➢ Đến nay: Công ty tập trung vào hoạt động kinh doanh và nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng.. 1.2 Lĩnh vực hoạt động chính Hiện tại, Kinh doanh và nhập khẩu máy móc xây dựng đ
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
Đơn vị thực tập
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG
VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:
Lớp: K56E3
Mã sinh viên : 20D130191
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Báo cáo thực tập này là kết quả của quá trình học tập thực tế và rèn luyện của em tại Công ty cổ phần Phát triển máy xây dựng Việt Nam Để có kết quả và hoàn thành bài báo cáo này trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các anh chị tại phòng Nhập Khẩu của Công ty đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đã tạo mọi điều kiện để em có cơ hội được học hỏi và cung cấp những thông tin, số liệu thực tế để em hoàn thành báo cáo này
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn đến Quý thầy cô giảng viên khoa Kinh tế và kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Thương mại đã chỉ dạy cho em những kiến thức cần thiết và quan trọng cần có để hoàn thành bài kiến tập lần này Đặc biệt,
em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Lê Hải Hà – giảng viên hướng dẫn trực tiếp, đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình viết báo cáo thực tập
Tuy nhiên, do bản thân em còn nhiều hạn chế về kiến thức và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ nên trong quá trình thực tập và hoàn thiện bài báo cáo này không thể tránh được những thiếu xót khi tìm hiểu, đánh giá và trình bày báo cáo về Quý Công ty Em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các mọi người trong công ty để bài báo cáo của em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ iii
DANH MỤC VIẾT TẮT iv
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM 1
1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty 1
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty 1
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty 1
1.2 Lĩnh vực hoạt động chính 2
1.3 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực 2
1.3.1 Cơ cấu tổ chức 2
1.3.2 Nguồn nhân lực 4
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật 5
1.5 Tài chính của công ty 6
CHƯƠNG 2.HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM 6
2.1 Khái quát hoạt động kinh doanh của công ty 6
2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam 8
2.2.1 Quy trình nhập khẩu của công ty Cổ phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam 8
2.2.2 Tình hình nhập khẩu của công ty Cổ phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam 13
CHƯƠNG 3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ ĐỀ XUẤT VẤN ĐỀ 19
NGHIÊN CỨU 19
3.1 Đánh giá hoạt động kinh doanh của công ty 19
3.1.1 Những thành tựu đạt được 19
3.1.2 Những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân 19
3.2 Đề xuất hướng các vấn đề nghiên cứu làm khóa luận tốt nghiệp 20
Trang 4DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam 2
Sơ đồ 2.1 Quy trình nhập khẩu của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam 8
Hình 2.1 Giao diện hệ thống giao dịch Bitrix24 của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam 10
Bảng 1.1 Giới thiệu Công ty cổ phần Phát triển máy xây dựng Việt Nam 1Bảng 1.2 Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam giai đoạn 2021-2023 5 Bảng 1.3 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam giai đoạn 2021-2023 6 Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam giai đoạn 2021-2023 7 Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam giai đoạn 2021-2023 14 Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo sản phẩm của của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam giai đoạn 2021-2023 17
Biểu đồ 2.1 Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam giai đoạn 2021-2023 7 Biểu đồ 2.2 Kim ngạch nhập khẩu của của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam giai đoạn 2021-2023 13 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam giai đoạn 2021 -2023 15
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮT STT Tên viết tắt Nghĩa tiếng anh Nghĩa Tiếng Việt
Freight
Điều kiện tiền hàng, phí bảo hiểm
và cước phí
Regional Comprehensive Economic Partnership
Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực
Trang 6CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY
XÂY DỰNG VIỆT NAM 1.1 Khái quát quá trình hình thành và phát triển của công ty
1.1.1 Giới thiệu chung về công ty
Công ty Cổ phần Phát triển máy xây dựng Việt Nam tiền thân là trung tâm xúc tiến xuất nhập khẩu Thiết bị xây dựng, được khởi nghiệp từ những năm 2002-2005 tại Hà Nội Định hướng chiến lược phát triển của công ty là trở thành tập đoàn số 1 Việt Nam, phát triển
ra khắp thế và hướng tới một Tập đoàn đa ngành: máy móc, thương mại điện tử… nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững trong tương lai
Bảng 1.1 Giới thiệu Công ty cổ phần Phát triển máy xây dựng Việt Nam
Tên doanh nghiệp CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÁY XÂY
DỰNG VIỆT NAM
DEVELOPMENT JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt VINACOMA., JSC
Địa chỉ Số 20, ngõ 189 Hoàng Hoa Thám, phường Liễu Giai,
Quận Ba Đình, Hà Nội
Mã số thuế 0102935771
Chủ sở hữu Phan Văn Hải
Ngày thành lập 24/09/2008
Điện thoại 0422 210 943
Loại hình pháp lý Công ty cổ phần
1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Vinacoma.,JSC đã trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, đến nay công ty đã là 1 trong đơn vị hàng đầu Việt Nam về phân phối máy xây dựng, đã hợp tác được với nhiều đối tác lớn, cung cấp nhiều các máy móc cho nhiều công trình lớn
➢ 2002 – 2005: Thành lập trung tâm hỗ trợ xúc tiến xuất nhập khẩu, hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp nhập khẩu vật tư, thiết bị máy móc xây dựng từ Nhật Bản
➢ 2005 – 2008: Chuyển hướng từ trung tâm sang mô hình doanh nghiệp
Trang 7➢ 2008 – 2011: Thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu máy móc xây dựng và hỗ trợ các doanh nghiệp trong ngành mở rộng và phát triển thị trường từ khắp các quốc gia trên thế giới Phát triển và mở rộng sang nhiều lĩnh vực, phân phối thiết bị cho nhiều hãng nổi tiếng trên thế giới như Kato, Komatsu, Hitachi,CAT, Truyền thông, Chuỗi bán lẻ điện máy xây dựng
➢ 2015 – 2017: Duy trì sự tăng trưởng và hoạt động kinh doanh trở lại và năm 2017 đạt được những thành tích về kinh doanh và quy mô lớn hơn, là tiền đề để tiếp theo trong kế hoạch lộ trình phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong những năm tới
➢ Từ năm 2017: Chuyển đổi mô hình công ty sang hoạt động tập đoàn và phát triển các công ty thành viên và lĩnh vực kinh doanh đầu tư trọng điểm, tiềm năng và theo xu hướng
➢ Đến nay: Công ty tập trung vào hoạt động kinh doanh và nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng Trải qua quá trình hình thành và phát triển đến nay, công ty đã và đang lớn mạnh về quy mô và chất lượng
1.2 Lĩnh vực hoạt động chính
Hiện tại, Kinh doanh và nhập khẩu máy móc xây dựng đang là một trong những lĩnh vực hoạt động chính của công ty Vinacoma., JSC tiến hành nhập khẩu các dòng sản phẩm máy móc, thiết bị xây dựng đã qua sử dụng từ nước ngoài Sau đó công ty sẽ tiến hành hoạt động kinh doanh máy móc xây dựng đã qua sử dụng nhập khẩu được Các dòng sản phẩm máy xây dựng chính mà Công ty tiến hành nhập khẩu và kinh doanh gồm có:
- Máy và thiết bị làm đất (Máy xúc, máy ủi, xe lu, thiết bị bê tông…)
- Máy và thiết bị nâng hạ (Xe cẩu, xe nâng…)
- Thiết bị xây dựng khác ( máy phát điện, thiết bị khoan, )
- Phụ tùng
1.3 Cơ cấu tổ chức và nguồn nhân lực
1.3.1 Cơ cấu tổ chức
Vinacoma có kiểu cơ cấu tổ chức theo chức năng Với cơ cấu tổ chức như vậy, từng chức năng được tách riêng cho một bộ phận đảm nhận Nhờ đó, việc quản trị sẽ trở nên dễ dàng, trách trường hợp công việc bị chồng chéo giúp ra tăng hiệu quả quản trị
Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tổ chức Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt
Trang 8Nguồn: phòng Hành chính - nhân sự
Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:
- Hội đồng quản trị:Thực hiện chức năng quản lý công ty thay cho Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty
- Ban kiểm soát: Có chức năng chính là giám soát quản trị nội bộ và hoạt động kinh doanh của công ty, đồng thời thẩm định, đánh giá công tác và báo cáo tài chính của công ty
- Ban giám đốc: bộ phận có chức năng quản lý, điều hành các hoạt động kinh doanh của công ty đảm bảo rằng việc kinh doanh được thực hiện như quy định của pháp luật Ban giám đốc bao gồm tổng giám đốc và phó giám đốc
-Phòng kinh doanh:chức năng chính của phòng ban này là đảm bảo doanh thu cho công ty Phòng kinh doanh có nhiệm vụ lập các kế hoạch kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và trình ban giám đốc
-Phòng nhập khẩu: bộ phận nhập khẩu của công ty có nhiệm vụ thực hiện các nghiệp vụ như việc tìm kiếm khách hàng trong nước, đàm phán thuyết phục khách hàng sử dụng các dịch vụ của công ty như nhập khẩu, mua hàng hóa
-Phòng Marketing-IT: Phụ trách việc quảng bá các sản phẩm và hình ảnh thương hiệu của công ty, tiếp cận khách hàng mục tiêu, hỗ trợ xây dựng hệ thống dữ liệu và đảm bảo máy móc, thiết bị mạng hoạt động tốt
- Phòng tài chính kế toán: Phụ trách công việc thu chi của công ty, quản lý vật tư, tài sản, tiền vốn và các quỹ trong hoạt động kinh doanh đúng pháp luật Bộ phận này cũng trực
Trang 9tiếp tham gia vào quá trình bán hàng, quyết toán chi phí từng đơn hàng và công nợ với khách hàng
- Phòng hành chính nhân sự: Bộ phận hành chính nhân sự có chức năng lập và triển khai các kế hoạch tuyển dụng nhằm đáp ứng yêu cầu nhân lực của các bộ phận, nâng cao hình ảnh của công ty Đề xuất với cấp trên trực tiếp về mọi sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng công việc nội bộ
- Phòng kho vận: Bộ phận đảm nhiệm chức năng liên quan tới việc đảm bảo chất lượng hàng hóa được lưu kho, kiểm soát số lượng hàng hóa trong kho và hàng tồn kho,
1.3.2 Nguồn nhân lực
Yếu tố con người luôn là yếu tố mà công ty Vinacoma chú trọng, do đó công ty đã nỗ lực không ngừng để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng Đội ngũ cán bộ nhân viên được đánh giá là có tinh thần trách nhiệm cao, tận tâm với công việc luôn chủ động tìm tòi và học hỏi kinh nghiệm
Trang 10Bảng 1.2 Cơ cấu nhân sự của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt
Nam giai đoạn 2021-2023
Nguồn: Phòng Hành chính - nhân sự
Qua bảng số liệu trên, số lượng lao động của công ty đang có xu hướng tăng dần và tăng lên khoảng 36 % vào năm 2023 so với năm 2021 Trong đó:
nhiên sự chênh lệnh này đang có xu hướng giảm dần từ 47% vào năm 2021 còn 38.2% vào năm 2023 Sự chênh lệnh này cũng dễ dàng có thể lý giải khi lĩnh vực hoạt động của công ty chủ yếu là về máy móc xây dựng, lĩnh vực này sẽ thường là lợi thế với nam hơn là nữ khi đòi hỏi một sự am hiểu nhất định về máy móc, thông số kỹ thuật
18-25 tuổi (trên 50%) và 25-35 tuổi (trên 34%) Với lực lượng lao động trẻ này thì sẽ dễ dàng thích nghi với môi trường đòi hỏi tính thích nghi cao và chịu áp lực lớn trong thương mại quốc tế này
đều có trình độ học vấn tương đối cao Số lao động có trình độ học vấn là đại học chiếm
nhiều nhất ( trên 53%), tiếp đó là Cao đẳng (trên 17%)
1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật
Công ty cổ phần tập Phát triển máy xây dựng Việt Nam có trụ sở chính tại ngõ 189 Hoàng Hoa Thám, Phường Liễu Giai, Quận Ba Đình, Hà Nội Văn phòng làm việc hiện đại, thoáng mát, sạch sẽ được trang bị đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho công việc, mạng internet ổn định, phần mềm riêng cho nhân viên liên hệ và làm việc với khách hàng Bên cạnh đó,
Trang 11công ty còn có kho bãi có diện tích lên tới 13.244 m2 ở cầu Đông Trù, đường Trường Sa, Đông Anh, Hà Nội.Chức năng chính của kho bãy này để tiếp nhận, kiểm tra, bảo quản các thiết bị máy móc được nhập khẩu từ nước ngoài sau đó chuyển tới tay khách hàng
1.5 Tài chính của công ty
Bảng 1.3 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng
Việt Nam giai đoạn 2021-2023
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng tổng tài sản của Vinacoma không ngừng tăng trong
ba năm vừa qua, tính đến hết năm 2023 đạt hơn 167 tỷ đồng, tăng 1.3 lần so với năm 2021 Trong đó tài sản ngắn hạn luôn lớn hơn tài sản dài hạn, cụ thể tài sản ngắn hạn lớn gấp hai lần tải sản dài hạn
Xét về tổng nguồn vốn của công ty thì bên cạnh vốn chủ sở hữu công ty cũng liên tục huy động các nguồn vốn từ bên ngoài để có thể mở rộng và gia tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp Các nguồn vốn huy động bên ngoài của công ty đến từ: Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng tư nhân, Nhìn vào bảng số liệu trên có thể thấy rằng nguồn vốn huy động
từ bên ngoài của công ty ngày càng ra tăng, phần nào đó cũng phản ánh mong muốn được mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của Vinacoma
CHƯƠNG 2.HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN MÁY XÂY DỰNG VIỆT NAM
Trang 12Vinacoma.,JSC tập trung đẩy mạnh lĩnh vực kinh doanh và nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng đã qua sử dụng Công ty đã hợp tác với các doanh nghiệp lớn trong ngành máy móc và thiết bị xây dựng như Kato, Komatsu, Hitachi, CAT, để có thể phân phối được các sản phẩm máy móc, thiết bị chất lượng nhất đến tay khách hàng
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây Dựng
Việt Nam giai đoạn 2021-2023
Đơn vị: Tỷ đồng
Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán
Biểu đồ 2.1 Doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy
Xây Dựng Việt Nam giai đoạn 2021-2023
Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán
Thông qua bảng số liệu cũng như biểu đồ về kết quả kinh doanh của công ty 3 năm trở lại đây tương đối là khởi sắc Trong đó tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của Vinacoma.,JSC đã không ngừng gia tăng từ năm 2021 đến năm 2023
Năm 2021, doanh thu của công ty đạt mức thấp nhất khoảng 62.34 tỷ đồng và biên lợi nhuận sau thuế cũng đạt mức thấp nhất 7.94% Điều này có thể lý giải rằng, trong năm
2021 do sự bùng phát mạnh mẽ của dịch Covid 19 khiến cho hầu hết các doanh nghiệp nói chung đều gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh do các lệnh giãn cách từ nhà
9.56
0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00
Trang 13nước.Vinacoma.,JSC cũng không nằm ngoài bối cảnh đó, năm 2021 là một năm gặp rất nhiều khó khăn của công ty khi mà các giao dịch trong và ngoài nước với các đối tác đều bị đình trệ do dịch bệnh kéo dài và diễn biến phức tạp
Hai năm sau là năm 2022, 2023, tình hình dịch bệnh cũng đã dần lắng xuống giúp cho nền kinh tế trong và ngoài nước bắt đầu được hồi phục trở lại Các doanh nghiệp và các công ty bắt đầu lại hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình Trong giai đoạn này, công
ty Vinacoma.,JSC đã nắm bắt cơ hội, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hoạt động kinh doanh của công ty Điều này đã giúp cho các giao dịch với các khách hàng, đối tác trong và ngoài nước dần được ổn định và mở rộng Thành công của điều này được phản ánh rõ trong kết quả doanh thu và lợi nhuận của công ty trong năm 2022, doanh thu công ty năm 2022 đạt 86.72 tăng 1.39% so với năm trước đó và biên lợi nhuận đạt 8.36% tăng 0.42%
so với năm 2021 Đến năm 2023, Vinacoma tiếp tục mở rộng mạng lưới đối tác, nhà cung ứng cũng như khách hàng Nhờ đó doanh thu của công ty tiếp tục tăng khỏang 1.21% so với năm 2022 mức tăng trưởng này có vẻ thấp hơn giai đoạn 2021-2022 do ảnh hưởng bởi một phần kinh tế toàn thế giới tiếp tục khủng hoảng do hậu dịch bệnh Covid 19, cũng như các cuộc chiến tranh xung đột xảy ra, điển hình Nga và Ukaina
2.2 Thực trạng hoạt động nhập khẩu của công ty Cổ phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam
Một trong những hoạt động thương mại quốc tế chính hiện nay của Vinacoma., JSC chính là nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng đã qua sử dựng từ thị trường nước ngoài để
có thể tạo nguồn hàng chất lượng và tiến hành hoạt động kinh doanh của công ty
2.2.1 Quy trình nhập khẩu của công ty Cổ phần Phát Triển Máy Xây Dựng Việt Nam
Quy trình nhập khẩu máy móc, thiết bị xây dựng đã qua sử dụng của Vinacoma.,JSC gồm 9 bước chính, cụ thể được tiến hành như sau
Sơ đồ 2.1 Quy trình nhập khẩu của Công ty Cổ Phần Phát Triển Máy Xây
Dựng Việt Nam
Trang 14Nguồn: Phòng nhập khẩu
Bước 1: Tìm kiếm nhà cung ứng
Phòng nhập khẩu sẽ dựa trên chỉ thị của ban lãnh đạo và phối hợp với phòng kinh doanh để tìm kiếm các sản phẩm mà khách hàng đang có nhu cầu thông qua các kênh tìm kiếm như:
+ Email: Thông qua việc chào hàng của các đối tác mà công ty đã hợp tác, nhà cung ứng mới hoặc trực tiếp hỏi nhà cung thông qua email
+ Các trang website chuyên về máy móc, thiết bị xây dựng đã qua sử dụng như:biglemon, machineryline,marketbook,
+ Các trang tìm kiếm khác: Google, Facebook, Tiktok, Youtube,
Sau khi đã tìm kiếm được nhà cung, phòng nhập khẩu tiến hành hỏi hàng qua các kênh liên lạc chủ yếu như email, whatsapp, line, messenger, về giá cả, thông tin (model, thời gian hoạt động, năm sản xuất, ), ảnh hoặc video sản phẩm cũng như phương thức thanh toán Vì đứng trên góc độ là người mua hàng nên công ty luôn ưu tiên việc nhà cung cấp chấp nhận phương thức thanh toán L/C Trong giai đoạn này phòng nhập khẩu phối hợp với ban lãnh đạo và phòng kinh doanh để tìm ra được sản phẩm chất lượng, giá cả hợp lý và nhà cung uy tín
Bước 2: Tiến hành thiết lập giao dịch, đàm phán với bên đối tác
Sau khi tìm kiếm được nhà cung ứng với sản phẩm chất lượng, phòng nhập khẩu tiến hành lập báo giá trên phần mềm Bitrix24 để ban lãnh đạo cũng như phòng kinh doanh
có thể nhanh chóng theo dõi, nắm bắt thông tin sản phẩm và tiến hành đàm phán, giao dịch Nội dung báo giá gồm có các thông tin về giá cả, sản phẩm, nhà cung