tăng mạnh 13,7% lên hơn 270 tỷ VNĐ một phần do giá cước vận chuyển tăng gấp nhiều lần do cuộc tấn công trên Biển Đỏ (tuyến vận tải biển ngắn nhất kết nối châu Âu và châu Á) liên quan tới chiến sự Hamas – Israel diễn ra căng thẳng Do đó, lợi nhuận sau thuế tăng chậm hơn giai đoạn trước, đạt 6,5 tỷ VNĐ (tăng 9,3%)
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro trong giai đoạn 2021 – 2023 có biến động nhưng đã đạt được thành tựu đáng ghi nhận, cả doanh thu và lợi nhuận đều tăng trưởng mặc cho các tác động tiêu cực từ kinh tế, chính trị, xã hội trên thế giới Để có được kết quả như vậy, VINAPRO đã không ngừng đổi
13 mới chiến lược kinh doanh, sắp xếp lại cơ cấu sản phẩm và thị trường thích ứng với các sự kiện diễn ra trên thị trường kết hợp chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp đáp ứng nhu cầu khách hàng, mở rộng quy mô xuất khẩu.
Hoạt động kinh tế quốc tế của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro giai đoạn 2021 – 2023
2.2.1 Tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro
Cho đến nay, hoạt động xuất khẩu vẫn luôn đóng vai trò quan trọng mang lại phần lớn doanh thu và lợi nhuận cho Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro Kim ngạch xuất khẩu của công ty được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro giai đoạn
Tỷ lệ tăng trưởng so với năm trước - 8,97% 17,85%
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro)
Biểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro giai đoạn 2021 – 2023
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro)
Từ số liệu trong Bảng 2.2 và Biểu đồ 2.1 ta có thể đánh giá sự biến động tình hình xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro Kim ngạch xuất khẩu của công ty được ghi nhận tăng liên tục trong giai đoạn 2021 – 2023 mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch Covid và suy thoái kinh tế toàn cầu Cụ thể năm 2021 kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 216,16 tỷ VNĐ, sau đó con số này đã tăng lên đáng kể 235,56 tỷ VNĐ tương ứng 8,97% Bước sang 2023, kim ngạch xuất khẩu tiếp tục tăng đạt mốc 277,6 tỷ VNĐ, tăng mạnh 17,85%
Lý giải cho diễn biến tình hình xuất khẩu nông sản của công ty qua các năm là do năm 2021 đại dịch làm đứt gãy chuỗi ngành hàng nông sản từ sản xuất đến vận chuyển, sản xuất, chế biến, phân phối khó khăn, ngưng trệ còn từ năm 2022 dường như nền kinh tế đã trở lại trang thái bình thường, đại dịch được kiểm soát, công ty đã kịp thời điều chỉnh lại bộ máy điều hành, tìm kiếm thêm thị trường xuất khẩu mới và nguồn cung ứng
15 nguyên liệu mới chú trọng tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm Thêm nữa, giai đoạn
2022 – 2023, nhà máy gia vị của VINAPRO tại Hòa Bình đã hoạt động ổn định, được trang bị đầy đủ máy móc công nghệ làm gia tăng các đơn hàng xuất khẩu thay vì các đơn hàng thương mại như trước đây công ty từng nhận Nhờ đó, công ty chủ động hơn trong việc chuẩn bị hàng xuất, thời gian làm và giao đơn hàng cho khách Cũng vì vậy, VINAPRO nhận được sự tín nhiệm của quý đối tác, số lượng đặt hàng tăng mạnh mẽ Đó chính là yếu tố chủ chốt góp phần làm cho tình hình xuất khẩu của công ty luôn tăng theo năm
2.2.1.1 Cơ cấu xuất khẩu phân theo mặt hàng
Mặt hàng xuất khẩu của Công ty Tập đoàn Vinapro chủ yếu là hàng nông sản liên quan tới gia vị và hạt Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực của công ty được thể hiện như sau:
Bảng 2.3 Kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Vinapro giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: VNĐ và %
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro) Đơn vị: Tỷ VNĐ
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo mặt hàng của Công ty Cổ phần
Tập đoàn Vinapro giai đoạn 2021 – 2023
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro)
Theo số liệu thống kê trong Bảng 2.3 cho thấy giai đoạn 2021 – 2023 cùng với sự mở rộng quy mô kinh doanh, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của công ty đều tăng qua các năm, làm cho tổng kim ngạch xuất khẩu tăng Các mặt hàng chiếm tỷ trọng xuất khẩu lớn vẫn giữ nguyên qua các năm bao gồm hạt điều, quế, hạt tiêu, cà phê, hoa hồi, cơm dừa Giá trị xuất khẩu của các sản phẩm đó cụ thể như sau:
Hạt điều Quế Hạt tiêu Cà phê Hoa hồi Cơm dừa Khác
Hạt điều luôn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro, chiếm gần 50% sản lượng xuất khẩu Kim ngạch xuất khẩu năm 2021 đạt 101 tỷ VNĐ tăng 105,4 tỷ VNĐ vào năm 2022 và tiếp tục tăng trưởng 22,1% lên 128,6 tỷ VNĐ Sản phẩm hạt điều của công ty chủ yếu xuất sang các nước khu vực Châu Á như Hàn Quốc, Singapore, Malaysia, Trung Quốc Đặc biệt, những năm gần đây công ty đang tận dụng lợi thế về sức mua lớn của Trung Quốc đối với hạt điều Việt Nam để đẩy mạnh xuất khẩu Năm 2023, công ty đã có đơn hàng đầu tiên về hạt điều tẩm vị sang Trung Quốc, đây chính là một thành công rất lớn trong những bước đầu đưa sản phẩm nông sản chế biến sâu của công ty ra thị trường quốc tế Hơn nữa, trước đây mức thuế quan của điều vào EU lớn khoảng 7-12% nhưng từ khi hiệp định EVFTA có hiệu lực đã mang lại nhiều cơ hội giúp VINAPRO từng bước thâm nhập vào thị trường khó tính trong giai đoạn này Chính vì vậy, hạt điều đã mang lại những kết quả tích cực cho hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty
Sản phẩm cũng có lợi thế cạnh tranh xuất khẩu lớn của công ty là quế, chiếm 20% tổng kim ngạch xuất khẩu Trước đây, Ấn Độ là quốc gia mà công ty xuất khẩu quế nhiều nhất, tuy nhiên giai đoạn gần đây công ty đã hạn chế tiếp cận, chỉ kết nối với những khách hàng cũ lâu năm mặc dù 80% sản lượng quế nhập khẩu của nước này đến từ Việt Nam Nguyên nhân do công ty đã gặp nhiều trường hợp rủi ro thanh toán từ đối tác ở thị trường này Thay vào đó, VINAPRO lên kế hoạch xâm nhập vào thị trường cao cấp Mỹ, Châu Âu khi đây cũng là thị trường tiềm năng nhập khẩu quế với mức giá cao Năm
2022, nhận thấy nhu cầu mặt hàng gia vị ngày càng tăng, công ty đã xây dựng nên hệ thống nhà máy gia vị tại Hòa Bình với 30.000m² - nhà máy gia vị lớn nhất Việt Nam Sở hữu được dây chuyền sản xuất chuyên nghiệp, nhiều lao động lành nghề, kiểm soát chặt chẽ được quy trình làm hàng, kim ngạch xuất khẩu năm 2022 quế tăng 13,6% so với
2021, đạt 49,3 tỷ VNĐ và tiếp tục tăng lên 57,7 tỷ VNĐ vào 2023 tương ứng mức tăng trưởng 17,03%
Tiếp theo xếp sau là các sản phẩm hạt tiêu, cà phê, hoa hồi, cơm dừa chiếm khoảng 29% tỷ trọng xuất khẩu Giai đoạn 2021 – 2023 kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm này có xu hướng tăng, nhưng không có sự bứt phá mạnh Công ty đã và đang nỗ lực đề ra
18 những chiến lược mới đẩy mạnh chào hàng nhằm tận dụng hết lợi thế của nhà máy, tạo công việc cho bộ phận sản xuất Khoảng 1% kim ngạch xuất khẩu còn lại là các sản phẩm mới công ty mới khai thác đưa vào xuất khẩu như gừng, hạt sen, thảo quả,… Sản lượng xuất khẩu các mặt hàng này cũng tăng trong giai đoạn 2021 – 2023, cán mốc 5 tỷ VNĐ vào 2023 Điều này thể hiện công ty đang từng bước thực hiện được chiến lược kinh doanh đa dạng hóa mặt hàng đã đề ra
2.2.1.2 Cơ cấu xuất khẩu phân theo thị trường
Dưới đây là bảng kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro giai đoạn 2021 – 2023:
Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty Cổ phần Tập đoàn
Vinapro giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị: VNĐ và %
Giá trị Tỷ trọng Giá trị
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro)
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty Cổ phần
Tập đoàn Vinapro giai đoạn 2021 – 2023
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro)
Với hơn 10 năm kinh nghiệm sản xuất và xuất khẩu sản phẩm nông sản, hiện nay công ty đã thiết lập được mạng lưới khách hàng rộng khắp thế giới Nhìn vào Bảng 2.4 và Biểu đồ 2.3 có thể thấy rằng Châu Á luôn là thị trường giữ vị trí số 1 trong 3 năm gần đây với hơn 70% kim ngạch xuất khẩu Điều này cho thấy mối quan hệ mạnh mẽ của VINAPRO với các đối tác trong khu vực, việc chú trọng duy trì xuất khẩu tại thị trường này rất quan trọng để đảm bảo sự ổn định của công ty Mặc dù kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này có xu hướng tăng dần qua các năm nhưng tỷ trọng lại giảm nhẹ từ 78,4% năm 2021 xuống 74,63% năm 2023 Có thể lý giải là do thời gian gần đây, công ty đang tập trung khai thác và tiếp cận các thị trường khó tính khác mà trước đây chưa tiếp cận như các nước khu vực Châu Mỹ, Châu Âu
Châu Âu là thị trường chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 sau Châu Á Giai đoạn 2021 –
2023 cả kim ngạch và tỷ trọng xuất khẩu đều có xu hướng tăng, cụ thể từ 31,04 tỷ VNĐ
Châu Á Châu Âu Châu Mỹ Châu Phi Châu Úc
20 chiếm 14,06% lên 44,06 tỷ VNĐ tương ứng 15,87% kim ngạch xuất khẩu EU là thị trường khó tính, yêu cầu các tiêu chuẩn khắt khe về nông sản mà công ty chỉ mới khai thác những năm gần đây nhờ những tín hiệu tích cực từ quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU kể từ sau hiệp định EVFTA có hiệu lực Theo đó, các mặt hàng nông sản chủ chốt của Việt Nam là hạt tiêu, hạt điều, cà phê (những mặt hàng này hiện VINAPRO đang kinh doanh) vào EU đều được hưởng mức thuế suất ưu đãi 0% Điều này tạo nên lợi thế cạnh tranh rất lớn cho doanh nghiệp Việt Nam, trong đó có Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro Công ty cũng đã tích cực tham gia các hội chợ quốc tế tại Châu Âu (Anuga – Đức) để tiếp cận nhiều đối tác hơn Hơn thế, VINAPRO hiện đã có các chứng nhận ISO, HACCP và đang ngày càng cải tiến chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng ở các khu vực này Đứng thứ 3 trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của công ty là Châu Mỹ chiếm tỷ trọng dao động 4,13% - 5,94% Kim ngạch xuất khẩu vào khu vực này trong 3 năm tăng từ 8,9 tỷ VNĐ năm 2021 lên 13,3 tỷ VNĐ năm 2022 và đạt 16,5 tỷ VNĐ vào 2023, là con số chưa phải quá lớn nhưng có thể coi là một dấu mốc đánh dấu sự thay đổi trong cơ cấu thị trường xuất khẩu: chuyển hướng dần từ các thị trường quen thuộc với yêu cầu hàng hóa thấp sang các thị trường khó tính với các tiêu chuẩn cao Châu Mỹ hiện đã, đang và sẽ là thị trường xuất khẩu tiềm năng mà công ty có thể khai thác
Các thị trường xuất khẩu còn lại với tỷ trọng xuất khẩu thấp thuộc Châu Phi (3%) và Châu Úc (0,6%), là thị trường đông dân có những yêu cầu về chất lượng hàng hóa không quá cao Kim ngạch xuất khẩu ở hai thị trường này được duy trì ở mức tương đối ổn định, tuy nhiên không có sự đột phá Mặc dù tổng giá trị cũng như tỷ trọng xuất khẩu của công ty sang các nước còn nhỏ, đây cũng được coi là một yếu tố đáng khích lệ, làm đa dạng cơ cấu thị trường của doanh nghiệp
Nhìn chung, trong giai đoạn 2021 – 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của Công ty
Cổ phần Tập đoàn Vinapro có sự biến động đáng kể về cả tỷ trọng và giá trị xuất khẩu Trong đó, đáng chú ý là sự gia tăng tỷ trọng xuất khẩu từ thị trường Châu Âu, Châu Mỹ và kể cả Châu Phi, Châu Úc Sự ổn định giá trị xuất khẩu từ các thị trường này cung cấp sự đa dạng hóa và giúp công ty thoát khỏi sự phụ thuộc quá mức vào thị trường Châu Á
MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh quốc tế của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro
Với kinh nghiệm 10 năm kinh doanh trong ngành nông sản, Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro đã trở thành một trong những doanh nghiệp lớn sản xuất và xuất khẩu nông sản uy tín tại Việt Nam Những thành tựu mà công ty đã đạt được là:
Thứ nhất, doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng qua các năm trong giai đoạn 2021 – 2023 Mặc dù đại dịch Covid – 19 đến một cách bất ngờ cộng thêm suy thoái nền kinh tế, lạm phát tăng cao tác động nặng nề đến hoạt động thương mại quốc tế nhưng nhờ có chính sách quản lý đúng đắn, phương án ứng biến linh hoạt VINAPRO đã giữ được nguồn doanh thu ổn định, tăng cao kéo theo lợi nhuận cũng tăng lên Điều đó cho thấy khả năng cạnh tranh và phát triển kinh doanh của Công ty
Thứ hai, mở rộng thị trường xuất khẩu Sau hơn 10 năm hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu nông sản, công ty đã tạo lập được mạng lưới khách hàng đa dạng đến từ hơn
35 quốc gia trải khắp các châu lục Những năm gần đây, công ty đã tiếp cận được các thị trường khó tính như EU, Mỹ - là các thị trường tiềm năng nhập khẩu các mặt hàng công ty đang kinh doanh với sản lượng lớn và mức giá cao Đó vừa là bước tiến, vừa là động lực giúp công ty ngày càng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ đáp ứng nhu cầu khách hàng
Thứ ba, đa dạng hóa mặt hàng xuất khẩu Từ trước tới nay, VINAPRO chủ yếu chỉ xuất khẩu các sản phẩm nông sản thô, chưa qua chế biến, làm như vậy giá trị sản phẩm không cao Nhận ra được điều đó, công ty đã nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm chế biến sâu như sữa hạt điều, hạt điều tẩm vị và bắt đầu lên kế hoạch xuất khẩu Bên cạnh đó, ngoài những sản phẩm xuất khẩu lâu năm như hạt điều, quế hồi, cà phê,
25 hạt tiêu, cơm dừa thì công ty còn khai thác thêm gừng, hạt sen, thảo quả,… nhằm đa dạng hóa mặt hàng, tăng doanh thu và lợi nhuận
Thứ tư, đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp Đội ngũ nhân sự của công ty đều là nhân sự trẻ, nhiệt huyết, được đào tạo bài bản, có kiến thức chuyên môn vững vàng Đó chính là nhân tố chủ chốt, tiềm năng để công ty phát triển hơn nữa trong tương lai Ngoài ra, đội ngũ quản lý lãnh đạo của công ty có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành, là trụ cột vững chắc, đưa ra các chiến lược định hướng đúng đắn đảm bảo sự phát triển bền vững nhất cho công ty ở hiện tại và cả trong tương lai
Bên cạnh những thành tựu nổi bật nêu trên, Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro vẫn còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, thị trường xuất khẩu còn hạn chế, chủ yếu tập trung nhiều ở các nước khu vực Châu Á trong khi nhu cầu khách hàng ở Châu Âu và Châu Mỹ đang ngày càng tăng cao Điều đó làm cho hoạt động kinh doanh của công ty bị phụ thuộc vào khách hàng từ những thị trường quen thuộc dẫn đến luôn ở thế bị động, nếu có sự tác động, thay đổi từ thị trường nhập khẩu, ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu và doanh thu Có thể thấy kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ đang tăng qua các năm, đã có tệp khách hàng tiềm năng nhưng tỷ trọng chiếm còn ít
Thứ hai, chất lượng sản phẩm chưa đạt đến mức độ ổn định, đồng đều Các mặt hàng công ty đang kinh doanh chịu tác động nhiều yếu tố như con người, môi trường, mùa vụ,… nên chất lượng từng đợt khác nhau Hầu như năm nào công ty cũng có khách hàng phàn nàn về lô hàng như điều màu chưa đẹp, quế rửa chưa sạch, hạt tiêu lẫn đất đá,… tuy số lượng không nhiều nhưng điều đó gây ảnh hưởng đến uy tín công ty
Thứ ba, quản lí hàng tồn kho chưa tốt Bộ phận sản xuất và kho chưa thực hiện thường xuyên việc kiểm hàng tồn để báo phòng kinh doanh tăng cường chào những mặt hàng đó Trong khi đó, phòng mua hàng vẫn nhập những lô hàng mới về khiến số lượng hàng tồn tăng lên
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Thứ nhất, công ty thiếu chú trọng vào nghiên cứu và tìm hiểu các thị trường mới, gặp khó khăn trong tiếp cận thị trường khó tính do các thị trường này thường có yêu cầu và tiêu chuẩn khắt khe về mặt hàng nông sản Điều này tạo ra rào cản cho công ty khi chào hàng với các đối tác tại khu vực này
Thứ hai, do đặc trưng sản phẩm công ty là hàng nông sản nên rất dễ gặp các vấn đề như ẩm mốc, thối, lẫn đất đá Hơn nữa, các sản phẩm quế, hồi của công ty thường được phơi thủ công nên vào mùa mưa dễ ẩm mốc, thời gian giao hàng kéo dài Yếu tố mùa vụ cũng chi phối chất lượng sản phẩm, mỗi sản phẩm sẽ có từng mùa vụ thu hoạch, đúng mùa thì chất lượng tốt hơn so với trái mùa (thường sẽ là hàng lưu trữ trong kho)
Thứ ba, do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng ban, hoạt động quản lí còn lỏng lẻo, chưa triệt để, chưa có những biện pháp xử lý đối với người trực tiếp quản lí kho Các phòng ban chưa chủ động liên hệ với nhau để cập nhật tình hình hàng hóa để thúc đẩy bán hàng tồn.
Những vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của Công ty
Thứ nhất, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu tìm kiếm thị trường, để hiểu rõ nhu cầu, khả năng cạnh tranh, quy định và văn hóa kinh doanh tại đó Việc nắm bắt thông tin này sẽ giúp công ty tạo ra chiến lược phù hợp với từng thị trường Đặc biệt, đối với các thị trường khó tính tìm hiểu thêm các chứng nhận yêu cầu đối với sản phẩm để dễ dàng đáp ứng nhu cầu khách hàng
Thứ hai, kiểm soát chặt chẽ các khâu sản xuất để đảm bảo rằng sản phẩm đạt được chất lượng đồng đều và tuân thủ các tiêu chuẩn đặt ra Nghiên cứu và tối ưu hóa quy trình sản xuất để giảm thiểu thời gian sản xuất và tăng hiệu suất Theo đó, công ty xem xét tối ưu hóa quy trình để giảm chi phí, thời gian, tăng năng suất, tạo ra chiến lược giá cả phù hợp Mỗi mặt hàng công ty cần tìm thêm nhà cung cấp nguyên liệu uy tín để có nhiều sự lựa chọn, giúp sản phẩm xuất khẩu đi chất lượng tốt nhất
Thứ ba, cần nâng cao trách nhiệm bộ phận quản lý kho, thường xuyên cập nhật, kiểm kê và kê khai danh mục hàng trong kho để các phòng ban khác nắm bắt được kịp
27 thời Các phòng ban khác cũng chủ động liên hệ kho, đặc biệt phòng thu mua tính toán hợp lí để cân đối số lượng mua về
3.3 Đề xuất vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và phân tích về hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro kết hợp với các đánh giá về những hạn chế còn tồn tại của Công ty, em xin đề xuất 02 vấn đề cần nghiên cứu như sau: Đề tài 1: Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm Quế sang thị trường Mỹ của Công ty
Cổ phần Tập đoàn Vinapro Đề tài 2: Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Báo cáo tài chính Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro năm 2021, 2022, 2023
2 Báo cáo kết quả kinh doanh Phòng Kinh doanh và Phòng kế toán Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro năm 2021, 2022, 2023
3 Báo cáo thường niên Phòng Hành chính - Nhân sự Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro năm 2021, 2022, 2023
4 Website của Công ty Cổ phần Tập đoàn Vinapro: https://vinapro.com.vn/
5 PGS.TS.Doãn Kế Bôn (2010), Giáo trình quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà xuất bản Chính trị - Hành chính