Tiểu luận cuối kỳ quá trình chuyển đổi số ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong tp bank

47 0 0
Tiểu luận cuối kỳ quá trình chuyển đổi số ngân hàng thương mại cổ phần tiên phong tp bank

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Công nghệ số phát triển mang lại nhiều sản phẩm tài chính mới giúp thay đổi thói quen giao dịch ngân hàng của hầu hết khách hàng, đặc biệt là ở nhóm người trẻ hiện đại.Trong khi một số n

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCMKHOA KINH TẾ

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

ĐỀ TÀI

QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ

NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG TP BANK

THỰC HIỆN: Nhóm 2 Thứ 4, tiết 1-3GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: ThS Trần Kim Toại

TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2021

Trang 3

Giảng viên chấm điểm

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ 3

1.1 Phân tích đánh giá quá trình chuyển đổi số 3

1.1.1 Quá trình chuyển đổi số của lĩnh vực Tài chính 3

1.1.2 Phân tích chuyển đổi số của ngân hàng TP Bank 5

2.3Tăng sự cạnh tranh với các ngân hàng lớn 13

2.4Phát triển hệ thống Ngân hàng lõi 13

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CẢI THIỆN CÔNG NGHỆ

4.2.2 Giới thiệu các phân hệ chính của Fast Software Company 17

4.3 Lợi ích của giải pháp phần mềm kế toán FAST 18

Trang 4

4.4Hạn chế của phần mềm kế toán FAST 18

4.5Ưu điểm của phần mềm kế toán FAST 19

KẾT LUẬN 38

TÀI LIỆU THAM KHẢO 39

Trang 5

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Những năm về trước, khi nhắc tới ngân hàng, đa số mọi người thường nghĩ đến việc giao dịch chậm trễ, mất nhiều thời gian đặc biệt là trong giờ hành chính và bên cạnh đó vẫn còn một số người sợ bị lừa đảo, bị đánh cắp thông tin ngân hàng Trong bối cảnh dịch bệnh, việc đi lại, tiếp xúc với nhiều người không thuận tiện và tiềm ẩn các nguy cơ lây lan dịch bệnh Hiện nay, tình hình đại dịch Covid-19 cùng sự phát triển của công nghệ 4.0, sự chuyển đổi số của ngân hàng, đã làm thay đổi phần nào thói quen của người dân về việc thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán qua các ứng dụng ngân hàng, Smart Banking Do đó, các doanh nghiệp tài chính ngân hàng đang cố gắng tích cực chuyển đổi số để tạo ra nhiều tiện ích hơn cho người dùng, tạo ra cạnh tranh mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong giai đoạn chuyển đổi phát triển công nghệ số Công nghệ số phát triển mang lại nhiều sản phẩm tài chính mới giúp thay đổi thói quen giao dịch ngân hàng của hầu hết khách hàng, đặc biệt là ở nhóm người trẻ hiện đại.

Trong khi một số ngân hàng lớn vừa bắt đầu ra mắt hoặc phát động chiến dịch chuyển đổi số, thì một ngân hàng trẻ như TPBank đã tạo ra lợi thế vững chắc của người đi trước và chuyển sang giai đoạn nâng cấp chuyển đổi số hóa dịch vụ ngân hàng lên một cấp độ cao hơn mà cụ thể đó là sự phát triển của hệ thống ngân hàng giao dịch tự động TPBank đã xây dựng và phát triển hệ thống ngân hàng giao dịch tự động LiveBank từ năm 2017 và nhanh chóng phát triển thành mạng lưới ngân hàng giao dịch tự động rộng lớn trên toàn Việt Nam Có thể nói, sự phát triển của hệ thống ngân hàng giao dịch tự động là mảnh ghép đại diện cho sự thành công của các ngân hàng trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0 Điều này cũng sẽ giúp cuộc cách mạng chuyển đổi số của các ngân hàng trở nên hoàn thiện hơn, khiến cho khách hàng thực hiện các giao dịch với ngân hàng dễ dàng, tiện lợi hơn.

Trang 6

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Phân tích và đánh giá quá trình chuyển đổi số của Ngân hàng Thương mại Cổ phần TP Bank.

- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi số của TP Bank - Đề xuất các giải pháp chuyển đổi số thành công ở TP Bank.

- Tìm hiểu phần mềm ứng dụng của TP Bank.

3 Phạm vi nghiên cứu

Quá trình chuyển đổi số của Ngân hàng Thương mại Cổ phần TP Bank.

4 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng các phương pháp quan sát khoa học, tìm hiểu qua cổng thông chính của TP Bank, sử dụng phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm theo trình tự logic và khoa học.

Trang 7

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ1.1 Phân tích đánh giá quá trình chuyển đổi số

1.1.1 Quá trình chuyển đổi số của lĩnh vực Tài chính

Hiện nay, Việt Nam là một trong những quốc gia tiên phong trên thế giới đã xây dựng được chương trình chuyên đề về chuyển đổi số quốc gia được Chính phủ phê duyệt nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ mới Trong đó, Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 đã chỉ rõ 8 lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hằng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, cần ưu tiên chuyển đổi số trước, trong đó có lĩnh vực tài chính - ngân hàng Với vai trò mạch máu của nền kinh tế, chuyển đổi số trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng sẽ là một trong những yếu tố then chốt cho chuyển đổi số nói chung và thúc đẩy chuyển đổi số trong các lĩnh vực khác.[1.1.1a]

Muốn áp dụng chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực, mục tiêu trước tiên là đầu tư cơ hạ tầng về công nghệ thông tin tốt nhất và hệ thống cơ sở dữ liệu Riêng đối với lĩnh vực Tài Chính - Ngân hàng, thì bộ Tài Chính đã có 6 Cơ sở dữ liệu (CSDL) chuyên ngành đã được sử dụng, với 1 CSDL của Bộ Tài chính và 5 CSDL của năm Tổng Cục lớn: Tổng Cục Thuế, Tổng Cục Hải Quan, Kho Bạc Nhà Nước Việt Nam, Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước và Tổng Cục Dự Trữ Nhà Nước Bên cạnh đó, nội dung cốt lõi của chuyển đổi số trong Tài chính - Ngân hàng có hai khía cạnh:

- Thứ nhất: Chuyển đổi số trong quá trình quản lý, phương thức quản lý của

ngành Tài chính ngân sách

- Thứ hai: Áp dụng những tiến bộ của CMCN 4.0 với những công nghệ hiện đại

như Big Data Analytics, AI, … Để đưa các công nghệ đó vào quá trình quản lý hằng ngày

Trang 8

Năm 2021, Ngân hàng nhà nước Việt Nam nhận định rằng đây sẽ là một năm có nhiều thách thức đối với ngành Ngân hàng Vì phải chịu nhiều tác động tiêu cực từ tác động của dịch bệnh Covid-19 tới tình hình tài chính và hoạt động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Việt Nam Các hoạt động giao dịch, mua bán giữa các doanh nghiệp bị đóng băng trong khoảng thời gian thực hiện dãn cách xã hội Không chỉ làm nền kinh tế bị trì trệ, mà còn làm thay đổi thói quen tiêu dùng Dưới tác động của Đại dịch COVID-19, người dân có xu hướng sử dụng ngân hàng trực tuyến nhiều hơn Khiến cho việc giao dịch trực tuyến trở nên quan trọng và có mức tăng trưởng đột biến

Bên cạnh đó, sự phát triển vượt bậc của cuộc CMCN 4.0 và công nghệ thông tin, khiến cho khách hàng hiện nay đa số là những người trẻ tuổi đam mê công nghệ và đều đang sử dụng công nghệ số cho những giao dịch và thanh toán của mình Vì giao dịch trực tuyến vừa dễ dàng, an toàn, lại thuận tiện cho việc giao dịch giữa đôi bên Do vậy, chuyển đổi số trong ngân hàng là yêu cầu tất yếu để có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng thời đại mới Sự phát triển của công nghệ đã và đang đặt ra những thách thức đối với ngành Tài chính - Ngân hàng Đặc biệt là trong hoạt động thanh toán và áp dụng công nghệ vào quá trình quản lý trong lĩnh vực ngân hàng Vì vậy, các ngân hàng nhà nước và tư nhân tại Việt Nam nên đẩy mạnh áp dụng chuyển đối số vào quá trình quản lý và đặc biệt là thanh toán không dùng tiền mặt, chuyển đổi số và mở rộng hệ sinh thái số để phát triển sản phẩm và dịch vụ ngân hàng Nhưng điều cần phải quan tâm nhất chính là cần phải có lộ trình và bước đi thế nào để hệ thống ngân hàng không bị tụt hậu mà vẫn bảo đảm an toàn hệ thống, hiệu quả, mang lại chất lượng tốt nhất cho khách hàng.

Các quy định pháp luật cũng cần phải bắt kịp tốc độ chuyển đổi của các ngân hàng như việc ban hành quy định cơ chế thử nghiệm Sandbox hoặc đẩy nhanh quá trình xây dựng và phát triển hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về định danh cá nhân và chia sẻ thông tin Bên cạnh đó, các quy định về bảo vệ dữ liệu người dùng và xây dựng một liên minh eKYC, quy định về mô hình ngân hàng đại lý và cho vay trên kênh số để góp phần đẩy mạnh kế hoạch triển khai tài chính toàn diện của các ngân hàng Ngân

Trang 9

hàng nhà nước tiếp tục xây dựng, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt; nghiên cứu, đề xuất triển khai các giải pháp thí điểm các mô hình, công nghệ mới trong lĩnh vực thanh toán Đẩy mạnh xây dựng hạ tầng công nghệ phục vụ cho việc chia sẻ, cung ứng các sản phẩm số và tăng cường tích hợp, kết nối với các bộ, ngành, lĩnh vực còn lại để mở rộng hệ sinh thái; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu CMCN 4.0 trong hoạt động thanh toán; nghiên cứu, áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đại [1.1.1.2]

1.1.2 Phân tích chuyển đổi số của ngân hàng TP Bank

Nhận thấy được tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số trong tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực Tài chính Ngân hàng TP Bank nhận định rằng: hệ sinh thái ngân hàng số ở Việt Nam đang tập trung tại 3 hoạt động chính:

- Thứ nhất là các ngân hàng đang xây dựng cho mình năng lực công nghệ để phát triển hệ sinh thái.

- Thứ hai là hợp tác với các công ty công nghệ, nhằm cải thiện quá trình giao dịch và cung cấp dịch vụ ngân hàng.

- Thứ ba là các ngân hàng tích cực kết nối với các công ty Fintech để cung cấp các sản phẩm để gia tăng giá trị cho khách hàng

Trước sự chuyển mình áp dụng chuyển đổi số ồ ạt của các Ngân hàng lớn như Vietcombank, BIDV Ngân hàng TP Bank đã có những bước tiến công nghệ quan trọng, mà gần đây nhất là trở thành ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai thành công eKYC trên ứng dụng di động Đây là cột mốc mới đánh dấu sự vượt trội về số hóa dịch vụ khách hàng của TPBank so với các ngân hàng khác.

Theo khái niệm thì eKYC là định danh khách hàng điện tử Cho phép khách hàng đăng ký tài khoản thành công và thực hiện các giao dịch được ngay chỉ với một chiếc điện thoại thông minh Cụ thể, ngân hàng đã hoàn tất toàn bộ quy trình eKYC trên di động tới bước xác thực định danh cao nhất nhờ công nghệ gọi điện trực tuyến (Video Call), đảm bảo xác minh thông tin qua app có hiệu quả như gặp mặt trực tiếp.

Trang 10

Đây được coi là bước hoàn thiện quy trình định danh khách hàng trực tuyến, cho phép khách hàng mở hạn mức tối đa cũng như thực hiện đầy đủ các giao dịch như khi đăng ký tại quầy Tại Việt Nam, mới chỉ có TPBank là ngân hàng đầu tiên hoàn thiện tới bước định danh này và đã sẵn sàng đưa vào hoạt động khi hành lang pháp lý hoàn thiện Sở dĩ TPBank có thể ứng dụng ngay tính năng onboarding tích hợp eKYC mới này là nhờ Ngân hàng đã dám đầu tư, bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để mua giải pháp mới từ một đối tác châu Âu, dám chấp nhận bỏ đi giải pháp Mobile Banking cũ, vốn đã mất nhiều năm xây dựng, dựa trên responsive HTML5 rồi chuyển sang native app như đa phần các ngân hàng Việt Nam hiện đang có, để chuyển đổi hẳn sang một giải pháp hoàn toàn mới được gọi là eBank X, và triển khai thành công từ hồi cuối năm 2019 [1.1.2a]

Đây cũng là thành quả của quyết định lựa chọn chiến lược chuyển đổi số, và tầm nhìn xa, đã được ban lãnh đạo ngân hàng đưa ra từ năm 2016 Trong những năm gần đây, mỗi năm TPBank dành khoảng 25-30% ngân sách cho công nghệ Kết quả là, tỷ lệ số lượng giao dịch qua kênh ngân hàng số trên tổng giao dịch của TPBank đã tăng từ 72% cuối năm 2018 lên 83% ở thời điểm cuối tháng 6/2020 Tỷ lệ giá trị giao dịch trong cùng thời điểm cũng đã tăng từ 66% lên 72% [1.1.2a] Đo lường các chỉ số của chuyển đổi số ở TPBank cũng cho thấy, trong giai đoạn 2012-2019 dù duy trì tốc độ tăng trưởng bình quân 42% nhưng nhân sự chỉ tăng dưới 5% Năng suất lao động bình quân của một nhân viên đã tăng gấp 5 lần so với năm 2016, đến nay, đã đạt gần 800 triệu lợi nhuận/1 nhân viên [1.1.1b]

TPBank còn được coi là một ngân hàng “không ngủ” trong chiến lược số hóa Với khả năng nhận diện khuôn mặt trong 3 giây và xác nhận vân tay là 2 bước giúp khách hàng hoàn thành đăng nhập để được thực hiện tất cả các giao dịch tại ngân hàng tự động LiveBank Với nền tảng công nghệ số hiện đại, TPBank có thể đáp ứng 2/3 giao dịch như một ngân hàng truyền thống như hiện nay từ việc rút tiền và nạp tiền vào tài khoản, chuyển khoản liên ngân hàng, thanh toán hóa đơn và ngay cả việc mở sổ tiết kiệm lãi suất cao hơn tại quầy hay mở tài khoản và thẻ lấy ngay Vì vậy nên thời gian

Trang 11

giao dịch được rút ngắn, hạn chế việc phải chờ đợi lâu Hệ thống ngân hàng TPBank có thể đếm 100 triệu đồng chỉ trong vòng 25 giây giúp những thao tác đơn giản như nộp tiền, rút tiền chỉ trong vòng 1 phút Đối với những giao dịch phức tạp thì khách hàng có thể kết nối trực tiếp với hệ thống giao dịch viên từ xa để nhận được sự trợ giúp bất cứ thời điểm nào.

1.2 Thành tựu và khó khăn

1.2.1 Thành tựu

“Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất Việt Nam 2021”:

TPBank không chỉ đưa ra nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng mà còn thực thi các quy định về chất lượng dịch vụ của ngân hàng trên cả nước với hệ thống phòng giao dịch tự động và ATM đa chức năng, tiện ích với những giao dịch viên thân thiện, tận tâm và luôn hướng tới khách hàng Bên cạnh đó, ngân hàng thường xuyên thực hiện nhiều chương trình đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng hàng năm nhằm kịp thời có những điều chỉnh, cải tiến cần thiết trong dịch vụ khách hàng Đây cũng là năm thứ 3 liên tiếp TPBank của GBM được trao giải Ngân hàng có chất lượng dịch vụ tốt nhất

“Ứng dụng ngân hàng số xuất sắc nhất Việt Nam 2021”:

Bằng cách đẩy nhanh chuyển đổi số, luôn cập nhật và ứng dụng những công nghệ mới vào sản phẩm và dịch vụ, TPBank đã giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận với dịch vụ ngân hàng hơn Hiện tại, khách hàng của TPBank có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng ngay tại nhà trên app eBank như: mở tài khoản ngay tại app; gửi tiết kiệm; tạo khoản vay; quản lý chi tiêu thẻ tín dụng; thanh toán các loại hóa đơn điện, nước, sinh hoạt hàng tháng…[1.2.1a]

Ứng dụng TPBank Mobile không còn tình trạng phải tạm dừng để cập nhật, gây bất tiện cho khách hàng như một số ứng dụng khác Đó là điều không hề dễ dàng để đạt được TPBank đã tiên phong sử dụng mô hình tích hợp và phân phối liên tục (CI / CD) vốn là độc quyền, là “tài sản của các ông lớn” công nghệ như Google, Microsoft… Với

Trang 12

CI / CD, quá trình cập nhật hệ thống có thể được thực hiện liên tục mà không gặp sự cố, ảnh hưởng đến hàng triệu giao dịch đang diễn ra.

Công nghệ số ngân hàng Việt Nam không thua kém thế giới

Xuất hiện lần đầu tiên năm 2017, TPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai sử dụng hệ thống VTM (Video Teller Machine) với tên gọi LiveBank cho phép khách hàng giao dịch gửi tiền, chuyển tiền, gửi tiết kiệm, mở thẻ… mà không cần làm việc trực tiếp với nhân viên tại quầy

Hệ thống của LiveBank được diễn ra hoàn toàn tự động hóa với nhiều công nghệ hiện đại tích hợp như: Biometrics – Sinh trắc học, sử dụng công nghệ nhận dạng chữ viết OCR, ứng dụng QR Code; được trang bị các thiết bị nhận diện sinh trắc học, dual camera nhận diện thực thể sống; và ghi lại toàn cảnh giao dịch… Không chỉ đầu tư về công nghệ, LiveBank còn có những bước phát triển thần tốc [1.2.1b]

1.2.2 Khó khăn

Công nghệ phát triển cũng kéo theo sự gia tăng của các tội phạm công nghệ cao Trong ngành ngân hàng, các quy định về xác thực và nhận dạng khách hàng là bắt buộc và hầu như tất cả các công ty ngân hàng đều phải đối mặt với nhiều thách thức Do tình trạng giả mạo danh tính hiện nay được thực hiện rất nhiều trên các kênh điện tử Từ giả mạo con người cho đến thông tin đều thật, chỉ có con người là giả Và hiện nay có tình trạng bạn mua bán thông tin thật của ai đó, thuê người mở tài khoản, mở ngân hàng điện tử eBank Sau đó, có thể toàn quyền sử dụng tài khoản một cách chính xác và tất cả mọi thứ đều là thông tin thật Những hiện tượng này làm cho ngân hàng rất khó khăn trong việc ngăn chặn gian lận, rửa tiền hoặc tài trợ khủng bố.

TPBank là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam triển khai mô hình ngân hàng hoàn toàn tự động, hoạt động 24/24 mà không cần sự phục vụ của con người TPBank đã mất hơn nửa năm để thuyết phục cơ quan quản lý là ngân hàng nhà nước để họ cho phép xác thực khách hàng từ xa thông qua hệ thống điện tử

Trang 13

Tuy công nghệ ngân hàng tự động - Livebank rất thuận tiện và được khách hàng đánh giá cao nhưng vẫn bị hạn chế về mặt không gian TPBank chỉ mới bớt hạn chế về thời gian, còn về không gian mà TPBank triển khai hàng nghìn cái tự động như vậy thì rất tốn kém về tài chính, về nguồn lực Thứ hai là nhiều khi không đảm bảo hiệu quả được Hiện TPBank cũng có nghiên cứu 1 số giải pháp để triển khai xác thực trên mobile nhưng vấn đề nữa là rất cần 1 cơ chế của nhà nước, một quy định của pháp luật nào đó, hoặc sắp tới đây có sandbox cho phép TPBank tham gia.

Trang 14

CHƯƠNG 2: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC CHUYỂN ĐỔI SỐ

Đối với TP Bank, các giải pháp ngân hàng chuyển đổi số đang giúp ngân hàng thích nghi với việc ổn định sau dịch Covid -19 Nhưng các yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chuyển đổi sang ngân hàng số không chỉ là tăng sự cạnh tranh với các ngân hàng lớn như BIDV, Vietcombank Mà còn để đạt mục tiêu cuối cùng đó là chuẩn bị cho lớp khách hàng tiếp theo của ngân hàng Đó là một thế hệ trẻ thuộc thế hệ Gen Y và Gen Z Một thế hệ khách hàng trẻ mà với họ việc sống thiếu công nghệ là điều không thể, bên cạnh đó sẽ là những yêu cầu cao hơn và khắt khe hơn về tính tiện lợi, bảo mật, sáng tạo và sự liên kết của các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng

Để đáp ứng xu hướng và trở thành ngân hàng số đúng nghĩa cần có 4 yếu tố:

2.1 Hành vi khách hàng

Sự thay đổi về hành vi của khách hàng là động lực để TPBank thực hiện việc chuyển đổi số trong mô hình kinh doanh của mình Có thể thấy rằng, khách hàng mục tiêu mà TPBank muốn hướng tới là nhóm khách hàng thuộc thế hệ Gen Z và Gen Y Đây là những nhóm khách hàng thông minh, thành thạo về công nghệ Thế hệ Gen Y và Gen Z hiện nay đang chiếm tỷ lệ lớn trong tháp dân số Việt Nam Trong đó, thế hệ Gen Z có khoảng 15 triệu người chiếm tới 25% lực lượng lao động tại Việt Nam Đặc điểm của thế hệ này là được tiếp xúc với công nghệ từ nhỏ, nên họ có xu hướng dễ tiếp nhận, cập nhật và thay đổi theo công nghệ hằng ngày Luôn tìm kiếm thông tin mà họ muốn một cách dễ dàng và nhanh chóng thông qua môi trường Internet Việc sử dụng Internet và công nghệ từ nhỏ, đã hình thành nhận thức muốn thực hiện mọi hoạt động tiện nghi và nhanh nhất Đặc biệt là các hoạt động liên quan đến ngân hàng như chuyển tiền, thanh toán tiền, gửi tiết kiệm

Trước đây, hầu hết các hoạt động liên quan đến thanh toán tiền, chuyển tiền hay gửi tiết kiệm đều phải đến trực tiếp ngân hàng Tuy nhiên, Ngân hàng TP Bank nhận

Trang 15

thấy được nhu cầu của thế hệ khách hàng mới Nên đã tập trung đầu tư vào công nghệ và chuyển đổi số để đáp ứng nhu cầu của khách hàng Bằng hàng loạt các dự án LiveBank, e - Bank, các dịch vụ liên kết với TP Bank nhằm lôi kéo lòng trung thành của khách hàng bằng các đáp ứng các dịch vụ thông qua các nhân hóa.

2.2 Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ

Trong thời đại công nghệ phát triển nhanh chóng với lượng dữ liệu và thông tin khổng lồ, TP Bank là một trong những ngân hàng tiên phong chuyển đổi số để chủ động thích ứng với bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, tạo lợi thế cạnh tranh và phát triển bền vững TPBank đã triển khai thành công gói e-Bank với những sản phẩm như Internet Banking, SMS Banking và Mobile Banking; tích hợp tính năng cơ bản là chuyển tiền, tra cứu tài khoản

LiveBank: TP Bank xây dựng dịch vụ LiveBank có thể lắp đặt trên nhiều địa điểm một cách linh hoạt và cung cấp đầy đủ tính năng cơ bản của một chi nhánh ngân hàng nhưng hoạt động 24/7 Livebank được diễn ra hoàn toàn tự động hóa do được áp dụng công nghệ hiện đại

Hình 2.1: Camera LiveBank ghi nhận hình ảnh của khách hàng

Trang 16

(Nguồn: tpb.com)

E-bank: dịch vụ ngân hàng trực tuyến cho phép khách hàng thực hiện các giao dịch trực tuyến với TPBank và được TPBank cho phép bằng cách truy cập vào trang web của TPBank hoặc sử dụng các chương trình ứng dụng do TPBank cung cấp để kết nối với hệ thống của TPBank, xác lập và thực hiện các giao dịch thoả thuận với TPBank TP Bank đã phát triển phiên bản mới là e - Bank X có tính năng hoạt động như một ví điện tử của các công ty Fintech như Momo, Zalopay, … E- bank có khả năng thanh toán hóa đơn, nạp tiền điện thoại, thanh toán dư nợ thẻ tín dụng, mua hàng trực tuyến, đặt lịch hẹn với ngân hàng Đặc biệt tính năng chỉ có trên e-Bank là thanh toán tiền mua vàng Khách hàng cũng có thể scan mã QR Code trên sổ tiết kiệm để phân biệt thật giả Đây là tính năng chưa có ngân hàng ở Việt Nam áp dụng vào mô hình kinh doanh của mình Điều này cho thấy rằng, TP Bank đã tận dụng nguồn lực để nỗ lực chuyển đổi thành ngân hàng số đứng đầu tại Việt Nam (TPBank Digital).

TP Bank QuickPay: Khách hàng chỉ mất vài giây thay vì phải nhập số thẻ hay qua nhiều bước xác nhận như khi thanh toán bằng thẻ truyền thống hoặc thực hiện lệnh chuyển khoản khi đặt mua hàng trên các trang thương mại điện tử Ứng dụng thanh toán nhanh bằng QR code chuẩn EMV.

Công nghệ AI hỗ trợ khách hàng bằng Chatbot 24/7: Nếu như cách truyền thống của hầu hết các ngân hàng khi hỗ trợ khách hàng là nhân viên thì TPBank đã ứng dụng AI vào việc chăm sóc khách hàng thông qua trợ lý ảo Chatbot AI đã giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian đáng kể rút ngắn chỉ còn 5 - 6 phút khi giao dịch , từ đó nâng cao trải nghiệm của khách hàng

3D Secure: do nhận thấy xu hướng khách hàng hiện nay quan tâm đến vấn đề bảo mật và an toàn khi giao dịch, 3D secure là công nghệ bảo mật áp dụng cho tất cả các loại thẻ (thẻ tín dụng và ghi nợ quốc tế được phát hành bởi TPBank) 3D secure gia tăng tính bảo mật bằng cách cho phép khách hàng xác thực giao dịch với 3 tầng bảo mật gồm thông tin thẻ, số CVV và mã xác thực Mã xác thực này do TPBank phát

Trang 17

hành, dựa theo tiêu chuẩn của các tổ chức thẻ quốc tế Khách hàng có thể lấy mã này qua OTP SMS, Hard Token hoặc eToken của TPBank.

Hệ thống quản trị nội bộ: Hệ thống CRM của TPBank được đánh giá là mạnh nhất Việt Nam (theo The Asian Banker) Ngoài ra, TP Bank còn sử dụng hệ thống Call Centre cho phép xác thực danh tính khách hàng bằng giọng nói.

2.3 Tăng sự cạnh tranh với các ngân hàng lớn

Trong quá trình chuyển đổi số của trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng Hàng chục ngân hàng khắp Việt Nam đang chạy đua cho quá trình ấy Nhằm mục đích chạy theo xu thế, đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Việc nhận định được từ trước quá trình chuyển đối số Từ năm 2016, ngân hàng TP Bank đã bắt tay đầu tư vào quá trình này Với việc triển khai đầu tiên là eKYC -định danh khách hàng điện tử Bước ngoặt lớn này tạo ấn tượng tốt đến khách hàng Đến năm 2019, giải pháp này chuyển đổi hoàn toàn với tên gọi là eBank X- giải pháp này như hệ thống ngân hàng thu nhỏ Giải pháp có đủ khả năng để phục vụ được hàng chục triệu khách hàng, nhưng vẫn rất linh hoạt

Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank) được biết như là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực chuyển đối số công nghệ Nhờ việc đầu tư vào công nghệ, TP Bank tăng khả năng thu hút khách hàng trẻ, tăng sự cạnh tranh với các ngân hàng lớn Bên cạnh đó, áp dụng công nghệ khiến việc hoàn thành các thủ tục giấy tờ trong ngân hàng được thực hiện nhanh chóng hơn, đáp ứng mong muốn của khách hàng Không chỉ vậy, áp dụng công nghệ làm tăng hiệu suất làm việc, giảm bớt nhân sự làm tăng tổng doanh thu của khách hàng Các điều kiện như vậy, khiến TP Bank trở thành ngân hàng lý tưởng mà

Trang 18

khách hàng trẻ muốn tin cậy và gửi gắm tài sản của mình Dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt cũng là một điểm cộng cho TP Bank

2.4 Phát triển hệ thống Ngân hàng lõi

TP Bank đã xây dựng hệ thống ngân hàng lõi thu nhỏ (mini-core banking) được dựa trên nền tảng microservice hiện đại, với UI/UX (giao diện và trải nghiệm người dùng) nhằm đáp ứng khả năng phục vụ hàng chục triệu khách hàng nhưng vẫn đảm bảo sự linh hoạt trong việc triển khai các tính năng, dịch vụ mới, đồng thời cho phép nâng cấp từng phần mà không cần dừng hệ thống

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CẢI THIỆN CÔNGNGHỆ SỐ Ở TPBANK

3.1 Giải pháp 1

Tại Việt Nam, tự động hóa quy trình bằng robot (RPA) đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà băng nhờ những lợi ích mà nó đem lại trong gia tăng hiệu quả vận hành và đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Với định hướng ngân hàng tiên phong về công nghệ, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) thì TPBank đã gặt hái được nhiều thành công từ việc ứng dụng mạnh mẽ RPA và là ngân hàng đứng hàng đầu với tốc độ goldlive là 5 Bot/tuần.

Tuy đứng đầu Việt Nam về tốc độ goldlive nhưng TPBank vẫn phải tiếp tục cải thiện và nâng cấp RPA với tự động hóa thông minh, kết hợp AI để thực hiện các tác vụ

Trang 19

phức tạp như: Xử lý các trường hợp gian lận/nghi vấn gian lận, Tự động hóa báo cáo quản trị, Tự động hóa giám sát vận hành…

3.2 Giải pháp 2

Ứng dụng thêm 200-300 robot mới với akaBot của FPT Software trong khoảng năm 2022-2023 với kỳ vọng năng suất lao động chung với các nghiệp vụ dùng robot sẽ tăng ít nhất 20-30%, tiết kiệm được hàng trăm nhân sự…Hiện nay, Ngân hàng TPBank đã đưa vào hoạt động khoảng 130 robot, có khả năng tạo ra trung bình 5 robot/tuần để triển khai trong các quy trình vận hành nội bộ nhằm thay thế nhân viên thực hiện những công việc có tính chất lặp đi lặp lại

Qua đó việc áp dụng thêm robot như vậy sẽ giúp thêm tự động hóa các quy trình tiềm năng Đây cũng sẽ là giải pháp công nghệ phù hợp với mục tiêu của TPBank là ngân hàng công nghệ số hiện đại hàng đầu tại Việt Nam.

3.3 Giải pháp 3

Nhanh chóng triển khai và tiếp tục phát triển các ứng dụng công nghệ mới như giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API), dữ liệu lớn (Big Data) vào một số hoạt động ngân hàng nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đáng kể.

Open API là một phương thức liên kết các ứng dụng của doanh nghiệp với ứng dụng của ngân hàng để trao đổi dữ liệu một cách hiệu quả [3.3] Khi kết nối qua Open API, doanh nghiệp có thể dễ dàng đẩy các giao dịch chuyển tiền đơn lẻ hoặc theo lô trực tiếp tới ngân hàng mà không phải thêm bước tạo lệnh trên eBank như trước đây Điều này đặc biệt tiện lợi với các doanh nghiệp thường xuyên phải thực hiện đến hàng nghìn lệnh chuyển tiền mỗi ngày Bằng việc ra mắt dịch vụ kết nối Open API, TPBank đã và sẽ chứng minh sức mạnh công nghệ của mình và là một lần nữa cho thấy đây là một trong những ngân hàng dẫn đầu xu hướng mới tại Việt Nam.

Trang 20

Tích cực áp dụng dữ liệu lớn Big Data và hệ thống blockchain trong hệ thống chuyển tiền quốc tế, cải thiện trải nghiệm khách hàng và xây dựng mô hình tổn thất tín dụng, phân tích năng suất lao động để cải thiện đáng kể trải nghiệm của khách hàng Bài toán phân tích chi phí cho một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể đã giúp giảm chi phí không cần thiết cho sản phẩm đó và nâng cao hiệu quả của quá trình thu thập và xử lý dữ liệu và thông tin Nếu TP Bank muốn chuyển tiền đến một ngân hàng quốc tế ở một quốc gia khác, cũng có thể sử dụng blockchain để chuyển tiền một cách an toàn mà không cần sự can thiệp của bên thứ ba.

Trang 21

CHƯƠNG 4: PHẦN MỀM ỨNG DỤNG

4.1TP Bank triển khai kết hợp giải pháp phần mềm kế toán FAST

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ ngày này đều muốn hướng tới tối ưu hóa hiệu suất làm việc thông qua việc sử dụng các phần mềm ứng dụng, các công nghệ hiện đại Nhìn nhận được điều đó đồng thời muốn thay đổi quy trình làm việc nhiều thủ tục và giấy tờ của ngân hàng TP Bank đã có hướng đi hợp tác với phần mềm kế toán FAST mà ở đây là ERP/FAST hay còn gọi là Fast Business Online Với mục đích nâng cao hiệu suất làm việc, giảm thiểu rủi ro khi đánh máy nhầm của các nhân viên kế toán, thời gian hoàn thành công việc nhanh hơn

Từ sau khi ngân hàng TP Bank kết hợp với phần mềm kế toán FAST (ERP/FAST hay còn gọi là Fast Business Online), TP Bank còn ra mắt thêm tính năng mới là chuyển tiền và tra cứu dành riêng cho các khách hàng của TPBank sử dụng ebank Biz và phần mềm kế toán FAST Tính năng Fast iConnect - Dịch vụ ngân hàng điện tử trên Fast Business Online giúp doanh nghiệp dễ dàng kết nối dữ liệu 2 chiều với các ngân hàng như TPBank Và hiệu quả làm việc được cải thiện đáng kể Trước khi kết hợp với FAST, nhân viên kế toán của TP Bank mất khoảng 10 phút để nhập các loại giao dịch chuyển tiền Hiện nay thời gian rút ngắn xuống còn 1 phút để dữ liệu chuyển tiền từ phần mềm kế toán FAST sang eBank Biz của TP Bank, giảm đến 80% sức lao động nhưng hiệu suất làm việc mang lại vô cùng lớn

4.2 Hệ thống phần mềm kế toán FAST

4.2.1 Lịch sử hình thành

Ngày 11/06/1997, Công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp (Fast Software Company) được thành lập Đây là công ty đầu tiên ở Việt Nam có định hướng chuyên sâu trong lĩnh vực cung cấp giải pháp phần mềm quản trị doanh nghiệp trên nền tảng công nghệ thông tin Đặc biệt chuyên về phần mềm ERP và phần mềm kế toán

Trang 22

Với mục tiêu tăng năng suất làm việc của các doanh nghiệp và chạy theo xu hướng của CMCN 4.0, các chuyên gia có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực phần mềm tài chính - kế toán , ngân hàng và quản trị doanh nghiệp đã thành lập nên Công ty Cổ phần Phần mềm Quản Lý Doanh Nghiệp (FAST Software Company) với mục tiêu kết hợp với sự hiểu biết về nghiệp vụ, công nghệ, phương thức hỗ trợ khách hàng và kinh nghiệm thực tế để tạo các sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao cho thị trường doanh nghiệp Việt Nam

Công ty Cổ phần Phần mềm Quản lý Doanh nghiệp (Fast Software Company) từ lúc thành lập đến hiện nay đã có 2 chi nhánh tại 2 thành phố lớn ở Việt Nam với Hà Nội là trụ sở chính và 2 chi nhánh ở TP HCM và TP Đà Nẵng Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cũng đồng thời chủ tịch HĐQT kiêm giám đốc của công ty là Ông Phan Quốc Khánh

Trong quá trình phát triển của FAST từ lúc thành lập đến hiện nay đã thu được nhiều thành tựu: Các sản phẩm của FAST đạt 18 huy chương vàng tại các triển lãm tin học, 11 giải thưởng Sao Khuê của Hiệp hội Phần mềm Việt Nam VINASA, 2 giải BITCup cho Giải pháp Phần mềm tốt nhất do người dùng bình chọn, 11 giải thưởng Sao Khuê của Hiệp hội Phần mềm Việt Nam VINASA, Top 5 Đơn vị Phần mềm Việt Nam [4.2.1]

4.2.2 Giới thiệu các phân hệ chính của Fast Software Company

- Giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và lớn

+ Fast Business Online - Giải pháp quản trị toàn diện doanh nghiệp (ERP) + Fast DMS Online - Phần mềm quản lý hệ thống phân phối

+ Fast CRM Online - Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng

+ Fast HRM Online - Phần mềm quản lý nhân sự - chấm công - tính lương - Giải pháp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Trang 23

+ Fast Accounting - Phần mềm kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ + Fast Accounting Online - Phần mềm kế toán trên nền điện toán đám mây - Giải pháp hóa đơn điện tử:

+ Fast e-Invoice - Giải pháp cho hóa đơn điện tử - Giải pháp cho đào tạo:

+ Fast Accounting Online for Education - Phần mềm kế toán trên nền điện toán đám mây dành cho đào tạo

- Bên cạnh đó, Fast còn cung cấp các dịch vụ sau: + Tư vấn lựa chọn giải pháp

+ Khảo sát, phân tích yêu cầu và thiết kế sản phẩm + Lập trình chỉnh sửa theo yêu cầu đặc thù

+ Cài đặt, đào tạo, chuyển đổi số liệu và triển khai sử dụng + Bảo hành, bảo trì và hỗ trợ sử dụng

+ Nâng cấp sản phẩm, mở rộng ứng dụng.

4.3 Lợi ích của giải pháp phần mềm kế toán FAST

- Rút ngắn khoảng cách thông tin: tạo luồng thông tin trong suốt doanh nghiệp,

đưa thông tin trực tiếp đến nơi cần đến mà không qua trung gian Qua đó Giám đốc, Ban quản trị, Ban lãnh đạo, thậm chí cả Kế toán viên cũng có thể nhận được các con số chính xác và đa dạng theo mong muốn ngay lập tức chỉ bằng một cú nhấp chuột mà không có khoảng cách và thời gian.

Ngày đăng: 15/04/2024, 19:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan