1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo thực tập khoa kinh tế đại học thương mại tại công ty cổ phần falcom việt nam

33 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Cổ phần Falcom Việt Nam
Tác giả Nguyễn Duy Khánh
Người hướng dẫn ThS. Phan Thị Thu Giang
Trường học Trường Đại học Thương mại
Chuyên ngành Kinh tế & Kinh doanh Quốc tế
Thể loại Báo cáo thực tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 776 KB

Cấu trúc

  • 1.2.2. Nguồn nhân lực của công ty (10)
  • 2.1. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty (17)
  • 2.2. Tình hình xuất khẩu của công ty giai đoạn 2019-2023 (19)
    • 2.2.1. Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty (19)
    • 2.2.2. Xuất khẩu theo mặt hàng (21)
    • 2.2.3. Xuất khẩu theo quốc gia (23)
  • 2.3. Quy trình nghiệp vụ hoạt động kinh tế quốc tế của công ty (24)
  • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU (28)
    • 3.1. Thành công (28)

Nội dung

Nguồn nhân lực của công ty

Bảng 1.3: Tổng số lượng lao động của công ty giai đoạn 2019-2023

Tổng số lao động (người)

Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự

Hiện nay, tổng số lao động của Công ty Cổ phần Falcom Việt Nam là 57 người Nhìn vào bảng 1.3 ta có thể nhận thấy rằng tổng số lao động vào năm 2020 và 2021 có sự biến động nhẹ so với năm 2019 Đặc biệt vào năm 2022, tổng số lao động đã tăng 16% so với năm

2019 và 2020, tăng 9% so với năm 2021 Sự gia tăng số lượng lao động như trên là do quy mô kinh doanh mở rộng và khi thị trường xuất nhập khẩu bắt đầu tăng trưởng trở lại đòi hỏi công ty phải bổ sung nguồn nhân lực để đáp ứng nhu cầu vận hành Tuy nhiên, sang năm 2023, tổng số lao động có xu hướng giảm, giảm 5% so với năm 2022 do tình hình kinh tế nói chung trên thế giới phải chịu tác động của lạm phát toàn cầu tăng cao dẫn đến xu hướng tiêu dùng giảm vì vậy nó cũng ảnh hưởng đến một phần của hoạt động xuất nhập khẩu của công ty nói riêng và của Việt Nam nói chung

Bảng 1.4: Bảng thống kê số lượng nhân viên theo phòng ban của Công ty Cổ phần Falcom Việt Nam giai đoạn 2019-2023

Nguồn: Phòng Hành chính-Nhân sự

Xét về quy mô lao động theo giới tính của công ty, cho đến hiện tại, theo số liệu thu thập được từ Phòng Hành chính – Nhân sự, số nhân viên nữ trong công ty là 38 người, số nhân viên nam là 19 người Đối với các phòng ban, lực lượng lao động nữ chiếm tỷ lệ cao hơn do yêu cầu và tính chất công việc, ví dụ như với phòng chứng từ, kế toán liên quan nhiều đến tài liệu và cần cẩn thận nên số lượng nữ chiếm phần lớn Còn đối với phòng kỹ thuật và dịch vụ kho bãi, công việc cần sự nhanh nhẹn, sức khoẻ tốt để làm việc trực tiếp tại cảng, sân bay nên cơ cấu giới tính hầu hết đều là nhân viên nam để phù hợp với yêu cầu của công ty

Xét về quy mô lao động theo trình độ học vấn dựa trên số liệu thu thập được từ

Phòng Hành chính – Nhân sự, cho đến hiện tại, đội ngũ nhân viên chủ yếu có trình độ đại học cụ thể chiếm trên 70% số lao động qua các năm Số lượng nhân viên có trình độ sau Đại học đạt 10% ( thường tập trung chủ yếu ở vị trí trong Ban Giám đốc, các Trưởng phòng) Như vậy ban lãnh đạo và phần lớn nhân viên của công ty đều được đào tạo bài bản, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao phù hợp với công việc

Xét về quy mô lao động theo tuổi tác dựa trên số liệu thu thập được từ Phòng Hành chính – Nhân sự, cho đến hiện tại, số lao động dưới 35 tuổi là 46 người, số lao động trên

35 tuổi là 11 người Nhìn chung, có thể thấy rằng độ tuổi của nhân viên công ty hầu hết là lao động trẻ dưới 35 tuổi, chiếm hơn 60% qua các năm, những lao động trẻ có nhiều điểm cộng như khả năng tư duy hiện đại, nắm/bắt thích nghi xu hướng nhanh giúp ích nhiều cho các hoạt động kinh doanh của công ty Đội ngũ trên 35 tuổi chủ yếu sẽ là ban giám đốc và các trưởng phòng dày dặn kinh nghiệm Như vậy cơ cấu theo tuổi tác của nhân viên công ty phù hợp với tính chất công việc và yêu cầu về nhân sự

1.2.3 Tài chính của công ty

Nhìn chung, tình hình tài chính của Công ty Cổ phần Falcom Việt Nam diễn ra tương đối ổn định và gần như cũng không chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi đại dịch Covid diễn ra vào năm 2020,2021 Công ty vẫn giữ được mức tăng trưởng khá ấn tượng Bên cạnh đó công ty cũng diễn ra quá trình mở rộng sản lượng điều này cũng khá ảnh hưởng đến tiềm năng phát triển của công ty

Bảng 1.6: Tình hình tài sản của Công ty Cổ phần Falcom Việt Nam giai đoạn 2019-

Năm Tài sản ngắn hạn

Tài sản dài hạn Tổng tài sản

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2019-2023

Qua bảng 1.6, nhìn chung ta có thể thấy rằng trong giai đoạn 2019-2023, tổng tài sản của công ty có xu hướng tăng Trong cơ cấu tài sản của công ty, nguồn tài sản ngắn hạn ngày càng chiếm ưu thế cao hơn so với tài sản dài hạn Điều này đã chứng tỏ sự hiệu quả trong việc mở rộng giao dịch và các lĩnh vực kinh doanh của công ty

Bảng 1.7: Tổng mức và cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty Cổ phần Falcom

Nguồn vốn Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng nguồn vốn

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2019-2023

Qua bảng 1.7 ta có thể thấy rằng, giai đoạn 2019-2023 tỷ lệ nợ phải trả thường áp đảo rất nhiều so với vốn chủ sở hữu, chủ yếu là do mở rộng liên tục khiến cho doanh thu trừ đi vốn góp ban đầu tạo thành vốn chủ sở hữu không có quá nhiều nổi bật Nợ phải trả tăng đều qua các năm 2019-2023 Mặc dù, trong năm 2020 và 2021 có dịch Covid bùng phát nhưng tổng nguồn vốn cũng tăng đáng kể nguyên nhân là do sự tăng mạnh của doanh thu bán ra kéo theo vốn chủ sở hữu cũng tăng

Như vậy, trong giai đoạn 2019-2023, các khoản vốn chủ sở hữu và nợ đều có xu hướng tăng dẫn đến sự tăng trưởng của tổng tài sản cũng như tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Điều này cũng là một điểm tốt khi doanh nghiệp vẫn đang phát triển tốt, tuy nhiên nó cũng là con dao hai lưỡi trong bối cảnh hiện nay khi cung và cầu sụt giảm, nhân công bị cắt giảm khiến cho doanh nghiệp có thể rơi vào khủng hoảng bất cứ lúc nào nếu không có chiến lược, chính sách cụ thể

Bảng 1.8: Bảng hệ số khả năng thanh toán của Công ty Cổ phần Falcom Việt Nam giai đoạn 2019-2023 Tổng tài sản

Tổng số nợ phải trả (VNĐ)

Hệ số khả năng thanh toán tổng quát

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2019-2023

Bên cạnh đó, ta có thể thấy trong bảng 1.8 hệ số khả năng thanh toán tổng quát cũng như khả năng thanh toán ngắn hạn giai đoạn 2019-2023 lần lượt là 1.29, 1.24, 1.2, 1.21, 1.19 Các hệ số này đều lớn hơn 1, nó thể hiện cho khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp ở mức cao và đa số doanh nghiệp sẽ không gặp phải vấn đề trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH XUẤT NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN

Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của công ty

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần Falcom Việt Nam giai đoạn 2019-2023

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2019 - 2023

Nhìn chung, hoạt động kinh doanh của công ty có nhiều biến động trong giai đoạn

• Về tổng doanh thu và lợi nhuận

Từ Bảng 2.1, tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty có nhiều chuyển biến tích cực trong giai đoạn 2019 - 2022 Thuy nhiên, đến năm 2023, tổng doanh thu của công ty giảm trongh khi đó lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng và đạt mức tăng trưởng dương

Năm 2019, tổng doanh thu của công ty đạt 161.26 tỷ VND và công ty thu được lợi nhuận khoảng 9.24 tỷ VND

Năm 2020, tổng doanh thu mà công ty đạt được đã tăng lên khoảng 163.35 tỷ VND, tương đương mức tăng trưởng khoàng 1.29%so với năm 2019 Đồng thời, lợi nhuận của công ty trong năm 2020 cũng tăng lên, đạt 9.98 tỷ VND, tăng khoảng 3.48% so với năm

2019 Nguyên nhân là do công ty đã tìm được giải pháp phù hợp để thích nghi kịp thời và phát triển trong thòi kỳ đại dịch Covid-19

Tiếp tục đà tăng trưởng, tổng doanh thu của công ty tiếp tục tăng trong năm 2021 Tổng doanh thu tăng nhẹ từ 163.35 tỷ VND lên 165.55 tỷ VND, tăng khoảng 1.35% so với năm 2020 Đồng thòi, lợi nhuận của công ty cũng tăng mạnh trong năm 2021, đạt 10.4 tỷ

VND, tương đương với mức tăng 4.22% so với năm trước Mặc dù dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp nhưng dooanh nghiệp đã dần thích nghi và đưa ra được những giải pháp và chính sách hợp lý để hoạt động hiệu quả hơn so với năm 2020 Việc giữ được mức tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức dương trong thời điểm dịch bệnh diễn ra phức tạp là thành công rất lớn của công ty

Năm 2022, tổng doanh thu và lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng mạnh Tổng doanh thu của công ty đạt 171.85 tỷ VND, tăng 3.81% so với năm 2021 Và lợi nhuận của công ty cũng tăng mạnh mẽ, đạt 12.15 tỷ VND, tăng 16.86% so với năm trước Năm 2022 đánh dấu quá trình bình thường hóa xã hội và nền kinh tế sau đại dịch, thị trường xuất nhập khẩu của Việt Nam dần phục hồi và tăng sau dịch Những con số tích cực mà công ty đã đạt được trong năm 2022 chứng tỏ cho thấy tính hiệu quả trong các chính sách mà công ty đã và đang áp dụng Đến năm 2023, tổng doanh thu của công ty giảm xuống còn 161.52 tỷ VND, tương đương giảm 6.01% so với năm 2022 Tuy nhiên, lợi nhuận của công ty tiếp tục tăng mạnh, đạt 14.89 tỷ VND, tăng khoảng 22.54% so với năm năm trước Nguyên nhân là do năm

2023 là một năm khó khăn cho hoạt động xuất nhập khẩu khi nền kinh tế thế giới được dự báo lạm phát cao, kinh tế thế giới bị suy thoái đã kéo theo số lượng đơn hàng xuất khẩu giảm Việc thiếu hụt đơn hàng, sản xuất khó khăn, chi phí sản xuất ngày một tăng cao cũng một phần nào đó gây khó khăn cho công ty Và công ty cũng đã có những biên pháp nhanh chóng và kịp thời để duy trì mức lợi nhuận dương Đây là thánh công nhất của công ty trong tình hình kinh tế khó khăn hiện nay

Từ Bảng 2.1, nhìn chung tổng chi phí của công ty đã có nhiều biến động trong giai đoạn 2019-2023 Tổng chi phí của công ty tăng trong giai đoạn 2019-2022 và giảm trong nămn 2023 Cụ thể:

Năm 2019, tổng chi phí công ty đầu tư cho hoạt động kinh doanh khoảng 151.63 tỷ VND Xét trong giai đoạn 2019-2020, tổng chi phí đã tăng lên 153.37 tỷ VND, tương đương mức tăng 1.14% so với năm trước Nguyên nhân chính là do dịch Covid diễn biến phức tạp, hoạt đọng sản xuất và thương mại quốc tế đều bị ảnh hưởng đã làm tổng mức chi phí đầu tư cho hoạt động kinh doanh của công ty đẫ tăng

Năm 2021, tổng chi phí chi cho hoạt động kinh doanh của công ty tăng lên, đạt 155.15 tỷ VND, tương đương mức tăng 1.16% so với năm 2020 Biến động của con số này không nhiều do quy mô của công ty chưa thể mở rộng được nhiều trong đại dịch Covid -

Sang đến năm 2022, tổng chi phí của công ty tăng lên, đạt 159.7 tỷ VND, tăng 2.93% so với năm trước Đây là năm công ty đã áp dụng thành công các chính sach và giải pháp phát triển phù hợp trong địa dịch Covid 19

Năm 2023,do tình hình kinh tế đang suy thoái, hoạt đọng xuất nhập khẩu diễn ra khá khó khăn là nguyên nhân tác đọng đến tổng chi phí kinh doanh của công ty giảm Tổng chi phí đạt khoảng 146.63 tỷ VND, giảm 8.18% so với năm trước.

Tình hình xuất khẩu của công ty giai đoạn 2019-2023

Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty

Bảng 2.2 Tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty Cổ phần Falcom Việt Nam giai đoạn 2019-2023

Tổng kim ngạch xuất khẩu

Nguồn: Báo cáo tài chính giai đoạn 2019 - 2023

Từ Bảng 2.2, nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty có nhiều biến động qua các năm trong giai đoạn 2019-2023 Cụ thể:

Năm 2019, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 37.58 tỷ VND Đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu giảm xuống còn 36.24 tỷ VND, tương đương giảm 3.57%so với năm trước Nguyên nhân chính là do dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hương đến tình hình xuất khẩu của công ty nói riêng và cả nước nói chung

Năm 2021, kim ngạch xuất khẩu có xu hướng tăng trở lại, đạt 38.65 tỷ VND, tăng 6.65% so với năm trước Sự tăng trưởng trờ lại này là do thế giới đang dần thích nghi với đại dịch Covid -19, các hoạt động thương mại quốc tế ban đầu được diễn ra khá thuận lợi, các doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu nhiều hơn gắn liền với các chính sách phát triển hợp lý trong giai đoạn này

Năm 2022, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tăng mạnh trở lại, tăng gần 8 tỷ VND, đạt 46.21 tỷ VND so với năm 2021 Tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng khoảng

19.58% so với năm trước Đây là mức tăng mạnh nhất trong giai đoạn 2019-2023 Năm

2022 là năm tình hình kinh tế đã ổn định, sản xuất và xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam đã dần được phục hồi, nối lại các hoạt động giao thương giúp cho kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh

Năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty giảm mạnh, đạt 37.45 tỷ VND, giảm 18.97% so với năm 2022 Đây là năm có mức giảm mạnh nhất của tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty trong giai đoạn 2029-2023 Nguyên nhân chính là do tình hình kinh tế trên thế giới đang gặp khó khăn nên nó cũng ảnh hưởng đến tình hình xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của công ty nói riêng

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đẩy mạnh phát triển thị trường ngoài nước bằng cách tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại hướng đến những thị trường mới, thị trường còn tiềm năng như: Ấn Độ, châu Phi, Trung Đông và châu Mỹ La tinh, Đông Âu… Đặc biệt, đẩy mạnh phát triển xuất nhập khẩu thông qua hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới Nhận thấy được tiềm năng phát triển, công ty đã tiến hành xuất khẩu chủ yếu máy móc thiết bị dùng trong sản xuất sang thị trường chính là Châu Phi.

Xuất khẩu theo mặt hàng

Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Công ty Cổ phần Falcom giai đoạn 2020 – 2023

Trị giá (VNĐ) Tỷ lệ (%)

Trị giá (VNĐ) Tỷ lệ (%)

Trị giá (VNĐ) Tỷ lệ (%)

Trị giá (VNĐ) Tỷ lệ (%)

Falcom tập trung vào 5 mặt hàng xuất khẩu chính: máy cưa lọng đứng, máy khoan CNC 6 mặt, máy bóc gỗ, máy cưa bàn trượt, máy chà Đây hầu hết là các máy móc chính dùng trong sản xuất gỗ Hoạt động xuất khẩu máy móc thiết bị này cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu của doanh nghiệp cụ thể nó chiếm khoảng hơn 20% về sản lượng kinh doanh của doanh nghiệp

Trong giai đoạn 2020- 2023, sản phẩm có độ tăng trưởng nhiều nhất đặc biệt phải kể đến là máy bóc gỗ Cụ thể giai đoạn 2020- 2023, sản phẩm này đều có sản lượng tăng qua các năm và tăng nhiều nhất vào năm 2022 với doanh thu 13,276,670,436 VND và tương ứng với 28.7% tổng doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu Vào năm 2021 và năm

2023, doanh thu từ máy bóc gỗ chiếm 28.1% doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu Vào năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid gây ra nhiều khó khăn, tuy nhiên nó cũng giảm không đáng kể, vẫn chiếm tới 26.8% tổng doanh thu từ hoạt động xuất nhập khẩu Như vậy, ta có thể thấy rằng doanh thu từ mặt hàng này luôn duy trì ở mức ổn định

Một sản phẩm nữa cũng có đà tăng trưởng không kém cạnh máy bóc gỗ đó chính là máy cưa lọng đứng Trong năm 2023, sản phẩm này đã chiếm tỷ lệ doanh thu cao nhất trong giai đoạn 2020- 2023 ở mức 22.5% với doanh thu đạt 8,415,399,626 VND Giai đoạn 2020-2022, mức doanh thu dao động từ tương ứng với tỷ lệ từ 20% đến 21.6%

Các mặt hàng như máy khoan CNC 6 mặt, máy chà hay máy cưa bàn trượt cũng đều có tốc độ tăng trưởng khá đồng đều luôn dao động với tỷ lệ từ 10% đến 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty Các mặt hàng này cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tổng doanh thu từ hoạt động xuất khẩu cho công ty.

Xuất khẩu theo quốc gia

Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu theo quốc gia của Công ty Cổ phần Falcom giai đoạn 2019-2023

Lãnh đạo Cục Xúc tiến thương mại thông tin: Bên cạnh các mặt hàng xuất khẩu sang châu Phi như nông sản, dệt may, da giày đã có thêm những mặt hàng công nghiệp có giá trị gia tăng cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại di động, máy móc, thiết bị phụ tùng và máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất là một trong số đó Hơn thế nữa, môi trường kinh doanh ngày càng được cải thiện nhờ xu thế hòa bình và tăng cường liên kết khu vực nên dư địa để mở rộng hợp tác song phương là rất lớn Nhiều yếu tố thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam hợp tác đầu tư sản xuất và xuất khẩu sang thị trường khối châu Phi Việt Nam và các nước trong khối đã có quan hệ hợp tác kinh tế; đã có chuyên gia Việt Nam sang các nước châu Phi hỗ trợ phát triển trong một số lĩnh vực; châu Phi là thị trường có nhu cầu lớn với nhiều mặt hàng thế mạnh của Việt Nam; khu vực cũng có nguồn lao động và tài nguyên dồi dào…Tóm lại, Việt Nam đã có dấu ấn cũng như uy tín tại thị trường khối châu Phi nên thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp hợp tác trong lĩnh vực thương mại

Nhận thấy Châu Phi là một thị trường tiềm năng, Falcom đã tập trung xuất khẩu vào thị trường này có thể kể đến đó là Nam Phi, Angola, Mozambique, Congo,…

Nam Phi là thị trường xuất khẩu trọng điểm của công ty Lý do chọn Nam Phi là thị trường xuất khẩu chính của công ty do Nam Phi là quốc gia phát triển hàng đầu về kinh tế, xã hội, chính trị ở châu Phi và hiện cũng đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại Châu Phi Chính vì vậy, Nam Phi có mức kim ngạch xuất khẩu tăng dần trong giai đoạn 2020-2023

Tiếp theo đứng thứ 2 trong thị trường xuất khẩu của công ty đó là Angola Kim ngạch xuất khẩu sang nước này cũng luôn duy trì ở mức ổn định

Cuối cùng là Mozambique, Úc và các nước khác cũng đóng góp một phần không nhỏ vào tỷ trọng tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của công ty.

Quy trình nghiệp vụ hoạt động kinh tế quốc tế của công ty

Bước 1: Xúc tiến sản phẩm

Phòng kinh doanh sẽ tiến hành thúc đẩy doanh số bán của sản phẩm dưới định hướng của ban lãnh đạo bằng những hoạt động xúc tiến nhằm vào các nhà phân phối và những người bán lẻ sản phẩm, người tạo nên kênh phân phối

Các hình thức xúc tiến sản phẩm mà doanh nghiệp sử dụng phổ biến là:

- Trưng bày tại điểm mua hàng bao gồm các giá bày hàng, băng rôn, áp phích, bảng giá, và các máy phân phát sản phẩm tự động.

- Các cuộc thi trong đó các tổ nhóm và các cá nhân những người bán hàng của nhà phân phối được trao giải thưởng cho các nỗ lực bán hàng.

- Triển lãm thương mại là những sự kiện được sắp xếp theo lịch trình một cách thường xuyên ở nơi mà các nhà sản xuất trưng bày sản phẩm và cung cấp thông tin.

- Các hội nghị khách hàng, tại đó các thông tin và những vật dụng hỗ trợ được trao cho các thương nhân.

- Tiền thanh toán phụ thêm trao cho những người bán lại đạt được các mục tiêu bán hàng đã công bố.

- Phần thưởng trách nhiệm, những phần thưởng dưới dạng hàng tặng phẩm, hoặc vật trưng bày được trao cho người bán lại khi mua số lượng hàng lớn

- Các thỏa thuận buôn bán, các chiết giá để đạt được các đòi hỏi mua hàng nhất định.

Bước 2: Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương

Bộ phận thực hiện: Phòng kinh doanh hoặc Giám đốc (với lô hàng giá trị lớn) Hợp đồng thương mại là một chứng từ quan trọng để làm cơ sở cho các chứng từ còn lại, thể hiện ký kết giao dịch giữa hai bên Vì vậy, Công ty luôn chú ý kiểm tra chính xác các nội dung được ghi trên hợp đồng.

Với những đối tác mới sẽ tiến hành gặp mặt trực tiếp, tiến hành tư vấn cho khách, xây dựng các điều khoản cơ bản của hợp đồng Còn với các đối tác lâu năm thì các điều khoản cơ bản (thông tin bên bán và bên mua, tên hàng hoá, xuất xứ, số lượng, chất lượng, giá cả, điều khoản Incoterm 2010, hình thức và các điều khoản thanh toán, đóng gói, giao hàng và các chứng từ được yêu cầu) đã được xây dựng từ đầu và cứ thế áp dụng cho những lần sau

Hình thức đàm phán được đơn giản hóa qua fax, email, điện thoại vì các đối tác cung cấp đến nay đã được hình thành tạo mối quan tin cậy Mỗi lần nhập hàng mới gửi mail thông báo bên phía đối tác về số lượng hàng, các mốc thời gian

Bước 3: Chuẩn bị hàng xuất khẩu

Bộ phận thực hiện: Nhân viên kho bãi của Phòng kỹ thuật và dịch vụ kho bãi

Nội dung thực hiện: Nhân viên tổ chức thu gom hàng hóa và đóng gói bao bì thành lô hàng xuất khẩu, đồng thời đánh dấu kỹ mã hiệu hàng hoá Sau đó, sẽ tiến hành giao hàng cho đối tác vận chuyển theo lịch trình đã thống nhất trong hợp đồng, đồng thời cung cấp các chỉ dẫn cần thiết để đảm bảo việc giao hàng diễn ra thuận lợi Hãng vận chuyển có thể là hàng không hoặc đường biển, tùy thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.

Bước 4: Đóng gói hàng, ký hiệu chuyên chở (shipping mark)

 Đóng gói hàng tại kho:

Trong giai đoạn này, công ty phải ghi đầy đủ thông tin trên lô hàng theo yêu cầu của khách hàng (vì có liên quan đến hợp đồng ngoại thương) Các thông tin bao gồm: tên mặt hàng, nước sản xuất, trọng lượng tịnh, trọng lượng bì, các ký hiệu hướng dẫn vận chuyển (hàng dễ vỡ, hàng cồng kềnh,…).

Quy trình đóng hàng tại cảng cũng khá tương tự như với đóng hàng tại kho Tuy nhiên, đóng hàng tại cảng đòi hỏi nhiều giấy tờ và thủ tục hơn Thông thường khi đóng hàng tại cảng, sẽ phải thuê công nhân đóng hàng của cảng.

Bước 5: Làm thủ tục hải quan Đây là một bước cũng rất quan trọng trong quy trình xuất khẩu hàng hóa Bước này bao gồm các công việc sau: mở tờ khai hải quan, đăng ký tờ khai, đóng phí, lấy tờ khai, thanh lý tờ khai, vào sổ tàu, thực xuất tờ khai hải quan.

 Mở tờ khai hải quan: Để có thể mở được tờ khai hải quan, doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau: giấy giới thiệu nhân viên giao nhận; giấy tiếp nhận hồ sơ do hải quan cấp (2 bản); tờ khai hải quan (2 bản); hợp đồng ngoại thương (bản sao); hóa đơn thương mại (invoice) và phiếu đóng hàng (packing list).

 Đăng ký tờ khai: Đăng ký viên sẽ dựa vào những thông tin trên bước mở tờ khai để nhập thông tin và trình lãnh đạo hải quan ký để lô hàng xuất đi được thông quan Nếu lô hàng không có bất cứ một vấn đề gì thì sẽ được vào luồng xanh Ngược lại, nếu lô hàng rơi vào diện bị kiểm tra thì có thể vào luồng vàng hoặc luồng đỏ.

 Đóng phí: Doanh nghiệp tiến hành đóng phí làm thủ tục hải quan.

Bộ phận hải quan sẽ ghi số container và số seal vào mặt sau của tờ khai (phần dành cho hải quan).

Người làm thủ tục hải quan sẽ trình tờ khai đã được hoàn thiện để nhân viên thương vụ cảng kiểm tra container và seal đã được hạ chưa và hạ có đúng không Xong bước này, container sẽ được nhận vào hệ thống của cảng.

Khi container đã được hạ thì tiếp theo sẽ được vào sổ tàu Nhân viên giao nhận phải ký vào biên bản bàn giao và xác nhận tình trạng container.

 Thực xuất tờ khai hải quan:

Sau khi lô hàng đã được giao cho khách thì nhân viên giao nhận phải làm thực xuất cho lô hàng, bao gồm các giấy tờ: tờ khai hải quan (1 bản chính, 1 bản sao), commercial invoice (1 bản chính), vận đơn đường biển (bill tàu).

Bước 6: Giao hàng cho tàu

MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT NGHIÊN CỨU

Thành công

Thứ nhất, với việc hình thành và phát triển được gần 10 năm, Falcom cũng đạt được những thành công nhất định Cụ thể, tỷ trọng xuất khẩu của công ty luôn có sự nhảy vọt qua các năm, kim ngạch xuất khẩu luôn diễn ra ở mức tương đối ổn định, bên cạnh đó nguồn doanh thu và lợi nhuận đem lại cũng khá cao càng khẳng định thêm sự phát triển cũng như vị thế của công ty

Thứ hai, công ty luôn đưa ra được các giải pháp chính sách kịp thời để đảm bảo được hoạt động kinh doanh của công ty đặc biệt là trong đại dịch COVID 19

Thứ ba, công ty luôn nắm bắt nhanh nhạy tình hình kinh tế cũng như về các hiệp định, các thương vụ thương mại mà Việt Nam tham gia để tập trung phát triển vào các thị trường tiềm năng

Thứ tư, công ty đã và đang trở thành một trong những đơn vị đi đầu trong việc xuất khẩu máy móc, thiết bị dùng trong sản xuất không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới

Tuy nhiên bên cạnh những thành công thì công ty cũng có những hạn chế nhất định

Có thể kể đến một số vấn đề cụ thể sau:

Thứ nhất, tình hình tài chính của công ty là vấn đề trực chờ báo động nhất của Falcom khi chỉ có được báo cáo kiểm toán ngoại trừ dẫn đến kém sự thu hút đối với các nhà đầu tư và khiến các chuyên gia tài chính quan ngại về sức khỏe tài chính của công ty này

Thứ hai, về quản trị nguồn nhân lực, khó khăn trong công tác đào tạo bài bản các đội ngũ nhân viên tại phòng ban dẫn tới việc thiếu hụt nhân sự

Thứ ba, khoảng cách địa lý và hạ tầng vận chuyển, khoảng cách địa lý xa cách làm tăng chi phí vận chuyển và thời gian giao hàng, đồng thời cản trở quá trình xuất khẩu

Thứ tư, thách thức về hạ tầng và logisitics: Hạ tầng vận tải và logistics ở một số quốc gia Châu Phi có thể kém phát triển Cơ sở hạ tầng đường bộ, đường sắt, cảng biển và sân bay không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu hiện tại và tương lai Điều này gây ra sự trễ trên chuỗi cung ứng và tăng chi phí vận chuyển

3.1.3 Nguyên nhân của những hạn chế

Thứ nhất, vấn đề tài chính có thể do bộ máy tổ chức và con người vận hành chưa có được một chiến lược cụ thể và dài hạn để đương đầu Do đó, để hạn chế tình trạng này, điều duy nhất có thể làm của doanh nghiệp là đẩy mạnh kiểm soát nội bộ, sử dụng các dịch vụ tư vấn của bên ngoài để có thể vượt qua được cơn khủng hoảng

Thứ hai, nguồn nhân lực của nước ta còn chưa được đào tạo bài bản, việc cập nhật kiến thức cũng như thông tin còn chậm Điều này dẫn đến, doanh nghiệp phải mất thời gian dài để đào tạo một nhân viên thuần thục trong công việc Ngoài ra, lao động còn thiếu các kỹ năng mềm cũng như trình độ ngoại ngữ, kỹ năng công nghệ thông tin

Thứ ba, chính sách quản lý chưa hợp lý, chưa khai thác được hiệu quả các nguồn lực hiện tại

Thứ tư, do nguyên nhân khoảng cách địa lý xa nên việc vận chuyển hàng hóa giữa chúng sẽ tốn thời gian và năng lượng hơn Cần phải sử dụng nhiều phương tiện vận tải và chạy qua nhiều tuyến đường, điều này tăng chi phí vận chuyển Khi đi qua khoảng cách địa lý xa cách, phương tiện vận chuyển cần tiêu thụ nhiều nhiên liệu hơn Điều này dẫn đến cao hơn trong quá trình vận chuyển xa cách Bên cạnh đó, còn có thách thức về thời tiết và môi trường Các yếu tố này có thể gây trễ trong việc vận chuyển và yêu cầu thêm các biện pháp bảo vệ môi trường hoặc phương pháp vận chuyển đặc biệt, tăng thêm chi phí và thời gian

3.2 Vấn đề đặt ra trong hoạt động kinh doanh quốc tế của Công ty

Thứ nhất, về hoạt động xúc tiến thương mại, doanh nghiệp chưa thực sự khai thác tối đa tiềm năng từ các thị trường tiềm năng, chẳng hạn như Úc Do đó, công ty cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến để thu hút nhiều khách hàng đối tác hơn; tăng cường nghiên cứu tìm kiếm thị trường, nhu cầu người dùng, đối thủ cạnh tranh, những điểm mạnh, yếu của mình để khai thác các thị trường tiềm năng này tốt hơn

Thứ hai, tuân thủ các quy định và thủ tục hải quan, chuẩn bị các giấy tờ và chứng từ đúng cách Đây là những yếu tố quan trọng trong việc xuất khẩu Công ty cần phải nắm vững các quy định này để tránh xử lý sai hoặc trễ hạn trong quá trình xuất khẩu

Thứ ba, quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái bởi biến động tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến giá trị hàng hóa và lợi nhuận của công ty, do đó cần có chiến lược quản lý rủi ro tỷ giá hối đoái thích hợp

Thứ tư, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ nhân sự, phân bố nhân sự hợp lý đặc biệt là ở phòng kinh doanh để thực hiện chuyên môn hóa và tối ưu hóa hiệu suất làm việc

3.3 Đề xuất vấn đề nghiên cứu

Ngày đăng: 16/04/2024, 14:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN