7 CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN MẠNH CƯỜNG .... Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập:
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CHẾ BIẾN NÔNG
SẢN MẠNH CƯỜNG
Lớp: K56E1
Mã sinh viên: 20D130022
HÀ NỘI – 2024
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iv
LỜI CẢM ƠN v
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN MẠNH CƯỜNG 1
1.1 Thông tin chung 1
1.2 Quá trình hình thành và phát triển 1
1.3 Lĩnh vực kinh doanh 2
1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty 3
1.5 Nguồn nhân lực của công ty 5
1.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật 7
1.7 Tài chính của công ty 7
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CHẾ BIẾN NÔNG SẢN MẠNH CƯỜNG 9
2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường trong 3 năm gần đây 9
2.2 Hoạt động thương mại quốc tế của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường 10
2.2.1 Quy mô xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường 10
2.2.2 Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty Cổ Phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường 11
2.2.3 Thị trường xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường 14
2.3 Hoạt động xuất khẩu nông sản của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường 16
Trang 32.3.1 Nghiên cứu thị trường xuất khẩu 16
2.3.2 Công tác xây dựng phương án kinh doanh 17
2.3.3 Đàm phán ký kết hợp đồng 17
2.3.4 Tổ chức thực hiện hợp đồng 18
2.3.5 Đánh giá hiệu quả hoạt động xuất khẩu 19
CHƯƠNG 3: CÁC VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 20 3.1 Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của hoạt động kinh doanh quốc tế của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường 20
3.1.1 Những thành tựu đạt được 20
3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại 21
3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế 21
3.2 Đề xuất vấn đề nghiên cứu 22
TÀI LIỆU THAM KHẢO 23
Trang 4DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường 3 Bảng 1.1 Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường giai đoạn 2021-2023 5 Biểu đồ 1.1 Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2021-2023 6 Bảng 1.2 Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường giai đoạn 2021-2023 8 Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh rút gọn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường giai đoạn 2021-2023 9 Biểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường từ năm 2021-2023 10 Bảng 2.2 Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường từ năm 2021-2023 11 Bảng 2.3 Sản lượng xuất khẩu một số mặt hàng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường từ năm 2021-2023 12 Bảng 2.4 Kim ngạch xuất khẩu theo từng mặt hàng của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường từ năm 2021-2023 13 Bảng 2.5 Kim ngạch xuất khẩu theo thị trường của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường từ năm 2021-2023 14
Trang 5DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1 Từ viết tắt tiếng Việt:
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Việt
2 Từ viết tắt tiếng Anh:
Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng Việt
USD United States dollar Đô la Mỹ
FCL Full Container Load Hàng nguyên container
D/P Document against Payment Trả tiền để được nhận chứng từ
EVFTA European Union–Vietnam Free
Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu-Việt Nam
Trang 6LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, trường Đại học Thương Mại vì đã truyền đạt những kiến thức bổ ích để chúng em có được nền tảng vững vàng trong quá trình thực tập tại doanh nghiệp Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến giáo viên hướng dẫn TS Nguyễn Vi Lê, người đã luôn hỗ trợ, giúp đỡ tận tình để em có thể hoàn thành bài báo cáo thực tập tổng hợp này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông Sản Mạnh Cường đã giúp em có được cơ hội và môi trường thực tập tốt nhất, cùng toàn thể các anh chị trong công ty đã hỗ trợ, chỉ bảo và truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu
Trong quá trình thực tập và hoàn thành báo cáo, do kiến thức kỹ năng và thời gian còn hạn chế nên khó tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của thầy cô để bài báo cáo thực tập tổng hợp của em được hoàn thiện hơn
Sau cùng, em xin kính chúc thầy cô thật nhiều sức khỏe, chúc quý Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông Sản Mạnh Cường ngày càng phát triển lớn mạnh
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 01 năm 2024
Sinh viên thực tập
Hồng
Lê Thị Thắm Hồng
Trang 7CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN CHẾ BIẾN
NÔNG SẢN MẠNH CƯỜNG 1.1 Thông tin chung
- Tên công ty: Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường
- Tên quốc tế: Manh Cuong Agricultural Processing Group Joint Stock Company
- Logo công ty:
- Trụ sở chính: Tầng 8, số nhà 8, ngõ 50 Nguyễn Hữu Thọ, Phường Đại Kim, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
- Năm 2018, nhận thấy nhu cầu thị trường nước ngoài về các sản phẩm nông sản ngày càng tăng, công ty đã cho xây dựng nhà máy tạị Nam Trực, Nam Định Từ đó mở rộng mạng lưới thị trường trên thế giới bao gồm các nước châu Á, Trung Đông, Bắc Mỹ, Châu Phi Bên cạnh đó, công ty đưa thêm vào danh mục hàng hóa của mình sản phẩm
Trang 8cơm dừa và hạt điều Hai mặt hàng này được công ty kinh doanh bằng hình thức thương mại, có nghĩa là thu mua từ các nhà máy sản xuất trong nước rồi xuất khẩu ra nước ngoài
- Năm 2020, công ty tiếp tục xây dựng thêm một nhà kho mới ở Bình Liêu, Quảng Ninh nhằm tiết kiệm chi phí vận chuyển từ kho ra cảng
- Năm 2021, công ty bắt đầu thâm nhập vào thị trường châu Âu Thị trường này được coi là rất khó tính đối với các mặt hàng nông sản và bước đầu công ty đã phải đối mặt với nhiều thách thức
- Năm 2022, công ty đã xây dựng thêm một nhà kho với với tổng diện tích gần 5000m2 tại Ý Yên, Nam Định Đặc biệt, công ty đã thiết lập được một mạng lưới khách hàng rộng lớn trên thế giới, đặc biệt là bước đầu thành công thâm nhập được vào thị trường châu Âu
- Năm 2023, công ty đã xây dựng nhà máy chạy sạch, đưa tạp chất của hàng hóa xuống gần như 0% theo tiêu chuẩn châu Âu vào tháng 1/2023 Đồng thời công ty đã xây dựng nhà máy nghiền để phục vụ cho việc sản xuất thay vì phải thuê bên ngoài như trước Tới tháng 10, công ty đã nhận được chứng chỉ organic Từ đó, công ty thâm nhập thị trường châu Âu thành công
1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh Cường là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản, gia vị, thực phẩm Sản phẩm chủ yếu của công ty bao gồm: Quế, hoa hồi, hạt tiêu, hạt điều, cơm dừa, cà phê… Những mặt hàng xuất khẩu mà công ty sản xuất là quế, hoa hồi, hạt tiêu Còn các mặt hàng khác thì được công ty thu mua trong nước rồi đem đi xuất khẩu Dưới đây là mô tả chi tiết về một số mặt hàng xuất khẩu chính của công ty:
- Quế: Chủ yếu xuất khẩu các sản phẩm quế chưa qua chế biến, giá xuất khẩu biến
động thất thường theo điều kiện thời tiết và tình hình cung cầu trên thế giới, chất lượng quế phụ thuộc nhiều vào điều kiện bảo quản Quế xuất khẩu được phân loại theo hàm lượng tinh dầu như quế 5% độ dầu, quế 3% độ dầu… hoặc theo hình dạng bên ngoài như quế chẻ, quế ống, quế bột, quế điếu…
Trang 9- Hoa hồi: Đây là mặt hàng khô, không qua chế biến, giá xuất khẩu khá cao nhưng
khối lượng hàng xuất khẩu không nhiều, cơ cấu hồi xuất khẩu chỉ có hồi nguyên cánh hoặc hồi vụn Ngoài ra, hoa hồi cũng được chia theo mùa: Hồi vụ xuân và hồi vụ thu
- Hạt tiêu: Mặt hàng này được chia làm ba loại chính: Hạt tiêu đen, hạt tiêu trắng
và bột tiêu Tiêu đen là loại tiêu phổ biến trên thị trường, có hạt tròn, to, vỏ đen, được phân loại theo khối lượng Tiêu trắng là tiêu đen bị tách lớp vỏ ngoài ra, có màu xám trắng Đây cũng là mặt hàng khô, không qua chế biến và thường được nhập khẩu nhiều vào các quốc gia như Ấn Độ và Trung Đông
1.4 Cơ cấu tổ chức của công ty
Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản
Mạnh Cường
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông
sản Mạnh Cường
- Tổng giám đốc: Là người có quyền lực cao nhất của công ty Giám đốc trực tiếp
chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Pháp luật về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình Cụ thể là lãnh đạo, quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của công ty
xuất khẩu
Nhân viên chứng từ
Trưởng phòng kinh doanh
Nhân viên kinh doanh
Phòng hành chính - nhân sự
Trưởng phòng hành chính
Nhân viên hành chính
Bộ phận sản xuất
và quản lý khoQuản lý sản xuất
Hệ thống nhà máy
Hệ thống kho bãiPhó giám đốc
Trang 10- Phó giám đốc: Quản lý các công việc nội bộ, đưa ra những quyết định về công
ty, hoạch định và thiết lập các chiến lược, kế hoạch về lĩnh vực đối ngoại
- Công ty được phân thành 4 phòng ban với chức năng và nhiệm vụ cụ thể như sau:
+ Phòng kinh doanh xuất khẩu:
• Phòng xuất khẩu: Thực hiện và giám sát việc khai báo hải quan; Làm việc với các hãng giao nhận vận chuyển; Giải quyết mọi vấn đề phát sinh liên quan đến hàng hóa trong quá trình giao nhận; Xử lý và quản lý chứng từ xuất nhập khẩu; Theo dõi quá trình làm hàng và giao nhận hàng hóa; Chịu trách nhiệm phát hành vận đơn lệnh giao hàng…
• Phòng kinh doanh: Tìm kiếm và mở rộng thị trường nhằm đạt mục tiêu về doanh
số, thị phần, xây dựng chiến lược nhằm duy trì và mở rộng thị phần; Thực hiện các hoạt động mua hàng nội địa đối với những sản phẩm công ty không sản xuất khi có hợp đồng
về các sản phẩm này
+ Phòng hành chính – nhân sự:
• Tuyển dụng nhân sự, đào tạo nghiệp vụ, xây dựng chế độ lương thưởng
• Tham mưu cho lãnh đạo công ty về tổ chức bộ máy nhân sự
+ Bộ phận sản xuất và quản lý kho:
• Quản lý sản xuất: Nhận đơn đặt hàng từ bộ phận kinh doanh, phân tích số liệu, lập kế hoạch, lịch trình sản xuất và đóng hàng; Đảm bảo tiến độ sản xuất, số lượng và chất lượng hàng hóa đạt tiêu chuẩn theo đúng kế hoạch đề ra
• Hệ thống sản xuất: Sản xuất dựa theo kế hoạch mà quản lý sản xuất đưa ra
• Hệ thống kho: Mỗi kho có thủ kho chịu trách nhiệm quản lý hàng xuất nhập kho
và hàng tồn mỗi ngày, mỗi tháng và thông báo lại cho bộ phận kinh doanh cũng như bộ phận sản xuất để điều chỉnh lượng sản xuất cho phù hợp
Trang 111.5 Nguồn nhân lực của công ty
Lao động trực tiếp chiếm phần lớn trong tổng số lao động hiện tại của công ty Ngoài ra, vào dịp cao điểm, công ty thường sử dụng thêm nguồn lao động ngoài theo hình thức khoán
Bảng 1.1 Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản
Mạnh Cường giai đoạn 2021-2023
(Đơn vị: Người)
Tiêu chí Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
I Phân theo giới tính
có sự sụt giảm nên họ phải tối ưu chi phí bằng cách sa thải một số nhân sự
Giai đoạn 2022-2023, tổng số lao động không có sự biến đổi nhiều từ 116 lao động giảm xuống còn 114 Mặc dù đã qua thời kỳ COVID-19 khá lâu nhưng kinh tế thế giới vẫn đang chững lại, nên công ty không mở rộng quy mô nhân sự Mặc dù công ty đã xây dựng nhà máy chạy sạch, giai đoạn sơ chế, lọc tạp chất cũng được giảm đi, nhưng những
Trang 12nhân công này đã được chuyển sang làm những công việc liên quan tới sản phẩm hữu
cơ nên không có sự cắt giảm
Tỷ lệ lao động của công ty xét theo giới tính tương đối cân bằng Trong những năm gần đây, tỷ lệ lao động nam chiếm khoảng trên 40% và lao động nữ chiếm gần 60% tổng
số nhân sự của công ty
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp từ Bảng 1.1
Biểu đồ 1.1 Cơ cấu lao động của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản
Mạnh Cường theo trình độ chuyên môn giai đoạn 2021-2023
Dựa theo biểu đồ trên, cơ cấu lao động theo chuyên môn của công ty đang thay đổi theo hướng tích cực, có thể nhận thấy phần trăm lao động có trình độ từ Đại học trở lên
có xu hướng tăng nhẹ còn lao động ở các nhóm khác không có sự thay đổi lớn Cụ thể, năm 2021, lao động trình độ từ Đại học trở lên của công ty chiếm 22%, đến năm 2022 con số này là 24% và đạt 26% vào năm 2023 Tuy nhiên, qua các năm, nhóm lao động này chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu lao động, lao động của công ty chủ yếu là lao động phổ thông Có thể lý giải rằng ngoài hoạt động kinh doanh xuất khẩu, công ty còn thực hiện sản xuất nên cần một số lượng lao động làm việc trong nhà máy và kho bãi Những lĩnh vực này không đòi hỏi quá cao về trình độ của người lao động Nhóm lao động trình độ cao (từ Cao đẳng, Trung cấp trở lên) chiếm tỷ lệ lớn thứ 2, trong đó lao
Sơ cấp, Công nhân kỹ thuật Lao động phổ thông và khác
Trang 13động có trình độ chuyên môn từ Đại học trở lên vẫn chiếm phần hơn Những lao động này chủ yếu tham gia vào hoạt động kinh doanh xuất khẩu Chiếm tỷ lệ thấp nhất là lao động sơ cấp và công nhân kĩ thuật Họ là những người thực hiện nhiệm vụ điều khiển máy móc, góp ý về kĩ thuật
1.6 Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Văn phòng làm việc: Văn phòng có diện tích khoảng 200 m² gồm 5 phòng riêng
biệt Công ty trang bị đầy đủ các trang thiết bị văn phòng: điều hòa, bàn ghế, giấy tờ, máy photocopy, máy fax, máy chiếu… Hệ thống máy tính được kết nối mạng LAN, có đường truyền Internet tốc độ cao (ADSL), có cài đặt các phần mềm quản lý và chấm công Ngoài ra, để phục vụ cho nhân viên, công ty còn có chỗ nghỉ ngơi, phòng ăn, nước uống tạo sự thoải mái và tiện nghi nhất cho nhân viên
- Hệ thống kho bãi, nhà máy:
+ Nhà máy: Tổng diện tích hơn 2000m2 thuộc xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, tỉnh Nam Định Cơ sở vật chất và trang thiết bị tại đây bao gồm: 3 xe tải 5 tấn,1 xe nâng,
4 máy cắt quế, 1 máy sàng
+ Nhà kho 1: Tổng diện tích hơn 5000m2 thuộc thôn Đồng Thắng, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, chủ yếu dùng để nhập nguyên vật liệu về phơi khô sau đó chuyển xuống Nam Định chế biến và đóng gói
+ Nhà kho 2: Tổng diện tích gần 5000m2 thuộc KCN Yên Dương, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định
1.7 Tài chính của công ty
Do đặc điểm của công ty không tập trung vào sản xuất mà chủ yếu là kinh doanh xuất khẩu nên việc phân bổ nguồn vốn của công ty chủ yếu là vốn lưu động, thường chiếm tỷ lệ trên 50% Trong quá trình phát triển, nguồn vốn của công ty luôn được mở rộng và bổ sung Cụ thể, vào năm 2021, nguồn vốn của công ty là 63,54 tỷ đồng Nguồn vốn tiếp tục tăng lên 73,36 tỷ đồng vào năm 2022 và 85,71 tỷ đồng vào năm 2023 Nguồn vốn của công ty đã được cải thiện, góp phần đáng kể trong việc giải quyết nhu cầu vốn
để phục vụ kinh doanh Dưới đây là bảng số liệu thể hiện nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn trong những năm 2021-2023:
Trang 14Bảng 1.2 Nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tập đoàn Chế biến Nông sản Mạnh
Cường giai đoạn 2021-2023
nợ phải trả của công ty hoàn toàn là nợ ngắn hạn trong ba năm trở lại đây Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu cuối năm 2021, 2022 và 2023 lần lượt là 3,66; 3,94 và 4,27 Những con
số này cho thấy tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, cụ thể
là nợ ngắn hạn Cũng có thể thấy rằng khoảng thời gian 2021 - 2023, nợ phải trả chiếm
tỉ lệ tăng dần trong tổng nguồn vốn, từ chiếm 78,54% vào năm 2021 lên 81,01% vào năm 2023 Như vậy, công ty chưa có những thay đổi tích cực về tình hình tài chính đồng thời chưa nâng cao được khả năng chủ động về vốn và kiểm soát công nợ tốt hơn